- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Thủ tướng Chính phủ
- 3Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2006/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ kế hoạch số 70-KH/TU ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 564/TTr-TNMT ngày 12 tháng 6 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 70-KH/TU của Tỉnh uỷ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sớ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết đinh thi hành.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 70-KH/TU CỦA TỈNH UỶ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006 /QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh)
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) và Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng Chương trình hành động gồm các nội dung cụ thể như sau:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái,
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở dự báo những biến động về môi trường trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đề xuất các dự án theo thứ tự ưu tiên về bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong phát triển kinh tế - xã hội,
- Xây dựng tỉnh Bắc Giang là tỉnh có môi trường tốt, phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
A- Một số nhiệm vụ tập trung chỉ đạo đến năm 2010
1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- Phổ biến, quán triệt rộng rãi Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch 70-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, thân thiện với môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường theo luật định.
- Phát hiện kịp thời và thường xuyên công khai các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của những cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tạo dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm đó.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung về bảo vệ môi trường cho phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của tỉnh.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp, các ngành, trong Ban quản lý các khu công nghiệp và các doanh nghiệp; bố trí đủ nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; kiện toàn bộ máy để Trạm quan trắc môi trường đi vào hoạt động.
- Hình thành mục chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường và bảo đảm tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh; huy động tối đa nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường cần được lồng ghép trong các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tăng cường năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra về môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan môi trường.
3. Bổ sung các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong việc lập, thẩm định phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nội dung bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Xây dựng quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất công nghiệp ở tỉnh.
4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến về bảo vệ môi trường trong công tác xã hội hoá, như: Mô hình thành lập các công ty, hợp tác xã, tổ đội về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ rừng và khu du lịch sinh thái, xử lý ô nhiễm, bảo vệ các loài động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...
- Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, định kỳ tổng kết, đánh giá Phong trào: “Xây dựng công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, làng bản, khu phố xanh - sạch - đẹp”. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn bình xét làng văn hoá; gia đình, cơ quan văn hoá và trong công tác thi đua khen thưởng.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.
5. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải
- Quy hoạch khu xử lý rác thải, nghĩa trang nhân dân tập trung cho các thị trấn, thị tứ và khu dân cư tập trung, để đạt 50% các làng, thôn, bản có điểm chôn lấp rác thải và có tổ, đội vệ sinh môi trường, 100% các thị trấn có bãi thu gom, chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, có nghĩa trang nhân dân tập trung và có hợp tác xã hoặc công ty cổ phần về vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh phong trào xây dựng 4 công trình vệ sinh nông thôn, phấn đấu đạt 80% số hộ nông thôn có nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
- Rà soát, thống kê, phân loại các cơ sở hiện đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nặng, nhưng cố tình không đầu tư xử lý môi trường. Từ năm 2010 chấm dứt hoạt động đối với các lò gạch thủ công không áp dụng công nghệ có ống khói và hệ thống xử lý bụi khói. Từ năm 2007 tất cả các hoạt động khai thác khoáng sản không thực hiện ký quỹ môi trường thì dừng cấp phép khai thác.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Quyết định 64/2002/QĐ-TTg ngày 22/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm, quan trắc hiện trạng môi trường.
B- Nhiệm vụ chủ yếu cho giai đoạn đến năm 2020
1. Bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp, làng nghề
- Xây dựng chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn, các công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu chất thải, xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn,
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải đảm bảo quy định về môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, cụm sản xuất làng nghề và khu dân cư tập trung.
- Xây dựng chương trình xử lý triệt để ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị sinh thái và bảo vệ cảnh quan môi trường trong đô thị và vùng ven đô trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Bảo vệ môi trường nông thôn
- Xây dựng chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng hoá chất trong canh tác, bảo quản, chế biến hàng nông sản, thủy sản và lương thực, thực phẩm.
- Nhân rộng các mô hình Làng năng suất xanh, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trên đồng ruộng, hầm khí sinh học (Biogas), bếp tiết kiệm nhiên liệu, áp dụng các phương thức, kỹ thuật canh tác tiên tiến, nhằm cải tạo chất lượng đất, ngăn chặn tình trạng thoái hoá và sa mạc hoá đất đai.
- Thực hiện tốt Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình; Chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường; thực hiện tốt các quy định về mai táng hợp vệ sinh, nhằm từng bước xoá bỏ dần các tập tục lạc hậu về ma chay, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường.
3. Khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đất, nước, khoáng sản, rừng, đa dạng sinh học, phục vụ cho sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác tài nguyên tuỳ tiện, bừa bãi nhất là khai thác khoáng sản, khai thác rừng làm tăng tai biến tự nhiên, sạt lở, xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước.
- Tôn tạo cảnh quan môi trường, bảo tồn các vùng sinh thái đặc thù của tỉnh kết hợp với bảo tồn di sản lịch sử, văn hoá.
- Xây dựng kế hoạch phát triển và bảo vệ nghiêm ngặt Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử và đối với rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sung yếu. Phục hồi rừng và đa dạng sinh học ở các khu vực đã bị suy thoái nặng, như: Khu vực rừng đầu nguồn hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn, Khu du lịch suối Mỡ, huyện Lục Nam, dãy núi Nham Biền, huyện Yên Dũng... nhằm phát huy hiệu quả của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của tỉnh.
- Xây dựng và tích cực tham gia các chương trình, dự án của quốc gia, liên tỉnh về bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm nguồn nước các sông chảy qua địa bàn tỉnh.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu về môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường; tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ cho công tác bảo vệ môi trường, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý môi trường ở các cấp.
1- Căn cứ Chương trình hành động này thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình hành động cụ thể của cơ quan, đơn vị mình, hoàn thành trong quý IV năm 2006.
2- Đề nghị các cấp uỷ đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường.
3- Giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động này, hàng năm kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN CỦA UBND TỈNH
( Ban hành kèm theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 70-KH/TU của Tỉnh uỷ về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước)
1- Giai đoạn từ 2006 đến 2010:
TT | Tên nhiệm vụ, chương trình, đề án | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Hình thức văn bản | Thời gian trình UBND tỉnh |
1. | Phát động phong trào: Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. | UB MTTQ tỉnh | Hội PN, Hội ND, Đoàn TN, LĐLĐ tỉnh, LH các Hội KH&KT tỉnh | Đề án | Quý IV năm 2006. |
2. | Đề án xây dựng thành phố Bắc Giang xanh-sạch-đẹp. | UBND TP BG | Sở XD, Sở GT-VT | Đề án | Quý IV năm 2006 |
3. | Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp và làng nghề. | Sở CN | Các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan | Chương trình | Quý IV năm 2006 |
4. | Xây dựng kế hoạch xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100% chất thải y tế trên địa bàn tỉnh | Sở Y tế | Các cấp, các ngành liên quan | Kế hoạch | Quý I năm 2007 |
5. | Quy hoạch bãi xử lý rác thải, nghĩa trang nhân dân hợp vệ sinh cho các đô thị ở tỉnh. | Sở XD | UBND các huyện | Quy hoạch | Quý IV năm 2006 |
6. | Xây dựng chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông nghiệp và nông thôn. | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | Chương trình | Quý IV năm 2006 |
7. | Ban hành Quy định về thủ tục và trình tự lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết môi trường đối với các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. | Sở TN&MT | Các cấp, các ngành liên quan | Quyết định | Quý IV năm 2006 |
8. | Xây dựng Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. | Sở TN&MT | Các ngành và các đơn vị liên quan | Kế hoạch | Quý I năm 2007 |
9. | Ban hành Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường, xử lý chất thải. | Sở TN&MT | Các cấp, các ngành liên quan | Quyết định | Quý II năm 2007 |
10. | Xây dựng quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh | Sở TN&MT | Sở TC, Kho bạc NN tỉnh | Quyết định | Quý I năm 2008 |
2- Giai đoạn 2011-2020:
TT | Tên nhiệm vụ, chương trình, đề án | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Hình thức văn bản |
1. | Quy hoạch về quản lý chất thải (nước thải, chất thải rắn) và cảnh quan môi trường cho các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh. | Sở XD | UBND các huyện, thành phố | Quy hoạch |
2. | Quy hoạch khu xử lý chất thải công nghiệp và làng nghề | Sở CN | BQL các KCN tỉnh | Quy hoạch |
3. | Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2010-2020 | Sở TN&MT | Các cấp, các ngành liên quan | Chiến lược |
4. | Xây dựng Chương trình bảo vệ môi trường cho các khu du lịch của tỉnh | Sở TM&DL | Sở NN&PTNT, Sở VH-TT | Chương trình |
- 1Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 15/2015/QĐ-UBND quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 728/QĐ-UBND năm 2015 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020
- 5Kế hoạch 1737/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 02-KL/TW về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động Nghị quyết 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 1Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Thủ tướng Chính phủ
- 4Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 5Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 15/2015/QĐ-UBND quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Quyết định 728/QĐ-UBND năm 2015 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
- 8Quyết định 1221/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020
- 9Kế hoạch 1737/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 02-KL/TW về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động Nghị quyết 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Quyết định 59/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW và Kế hoạch 70-KH/TU về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do tỉnh Bắc Giang ban hành
- Số hiệu: 59/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Nguyễn Đăng Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực