- 1Quyết định 10/2006/QĐ-BNV ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển; trình tự và thủ tục đánh giá; khen thưởng, kỷ luật; chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2008/QĐ-UBND | Vinh, ngày 26 tháng 9 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số: 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Công văn số 806/SNV-XDCQ ngày 25/7/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 59/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định việc tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công chức cấp xã) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng điều chỉnh
Quy chế này áp dụng đối với những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) gồm:
a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng - Thống kê; d) Địa chính - Xây dựng; đ) Tài chính - Kế toán;
e) Tư pháp - Hộ tịch;
g) Văn hoá - Xã hội.
Điều 2. Nguyên tắc tuyển dụng công chức cấp xã
1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào biên chế đã được cơ quan có thẩm quyền giao, nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng; đảm bảo thực hiện công khai, công bằng, khách quan trong tuyển dụng và căn cứ vào kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển công chức của huyện, thành, thị;
2. Người được tuyển dụng làm công chức cấp xã phải có đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển;
Việc xét tuyển được thực hiện đối với những đối tượng và các huyện sau:
a) Những người tốt nghiệp Đại học loại giỏi (hệ chính quy), Thạc sỹ (có bằng đại học hệ chính quy) phù hợp với chuyên ngành cần tuyển dụng;
b) Các huyện miền núi cao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu và Quế Phong;
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là Chủ tịch UBND cấp huyện) chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định tại Quy chế này;
4. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại Điều 8, Chương II của Quy chế này.
ĐIỀU KIỆN, QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Điều kiện, hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức cấp xã
1. Điều kiện dự tuyển:
Người đăng ký dự tuyển công chức cấp xã phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a) Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An;
b) Tuổi đời: Không quá 35 tuổi;
c) Tốt nghiệp trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành cần tuyển;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt;
đ) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
a) Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu);
b) Bản khai lý lịch: Có lý lịch rõ ràng, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận. Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
d) Các bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các văn bằng chứng chỉ (bằng tốt nghiệp PTTH, bằng chuyên nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học) và bản kết quả học tập về chuyên môn, nghiệp vụ. Khi được tuyển dụng phải xuất trình bản gốc để đối chiếu, kiểm tra;
đ) Bản sao giấy khai sinh;
e) Các loại giấy tờ để xác nhận là đối tượng được ưu tiên (nếu có);
g) 02 phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ người dự tuyển; 2 ảnh cỡ 4x6; Hồ sơ dự tuyển của từng cá nhân được bỏ vào túi hồ sơ.
Điều 4. Ưu tiên trong thi tuyển
Các trường hợp sau đây được ưu tiên trong thi tuyển.
1. Cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi cho các đối tượng: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, con liệt sỹ, con thương binh hạng 1/4, con bệnh binh hạng 1/3;
2. Cộng 20 điểm cho các đối tượng: Con thương binh, con bệnh binh các hạng còn lại, con cán bộ hoạt động trước cách mạng tháng 8 năm 1945, con cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa, người dân tộc ít người và con của người bị nhiễm chất độc hoá học;
3. Cộng 15 điểm cho các đối tượng: Có bằng tốt nghiệp Đại học (Chính quy) loại khá phù hợp với chuyên ngành cần tuyển dụng, người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
4. Cộng 10 điểm cho đối tượng có bằng tốt nghiệp Cao đẳng (Chính quy) loại giỏi
phù hợp với chuyên ngành cần tuyển;
Điều 5. Ưu tiên trong xét tuyển
Việc tổ chức xét tuyển công chức cấp xã được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại các huyện được xét tuyển;
2. Thương binh, bệnh binh các hạng;
3. Con liệt sỹ;
4. Con thương binh, con bệnh binh, con người bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam, những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
5. Những người tốt nghiệp loại khá ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong; đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ miền núi từ 2 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
6. Những người tốt nghiệp đại học thuộc các huyện không được được ưu tiên xét tuyển, cam kết tình nguyện làm việc ở những xã thuộc các huyện đã nêu tại điểm b, khoản 2, Điều 2, Chương I của Quy chế này.
1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển dụng. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình) 3 lần, đồng thời niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ để mọi người biết và đăng ký nộp hồ sơ thi tuyển hoặc xét tuyển;
2. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: các chức danh, số lượng cần tuyển; điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển; hồ sơ đăng ký dự tuyển; thời gian thi tuyển hoặc xét tuyển; địa điểm thi, lệ phí dự tuyển, địa điểm nộp hồ sơ và số điện thoại liên hệ;
2.1. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày;
2.2. Thời gian sơ tuyển (nếu có) phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất 15 ngày;
2.3. Thời gian thi tuyển hoặc xét tuyển phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày hoặc sau thời gian sơ tuyển ít nhất là 15 ngày.
Điều 7. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản đồng ý cho tuyển dụng của Sở Nội vụ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải ra quyết định tuyển dụng cho từng công chức.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận việc.
3. Trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc theo đúng thời gian quy định được thì phải làm đơn xin gia hạn và được Uỷ ban nhân dân cấp xã đồng ý. Thời gian được gia hạn không quá 30 ngày.
4. Trường hợp người có quyết định tuyển dụng đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên và không có lý do chính đáng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
Điều 8. Tập sự, hướng dẫn tập sự
1. Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian tập sự đối với công chức cấp xã là 06 tháng áp dụng cho các ngạch công chức;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào Quyết định tuyển dụng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cử cán bộ, công chức hướng dẫn người tập sự trong thời gian tập sự;
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Điều
8, Chương III, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
b) Hiểu biết cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan về làm việc;
c) Nắm vững nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; chức trách, nhiệm vụ của vị trí công tác;
d) Nắm vững các chế độ chính sách và các quy định liên quan đến công việc đang đảm nhận;
đ) Trau đồi kiến thức và các kỹ năng hành chính theo yêu cầu chuyên môn; giải quyết và thực hiện các công việc của công chức chuyên môn;
e) Soạn thảo văn bản hành chính và sử dụng máy tính thành thạo.
Điều 9. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn của ngạch công chức được tuyển dụng (Trừ các vùng đã được ưu tiên hưởng 100% lương) và sau thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương bậc 1 cùng ngạch. Trường hợp người tập sự có trình độ sau đại học thì được hưởng 100% mức lương bậc 1 ngạch A1 trong thời gian tập sự, sau thời gian tập sự được hưởng bậc 2 của mức lương cùng ngạch (A1);
2. Công chức được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cử hướng dẫn người tập sự thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự;
3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương theo thâm niên công tác;
4. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải viết báo cáo kết quả tập sự. Người hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với công chức tập sự;
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tiêu chuẩn, kết quả công tác của người tập sự và lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nếu đủ điều kiện thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm ngạch chính thức cho công chức (thông qua phòng Nội vụ cấp huyện); nếu không đủ điều kiện thì quyết định cho thôi việc.
6. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ; việc bổ nhiệm phải theo các nguyên tắc sau đây:
a) Làm công việc nào thì bổ nhiệm vào ngạch công chức đó.
b) Người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn theo quy định của ngạch chức danh công chức cấp xã.
7. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức tập sự trong các trường hợp sau đây:
a) Người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ.
b) Người tập sự bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Người bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được UBND cấp xã trợ cấp 01 tháng lương và phụ cấp (nếu có) đang được hưởng.
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VÀ CÁC BAN ĐỀ THI, COI THI, CHẤM THI
Điều 10. Hội đồng tuyển dụng (được áp dụng chung cho cả sơ tuyển, xét tuyển và thi tuyển)
1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã do Hội đồng tuyển dụng cấp huyện thực hiện.
Trường hợp số người đăng ký dự tuyển cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được tuyển (theo cùng 1 chức danh cần tuyển), Hội đồng tuyển dụng có thể tổ chức sơ tuyển trước khi thi tuyển hoặc xét tuyển;
2. Hội đồng tuyển dụng được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, thực hiện nhiệm vụ trong các kỳ tuyển dụng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
3. Hội đồng tuyển dụng được phép sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong thời gian hoạt động tuyển dụng; được sử dụng kinh phí hoạt động từ lệ phí thi do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định theo quy định hiện hành;
4. Thành phần của Hội đồng tuyển dụng có từ 5 hoặc 7 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là trưởng phòng Nội vụ cấp huyện;
c) Các Uỷ viên Hội đồng gồm: đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên ngành cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã có nhu cầu tuyển dụng (hoặc đại diện);
d) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ theo dõi chế độ chính sách cán bộ, công chức cấp xã thuộc phòng Nội vụ cấp huyện.
Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thông báo công khai kế hoạch tổ chức tuyển dụng: Hướng dẫn thể lệ, quy chế, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển (đối với xét tuyển và thi tuyển); môn thi, nội dung và hình thức thi, thời gian và địa điểm thi, các tài liệu nghiên cứu, tham khảo trước khi thi cho người dự thi (gọi là thí sinh) ít nhất trước 01 tháng (đối với thi tuyển);
2. Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi, tổ thanh tra (đối với thi tuyển) để giúp việc;
3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển, tổ chức sơ tuyển (nếu có); thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển;
4. Tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển theo đúng quy chế và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét ra quyết định công nhận kết quả tuyển dụng;
5. Công bố công khai kết quả tuyển dụng công chức;
6. Tổ chức việc phúc khảo kết quả thi tuyển nếu thí sinh có khiếu nại trong thời gian 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi;
7. Xác nhận kết quả thi, đồng thời báo cáo (bằng văn bản) kết quả thi lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;
8. Báo cáo kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển về Sở Nội vụ thẩm định trước khi ra quyết định tuyển dụng.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên hội đồng tuyển dụng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng quy định tại Điều 11 của Quy chế này và chỉ đạo quá trình thi;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của hội đồng;
c) Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, tổ thanh tra;
d) Tổ chức việc lựa chọn đề thi theo đúng quy định, phân công người quản lý đề thi, đảm bảo đề thi tuyệt đối bí mật;
đ) Tổ chức sơ tuyển, thi tuyển hoặc xét tuyển; tổ chức đánh mã phách, rọc phách, quản lý phách;
e) Báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận kết quả tuyển dụng;
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng và điều hành công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình coi thi, chấm thi;
c) Cùng với Chủ tịch Hội đồng xem xét và công bố kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển;
d) Đề xuất danh sách và dự kiến phân công nhiệm vụ cho các uỷ viên Hội đồng.
3. Các thành viên:
Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công cụ thể.
4. Thư ký Hội đồng tuyển dụng giúp Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng:
a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của người xin dự tuyển theo đúng quy định trình
Hội đồng tuyển dụng xem xét quyết định danh sách dự tuyển;
b) Tổ chức và chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn cho thí sinh ôn tập trước khi thi;
c) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan cho Hội đồng và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
d) Tổ chức việc thu phí dự thi, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự thi;
đ) Tổ chức việc thu nhận bài thi, biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, bàn giao bài thi đã rọc phách cho Ban chấm thi;
e) Thu nhận các bài chấm thi, khớp phách, lập bảng điểm và lập danh sách kết quả
xét tuyển hoặc thi tuyển;
g) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng tuyển dụng.
Mục II. BAN ĐỀ THI, BAN COI THI, BAN CHẤM THI, TỔ THANH TRA
1. Ban đề thi có trách nhiệm soạn đề thi (thi viết, trắc nghiệm và vấn đáp) theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng; nội dung ra đề căn cứ theo Điều 20 của Quy chế này;
2. Đề thi phải đảm bảo tính khái quát, không trùng lặp với các lần thi trước đó.
a) Đối với cán bộ được phân công soạn đề thi:
- Người soạn đề thi phải căn cứ vào yêu cầu của việc ra đề thi để biên soạn đề thi, đáp án của đề thi;
- Người soạn đề thi, đáp án đề thi phải nộp bản gốc viết tay cho Chủ tịch Hội đồng thi; không đánh máy, sao chép thành nhiều bản, không lưu trữ riêng và không được để lộ đề thi đã giới thiệu dưới bất kỳ hình thức nào;
- Nộp đề thi đúng thời gian quy định.
b) Đánh máy, in đề thi:
Đề thi phải được đánh máy, in rõ ràng, chính xác, sạch, đẹp, đúng quy cách, đúng số lượng quy định. Những giấy tờ đánh máy hoặc in hỏng đều phải nộp lại cho Chủ tịch Hội đồng thi để xử lý.
c) Bảo quản đề thi:
Toàn bộ đề thi được giới thiệu, đề thi chính thức, đề thi dự trữ, các đáp án, thang điểm và tài liệu liên quan được cất giữ theo chế độ bảo mật; khi giao nhận đề thi phải có biên bản.
3. Chọn đề thi, phân phối và sử dụng đề thi.
a) Chọn đề thi:
Trong thời hạn 03 ngày trước khi thi, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển công chức cấp xã của huyện, thành, thị chọn đề thi chính thức và đề thi dự trữ.
b) Đóng gói đề thi:
- Căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi, số lượng phòng thi của từng Hội đồng thi tuyển để in, đóng đủ số lượng đề thi và bì đựng đề thi. Bì đựng đề thi phải dán niêm phong và đóng dấu của UBND cấp huyện, ngoài bìa đề thi ghi rõ đề thi vào ngạch, địa điểm thi và số lượng đề thi;
- Việc đóng gói đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi chỉ định một số cán bộ giúp việc thực hiện.
c) Sử dụng đề thi chính thức và đề thi dự trữ:
- Đề thi chính thức chỉ được mở để sử dụng tại phòng thi theo đúng ngày, giờ quy định;
- Đề thi dự trữ (áp dụng cho thi viết) chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ;
- Trong trường hợp bị lộ đề thi Chủ tịch Hội đồng thi tuyển tạm đình chỉ thi và báo cáo ngay với Sở Nội vụ để có phương pháp xử lý.
1. Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các Giám thị.
2. Ban coi thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức sắp xếp và phân công cán bộ coi thi tại các phòng thi (gọi là Giám thị phòng thi);
b) Tổ chức sắp xếp người bảo vệ ở bên ngoài các phòng thi (gọi là Giám thị hành lang);
c) Thực hiện đúng nội quy phòng thi;
d) Kiểm tra thẻ dự thi và các điều kiện để đảm bảo tốt kỳ thi;
đ) Phát đề thi cho thí sinh theo đúng quy định;
e) Thu bài thi của thí sinh;
g) Giải quyết các trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi, lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng xem xét, giải quyết.
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban coi thi
1. Trưởng Ban coi thi:
a) Tổ chức chỉ đạo coi thi thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban coi thi được quy định tại Điều 14 của Quy chế này;
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban coi thi, bố trí phòng thi, sắp xếp Giám thị phòng thi, Giám thị hành lang cho từng môn thi;
c) Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định;
d) Tạm đình chỉ việc coi thi của Giám thị phòng thi, Giám thị hành lang hoặc tạm đình chỉ việc thi của thí sinh khi có căn cứ cho rằng Giám thị hoặc thí sinh vi phạm quy chế, nội quy phòng thi và báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng xem xét, quyết định;
đ) Tổ chức tiếp nhận bài thi của thí sinh để bàn giao cho Thư ký Hội đồng tuyển dụng theo đúng thủ tục quy định;
2. Phó trưởng Ban coi thi:
Giúp Trưởng Ban coi thi điều hành một số hoạt động của Ban coi thi theo sự phân công của Trưởng Ban coi thi.
3. Giám thị phòng thi:
a) Kiểm tra phòng thi, đánh số báo danh của Thí sinh vào chỗ ngồi tại phòng thi;
b) Gọi thí sinh vào phòng thi; Kiểm tra chứng minh nhân dân (hoặc các giấy tờ liên quan) của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng nơi quy định theo số báo danh;
c) Phổ biến các quy định về làm bài thi, nội quy thi cho các thí sinh;
d) Phát giấy làm bài thi và ký vào bài thi, giấy nháp theo đúng quy định;
đ) Nhận đề thi; kiểm tra niêm phong đề thi có sự chứng kiến của thí sinh; mở đề thi; đọc và chép chính xác đề thi lên bảng hoặc phát đề thi;
e) Thực hiện nhiệm vụ coi thi trong phòng thi theo đúng nội quy;
g) Thu nhận bài thi và nộp cho Trưởng Ban coi thi;
4. Giám thị hành lang:
a) Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi;
b) Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, lập biên bản những Giám thị trong phòng thi hoặc thí sinh vi phạm quy chế khi ở ngoài phòng thi, báo cáo ngay với Trưởng Ban coi
thi để giải quyết;
c) Không được vào phòng thi.
1. Ban chấm thi có trách nhiệm.
Giúp Chủ tịch hội đồng tuyển dụng tổ chức và thực hiện việc chấm thi theo đúng quy chế.
2. Ban chấm thi có nhiệm vụ:
a) Tổ chức trao đổi, thảo luận thống nhất đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quy định trước khi chấm thi;
b) Tổ chức bố trí người chấm thi viết, thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi, mỗi bàn thi trắc nghiệm phải có hai người chấm thi (Giám khảo);
c) Nhận và phân chia bài thi của thí sinh cho các giám khảo chấm điểm;
d) Bàn giao bản chấm thi và kết quả chấm thi viết, kết quả bài thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm của từng thí sinh cho Thư ký Hội đồng tuyển dụng;
đ) Khi phát hiện bài thi của thí sinh vi phạm quy chế thi, lập biên bản những trường hợp đó và báo cáo Hội đồng tuyển dụng xem xét giải quyết;
e) Giữ gìn bí mật kết quả điểm thi;
g) Tổ chức phúc tra bài thi theo yêu cầu của Hội đồng tuyển dụng.
Điều 17. Nhiệm vụ của các thành viên Ban chấm thi
1. Trưởng Ban chấm thi:
a) Tổ chức chỉ đạo, phân công các thành viên của Ban chấm thi;
b) Trưởng Ban chấm thi tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban chấm thi quy định tại Điều 16 của Quy chế này, kiểm tra công việc của các Giám khảo;
c) Quyết định điểm thi khi các Giám khảo cho điểm chênh lệch;
d) Tổng hợp kết quả thi của thí sinh, bàn giao kết quả chấm thi cho Thư ký Hội đồng tuyển dụng;
2. Các thành viên:
a) Chấm điểm các bài thi viết, thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm bảo đảm nghiêm túc, chính xác đúng theo thang điểm của đáp án;
b) Báo các các dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng Ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý;
c) Mỗi bài thi được 2 Giám khảo chấm và cho điểm độc lập. Nếu điểm thi của 2 giám khảo chênh lệch 10 điểm thì cộng lại chia trung bình, nếu chênh lệch trên 10 điểm thì trao đổi để thống nhất. Nếu không thống nhất được thì chuyển hai kết quả điểm đó lên Trưởng Ban chấm thi giải quyết.
Điều 18. Nhiệm vụ của Tổ thanh tra
1. Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch thi tuyển;
2. Kiểm tra toàn bộ hoặc kiểm tra xác suất một số hồ sơ của các thí sinh;
3. Theo dõi hoạt động của Ban coi thi, Ban chấm thi;
4. Ký niêm phong và chứng kiến việc mở niêm phong bài thi;
5. Chấm thanh tra tối thiểu là 10% số lượng bài thi;
6. Chứng kiến việc vào phách và lên điểm bài thi;
7. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có).
Kết thúc kỳ thi, Thanh tra có biên bản xác nhận kết quả thi từ khâu chuẩn bị đến khâu coi thi và chấm thi.
TỔ CHỨC SƠ TUYỂN, THI TUYỂN, XÉT TUYỂN VÀ LỆ PHÍ
Nội dung sơ tuyển gồm:
1. Nghiên cứu hồ sơ:
Kiểm tra sơ bộ các điều kiện về lí lịch, sức khỏe; tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện trên các văn bằng chứng chỉ.
2. Tiếp xúc với người dự tuyển:
a) Tìm hiểu nguyện vọng, quan điểm, lập trường, năng lực sở trường, ngoại hình
và phong cách;
b) Giới thiệu khái quát về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã và chức trách, nhiệm vụ của chức danh cần tuyển dụng;
c) Giới thiệu về điều kiện làm việc và các yêu cầu khác phù hợp với tiêu chuẩn chức danh của vị trí cần tuyển dụng.
3. Làm việc với UBND cấp xã, nơi cư trú của người dự tuyển để thẩm định các nội dung yêu cầu về hồ sơ dự tuyển (nếu thấy cần thiết).
4. Kết luận bằng văn bản về người dự tuyển, nếu không đạt yêu cầu phải nêu rõ lí do.
5. Thông báo kết quả sơ tuyển cho người dự tuyển ít nhất là 15 ngày trước khi thi tuyển.
Điều 20. Nội dung đề thi và hình thức thi tuyển
1. Mỗi thí sinh tham gia thi tuyển phải thi hai môn với 3 phần thi bắt buộc là:
- Môn Hành chính nhà nước: có hai phần thi (thi viết và thi vấn đáp).
Phần thi viết: thời gian là 180 phút;
Phần thi vấn đáp: thời gian là 30 phút.
- Môn Tin học văn phòng (thi trắc nghiệm hoặc thực hành; thời gian 30 phút).
2. Nội dung thi tuyển:
a) Phần thi viết: Môn Quản lý hành chính nhà nước.
Đối với hình thức thi viết, trắc nghiệm, mỗi phòng thi bố trí tối đa 50 thí sinh, mỗi thí sinh ngồi một bàn hoặc ngồi cách nhau 1 mét;
Thí sinh thực hiện phần thi viết với một trong những nội dung sau:
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
- Pháp lệnh cán bộ, công chức và những văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã;
- Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
- Những vấn đề cơ bản của cải cách hành chính Nhà nước; mục tiêu và đối tượng của quản lý hành chính Nhà nước;
- Dự thảo một văn bản (Công văn, Quyết định, Thông báo, Tờ trình) để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Phần thi vấn đáp:
Đối với hình thức thi vấn đáp, phòng thi được bố trí bàn cho thí sinh chuẩn bị trả lời sau khi bốc thăm câu hỏi và bàn để hỏi thi vấn đáp;
Nội dung hỏi thi vấn đáp là để xác định khả năng nắm bắt vấn đề quản lý, phát hiện năng khiếu, kiến thức xã hội của thí sinh, cách xử lý tình huống khi tiếp xúc với đối tượng quản lý. Vì vậy, thi vấn đáp sẽ tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
- Những vấn đề về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương (tỉnh, huyện, xã);
- Đưa ra những văn bản của các cơ quan để người dự thi nhận xét nội dung, hình thức và tính pháp lý của văn bản;
- Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương đang được triển khai thực hiện;
- Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn công chức đối với ngạch dự tuyển.
c) Phần thi trắc nghiệm Tin học:
- Nội dung thi: chương trình tin học văn phòng trình độ A.
Điều 21. Tổ chức thi tuyển và công tác chuẩn bị kỳ thi
1. Trước ngày thi ít nhất là 15 ngày, Hội đồng tuyển dụng gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi và địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) cho các thí sinh đủ điều kiện dự thi;
2. Trước ngày thi một ngày, các phòng thi phải được đánh số thứ tự, Hội đồng tuyển dụng niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, thời gian đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi;
3. Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi tuyển: danh sách thí sinh để
gọi vào phòng thi; danh sách để thí sinh ký nộp bài thi; mẫu biên bản giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản để xử lý vi phạm quy chế thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế thi;
4. Chuẩn bị thẻ cho các thành viên tổ chức kỳ thi, phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Hội đồng tuyển dụng, Trưởng Ban coi thi phải in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ các thành viên khác chỉ in chức danh;
5. Hội đồng tuyển dụng tổ chức lễ khai mạc kỳ thi. Lễ khai mạc cần ngắn gọn, nêu lên được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu chính của kỳ thi, công bố Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng và các Ban giúp việc; Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng tuyên bố khai mạc kỳ thi; phổ biến kế hoạch thi, quy chế thi, nội quy thi;
6. Mỗi phòng thi có hai giám thị phòng thi và một giám thị hành lang.
a) Giám thị phòng thi không được coi ở phòng thi có thí sinh là người có quan hệ gia đình;
b) Giám thị hành lang có thể được giao nhiệm vụ giám sát cả hai phòng thi liền kề.
7. Giám thị phòng thi chỉ được mở bì đựng đề thi khi có hiệu lệnh. Trước khi mở đề thi, Giám thị phòng thi cho hai thí sinh chứng kiến đề thi còn nguyên niêm phong.
a) Giám thị phòng thi đọc và viết chính xác đề thi lên bảng hoặc phát đề thi cho các thí sinh;
b) Giám thị phòng thi không được giải thích đề thi hoặc trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong phòng thi.
8. Hết giờ thi, giám thị phòng thi có nhiệm vụ:
a) Yêu cầu thí sinh nộp bài thi;
b) Kiểm tra số lượng bài thi đã nộp, chữ ký của thí sinh, danh sách phòng thi;
c) Làm thủ tục nộp bài thi của thí sinh, đề thi đã sử dụng, chưa sử dụng và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng Ban coi thi.
1. Việc xét tuyển công chức cấp xã được quy định tại Điều 2, Chương I của Quy chế này;
2. Hình thức xét tuyển: những người thuộc diện xét tuyển phải qua kiểm tra, sát hạch bằng hình thức vấn đáp;
3. Nội dung xét tuyển: tương tự phần thi vấn đáp của thi tuyển.
Điều 23. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển
1. Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100, tính theo hệ số 1, riêng phần thi viết tính điểm theo hệ số 2;
2. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các phần thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển theo từng chức danh công chức;
3. Người được ưu tiên trong thi tuyển quy định tại Điều 6 của Quy chế này được cộng thêm điểm ưu tiên vào tổng số điểm thi, nếu người dự thi thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất mà người đó được hưởng;
4. Trường hợp nhiều người dự thi có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển, thì Hội đồng tuyển dụng quyết định hình thức xét người có kết quả học tập cao hơn, nếu nhiều người có kết quả học tập bằng nhau thì lấy người có bằng cấp cao hơn, nếu cùng có bằng cấp như nhau thì tuyển người có tuổi đời cao hơn là người trúng tuyển.
Điều 24. Lệ phí thi tuyển, xét tuyển
Lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã do Hội đồng tuyển dụng quyết định theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
Giao Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh hướng dẫn quy trình, nội dung sơ tuyển đối với Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã;
Giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện quy chế này; tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã; thẩm định kết quả trúng tuyển và xếp lương đối với công chức cấp xã được tuyển dụng.
- 1Quyết định 3417/2004/QĐ-UB về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 89/2007/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành
- 3Quyết định 30/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 80/2004/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển; trình tự và thủ tục đánh giá; khen thưởng, kỷ luật; chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 6Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 1Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển; trình tự và thủ tục đánh giá; khen thưởng, kỷ luật; chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 1Quyết định 10/2006/QĐ-BNV ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 03/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 3417/2004/QĐ-UB về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Quyết định 89/2007/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành
- 8Quyết định 30/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn kèm theo Quyết định 80/2004/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Quyết định 01/2013/QĐ-UBND Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Quyết định 59/2008/QĐ-UBND về Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 59/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/09/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Xuân Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/10/2008
- Ngày hết hiệu lực: 10/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực