Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2005 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Nghị định này quy định về việc giao đất khoán đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, công ty, xí nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp nhà nước (gọi chung là nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh).
2. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng và mặt nước.
2. Huy động nguồn vốn, lao động của bên nhận khoán, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
3. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên nhận khoán, bên giao khoán và Nhà nước; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Điều 4. Nguyên tắc giao khoán đất
1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ về quản lý sử dụng đất của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thủy sản.
2. Nâng cao trách nhiệm quản lý sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm của bên giao khoán.
3. Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về lao động.
4. Tự nguyện, công khai, dân chủ và bình đẳng giữa bên giao khoán và bên nhận khoán.
5. Việc giao khoán đất phải thông qua hợp đồng, khi có tranh chấp hợp đồng được giải quyết theo quy định pháp luật về dân sự.
6. Hợp đồng giao khoán bị huỷ bỏ khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo pháp luật hoặc điều chỉnh bổ sung theo thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán.
Điều 5. Căn cứ giao khoán và nhận khoán
1. Quỹ đất, quỹ rừng của bên giao khoán bao gồm: diện tích đất, diện tích rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của bên giao khoán.
3. Dự án đầu tư hoặc phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh của bên giao khoán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Khả năng vốn, trình độ quản lý và lao động của bên nhận khoán.
5. Các chính sách đầu tư, hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước và các chính sách kinh tế - xã hội khác.
Điều 6. Các loại đất và rừng giao khoán
1. Đất trồng cây hàng năm.
2. Đất trồng cây lâu năm.
3. Đất rừng sản xuất bao gồm: đất đã có rừng và đất để trồng rừng.
4. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Căn cứ hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh và trình độ quản lý của mình, bên giao khoán được lựa chọn hình thức giao khoán thích hợp với khả năng của bên nhận khoán:
1. Khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng hoặc chu kỳ kinh doanh.
2. Khoán công đoạn.
1. Hợp đồng giao khoán đất phải thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán và bên nhận khoán theo quy định tại các
2. Trường hợp bên nhận khoán là cán bộ, công nhân viên thì tiền lương được hưởng từ kết quả sản xuất thông qua nhận khoán và phải thực hiện đầy đủ các chế độ quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và được ghi thành khoản chi phí sản xuất trong hợp đồng khoán.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mẫu hợp đồng giao khoán.
Điều 9. Nghĩa vụ và quyền hạn của bên giao khoán
1. Nghĩa vụ của bên giao khoán
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất, rừng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch;
b) Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất, rừng giao khoán trên bản đồ và thực địa; xác định đúng hiện trạng giá trị cây trồng, vật nuôi, cây rừng, các công trình trên đất, trên mặt nước;
c) Xây dựng dự án đầu tư, suất đầu tư của các công trình và đơn giá khoán cho từng hạng mục công trình;
d) Tiêu thụ sản phẩm cho bên nhận khoán theo hợp đồng đã ký;
đ) Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất, kinh doanh, thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ kịp thời vật tư, tiền vốn phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng đã ký;
e) Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải bồi thường;
f) Thực hiện trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là cán bộ, công nhân viên về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động;
g) Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo quy định tại điểm f khoản 2 Điều 10.
2. Quyền của bên giao khoán:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về thủy sản;
b) Huỷ bỏ hợp đồng giao khoán, khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng khoán và bên nhận khoán phải bồi thường thiệt hại.
Điều 10. Nghĩa vụ và quyền hạn của bên nhận khoán
1. Nghĩa vụ của bên nhận khoán:
a) Sử dụng đất, rừng nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của bên giao khoán về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán;
b) Thanh toán các khoản chi phí sản xuất, dịch vụ cho bên giao khoán theo hợp đồng đã ký;
c) Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khoán thì bị huỷ hợp đồng khoán và phải bồi thường theo mức độ thiệt hại;
d) Trả lại đất và rừng nhận khoán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với chủ sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Quyền của bên nhận khoán:
a) Nhận đủ hồ sơ hợp đồng giao khoán, tiếp nhận các hoạt động dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, vật tư, tiền vốn theo hợp đồng giao khoán đã ký;
b) Nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch hoặc khai thác tương ứng với vốn, lao động đã đầu tư và 100% giá trị sản phẩm vượt khoán theo hợp đồng đã ký;
c) Được nuôi, trồng xen cây phụ trợ dưới các loại cây trồng chính, dưới tán rừng theo hướng dẫn của bên giao khoán và được hưởng 100% sản phẩm nuôi, trồng xen đó;
d) Được làm lán trại tạm thời để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản xuất; được làm sân phơi, đào giếng nước, xây bể chứa nước, kênh dẫn nước, cống cấp thoát nước, hố ủ phân, chuồng nuôi gia súc, gia cầm theo quy định của bên giao khoán;
đ) Khi chuyển đi khỏi nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, chuyển sang làm nghề khác hoặc chỉ đủ khả năng thực hiện một phần diện tích hợp đồng thì trả lại toàn bộ hoặc một phần đất, rừng cho bên giao khoán và được hoàn trả hoặc đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo phương án khoán;
e) Được bồi thường thiệt hại, nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng;
f) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xem xét miễn, giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ giao khoán bao gồm:
a) Đơn xin nhận giao khoán;
b) Hợp đồng giao khoán;
c) Trích lục bản đồ hoặc sơ đồ khu vực đất nông nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng giao khoán.
d) Biên bản giao, nhận khoán về đất, cây trồng, vật nuôi, hiện trạng các loại rừng và các tài sản trên đất;
đ) Các văn bản, phụ lục có liên quan đến việc giao khoán (nếu có).
2. Hồ sơ giao khoán được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại bên giao khoán, 1 bản lưu ở bên nhận khoán.
GIAO KHOÁN ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Điều 12. Giao khoán đất trồng cây lâu năm
Việc giao khoán đất trồng cây lâu năm được gắn với việc điều hành sản xuất của bên giao khoán và được thực hiện như sau:
1. Giao khoán đất đã có cây lâu năm: bên giao khoán căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật và thực trạng của vườn cây để tiến hành hợp đồng giao khoán đất gắn với giao khoán vườn cây ổn định theo chu kỳ cây trồng, với nội dung chính sau:
a) Diện tích đất giao khoán gắn với vườn cây;
b) Nhiệm vụ sản xuất, giá trị còn lại của vườn cây và thời gian sản xuất còn lại của vườn cây trên diện tích khoán;
c) Tổng chi phí sản xuất trên một ha cho cả chu kỳ kinh doanh;
d) Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên một ha cho cả chu kỳ kinh doanh;
đ) Chi phí sản xuất hàng năm trên một ha;
e) Sản phẩm thanh toán hàng năm trên một ha cho bên giao khoán;
f) Khoản chi phí đầu tư do bên giao khoán đảm nhận;
g) Khoản chi phí đầu tư do bên nhận khoán đảm nhận;
h) Các giải pháp để tổ chức thực hiện;
i) Phương thức thanh toán sản phẩm và phân phối thu nhập từ sau khi trừ chi phí;
k) Quyền hưởng lợi về sản phẩm vượt khoán và trách nhiệm nghĩa vụ đối với sản phẩm hụt mức khoán.
2. Giao khoán đất để trồng cây lâu năm bao gồm thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh: tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại cây trồng, trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật và suất đầu tư mà bên giao khoán áp dụng:
- Giao khoán đất cả thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây và thời kỳ kinh doanh cho bên nhận khoán;
- Tách giao khoán đất theo thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ sản xuất kinh doanh vườn cây.
Tuỳ theo tình hình cụ thể của bên giao khoán và bên nhận khoán để lựa chọn các hình thức khoán sau đây:
a) Bên giao khoán đầu tư 100% vốn (bao gồm chi phí làm đất, giống, vật tư, phân bón, tiền công lao động…), thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật, quản lý quy trình sản xuất… Bên nhận khoán nhận thực hiện toàn bộ công việc từ khâu trồng, chăm sóc cây trồng đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản và được thanh toán tiền công lao động theo khối lượng công việc đã thực hiện.
Sau khi hoàn thành thời kỳ kiến thiết cơ bản vườn cây, bên giao khoán và bên nhận khoán nghiệm thu, đánh giá, xác định giá trị vườn cây để chuyển sang thời kỳ kinh doanh.
Bên giao khoán thực hiện giao khoán vườn cây thời kỳ kinh doanh cho bên đã nhận khoán giai đoạn kiến thiết cơ bản hoặc đối tượng khác. Nội dung giao khoán đất gắn với vườn cây kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Bên giao khoán và bên nhận khoán cùng đầu tư vốn. Bên giao khoán thực hiện thiết kế, cung cấp giống, chỉ đạo kỹ thuật. Bên nhận khoán thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ vườn cây.
Sau khì hoàn thành thời kỳ kiến thiết vườn cây, bên giao khoán và bên nhận khoán nghiệm thu, đánh giá, xác định giá trị vườn cây để chuyển sang giai đoạn sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ giá trị vườn cây đưa vào sản xuất, kinh doanh của mỗi bên đóng góp theo thỏa thuận trong hợp đồng và thực tế đóng góp. Bên giao khoán thực hiện khoán vườn cây kinh doanh cho bên nhận khoán theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời gian giao khoán đối với nông nghiệp trồng cây lâu năm theo sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán theo chu kỳ cây trồng, nhưng tối đa không quá 30 năm. Hết thời gian giao khoán nếu không vi phạm hợp đồng, bên nhận khoán có nhu cầu thì bên giao khoán tiếp tục ký kết hợp đồng giao khoán.
Điều 13. Giao khoán đất trồng cây hàng năm
Đất giao khoán trồng cây hàng năm bao gồm: đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lương thực, cây thực phẩm, đất đồng cỏ. Việc giao khoán đất trồng cây hàng năm phải gắn liền với việc điều hành sản xuất của bên giao khoán và được thực hiện như sau:
1. Hàng năm bên giao khoán dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất, định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng phương án khoán.
2. Thời hạn giao khoán đối với đất trồng cây hàng năm theo sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm.
Điều 14. Giao khoán đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
1. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản có vốn đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước:
a) Bên giao khoán phải xác định giá trị công trình, vật nuôi trên đất có mặt nước để khoán, bên nhận khoán phải hoàn trả giá trị công trình, vật nuôi phải trên cơ sở sổ sách kế toán, giá trị thực tế còn lại sau khi đánh giá lại tài sản;
b) Ao, hồ, đầm và mặt nước khác có quy mô nhỏ, thực hiện giao khoán quyền sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng;
c) Thời gian giao khoán đối với đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản theo sự thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 10 năm.
2. Đất có mặt nước, không do vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, thì áp dụng giao khoán theo hình thức đấu thầu cho cá nhân và gia đình theo hợp đồng.
Điều 15. Giao khoán rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng
1. Giao khoán rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
a) Thực hiện giao khoán rừng cho bên nhận khoán để chủ động đầu tư vốn, lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh nông, lâm kết hợp;
b) Bên giao khoán phải xây dựng phương án điều chế rừng để thực hiện quản lý, bảo vệ, chăm sóc, khai thác rừng theo nguyên tắc bền vững. Căn cứ phương án điều chế rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bên giao khoán ký hợp đồng giao khoán rừng với bên nhận khoán để bên nhận khoán chủ động tổ chức sản xuất (quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung) và khai thác theo luân kỳ của từng loại rừng;
c) Nội dung hợp đồng khoán phải thể hiện rõ diện tích đất, diện tích rừng, thực trạng chất lượng rừng giao khoán; vị trí, ranh giới diện tích giao khoán thể hiện trên bản đồ và ngoài thực địa; tỷ lệ phân chia giá trị sản phẩm chính khi khai thác theo luân kỳ tương ứng với vốn, lao động mỗi bên đã đầu tư, biện pháp tổ chức triển khai giao khoán rừng cụ thể bảo đảm công bằng dân chủ, công khai;
d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng khoán, bên nhận khoán được tận thu lâm sản, thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành; được sản xuất nông, lâm kết hợp; chăn nuôi dưới tán rừng và được khai thác lâm sản phụ theo hướng dẫn của bên giao khoán;
đ) Thời gian khoán theo chu kỳ kinh doanh của từng loại rừng, nhưng tối đa không quá 50 năm.
2. Giao khoán rừng sản xuất là rừng trồng.
a) Rừng sản xuất sau khi đã trồng xong, thực hiện giao khoán rừng cho bên nhận khoán để tiếp tục đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và tổ chức sản xuất nông, lâm kết hợp;
b) Nội dung hợp đồng giao khoán phải xác định rõ diện tích, cấp tuổi rừng, trữ lượng rừng, chất lượng rừng, nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác, trách nhiệm của bên nhận khóan và bên giao khoán, tỷ lệ phân chia giá trị sản phẩm khi khai thác tương ứng với vốn, lao động mỗi bên đã đầu tư, thời hạn hợp đồng giao khoán;
c) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhận khoán được tận thu lâm sản khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp kết hợp theo hướng dẫn của bên giao khoán, được hưởng sản phẩm tận thu đó theo hợp đồng đã ký;
d) Thời gian giao khoán theo chu kỳ kinh doanh của từng loại rừng, nhưng tối đa không quá 50 năm.
Điều 16. Giao khoán đất trồng rừng sản xuất
1. Bên giao khoán xây dựng dự án trồng rừng, suất đầu tư và ký hợp đồng giao khoán đất cho bên nhận khoán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khi khai thác; sản phẩm gỗ thu hoạch phân chia theo tỷ lệ tiền vốn đầu tư và công lao động đã đóng góp giữa bên giao khoán và bên nhận khoán.
Tuỳ tình hình cụ thể của bên giao khoán và bên nhận khóa để lựa chọn các mô hình sau:
a) Bên giao khoán đầu tư 100% vốn (bao gồm thiết kế, cây giống, phân bón, vật tư, tiền công khoán), chỉ đạo kỹ thuật, hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, bên nhận khoán nhận thực hiện công việc từ trồng, chăm sóc, bảo vệ từ khi trồng đến hết chu kỳ kinh doanh. Khi khai thác, bên nhận khoán thanh toán bằng sản phẩm gỗ thu hoạch cho bên giao khoán tương ứng giá trị đã nhận đầu tư (tính cả vốn + lãi suất) theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng khoán;
b) Bên giao khoán đầu tư vốn; thiết kế; cung cấp cây giống, phân bón; chỉ đạo kỹ thuật; hỗ trợ công tác bảo vệ rừng cho bên nhận khoán trồng, chăm sóc trong một số năm đầu. Sau đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc, bảo vệ, bên nhận khoán tự bỏ vốn để tiếp tục chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ kinh doanh. Khi thai thác gỗ bên nhận khoán được hưởng tỉ lệ sản phẩm tương ứng với vốn và công sức bỏ ra theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng;
c) Bên nhận khoán tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ; bên giao khoán chịu trách nhiệm thiết kế, cung cấp cây giống, tư vấn kỹ thuật, dịch vụ phân bón; chỉ đạo thi công, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác bảo vệ rừng trong cả quá trình thực hiện hợp đồng.
Sản phẩm gỗ khai thác bên nhận khoán thanh toán bên giao khoán bằng sản phẩm tương ứng với giá trị cây giống, dịch vụ và công lao động đã đầu tư. Phần còn lại bên nhận khoán được hưởng, nhưng phải bán cho bên giao khoán theo giá thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm khai thác; trường hợp bên giao khoán không mua thì bên nhận khoán được tự do tiêu thụ.
2. Ngoài việc được trả tiền công khoán hoặc hưởng tỉ lệ sản phẩm như các quy định tại mục a, b, c khoản 1 Điều này, bên nhận khoán được:
a) Trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng khi rừng chưa khép tán, được sản xuất nông, lâm, nghư nghiệp kết hợp dưới tán rừng, rìa rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây rừng, theo hướng dẫn của bên giao khoán và được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen đó;
b) Tận dụng lâm sản trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành và theo hướng dẫn của bên giao khoán, được hưởng sản phẩm tận thu đó theo hợp đồng đã ký.
3. Thời gian khoán theo chu kỳ cây trồng, nhưng tối đa không quá 50 năm.
1. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ ban hành bản Quy định về việc giao khoán đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; các quy định trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Đối với Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng có rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng áp dụng Nghị định này để giao khoán.
3. Đối với diện tích đất đã thực hiện giao khoán cho bên nhận khoán thuộc đối tượng nhận khoán quy định tại
4. Đối với nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định về khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
5. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ
|
- 1Quyết định 12/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 23/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm ngư trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 29/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 85/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 5Quyết định 115/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 136/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 138/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 178/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 185/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 06/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới Nông trường Quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 01/CP năm 1995 ban hành bản quy định giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 12Quyết định 187/1999/QĐ-TTg về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 170/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh
- 14Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 1Nghị định 01/CP năm 1995 ban hành bản quy định giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước
- 2Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 1Quyết định 12/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 23/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm ngư trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 29/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 85/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 5Quyết định 115/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 136/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 138/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 178/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 185/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 102/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 06/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới Nông trường Quốc doanh thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 187/1999/QĐ-TTg về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 14Luật Đất đai 2003
- 15Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 16Nghị định 170/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh
- 17Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- Số hiệu: 135/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/11/2005
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 03/12/2005
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra