- 1Nghị định 77/2005/NĐ-CP ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã
- 2Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
- 3Nghị định 87/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hợp tác xã
- 4Thông tư 02/2006/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Thông tư 66/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Hợp tác xã 2003
- 8Nghị định 177/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hợp tác xã năm 2003
- 9Chỉ thị 20-CT/TW năm 2008 về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Bí thư ban hành
- 10Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Quyết định 1488/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 4 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng điều lệ hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc đăng ký kinh doanh hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng hợp tác xã;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
Căn cứ Chương trình hành động số 05-CT/TU ngày 21/6/2002 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ sáu khoá XVIII về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020;
Thực hiện Thông báo số 170-TB/TU ngày 22/6/2011 về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc thí điểm thành lập Nghiệp đoàn nghề cá, quỹ hỗ trợ ngư dân và tổ chức kinh tế trong nghề cá; Thông báo số 299-TB/TU ngày 06/3/2012 của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi về Đề án xây dựng và phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 477/TTr-SNN&PTNT ngày 29/3/2012 về việc đề nghị phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên đề án: Đề án xây dựng và phát triển Hợp tác xã (HTX) dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, giai đoạn 2011-2015.
2. Mục tiêu đề án:
Trong giai đoạn 2011-2015, tổ chức xây dựng và phát triển 10 HTX tại các xã vùng cửa biển, nơi tập trung nhiều tàu thuyền đánh bắt thủy sản của địa phương. Quy mô mỗi HTX tối thiểu có 20 xã viên (là chủ tàu), bao gồm các loại tàu thuyền đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên.
3. Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Cơ quan thực hiện: UBND các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ và Lý Sơn.
5. Nội dung hoạt động của HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ:
a) Tổ chức khai thác hải sản trên biển:
- Đội tàu đánh cá thuộc HTX được tổ chức thành các tổ theo từng ngành nghề, ngư trường khai thác. Xã viên là chủ tàu tự quản lý và bảo vệ tài sản tàu cá, quản lý lao động và tổ chức sản xuất trên biển. Xã viên thường xuyên giữ liên lạc với tổ trưởng và các tàu khác trong tổ để cùng nhau tìm kiếm ngư trường, khai thác hải sản, tham gia giúp đỡ các tàu khác khi có sự cố xảy ra.
- Tổ trưởng tổ tàu cá khai thác trên biển do xã viên HTX chọn cử, là người trực tiếp khai thác trên biển, có kinh nghiệm xử lý những sự cố xảy ra, có tâm huyết, trách nhiệm với đồng nghiệp, giữ vững thông tin liên lạc với Ban quản trị HTX và với đất liền phục vụ cho việc khai thác trên biển.
b) Tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ:
- Quản lý và khai thác tốt các cơ sở vật chất và tổ chức các dịch vụ hậu cần nghề cá như: Dịch vụ cung ứng nhiên liệu, đá lạnh, vật tư ngư cụ, lương thực, thực phẩm, sửa chữa tàu thuyền, ngư lưới cụ;
- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác, phân loại, sơ chế, bảo quản sản phẩm, tổ chức dịch vụ tín dụng nội bộ để hỗ trợ vốn cho xã viên;
- Khi hoạt động ổn định, HTX thực hiện việc mua sắm mới tàu hậu cần trên biển để hỗ trợ xã viên đỡ tốn kém nhiên liệu đi - về để tập trung thời gian cho sản xuất đồng thời tổ chức dịch vụ thu mua sản phẩm trên biển;
- Giúp xã viên (chủ tàu) về thủ tục đăng ký, đăng kiểm tàu cá, giúp đỡ cho xã viên các thủ tục để hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Giúp xã viên xây dựng các đề án vay vốn các tổ chức tín dụng, chương trình mục tiêu quốc gia để đóng mới, cải hoán tàu thuyền khai thác.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin thời tiết, thông tin thị trường để cung cấp cho xã viên biết nhằm phòng tránh thiên tai, rủi ro trên biển.
6. Thời gian và địa điểm thành lập:
- Năm 2011: Thành lập 01 HTX ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (đã thành lập).
- Năm 2012: Thành lập 4 HTX ở các xã: Bình Châu (huyện Bình Sơn), An Vĩnh (huyện Lý Sơn), Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa).
- Năm 2013: Thành lập 5 HTX ở các xã: An Hải (huyện Lý Sơn), Bình Thạnh (huyện Bình Sơn), Phổ Quang (huyện Đức Phổ), Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh) và Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa).
Sau khi đề án hoàn thành, huyện Bình Sơn có 03 HTX, huyện Lý Sơn có 02 HTX, huyện Sơn Tịnh có 01 HTX, huyện Tư Nghĩa có 2 HTX và huyện Đức Phổ có 2 HTX .
7. Kinh phí thực hiện đề án:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 29.100 triệu đồng.
- Nguồn vốn vay tín dụng: 50.000 triệu đồng. Tổng kinh phí: 79.100 triệu đồng.
8. Tổ chức thực hiện:
a) UBND các huyện:
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX và các sở, ngành có liên quan phổ biến chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nội dung Đề án xây dựng HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ cho các cấp chính quyền địa phương nơi có kế hoạch thành lập HTX.
- Hướng dẫn sáng lập viên xây dựng Điều lệ, phương hướng sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX.
- Hỗ trợ sáng lập viên trong việc mở hội nghị tuyên truyền, vận động ngư dân để thành lập HTX.
- Chỉ đạo UBND các xã tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở vật chất cho các HTX hoạt động.
- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động, biến động và nhu cầu vốn của các HTX trên địa bàn huyện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện chịu trách nhiệm:
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, giai đoạn 2011-2015, trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 8/2012.
- Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ hàng năm cho việc thực hiện đề án (bao gồm cả việc thực hiện cơ chế chính sách) tại các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, trình UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí. Trong đó lưu ý mức hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cấp cho HTX để xây dựng trụ sở, nhà kho và cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ cho việc khai thác hải sản xa bờ nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/HTX.
- Làm đầu mối tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện đề án để UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
c) Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật đến các cấp, các ngành, địa phương đồng thời hướng dẫn sáng lập viên xây dựng Điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTX.
- Tư vấn, hỗ trợ các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Chủ trì, Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho các chức danh HTX và lực lượng dự nguồn cho HTX.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Tham mưu UBND tỉnh cân đối và bố trí kinh phí hàng năm cho sở, ngành, UBND các huyện triển khai thực hiện Đề án.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, mặt bằng cho các HTX xây dựng trụ sở làm việc, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nghề cá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Xây dựng và phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ ở Quảng Ngãi hiện nay là yêu cầu cần thiết của chiến lược kinh tế biển và phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130 km, có 6 cửa biển lớn nhỏ (Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Luỹ, Cửa Lở, Mỹ Á và Sa Huỳnh), khá thuận lợi cho tàu thuyền ra vào khai thác hải sản, ngư trường đánh bắt rộng, có nhiều hải sản phong phú. Tuy nhiên, hầu hết việc tổ chức sản xuất trên biển hiện nay của ngư dân là cá thể, thường xuyên phải chống chọi với thiên tai, bão tố trên biển và các tranh chấp ngư trường, bị tàu nước ngoài đe doạ… hàng năm gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản; các khoản chi phí đầu vào cho tàu thuyền đi biển còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung cấp của các chủ vựa trên bờ; việc tiêu thụ sản phẩm của ngư dân không ổn định, thường bị chèn ép giá, thu nhập thực tế của người dân không cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhất là tình hình trên biển Đông hiện nay, việc tổ chức xây dựng và phát triển các hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ đối với ngư dân Quảng Ngãi là cần thiết, có ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc. Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tạo điều kiện hình thành các mối liên kết sản xuất giữa các tàu cá trên biển, không những chỉ đối phó với thiên tai, địch họa trên biển mà còn tạo cơ sở cho hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ góp phần quan trọng thực hiện chiến lược biển Việt Nam và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Luật Hợp tác xã năm 2003;
- Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2003;
- Nghị định số 77/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã;
- Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc đăng ký kinh doanh hợp tác xã;
- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
- Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng hợp tác xã;
- Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Văn bản số 05-CT/TU ngày 21/6/2002 của Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
- Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ VI Khoá XVIII về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
- Thực hiện Thông báo số 170-TB/TU ngày 20/6/2011 của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc thí điểm thành lập Nghiệp đoàn nghề cá, quỹ hỗ trợ ngư dân và tổ chức kinh tế trong nghề cá.
III. Thực trạng, tình hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản xa bờ:
1. Khái quát tình hình khai thác thủy sản:
Khai thác hải sản là ngành sản xuất có thế mạnh trong lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh Quảng Ngãi. Trong hơn 5 năm qua, lực lượng tàu thuyền khai thác thủy sản phát triển khá nhanh. Cuối năm 2005 mới có khoảng 4.230 tàu cá với tổng công suất khoảng 275.000 CV, công suất bình quân là 65 CV/chiếc, trong đó tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên có 453 chiếc. Hiện nay (tháng 01/2012) lực lượng tàu thuyền đã có 5.741 chiếc với tổng công suất 642.570 CV, công suất bình quân 142 CV/chiếc, trong đó số lượng tàu cá công suất từ 90 CV trở lên là 1.998 chiếc. Sản lượng đánh bắt năm 2005 là 87.000 tấn, đến năm 2011 là 105.210 tấn. Trong quy hoạch ngành thủy sản đến năm 2015 và 2020, ngành khai thác thuỷ sản tiếp tục được xác định là thế mạnh của ngành thủy sản tỉnh, đến năm 2015 là 118.000 tấn; năm 2020 là 125.000 tấn. Tình hình phân bố tàu thuyền khai thác ở các vùng cửa biển như sau.
a) Cửa Sa Cần: Thuộc huyện Bình Sơn gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, có 430 tàu thuyền, trong đó tàu có công suất ≥90CV là 110 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề câu mực khơi tại ngư trường nằm giữa vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Địa hình khu vực bằng phẳng, hiện BQL khu Kinh tế Dung Quất đang xây dựng Cảng cá sông Trà Bồng. Vùng cửa biển Sa Cần có thể xây dựng được 02 HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ.
b) Cửa Sa Kỳ: Tiếp giáp huyện Bình Sơn và huyện Sơn Tịnh thuộc địa bàn các xã Bình Châu, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, có 1.420 tàu thuyền, trong đó tàu có công suất ≥90CV là 330 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, lưới vây, câu khơi với ngư trường chính tại quần đảo Trường Sa. Hiện cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa đang hoạt động với khả năng neo đậu 300 tàu thuyền. Hiện nay Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ) đang được xây dựng đủ cho 800 tàu thuyền neo đậu đang triển khai thực hiện. Vùng cửa biển Sa Kỳ có thể xây dựng được 02 HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ.
c) Cửa Đại: Nằm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa gồm các xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, có 1.200 tàu thuyền, trong đó tàu có công suất ≥90CV là 567 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, câu khơi, lưới giã với ngư trường đánh bắt tại vùng biển Vịnh Bắc bộ, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hệ thống dịch vụ hậu cần của tư nhân phát triển khá mạnh nhất là dịch vụ thu mua, cung cấp nhiên liệu cho tàu đánh cá. Vùng cửa biển Cửa Đại có thể xây dựng được 02 HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ.
d) Cửa Lở: Tiếp giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Mộ Đức, nằm trên địa bàn các xã Nghĩa An và Đức Lợi với trên 106 tàu thuyền và hầu hết là thuyền công suất nhỏ, chỉ đánh bắt gần bờ. Nguyên nhân do cửa biển thường xuyên bị bồi lấp, tàu thuyền không thể ra vào được. Vùng cửa biển này không thể xây dựng HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ.
e) Cửa Mỹ Á: Thuộc địa bàn huyện Đức Phổ gồm các xã Phổ An, Phổ Quang với 290 tàu thuyền, trong đó tàu có công suất ≥90CV là 119 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, lưới vây, câu khơi với ngư trường chính từ Đà Nẵng đến Bình Định. Hiện nay tại đây hình thành vũng neo đâụ tàu thuyền và cảng cá Mỹ Á, vùng cửa biển này có thể thành lập 01 HTX.
f) Cửa Sa Huỳnh: Thuộc xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ, đây là một trung tâm nghề cá Quảng Ngãi, tập trung nhiều tàu công suất lớn với 870 tàu thuyền, trong đó tàu có công suất ≥90CV là 430 chiếc. Nghề khai thác hải sản xa bờ chủ yếu là nghề lưới cản, lưới vây, câu khơi, lưới giã với ngư trường rộng khắp từ nam ra bắc. Hệ thống hậu cần nghề cá phát triển mạnh đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Hiện tại đây có công trình cảng cá Sa Huỳnh đã đi vào hoạt động, thu hút nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ và có thể thành lập 1 HTX.
g) Huyện đảo Lý Sơn: Có 2 xã An Vĩnh, An Hải có nghề cá phát triển mạnh. Lực lượng tàu thuyền có trên 420 chiếc, trong đó tàu có công suất ≥90CV là 130 chiếc. Nghề đánh bắt chủ yếu là lặn hải sâm, lưới vây, câu khơi. Ngư trường đánh bắt rộng lớn và tập trung ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển tiếp giáp với các nước. Huyện đảo Lý Sơn đã có vũng neo đậu tàu trú bão và cảng cá Lý Sơn (giai đoạn 1) có thể neo đậu trên 400 tàu, khu dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển tương đối mạnh và có thể thành lập 2 HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tại đây.
2. Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất trong nghề cá:
Nói chung thực trạng kinh tế tập thể trong ngành thủy sản phát triển chậm và chưa đồng đều, thiếu vững chắc. Hiện nay, toàn ngành thủy sản chỉ có 8 HTX, trong đó có 4 HTX đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, 4 HTX dịch vụ và nuôi trồng thủy sản.
Trong lĩnh vực khai thác thủy sản chưa có tổ chức sản xuất mang tính chất HTX khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản. Tổ chức sản xuất khai thác và dịch vụ nghề cá của ngư dân hiện nay là tự phát, chủ yếu là sản xuất cá thể theo từng đơn vị tàu. Tàu cá là phương tiện sản xuất chính, là tài sản thuộc sở hữu của 01 chủ tàu, hoặc nhiều lao động (nhiều phần hùn) đóng góp, có thể có thêm sự hùn vốn của các cơ sở dịch vụ (chủ nậu vựa).
Chủ tàu thường là người ở trên bờ, chỉ đạo điều hành chung, thuê thuyền trưởng trực tiếp đi trên tàu. Chủ tàu có thể sở hữu một hay nhiều tàu cá. Biên chế lao động của 01 tàu cá đánh bắt xa bờ có thể từ 7 đến 20 người, tùy theo công suất tàu và yêu cầu của từng loại nghề đánh bắt.
Thu nhập kinh tế từ hoạt động đánh bắt của tàu cá được phân phối cho chủ tàu, thuyền trưởng, thợ máy, thủy thủ theo luật lệ truyền thống, tùy theo nghề đánh bắt, tùy theo cổ phần đóng góp vốn hình thành con tàu.
Trước khi tàu cá đi sản xuất, chủ tàu thường mua chịu dầu nhớt, đá lạnh, thực phẩm,…qua các cơ sở dịch vụ hoặc đại lý thu mua hải sản. Sau chuyến biển họ bán lại sản phẩm cho các đại lý thu mua hải sản.
Một số cơ sở dịch vụ có điều kiện khả năng còn đóng mới tàu để hoạt động dịch vụ cấp nhiên liệu và thu mua thủy sản ngay trên biển, tuy nhiên hiện nay số lượng tàu dịch vụ có rất ít và chỉ hoạt động ven bờ.
Lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá trong tỉnh chủ yếu là cá thể và tự phát với mạng lưới hàng trăm cơ sở kinh doanh của tư nhân cung ứng nhiên liệu, nước đá, ngư lưới cụ, thu mua hải sản của ngư dân ở các vùng cửa biển. Tuy cơ bản đáp ứng nhu cầu của tàu cá nhưng chất lượng dịch vụ chưa cao, tình trạng thao túng giá cả đầu vào, đầu ra, ép giá, ép cấp thu mua sản phẩm, chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm thủy sản sau đánh bắt, còn nhiều bất cập trong phân phối lợi ích công bằng cho người lao động nên thu nhập và đời sống của người lao động chưa cao, chưa xứng đáng với thành quả lao động của họ.
a) Thuận lợi:
- Có đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển HTX. Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển HTX của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp nói chung, HTX nghề cá nói riêng phát triển.
- Sự đồng tình, ủng hộ cao của người lao động các địa phương, đặc biệt là của các chủ tàu có ít vốn của người lao động nghèo, tránh được sự cạnh tranh, chèn ép bất công của các cơ sở dịch vụ, của chủ tàu, người lao động được phân phối lợi ích công bằng.
- Trước yêu cầu bức xúc của nghề cá khai thác xa bờ, bản thân chủ tàu, ngư dân nhận thấy cần phải có sự gắn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất trên biển để sẵn sàng đối phó với thiên tai khắc nghiệt và nhiều mối đe dọa, rủi ro khác trên biển.
b) Khó khăn:
- Nhận thức của các cấp các ngành, và của ngư dân về tổ chức hợp tác xã còn hạn chế, việc tuyên truyền phát triển HTX dịch vụ khai thác thuỷ sản chưa được quan tâm đúng mức.
- Đội ngũ cán bộ quản lý để thành lập các HTX có trình độ, năng lực chưa cao, chưa thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt của các thành phần kinh tế khác.
- Nhà nước chưa có chính sách phù hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực cho việc khai thác thủy sản.
- Trở ngại về tư duy, quan niệm về HTX kiểu cũ vẫn còn trong nhiều chủ tàu và người lao động hoặc theo hướng ngược lại là tâm lý muốn tham gia vào HTX là để dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp, bao cấp của Nhà nước như trước kia.
- Cơ chế chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh chưa có tính đột phá, thiết thực để thúc đẩy HTX hình thành và phát triển.
- Tính đặc thù của nghề cá cũng có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển HTX: sản xuất khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết; nhu cầu vốn đầu tư lớn; nhu cầu mặt bằng hoạt động dịch vụ hậu cần gần bến cập neo đậu tàu thuyền; hoạt động khai thác thủy sản phải gắn với hoạt động dịch vụ hậu cần tiêu thụ sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế.
IV. Kế hoạch triển khai xây dựng HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, giai đoạn 2011-2015:
Trong giai đoạn 2011- 2015 tổ chức thành lập 10 hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tại các xã vùng cửa biển, nơi tập trung nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ.
2. Định hướng việc xây dựng HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ:
- HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ theo đề án này ở tỉnh ta có tính chất đặc thù, cần phải có qui mô lớn, có tính cộng đồng cao vừa đáp ứng những yêu cầu về kinh tế vừa đáp ứng yêu cầu về chính trị, an ninh - quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, do đó cần có sự đầu tư, khuyến khích của Nhà nước để phát triển ổn định, bền vững.
- HTX có ngành nghề là dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức các dịch vụ phục vụ và tổ chức khai thác hải sản xa bờ. Xã viên là các chủ tàu có công suất tàu từ 90CV trở lên, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX. Mỗi HTX có tối thiểu 20 xã viên (20 tàu cá cá trở lên), tự nguyện đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật HTX, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng (theo Luật HTX 2003 chỉ cần có 07 xã viên là thành lập được 01 HTX)
- Xã viên tham gia HTX phải tự nguyện chung sức tổ chức, xây dựng HTX đồng thời có nhu cầu sử dụng các khâu dịch vụ hậu cần nghề cá do HTX tổ chức và thực hiện tổ chức sản xuất khai thác, tiêu thụ theo điều lệ HTX.
- Tàu cá là tư liệu sản xuất chính, là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ tàu (xã viên), HTX không định đoạt.
- Xã viên cùng đóng góp vốn để xây dựng cơ sở vật chất chung của HTX như: trụ sở làm việc, bến đậu tàu, trạm xăng dầu, xưởng nước đá, nhà phân loại sơ chế sản phẩm, kho lạnh bảo quản sản phẩm, xưởng sửa chữa tàu thuyền và ngư lưới cụ.... Tùy theo điều kiện năng lực quản lý và vốn đầu tư có thể từng bước mở rộng phạm vi kinh doanh.
- Cơ sở vật chất sản xuất, kinh doanh được hình thành sau khi thành lập HTX là tài sản chung của HTX.
- Phân phối lợi ích trong HTX từ các hoạt động dịch vụ thực hiện trên cơ sở đóng góp vốn đầu tư của mỗi xã viên.
3. Nguyên tắc tổ chức của HTX:
- Tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và công khai.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng.
4. Nội dung hoạt động của Hợp tác xã:
a) Khai thác hải sản trên biển.
- Đội tàu đánh cá của HTX được tổ chức thành các tổ theo từng ngành nghề, ngư trường khai thác. Xã viên tự quản lý và bảo vệ tài sản, quản lý lao động và tổ chức sản xuất trên biển, tổ chức thành các đội, tổ biên chế theo từng ngành nghề khai thác, xã viên thường xuyên giữ liên lạc với tổ trưởng và các tàu khác trong đội hoạt động trên cùng ngư trường cùng nhau khai thác, tìm kiếm ngư trường đánh bắt, tham gia giúp đỡ các tàu khác khi có sự cố xảy ra.
- Tổ trưởng tổ tàu khai thác trên biển do xã viên HTX chọn cử, là người trực tiếp khai thác trên biển, có kinh nghiệm xử lý những sự cố xảy ra, có tâm huyết, trách nhiệm với công việc, giữ vững thông tin liên lạc với Ban quản trị HTX và với đất liền phục vụ cho việc khai thác trên biển.
b) Tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ.
- Xây dựng quản lý và khai thác tốt các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá như: Dịch vụ cung ứng nhiên liệu, đá lạnh, vật tư ngư cụ, lương thực, thực phẩm, sửa chữa tàu thuyền.
- Tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác, phân loại, sơ chế, bảo quản sản phẩm, tổ chức dịch vụ tín dụng nội bộ để hỗ trợ vốn cho xã viên.
- Khi hoạt động ổn định, HTX thực hiện việc mua sắm mới tàu hậu cần phục vụ trên biển để xã viên đỡ tốn kém thời gian, nhiên liệu để tập trung cho sản xuất đồng thời tổ chức dịch vụ thu mua sản phẩm trên biển của xã viên.
- Giúp xã viên về thủ tục đăng ký, đăng kiểm tàu cá, tiếp nhận và hướng dẫn xã viên các thủ tục được hưởng các chính sách của Nhà nước, của các tổ chức cá nhân hỗ trợ ngư dân.
- Giúp xã viên xây dựng các đề án vay vốn của các tổ chức tín dụng, các chương trình mục tiêu quốc gia để phục vụ cho việc đánh bắt, bảo quản, sơ chế và tiêu thụ.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin thời tiết, nắm được từng chủ tàu hoạt động ở mỗi ngư trường, qua đó thông tin kịp thời về thời tiết, thông tin thị trường… để xã viên biết.
c) Xã viên của Hợp tác xã.
- Xã viên của HTX là các chủ tàu có công suất tàu từ 90CV trở lên, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật HTX và tán thành Điều lệ HTX.
- Cán bộ, viên chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo điều lệ, không trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã.
Người tham gia HTX phải bảo đảm các tiêu chuẩn để trở thành xã viên theo quy định của Luật HTX.
d) Tổ chức và quản lý HTX.
Bộ máy quản lý HTX, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy và nhiệm kỳ của Ban Quản trị HTX do đại hội xã viên quyết định nhưng phải phù hợp với Luật HTX.
5. Tiến độ xây dựng HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ
- Năm 2011: thành lập 1 HTX tại xã Bình Chánh (huyện Bình Sơn) .
- Năm 2012 thành lập 4 HTX tại các xã: xã Bình Châu (huyện Bình Sơn); xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn); xã Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa); xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ).
- Năm 2013: thành lập 5 HTX tại các xã: xã An Hải (huyện Lý Sơn); xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn); xã Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh); xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) và xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ).
Tùy theo tình hình cụ thể, các địa phương có thể rút ngắn thời gian vận động thành lập các HTX. Sau khi đề án hoàn thành, huyện Lý Sơn có 2 HTX, huyện Bình Sơn có 3 HTX, huyện Sơn Tịnh có 1 HTX, huyện Tư Nghĩa có 2 HTX và huyện Đức Phổ có 2 HTX.
- Từ khi thành lập cho đến năm 2015, thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với HTX theo Đề án này.
1. Thành lập ban chỉ đạo triển khai đề án ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ để chỉ đạo tuyên truyền vận động việc thành lập HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ.
2. Tổ chức ngay các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, Đảng ủy, UBND xã và các xã viên các HTX DV và đánh bắt xa bờ mới được thành lập về chủ trương của Đảng, Nhà nước và cơ chế chính sách khuyến khích của Chính phủ, của tỉnh và hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX nói chung, HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ nói riêng.
3. Công tác tuyên truyền, vận động: Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, sở ngành, UBND các địa phương tiếp tục tuyên truyền quán triệt các nội dung về xây dựng kinh tế tập thể, về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích phát triển HTX, làm cho ngư dân hiểu được tính chất, hoạt động của nền kinh tế tập thể mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động.
Gắn kết ngư dân lại với nhau để giảm bớt những rủi ro do thiên tai, địch họa, nâng cao tính ổn định và bền vững trong việc khai thác hải sản xa bờ, góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
4. Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh:
Ngoài việc thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị định 88/2005/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ có tính chất đặc thù. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành theo trình tự quy định, gồm:
- Hỗ trợ thành lập HTX.
- Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý HTX và thuyền trưởng, máy trưởng cũng được tỉnh hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng.
- Hỗ trợ cơ sở hạ tầng.
- Hỗ trợ lãi suất tiền vay trong 03 năm.
5. Kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2011-2015:
Gồm các khoản kinh phí hỗ trợ nói trên hàng năm cho 10 HTX được thành lập và hoạt động trong giai đoạn 2011-2015 và vốn vay của HTX.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ: | 29.100 triệu đồng. | |
Trong đó: | Năm 2012: | 7.775 triệu đồng. |
| Năm 2013: | 9.475 triệu đồng. |
| Năm 2014: | 6.775 triệu đồng. |
| Năm 2015: | 5.075 triệu đồng. |
- Vốn vay: |
| 50.000 triệu đồng. |
(Chi tiết như phụ lục kèm theo).
VI. Tổ chức phân công thực hiện:
Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Liên minh HTX và các sở, ngành có liên quan:
- Phổ biến chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và nội dung đề án thành lập hợp tác xã Dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ cho các cấp chính quyền địa phương nơi có kế hoạch thành lập HTX.
- Hướng dẫn sáng lập viên xây dựng Điều lệ, phương hướng sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX.
- Hỗ trợ sáng lập viên trong việc mở hội nghị tuyên truyền, vận động ngư dân để thành lập HTX.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động, biến động và nhu cầu vốn của các HTX trên địa bàn huyện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.
- Chỉ đạo UBND các xã tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, cơ sở vật chất cho các HTX hoạt động.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện chịu trách nhiệm:
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 2011-2015 trình UBND tỉnh ban hành để triển khai thực hiện.
- Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ hàng năm cho việc thực hiện đề án (bao gồm cả việc thực hiện cơ chế chính sách) cho các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, gửi các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện.
- Làm đầu mối tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện đề án để UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật đến các cấp, các ngành ở từng địa phương đồng thời hướng dẫn sáng lập viên xây dựng Điều lệ, phương hướng sản xuất kinh doanh dịch vụ của các hợp tác xã
- Tư vấn, hỗ trợ các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
4. Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi:
Xây dựng chương trình, nội dung và phối phợp với Sở Nông nghiệp PTNT tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho các chức danh HTX và lực lượng dự nguồn cho HTX.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Cân đối và bố trí kinh phí cho sở, ngành và UBND các huyện để triển khai thực hiện Đề án theo các nội dung dự toán hàng năm được duyệt.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Xem xét, bố trí giao đất, cho thuê đất, mặt nước cho các HTX để xây dựng trụ sở làm việc, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nghề cá và khu vực neo đậu tàu thuyền.
Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ được xây dựng trên cơ sở nhu cầu tất yếu khách quan, cần phải có tổ chức hợp tác đánh bắt trên biển tạo điều kiện cho ngư dân liên kết các khâu khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần trên bờ, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho ngư dân, đồng thời có điều kiện giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau khi đối phó với thiên tai, địch họa trên biển, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Nội dung Đề án phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của Chính phủ về khuyến khích phát triển HTX. Tuy nhiên do tính đặc thù của loại hình của HTX trong nghề cá, nhất là trong tình hình tranh chấp trên Biển Đông phức tạp như hiện nay. Cần có những chính sách đột phá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận động thành lập và phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh./.
KHÁI TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ THỰC HIỆN
(Đề án xây dựng phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015)
I. Số lượng, địa điểm, tiến độ thành lập HTX.
Dự kiến số lượng HTX được thành lập trong thời gian tới là 10 HTX.
- Năm 2011: thành lập 1 HTX tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (đã thành lập).
- Năm 2012 thành lập 4 HTX tại các xã: xã Bình Châu (huyện Bình Sơn); xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn); xã Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa); xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ).
- Năm 2013: thành lập 5 HTX tại các xã: xã An Hải (huyện Lý Sơn); xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn); xã Tịnh Kỳ (huyện Sơn Tịnh); xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) và xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ).
II. Dự trù kinh phí thực hiện:
1. Kinh phí Nhà nước hỗ trợ:
a) Hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã:
Bao gồm các khoản chi hỗ trợ hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản về luật HTX và các văn bản có liên quan, tập huấn Đề án xây dựng HTX, xây dựng điều
lệ, phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức Đại hội xã viên, các thủ tục đăng ký kinh doanh...
Tổng kinh phí hỗ trợ: 300 triệu đồng
b) Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý HTX:
- Tập huấn bồi dưỡng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm;
- Tập huấn bồi dưỡng kiểm soát, cán bộ chuyên môn;
- Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng;
Tổng kinh phí: 800 triệu đồng.
c) Hỗ trợ cơ sở hạ tầng:
Mỗi HTX được hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng để HTX xây dựng trụ sở, nhà kho và cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ cho việc khai thác hải sản xa bờ nhưng tối đa không quá 1 tỉ đồng/HTX.
Tổng kinh phí hỗ trợ (10 HTX): 10.000 triệu đồng.
d) Hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại, khuyến ngư:
Tổng kinh phí: 1.000 triệu đồng.
e) Hỗ trợ lãi suất tiền vay: 17.000 triệu đồng.
Tổng cộng kinh phí Nhà nước hỗ trợ: 29.100 triệu đồng. (Hai mươi chín tỷ một trăm triệu đồng chẵn).
Phân kỳ kinh phí Nhà nước hỗ trợ (2012-2015):
ĐVT: triệu đồng
TT | Nội dung | Chia ra các năm | ||||
Tổng số | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
1 | Hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã | 300 | 150 | 150 |
|
|
2 | Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX | 800 | 400 | 400 |
|
|
| - CN, PCN, KS, chuyên môn | 200 | 100 | 100 |
|
|
| - Thuyền trưởng, máy trưởng | 600 | 300 | 300 |
|
|
3 | Hỗ trợ cơ sở hạ tầng | 10.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
4 | Hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại, khuyến ngư | 1.000 | 500 | 500 |
|
|
5 | Hỗ trợ lãi suất tiền vay | 17.000 | 4.675 | 6.375 | 3.825 | 2.125 |
| Tổng cộng | 29.100 | 10.725 | 12.425 | 3.825 | 2.125 |
2. Vốn HTX vay: 50.000 triệu đồng (Năm mươi tỉ đồng).
Trong đó: Năm 2012: 25.000 triệu đồng; Năm 2013: 25.000 triệu đồng.
* Ghi chú: Năm 2011 HTX Bình Chánh, huyện Bình Sơn thành lập nhưng chưa được hỗ trợ, do vậy việc hỗ trợ năm 2011 được chuyển sang năm 2012 thực hiện.
- 1Quyết định 54/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2007- 2010, định hướng đến 2015 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2010-2015
- 3Nghị quyết 02/2015/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 2015-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 - 2020
- 1Nghị định 77/2005/NĐ-CP ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã
- 2Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
- 3Nghị định 87/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hợp tác xã
- 4Thông tư 02/2006/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Thông tư 66/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Hợp tác xã 2003
- 8Nghị định 177/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hợp tác xã năm 2003
- 9Chỉ thị 20-CT/TW năm 2008 về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Bí thư ban hành
- 10Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Quyết định 1488/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 12Quyết định 54/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2007- 2010, định hướng đến 2015 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 13Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2010-2015
- 14Nghị quyết 02/2015/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ giai đoạn 2015-2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 58/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Cao Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2012
- Ngày hết hiệu lực: 19/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực