Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 679/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 14 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025;

Căn cứ Quyết định số 907/QĐ-UBND.HC ngày 06 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ (Vụ Đào tạo, bồi dưỡng CBCC);
- Ban Tổ chức TU;
- Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- Trường Chính trị;
- Sở Nội vụ;
- Lưu: VT, NC/KGVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Châu Hồng Phúc

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 679 /QĐ-UBND-HC ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025; Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

2. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài.

3. Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân CBCCVC tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh và huyện.

2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

3. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp (sau đây gọi là viên chức).

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

5. Các đối tượng khác.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện

- Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ. Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% trở lên được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

2. Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, đạo đức công vụ.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

3. Đối với viên chức

- Bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% và đến năm 2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Đến năm 2020, ít nhất 70% và đến năm 2025, 100% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm.

- Hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

4. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

5. Số lượng CBCCVC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

- Tổng số lượt CBCCVC được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2020: 119.000 lượt người;

- Tổng số lượt CBCCVC được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021 - 2025: 126.000 lượt người.

(Xem Phụ lục kèm theo)

IV. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Về bồi dưỡng

a) Lý luận chính trị:

- Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cho các chức danh công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.

- Cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng các cấp; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.

b) Kiến thức quản lý nhà nước:

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

c) Bồi dưỡng kiến thức về:

- Quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho CBCCVC.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức cấp xã.

- Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế; tổ chức các đoàn tham gia các khoá tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC và phương pháp biên soạn giáo trình, giáo án theo phương pháp tích cực, hiện đại ở nước ngoài.

2. Về đào tạo

- Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị cho CBCCVC; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên môn ngành quân sự cơ sở, công an cho cán bộ, công chức cấp xã.

- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí công tác cho cán bộ, công chức là trưởng phòng, phó trưởng phòng trở lên theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kết hợp khuyến khích CBCCVC tự đào tạo, tự học.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chỉ đạo quán triệt nâng cao nhận thức các ngành, các cấp về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCCVC trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng

- Thực hiện học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

- Đề cao tinh thần học và tự học; tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ CBCCVC. Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện và hỗ trợ CBCCVC được cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- CBCCVC được lựa chọn những chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc, vị trí công tác đang đảm nhận.

2. Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học

Xây dựng cơ chế đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng CBCCVC trong việc xác định nhu cầu và cử CBCCVC tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm hiệu quả gắn với yêu cầu công việc; cơ chế khuyến khích CBCCVC học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

3. Rà soát chức năng, nhiệm vụ từ đó sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Nghiên cứu sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng tinh gọn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô, hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

+ Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm.

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; bảo đảm sau năm 2020, giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm thời lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thực tiễn địa phương.

+ Có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm giảng dạy tích cực, hiện đại cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.

+ Xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với địa phương.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng.

4. Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng

- Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước hiện đang sử dụng; nếu có sự trùng lặp kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

- Tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo vị trí công tác; kỹ năng theo hướng “cầm tay chỉ việc” theo thẩm quyền.

5. Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng CBCCVC đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho công chức, viên chức trực tiếp làm công tác tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của địa phương ở trong nước và nước ngoài.

6. Hợp tác quốc tế

Hàng năm, chọn cử cán bộ, công chức, viên chức quản lý và giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC tham gia các khóa học ở nước ngoài về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn tài liệu, giáo án, phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại.

7. Kinh phí và chính sách tài chính

a) Kinh phí:

Tổng kinh phí giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 100 tỷ đồng; trong đó:

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài.

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Theo quy định hiện hành.

b) Chính sách tài chính:

Chế độ, chính sách đối với CBCCVC được cử đi ĐTBD: Thực hiện Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013 chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các văn bản quy định của Trung ương hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung thay thế Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 31/01/2013.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quyết định này, kết hợp lồng ghép các đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC giai đoạn 2016 - 2020 của Trường Chính trị; đề án đào tạo ngành quân sự cơ sớ,… Đảm bảo chất lượng, hiệu quả và yêu cầu về tiến độ.

- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tiến hành đánh giá sơ kết, tổng kết thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Bộ Nội vụ theo định kỳ.

- Phối hợp các cơ quan có liên quan rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ sở đào tạo của tỉnh đề xuất sắp xếp hợp lý, hoạt động hiệu quả hơn.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC phù hợp thực tiễn địa phương, theo quy định của Trung ương.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hằng năm từ ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

4. Các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý chặt chẽ CBCCVC được cử đi học; đồng thời tạo điều kiện CBCCVC tự học tập;

- Khảo sát, thống kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo chức danh, vị trí công tác, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) chậm nhất ngày 30/6 của năm trước.

5. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025 theo các mục tiêu của Chính phủ; báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ để tổng hợp chung toàn tỉnh;

- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng giảng viên thỉnh giảng.

6. Các cơ sở đào tạo

- Chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, cập nhật các quy định mới, bổ sung một số tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, công chức cấp xã;

- Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng phù hợp chức năng, nhiệm vụ của trường và theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Sở Nội vụ để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.


PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
(Kèm theo Quyết định số 679 /QĐ-UBND-HC ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Đơn vị tính: lượt người

STT

LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THEO TRÌNH ĐỘ

TỔNG SỐ GĐ 2016-2020

ĐỊNH HƯỚNG đến 2025

TIẾN SĨ

THẠC SĨ

ĐẠI HỌC, CĐ, CAO CẤP

TRUNG CẤP BỒI DƯỠNG

 

2016

2017

2018

2019

2020

2016

2017

2018

2019

2020

2016

2017

2018

2019

2020

2016

2017

2018

2019

2020

1

Chuyên môn

5

14

15

16

16

16

40

43

43

44

44

 

100

 

100

 

9.200

9.368

9.680

9.866

10.196

48.806

52.640

2

Lý luận Chính trị

1

1

1

1

1

1

140

140

140

140

140

840

840

840

840

840

7.000

7.150

7.250

7.368

7.660

41.334

43.000

3

Quản lý Nhà nước

2

1

1

1

1

1

 

 

 

 

 

840

840

840

840

840

320

320

320

320

320

5.807

6.000

4

Chức danh cấp sở, cấp phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

100

105

110

110

150

575

600

5

Quốc phòng - An ninh đối tượng 1, 2, 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

200

200

200

200

200

1.000

1.100

6

Kiến thức, kỹ năng chung - hội nhập quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.200

3.350

3.400

3.450

3.500

16.900

18.000

7

Phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại, quản lý ĐTBD ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

12

12

10

10

55

60

8

Kỹ năng hoạt động cho ĐB HĐND các cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

63

4.460

 

 

 

4.523

4.600

TỔNG CỘNG:

8

16

17

18

18

18

180

183

183

184

184

1.680

1.780

1.680

1.780

1.680

20.094

8.447

4.042

4.090

4.180

119.000

126.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 679/QĐ-UBND-HC năm 2016 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016–2020 và định hướng đến năm 2025

  • Số hiệu: 679/QĐ-UBND-HC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Châu Hồng Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/06/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản