Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 03/2004/TT-BNV

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2004

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 114/2003/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊTRẤN.

Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Nội vụ;

Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định sô114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sauđây:

1.1. Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ(nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thưchỉ bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã);

1.2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân,

1.3. Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

1.4. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

2. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã) gồm có các chức danh sau đây:

2.1. Chỉ huy trưởng quân sự;

2.2. Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);

2.3. Văn phòng - Thống kê;

2.4. Tư pháp - Hộ tịch;

2.5. Địa chính - Xây dựng;

2.6. Tài chính - Kế toán;

2.7. Văn hoá - Xã hội.

II. THỰC HIỆN QUY CHẾ, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC.

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng Quy chế làm việc giữa Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị ở co sở để phối hợp trong lãnh đạo, quản lý điều hành và vận động nhân dân theo trách nhiệm vụ chính trị của địa phương.

2. Cán bộ, công chức cấp xã có trách nhiệm thực hiệnQuy chế làm việc trong khi giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương, những công việc liên.quan trực tiếp đến quyền,lợi ích hợp pháp của nhân dân và vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

3. Chế độ làm việc của cán bộ, công chức cấp xã;

3.1. Cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chế độ làmviệc 8 giờ một ngày, 40 giờ một tuần;

3.2. Thực hiện chế độ thường trực tại trụ sở Uỷ bannhân dân cấp xã trong các ngày lễ, tết, và ngày nghỉ theo quy định của Uỷban nhân dân các cấp.

III. NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ KHÔNG ĐƯỢC LÀM

1. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã đã thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư thì không được tham gia các hoạt động nêu trên trong thời hạn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày được bầu giữ chức vụ hoặc đượctuyển dụng vào công chức.

2. Những người được bầu giữ chức vụ Bí thư đảng uỷ,Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ bannhân dân tại đơn vị mà vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình đang làm công việc Tài chính, kế toán. Địa chính - Xây dựng thì Uỷban nhân dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện có kế hoạch bố trílại công chức nói trên tại xã hoặc điều động tới làm việc ở đơn vị khác trong thời gian chậm nhất là 06 tháng kể từ khi giữ chức vụ bầu cử.

IV. TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã do Uỷ ban nhân dâncấp huyện thực hiện theo đúng Quy chế tuyển dụng của Uỷ ban nhân dân cấptỉnh.

2. Quy chế tuyển dụng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cầnquy định cụ thể toàn phần Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã, quy trìnhthủ tục, cách thức tiến hành thi tuyển (hoặc xét tuyển) yêu cầu đảm bảocông khai về tiêu chuẩn, đối tượng, số lượng người cần tuyển, thủ tục,hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ, lệ phí thi tuyển, công tác thẩm định và côngbố kết quả trúng tuyển.

3. Việc xét tuyển công chức cấp xã chỉ được áp dụngtrong trường hợp đối với các xã ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới,hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcvùng dân tộc thiểu số.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, căn cứ vào quyết định tuyển dụng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, bố trí sử dụng công chức cấp xã, cử cán bộ, công chức hướng dẫn trong thời gian tập sự là 06 tháng để người tập sự làm đúng; chức trách nhiệm vụ của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và inh thần trách nhiệmtrong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và phẩm chất đạo đức lối sống.

Hết thời gian tập sự, người tập sự viết báo cáo kết quả, người hướng dẫn có bản nhận xét đối với người tập sự. Uỷ ban nhândân cấp xã lấy ý kiến bằng văn bản của phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hòn chỉnh hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét,quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, nếu không đủ điều kiện thìquyết định cho thôi việc.

V. THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT

1. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã do cơquan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức quyết định theo quy trình; Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức cấp xã xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện quyết định..Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện quyết định kỷ thuật cán bộ, công chức cấp xã theo phân cấp quản lýcán bộ, công chức của địa phương.

2. Thành phần và quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng kỷ luật cấp xã do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp tỉnh quy định.

VI. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1. Căn cứ các nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã đã được quy định tại chương VI, Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Uỷ ba nnhân dân các cấp thực hiện báo cáo thống kê hàng năm về số lượng, chất lượng, kết quả bố trí, sử dụng hồ sơ, phiếu quản lý nhân sự cán bộ, côngchức cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ để thống nhất trong cả nước.

2. Hàng năm Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cấp trên trực tiếp để xây dựng và thực hiện chươngtrình thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng, việc thực hiện chế độchính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã.

3. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan đếncông tác tổ chức, cán bộ, công chức cấp xã của Uỷ ban nhân dân các cấpthực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo.

4. Cuối năm, cán bộ, công chức cấp xã kiểm điểm theo 3 nội dung phẩm chất chính trị: hoàn thành nhiệm vụ được giao; ý thức tổchức kỷ luật và đạo đức lối sống đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cấp xã theo 3 loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăngCông báo.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Nghị định số114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức,xã, phường, thị trấn và Thông tư này để hướng dẫn thực hiện cho phù hợp tình hình cụ thể của địa phương quá trình thực hiện có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để hướng dẫn bổ sung.

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ




Đỗ Quang Trung

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 03/2004/TT-BNV
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 16/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Đỗ Quang Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 9
  • Ngày hiệu lực: 27/02/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản