Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/NQ-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐUỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG”
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ)
I. MỤC TIÊU
1. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 18-CT/TW).
2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, phấn đấu hàng năm kiềm chế, làm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ.
II. YÊU CẦU
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
2. Các cấp chính quyền phải coi công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, toàn diện; huy động được cả hệ thống chính trị tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, ưu tiên đầu tư phát triển phương tiện giao thông công cộng.
3. Rà soát, báo cáo sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 18-CT/TW.
4. Đảm bảo các điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Đề cao vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, chính quyền địa phương đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông
- Mục tiêu kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, giảm thiểu đến mức thấp nhất số người chết do tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông phải luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt và được xác định rõ trong chương trình công tác hàng năm và dài hạn của các Bộ, ngành, địa phương.
- Các Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công nhân viên.
2. Về phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng, công bố tiêu chí về “văn hóa giao thông” và có kế hoạch hướng dẫn thực hiện.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa chỉ đạo đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ, là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là tiêu chí để bình xét thi đua trong các tổ chức, đoàn thể.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, biểu dương gương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, ứng xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện; phối hợp phổ biến, hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông.
- Các báo, các đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương phải có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông. Đài truyền hình ở Trung ương và địa phương bố trí thời gian để phát sóng chương trình An toàn giao thông thích hợp, chú trọng vào buổi tối.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự, an toàn giao thông cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; chỉ đạo đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy chính khóa tại các cấp học. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành luật giao thông. Đưa việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá thi đua của các cơ sở giáo dục, đào tạo và là một tiêu chuẩn xét đạo đức, hạnh kiểm cuối năm của học sinh, sinh viên.
3. Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải
a) Các Bộ, ngành xây dựng Chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” đã được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) thông qua.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án "Huy động nguồn lực thực hiện các đột phá thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có các cơ chế đặc thù nhằm huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông"; đồng thời các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các chương trình dự án của Chiến lược này.
c) Bộ Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch giao thông theo vùng và từng địa phương trên cơ sở các quy hoạch giao thông chung đã được phê duyệt. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh tiến độ, chất lượng các công trình giao thông; quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tập trung xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như các tuyến giao thông chính, đường vành đai, các trục giao thông hướng tâm; ưu tiên phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, hầm, cầu vượt tại các đô thị.
- Xây dựng Đề án tổ chức kết nối các phương thức vận tải giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không để giảm tải hoạt động vận tải bằng đường bộ.
4. Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Các Bộ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo chức năng nhiệm vụ, chủ động đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì hoàn thành dự án tổng kết Luật giao thông đường thủy nội địa; tổng kết Luật đường sắt; sơ kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật giao thông đường bộ. Nghiên cứu xây dựng, ban hành các quy chuẩn, quy trình quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan hoàn thành dự án Luật bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
b) Quản lý phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và quản lý hoạt động vận tải
- Bộ Giao thông vận tải
+ Chủ trì xây dựng trình Chính phủ đề án hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông ở các đô thị lớn.
+ Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Đặc biệt là kiểm tra điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm định để bảo đảm phương tiện tham gia giao thông đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và phối hợp với chính quyền địa phương kiểm định và quản lý chặt chẽ phương tiện thủy nội địa.
+ Nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải tăng cường giám sát các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ô tô, sử dụng dữ liệu thông tin của thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải.
- Bộ Công an áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả việc "Xây dựng cơ sở dữ liệu đăng ký xe" để quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và Bộ Công thương tổ chức kết nối và trao đổi thông tin hệ thống cơ sở dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhằm quản lý thống nhất từ khâu nhập khẩu, sản xuất trong nước, đăng ký, đăng kiểm đến quá trình hoạt động của phương tiện.
- Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi quy định về lệ phí trước bạ đối với các trường hợp sang tên, di chuyển phương tiện đã đăng ký phù hợp với tình hình thực tế khi sang tên, di chuyển để chủ phương tiện thực hiện nghiêm túc việc sang tên, đổi chủ phương tiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với: tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm an toàn; các cảng, bến thủy nội địa cho tàu thuyền chở khách du lịch ra, vào đón trả khách trái quy định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không có đủ phao cứu sinh.
c) Tăng cường công tác tổ chức giao thông
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải và các đơn vị trực thuộc: rà soát, bổ sung, điều chỉnh hợp lý, đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ, tăng cường các biển báo điện tử; tiếp tục triển khai lắp đặt dải phân cách cứng giữa hai chiều xe chạy đối với các tuyến, đoạn tuyến có 4 làn xe trở lên; sử dụng dải phân cách mềm để tách phần đường, làn đường, tách dòng xe mô tô 2 bánh, xe thô sơ với dòng xe ô tô trên các tuyến đường có đủ điều kiện và có mật độ phương tiện giao thông lớn; rà soát, điều chỉnh tốc độ chạy tàu đường sắt đi qua một số thành phố lớn, khu vực đông dân cư, tồn tại nhiều đường ngang dân sinh nhưng chưa thực hiện được việc làm đường gom và hàng rào chắn ngăn cách.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch, phát triển đô thị; ngăn chặn việc quy hoạch, đô thị hóa tuyến quốc lộ, tuyến giao thông trọng điểm thành đường đô thị; nghiêm cấm việc cấp phép xây dựng các công trình nhà ở, khu công nghiệp... hai bên các tuyến tránh thành phố.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan quản lý đường bộ thường xuyên rà soát để phát hiện và xử lý kịp thời các “điểm đen” về tai nạn giao thông trên đường bộ, không để phát sinh thêm điểm đấu nối trái phép vào đường bộ, đường ngang trái phép; chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép. Trong thời gian chờ xóa bỏ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo tổ chức bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; nếu xét thấy mất an toàn thì phải cắm biển báo cấm đối với loại phương tiện cơ giới đó.
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa tăng cường thực hiện công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông trên đường thủy nội địa tại nơi có mật độ giao thông cao, luồng lạch khan cạn, nơi thi công các công trình có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa; kết hợp tổ chức điều tiết, khống chế đảm bảo giao thông với chống va trôi tại các vị trí cầu trọng điểm vào mùa mưa bão.
- Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm công trình giao thông; phối hợp chặt chẽ thực hiện tổ chức giao thông và điều khiển, hướng dẫn giao thông; phối hợp khảo sát, kiến nghị khắc phục những bất hợp lý trong tổ chức giao thông, những "điểm đen" về tai nạn giao thông. Khởi tố và đề nghị truy tố những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, không tổ chức khắc phục kịp thời những bất hợp lý trong tổ chức giao thông để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
d) Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn và quản lý lái xe
- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra nghiêm túc các cơ sở, trường, trung tâm đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch, công tác cấp giấy phép lái xe để đánh giá thực trạng toàn diện, khách quan về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe hiện nay.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức đánh giá kết quả công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ năm 1995 đến năm 2012, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2013.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức kết nối và trao đổi thông tin về vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lái xe với hệ thống cơ sở dữ liệu cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe, máy chuyên dùng.
đ) Thực hiện các giải pháp thiết lập trật tự, kỷ cương về trật tự, an toàn giao thông
- Bộ Công an chủ trì
+ Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát tăng cường và huy động các lực lượng theo quy định thực hiện việc tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình, quy định về an toàn giao thông đường sắt, xử lý vi phạm tại đường ngang. Tổ chức các tổ Cảnh sát phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông với Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự để kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi tụ tập, gây mất trật tự, an toàn giao thông, phòng chống đua xe trái phép và trấn áp tội phạm trên các tuyến giao thông, nhất là các quốc lộ trọng điểm và các đô thị.
+ Thực hiện Dự án "Xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm"; trước mắt, tập trung xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, trong nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.
+ Chỉ đạo tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm.
+ Triển khai các biện pháp mạnh, kiên quyết chấm dứt tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
+ Xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, quản lý đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ và cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
+ Phối hợp và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thông báo người có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông theo đúng quy định tại Công điện số 655/TTg-KTN ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ lộ trình xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông theo Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, nghiên cứu việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông qua tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
- Bộ Giao thông vận tải
+ Phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Chú trọng hoạt động vận tải hành khách, chỉ đạo đơn vị quản lý bến, bãi, nhà ga phối hợp với lực lượng công an tổ chức kiểm soát ngay tại nơi xuất bến đối với các phương tiện chở khách, ngay tại nơi kho, bãi, bến cảng đối với phương tiện vận tải hàng hóa; đình chỉ hoạt động kinh doanh vận tải khách đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và an toàn giao thông, các phương tiện giao thông không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện (đặc biệt là đối với xe ôtô mà người lái xe sử dụng rượu, bia).
+ Chỉ đạo các cơ quan quản lý đường sắt tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn giao thông đường sắt đối với đội ngũ nhân viên gác đường ngang, cầu chung đường bộ, đường sắt; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn trên các đoàn tàu, hệ thống đường ngang, cầu chung; hướng dẫn quy tắc an toàn giao thông đường sắt cho người được các địa phương bố trí cảnh giới tại các đường ngang. Triển khai thực hiện việc giám sát tự động 24/24h hoạt động của hệ thống thiết bị cảnh báo tự động, trước mắt tập trung thực hiện ở các khu vực có mật độ đường ngang sử dụng cảnh báo tự động cao.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên quan; đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa chưa đáp ứng quy định về an toàn, thoát hiểm.
- Bộ Y tế
+ Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức và củng cố hệ thống cấp cứu tại các tuyến đủ khả năng đáp ứng với cấp cứu tai nạn giao thông nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm di chứng với nạn nhân tai nạn giao thông.
+ Triển khai các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm và tại các tỉnh, thành phố có đường cao tốc đi qua.
e) Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ.
- Bộ Công an chủ trì
+ Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án "Đào tạo, phát triển lực lượng cảnh sát giao thông", báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế đặc thù, tăng cường biên chế cho cảnh sát giao thông đảm bảo đủ lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị, đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ" ban hành theo Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án "Tăng cường và hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ" ban hành theo Quyết định số 617/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án “Tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo, chế độ chính sách cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy ở Bộ Công an và 18 tỉnh, thành phố Nam Bộ” ban hành theo Quyết định số 1799/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo đề xuất việc điều chỉnh dự toán đầu tư phù hợp với tình hình để tiếp tục triển khai thực hiện.
Khẩn trương hoàn thành xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường sắt" và Đề án "Tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo, chế độ chính sách cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy khu vực phía Bắc và miền Trung".
- Căn cứ các đề án đã được phê duyệt và đề xuất dự toán hàng năm của Bộ Công an; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét ưu tiên bố trí vốn, kinh phí để thực hiện các đề án theo chức năng được giao, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách xã hội hóa việc đầu tư, xây dựng, vận hành các hệ thống giám sát, phát triển và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ bằng hình ảnh trên toàn quốc.
- Bộ Giao thông vận tải sơ kết, đánh giá việc thực hiện Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải" ban hành theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiếp tục việc triển khai thực hiện Đề án.
- Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ:
+ Tổ chức rà soát, bố trí, sắp xếp cán bộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định trong thực thi các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, thanh tra chuyên ngành nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
+ Phát động trong toàn lực lượng Công an nhân dân và toàn ngành Thanh tra giao thông phong trào "Nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng tư thế, tác phong vì nhân dân phục vụ".
+ Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra phòng ngừa và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là các lĩnh vực đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
+ Kịp thời khen thưởng các trường hợp có thành tích xuất sắc trong công tác; đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
5. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến giao thông trọng điểm.
a) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính rà soát các nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; có kế hoạch đề xuất lộ trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chưa hoàn thành theo quy định.
- Lập quy hoạch và tổ chức xây dựng các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe ngầm hoặc nhiều tầng.
- Ưu tiên xây dựng các cầu vượt nhẹ, hầm tại các nút giao thông trọng điểm, tạo giao cắt khác mức.
- Phối hợp sơ kết và tiếp tục triển khai hoàn thành kế hoạch lập lại trật tự, hành lang an toàn đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện việc tổng kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý hè phố, lòng đường đô thị; giao trách nhiệm cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp quận, phường và quy trách nhiệm đối với người đứng đầu trong việc quản lý hè phố, lòng đường đô thị; không để xảy ra tình trạng lấn chiếm và tái lấn chiếm.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đánh giá tác động việc thực hiện điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn trong thời gian qua. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thay đổi giờ làm việc, học tập, kinh doanh đảm bảo khoa học, hợp lý, hạn chế lưu lượng phương tiện để phân giãn phương tiện, người tham gia giao thông trong giờ cao điểm nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại của người dân.
b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì
- Tiếp tục đề xuất Chính phủ ban hành các giải pháp phòng ngừa ùn tắc giao thông tại các tuyến quốc lộ trọng điểm và các đô thị lớn.
- Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố.
c) Bộ Xây dựng
- Kiểm soát việc quy hoạch, phát triển đô thị dọc các tuyến quốc lộ; đề nghị đơn vị có thẩm quyền không cấp phép xây dựng các công trình nhà ở, công trình công cộng và khu công nghiệp nằm trong phạm vi giới hạn giao thông đường bộ và giao thông đô thị.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xây dựng lộ trình di dời ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố một số cơ quan hành chính, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp, giai đoạn 2015 - 2022. Địa điểm các cơ quan, đơn vị đã di dời không được xây dựng nhà cao tầng hoặc siêu thị, chỉ sử dụng vào mục đích phúc lợi công cộng. Tại Trung tâm đô thị, chỉ còn một số cơ quan hành chính sự nghiệp quan trọng, các trường trọng điểm và các bệnh viện cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu; ưu tiên dành tỷ lệ quỹ đất cho hoạt động giao thông theo quy hoạch được phê duyệt. Khi phát triển khu đô thị mới phải đảm bảo đảm dành đủ 16% đến 26% quỹ đất cho hoạt động giao thông.
d) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải bố trí, huy động nguồn lực triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.
đ) Bộ Công an triển khai dự án hiện đại hóa các trung tâm thông tin chỉ huy; thực hiện tốt việc hướng dẫn, điều hòa giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.
e) Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng phạm vi phát sóng Chương trình VOV giao thông.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết việc thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ và các kế hoạch, đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã và đang được thực hiện trong thời gian qua; xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình hành động này.
2. Đề nghị các cấp ủy đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông.
3. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ, ngành có liên quan giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ./.
- 1Công văn 975/DS-TTCN phối hợp bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm cảnh giới đường ngang do Đường sắt Việt Nam ban hành
- 2Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới do Bộ Chính trị ban hành
- 3Nghị quyết 25-NQ/TW năm 2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Công văn 493/BTC-PC năm 2014 thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công điện 25/CĐ-UBATGTQG năm 2015 về khắc phục tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè trái quy định và ngăn ngừa những nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia điện
- 6Công văn 573/TTg-KTN năm 2016 về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng công trình cấp bách giảm ùn tắc giao thông của thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 9759/VPCP-CN năm 2020 nghiên cứu, đánh giá về tình trạng giao thông ùn tắc tại một số đô thị lớn của cả nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Quyết định 334/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 6Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP về việc từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do Chính phủ ban hành
- 8Luật giao thông đường bộ 2008
- 9Quyết định 1799/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án “tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo, chế độ chính sách cho lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy ở Bộ Công an và 18 tỉnh, thành phố Nam bộ” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người
- 11Quyết định 321/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 14Công điện 655/CĐ-TTg tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông do Thủ tướng Chính phủ điện
- 15Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 16Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 17Công văn 975/DS-TTCN phối hợp bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm cảnh giới đường ngang do Đường sắt Việt Nam ban hành
- 18Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới do Bộ Chính trị ban hành
- 19Nghị quyết 25-NQ/TW năm 2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 20Công văn 493/BTC-PC năm 2014 thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 do Bộ Tài chính ban hành
- 21Công điện 25/CĐ-UBATGTQG năm 2015 về khắc phục tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè trái quy định và ngăn ngừa những nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia điện
- 22Công văn 573/TTg-KTN năm 2016 về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng công trình cấp bách giảm ùn tắc giao thông của thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Công văn 9759/VPCP-CN năm 2020 nghiên cứu, đánh giá về tình trạng giao thông ùn tắc tại một số đô thị lớn của cả nước do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 24Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
Nghị quyết 30/NQ-CP năm 2013 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 30/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 01/03/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra