Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60 /2013/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 08 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Căn cứ Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 173/TTr-SNV ngày 07 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị sự nghiệp; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TRÁCH NHIỆM, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐƯỢC GIAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60 /2013/QĐ-UBND ngày 08 /11/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu các cơ quan Nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là người đứng đầu cơ quan) về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1. Người đứng đầu cơ quan trong quy định này bao gồm:
a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp huyện); Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện.
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã).
2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; người đứng đầu các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện cũng phải thực hiện chế độ trách nhiệm quy định trong Quy định này.
Điều 3. Các hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan
1. Người đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Quy định này, vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ tùy theo tính chất và mức độ, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm kỷ luật;
b) Trách nhiệm dân sự;
c) Trách nhiệm vật chất;
d) Trách nhiệm hình sự;
đ) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm kỷ luật: Người đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Quy định này, vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Trách nhiệm dân sự: Người đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Quy định này, có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật sẽ bị xử lý về trách nhiệm dân sự. Việc xử lý trách nhiệm dân sự đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.
4. Trách nhiệm vật chất: Người đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Quy định này, có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.
5. Trách nhiệm hình sự: Người đứng đầu cơ quan và cấp phó của người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Quy định này, trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu phạm tội đã được Bộ luật hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý trách nhiệm hình sự phải tuân theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN
Điều 4. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
1. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên.
2. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
3. Tổ chức, điều hành cơ quan, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng thời hạn được giao; quyết định các chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
4. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về văn bản do mình ban hành hoặc tham mưu ban hành.
Điều 5. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính
1. Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính, tiến tới xây dựng một nền hành chính điện tử hiện đại phục vụ nhân dân.
2. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính; quy định rõ thành phần hồ sơ; người giải quyết, trình tự và thời hạn giải quyết; mức thu phí, lệ phí (nếu có) các loại công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và giám sát việc giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình.
3. Thường xuyên rà soát, cập nhật, thực thi, công bố thủ tục hành chính có sửa đổi, bổ sung thay thế, bãi bỏ theo quy định và các quy định khác không còn phù hợp theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
1. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
2. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp phó hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.
3. Quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, thực hiện chế độ chính sách và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phân cấp của UBND tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong quản lý tài chính, tài sản được giao
Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản công được giao; thực hiện công tác phòng, chống cháy nổ và bảo đảm an toàn lao động tại cơ quan, đơn vị. Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát.
1. Tổ chức và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt quy chế làm việc của cơ quan.
2. Trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, giao tiếp với nhân dân không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp.
3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, đơn vị.
4. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
5. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; đề ra các biện pháp bài trừ và kiên quyết phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động mê tín dị đoan trong cơ quan, đơn vị được quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Đề ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bản thân gương mẫu thực hiện; chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới về việc để cơ quan, đơn vị do mình phụ trách vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 10. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong giải quyết các kiến nghị của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức tiếp công dân; bảo đảm các điều kiện cần thiết để tiếp công dân; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Xây dựng lịch tiếp công dân theo quy định; trực tiếp tiếp công dân theo lịch. Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
3. Cụ thể hóa các quy định về giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm giải trình và xử lý các trường hợp vi phạm quy định trách nhiệm về giải trình.
Điều 11. Mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan với Cấp ủy
Mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan đối với Cấp ủy cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy chế làm việc của Cấp ủy; quy chế làm việc của UBND các cấp và Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị. Theo Quy chế làm việc những nội dung phải thảo luận, bàn bạc trong tập thể trước khi quyết định, người đứng đầu cơ quan phải đưa ra hội nghị để thảo luận thống nhất trước khi quyết định; những nội dung thuộc trách nhiệm người đứng đầu, người đứng đầu tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 12. Mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan với các đoàn thể
Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành công đoàn và các đoàn thể triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan; tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị. Ban chấp hành công đoàn và các đoàn thể có trách nhiệm động viên hội viên, cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, thống nhất, có nếp sống văn minh, lành mạnh.
Điều 13. Mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan với cấp phó
1. Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị. Cấp phó của người đứng đầu, được người đứng đầu phân công lãnh đạo, chỉ đạo ở một số lĩnh vực trong cơ quan, đơn vị và được ký thay người đứng đầu khi giải quyết công việc; cấp phó của người đứng đầu chịu trách nhiệm trước người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Người đứng đầu cơ quan phân công nhiệm vụ cho cấp phó các lĩnh vực phụ trách bằng văn bản ủy quyền hoặc bằng quyết định phân công phụ trách.
3. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan trong Quy định này cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành.
1. Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý về các mặt tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức lối sống; thực hiện nhiệm vụ được giao; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của người đứng đầu cơ quan. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Điều 15. Mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan với cơ quan cấp trên
1. Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn; chấp hành các quyết định; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo của cơ quan cấp trên.
2. Người đứng đầu cơ quan có quyền phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; kiến nghị lên cơ quan cấp trên những vấn đề không phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong các chế độ, chính sách, các quy định của pháp luật và trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên.
3. Khi có căn cứ khẳng định quyết định của cơ quan cấp trên là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Điều 16. Mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan với cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh
Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu cơ quan được giao chủ trì giải quyết công việc thuộc thẩm quyền có liên quan đến cơ quan chuyên môn cấp trên hoặc cơ quan cùng cấp phải có trách nhiệm chủ động bàn bạc, phối hợp, lấy ý kiến của người đứng đầu cơ quan phối hợp bằng hình thức tổ chức hội nghị hoặc bằng văn bản.
Người đứng đầu cơ quan được lấy ý kiến phải đến dự hội nghị; trường hợp được hỏi ý kiến bằng văn bản, phải có văn bản trả lời trong thời gian quy định của UBND tỉnh; trường hợp UBND tỉnh chưa quy định về thời gian trả lời thì phải có văn bản trả lời trong thời gian không quá 7 ngày làm việc.
Người đứng đầu cơ quan thực hiện tốt Quy định này, có bước đột phá, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong cải tiến lề lối làm việc, mang lại hiệu quả thiết thực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao thì được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Những trường hợp xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan
1. Vi phạm nội dung chế độ trách nhiệm và mối quan hệ công tác đối với người đứng đầu quy định tại chương II, chương III Quy định này.
2. Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người đứng đầu cơ quan không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi vi phạm đó và không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả.
3. Không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ ràng; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện.
4. Cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định.
5. Đưa ra ý kiến chỉ đạo trái pháp luật, chung chung, không rõ ràng, không nhất quán, gây lãng phí ngân sách, tài sản của Nhà nước; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật; không thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ được giao.
6. Cấp phó, người đại diện hoặc người được ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà pháp luật đã giao cho người đứng đầu.
7. Để cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí.
8. Để tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.
9. Xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới.
Người đứng đầu cơ quan vi phạm các quy định trên đây, tùy theo tính chất và mức độ sai phạm sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 19. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá mức độ thực hiện quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đề nghị cơ quan có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan thực hiện tốt hoặc xử lý kỷ luật khi người đứng đầu cơ quan vi phạm Quy định này.
1. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, người đứng đầu có trách nhiệm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Quy định này tại cơ quan, đơn vị mình và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, đảm bảo người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý nắm vững và thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả triển khai thực hiện Quy định này về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ).
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc nội dung nào chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị, cần sửa đổi, bổ sung thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có văn bản phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 2123/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 105/2013/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong việc hỗ trợ và giải quyết kiến nghị của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3Quyết định 279/2013/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 221/2013/QĐ-UBND về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 5Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện cải cách hành chính
- 6Quyết định 50/2015/QĐ-UBND Quy định về đánh giá, phân loại viên chức và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai
- 1Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 2Nghị định 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 3Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 4Bộ Luật Hình sự 1999
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 7Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 8Luật cán bộ, công chức 2008
- 9Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 10Luật viên chức 2010
- 11Quyết định 2123/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 12Quyết định 105/2013/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong việc hỗ trợ và giải quyết kiến nghị của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 13Quyết định 279/2013/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước để xảy ra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 14Nghị định 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- 15Quyết định 221/2013/QĐ-UBND về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 16Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện cải cách hành chính
- 17Quyết định 50/2015/QĐ-UBND Quy định về đánh giá, phân loại viên chức và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai
Quyết định 60/2013/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao do tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 60/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra