Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 672/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 03 tháng 3 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HƯNG YÊN PHIÊN BẢN 2.0
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 29/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 70/TTr-STTTT ngày 25/01/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0 với những nội dung chính sau:
a) Là cơ sở giúp lãnh đạo tỉnh đưa ra các quyết định đầu tư triển khai Chính quyền điện tử chính xác, kịp thời.
b) Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin.
c) Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, tránh trùng lắp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của cơ quan nhà nước tại tỉnh Hưng Yên.
d) Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế tại tỉnh Hưng Yên.
đ) Tạo cơ sở xác định các thanh phần, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh Hưng Yên.
2. Định hướng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên
a) Nâng cao nhận thức, vai trò của người đứng đầu, các cấp lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức cơ quan nhà nước trong xây dựng Chính quyền điện tử.
b) Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên.
c) Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử phù hợp với nền tảng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam.
d) Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số hướng tới xây dựng nền kinh tế số và xã hội số.
đ) Xây dựng Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân.
e) Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên.
3. Nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0
a) Tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
b) Cập nhật, bổ sung trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 1.0 đã được phê duyệt.
c) Áp dụng các mô hình tham chiếu: Nghiệp vụ, ứng dụng, Dữ liệu, Công nghệ và An toàn thông tin.
d) Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) là trung tâm kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh và kết nối với hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Quốc gia (NGSP).
đ) Về nghiệp vụ
- Đặt mục tiêu đối tượng phục vụ chính là người dân và doanh nghiệp (dịch vụ công, dịch vụ tại nhà, kênh giao tiếp, thanh toán trực tuyến...);
- Hỗ trợ tái cấu trúc, nâng cấp, hoàn thiện các nghiệp vụ đảm bảo Kiến trúc Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0 thống nhất, tường minh, hiệu quả, thúc đẩy đơn giản hóa giải quyết thủ tục hành chính;
- Bổ sung Kiến trúc nghiệp vụ tạo ra dịch vụ liên thông phục vụ các đối tượng sử dụng với quan điểm Kiến trúc nghiệp vụ phải làm đơn giản hóa giải quyết thủ tục hành chính thông qua sử dụng lại dữ liệu đã cung cấp lần đầu.
e) Về ứng dụng
- Ưu tiên triển khai nền tảng, ứng dụng, dịch vụ dùng chung của tỉnh Hưng Yên;
- Triển khai ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), dịch vụ siêu nhỏ (Microservice);
- Áp dụng cơ chế đăng nhập một lần, sử dụng một tài khoản người dùng để truy cập nhiều ứng dụng khác nhau có liên thông, kết nối.
g) Về dữ liệu
- Ưu tiên kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các bộ, ngành, địa phương khác đối với dữ liệu đã có, đã được thu thập và được phép khai thác;
- Phát triển các cơ sở dữ liệu dùng chung, kho dữ liệu của tỉnh để phục vụ công tác quản lý, thống kê, báo cáo;
- Quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
- Chuyển đổi dữ liệu sang dữ liệu số.
h) Về hạ tầng và an toàn thông tin
- Ứng dụng ảo hóa hạ tầng trên cơ sở hạ tầng vật lý để tối ưu hóa cơ sở hạ tầng theo mô hình điện toán đám mây nhằm hỗ trợ triển khai hạ tầng, ứng dụng, nền tảng một cách linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực hạ tầng;
- Các vấn đề về an toàn thông tin cần phải được nhận diện và có giải pháp toàn diện.
i) Áp dụng các tiêu chuẩn mở, thông dụng, phổ biến.
k) Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và liên thông giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh kết nối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Quốc gia.
4. Sơ đồ tổng thể chính quyền điện tử tỉnh và các kiến trúc thành phần
Tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 tại Quyết định số 2323/QD-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện từ tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0 được mô tả như sau:
4.1. Các thành phần chi tiết trong Kiến trúc
a) Người sử dụng: Có 2 nhóm người sử dụng chính
- Nhóm người dân, doanh nghiệp là những cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ do tỉnh cung cấp như: Đọc, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin điện tử; tra cứu, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do tỉnh cung cấp thông qua Cổng dịch vụ công; sử dụng các dịch vụ khác mà tỉnh cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.
- Nhóm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống của tỉnh để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; các nghiệp vụ nội bộ của tỉnh và các công việc được giao khác.
b) Kênh giao tiếp: Cung cấp các kênh giao tiếp như sau để phục vụ người sử dụng nêu trên:
- Qua môi trường Internet: Cổng dịch vụ công trực tuyến; Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và các Cổng thông tin điện tử thành phần; Hệ thống xử lý nghiệp vụ; Hệ thống thông tin một cửa điện tử thông qua các thiết bị như: Máy tính; thiết bị di động; Kiosk tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và bộ phận một cửa cấp huyện, các khu vực công cộng.
- Ngoài môi trường Internet: Các kênh thoại, SMS hoặc trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa.
c) Kỹ thuật - công nghệ: Gồm những thành phần sau:
- Phần cứng: máy tính, thiết bị lưu trữ, hạ tầng truyền dẫn LAN, WAN, mạng truyền số liệu chuyên dùng, Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh;
- Công nghệ nền tảng có: ảo hóa, dữ liệu lớn, LGSP;
- Phần mềm có: Các phần mềm của tỉnh được đặt trên các hạ tầng phần cứng (hoặc ảo hóa); các phần mềm bảo đảm an toàn thông tin.
d) An toàn thông tin: Bảo đảm an toàn thông tin là thành phần xuyên suốt và thống nhất. Bảo đảm an toàn thông tin tại địa phương có:
- Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;
- Triển khai Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng;
- Các phương án bảo đảm an toàn thông tin.
đ) Chỉ đạo, chính sách
- Chỉ đạo: Kiến nghị Lãnh đạo cấp cao tham gia chỉ đạo, điều phối sự phối hợp, giải quyết các xung đột, vấn đề phát sinh giữa các cơ quan trong tỉnh, đặc biệt là các dự án dùng chung cấp tỉnh;
- Tổ chức: Cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan và quy trình để tổ chức triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên;
- Chính sách: Các chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn có tính đặc thù của tỉnh phục vụ việc triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên;
- Phổ biến tuyên tuyền: Thực hiện hướng dẫn, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng của công chức, viên chức, tổ chức, công dân trong triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, đối tượng thụ hưởng của các dịch vụ, ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên.
4.2. Những điểm mới của Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0
- Cập nhật các nội dung về định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của tỉnh, các mục tiêu, định hướng phát triển Chính quyền điện tử giai đoạn 2020-2025.
- Cập nhật các nội dung Kiến trúc thành phần bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 trên cơ sở các mô hình tham chiếu được quy định trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0.
- Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0 thể hiện rõ 5 mô hình kiến trúc cụ thể gồm:
Kiến trúc nghiệp vụ;
Kiến trúc ứng dụng;
Kiến trúc dữ liệu;
Kiến trúc kỹ thuật công nghệ;
Kiến trúc an toàn thông tin.
- Cập nhật các nội dung về cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT. Chỉ rõ các đối tượng cần triển khai để cập nhật.
- Cập nhật danh sách các nhiệm vụ xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
- Nêu rõ tên các loại cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin cần xây dựng cụ thể.
5. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh
Chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
(Nội dung chi tiết của Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0 ban hành kèm theo Quyết định này được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh).
1. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên
Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0 bảo đảm đồng bộ với Chính phủ và thống nhất 3 cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, đến xã trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là đơn vị đầu mối, phối hợp với các; đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên;
- Chỉ định một đồng chí Lãnh đạo Sở phụ trách Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Hưng Yên;
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động Chính quyền điện tử của tỉnh Hưng Yên dựa trên Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0;
- Chủ trì hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh;
- Chủ trì xây dựng nền tảng tích hợp Chính quyền điện tử của tỉnh Hưng Yên. Chủ trì việc triển khai tích hợp dịch vụ, ứng dụng đối với các hệ thống thông tin trong tỉnh Hưng Yên;
- Chủ trì nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm dữ liệu tỉnh Hưng Yên; xây dựng danh mục dùng chung và kho dữ liệu của tỉnh Hưng Yên vận hành Chính quyền điện tử của tỉnh Hưng Yên;
- Thẩm định sự phù hợp của các kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ thông tin với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên;
- Xây dựng, cập nhật và duy trì kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên (mô hình dữ liệu mức lô gíc, mô hình dữ liệu mức vật lý, mô tả chi tiết ứng dụng/dịch vụ dùng chung, chia sẻ theo SOA...) trình UBND tỉnh điều chỉnh kiến trúc nếu cần thiết;
- Đôn đốc việc triển khai các kế hoạch, dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo đúng quy định hiện hành.
- Đề xuất để tỉnh có cơ chế thích hợp và coi nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử là nhiệm vụ cấp bách; đề xuất đưa các nhiệm vụ trong kiến trúc vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh để tỉnh bố trí vốn triển khai Chính quyền điện tử theo đúng tiến độ đề ra.
- Là đầu mối phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin;
- Thẩm định dự án, nguồn vốn đầu tư công, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt các dự án thành phần.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách và lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Kiến trúc theo đúng tiến độ đề ra. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương các quy định về quản lý tài chính; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động trong thực hiện Kiến trúc.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề xuất, hướng dẫn, thẩm định các chương trình, đề cương và dự toán chi tiết, thuê dịch vụ công nghệ thông tin, dự án,... liên quan đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát đảm bảo các nội dung đầu tư trong Kiến trúc đồng bộ, phù hợp với các quy chuẩn công nghệ hiện đại. Đề xuất trích nguồn ngân sách khoa học công nghệ của tỉnh hàng năm để triển khai một số nhiệm vụ trong Kiến trúc.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức trong công tác tham mưu triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, đáp ứng khả năng quản trị, vận hành và sử dụng có hiệu quả các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu nền tảng chính quyền điện tử của cơ quan nhà nước.
7. Các sở, ban, ngành, địa phương
Chủ trì tham mưu, đề xuất xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nguồn nhân lực công nghệ thông tin, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề cương và dự toán chi tiết, kế hoạch thuê đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định và bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HƯNG YÊN, PHIÊN BẢN 2.0
(Kèm theo Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
STT | Nội dung thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
1 | Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cổng/trang thông tin thành phần | Văn phòng UBND tỉnh | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
2 | Triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tỉnh Hưng Yên (bao gồm nâng cấp hệ thống thông tin một cửa điện tử) | Văn phòng UBND tỉnh | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
1 | Nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh Hưng Yên | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
2 | Bổ sung trang thiết bị CNTT, thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động của các cơ quan đơn vị | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan |
|
3 | Bổ sung, nâng cấp hệ thống lưu trữ, sao lưu dữ liệu các hệ thống thông tin của tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
4 | Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, nâng cấp hệ thống mạng máy tính nội bộ và bổ sung thiết bị CNTT cho các sở, ban, ngành, địa phương | Các sở, ban, ngành, địa phương |
|
5 | Bảo đảm hạ tầng, nâng cấp hệ thống mạng máy tính nội bộ và bổ sung thiết bị CNTT cho các sở, ban, ngành, địa phương | Các sở, ban, ngành, địa phương | Sở Thông tin và Truyền thông |
1 | Triển khai phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (kết nối với LGSP, cơ sở dữ liệu người dùng, xác thực tập trung, phù hợp với lộ trình triển khai hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ) | Sở Nội vụ | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
2 | Hệ thống thông tin quản lý thi đua, khen thưởng (kết nối LGSP, kết nối người dùng, xác thực tập trung, kết nối phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức). | Sở Nội vụ | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
3 | Triển khai hệ thống thông tin quản lý tài sản, phù hợp lộ trình triển khai hệ thống phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước của Bộ Tài chính | Sở Tài chính | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
4 | Triển khai các ứng dụng, các cơ sở dữ liệu các sở, ban, ngành, địa phương | Các sở, ban, ngành, địa phương | Sở Thông tin và Truyền thông |
Hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử, kho dữ liệu dùng chung | |||
1 | Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) tỉnh Hưng Yên | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
2 | - Triển khai mới, xây dựng kho dữ liệu, ứng dụng nền tảng chính quyền điện tử dùng chung tỉnh. - Nâng cấp các ứng dụng dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của sở, ban, ngành; cơ sở dữ liệu của cấp huyện. | Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện |
|
3 | Xây dựng kho dữ liệu dùng chung tỉnh Hưng Yên | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan |
4 | Triển khai cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Hưng Yên, phù hợp với lộ trình triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan. |
1 | Giám sát và điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
2 | Nâng cấp, đảm bảo hoạt động của hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC)./. | Sở Thông tin và Truyền thông |
|
- 1Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh phiên bản 2.0
- 2Quyết định 342/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 2.0
- 3Quyết định 248/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Cần Thơ, phiên bản 2.0
- 4Quyết định 2795/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0
- 5Quyết định 3167/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, phiên bản 2.0
- 6Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, phiên bản 2.0
- 7Quyết định 5360/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (phiên bản 2.0)
- 8Quyết định 2643/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình, phiên bản 2.0
- 9Quyết định 4097/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội - xây dựng theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0
- 10Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0
- 11Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0
- 12Quyết định 3137/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 5172/QĐ-UBND về Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng
- 13Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 2.0
- 14Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang phiên bản 2.0
- 15Quyết định 5447/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 8Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
- 9Quyết định 53/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Ninh phiên bản 2.0
- 10Quyết định 342/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng, phiên bản 2.0
- 11Quyết định 248/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Cần Thơ, phiên bản 2.0
- 12Quyết định 2795/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0
- 13Quyết định 3167/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, phiên bản 2.0
- 14Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, phiên bản 2.0
- 15Quyết định 5360/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (phiên bản 2.0)
- 16Quyết định 2643/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình, phiên bản 2.0
- 17Quyết định 4097/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Hà Nội - xây dựng theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0
- 18Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0
- 19Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0
- 20Quyết định 3137/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 5172/QĐ-UBND về Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng
- 21Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 2.0
- 22Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang phiên bản 2.0
- 23Quyết định 5447/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0
Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0
- Số hiệu: 672/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra