Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6692/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TỶ LỆ 1/5000 (QUY HOẠCH PHÂN KHU) KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM THÀNH PHỐ, DIỆN TÍCH 2.975HA

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 6555/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Khu đô thị Nam thành phố tỷ lệ 1/5000, diện tích 2.975ha;

Xét đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Tờ trình số 3648/TTr-SQHKT ngày 02 tháng 11 năm 2012 về trình duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Khu đô thị mới Nam thành phố tỷ lệ 1/5000, diện tích 2.975ha,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố với các nội dung chính như sau:

(Đính kèm hồ sơ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000)

1. Vị trí, quy mô và giới hạn phạm vi quy hoạch:

Khu đô thị Nam thành phố, nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp khu vực nội thành cũ và kéo dài từ Tây sang Đông dọc trục đường Nguyễn Văn Linh, gồm các phần đất thuộc địa bàn của các quận 7, 8 và huyện Bình Chánh.

Phía Đông

: giáp rạch Bàng và rạch Ông Đội, quận 7.

Phía Tây

: giáp Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh.

Phía Nam

: giáp huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè và quận 7.

Phía Bắc

: giáp quận 7 và quận 8.

Quy mô nghiên cứu:

- Tổng diện tích tự nhiên: 2.975ha, trong đó:

+ Khu vực thuộc quận 7: diện tích tự nhiên 693 ha chiếm 23,3% tổng diện tích khu vực nghiên cứu (gồm một phần của phường Tân Phong và phường Tân Phú).

+ Khu vực thuộc quận 8 (gồm 1 phần phường 7): diện tích tự nhiên 323,4 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích khu vực nghiên cứu.

+ Khu vực thuộc huyện Bình Chánh: diện tích tự nhiên 1.958,6 ha, chiếm 65,8% tổng diện tích khu vực nghiên cứu (gồm một phần của xã An Phú Tây, xã Phong Phú, xã Bình Hưng và xã Hưng Long).

- Dân số dự kiến: đến năm 2020 khoảng 500.000 người.

2. Mục tiêu của đồ án quy hoạch:

- Căn cứ chiến lược phát triển đô thị của thành phố, đồ án quy hoạch được nghiên cứu nhằm kết nối về mặt tổ chức không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các đơn vị ở trong phạm vi nghiên cứu và kết nối với các khu vực lân cận.

- Đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển chung của thành phố, khuyến khích và tạo chuyển biến trong lĩnh vực thu hút đầu tư.

3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và cơ cấu sử dụng đất:

3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

Các chỉ tiêu chung:

- Mật độ dân cư bình quân: 150 - 200 người/ha.

- Tầng cao xây dựng trung bình toàn khu vực khoảng 3 - 3,5 tầng. Tầng cao xây dựng tối đa không khống chế nhưng phải phù hợp với không gian xung quanh và phù hợp với điều kiện địa chất tại khu vực.

- Mật độ xây dựng chung toàn khu là: tối đa 35 %

- Hệ số sử dụng đất chung: 1,2 - 1,5. Riêng các khu A, B, C, D, E sẽ có quy định cụ thể trong đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

- Các chỉ tiêu kỹ thuật hạ tầng:

+ Cấp điện sinh hoạt

: 2.600 Kwh/người/năm.

+ Cấp nước khu dân cư

: 180 lít/người/ngày đêm.

+ Thoát nước thải khu dân cư

: 180 lít/người/ngày đêm.

+ Rác thải sinh hoạt

: 1kg/người/ngày đêm.

3.2. Chỉ tiêu sử dụng đất:

STT

LOẠI ĐẤT

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (%)

CHỈ TIÊU (m2/ng)

A. Đất dân dụng

2234,43

75,10

44,69

1

Nhà ở

725,08

24,37

14,50

2

Công trình công cộng

489,88

16,47

9,80

 

- cấp thành phố và khu vực

302,37

10,16

6,05

- khu nhà ở

187,51

6,31

3,75

3

Cây xanh và thể dục thể thao

503,73

16,93

10,08

 

- cấp thành phố và khu vực

346,28

 

6,93

- khu nhà ở

157,45

 

3,15

4

Giao thông khu ở

515,74

17,33

10,31

B. Đất ngoài dân dụng

740,57

24,89

14,81

1

Giao thông đối ngoại

250,24

8,41

 

2

Chuyển giao hàng hóa

107,25

3,61

 

3

Công nghiệp sạch

163,36

5,49

 

4

Diện tích mặt nước - kênh rạch

219,72

7,39

 

 

Tổng cộng

2.975

100

 

3.3. Chỉ tiêu cơ bản tại các khu chức năng:

1. Khu số 1: Trung tâm đô thị mới (Khu A của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng)

- Tổng diện tích đất tự nhiên : 491,10ha

- Quy mô dân số dự kiến : 100.000 người

Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc được căn cứ theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu A - Khu đô thị Nam thành phố (của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng).

2. Khu số 2: Khu dân dụng

Vị trí: phường Tân Phong, quận 7.

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Bàng; phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông giáp rạch Ông Kích; phía Tây giáp đường Nguyễn Hữu Thọ.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 43,30 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 10.000 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 246 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 30 - 40 %

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 7,12m2/người, đất cây xanh: 3,0m2/người.

3. Khu số 3: Khu đại học

Vị trí: phường Tân Phong, quận 7.

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Bàng; phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông giáp đường Nguyễn Hữu Thọ; phía Tây giáp rạch Ông Lớn.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 73,20 ha

- Mật độ xây dựng

: 25 - 30 %

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: 5 tầng

- Số sinh viên nội trú dự kiến

: 10.000 sinh viên.

4. Khu số 4: Khu dân cư ven sông

Vị trí: phường Tân Phong, quận 7.

Ranh giới: phía Bắc giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Nam giáp rạch Đĩa; phía Đông giáp rạch Ông Kích; phía Tây giáp rạch Ông Lớn.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 43.30 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 9.500 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 273 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 30 - 40%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 4,0m2/người, đất cây xanh: 4,22m2/người.

5. Khu số 5: Khu thể dục thể thao - thương mại dịch vụ

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Kênh Sáng; phía Nam giáp đường dự phóng (khu số 6); phía Đông giáp rạch Ông Lớn; phía Tây giáp rạch ông Bé.

Tổng diện tích đất tự nhiên : 24,90 ha

Chức năng: là khu thể dục thể thao có bổ sung thêm chức năng thương mại dịch vụ (thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 2441/UBND-ĐTMT ngày 21 tháng 4 năm 2008)

Các chỉ tiêu cơ bản về mật độ xây dựng, tầng cao đối với các hạng mục công trình sẽ được xem xét, thỏa thuận phù hợp theo chức năng.

6. Khu số 6: Khu dân cư, một phần cho công cộng (bệnh viện) và công viên

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp đường dự phóng; phía Nam giáp rạch nhánh; phía Đông giáp rạch Ông Lớn; phía Tây giáp rạch Ông Bé, rạch Tắc Bến Rô.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 222,00 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 45.700 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 228 người/ha

- Mật độ xây dựng

: ≤ 30%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 3,56m2/người, đất cây xanh: 7,78m2/người.

7. Khu số 7: Khu dân dụng

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp khu dân cư phường 4 quận 8; phía Nam giáp đường Nguyên Văn Linh; phía Đông giáp rạch Ông Bé; phía Tây giáp đường Phạm Hùng.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 72,80 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 21.200 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 298 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 30 - 40 %

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở : 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 2,64m2/người, đất cây xanh: 3,23m2/người.

8. Khu số 8: Làng đại học (Khu B của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng)

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp khu dân cư phường 5, quận 8; phía Nam giáp rạch nhánh; phía Đông giáp đường Phạm Hùng, rạch Tắc Bến Rô; phía Tây giáp rạch Xóm Củi.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 127,40 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 29.000người

- Mật độ cư trú

: khoảng 245 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 30 - 40 %

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở : 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 4,0m2/người, đất cây xanh: 3m2/người.

9. Khu số 9: Khu công trình công cộng và công viên, dân cư

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp khu dân cư phường 5, quận 8; phía Nam giáp rạch Xóm cống; phía Đông giáp đường dự phóng, rạch Xóm Củi; phía Tây giáp Quốc lộ 50, rạch Ngang.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 217,40 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 56.000 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 270 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 25 - 35%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở : 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 4,52m2/người, đất cây xanh: 8,05m2/người.

10. Khu số 10: Công viên vui chơi giải trí

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp khu dân cư phường 5, quận 8; phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông giáp rạch Xóm Củi; phía Tây giáp đường dự phóng.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 54,70 ha

Các chỉ tiêu cơ bản được căn cứ theo Quyết định số 3550/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công viên vui chơi giải trí đa năng Park City, tại xã Bình Hưng; huyện Bình Chánh.

11. Khu số 11: Khu tái định cư (số 3 - 36,5ha) và trung tâm công cộng

Vị trí: xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp khu dân cư phường 6, quận 8; phía Nam giáp rạch nhánh; phía Đông giáp Quốc lộ 50, rạch Ngang; phía Tây giáp rạch Bà Lớn.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 155,30 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 33.650 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 229 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 30 - 35 %

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở : 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 5,91m2/người, đất cây xanh: 4,57m2/người.

12. Khu số 12: Khu đại học

Vị trí: xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8.

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Bà Tàng; phía Nam giáp rạch Bà Lớn, rạch nhánh; phía Đông giáp rạch Bà Lớn; phía Tây giáp rạch Hố Vịt.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 107,80 ha

Các chỉ tiêu cơ bản được căn cứ theo Quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu Đại học (khu 12) Đô thị mới Nam thành phố, tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và phường 6, quận 8.

13. Khu số 13: Khu công viên, trung tâm công cộng và dân cư

Vị trí: xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8.

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Bà Tàng; phía Nam giáp rạch Chồm, rạch nhánh; phía Đông giáp rạch Hố Vịt, rạch Bà Lớn, phía Tây giáp rạch Mã Vôi, rạch nhánh.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 190,60 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 36.250 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 208 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 25 - 30%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 3,62m2/người, đất cây xanh: 10,96m2/người.

14. Khu số 14: Trung tâm kỹ thuật cao (Khu C của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng)

Vị trí: xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8.

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Bà Tàng; phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông giáp rạch; phía Tây là đường dự phóng (giáp khu 15)

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 51,00 ha ( bao gồm chức năng trung tâm kỹ thuật cao và dự kiến dành một phần diện tích thích hợp để bố trí dân cư), trong đó đối với phần đất dân dụng:

- Quy mô dân số dự kiến

: 9.500 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 196 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 25 - 30%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 16,5m2/người, đất công trình công cộng: 4,0m2/người, đất cây xanh: 3,0m2/người.

15. Khu số 15: Khu công nghiệp sạch và nhà ở công nhân

Vị trí: xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8

Ranh giới: phía Bắc giáp rạch Bà Tàng, khu dân cư phường 7, quận 8; phía Nam giáp rạch nhánh; phía Đông rạch nhánh, đường dự phóng (giáp khu 14); phía Tây giáp sông cần Giuộc.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 250,80 ha, trong đó bao gồm đất khu dân cư (nhà ở công nhân) và đất công nghiệp.

Khu dân cư:

- Diện tích khu dân cư khoảng

: 40,38 ha

- Dân số dự kiến

: 18.000 dân

- Mật độ cư trú

: khoảng 446 người/ha

- Mật độ xây dựng chung

: 25 - 30%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: không khống chế

Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 6,6m2/người, đất công trình công cộng: 2,28m2/người, đất cây xanh: 3,0m2/người (các chỉ tiêu áp dụng đối với nhà ở công nhân cân tham khảo theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư sô 14/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 về áp dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và nhà ở cho người thu nhập thấp).

Khu công nghiệp:

Diện tích đất công nghiệp, nhà máy khoảng 151,6ha, gồm khu phía Bắc đường Nguyễn Văn Linh và khu công nghiệp Phong Phú - phía Nam đường Nguyễn Văn Linh.

- Mật độ xây dựng chung

: 40 - 50%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: 5 tầng (có thể tham khảo thêm QCXD 01:2008 của Bộ Xây dựng về mối tương quan cho phép giữa tầng cao, mật độ xây dựng và diện tích lô đất cụ thể khi lập dự án đối với khu công nghiệp).

16. Khu số 16: Trung tâm lưu thông hàng hóa 2 (Khu D của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng)

Vị trí: xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8.

Ranh giới: phía Bắc giáp sông Bến Lức; phía Nam giáp đường dự phóng; phía Đông giáp sông cần Giuộc; phía Tây giáp đường dự phóng.

Chức năng chính: Trung tâm lưu thông hàng hóa 2

Tổng diện tích đất tự nhiên: 99,7 ha

Các chỉ tiêu theo đồ án đề xuất:

Khu dân cư:

- Quy mô dân số dự kiến

: 14.000 người

- Mật độ xây dựng

: 25 - 30%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 16,9 m2/người, đất công trình công cộng: 4,0m2/người, đất cây xanh: 8,71m2/người.

Trung tâm lưu thông hàng hóa:

- Mật độ xây dựng

: 40 - 50%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao cao nhất

: sẽ quy định theo từng dự án cụ thể.

17. Khu số 17: Khu Bến Lức - khu kho và dân cư

Vị trí: xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8

Ranh giới: phía Bắc giáp sông Bến Lức; phía Nam giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông giáp đường dự phóng; phía Tây giáp đường dự phóng.

Chức năng chính: thương mại - dịch vụ - dân cư

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 126,6 ha, trong đó bao gồm đất khu thương mại Bình Điền và đất khu dân cư.

Khu dân cư:

- Quy mô dân số dự kiến

: 13.000 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 219 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 30 - 35%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở : 15,5m2/người, đất công trình công cộng: 3,09m2/người, đất cây xanh: 6,85m2/người.

Khu thương mại Bình Điền:

- Diện tích đất

: 71,55ha

- Mật độ xây dựng

: 40 - 50%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: 5 tầng

18. Khu số 18: Trung tâm lưu thông hàng hóa 1 (Khu E của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng)

Vị trí: xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh và phường 7, quận 8.

Ranh giới: phía Bắc giáp sông Bến Lức; phía Nam giáp đường dự phóng; phía Đông giáp đường dự phóng; phía Tây giáp Quốc lộ 1A.

Các chỉ tiêu cơ bản áp dụng được căn cứ theo Quyết định số 384/QĐ-UB-QLĐT ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Khu E của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng.

19. Khu số 19: Khu dân cư, trung tâm công cộng khu vực và công viên

VỊ trí: xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp đường Nguyễn Văn Linh; phía Đông, Đông Nam giáp sông Cần Giuộc, rạch nhánh, đường dự phóng; phía Tây, Tây Nam giáp đường dự phóng, đường An Phú Tây.

Các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng diện tích đất tự nhiên

: 248,90 ha

- Quy mô dân số dự kiến

: 50.200 người

- Mật độ cư trú

: khoảng 210 người/ha

- Mật độ xây dựng

: 25 - 30%

- Tầng cao thấp nhất

: 1 tầng

- Tầng cao tối đa

: Không khống chế

- Chỉ tiêu đất xây dựng nhà ở: 19,49m2/người, đất công trình công cộng: 4,0m2/người, đất cây xanh: 11,86m2/người

20. Khu số 20: Khu công trình công cộng, đại học và tái định cư

Vị trí: xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

Ranh giới: phía Bắc giáp đường dự phóng (giáp khu 18); phía Tây giáp: Quốc lộ 1A; phía Nam giáp đường An Phú Tây; phía Đông giáp đường dự phóng (giáp khu 19).

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 60,88 ha

Các chỉ tiêu cơ bản áp dụng được căn cứ theo Quyết định số 1992/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu chức năng số 20 - Đô thị Nam thành phố, tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

4. Định hướng phát triển không gian:

Hướng bố cục không gian Khu đô thị Nam thành phố về cơ bản vẫn giữ nguyên theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trước đây:

- Không gian đặc trưng cho một khu vực có nhiều dịch vụ đầu mối của thành phố về các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, phân phối sản phẩm hàng hóa.

- Là khu vực có nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo đại học và sau đại học.

- Kết nối với các trục giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam của thành phố:

+ Hướng Đông Tây là trục đường Nguyễn Văn Linh.

+ Hướng Bắc Nam có Quốc lộ 1A, vành đai ngoài, vành đai trong, đường Nguyễn Hữu Thọ (nối Quốc lộ 22 với khu công nghiệp Hiệp Phước), Quốc lộ 50, đường Chánh Hưng, đường Nguyễn Lương Bằng, đường Lê Văn Lương...).

- Trên cơ sở các trục giao thông chính theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây, ưu tiên bố trí các công trình cao tầng có kiến trúc đặc sắc, lựa chọn vị trí các công trình có thiết kế hình khối kiến trúc tạo điểm nhấn.

- Đối với các tuyến kênh rạch chính cần được giữ lại, khai thác và tôn tạo cảnh quan dọc kênh, nghiên cứu giải pháp kết hợp đào hồ tạo cảnh quan.

- Tổ chức trồng cây xanh dọc các trục đường tạo bóng mát, cảnh quan và vi khí hậu cho khu ở.

- Công trình công cộng bố trí theo giải pháp phân tán tại các khu ở, đảm bảo bán kính phục vụ; các khuôn viên công trình công cộng cần xây dựng hàng rào thoáng và dành nhiều diện tích cho cây xanh.

- Đối với các khối nhà cao tầng khuyến khích giải pháp thiết kế có khối bệ, kết hợp các chức năng dịch vụ, thương mại, tiện ích của cư dân tại khu vực.

- Phân bổ hợp lý các diện tích quảng trường, bãi đậu xe, trục đi bộ, kết hợp hài hòa các mảng công viên cây xanh, vườn hoa, tạo các không gian mở của đô thị.

5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

5.1. Quy hoạch giao thông:

* Hệ thống giao thông đối ngoại:

- Đường bộ:

+ Đường trên cao số 3: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường trên cao số 3 được kết nối từ đường trên cao số 2 đến đường Nguyễn Văn Linh, hướng tuyến và quy mô dự án sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.

+ Đại lộ Nguyễn Văn Linh với chức năng là đường đô thị, lộ giới 120m là đường trục chính của Khu đô thị mới Nam thành phố đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian đô thị và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực.

+ Các tuyến đường giao thông đối ngoại khác: Vành đai trong (lộ giới 60m), Vành đai ngoài (lộ giới 60m), Quốc lộ 50 (lộ giới 40m), đường Nguyễn Hữu Thọ (lộ giới 60m), đường Lê Văn Lương (lộ giới 40m), đường Phạm Hùng (lộ giới 40m) đi xuyên qua Khu đô thị mới Nam thành phố đảm bảo chức năng giao thông gắn kết với các khu đô thị thành phố Hồ Chí Minh.

- Đường sắt đô thị: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường sắt đô thị số 4 đi trong hành lang các tuyến đường Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; tuyến đường sắt đô thị số 5 đi trong hành lang đường Quốc lộ 50 và tuyến xe điện số 2 di trong hành lang đường Nguyễn Văn Linh. Phương án tuyến, vị trí và quy mô các nhà ga bố trí dọc tuyến sẽ được xác định cụ thể khi dự án được nghiên cứu, triển khai theo quy định.

- Đường thủy: Căn cứ theo Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, các tuyến sông, rạch có chức năng giao thông thủy và phân cấp hạng kỹ thuật như sau: sông Chợ Đệm - Bến Lức, sông cần Giuộc, rạch Ông Lớn thuộc cấp III; rạch Đỉa - rạch Rơi thuộc cấp IV; rạch Xóm Củi thuộc cấp V; rạch Bà Tàng, rạch Bà Lớn, Tắc Bến Rô, rạch Cả Cấm thuộc cấp VI. Hành lang bảo vệ sông, rạch nêu trên căn cứ theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

* Hệ thống giao thông đối nội:

- Đường bộ:

+ Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu, tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.

+ Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý chặt chẽ, tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông của Khu đô thị mới Nam thành phố đảm bảo khai thác giao thông hiệu quả.

- Hệ thống bến bãi: Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa bàn Khu đô thị mới Nam thành phố dự kiến được phân bổ và xác định như sau:

+ Bãi đậu xe ô tô (10,0ha) được bố trí như sau:

• Vị trí 1: thuộc khu D, quy mô 2,8ha;

• Vị trí 2: thuộc khu E, quy mô 2,5ha;

• Vị trí 3: tại khu dân cư 194 thuộc khu 9B-10, quy mô 1,2ha;

• Vị trí 4: Bãi đậu xe Công ty Đường Việt thuộc khu 19, quy mô 1,0ha;

Riêng phần diện tích bến bãi còn thiếu so với chỉ tiêu quy hoạch sẽ được nghiên cứu cân đối phân bổ và lồng ghép thêm trong quá trình lập quy hoạch chi tiết các đồ án có liên quan gắn với chức năng phát triển đô thị.

+ Bãi đậu xe taxi (2,0ha):

• VỊ trí 1: thuộc khu 10, quy mô 1,0ha;

• Vị trí 2: thuộc khu D, quy mô 1,0ha.

+ Trung tâm chuyển tiếp hàng hóa được bố trí trong khu thương mại Bình Điền, quy mô khoảng 20,3 5ha.

- Các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường Nguyễn Văn Linh với các tuyến đường giao thông đối ngoại, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông đường Nguyễn Văn Linh.

5.2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt:

* Quy hoạch chiều cao:

- Áp dụng giải pháp đắp nền tạo mặt bằng xây dựng đảm bảo cao độ khống chế quy định.

- Cao độ nền khống chế: Hxd≥ 2,05m-Hệ cao độ VN 2000, trong đó:

+ Với khu hiện hữu đã xây dựng: đề nghị cải tạo nâng dần cao độ nền một số khu vực cục bộ chưa đạt cao độ khống chế quy định.

+ Với khu xây dựng mới: đắp nền triệt để đảm bảo cao độ khống chế.

* Quy hoạch thoát nước mặt:

- Giải pháp thoát nước:

+ Cải tạo, nạo vét và xây dựng kè hoặc hành lang cây xanh bảo vệ cho hệ thống sông kênh rạch.

+ Sử dụng hệ thống thoát riêng nước bẩn và mưa, sử dụng cống đặt ngầm với kích thước tính toán theo chu kỳ tràn T=3 năm với cống cấp 2; T=2 năm với cống cấp 3, 4.

+ Tổ chức hệ thống cống thoát nước cấp 2, 3 theo từng khu vực nền được giới hạn bởi hệ thống kênh rạch tự nhiên và trục đường Nguyễn Văn Linh, với nguyên tắc thoát đổ ra hệ thống kênh rạch bao quanh theo hướng thuận lợi nhất về thủy lực và phù hợp với phương án bố trí giao thông và kiến trúc cảnh quan.

+ Đối với các dự án đã triển khai: thoát nước độc lập theo hệ thống thoát nước hiện trạng đã đầu tư xây dựng.

+ Đối với khu vực xây dựng mới: bố trí cống thoát nước mưa dọc các trục đường giao thông, hệ thống thoát nước được phân cấp phù hợp với sự phân cấp của hệ thống giao thông đô thị.

- Nguồn thoát nước: thoát đổ ra hệ thống sông kênh rạch cắt ngang qua khu vực gồm: sông Bên Lức, sông Cần Giuộc và hệ thống rạch nhánh gồm rạch Lồng Đèn, rạch Mã Voi, rạch Cầu Sập-Bà Tàng...; sông Phước Long và hệ thống rạch nhánh gồm rạch Thầy Tiêu, rạch Ông lớn, rạch Xóm Củi...

* Lưu ý:

- Đối với các khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đề nghị quản lý theo các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt, với những khu vực còn lại khi triển khai quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đề nghị đảm bảo những định hướng quy hoạch chung, việc hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật chi tiết liên quan đến hệ thống cống cấp 2, 3 theo nhu cầu thực tế phải phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm ngành và các điều kiện pháp lý đã được duyệt.

- Để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đề nghị việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật chung đô thị cần thực hiện theo lưu vực thoát nước.

- Ban Quản lý khu Nam cần đưa ra danh mục quản lý bảo vệ và cải tạo xây dựng hệ thống kè chắn cho hệ thống kênh rạch phục vụ tiêu thoát nước trong khu vực để đảm bảo hiệu quả thoát nước chung cho toàn khu đô thị.

- Cập nhật những định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trục đường Nguyễn Văn Linh để đảm bảo sự thống nhất về hạ tầng kỹ thuật cho khu vực.

5.3. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị:

- Chỉ tiêu cấp điện:

+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 2500 ÷ 3000 KWh/người/năm.

+ Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: 200 ÷ 300 KW/ha.

+ Kho tàng, bến bãi: 60 ÷ 150 KW/ha.

+ Điện công cộng dịch vụ thương mại lấy bằng 40% điện sinh hoạt.

- Khu đô thị Nam thành phố được cấp điện từ các trạm 110/15-22KV hiện hữu:

+ Phú Định: 2x63 MVA.

+ Nam Sài Gòn 2: 2x63 MVA.

+ Trạm A2: 2x40 MVA.

- Các trạm xây dựng mới: Nam Sài Gòn 3, Phong Phú, Phú Định, Trạm A1, Trạm B, trạm C.

- Xây dựng các nhánh rẽ 110KV cấp diện cho các trạm 110KV xây dựng mới dùng cáp ngầm.

- Xây dựng mới các trạm biến thế 15-22/0,4KV dùng máy biến thế 3 pha công suất ≥ 400KVA, đặt trong nhà, trạm phòng, trạm compact.

- Mạng trung thế 15KV hiện hữu sẽ được nâng cấp cải tạo và thay thế bằng cáp ngầm 24KV; Tháo gỡ các đoạn và nhánh rẽ không phù hợp.

- Xây dựng mới các tuyến 22KV xuất phát từ trạm 110KV dẫn dọc theo các trục đường giao thông dùng cáp đồng bọc XLPE-24KV chôn ngầm.

* Lưu ý: Việc xây dựng các tuyến 110KV dẫn dọc theo các trục đường giao thông phải có ý kiến của cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền.

5.4. Quy hoạch cấp nước:

- Nguồn cấp nước:

+ Dựa vào các tuyến ống cấp nước hiện trạng: ống Φ500 đến Φ600 trên đường Nguyễn Văn Linh; ống Φ300 đến Φ800 trên đường Vành đai ngoài; ống Φ600 trên đường Tạ Quang Bửu; ống Φ400 trên Quốc lộ 1A từ nhà máy nước sông Sài Gòn giai đoạn I.

+ Các đường ống dự kiến xây dựng mới: Ống Φ1000-Φ1200 trên đường Nguyễn văn Linh dự kiến xây dựng năm 2010-2020 từ nhà máy nước BOO- Thủ Đức; ống Φ1000 và Φ600 trên đường Quốc lộ 50 dự kiến xây dựng năm 2010 từ nhà máy nước Sông sài Gòn giai đoạn II.

+ Trạm nước ngầm Bình Hưng công suất Q = 15.000 m3/ngày với tuyến ống cấp nước chính 0600 trên đường Tân Liêm từ trạm cấp nước đến Quốc lộ 50.

- Chỉ tiêu cấp nước:

+ Sinh hoạt: 180 lít/người/ngày;

+ Công nghiệp: 50 m3/ha/ngày.

+ Chỉ tiêu cấp nước chữa cháy: 80 lít/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 3 đám cháy.

- Tổng lưu lượng nước cấp toàn khu: Qmax = 245.000 m3/ngày.đêm.

- Mạng lưới cấp nước: Các tuyến ống của các dự án được cập nhật và một số tuyến ống được thiết kế mới phù hợp với định hướng quy hoạch chung cấp nước thành phố. Thiết kế mạng lưới theo mạng vòng với nguyên tắc mạng lưới phải bao trùm được các điểm tiêu thụ, các tuyến ống chính đặt theo các đường phố lớn, ống nhánh nối vào ống chính phân phối nước cấp tới từng khu chức năng, nơi tiêu thụ.

- Hệ thống cấp nước chữa cháy: Dựa trên các tuyến ống cấp nước chính của khu quy hoạch bố trí các trụ lấy nước chữa cháy với bán kính phục vụ từ 100m - 150m. Ngoài ra, khi có sự cố cháy cần bổ sung thêm nguồn nước mặt của các rạch gần nhất, như sông Bến Lức, sông Cần Giuộc, sông Mả Voi, sông Ông Lớn, rạch Rơi.

5.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn:

a) Thoát nước thải:

- Chỉ tiêu thoát nước thải:

+ Sinh hoạt : 180 lít/người/ngày.

+ Công nghiệp : 50 m3/ha/ngày.

- Tổng lưu lượng nước thải toàn khu: Qmax = 187.000 m3/ngày đêm.

- Giải pháp thoát nước thải:

+ Xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng, nước thải phân tiểu được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thoát vào cống thu gom nước thải đưa về trạm xử lý cục bộ tạm thời và cục bộ vĩnh viễn.

+ Giai đoạn đầu: nước thải sẽ được xử lý tại các trạm xử lý nước thải cục bộ tạm thời và cục bộ vĩnh viễn. Nước thải ra sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thoát ra môi trường tự nhiên.

+ Giai đoạn dài hạn: từ các trạm xử lý cục bộ tạm thời nước thải sẽ được thu gom đưa về trạm xử lý khu vực, tập trung của thành phố. Các trạm xử lý cục bộ vĩnh viễn phải được nâng cấp để nước thải ra sau khi xử lý đạt chất lượng cao. Nước thải ra sau khi xử lý tại các trạm xử lý phải đạt tiêu chuẩn TCVN 7222:2002 trước khi thoát ra môi trường tự nhiên.

+ Nước thải công nghiệp được xử lý trong từng khu công nghiệp, nước thải sau xử lý phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT. Nước thải công nghiệp không đưa về xử lý chung với nước thải sinh hoạt.

- Mạng lưới thoát nước thải: Phù hợp với giải pháp thoát nước thải. Các tuyến cống của các dự án được cập nhật và một số tuyến cống được thiết kế mới phù hợp với định hướng quy hoạch chung thoát nước thải thành phố.

b) Xử lý chất thải rắn:

- Chỉ tiêu rác thải:

+ Sinh hoạt: 1 kg/người/ngày;

+ Công nghiệp: 0,5 tấn/ha/ngày

- Tổng lượng rác thải:

+ Sinh hoạt: 500 tấn/ngày;

+ Công nghiệp: 120 tấn/ngày.

- Phương án xử lý rác thải:

+ Rác thải phải được phân loại ở từng hộ gia đình và thu gom mỗi ngày.

+ Sau đó đưa đến trạm ép rác kín, trung chuyển rác trong khu quy hoạch.

+ Vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh.

- Trong các khu công trình công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng.

5.6. Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống:

Việc bố trí, sắp xếp đường dây, đường ống có thể thay đổi trong các bước triển khai thiết kế tiếp theo (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ban Quản lý khu Nam và đơn vị tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đánh giá hiện trạng và phải đảm bảo phù hợp quy chuẩn, quy định của các số liệu trong hồ sơ, bản vẽ trình duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 này.

- Để đảm bảo cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 7, quận 8 và huyện Bình Chánh; trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện theo quy hoạch, Ban Quản lý khu Nam phải lưu ý kiểm soát và khống chế quy mô dân số trong phạm vi từng đồ án, theo đó, các dự án phát triển nhà ở mới cần có giải pháp để ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu này, Ban Quản lý khu Nam phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/5000 này theo Luật Quy hoạch đô thị và Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công bố công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Ban Quản lý khu Nam phải phối hợp chặt chẽ cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận 7, 8 và huyện Bình Chánh để có thống nhất việc quản lý, san lấp các kênh, rạch tại khu vực. Việc tổ chức các công trình hạ tầng kỹ thuật, các tuyến đường dọc sông, rạch, tuyến kinh, các khoảng trồng cây xanh cách ly... phải tuân thủ theo quy định tại Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố; việc tổ chức cắm mốc các tuyến đường phải rà soát kỹ, đảm bảo khớp nối với các dự án xung quanh khu vực đã có pháp lý phê duyệt, cũng như các dự án đang triển khai.

- Trên cơ sở Quyết định duyệt đồ án quy hoạch phân khu này, Ban Quản lý khu Nam phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương tổ chức lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị theo quy định; đồng thời lập hồ sơ và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng, để làm cơ sở quản lý xây dựng đô thị, bảo vệ cảnh quan đô thị, chỉnh trang, phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Trưởng Ban Quản lý Khu Nam và Thủ trưởng các Sở - ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu: VT, (ĐTMT/MTu) An.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tín

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 6692/QĐ-UBND năm 2012 về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 2.975ha

  • Số hiệu: 6692/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/12/2012
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tín
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản