- 1Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- 2Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 01/CP năm 1995 ban hành bản quy định giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 4Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 4Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 5Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 85/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 60/2012/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 645/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 14 tháng 3 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính ban hành hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 447/SNN-LN ngày 26/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thu, chi và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Hướng dẫn, ban hành các mẫu về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thu, chi và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hợp với tình hình thực tế và công tác nghiệp vụ trong triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP KẾ HOẠCH THU, CHI VÀ THANH QUYẾT TOÁN TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
1. Đảm bảo việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đúng đối tượng, đúng giá trị được hưởng của các chủ rừng.
2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người cung cấp DVMTR trong công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững tài nguyên rừng và nâng cao chất lượng các DVMTR.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Quy định này hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thu, chi và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng (đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang và doanh nghiệp nhà nước);
b) Các tổ chức không phải là chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng (UBND cấp xã; các cơ quan; tổ chức chính trị, xã hội);
c) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng;
d) Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước;
e) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao;
f) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan đến việc chi trả tiền DVMTR.
Điều 3. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Số tiền được điều phối từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và tiền nhận ủy thác từ các đối tượng sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh được coi là 100% và được sử dụng như sau:
1. Được sử dụng 10% trên tổng số tiền thực nhận ủy thác trong năm và lãi tiền gửi ngân hàng để chi cho các hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh (Quỹ cấp tỉnh). Nội dung chi phí quản lý của Quỹ cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
Riêng kinh phí nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng hàng năm của Hội đồng nghiệm thu tỉnh (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập) và kinh phí hỗ trợ Tổ chức chi trả cấp huyện (bao gồm chi phí quản lý, nghiệm thu) sẽ do Quỹ cấp tỉnh chi:
a) Hàng năm, Quỹ cấp tỉnh trích không quá 10% trên tổng số kinh phí quản lý được trích để lại của Quỹ (10%) để chi cho công tác nghiệm thu, mức kinh phí hỗ trợ cụ thể hàng năm của từng địa phương do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định;
b) Chi phí quản lý và nghiệm thu được chi cho các hoạt động: Văn phòng phẩm, xây dựng phương án, lập kế hoạch chi trả DVMTR; kiểm tra, nghiệm thu, công tác phí, sơ kết, tổng kết và một số chi phí khác phục vụ công tác quản lý chi trả DVMTR.
2. Trích 5% trên tổng số tiền thực nhận ủy thác trong năm để lập kinh phí dự phòng, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn.
3. Số tiền còn lại 85% trên tổng số tiền thực nhận ủy thác trong năm được coi là 100% và sử dụng như sau:
a) Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp thì được sử dụng toàn bộ số tiền chi trả DVMTR để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống.
b) Đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ rừng thì được sử dụng 10% số tiền chi trả DVMTR cho các chi phí quản lý (lập hồ sơ, tài liệu, bản đồ quản lý các khu rừng cung ứng DVMTR; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, đánh giá chất lượng, số lượng rừng để thanh toán tiền DVMTR hàng năm); số tiền còn lại (90%) sử dụng như sau:
- Trường hợp chủ rừng khoán toàn bộ diện tích rừng được chi trả DVMTR thì chi trả toàn bộ cho các hộ nhận khoán. Hộ nhận khoán được sử dụng số tiền này để quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống.
- Trường hợp chủ rừng khoán một phần diện tích rừng được chi trả DVMTR cho các hộ nhận khoán, phần diện tích rừng còn lại chủ rừng trực tiếp tổ chức bảo vệ rừng, thì số tiền chi trả DVMTR của diện tích rừng này là nguồn thu của chủ rừng. Chủ rừng quản lý, sử dụng theo quy định của Nhà nước về tài chính hiện hành áp dụng đối với từng loại hình tổ chức đó.
- Mức tiền chi trả DVMTR cho tổ chức, cá nhân nhận khoán.
c) Đối với chủ rừng là tổ chức không thuộc Nhà nước được quản lý sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài chính hiện hành đối với loại hình tổ chức đó và chi cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
d) Đối với các tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, lập phương án đề nghị hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng từ nguồn thu tiền chi trả DVMTR gửi Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, tổng hợp trong kế hoạch chi trả DVMTR trình UBND tỉnh phê duyệt. Mức kinh phí hỗ trợ bình quân cho 01 ha rừng không cao hơn số tiền chi trả bình quân đối với diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1. Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng
2. Xác định tiền chi trả cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng
Điều 5. Hình thức chi trả tiền DVMTR
1. Việc chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thống nhất thực hiện theo hình thức chi trả gián tiếp được quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP.
2. Các khu rừng trong lưu vực có cung cấp DVMTR thì được hưởng tiền cung ứng DVMTR ở lưu vực đó.
3. Chủ rừng chỉ được thanh toán tiền DVMTR khi có đầy đủ các hồ sơ thanh toán theo quy định.
LẬP KẾ HOẠCH THU, CHI VÀ THANH QUYẾT TOÁN TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Điều 6. Đối tượng, thời gian lập kế hoạch thu, chi DVMTR
1. Đối tượng lập kế hoạch thu, chi DVMTR gồm: Quỹ cấp tỉnh; Tổ chức chi trả cấp huyện; chủ rừng là tổ chức; tổ chức không phải là chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.
2. Thời gian lập kế hoạch thu, chi tiền chi trả DVMTR thực hiện cùng kỳ với việc lập kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
Điều 7. Chuẩn bị lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng
Hàng năm, Quỹ cấp tỉnh tổ chức thực hiện các công việc sau:
1. Xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR phục vụ cho việc chi trả DVMTR trong tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố;
2. Lập danh sách các đối tượng sử dụng DVMTR phải chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh; danh sách các chủ rừng là tổ chức có cung ứng DVMTR trình UBND tỉnh phê duyệt;
3. Thông báo cho các đối tượng sử dụng DVMTR nộp tờ đăng ký kế hoạch nộp tiền chi trả DVMTR;
4. Hướng dẫn các chủ rừng là tổ chức, xây dựng kế hoạch thu, chi DVMTR;
5. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng được UBND cấp tỉnh phê duyệt; lập kế hoạch đề nghị hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng, gửi Quỹ cấp tỉnh.
6. Hướng dẫn tổ chức chi trả cấp huyện:
- Lập danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trình UBND cấp huyện phê duyệt;
- Lập báo cáo tổng hợp kế hoạch, dự toán chi trả DVMTR toàn huyện, gửi Quỹ cấp tỉnh.
Điều 8. Nội dung, trình tự lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng
1. Nội dung lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng
a) Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi tiền chi trả DVMTR 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện cả năm; so sánh với kết quả thực hiện năm trước; đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP nêu rõ những kết quả tích cực, những hạn chế, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân, kiến nghị giải quyết trong năm kế hoạch.
b) Xác định cụ thể các chỉ tiêu thu, chi tiền chi trả DVMTR trên cơ sở tình hình thực tế thực hiện trong năm trước; dự báo các biến động về nguồn thu, đối tượng chi trong năm kế hoạch; kế hoạch thu và chi tiền chi trả DVMTR của Quỹ cấp tỉnh, các chủ rừng là tổ chức, các tổ chức chi trả cấp huyện; dự toán chi phí quản lý của Quỹ cấp tỉnh, các chủ rừng là tổ chức nhà nước, các tổ chức không phải là chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo tiến độ từng quý trong năm.
2. Trình tự lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng
a) Đối với đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng
Trước ngày 15/7 hàng năm gửi tờ đăng ký kế hoạch nộp tiền chi trả DVMTR năm kế tiếp về Quỹ cấp tỉnh đối với các đối tượng sử dụng DVMTR ở các khu rừng nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội tỉnh.
b) Đối với chủ rừng là tổ chức:
- Ký cam kết quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR hoặc rà soát cam kết hàng năm với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sau khi cam kết được Sở Nông nghiệp và PTNT xác nhận, gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT (01), Quỹ cấp tỉnh (01), Hạt Kiểm lâm sở tại (01) và đơn vị chủ rừng (01).
- Ký hợp đồng khoán hoặc rà soát hợp đồng khoán bảo vệ rừng với các hộ nhận khoán theo quy định hiện hành của Nhà nước (nếu có); trường hợp các chủ rừng giao khoán theo Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995, số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ,... thì sử dụng Hợp đồng giao khoán theo Nghị định đó nhưng phải bổ sung thêm phụ lục hợp đồng về quyền hưởng lợi của người nhận khoán đối với chính sách chi trả DVMTR);
- Lập biểu thống kê danh sách các hộ nhận khoán bảo vệ rừng (có xác nhận của UBND cấp xã sở tại);
- Lập kế hoạch thu, chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Rà soát biểu thống kê danh sách các hộ nhận khoán, lập biểu xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Lập bản đồ ranh giới diện tích cung ứng DVMTR tỷ lệ 1/10.000;
- Lập báo cáo thuyết minh kế hoạch chi trả;
- Trước ngày 15/7 hàng năm, gửi kế hoạch thu, chi trả DVMTR cùng các hồ sơ quy định tại khoản này về Quỹ cấp tỉnh.
c) Đối với Tổ chức chi trả cấp huyện:
- Hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải ký cam kết bảo vệ rừng cung ứng DVMTR với UBND cấp xã hàng năm hoặc ổn định trong nhiều năm; sau khi cam kết được xác nhận, gửi: Quỹ cấp tỉnh (01), UBND xã sở tại (01), Hạt Kiểm lâm sở tại (01).
- Lập kế hoạch thu, chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Tổ chức chi trả cấp huyện căn cứ danh sách chủ rừng và các bản cam kết bảo vệ rừng, lập biểu xác định diện tích rừng cung ứng DVMTR; báo cáo thuyết minh kế hoạch thu, chi trả; lập dự toán chi phí quản lý.
- Trước ngày 15/7 hàng năm, Tổ chức chi trả cấp huyện tổng hợp kế hoạch chi trả DVMTR của tất cả các xã trong huyện và dự toán chi phí quản lý của tổ chức chi trả cấp huyện gửi Quỹ cấp tỉnh.
d) Đối với các tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng, xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng trình UBND tỉnh phê duyệt, lập kế hoạch quản lý bảo vệ rừng đề nghị hỗ trợ kinh phí như quy định đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước, gửi Quỹ cấp tỉnh.
e) Đối với Quỹ cấp tỉnh
- Tổng hợp kế hoạch của các đối tượng sử dụng DVMTR; các đối tượng cung ứng DVMTR; và thông báo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam về số tiền chi trả DVMTR dự kiến được điều phối;
- Lập kế hoạch chi trả DVMTR bao gồm: chi phí quản lý và kinh phí chi trả cho các chủ rừng;
- Tổng hợp kế hoạch thu, chi DVMTR toàn tỉnh gửi Sở Nông nghiệp và PTNT. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sau khi kế hoạch được phê duyệt, Quỹ cấp tỉnh gửi kế hoạch về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.
Điều 9. Thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Tạm ứng tiền chi trả DVMTR:
Căn cứ kế hoạch chi trả DVMTR được UBND tỉnh phê duyệt, các chủ rừng lập hồ sơ liên quan, gửi đề nghị xin tạm ứng về Quỹ cấp tỉnh, sau khi Quỹ cấp tỉnh thẩm định sẽ chuyển tạm ứng tiền chi trả DVMTR.
a) Thành phần hồ sơ tạm ứng tiền DVMTR gồm:
- Lập Bản kê diện tích rừng cung ứng DVMTR:
+ Trên cơ sở hợp đồng giao khoán với các hộ nhận khoán bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMTR, đơn vị chủ rừng chủ động kiểm tra, nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng 6 tháng, năm đối với các hộ nhận khoán. Căn cứ kết quả nghiệm thu, đơn vị chủ rừng lập Bản kê diện tích rừng cung ứng DTMTR và tự chịu trách nhiệm về bản kê đã lập, làm cơ sở tạm ứng tiền cho các hộ nhận khoán.
+ Đối với diện tích rừng cung ứng DVMTR không giao khoán, do đơn vị chủ rừng tự tổ chức bảo vệ rừng. Đơn vị tự tổ chức nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng 6 tháng, năm. Căn cứ kết quả nghiệm thu, đơn vị chủ rừng lập Bản kê diện tích rừng cung ứng DVMTR và tự chịu trách nhiệm về bản kê đã lập, làm cơ sở tạm ứng tiền phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Báo cáo kết quả bảo vệ rừng cung ứng DVMTR: Đối với hộ nhận khoán; Biểu số 12g: đối với diện tích rừng do đơn vị tự tổ chức bảo vệ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ, gửi về Quỹ cấp tỉnh để kiểm tra và thực hiện tạm ứng.
2. Thanh toán tiền DVMTR: Căn cứ hồ sơ thanh toán, Quỹ cấp tỉnh chi trả trực tiếp cho các chủ rừng là tổ chức và Tổ chức chi trả cấp huyện.
3. Số lần tạm ứng, thanh toán; thời hạn thanh toán
- Số lần tạm ứng, thanh toán: Căn cứ kế hoạch chi trả DVMTR được UBND tỉnh phê duyệt; hàng năm Quỹ cấp tỉnh chuyển tiền chi trả 02 lần (01 lần tạm ứng và 01 lần thanh toán), lần thanh toán sẽ dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra, nghiệm thu của cơ quan có chức năng, thẩm quyền.
- Thời hạn thanh toán tiền chi trả DVMTR được thực hiện đến hết ngày 31/3 của năm sau.
4. Hồ sơ thanh toán
a) Đối với chủ rừng là tổ chức, gồm có:
- Quyết định phê duyệt danh sách các chủ rừng đủ điều kiện chi trả DVMTR của cấp có thẩm quyền.
- Biên bản nghiệm thu và biểu tổng hợp kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng của chủ rừng.
b) Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, gồm có:
- Quyết định phê duyệt danh sách các chủ rừng đủ điều kiện chi trả DVMTR của cấp có thẩm quyền.
- Biên bản nghiệm thu và biểu tổng hợp kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng của Tổ chi trả cấp huyện.
Điều 10. Quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Trình tự thanh quyết toán
a) Bên sử dụng DVMTR (sử dụng dịch vụ từ những khu rừng nằm trong phạm vi hành chính của 1 tỉnh):
- Lập tờ khai tự quyết toán tiền chi trả DVMTR, gửi Quỹ cấp tỉnh sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
b) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
- Các chủ rừng là tổ chức, Tổ chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm lâm cấp huyện) nhận được kinh phí chi trả DVMTR từ Quỹ cấp tỉnh, có trách nhiệm tiến hành thanh toán cho các đối tượng cung ứng theo quy định.
- Lập bảng đối chiếu nguồn kinh phí chi trả tiền DVMTR năm với Quỹ cấp tỉnh.
- Sau khi thanh toán tiền DVMTR cho các chủ rừng, các tổ chức, Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm gửi các hồ sơ đã ký nhận tiền chi trả DVMTR, chi phí quản lý (hồ sơ, chứng từ gốc) về Quỹ cấp tỉnh để làm thủ tục kiểm tra, thanh quyết toán theo quy định hoặc Quỹ có lịch kiểm tra quyết toán đến từng đơn vị.
c) Quỹ cấp tỉnh:
- Quỹ cấp tỉnh nhận hồ sơ chứng từ, thẩm định và lập biên bản quyết toán tiền DVMTR và chi phí quản lý cho từng tổ chức, Hạt Kiểm lâm; sau đó Quỹ sẽ trả lại hồ sơ và chứng từ gốc cho các đơn vị để lưu trữ.
- Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kinh phí chi trả tiền DVMTR trên toàn tỉnh và quyết toán theo quy định.
2. Chứng từ và Báo cáo quyết toán tiền DVMTR
a) Chứng từ kế toán
- Đối với kinh phí quản lý: Chứng từ kế toán là các hóa đơn và các chứng từ hợp pháp khác theo quy định hiện hành;
- Đối với chứng từ chi tiền DVMTR: Chứng từ kế toán là danh sách đã ký nhận tiền dịch vụ môi trường của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và các chứng từ khác liên quan;
- Đối với danh sách ký nhận tiền DVMTR thì phải đảm bảo quy định như: số tiền ghi trong danh sách chi tiền phải đúng số tiền chi thực tế cho các hộ được nhận, không được ký thay, nhận thay tiền chi trả DVMTR. Trường hợp nhận thay thì phải có giấy ủy quyền do địa phương cấp xã xác nhận, người không biết chữ thì lăn tay, điểm chỉ;
- Các đơn vị chi trả tiền DVMTR rà soát, xác định lại toàn bộ danh sách các hộ nhận khoán, diện tích giao khoán, loại bỏ các hộ không thuộc tiêu chuẩn chi trả và chịu trách nhiệm về danh sách đã phê duyệt chi trả tiền DVMTR.
b) Báo cáo quyết toán và thời gian nộp
Đối với chủ rừng là tổ chức và Hạt Kiểm lâm cấp huyện, trước ngày 15/4 gửi về Quỹ cấp tỉnh các biểu mẫu báo cáo sau:
- Báo cáo kết quả thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
- Biểu mẫu báo cáo quyết toán kinh phí (theo mẫu số B02-H, F02-1H của Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của BTC và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính);
Đối với Quỹ cấp tỉnh nhận báo cáo quyết toán của các đơn vị, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chung toàn tỉnh gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm theo quy định.
c) Lưu trữ hồ sơ, chứng từ
Chứng từ kế toán tiền chi trả DVMTR được quản lý theo quy định của pháp luật về kế toán và lưu giữ tại đơn vị kế toán cụ thể:
- Đối với các tổ chức và các Hạt Kiểm lâm cấp huyện: Lưu trữ toàn bộ hồ sơ gốc liên quan đến công tác chi trả DVMTR mà đơn vị chi trả được lưu trữ tại đơn vị khi có lịch kiểm tra quyết toán đơn vị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng từ theo quy định;
- Đối với Quỹ cấp tỉnh lưu giữ chứng từ thu, chi liên quan đến vận hành quản lý Quỹ hồ sơ chuyển trả tiền cho các tổ chức và biên bản quyết toán tiền DVMTR của các tổ chức.
Điều 11. Kiểm tra, giám sát và công khai tài chính
- Quỹ cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả DVMTR của chủ rừng đối với các đối tượng nhận khoán, cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí chi trả DVMTR mà các chủ rừng được hưởng khi trực tiếp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Quỹ cấp tỉnh, chủ rừng là tổ chức, tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán;
1. Hàng năm, trước ngày 20/4 chủ rừng là tổ chức, Hạt kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện chi trả DVMTR gửi về Quỹ cấp tỉnh.
2. Quỹ cấp tỉnh tổng hợp tình hình thực hiện chi trả DVMTR toàn tỉnh báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam trước ngày 10/5 hàng năm.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định dự toán kế hoạch thu - chi hàng năm của Quỹ cấp tỉnh và quyết toán thu - chi của Quỹ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức không phải là chủ rừng lập phương án bảo vệ và phát triển rừng.
- Thẩm định phương án bảo vệ rừng của các chủ rừng được sử dụng từ kinh phí chi trả DVMTR.
- Chủ trì tổ chức nghiệm thu diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm giao Hạt Kiểm lâm tham mưu UBND cấp huyện trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kế hoạch thu - chi hàng năm của Quỹ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phê duyệt quyết toán thu - chi của Quỹ cấp tỉnh.
3. Quỹ cấp Bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh
- Tham gia với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiệm thu, đánh giá số lượng, diện tích và chất lượng rừng cung ứng DVMTR. Tiền chi trả DVMTR được thanh toán trên cơ sở thông báo kết quả nghiệm thu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì lập kế hoạch chi trả tiền DVMTR bao gồm chi phí quản lý và kinh phí chi trả cho các chủ rừng; tổng hợp kết quả thu - chi tiền DVMTR toàn tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
4. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn.
- Chủ trì giải quyết những tranh chấp về vị trí, diện tích rừng, chồng lấn giữa các chủ quản lý diện tích rừng đảm bảo cho việc chi trả DVMTR đúng đối tượng.
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch chi trả DVMTR cấp huyện, gửi Quỹ cấp tỉnh tổng hợp chung;
- Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm là cơ quan đầu mối thực hiện các công việc như: nghiệm thu, đánh giá, xác nhận và chi trả DVMTR cấp huyện; tham mưu UBND cấp huyện thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
1. Giám đốc Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương, các ngành có liên quan triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu cần thiết sửa đổi bổ sung các mẫu, biểu để phù hợp với tình hình thực tế giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và ban hành, kết quả báo cáo UBND tỉnh./.
- 1Quyết định 1903/QĐ-UBND năm 2013 về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thu, chi và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 83/2014/QĐ-UBND về trình tự thanh, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014 tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 806/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2015
- 5Quyết định 1136/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 3019/QĐ-UBND quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về trình tự thanh, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 37/2023/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nội dung chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- 2Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 01/CP năm 1995 ban hành bản quy định giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 7Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 8Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 85/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 60/2012/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Quyết định 1903/QĐ-UBND năm 2013 về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thu, chi và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Quyết định 83/2014/QĐ-UBND về trình tự thanh, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 16Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014 tỉnh Phú Yên
- 17Quyết định 806/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thu chi tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2015
- 18Quyết định 1136/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 3019/QĐ-UBND quy định tạm thời về trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thu, chi, nghiệm thu và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 19Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về trình tự thanh, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 645/QĐ-UBND năm 2014 ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập kế hoạch thu, chi và thanh quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 645/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/03/2014
- Ngày hết hiệu lực: 20/09/2023
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực