Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 641/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 38-KH/TU NGÀY 29 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ 18-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

Căn cứ Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Căn cứ Chương trình hành động số 44/CTHĐ-UBATGTQG ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Căn cứ Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Xét đề nghị Ban An toàn giao thông tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Chương trình hành động triển khai thực hiện Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện có hiệu quả ở địa bàn, phạm vi phụ trách.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Ủy ban ATGTQG (b/c);
- TVTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các Phó CT UBND tỉnh;
- Báo TTH, Đài HVTV, Đài TRT;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 38-KH/TU NGÀY 29 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ 18-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(ban hành kèm theo Quyết định số 641/QĐ-UBND ngày 06 tháng 04 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thực hiện thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ; Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 29 tháng 01 năm 2013 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Chương trình hành động với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, phấn đấu hằng năm kéo giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ùn tắc giao thông.

3. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể để tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động được phân công, phân cấp; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông phải được xem là yêu cầu, nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó, tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 38-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến từng cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đề ra các chương trình, kế hoạch hành động phát huy hiệu quả, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân để tổ chức thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 38-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị các cấp phải chịu trách nhiệm chính về kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của ngành, địa phương mình quản lý. Đưa ý thức chấp hành pháp luật giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

2. Tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông

a) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ mang lại hiệu quả cao; phải được thực hiện đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh; chú trọng đi sâu vào cụm dân cư, hộ gia đình.

b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/MTTW-UBATGTQG của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và các cơ quan thành viên có liên quan thường xuyên đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, ý thức về văn hóa giao thông và trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông.

Phát động phong trào “3 không: không lái xe khi đã uống rượu, bia; không chạy xe quá tốc độ quy định; không lấn đường, vượt ẩu” và “3 có: có đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy; có bằng lái xe khi điều khiển phương tiện; có ý thức chấp hành pháp luật và tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn giao thông”.

Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm, văn nghệ, tiểu phẩm, kịch ngắn, diễn đàn tư vấn... có liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tìm hiểu Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; tổ chức phát động trong đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh đô thị, ý thức cư xử đúng mực khi tham gia giao thông; phát huy vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật giao thông, ứng xử đúng mực nơi công cộng; tiếp tục phát động và đẩy mạnh cuộc vận động nhân dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ là nhiệm vụ thường xuyên của từng đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là tiêu chí để bình xét thi đua trong các tổ chức, đoàn thể.

c) Ban An toàn giao thông tỉnh chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo đài triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, về nếp sống của người dân đô thị, trách nhiệm của người dân với cộng đồng, với xã hội, nếp sống văn hóa giao thông, ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh nơi công cộng.

d) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông đến với mọi người dân, nhất là bộ phận thanh thiếu niên về thực hiện văn hóa giao thông, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Các cơ quan thông tấn báo chí tập trung thực hiện các tin bài, phóng sự phản ảnh tình hình trật tự an toàn giao thông; đài phát thanh và truyền hình mở chuyên mục “An toàn giao thông” đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt, lên án mạnh mẽ các hành vi cố ý vi phạm, coi thường pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

đ) Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế và các Cơ sở đào tạo, giáo dục trên địa bàn tỉnh: đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 27/CTPH/UBATGTQG-BGTĐT-TWĐTN ngày 18 tháng 4 năm 2012 giữa Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong Đoàn viên, Thanh thiếu nhi, Học sinh, Sinh viên; chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong các trường Đại học, Cao đẳng, các trường học ở các cấp học; Ban Giám hiệu các trường học phối hợp với Đoàn trường, Hội đồng Đội, Hội phụ huynh học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông. Xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nơi có trường học; phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức quản lý, giáo dục học sinh trên địa bàn. Đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn xét đạo đức, hạnh kiểm cuối năm của học sinh, sinh viên.

e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các Pa-nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông phù hợp với từng thời điểm tại các vị trí trọng điểm, khu vực dân cư, trên các trục giao thông chính, đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai các hoạt động tuyên truyền.

g) UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế thường xuyên chỉ đạo Ban An toàn giao thông các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị; giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng; tổ chức sắp xếp, vận động nhân dân giữ gìn trật tự đường phố, kiên quyết xử lý tình trạng buôn bán lấn chiếm trái phép lòng lề đường; xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên về ATGT ở cấp cơ sở nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp triển khai các đợt ra quân với các chủ đề cụ thể như: “Ngày chủ nhật xanh”, “Tuyến đường phố không rác”... để hưởng ứng “Năm An toàn giao thông”, “Tháng An toàn giao thông” và “Tuần An toàn giao thông” được tổ chức hàng năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

h) Sở Giao thông Vận tải tích cực triển khai thực hiện đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012-2016” của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 983/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2012 và Chỉ thị số 09/CT-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường các giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ; Hội thi lái xe an toàn. Tăng cường kiểm tra chất lượng đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; chỉ đạo các cơ sở đào tạo thông qua công tác đào tạo lái xe áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh, xử lý tình huống trên đường, thể hiện ý thức tốt và hành vi tốt khi tham gia giao thông.

Đẩy mạnh tuyên truyền và phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền giáo dục pháp luật, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho lái phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe.

i) Công an tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 42-KH/ĐUCA ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Đảng ủy Công an Trung ương về kế hoạch tổ chức phổ biến quán triệt, triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn lực lượng để mỗi cán bộ, chiến sỹ luôn thể hiện quyết tâm chính trị, nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm khi thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, chiến sỹ không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng với tinh thần vì nước quên thân - vì dân phục vụ, luôn chủ động nâng cao tinh thần chiến đấu, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực hưởng ứng công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013 với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”.

Mỗi cán bộ, chiến sỹ công an cần xác định trách nhiệm của người đại diện pháp luật trong kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, vừa là người chiến sỹ trên mặt trận tuyên truyền, giúp người dân xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.

3. Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn

Sở Giao thông vận tải chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2020. Tập trung các nhiệm vụ sau:

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020 và đến năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện theo quy hoạch giao thông phù hợp và đảm bảo với phát triển đô thị theo hướng bền vững.

- Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, từng bước hiện đại, hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ kết nối vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chùm các đô thị động lực trong khu vực.

- Xây dựng Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm giao thông tĩnh để có kế hoạch ưu tiên quỹ đất đặc biệt tại khu vực đô thị; tập trung nguồn lực, đồng thời mở rộng chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tư xây dựng một số bến xe đầu mối, bến xe du lịch đạt tiêu chuẩn.

- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn huy động để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, thường xuyên tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng mạng lưới giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

- Giải quyết cơ bản về ùn tắc giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông theo chỉ tiêu đã được Chính phủ đề ra từ 5 đến 10% so với năm trước.

4. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông

a) Ban ATGT tỉnh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông; hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các địa phương để tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

b) Đẩy mạnh cải cách đơn giải hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, tăng cường kỷ cương hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT, quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân người đứng đầu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng chức năng thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT. Nghiêm cấm mọi cán bộ, công chức có hành vi can thiệp vào việc xử phạt; xử lý nghiêm đối với cán bộ vi phạm và người tham gia giao thông thường xuyên vi phạm trật tự ATGT.

c) Về hoạt động kinh doanh vận tải:

- Xây dựng đề án quản lý hoạt động vận tải bằng Taxi trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch đồng thời giảm ùn tắc giao thông.

- Nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật; thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác đăng kiểm về việc thực hiện quy trình, quy phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tăng cường giám sát các Doanh nghiệp, Hợp tác xã vận tải thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô, sử dụng dữ liệu thông tin của thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải.

- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với tàu thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm an toàn, các bến thủy nội địa cho tàu thuyền ra vào đón trả khách trái quy định. Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không có đủ dụng cụ nổi, phao cứu sinh.

d) Nghiên cứu tổ chức giao thông đường bộ hợp lý, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông an toàn, thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải. Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý các bất hợp lý trong tổ chức giao thông và kịp thời khắc phục các điểm đen, các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ; tổ chức phân làn giao thông dành cho các loại xe ở các tuyến đường có đủ điều kiện; quy định thời gian, lộ trình lưu thông cụ thể đối với các loại xe chuyên dùng, xe tải nặng, hạn chế lưu thông vào giờ cao điểm, các đoạn đường, tuyến đường, nút giao có nguy cơ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Kiểm tra, rà soát để cải tạo kích thước hình học, mở rộng làn đường, cải tạo các nút thắt cổ chai, lắp đặt bổ sung các loại biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách.

đ) Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ tái lấn chiếm phạm vi hành lang an toàn giao thông đã giải tỏa, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý dự án của Trung ương triển khai các tiểu dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn quản lý.

Nâng cao trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban ngành chức năng về quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; quản lý vỉa hè, lòng đường. Xử lý dứt điểm không để phát sinh các điểm đấu nối trái phép vào đường bộ đang khai thác; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là các hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, tăng cường kiểm tra thi công các công trình trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

e) Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch cấp GPLX và lực lượng cán bộ, công chức, viên chức có chức trách thẩm quyền trong tổ chức giảng dạy, sát hạch cấp GPLX. Khắc phục những hạn chế, yếu kém và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người đăng ký học lái xe; tổ chức hậu kiểm về chất lượng đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng lái của người điều khiển phương tiện thủy nội địa. Ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức nối mạng giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý GPLX đối với đối tượng vi phạm luật giao thông, quản lý phương tiện; thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin quản lý giữa các Sở, ban ngành chức năng và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

g) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm người điều khiển phương tiện giao thông ngay tại bến xe, bến thuyền; kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, vi phạm thường xuyên các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm ATGT.

Tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết tình trạng xe chở quá tải, quá số người quy định, lái xe không có GPLX phù hợp với phương tiện đang điều khiển, xe đi vào đường cấm, giờ cấm, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn ATKT và BVMT; phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị hoặc thiếu dụng cụ nổi, dụng cụ cứu sinh theo quy định, thuyền viên và người lái không có bằng, chứng chỉ chuyên môn.

Xây dựng phương án kiểm soát, xử lý triệt để tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, rải đinh, vật nhọn trên đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

i) Đẩy mạnh các hoạt động chống tiêu cực trong thi hành công vụ đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT: Tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ - chiến sỹ lực lượng vũ trang, công chức, nhất là lực lượng trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, với người tham gia giao thông; Tăng cường công tác giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, công chức và lực lượng Thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT. Có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích và xử lý nghiêm kỷ luật các cá nhân, đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ; thường xuyên luân chuyển, thay đổi địa bàn quản lý của lực lượng thanh tra viên giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông đảm bảo theo quy định nhằm ngăn ngừa các tiêu cực.

k) Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức và củng cố hệ thống cấp cứu tại các tuyến, đảm bảo khả năng đáp ứng cấp cứu tai nạn giao thông nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm di chứng với nạn nhân tai nạn giao thông.

l) Thường xuyên rà soát, kịp thời kiện toàn, bổ sung thành viên Ban ATGT các cấp và nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả công tác của các thành viên đối với các hoạt động của Ban ATGT tỉnh theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông

a) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xe buýt để phát triển số lượng và chất lượng phương tiện công cộng, tiến tới từng bước giảm dần phương tiện cá nhân trong khu vực đô thị. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên, công nhân và nhân dân tham gia đi xe buýt, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông.

b) Tổ chức kiểm tra việc sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đậu xe 2 bánh để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, lòng đường cho xe chạy; xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

c) Rà soát lại quỹ đất công để ưu tiên bố trí quỹ đất giành cho các điểm giao thông tĩnh.

d) Xây dựng các Câu lạc bộ ATGT; các cụm dân cư không có người vi phạm trật tự an toàn giao thông, các tuyến đường tự quản, xanh sạch đẹp.

đ) Triển khai thực hiện các tiêu chí, giải pháp nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho cộng đồng; huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể cùng với các lực lượng chức năng tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự ATGT vào các giờ cao điểm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ kế hoạch này, triển khai, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đạt hiệu quả cao nhất. Định kỳ trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm, yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố Huế; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh biểu dương người tốt việc tốt, khen thưởng động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và phê phán, xử lý những hành vi cố tình vi phạm, coi thường kỷ cương pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

3. Các cơ quan, ban ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện cần gắn với việc đánh giá kiểm điểm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo vào đợt kiểm điểm, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, Đảng viên hàng năm.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính căn cứ kết quả thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động phong trào được giao, những công việc liên quan Kế hoạch này để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí hàng năm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với Thường trực Ban ATGT tỉnh để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.


PHỤ LỤC

TỔ CHỨC, PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 641/QĐ-UBND ngày 06 tháng 04 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

1

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông

 

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các đơn vị

Cấp ủy Đảng của các Sở, ban ngành và UBND các cấp

- UBMTTQ Việt Nam tỉnh.

- Các tổ chức chính trị - xã hội.

Nghị quyết và kế hoạch hành động

Quý II năm 2013

2

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông

2.1

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ mang lại hiệu quả cao; phải được thực hiện đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh; chú trọng đi sâu vào cụm dân cư, hộ gia đình.

- Xác định là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức và cá nhân.

- Ban ATGT tỉnh.

- Sở TT và TT.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Các Sở, ban ngành của tỉnh.

Kế hoạch triển khai chi tiết, cụ thể.

Từ tháng 4/2013 và triển khai thường xuyên, liên tục trong năm

2.2

Tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng tăng cường tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT; định hướng các báo, đài để tiếp tục duy trì, tăng số lượng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tất cả các loại hình báo chí đúng đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước; đa dạng hình thức tuyên truyền đề cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông, văn hóa giao thông nhằm huy động sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân cách làm hay, thiết thực, cũng như phê phán các biểu hiện thiếu trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

- Ủy ban MTTQ tỉnh.

- Ban ATGT tỉnh.

- Sở TT và TT.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Các Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể

Kế hoạch triển khai chi tiết

Từ tháng 4/2013 và triển khai thường xuyên, liên tục trong năm

2.3

- Tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị, ý thức về văn hóa giao thông và trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông; phát động phong trào ‘3 không và 3 có’; tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm, văn nghệ, tiểu phẩm, kịch ngắn, diễn đàn tư vấn, phiên tòa giả định... có liên quan về trật tự ATGT, thưc hiện nếp sống văn minh đô thị, ý thức cư xử đúng mục khi tham gia giao thông.

- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ của từng đoàn thể chính trị - xã hội và trong sinh hoạt tổ dân phố.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy.

- Ban ATGT tỉnh.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.

Kế hoạch, chương trình hành động triển khai chi tiết, cụ thể

Từ tháng 4/2013 và triển khai thường xuyên, liên tục

2.4

Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, về nếp sống của người dân đô thị, trách nhiệm của người dân với cộng đồng, với xã hội, nếp sống văn hóa giao thông, ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh nơi công cộng.

- Ban ATGT tỉnh

- Các Sở ban ngành.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.

- Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

Thường xuyên, liên tục

2.5

Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông đến với mọi người dân, nhất là bộ phận thanh thiếu niên; tập trung thực hiện các tin bài, phóng sự phản ảnh tình hình trật tự an toàn giao thông; mở chuyên mục “An toàn giao thông” đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt, lên án mạnh mẽ các hành vi cố ý vi phạm, coi thường pháp luật về trật lự an toàn giao thông.

- Sở Thông tin và Truyền thông.

- Trung tâm THVN tại Huế.

- Đài TRT.

- Báo TT.Huế.

- UBND các huyện, TX, TP.

- Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Công an tỉnh.

- Kế hoạch chi tiết, cụ thể

Quý II- III/2013 tổ chức triển khai thường xuyên, liên tục

2.6

- Đẩy mạnh giáo dục kiến thức an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong các trường học; tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc giáo dục học sinh tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan tổ chức quản lý, giáo dục học sinh trên địa bàn.

- Tuyên truyền và phát động phong trào giữ gìn trật tự ATGT trước cổng trường; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, nếp sống văn minh đô thị; hưởng ứng cuộc thi “Giao thông thông minh” trên internet; tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt.

- Xác định tiêu chí chấp hành pháp luật về trật tự ATGT là tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đại học Huế

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Ban ATGT tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Sở TT và TT.

- Sở VH, TT và DL

- Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện trong Quý II-III/2013; tổ chức thường xuyên, liên tục trong năm tiếp theo

2.7

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông phù hợp với từng thời điểm, tăng cường thực hiện các Pa nô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền tại các vị trí trọng điểm, khu vực dân cư, trên các trục giao thông chính, đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai các hoạt động tuyên truyền.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Ban ATGT tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Kế hoạch cụ thể theo từng cao điểm

Thường xuyên, liên tục trong năm

2.8

Đẩy mạnh tuyên truyển, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị; giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng; tổ chức sắp xếp, vận động nhân dân giữ gìn trật tự đường phố, kiên quyết xử lý tình trạng buôn bán lấn chiếm trái phép lòng lề đường; xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên về ATGT ở cấp cơ sở nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, kết hợp triển khai các đợt ra quân với các chủ đề cụ thể như: “Ngày chủ nhật xanh”, “Tuyến đường phố không rác”... để hưởng ứng “Năm An toàn giao thông”

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Ban ATGT tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Sở GTVT.

- Các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

- Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

Thường xuyên, liên tục

2.9

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ; Hội thi lái xe an toàn. Tăng cường kiểm tra chất lượng đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe;

- Đẩy mạnh tuyên truyền và phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền giáo dục pháp luật, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho lái phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe.

- Sở Giao thông Vận tải

- Ban ATGT tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Các cơ sở đào tạo lái xe.

- Các Doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

- Sở TT và TT.

- Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

- Quý II-Quý III/2013 và tổ chức thường xuyên, liên tục trong năm tiếp theo

2.10

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn lực lượng để mỗi cán bộ, chiến sỹ luôn thể hiện quyết tâm chính trị, nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm khi thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, chiến sỹ không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng với cách mạng với tinh thần vì nước quên thân - vì dân phục vụ, tích cực hưởng ứng công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2013 với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”.

- Mỗi cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân cần xác định trách nhiệm của người đại diện pháp luật trong kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, vừa là người chiến sỹ liên mặt trận tuyên truyền, giúp người dân xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.

- Công an tỉnh

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Sở Giao thông vận tải.

- Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

Thường xuyên, liên tục

3

Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng gia thông, nâng cao năng lực vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

 

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2020 và đến năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện theo quy hoạch giao thông phù hợp và đảm bảo với phát triển đô thị theo hướng bền vững.

- Phát triển hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, từng bước hiện đại; hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, vùng đô thị Thành phố, các Thị xã.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong việc đầu tư khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn huy động để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ, thường xuyên tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng mạng lưới giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

- Xây dựng Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm giao thông tĩnh để có kế hoạch ưu tiên quỹ đất đặc biệt tại khu vực đô thị; tập trung, nguồn lực đồng thời mở rộng chính sách xã hội hóa, kêu gọi đầu tư xây dựng một số bến xe đầu mối, bến xe du lịch đạt tiêu chuẩn.

- Giải quyết cơ bản về ùn tắc giao thông, phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông theo chỉ tiêu đã được Chính phủ đề ra từ 5 đến 10% so với năm trước.

- Sở Giao thông vận tải

- Các Sở, ban ngành của tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Ban ATGT tỉnh.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Quy hoạch

- Kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

- Hoàn thành Quy hoạch phát triển GTVT trong năm 2013

- Hoàn thành quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trong năm 2014

- Thường xuyên, liên tục trong năm

4

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông

4.1

- Tham mưu UBND tỉnh công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông và thực hiện chế độ báo cáo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các địa phương để tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết.

- Tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, tăng cường kỷ cương hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT, quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền và cá nhân về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.

- Ban An toàn giao thông tỉnh.

- Sở Giao thông vận tải.

- Công an tỉnh.

- Sở Nội vụ.

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

Thường xuyên, liên tục trong năm

4.2

- Xây dựng đề án quản lý hoạt động vận tải bằng Taxi trên địa bàn;

- Nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phương tiện giao thông; thường xuyên rà soát các phương tiện vận tải đã hết niên hạn sử dụng để công bố đến các đơn vị vận tải và chủ phương tiện.

- Nghiên cứu tổ chức giao thông đường bộ bảo đảm hợp lý, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông an toàn, thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải; rà soát, phát hiện và xử lý các bất hợp lý tổ chức giao thông, khắc phục các điểm đen, các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông; tổ chức phân làn giao thông dành cho các loại xe ở các tuyến đường có đủ điều kiện; hạn chế lưu thông vào giờ cao điểm, các đoạn đường, tuyến đường, nút giao có nguy cơ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

- Kiểm tra, rà soát để cải tạo kích thức hình học, mở rộng làn đường, cải tạo các nút thắt cổ chai, lắp đặt bổ sung các loại biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách.

- Sở Giao thông vận tải

- Ban ATGT tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Sở Khoa học và Công nghệ.

- Khu Quản lý đường bộ IV.

- Đề án

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

- Hoàn thành Đề án quản lý hoạt động taxi trong năm 2013;

- Triển khai thường xuyên, liên tục, tập trung xử lý các vấn đề bất hợp lý về tổ chức giao thông trong năm 2013-2015

4.3

- UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, ban ngành chức năng tăng cường quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; quản lý vỉa hè, lòng đường. Xử lý dứt điểm không để phát sinh các điểm đấu nối trái phép vào đường bộ đang khai thác; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nghiệm trong việc khắc phục các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, tăng cường kiểm tra thi công các công trình trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở GTVT.

- Ban ATGT tỉnh.

- Công an tỉnh.

- Các đơn vị QL đường bộ.

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

- Quý II/2013 và thực hiện thường xuyên, liên tục

4.4

- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch cấp GPLX và lực lượng cán bộ, công chức, viên chức có chức trách thẩm quyền trong tổ chức giảng dạy, sát hạch cấp GPLX. Khắc phục những hạn chế, yếu kém và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người đăng ký sát hạch cấp GPLX.

- Tổ chức hậu kiểm về chất lượng đào tạo, cấp giấy phép lái xe, cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng lái của thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy nội địa; thực hiện quy chế phối hợp cung cấp thông tin quản lý giữa các Sở, ban ngành chức năng và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm người điều khiển phương tiện giao thông ngay tại bến xe, bến thuyền; kiên quyết đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, vi phạm thường xuyên các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm ATGT.

- Tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết tình trạng xe chở quá tải, quá số người quy định, lái xe không có GPLX phù hợp với phương tiện đang điều khiển, xe đi vào đường cấm, giờ cấm, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn ATKT và BVMT; phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị hoặc thiếu dụng cụ nổi, dụng cụ cứu sinh theo quy định, thuyền viên và người lái không có bằng, chứng chỉ chuyên môn.

- Sở Giao thông vận tải.

- Công an tỉnh.

- Ban ATGT tỉnh.

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

Quý II-III/2013 và thực hiện Thường xuyên, liên tục trong năm

4.5

- Xây dựng phương án phương án kiểm soát, xử lý triệt tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, rãi đinh, vật nhọn trên đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

- Đẩy mạnh các hoạt động chống tiêu cực trong thi hành công vụ đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT; Tăng cường công tác giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, công chức và lực lượng Thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT; thường xuyên luân chuyển, thay đổi địa bàn quản lý của lực lượng thanh tra viên giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông đảm bảo theo quy định nhằm ngăn ngừa các tiêu cực.

- Công an tỉnh.

- Sở GTVT.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

Thường xuyên, liên tục trong năm (tập trung năm Kỷ cương công vụ 2013)

4.6

Thường xuyên rà soát, kịp thời kiện toàn, bổ sung thành viên Ban ATGT các cấp và nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả công tác của các thành viên đối với các hoạt động của Ban ATGT tỉnh theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ban ATGT tỉnh.

- Sở Nội vụ.

- Sở GTVT.

- Công an tỉnh.

 

Thường xuyên, liên tục

5

Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông

5.1

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xe buýt. Tổ chức tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên, công nhân và nhân dân tham gia đi xe buýt, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông.

- Tổ chức kiểm tra việc sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đậu xe 2 bánh để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, lòng đường cho xe chạy; xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

- Sở GTVT.

- Sở Tài chính.

- Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đại học Huế.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Công an tỉnh.

- Quy hoạch;

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

- Hoàn thành quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong năm 2013;

- Từ tháng 4/2013

5.2

- Rà soát lại quỹ đất công để ưu tiên bố trí quỹ đất giành cho các điểm giao thông tĩnh.

- Sở Tài nguyên - Môi trường.

- Sở Xây dựng

- UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Sở GTVT.

- Ban ATGT tỉnh.

- Kế hoạch

Năm 2013 - 2014

5.3

- Xây dựng các Câu lạc bộ ATGT, các cụm dân cư không có người vi phạm trật tự an toàn giao thông, các tuyến đường tự quản, xanh sạch đẹp.

- Triển khai thực hiện các tiêu chí, giải pháp nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho cộng đồng; huy động lực lượng các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể cùng với các lực lượng chức năng tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự ATGT vào các giờ cao điểm.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

- Sở VH, TT và DL.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.

- Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Kế hoạch, chương trình cụ thể

Triển khai từ tháng 5/2013; Thường xuyên, liên tục trong năm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 641/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch 38-KH/TU, Chỉ thị 18-CT/TW về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 641/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/04/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Cao
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/04/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản