Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 677/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 38/2016/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1105/TTr-SNNPTNT-KL ngày 28/4/2021 và ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 768/STC-HCSN&DN ngày 05/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

1. MỤC TIÊU

1. Quản lý bảo vệ, giữ gìn tài nguyên rừng tốt sẽ tạo điều kiện để rừng phát triển tốt toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và UBND cấp xã quản lý, góp phần nâng cao chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của con người vào rừng, hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn,...

2. Đảm bảo ổn định nguồn vốn và vốn hỗ trợ hàng năm cho diện tích rừng nhằm hạn chế phá rừng, đốt nương làm rẫy, tạo việc làm và thu nhập cho người dân sống gần rừng, góp phần tăng thu nhập từ rừng, ổn định cuộc sống, giữ vững trật tự, an ninh trên địa bàn tỉnh.

3. Hỗ trợ kinh phí thực hiện hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng (gọi tắt là hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng) trên địa bàn tỉnh cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã quản lý với tổng diện tích 29.748,737 ha.

(Đề án này không bao gồm diện tích rừng thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh).

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng

Tại các huyện, thị xã, thành phố có diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng của Đề án

a) Đối tượng rừng hỗ trợ

- Rừng phòng hộ.

- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

b) Đối tượng nhận hỗ trợ

- Bảo vệ rừng: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng trên địa bàn tỉnh.

- Khoán quản lý bảo vệ rừng: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng do UBND cấp xã giao khoán.

3. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ năm 2021-2025)

III. NỘI DUNG

1. Mức hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng theo đối tượng của Đề án

a) Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ: Mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm; Chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu (7%) 28.000 đồng/ha/năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ: Mức hỗ trợ bình quân 450.000 đồng/ha/năm; Chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu (7%) 31.500 đồng/ha/năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

c) Đối tượng quy định tại Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ bình quân 300.000 đồng/ha/năm do UBND tỉnh Quyết định; Chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu (7%) 21.000 đồng/ha/năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Diện tích hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng của Đề án

Tổng diện tích 29.748,737 ha, trong đó:

- Diện tích thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ: 26.056,418 ha.

- Diện tích thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ: 1.153,603 ha.

- Diện tích thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ: 2.538,716 ha.

3. Tổng kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án

a) Tổng kinh phí: 62.612,672 triệu đồng/05 năm; kinh phí bình quân 12.522,534 triệu đồng/01 năm.

b) Nguồn kinh phí: Sự nghiệp kinh tế, ngân sách Nhà nước cấp, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 55.760,734 triệu đồng/05 năm; bình quân 11.152,147 triệu đồng/01 năm (Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015).

- Ngân sách tỉnh: 6.851,938 triệu đồng/05 năm; bình quân 1.370,388 triệu đồng/01 năm (Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 và Đối tượng quy định tại Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016).

(Chi tiết có biểu kèm theo)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức công tác quản lý, bảo vệ rừng

a) Đối với diện tích rừng do UBND cấp xã quản lý (tạm thời): Tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc thành lập tổ bảo vệ rừng. Hàng năm các cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tổ chức, rà soát, nghiên cứu, đánh giá phương án/kế hoạch bảo vệ rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán, trong đó:

- Về nội dung, phù hợp với yêu cầu của phương án/kế hoạch: Kế thừa, phát huy những phong tục tập quán, đạo đức truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, bài trừ thủ tục mê tín, dị đoan, chú trọng ngôn ngữ của đồng bào; nội dung phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, không trái với quy định của pháp luật.

- Cần có những giải pháp kịp thời, sửa đổi bổ sung bảo đảm điều kiện áp dụng được đối với từng điều kiện thực tế tại địa phương; các kiến nghị về cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.

b) Hướng dẫn người dân thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước song song với việc thực hiện phương án/kế hoạch bảo vệ rừng. Đặc biệt là cấp huyện đến cấp xã trong việc hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với cộng đồng dân cư trong việc thực hiện, xây dựng phương án/kế hoạch bảo vệ rừng.

c) Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tính cá nhân, sự đoàn kết, đồng thuận của cộng đồng dân cư. Cần tranh thủ sự ủng hộ của già làng, trưởng bản là người có uy tín trong cộng đồng là nòng cốt trong việc tổ chức phương án/kế hoạch bảo vệ rừng. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, với trường thôn, trưởng bản tích cực tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là vào các tháng cao điểm mùa khô.

d) Chỉ đạo UBND xã sử dụng cán bộ lâm nghiệp xã và kiểm lâm địa bàn phân công về công tác tại UBND xã để theo dõi, đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và các hoạt động tuần tra kiểm tra của hộ gia đình, cá nhân hoạt động của các Tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng dân cư trên địa bàn xã; kịp thời xử lý các vi phạm trong thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.

2. Giải pháp tuyên truyền

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chủ rừng và cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động để người dân hiểu rõ cơ chế chính sách, quyền và nghĩa vụ trong thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền vận động và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của chính sách. Tuy nhiên nòng cốt để thực hiện vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng là Bí thư Chi bộ thôn Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, già làng, người có uy tín tại các thôn.

3. Nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương và các Cơ quan chức năng có liên quan

- Cơ quan chuyên môn tham mưu về theo dõi hiện trạng rừng, tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng chính xác và kịp thời để thông báo định kỳ hằng tháng, quý, năm theo hệ thống thông tin ngành FORMIS cho chính quyền địa phương các cấp để có phương án bảo vệ rừng phù hợp. Giao nhiệm vụ Kiểm lâm địa bàn theo dõi, hỗ trợ chủ rừng thực hiện. Chỉ đạo xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật để răn đe, giáo dục theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- UBND các cấp thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp quy định tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;...

- Công an huyện tăng cường điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn, xây dựng lực lượng công an xã vững mạnh.

4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với chủ rừng, chính quyền địa phương, các ngành chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan chức năng ở địa phương và chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, ngăn chặn xử lý tình trạng chặt phá rừng, lấn, chiếm rừng và đất rừng trái pháp luật.

5. Giải pháp đất đai

Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức rà soát xây dựng phương án giao rừng gắn với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn xã theo quy định hiện hành để tổ chức quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, tổ chức xác định lại ranh giới trên bản đồ và thực địa.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hàng năm, xây dựng dự toán trên cơ sở đăng ký diện tích và nhu cầu kinh phí của UBND các huyện, gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho UBND cấp huyện để thực hiện Đề án.

- Chủ trì hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; Phối hợp với địa phương trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn hỗ trợ kỹ thuật về quản lý, bảo vệ rừng và tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn xử lý vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Tích hợp nội dung thực hiện Đề án vào báo cáo theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng; Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định và theo khả năng cân đối ngân sách của địa phương để triển khai thực hiện Đề án này.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp cùng các ngành, các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao đất gắn với giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo quy định làm cơ sở để tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và xử lý vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng trong diện tích được giao quản lý.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Thực hiện đăng ký nhu cầu kinh phí hằng năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí triển khai thực hiện. Trên cơ sở dự toán được giao, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chỉ đạo đơn vị được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thành phương án giao rừng tại địa phương theo quy định đối với diện tích rừng giao UBND cấp xã quản lý; Đối với diện tích đã lập phương án giao rừng khẩn trương hoàn thành công tác giao rừng theo phương án giao rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức rà soát toàn bộ diện tích rừng, đất rừng và triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý; kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giao rừng gắn với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn theo quy định hiện hành để tổ chức quản lý bảo vệ rừng.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện, UBND cấp xã thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng về chính sách pháp luật của Nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

5. Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Đề án này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/cáo);
- Bộ Tài chính (b/cáo);
- CT, PCT(NN) UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (NN). CBTH;
- Lưu: VT, NNTN.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỀ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN, GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 14/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên

Diện tích (ha)

Dự toán kinh phí 05 năm (tr. đồng)

Dự toán kinh phí hỗ trợ 01 năm hỗ trợ (tr. đồng)

 

Tổng cộng

Loại rừng

Tổng cộng

Chia ra:

Tổng cộng

Khoán quản lý bảo vệ rừng

Bảo vệ rừng

Chia theo nguồn kinh phí

Ghi chú

Rừng tự nhiên

Rừng trồng phòng hộ

Trung ương

Địa phương

Cộng

Nhân công bảo vệ rừng

Quản, kiểm tra, nghiệm thu

Cộng

Nhân công bảo vệ rừng

Quản, kiểm tra, nghiệm thu

Trung ương

Địa phương

Phòng hộ

Sản xuất

 

TỔNG CỘNG

29.748,737

9.737,961

18.477,897

1.532,879

62.612,672

55.760,734

6.851,938

12.522,534

1.190,139

1.112,279

77,860

11.332,396

10.591,024

741,372

11.152,147

1.370,388

 

I

Chia theo chủ thề giao quảnbảo vệ rừng

29.748,737

9.737,961

18.477,897

1.532,879

62.612,672

55.760,734

6.851,938

12.522,534

1.190,139

1.112,279

77,860

11.332,396

10.591,024

741,372

11.152,147

1.370,388

 

1

Cộng đồng dân

23.268,026

8.352,348

14.123,378

792,300

49.153,118

44.141,067

5.012,050

9.830,624

 

 

 

9.830,624

9.187,499

643,125

8.828,213

1.002,410

 

2

Hộ gia đình

3.607,991

1.159,722

1.871,729

576,539

7.508,862

6.679,113

829,749

1.501,772

 

 

 

1.501,772

1.403,526

98,247

1.335,823

165,950

 

3

UBND cấp xã quản lý

2.872,720

225,890

2.482,790

164,040

5.950,693

4.940,554

1.010,139

1.190,139

1.190,139

1.112,279

77,860

 

 

 

988,111

202,028

 

II

Chia đối tượng hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng

29.748,737

9.737,961

18.477,897

1.532,879

62.612,672

55.760,734

6.851,938

12.522,534

1.190,139

1.112,279

77,860

11.332,396

10.591,024

741,372

11.152,147

1.370,388

 

1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

26.056,418

7.881,744

17.950,230

224,444

55.760,734

55.760,734

 

11.152,147

988,111

923,468

64,643

10.164,036

9.499,099

664,937

11.152,147

 

 

 

Cộng đồng dân

20.626,667

6.705.573

13 895,711

25,383

44.141,067

44.141,067

 

8.828.213

 

 

 

8.828,213

8.250,667

577,547

8.828,213

 

 

 

Hộ gia đình

3.121,081

1050.291

1 871,729

199,061

6.679,113

6.679,113

 

1.335.823

 

 

 

1.335,823

1.248,432

87,390

1.335,823

 

 

 

UBND cấp xã quản

2.308,670

125.880

2.182,790

 

4.940,554

4.940,554

 

988,111

988,111

923.468

64,643

 

 

 

988,111

 

 

2

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016

1.153,603

67,720

227,667

858,216

2.777,299

 

2.777,299

555,460

62,903

58,788

4,115

492,557

460,333

32,223

 

555,460

 

 

Cộng đồng dân

962,827

 

227,667

735,160

2.318,007

 

2.318,007

463,601

 

 

 

463,601

433,272

30,329

 

463,601

 

 

Hộ gia đình

60,136

15,130

 

45,006

144,776

 

144,776

28,955

 

 

 

28,955

27,061

1,894

 

28,955

 

 

UBND cấp xã quản

130,640

52,590

 

78,050

314,516

 

314,516

62.903

62,903

58,788

4,115

 

 

 

 

62,903

 

3

Đối tượng Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

2.538,716

1.788,497

300,000

450,219

4.074,639

 

4.074,639

814,928

139,125

130,023

9,102

675,803

631,592

44,211

 

814,928

 

 

Cộng đồng dân

1.678,532

1.646,776

 

31,756

2.694,044

 

2.694,044

538,809

 

 

 

538,809

503,560

35,249

 

538,809

 

 

Hộ gia đình

426,774

94,301

 

332,473

684,972

 

684,972

136,994

 

 

 

136,994

128,032

8,962

 

136,994

 

 

UBND cấp xã quản

433,410

47,420

300,000

85,990

695,623

 

695,623

139,125

139,125

130,023

9,102

 

 

 

 

139,125

 

III

Chia theo UBND cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Huyện Sơn Tịnh

130,020

71,810

 

58,210

208,682

 

208,682

41,736

24,425

22,827

1,598

17,312

16,179

1,133

 

41,736

 

1.3

Đối tượng Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

130,020

71,810

 

58,210

208,682

 

208,682

41,736

24,425

22,827

1,598

17,312

16,179

1,133

 

41,736

 

 

Cộng đồng dân

53,930

24,390

 

29,540

86,558

 

86,558

17,312

 

 

 

17,312

16,179

1,133

 

17,312

 

 

UBND cấp xã quản

76,090

47,420

 

28,670

122,124

 

122,124

24,425

24,425

22.827

1,598

 

 

 

 

24,425

 

2

Huyện Mộ Đức

1.858,474

1.115,745

235,657

507,072

3.902,135

2.195,177

1 706,958

780,427

 

 

 

780,427

729,371

51,056

439,035

341,392

 

2.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

1.025,784

992,410

7,990

25,383

2.195,177

2 195,177

 

439,035

 

 

 

439,035

410,313

28,722

439,035

 

 

 

Cộng đồng dân

1.025,784

992,410

7,990

25,383

2 195,177

2 195,177

 

439,035

 

 

 

439,035

410,313

28,722

439,035

 

 

2.2

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016

461,670

 

227,667

234,003

1.111,470

 

1 111.470

222,294

 

 

 

222.294

207,751

14,543

 

222,294

 

 

Cộng đồng dân cư

425,398

 

227,667

197,731

1.024,146

 

1.024,146

204,829

 

 

 

204,829

191,429

11,400

 

204,829

 

 

Hộ gia đình

36,272

 

 

36,272

87,324

 

87,324

17,465

 

 

 

17,465

16,322

1,143

 

17,465

 

2.3

Đối tượng Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

371,021

123,335

 

247,686

595,488

 

595,488

119,098

 

 

 

119,098

111,306

7,791

 

119,098

 

 

Cộng đồng dân cư

118,085

118,085

 

 

189,526

 

189,526

37,905

 

 

 

37,905

35,426

2,480

 

37,905

 

 

Hộ gia đình

252,936

5,250

 

247,686

405,962

 

405,962

81,192

 

 

 

81,192

75,881

5,312

 

81,192

 

3

Huyện Tư Nghĩa

2.207,490

1.969,090

238,400

 

4.724,029

4.724.029

 

944,806

 

 

 

944,806

882,996

61,810

944,806

 

 

3.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

2.207,490

1.969,090

238,400

 

4.724,029

4.724,029

 

944,806

 

 

 

944,806

882,996

61,810

944,806

 

 

 

Cộng đồng dân

1.969,090

1.969,090

 

 

4.213,853

4.213,853

 

842,771

 

 

 

842,771

787,636

55,135

842,771

 

 

 

Hộ gia đình

238,400

 

238,400

 

510,176

510,176

 

102,035

 

 

 

102,035

95,360

6,675

102,035

 

 

4

Huyện Bình Sơn

1.380,123

1.142,588

33,158

204,377

2.904,149

2.538,827

365,322

580,830

25,322

23,666

1,657

555,508

519,166

36,342

507,765

73,064

 

4.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

1.186,368

954,149

33,158

199,061

2.538,827

2.538,827

 

507,765

 

 

 

507,765

474,547

33.218

507,765

 

 

 

Cộng đồng dân

113,142

89,148

23,994

 

242,125

242,125

 

48,425

 

 

 

48,425

45,257

3,168

48,425

 

 

 

Hộ gia đình

1.073,225

865,001

9,164

199,061

2.296,702

2.296,702

 

459,340

 

 

 

459,340

429,290

30,050

459,340

 

 

4.2

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016

67,720

67,720

 

 

163,036

 

163,036

32,607

25,322

23,666

1,657

7,285

6,809

0,477

 

32,607

 

 

Hộ gia đình

15,130

15,130

 

 

36,425

 

36,423

7,285

 

 

 

7,285

6,809

0,477

 

7,285

 

 

UBND cấp xã quản

52,590

52,590

 

 

126,610

 

126,610

25,322

25,322

23,666

1,657

 

 

 

 

25,322

 

4.3

Đối tượng Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

126,035

120,719

 

5,316

202,286

 

202,286

40,457

 

 

 

40,457

37,810

2,647

 

40,457

 

 

Cộng đồng dân cư

33,884

31,668

 

2,216

54,383

 

54,383

10,877

 

 

 

10,877

10,165

0,712

 

10,877

 

 

Hộ gia đình

92,151

89,051

 

3,100

147,902

 

147,902

29,580

 

 

 

29,580

27,645

1,935

 

29,580

 

5

Huyện Ba Tơ

10.492,670

2.827,890

7.664,780

 

22.454,314

22.454,314

 

4.490,863

110,813

103,564

7,249

4.380,049

4.093,504

286.545

4.490,863

 

 

5.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

10.492,670

2.827,890

7.664,780

 

22.454,314

22.454,314

 

4.490,863

110,813

103,564

7,249

4.380,049

4.093,504

286,545

4.490,863

 

 

 

Cộng đồng dân

9.705,240

2.518,250

7.186,990

 

20.769,214

20.769,214

 

4.153,843

 

 

 

4.153,843

3.882,096

271,747

4.153,843

 

 

 

Hộ gia đình

528,520

185,290

343,230

 

1.131,033

1.131,033

 

226,207

 

 

 

226,207

211,408

14,799

226,207

 

 

 

UBND cấp xã quản lý

258,910

124,350

134,560

 

554,067

554,067

 

110,813

110,813

103,564

7,249

 

 

 

110,813

 

 

6

Huyện Nghĩa Hành

2.616,731

613,221

2.003,510

 

5.599,805

5.599,805

 

1.119,961

3,317

3,100

0,217

1.116,644

1.043,592

73,051

1.119,961

 

 

6.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

2.616,731

613,221

2.003,510

 

5.599,805

5.599,805

 

1.119,961

3,317

3,100

0,217

1.116,644

1.043,592

73,051

1.119,961

 

 

 

Cộng đồng dân

1.916,351

611,691

1.304,660

 

4.100,992

4.100,992

 

820,198

 

 

 

820,198

766,540

53,658

820,198

 

 

 

Hộ gia đình

692,630

 

692,630

 

1.482,228

1.482,228

 

296.446

 

 

 

296,446

277,052

19,394

296,446

 

 

 

UBND cấp xã quản lý

7,750

1,530

6,220

 

16,585

16,585

 

3,317

3,317

3,100

0,217

 

 

 

3,317

 

 

7

Huyện Trà Bồng

5.610,773

524,983

5.085,790

 

12.007,055

12.007,055

 

2.401,411

404,019

377,588

26,431

1.997,392

1.866,721

130,670

2.401,411

 

 

7.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

5.610,773

524,983

5.085,790

 

12.007,055

12.007,055

 

2.401,411

404,019

377,588

26,431

1.997,392

1.866,721

130,670

2.401,411

 

 

 

Cộng đồng dân

4.597,169

524,983

4.072,186

 

9.837,941

9.837,941

 

1.967,588

 

 

 

1.967,588

1.838,868

128,721

1.967,588

 

 

 

Hộ gia đình

69,634

 

69,634

 

149,017

149,017

 

29,803

 

 

 

29,803

27.854

1,950

29,803

 

 

 

UBND cấp xã quản lý

943,970

 

943,970

 

2.020,096

2.020,096

 

404,019

404,019

377,588

26,431

 

 

 

404,019

 

 

8

Huyện Minh Long

640,300

 

640,300

 

1.370,242

1.370,242

 

274,048

 

 

 

274,048

256,120

17,928

274,048

 

 

8.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

640,300

 

640,300

 

1.370,242

1.370,242

 

274,048

 

 

 

274,048

256,120

17,928

274,048

 

 

 

Cộng đồng dân

640,300

 

640,300

 

1.370,242

1.370,242

 

274,048

 

 

 

274,048

256,120

17,928

274,048

 

 

9

Huyên Sơn Tây

2.133,872

 

2.133,872

 

4.566,486

4.566,486

 

913,297

415,263

388,096

27,167

498,034

465,453

32,582

913,297

 

 

9.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

2.133,872

 

2.133,872

 

4.566,486

4.566,486

 

913,297

415,263

388,096

27,167

498,034

465,453

32,582

913,297

 

 

 

Cộng đồng dân

659,591

 

659,591

 

1.411,524

1.411,524

 

282,305

 

 

 

282,305

263,836

18,469

282,305

 

 

 

Hộ gia đình

504,041

 

504.041

 

1.078,648

1.078,648

 

215,730

 

 

 

215,730

201,617

14,113

215,730

 

 

 

UBND cấp xã quản lý

970,240

 

970,240

 

2.076,314

2.076,314

 

415,263

415,263

388,096

27,167

 

 

 

415,263

 

 

10

Huyện Sơn Hà

142,430

 

142,430

 

304,800

304,800

 

60,960

54,698

51,120

3,578

6,262

5,852

0,410

60,960

 

 

10.1

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015

142,430

 

142,430

 

304,800

304,800

 

60,960

54,698

51,120

3,578

6,262

5,852

0,410

60,960

 

 

 

Hộ gia đình

14,630

 

14,630

 

31,308

31,308

 

6,262

 

 

 

6,262

5,852

0,410

6,262

 

 

 

UBND cấp xã quản

127,800

 

127,800

 

273,492

273,492

 

54,698

54,698

51,120

3,578

 

 

 

54,698

 

 

11

Thành phố Quảng Ngãi

135,370

 

 

135,370

279,904

 

279,904

55,981

55,981

52,319

3,662

 

 

 

 

55,981

 

11.2

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016

78,050

 

 

78,050

187,905

 

187,905

37,581

37,581

35,123

2,459

 

 

 

 

37,581

 

 

UBND cấp xã quản lý

78,050

 

 

78,050

187,905

 

187.905

37.581

37.581

35,123

2,459

 

 

 

 

37,581

 

11.3

Đối tượng Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

57,320

 

 

57,320

91,999

 

91,999

18,400

18,400

17,196

1,204

 

 

 

 

18,400

 

 

UBND cấp xã quản lý

57,320

 

 

57,320

91,999

 

91.999

18.400

18.400

17,196

1,204

 

 

 

 

18,400

 

12

Thị xã Đức Phổ

2.400,484

1.472,633

300,000

627,851

4.291,072

 

4.291,072

858,214

96,300

90,000

6,300

761,914

712,070

49,845

 

858,214

 

12.2

Đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016

546,163

 

 

546,163

1.314,888

 

1.314,888

262,978

 

 

 

262,978

245,773

17,204

 

262,978

 

 

Cộng đồng dân cư

537,429

 

 

537,429

1.293,861

 

1.293,861

258,772

 

 

 

258,772

241,843

16,929

 

258,772

 

 

Hộ gia đình

8,734

 

 

8,734

21,027

 

21,027

4,205

 

 

 

4,205

3,930

0,275

 

4,205

 

12.3

Đối tượng Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016

1.854,321

1.472,633

300,000

81,688

2.976,185

 

2.976,185

595,237

96,300

90,000

6,300

498,937

466,296

32.641

 

595,237

 

 

Cộng đồng dân cư

1.472,633

1.472,633

 

 

2.363,576

 

2.363,576

472,715

 

 

 

472,715

441,790

30,925

 

472,715

 

 

Hộ gia đình

81,688

 

 

81,688

131,108

 

131,108

26,222

 

 

 

26,222

24,506

1,715

 

26,222

 

 

UBND cấp xã quản

300,000

 

300,000

 

481,500

 

481,500

96,300

96,300

90,000

6,300

 

 

 

 

96,300

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 677/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 677/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/05/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Đặng Văn Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản