- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 4Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2291/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 17 tháng 11 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC GIANG, PHIÊN BẢN 2.0
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 Quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 54/TTr-STTTT ngày 29/10/2020 về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang, phiên bản 2.0.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang phiên bản 2.0, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang
Kiến trúc gồm các thành phần sau:
(1) Người sử dụng là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ Chính quyền điện tử (CQĐT), bao gồm: Lãnh đạo các cấp, các ngành; các cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, địa phương; các cơ quan, đơn vị hành chính của tỉnh, các tổ chức, người dân, doanh nghiệp;
(2) Kênh giao tiếp là các kênh triển khai dịch vụ qua hệ thống CQĐT. Các đối tượng trong lớp Người dùng và Hệ thống bên ngoài có thể tương tác, truy cập và sử dụng các dịch vụ do tỉnh cung cấp. Người dùng giao tiếp với hệ thống thông qua các kênh (các phương thức) mà hệ thống trao đổi thông tin với người sử dụng. Các kênh giao tiếp chính bao gồm:
- Giao diện cổng (Cổng thông tin nội bộ; Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang (Internet); Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin quản lý và khai thác dữ liệu; Cổng thông tin hỗ trợ công dân, doanh nghiệp; Cổng Thương mại điện tử,..);
- Điện thoại/Fax, đường dây nóng, đa phương tiện kết nối người sử dụng với các hệ thống;
- Hệ thống Thư điện tử (Email);
- Các ứng dụng trên nền tảng di động;
- Quầy thông tin (Kiosks);
- Dịch vụ bưu chính;
- Trực tiếp đến giao dịch tại các Sở, ban, ngành, các cơ quan cấp huyện, cấp xã hay Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang.
(3) Dữ liệu và ứng dụng là các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu (CSDL) của CQĐT của tỉnh Bắc Giang cần xây dựng, phát triển mới hoặc nâng cấp từ các hệ thống đã có (nếu đủ điều kiện), bảo đảm đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh Bắc Giang, giúp cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho công dân, doanh nghiệp. Các ứng dụng của tỉnh Bắc Giang cơ bản gồm:
- Các ứng dụng, CSDL chuyên ngành theo từng lĩnh vực cụ thể thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính trong bộ máy chính quyền;
- Các ứng dụng dùng chung cấp tỉnh để bảo đảm tính kết nối liên thông, đồng bộ, thống nhất, tránh đầu tư dàn trải lãng phí.
- Bên cạnh đó, tại các địa phương còn có các ứng dụng/phân hệ ứng dụng của các hệ thống thông tin (HTTT)/CSDL cấp quốc gia hoặc các HTTT/CSDL khác do các bộ, ngành triển khai từ cấp Trung ương đến cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh.
(4) Kỹ thuật - công nghệ bao gồm các thành phần kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) như máy tính, thiết bị lưu trữ, hạ tầng truyền dẫn LAN (mạng cục bộ), WAN (mạng diện rộng), hạ tầng kỹ thuật dùng chung (Trung tâm THDL,...). Dựa trên hiện trạng, nhu cầu, giải pháp kỹ thuật đề xuất áp dụng các công nghệ, xu thế công nghệ tiên tiến hiện nay như Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT),... Về mặt hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, các hệ thống CQĐT của tỉnh Bắc Giang sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, kết hợp các hạ tầng mạng khác để kết nối, truyền tải thông tin, dữ liệu CQĐT.
(5) An toàn thông tin bao gồm các hệ thống chính: Hệ thống hỗ trợ giám sát và phòng chống tấn công mạng vào các hệ thống CQĐT; Hệ thống tổng hợp, phân tích, chia sẻ và cảnh báo các mối đe dọa, nguy cơ về an toàn thông tin. Các hệ thống thành phần được kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia phục vụ hoạt động hỗ trợ giám sát và phòng, chống tấn công mạng và điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin.
(6) Chỉ đạo, chính sách bao gồm các công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, môi trường pháp lý, truyền thông nhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các HTTT của CQĐT tỉnh Bắc Giang.
(7) Các hệ thống ngoài là các hệ thống bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị Việt Nam như: Các CSDL hoặc HTTT cấp Quốc gia, các HTTT của các Bộ, Ban, Ngành (Tổng cục Thuế, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…), các HTTT của các địa phương, các HTTT của các đối tác, đơn vị cung cấp sử dụng dịch vụ (như Cổng thanh toán Ngân hàng… Các hệ thống bên ngoài này được tương tác trực tiếp với các hệ thống của tỉnh Bắc Giang thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp (LGSP) trừ các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kết nối, chia sẻ, liên thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ Quốc gia (NGSP).
(Kèm theo nội dung chi tiết Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Giang phiên bản 2.0)
2.1. Lộ trình triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh
Căn cứ hiện trạng ứng dụng CNTT của tỉnh, các thành phần Kiến trúc CQĐT sẽ được hiện thực hóa bằng các nhiệm vụ, dự án triển khai và theo lộ trình phù hợp, trong đó:
- Giai đoạn 2020 - 2022: Hoàn thiện các nền tảng phục vụ triển khai CQĐT tỉnh Bắc Giang, từng bước ứng dụng CNTT để tăng cường cải cách hành chính và nâng cao mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp đối với Chính quyền tỉnh Bắc Giang.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Phát triển hoàn thiện các HTTT, CSDL để phục vụ xử lý nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang trên mọi lĩnh vực trên cơ sở ứng dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ của CMCN 4.0, đồng thời, nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong việc cung cấp các dịch vụ phục vụ các tổ chức, công dân, doanh nghiệp.
2.2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
a) Sở Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Giang với các trách nhiệm cụ thể sau:
- Quản lý, định kỳ đánh giá phân tích, tham mưu phương án duy trì và cập nhật thường xuyên Kiến trúc CQĐT tỉnh;
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động CQĐT của tỉnh dựa trên Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Giang, phiên bản 2.0;
- Chủ trì đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp, các văn bản hướng dẫn về việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho Kiến trúc Chính quyền điện tử;
- Thẩm định, cho ý kiến về sự phù hợp, kiểm tra các nội dung liên quan, xác định đảm bảo tính phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh trước khi đưa vào vận hành đảm bảo tuân thủ Kiến trúc CPĐT cấp tỉnh, các HTTT quy mô quốc gia, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các Sở, ban, ngành, địa phương;
- Quản lý hạ tầng CNTT dùng chung của tỉnh và bảo đảm cơ sở hạ tầng CNTT để triển khai các thành phần của Kiến trúc CQĐT;
- Chủ trì xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp chính quyền điện tử và triển khai tích hợp dịch vụ, ứng dụng đối với các HTTT trong tỉnh, đảm bảo khả năng kết nối hệ thống, chia sẻ dữ liệu, dùng chung hạ tầng;
- Tăng cường mối quan hệ, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt về chuyên môn nghiệp vụ và sự hỗ trợ, tăng cường năng lực quản lý, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình thực hiện Kiến trúc.
b) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan
- Trong quá trình triển khai HTTT ứng dụng trong cơ quan cần tuân thủ Kiến trúc CQĐT tỉnh;
- Có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông đối với các chương trình nằm ngoài dự án để xác nhận tính phù hợp với Kiến trúc CQĐT tỉnh trước khi đưa vào triển khai chính thức;
- Căn cứ văn bản Kiến trúc CQĐT này để xây dựng các chương trình kế hoạch ứng dụng CNTT cho đơn vị đảm bảo một số nguyên tắc:
Phù hợp với Kiến trúc CPĐT của tỉnh và các văn bản hướng dẫn liên quan;
Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng CNTT của tỉnh;
Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
Phù hợp với quy trình nghiệp vụ, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ;
Triển khai ứng dụng CNTT có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên triển khai trước các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao;
Các ứng dụng CNTT cần được xây dựng hướng đến dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp;
Không triển khai các nội dung trùng lặp với các HTTT/CSDL quốc gia, các HTTT chuyên ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại;
Bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các HTTT/CSDL trong và ngoài tỉnh và các cơ quan liên quan khác;
Các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin được triển khai ở mọi thành phần trong Kiến trúc theo nhu cầu và lộ trình phù hợp;
Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT của quốc gia, chuyên ngành.
- Duy trì, đề xuất với Sở Thông tin và truyền thông để cập nhật Kiến trúc CQĐT của tỉnh để áp dụng cho phù hợp với từng giai đoạn;
- Thực hiện công tác truyền thông, đào tạo, hướng dẫn, giám sát các cơ quan trực thuộc khi triển khai ứng dụng CNTT, tuân thủ các nội dung của Kiến trúc CQĐT của tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0
- 2Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0
- 3Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bạc Liêu, phiên bản 2.0
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 4Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 5Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0
- 6Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0
- 7Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bạc Liêu, phiên bản 2.0
Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang phiên bản 2.0
- Số hiệu: 2291/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/11/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lê Ánh Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực