- 1Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 3Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 5Nghị định 79/2003/NĐ-CP Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 6Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 7Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Quyết định 414/TCCP-VC năm 1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính do Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2004/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 20 tháng 9 năm 2004 |
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-TTg ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ công chức, xã, phường, thị trấn;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 859/NV ngày 13 tháng 9 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là công chức cấp xã).
Điều 2: Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2004. Các quy định trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định này thi hành./.
Nơi nhận: | TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 9 năm 2004 của UBND tỉnh)
2. Việc tuyển dụng công chức cấp xã bằng hình thức xét tuyển chỉ được thực hiện đối với các xã ở vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngủ cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số khi được UBND tỉnh cho phép.
3. Những người có học vị tiến sĩ, thạc sĩ; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu cần tuyển được tuyển dụng vào công chức cấp xã không phải qua thi tuyển, xét tuyển;
4. Những đối tượng hiện đang công tác là viên chức sự nghiệp, viên chức trong các doanh nghiệp nhà nước đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, có nguyện vọng làm công chức cấp xã được tuyển dụng theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải theo đúng số lượng quy định của UBND tỉnh.
Điều 3: Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, dân chủ và đảm bảo chất lượng; mọi công dân có đủ điều kiện đều được tuyển vào làm công chức cấp xã;
UBND các huyện, thành phố phải niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và thông báo ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, xét tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng (3 lần) về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi tuyển, xét tuyển theo quy định tại
Điều 4: Hội đồng thi tuyển, xét tuyển:
1. UBND các huyện, thành phố được thành lập Hội đồng thi tuyển, xét tuyển cho mỗi một kỳ thi tuyển, xét tuyển và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
2. Hội đồng thi tuyển, xét tuyển được phép sử dụng con dấu của UBND huyện, thành phố trong thời gian hoạt động;
3. Phòng Tổ chức – Xã hội các huyện, thành phố là cơ quan thường trực của Hội đồng thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã;
4. Thành phần của Hội đồng thi tuyển, xét tuyển có từ 5 đến 7 người, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thi tuyển, xét tuyển là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thành phố;
- Phó chủ tịch Hội đồng thi tuyển, xét tuyển là Trưởng phòng Tổ chức – Xã hội huyện, thành phố;
- Thư ký Hội đồng thi tuyển, xét tuyển là công chức phụ trách công tác cán bộ, chính quyền cơ sở của phòng Tổ chức – Xã hội;
- Một số Lãnh đạo các phòng, ban là uỷ viên.
Điều 5: Điều kiện và hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển:
1. Người dự thi tuyển, xét tuyển để tuyển vào công chức cấp xã phải có đủ các điều kiện sau:
+ Là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, tự nguyện làm đơn xin thi tuyển, xét tuyển;
+ Tuổi đời từ 18 đến 35 tuổi khi tuyển dụng;
+ Có lý lịch rõ ràng, có đủ tiêu chuẩn và các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
+ Có đầy đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ được giao;
+ Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
2. Hồ sơ xin dự thi tuyển, xét tuyển bao gồm:
+ Đơn dự thi tuyển, xét tuyển;
+ Bản khai lý lịch do cơ quan có thẩm quyền xác nhận (chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan bố mẹ, người dự thi tuyển, xét tuyển).
+ Bản sao giấy khai sinh;
+ Các văn bằng chứng chỉ theo quy định (bản sao có công chứng);
+ Phiếu sức khoẻ có xác nhận của Trung tâm Y tế huyện, thành phố;
+ 03 phong bì có dán tem ghi rỏ địa chỉ người nhận, 2 ảnh cỡ 4 x 6. Hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển của cá nhân bỏ vào phong bì riêng.
Mục 1: NỘI DUNG THI, ĐIỂM ƯU TIÊN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Điều 6: Nội dung và hình thức thi:
1. Nội dung thi: Nghiệp vụ hành chính nhà nước.
2. Hình thức thi: Thi viết và thi vấn đáp
a. Nội dung thi viết:
- Luật tổ chức HĐND – UBND năm 2003;
- Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi bổ sung năm 2003, Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
- Nghị định 114/2003/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2004/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao đông thương binh và Xã hội;
- Nghị định số 79/2003/NĐ-CP về thực hiện Quy chế dân chủ ở xã;
- Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Soạn thảo một văn bản hành chính nhà nước: Quyết định, chỉ thị, công văn.
Thời gian làm bài thi viết: 120 phút (không kể thời gian chép đề)
b. Nội dung thi vấn đáp:
- Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức nhà nước, gồm: Nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu hiểu biết, yêu cầu trình độ các ngạch: Chuyên viên, cán sự, chuyên viên văn thư ban hành theo Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ);
- Tỉnh hình kinh tế - văn hoá – xã hội – an ninh quốc phòng và xây dựng chính quyền ở địa phương (huyện, xã).
Thời gian thi vấn đáp: 30 phút (chuẩn bị 15 phút, trả lời 15 phút);
- Đề thi viết, đề thi vấn đáp và đáp án, thanh điểm do Sở Nội vụ chuẩn bị;
- Mỗi kỳ thi phải có ít nhất 02 đề thi viết cho mỗi ngạch thi để Chủ tịch Hội đồng thi bốc thăm 01 đề.
Điều 8: Cách tính điểm và trúng tuyển:
- Mỗi phần thi (viết, vấn đáp) chấm điểm theo thang điểm 10;
- Phần thi viết tính hệ số 2, thi vấn đáp hệ số 1;
- Người trúng tuyển là người có điểm mỗi phần thi từ 5 (năm) điểm trở lên (chưa tính hệ số), tổng số điểm 2 phần thi là 15 điểm trở lên (chưa kể điểm ưu tiên) và được lấy từ người có tổng số điểm (đã cộng điểm ưu tiên) từ trên xuống cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển dụng. Trường hợp hai hay nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở những chỉ tiêu cuối cùng được tuyển dụng thì ưu tiên theo thứ tự: Người đã làm việc hợp đồng, người có hộ khẩu thường trú ở địa phương đó, người có tuổi cao hơn;
- Không bảo lưu điểm đã thi cho kỳ thi sau.
Điều 9: Điểm ưu tiên trong thi tuyển:
1. Người dân tộc thiểu số, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 03 điểm;
2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh được cộng 02 điểm;
3. Người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 02 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; người ở đồng bằng tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công 01 điểm;
Người dự tuyển có nhiều ưu tiên thì được cộng điểm ưu tiên cao nhất.
Mục 2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG THI TUYỂN VÀ CÁC BAN COI THI, CHẤM THI
I. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG THI TUYỂN:
Điều 10: Hội đồng thi tuyển có nhiệm vụ và quyền hạn
- Niêm yết công khai và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức thi và kế hoạch tổ chức thi tuyển; thể lệ thi, quy chế thi; tiêu chuẩn và điều kiện dự thi tuyển; nội dung thi, hình thức thi, thời gian và địa điểm thi, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ, lệ phí thi tuyển và xét tuyển;
- Hướng dẫn hồ sơ cần thiết của người dự thi, các tài liệu nghiên cứu, tham khảo trước khi thi cho người dự thi (gọi là thí sinh);
- Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi và chỉ đạo ban coi thi, Ban chấm thi thực hiện đúng theo quy chế;
- Nhận và xem xét hồ sơ, các đơn dự thi, lập danh sách những người có đủ điều kiện tham gia thi;
- Tổ chức sao, in đề thi cho mỗi kỳ thi;
- Lập danh sách kết quả thi bao gồm điểm thi viết (hệ số 2), điểm thi vấn đáp (hệ số 1) và điểm ưu tiên; đồng thời thông báo kết quả thi cho thí sinh;
- Tổ chức phúc tra kết quả thi nếu thí sinh khiếu nai;
- Báo cáo kết quả thi lên Chủ tịch UBND huyện, thành phố để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả thi.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên Hội đồng thi tuyển:
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
+ Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi quy định tại Điều 10 của Quy chế này và chỉ đạo quá trình thi;
+ Quyết định thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi và chỉ đạo thành viên của các ban này;
+ Chọn đề thi, bốc thăm và tổ chức sao in đề thi đúng quy chế;
+ Bàn giao đề thi đã sao in cho Trưởng ban coi thi trước lúc thi;
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng thi;
+ Thông báo kết quả thi cho thí sinh theo quy định tại Điều 10.
2. Phó chủ tịch Hội đồng thi:
+ Giúp Chủ tịch Hội đồng thi chuẩn bị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi và điều hành công việc do Chủ tịch Hội đồng thi phân công;
+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra quá trình coi thi, chấm thi;
+ Cùng với Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và công bố kết quả thi;
+ Đề xuất danh sách và dự kiến phân công nhiệm vụ cho các Uỷ viên Hội đồng thi.
3. Các Uỷ viện Hội đồng thi thực hiện nhiệm vụ do do Chủ tịch Hội đồng thi phân công cụ thể.
4. Thư ký Hội đồng thi, giúp Chủ tịch hội đồng thi:
+ Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của người xin dự thi;
+ Tổ chức, hướng dẫn cho thi sinh ôn tập trước khi thi;
+ Chuẩn bị các tài liệu cho Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
+ Tổ chức việc thu nhận bài thi và tài liệu có liên quan; đánh mã phách, cát phách bài thi và làm thủ tục chuyển giao cho Ban chấm thi;
+ Thu nhận các bài chấm thi, khớp phách, lập bảng điểm và lập danh sách kết quả thi.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN COI THI
- Ban coi thi có trách nhiệm giúp Hội đồng thi tổ chức cho người coi thi (gọi là giám thị) làm việc và giám sát, kiểm tra việc thi của thí sinh.
- Ban coi thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức sắp xếp và phân công giám thị tại các phòng thi và giám thị biên (bốc thăm);
+ Thực hiện đúng nội quy phòng thi;
+ Kiểm tra thẻ dự thi và các điều kiện để đảm bảo tốt kỳ thi;
+ Phân phát đề thi cho thí sinh theo đúng nội quy;
+ Thu bài thi của thí sinh;
+ Giải quyết các trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi, lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét giải quyết.
Điều 13: Các thành viên Ban coi thi:
1. Trưởng ban coi thi:
+ Tổ chức chỉ đạo Ban coi thi thực hiện tốt nhiệm vụ của ban coi thi quy định tại Điều 12 của quy chế này;
+ Tổ chức bốc thăm các giám thị tại các phòng thi, giám thị biên trước lúc thi;
+ Nhận, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi cho giám thị phòng thi theo đúng quy chế;
+ Tại đình chỉ việc coi thi của giám thị hoặc tạm đình chỉ việc thi của thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm quy chế, nội quy thi và báo cáo ngay với CHủ tịch Hội đồng thi để xem xét quyết định;
+ Tổ chức tập hợp bài thi của thí sinh để bàn giao cho thư ký Hội đồng thi theo đúng thủ tục.
2. Giám thị trong phòng thi:
+ Kiểm tra thẻ dự thi (hoặc chứng minh thư) của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng nơi quy định theo số báo danh;
+ Phổ biến nội quy thi cho các thí sinh;
+ Phát giấy thi và ký vào giấy thi theo đúng quy định;
+ Nhận đề thi, đọc và chép chính xác đề thi lên bảng hoặc phát đề thi cho từng thí sinh;
+ Thực hiện nhiệm vụ coi thi trong phòng thi theo đúng quy định;
+ Thu nhận bài thi và nội cho Trưởng ban coi thi;
3. Gián thị biên:
+ Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi;
+ Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, lập biên bản những giám thị trong phòng thi hoặc thí sinh vi phạm quy chế khi ở ngoài phòng thi và báo cáo ngay với Trưởng ban coi thi để giải quyết;
+ Không được vào trong phòng thi.
III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤM THI:
- Ban chấm thi có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức và thực hiện việc chấm thi theo đúng quy chế.
- Ban chấm thi có nhiệm vụ:
+ Tổ chức trao đổi, thảo luận thống nhất đáp án, thang điểm đã được quy định trước khi chấm thi;
+ Tổ chức bố trí người chấm thi viết, thi vấn đáp bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi viết, mỗi bàn thi vấn đáp phải có hai người chấm thi (bốc thăm);
+ Nhận và phân chia bài thi của thí sinh cho các giám khảo chấm điểm;
+ Bàn giao chấm thi và kết quả chấm thi viết, kết quả điểm thi vấn đáp của từng thí sinh cho thư ký Hội đồng thi;
+ Khi phát hiện bài thi của thí sinh vi phạm quy chế thi, lập biên bản những trường hợp đó và báo cáo với Hội đồng thi xem xét giải quyết;
+ Giữ gìn bí mật kết quả điểm thi;
+ Tổ chức phúc tra bài thi theo yêu cầu của Hội đồng thi.
Điều 15: Các thành viên Ban chấm thi:
1. Trưởng ban chấm thi :
+ Tổ chức bốc thăm các thành viên của ban chấm thi;
+ Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban chấm thi quy định ở điều 14 quy chế này, kiểm tra công việc của người chấm thi (gọi là giám khảo);
+ Quyết định điểm thi khi các giám khảo cho điểm chênh lệch;
+ Tổng hợp kết quả thi của thía sinh, bàn giao kết quả chấm thi cho Thư ký Hội đồng thi.
2. Giám khảo:
+ Chấm điểm các bài thi viết, thi vấn đáp bảo đảm nghiêm túc, chính xác theo đúng thang điểm của đáp án;
+ Báo cáo các dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý;
+ Mỗi bài thi được hai giám khảo chấm độc lập và trao đổi thống nhất cho điểm cuối cùng. Nếu điểm của hai giám khảo chênh lệch một điểm trở xuống thì cộng lại chia trung bình, nếu chênh lệch trên một điểm thì trao đổi để thống nhất. Nếu không thống nhất thì chuyển kết quả đó lên Trưởng ban chấm thi giải quyết.
1. Trước ngày thi một ngày, các phòng thi phải được đánh số thứ tự, niêm yết danh sách các thí sinh trước phòng thi.
2. Phải niêm yết ngoài phòng thi các thông tin cần thiết cho thí sinh biết như: Danh sách thí sinh phòng thi, sơ đồ phòng thi, nội quy thi, thời gian thi...
Điều 17: Hội đồng thi tổ chức lễ khai mạc kỳ thi, nếu số lượng thí sinh đông thì có thể tổ chức lề khai mạc từ ngày hôm trước.
1. Mỗi phòng thi có hai giám thị và có một giám thị biên;
2. Giám thị không được coi thi ở phòng thi có người thân thích là anh, chị, em ruột, con đẻ, con dâu, con rể của mình là thí sinh;
3. Giám thị biên được giao nhiệm vụ giám sát bên ngoài phòng thi.
4. Giám thị phòng thi chỉ được mở bì đựng đè thi khi có hiệu lệnh. Trước khi mở đề thi, giám thị phòng thi mời 2 thí sinh chứng kiến đề thi được niêm phong;
5. Giám thị phòng thi đọc và viết chính xác đề thi lên bảng hoặc phát đề thi cho các thí sinh;
6. Giám thị phòng thi không được giải thích đề thi hoắc trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong phòng thi.
7. Hết giờ thi, giám thị phòng thi có nhiệm vụ:
- Yêu cầu thí sinh nộp bài thi;
- Kiểm tra số lượng bài thi đã nộp, chữ ký của thí sinh;
- Làm thủ tục nộp bài thi cảu thí sinh, đề thi đã sử dụng, chưa sử dụng và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng ban coi thi.
Mục 1. ĐIỂM ƯU TIÊN TRONG XÉT TUYỂN VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Điều 19: Điểm ưu tiên trong xét tuyển;
1. Người dân tộc thiểu số; Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 03 điểm;
2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh được cộng 02 điểm;
3. Người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đôi viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 02 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ, người ở đồng bằng tình nguyện lên làm việc từ 5 năm trở lên ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cộng 01 điểm.
Người dự tuyển có nhiều ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất.
Điều 20: Cách tính điểm và trúng điểm:
- Tổng số điểm của thí sinh dự xét tuyển là điểm trung bình kết quả học tập rèn luyện ở trường của toàn khoá học nhân 3 lần rồi cộng với điểm ưu tiên;
- Người trúng tuyển là người có số điểm (đã cộng điểm ưu tiên) lấy từ trên xuống dưới cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển dụng. Trường hợp hai hay nhiều người có số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển dụng thì ưu tiên theo thứ tự: Người đã hợp đồng, người có hộ khẩu thường trú ở địa phương đó và người có tuổi cao hơn.
Mục 2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN
Điều 21: Hội đồng xét tuyển có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Niêm yết công khai và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ít nhất 30 ngày trước ngày tổ chức xét tuyển về kế hoạch tổ chức xét tuyển; tiêu chuẩn và điều kiện dự xét tuyển; thời gian và địa điểm nộp hồ sơ;
- Hướng dẫn hồ sơ cần thiết của người dự xét tuyển;
- Nhận và xem xét hồ sơ, các đơn dự xét tuyển, lập danh sách những người đủ điều kiện và không đủ điều kiện tham dự xét tuyển;
- Thực hiện tính điểm cho từng hồ sơ thí sinh dự xét tuyển theo quy định tại Điều 20;
- Lập danh sách kết quả xét tuyển và thông báo cho thí sinh về kết quả xét tuyển;
- Báo cáo kết quả thi lên Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định kết quả xét tuyển.
Mục 3. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ XÉT TUYỂN
1. Chủ tịch Hội đồng xét tuyển chủ trì Hội đồng xét tuyển gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các thành viên Hội đồng xét tuyển.
2. Thư ký Hội đồng xét tuyển báo cáo trước Hội đồng:
- Số lượng hồ sơ của người dự xin xét tuyển;
- Số lượng hồ sơ của người dự xin xét tuyển không đạt điều kiện, tiêu chuẩn quy định (nêu rỏ từng hồ sơ);
- Số lượng hồ sơ của người dự xin xét tuyển đạt điều kiện, tiêu chuẩn quy định (nêu rỏ từng hồ sơ);
- Danh sách người dự xin xét tuyển đạt điều kiện, tiêu chuẩn quy định và tổng số điểm của từng người dự xét tuyển.
3. Các thành viên Hội đồng xét tuyển kiểm tra hồ sơ, kết quả điểm của từng người dự xét tuyển và biểu quyết thông qua biên bản xác nhận kết quả về số lượng hồ sơ và tổng số điểm của từng người dự xét tuyển (có danh sách cụ thể kèm theo).
4. Chủ tịch Hội đồng xét tuyển báo cáo kết quả xét tuyển lên Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định công nhận kết quả xét tuyển.
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC VÀ TẬP SỰ, BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH
Điều 23: Sau khi Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển, Chủ tịch UBND huyện, thành phố báo cáo kết quả thi tuyển, xét tuyển và danh sách người trúng tuyển về Sở Nội vụ thẩm định, có ý kiến thoả thuận bằng văn bản, sau đó Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra quyết định tuyển dụng cho từng công chức.
Mục 2. TẬP SỰ, BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH
Điều 24: Thời gian tập sự cho người được tuyển dụng lần đầu vào công chức cấp xã là 6 tháng đối với tất cả các ngạch;
Thời gian tập sự được tính từ ngày được tuyển dụng chính thức vào công chức cấp xã. Đối với những người đã hợp đồng làm việc mà sau khi thi tuyển hoặc xét tuyển được tuyển dụng chính thức vào công chức cấp xã thì thời gian làm hợp đồng được tính vào thời gian tập sự;
Thời gian tập sự không được tính vào thời gian được xét nâng lương.
Điều 25: Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển và các quyền lợi khác như công chức cấp xã. Đối với những trường hợp người đào tạo có trình độ Cao đẳng thì được hưởng 85% lương bậc 02 ngạch cán sự; có trình độ đào tạo Thạc sĩ thì được hưởng 85% lương bậc 02, có trình độ đào tạo Tiến sĩ thì được hưởng 85% lương bậc 03 ngạch chuyên viên;
Những người được tuyển thẳng (không qua thi tuyển, xét tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 1) và những người được tuyển dụng từ nơi khác đến làm việc tại các xã miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong; đội viên trí thức trẻ tình nguyện; thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển và được hưởng phụ cấp, chính sách ưu đãi theo quy định chung.
Điều 26: Nội dung để người tập sự thực hiện gồm:
- Học tập nghĩa vụ của công chức quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính Phủ;
- Học tập và nắm một cách có hệ thống về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành và của cơ quan được vào làm việc;
- Học tập nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; chức năng, yêu cầu của công việc sẽ được phân công;
- Học tập các chế độ chính sách và quy định liên quan đến công việc của cơ quan;
- Học tập cách giao tiếp, tập làm và giải quyết công việc của ngạch công chức sẽ đảm nhiệm và các nhiệm vụ khác được phân công.
Điều 27: Hướng dẫn tập sự và đánh giá kết quả tập sự:
1- Chủ tịch UBND cấp xã cử 01 cán bộ, công chức có khả năng để hướng dẫn, giúp đỡ người tập sự trong thời gian tập sự. Người hướng dẫn tập sự được hưởng 0,1 mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn (phụ cấp này không tính để đóng góp bảo hiểm xã hội);
2- Hết thời gian tập sự, người tập sự làm bản tự kiểm điểm quá trình tập sự theo nội dung sau:
+ Phẩm chất đạo đức; chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan;
+ Kết quả công việc được giao;
+ Những sáng kiến (nếu có);
+ Các hoạt động khác;
3- Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức. Hồ sơ đề nghị gồm có:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm vào ngạch công chức;
+ Bản tự kiểm điểm của người tập sự;
+ Báo cáo đánh giá nhận xét của người hướng dẫn tập sự, có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã;
+ Xác nhận của ngành dọc chuyên môn cấp huyện đối với người tập sự.
- Nếu người tập sự đạt yêu cầu của ngạch thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức đó và xếp lương bậc 01 của ngạch (đối với những trường hợp có trình độ đào tạo Cao đẳng thì được xếp lương bậc 01 của ngạch cán sự; có trình độ đào tạo Thạc sĩ thì được xếp lương bậc 02, có trình độ đào tạo Tiến sĩ thì được xếp lương bậc 03 ngạch chuyên viên);
- Trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu của ngạch thì Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị UBND huyện, thành phố huỷ bỏ quyết định tuyển dụng và thực hiện chính sách theo Điều 29 của quy chế này.
Điều 29: Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự trong các trường hợp sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ;
2. Bị xử lý kỹ luật từ cảnh cáo trở lên;
Người tập sự khi vi phạm 1 trong 2 trường hợp trên đây thì Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thành phố huỷ bỏ quyết định tuyển dụng sau khi có văn bản thoả thuận của Sở Nội vụ. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng thì được cơ quan tuyển dụng công chức trợ cấp 1 tháng lương tối thiểu.
- Sở Nội vụ thực hiện việc thẩm định đề án và kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển. Trường hợp Hội đồng thi tuyển, xét tuyển thực hiện không đúng quy trình các điều khoản trong bản quy chế này thì bị huỷ bỏ kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Đơn vị, cá nhân nào vi phạm quy chế tuyển dụng, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỹ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp thì UBND các huyện, thành phố phản ánh về UBND tỉnh xem xét (qua Sở Nội vụ) để kịp thời bổ sung, sửa đổi./.
- 1Quyết định 77/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 9 của Quy chế kèm theo Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 218/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 2604/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 09/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Quyết định 16/2013/QĐ-UBND
- 1Thông tư liên tịch 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 3Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 5Nghị định 79/2003/NĐ-CP Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 6Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 7Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 10Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 11Quyết định 414/TCCP-VC năm 1993 về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính do Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 77/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 9 của Quy chế kèm theo Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 13Quyết định 218/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 2604/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 14Quyết định 09/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Quyết định 16/2013/QĐ-UBND
Quyết định 62/2004/QĐ-UB về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 62/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phan Lâm Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/09/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực