Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5792/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành, phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Thông báo Kết luận số 269-TB/TU ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 11453/TTr- SCT ngày 20 tháng 10 năm 2016 về ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai xây dựng Kế hoạch cụ thể thực hiện các nội dung và giải pháp tại Kế hoạch này; định kỳ quý báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Công Thương).
Điều 3. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tổng hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện và đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung, các chỉ tiêu, biện pháp đê đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc thánh phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5792/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Thực hiện ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo sô 269-TB/TU ngày 29 tháng 9 năm 2016 về Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025; nhằm huy động, tập trung các nguồn lực triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
1.1 Tổng quát:
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường, hình thành mạng lưới các nhà cung cấp nội địa có chất lượng, tham gia vào chuỗi cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia, gia tăng giá trị hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
- Phát huy hiệu quả, vai trò các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố. Thực hiện liên kết trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và liên kết vùng, từng bước cung ứng linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
1.2. Cụ thể
Giai đoạn 2016-2020:
- Đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống là 65,68%. Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí là 67%; ngành Điện tử - Công nghệ thông tin là 51%; ngành Cao su - Nhựa là 71%; ngành Chế biến tinh Lương thực thực phẩm là 85%; ngành Dệt may là 49%; ngành Da giày là 70%.
- Quy hoạch và xây dựng 3 phân khu công nghiệp hỗ trợ, trong đó 2 phân khu trong các khu công nghiệp và 1 phân khu trong khu công nghệ cao để tiếp nhận các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống.
- Hình thành cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
- Hình thành ít nhất 01 trung tâm nghiên cứu, thiết kế, giới thiệu và giao dịch sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Giai đoạn 2021-2025:
- Đến năm 2025; tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống là 70%. Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí là 72%; ngành Điện tử - Công nghệ thông tin là 54%; ngành Cao su - Nhựa là 76%; ngành Chế biến tinh Lương thực thực phẩm là 87%; ngành Dệt may là 54%; ngành Da giày là 75%.
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng trung tâm nghiên cứu, thiết kế, giao dịch sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
2. Yêu cầu:
- Công tác phối hợp phải triển khai tập trung, đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
1.1- Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố
- Chỉ đạo rà soát, hệ thống lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, các văn bản chỉ đạo điều hành của thành phố về công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên, sản phẩm tiêu biểu.
- Chỉ đạo xây dựng và theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình, đề án về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả đạt được và đề xuất các nội dung cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn.
1.2- Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ động tham mưu, đề xuất và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
- Tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Liên kết chặt chẽ với các cơ quan, viện, trường, trung tâm về nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác ứng dụng, đổi mới trang thiết bị - công nghệ sản xuất.
- Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho các dự án phát triển cụm ngành công nghiệp, các dự án nhà xưởng cao tầng nhằm đảm bảo triển khai đúng định hướng, quy hoạch.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách công nghiệp hỗ trợ của Trung ương và thành phố đến các doanh nghiệp.
- Triển khai, xây dựng phần mềm và tổ chức nhập liệu cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ của thành phố.
- Thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Thành phố, tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp, hợp tác quốc tế về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Theo dõi tiến độ, tổng hợp, tham mưu Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hàng quý, năm về kết quả thực hiện các nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được phân công.
2. Triển khai các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
- Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ các Bộ, ngành liên quan triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách về công nghiệp hỗ trợ như: Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Thông tư số 01/2016/TT-NHNN ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thông tư số 21/2016/TT-BTC ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn khai thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 55/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương về quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
3. Tạo quỹ đất, quy hoạch, phân bố sản xuất công nghiệp hỗ trợ
3.1- Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố
- Chủ trì phối hợp các sở ngành liên quan rà soát, quy hoạch lại các khu công nghiệp hiện có, dành quỹ đất thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với từng giai đoạn, theo hướng hình thành các phân khu công nghiệp hỗ trợ.
- Triển khai thực hiện chương trình, quy hoạch các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp, xây dựng nhà xưởng cao tầng nhằm tạo mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành khung giá cho thuê mặt bằng tại các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
3.2- Ban Quản lý Khu công nghệ cao
- Rà soát lại quy hoạch Khu Công nghệ cao để bố trí quỹ đất (50 ha) hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành điện tử, cơ khí công nghệ cao, công nghiệp sạch. Chủ trì triển khai thực hiện đầu tư các dự án nhà xưởng cao tầng tại khu công nghệ cao.
3.3- Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố
- Tổng hợp nhu cầu mặt bằng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ từ đó chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để giới thiệu mặt bằng, đảm bảo cho thuê đúng đối tượng, giá thuê phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
- Xây dựng chương trình khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi địa điểm sản xuất từ các khu dân cư vào các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp, khu nhà xưởng cao tầng nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất, tính liên kết trong sản xuất và đáp ứng các vấn đề về quy hoạch, môi trường.
4. Phát triển hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện phát triển hạ tầng giao thông:
- Đảm bảo phát triển đồng bộ hiện đại theo quy hoạch của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp và thuận lợi trong việc liên kết vùng; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hệ thống giao thông tại các khu vực giao thông đầu mối như: sân bay, nhà ga... kết nối với các tỉnh, thành, các tuyến đường vành đai, tuyến đường kết nối giao thông xuyên suốt giữa các khu công nghiệp - cụm công nghiệp - khu chế xuất - khu công nghệ cao.
- Nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng, kho bãi đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
5. Phát triển công nghệ và nâng cao năng lực quản lý chất lượng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
5.1- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp thực hiện:
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bổ sung chức năng của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ, tăng cường mối liên kết 3 nhà: Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nước, các đề tài dự án nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phải gắn với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí nghiên cứu công nghệ đối với đề tài, dự án liên quan đến danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khuyến khích phát triển.
- Tham mưu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phát triển khoa học và công nghệ của chính doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Thành phố trong việc hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Đề xuất hình thành danh mục của ngành công nghiệp hỗ trợ ở các công đoạn mà Thành phố Hồ Chí Minh không có lợi thế để tận dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
- Lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực để thực hiện hình thức liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các chi tiết, linh kiện cho các sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hướng tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp lớn chuyển giao công nghệ hoặc liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hình thành mạng lưới vệ tinh doanh nghiệp nhỏ và vừa cung ứng dưới hình thức tích hợp với doanh nghiệp lớn.
- Phát huy hiệu quả các Chương trình hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như JETRO, KOTRA....về tư vấn phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
5.2- Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh:
- Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm công nghệ cao giai đoạn 2016-2020. Tập trung mọi nguồn lực, giải pháp để nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
6. Hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
6.1- Sở Công Thương chủ trì:
- Phối hợp Ngân hàng nhà nước - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch khuyến khích các tổ chức tín dụng, định chế tài chính hình thành các gói tín dụng phục vụ cho đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Xây dựng Chương trình kích cầu đầu tư riêng cho lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố. Xây dựng quy trình với trình tự, thủ tục cụ thể, rõ ràng và triển khai thực hiện theo hướng đơn giản nhằm rút ngắn thời gian, quy trình, thủ tục thẩm định, xét duyệt các dự án tham gia chương trình kích cầu.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ sung các chính sách, danh mục sản phẩm mới để bổ sung vào Chương trình kích cầu đầu tư, đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế.
- Xây dựng các chương trình khuyến khích, thu hút doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận các cơ chế chính sách ưu đãi của thành phố và của Chính phủ.
- Thu hút các nhà đầu tư trong nước xây dựng các trung tâm thiết kế; trung tâm trưng bày, giới thiệu, giao dịch các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
6.2- Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp các sở ngành liên quan củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh.
6.3- Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC)
- Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các gói tín dụng cho đầu tư, nghiên cứu phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
7. Phát triển thị trường, kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
7.1- Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố
- Phối hợp các sở ngành liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, hội nghị, hội thảo,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước; tăng cường tổ chức các chương trình hợp tác giữa Thành phố với các tỉnh thành, các tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội, hội ngành nghề trong và ngoài nước,... để kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của thành phố với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong và ngoài nước.
Trong công tác kêu gọi, xúc tiến thương mại - đầu tư trong và ngoài nước, kết hợp thông tin, giới thiệu về năng lực và tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp thành phố và các cơ chế, chính sách ưu đãi của Thành phố và Chính phủ dành cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư đến với thành phố.
7.2- Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên liên kết với các tỉnh liên quan theo các chương trình hợp tác giữa thành phố với các tỉnh nhằm hình thành liên kết vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ,...tránh tình trạng đầu tư, thu hút kêu gọi trùng lắp, gây lãng phí.
7.3- Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố phối hợp các đơn vị liên quan bố trí vị trí phù hợp để trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, tổ chức hội chợ, triển lãm về công nghiệp hỗ trợ, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu của thành phố, các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ giữa các doanh nghiệp; Tổ chức gắn kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với nhau và giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, các tập đoàn đa quốc gia.
8.1- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp các sở ngành xây dựng, triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
8.2- Sở Công Thương phối hợp các Sở ngành đẩy mạnh thực hiện các chương trình đào tạo hiện có của thành phố như: Chương trình INSA Lyon, Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân.... gắn với việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ theo nhu cầu doanh nghiệp; Khuyến khích hiệp hội, hội ngành nghề gắn kết với các viện trường, các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ doanh nghiệp.
8.3- Sở Tài chính bố trí kinh phí thuộc Ngân sách thành phố hàng năm cho các Sở ngành, viện, trường để hỗ trợ cho các cán bộ đi học tập kinh nghiệm, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức tại các nước có phát triển về công nghiệp hỗ trợ.
9. Nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền về công nghiệp hỗ trợ với nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin truyền thông.
- Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kết hợp với phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ và của Thành phố về công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ đến các doanh nghiệp.
10. Giải pháp đối với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề thành phố và các hội ngành nghề
10.1- Đối với doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực tài chính, minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xem xét cho vay.
- Nghiên cứu, tận dụng cơ hội từ hội nhập và chính sách hỗ trợ của nhà nước để đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (kể cả cung ứng nội địa và xuất khẩu).
- Chuyên nghiệp hoá trong quản trị, chú trọng năng lực phát triển và khai thác thị trường, tiếp cận doanh nghiệp sản xuất đầu cuối.
10.2- Đối với Hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành nghề
- Thường xuyên tổ chức các khóa phổ biến về cơ chế, chính sách, các quy định mới trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và các nước; các điều kiện để đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và biện pháp phòng vệ trước sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
- Tạo cầu nối gắn kết giữa các doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau trong sản xuất và tiêu dùng.
- Thường xuyên tổng hợp và thông tin kịp thời các vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến các ngành liên quan để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
1. Các sở, ban, ngành thành phố và các đơn vị liên quan:
1.1- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp tại Kế hoạch này và Phụ lục đính kèm; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện (thông qua Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo).
1.2- Chủ động tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị với bộ ngành Trung ương, Chính phủ các cơ ché, chính sách đặc thù, thí điểm áp dụng đối với các vấn đề mới mà thực tiễn phát sinh trong quá trình phát triển nhưng chưa có quy định hay quy định hiện hành không còn phù hợp.
1.3- Chủ động phối hợp các Bộ ngành, địa phương và các đơn vị liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các đơn vị; tổng hợp báo cáo định kỳ hàng quý về kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc và đề xuất Ban chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ các giải pháp tháo gỡ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc,đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Sở Công Thương) để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN
A. SẢN PHẨM KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
I. Ngành sản xuất lắp ráp ô tô:
Quy hoạch mô hình cụm liên kết ngành cơ khí ô tô, bao gồm:
(1) Nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm đầu cuối.
(2) Nhà sản xuất phụ trợ bao gồm sản xuất vật liệu thuộc các ngành khác có liên quan, các nhà cung cấp linh kiện ô tô cấp 1,2,3,..
(3) Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
(4) Các tổ chức cung ứng nguồn nhân lực, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Tập trung vào một số sản phẩm như sau:
- Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ;
- Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van;
- Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước;
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu;
- Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe;
- Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn;
- Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm;
- Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng;
- Hệ thống lái;
- Hệ thống phanh;
- Linh kiện điện - điện tử:
Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện;
Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp;
Rơle khởi động, động cơ điện khởi động;
Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý.
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại;
- Hệ thống xử lý khí thải ô tô;
- Linh kiện bằng nhựa, bằng kim loại cho ô tô;
- Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn;
- Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe.
II. Ngành cơ khí chế tạo:
- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;
- Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan;
- Linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn;
- Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu;
- Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối;
- Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn;
- Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, 0 bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực;
- Thép kỹ thuật.
III. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao
- Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;
- Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;
- Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chip vi xử lý; các bộ điều khiển (Bộ điều khiển PLC, bộ điều khiển CNC ...);
- Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;
- Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa;
- Cảm biến các loại: Cảm biến khí, cảm biến gia tốc, cảm biến từ trường; cảm biến sinh học, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, cảm biến áp suất....;
- Các loại động cơ thế hệ mới: Động cơ điện, động cơ ổ từ, động cơ servo (động cơ bước), động cơ từ kháng, động cơ tuyến tính;
- Các Cơ cấu chấp hành có độ chính xác cao.
IV. Ngành điện tử - công nghệ thông tin
- Vi mạch điện tử (chip dân dụng)
- Wafer
- Vi mạch điện tử (chip led chiếu sáng)
- Vi mạch điện tử (thẻ RFID, đầu đọc thẻ RFID)
- Các sản phẩm đầu cuối sử dụng công nghệ vi cơ điện tử (MEMF), nano cơ điện tử (NEMS) và các thiết bị ứng dụng.
- Công nghiệp in phục vụ công nghiệp công nghệ cao.
V. Ngành hóa chất - cao su - nhựa kỹ thuật
- Dây cuaroa, rơn cao su, băng tải, xăm lốp các loại; cao su kỹ thuật; cao su tổng hợp, nguyên liệu cao su tổng hợp.
- Ron cao su, băng tải, xăm lốp các loại; vật liệu composit, vật liệu mới có chất lượng cao.
- Sản phẩm nhựa kỹ thuật, chi tiết - linh kiện bằng nhựa kỹ thuật.
- Bao bì nhựa kỹ thuật, bao bì đa lớp, bao bì phức hợp, bao bì thân thiện môi trường, in phức hợp trên mọi chất liệu, in kỹ thuật số.
- Sản xuất các loại hóa dược, sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, vắcxin.
VI. Ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm:
- Nhóm ngành nguyên - phụ liệu phục vụ cho chế biến các sản phẩm từ thịt và các loại nông sản.
- Nhóm ngành chế biến bột và tinh bột: các loại bột nguyên liệu, tinh bột.
- Nhóm ngành cơ khí:
Các loại máy nông - lâm - ngư nghiệp: máy canh tác; máy thu hoạch; máy bảo quản; máy chế biến sản phẩm; băng chuyền; dây chuyền giết mổ gia súc, gia cầm tự động.
- Thiết bị ly tâm tách khuẩn; thiết bị vô trùng và tiệt trùng; thiết bị diệt khuẩn UV (tia cực tím); thiết bị trao đổi ion; thiết bị lọc than hoạt tính; thiết bị lọc thẩm thấu ngược.
Các máy chiết rót, máy đóng gói, máy dán nắp và máy ghép mí lon theo công nghệ tự động; dây chuyền băng tải tự động.
- Nhóm ngành cao su - nhựa: Bao bì đa lớp, bao bì phức hợp dành cho đóng gói bảo quản thực phẩm, bao bì phức hợp.
- Nhóm ngành hóa thực phẩm: thực phẩm chức năng, đường tinh luyện và axit thực phẩm, hương liệu, màu thực phẩm, chất điều vị, chất ổn định cấu trúc, các phụ gia khác.
VII. Ngành dệt may
- Vải kỹ thuật, vải không dệt tiềm năng ; vải có nguồn gốc từ sợi nội địa vải có nguồn gốc từ tơ, nguyên liệu tự nhiên nguồn gốc trong nước.
- Nút các loại;
- Khóa kéo đạt chuẩn thay thế hàng nhập khẩu.
- Nhãn, phù hiệu, nút, băng chun.
- Máy may, máy khâu, máy vắt sổ, kim, suốt.
- Xơ bông, xơ tổng hợp PE, Visco (tiềm năng)
- Sợi thông thường, sợi milane, sợi gốc hóa dầu;
VIII. Ngành da giày
- Vải giả da, da simili
- Nguyên phụ liệu sản xuất đế giày (đế cao su, đế TPR, TPU, PVC...)
B. NHÓM SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TIÊU BIỂU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. Ngành cơ khí chế tạo
- Ô tô khách, ô tô chuyên dụng
- Khuôn mẫu, thiết bị phục vụ chế biến nông nghiệp
- Chi tiết, linh kiện, phụ tùng ô tô khách ô tô chuyên dụng
II. Ngành điện tử - công nghệ thông tin
- Thiết kế phần mềm ứng dụng
- Thiết bị điện tử gia dụng
- Vi mạch điện tử: chip dân dụng, chip led chiếu sáng
III. Ngành cao su - nhựa
- Săm lốp ô tô/xe máy
- Ống nhựa kỹ thuật phục vụ tiêu dùng và công nghiệp các ngành.
- Nhựa bao bì công nghiệp
- Chi tiết, linh kiện nhựa kỹ thuật
IV. Ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm:
- Thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn đóng hộp/chai/gói.
- Gia vị, nước chấm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
- Các loại bột nguyên liệu, tinh bột phục vụ chế biến tinh.
V. Ngành dệt may
- Vải phục vụ quần áo thời trang
- Quần áo thời trang phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu VI. Ngành da giày
- Vải giả da, da simili
- Giày dép, ba lô túi xách
- Nguyên phụ liệu sản xuất đế giày
- Đế giày
QUY HOẠCH, PHÂN BỐ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1. QUY HOẠCH PHÂN KHU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ, CỤM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
- Xây dựng cụm công nghiệp Dệt may tại xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, quy mô 89 ha; thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3: phân khu công nghiệp hỗ trợ với diện tích khoảng 104 ha, ưu tiên tiếp nhận công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố.
- Khu công nghiệp Hiệp Phước: phân khu công nghiệp hỗ trợ với diện tích khoảng 200ha, ưu tiên tiếp nhận công nghiệp hỗ trợ 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố.
- Khu công nghiệp Cơ khí ô tô Thành phố Hồ Chí Minh: phân khu công nghiệp hỗ trợ với diện tích khoảng 65 ha, quy hoạch công nghiệp hỗ trợ ngành linh kiện, phụ tùng, cơ khí chế tạo, nhựa cao su phục vụ cơ khí, ô tô.
- Cụm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành công nghệ cao: Khu Công nghệ cao đã quy hoạch 50 ha đất xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ điện tử, cơ khí công nghệ cao.
2. PHÂN BỐ, XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG CAO TẦNG
Giai đoạn 2016-2020:
- Tại các khu công nghiệp/khu chế xuất
Tổng diện tích phấn đấu trong phân bố nhà xưởng cao tầng: 100.000 m2
Phân bố tại: khu chế xuất Tân Thuận (trong đó, có 12.500m2 đã xây dựng và đưa vào sử dụng), khu công nghiệp Hiệp Phước, khu công nghiệp cơ khí ô tô, khu chế xuất Linh Trung, khu công nghiệp Đông Nam.
- Tại khu Công nghệ cao: 15.900 m2, thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, cơ khí khuôn mẫu và công nghệ cao, nhựa kỹ thuật.
Giai đoạn 2021-2025:
Tổng diện tích phấn đấu trong phân bố nhà xưởng cao tầng: 100.000 m2
Dự kiến phân bố tại: khu chế xuất Tân Phú Trung, khu công nghiệp An Hạ, khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 và 3.
STT | Chương trình, dự án | Mục đích | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ ÁN ĐÃ BAN HÀNH, TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN | ||||
1 | Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch bán dẫn | Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành vi mạch bán dẫn Thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở ngành liên quan | Thành phố đã ban hành Quyết định số 6358/ QĐ-UBND ngày 14/12/2012 và Quyết định 1780/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 |
2 | Thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh - trực thuộc Sở Công Thương | Đầu mối triển khai các hoạt động công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố | Sở Công Thương | Sở Nội vụ | Thành phố đã ban hành Quyết định số 4123/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 |
3 | Tham mưu xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ của Thành phố giai đoạn 2015-2016 | Thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ | Sở Công Thương | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư | Thành phố đã ban hành Quyết định số 4269/QĐ-UBND ngày 28/8/2015 |
4 | Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đáp ứng yêu cầu của Tập đoàn Samsung giai đoạn 2015-2016 | Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của Tập đoàn Samsung | Ban Quản lý Khu công nghệ cao | Sở Công Thương | Thành phố đã ban hành Quyết định số 4704/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 |
5 | Xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2020 | Thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thành phố lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ | Sở Công Thương | Các Sở ngành có liên quan | Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 8215/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 |
6 | Chương trình xây dựng nhà xưởng cao tầng | - Sử dụng quỹ đất có hiệu quả. - Hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô và giá thuê phù hợp. | Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Ban Quản lý Khu công nghệ cao | Các công ty đầu tư hạ tầng, các Sở ngành liên quan | Đã thực hiện xây dựng từ thang 3/2015 theo Quyết định 1026/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 và Kế hoạch số 8215/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 |
7 | Thành lập phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của thành phố Ho Chí Minh | Quảng bá, giới thiệu và là nơi kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của thành phố | Sở Công Thương | Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, hội ngành nghề liên quan | Đã thành lập phòng trưng bày vào tháng 4/2016; đang hoạt động |
II | CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 | ||||
1 | Xây dựng Đề án bổ sung chức năng và đầu tư trang thiết bị để kiểm định chất lượng cho Trung tâm kỹ thuật nhựa - cao su và đào tạo quản lý năng lượng | Chứng nhận, kiểm định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp ngành cao su - nhựa | Trung tâm kỹ thuật nhựa - cao su và đào tạo quản lý năng lượng (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan | Quý 11/2017 |
2 | Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm trưng bày, giao dịch nguyên - phụ liệu ngành công nghiệp dệt may, da giày Thành phố | Tạo sự lan tỏa phát triển đối với ngành dệt may và thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ theo các phân khúc cao cấp. | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan, các doanh nghiệp trong ngành và các hội ngành nghề | Quý IV/2016 |
3 | Kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư nâng cấp và phát huy vai trò của Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh | Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan | 2016-2020 |
4 | Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố | Gắn cơ chế chính sách phù hợp nhu cầu phát triển của ngành và doanh nghiệp | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Viện Nghiên cứu phát triển | Hàng năm |
5 | Kết nối cung - cầu: Mặt bằng sản xuất Vốn Nguyên vật liệu, sản phẩm Lao động Trang thiết bị, công nghệ | Tạo cầu nối, gắn kết nhu cầu giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các đối tác. | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan | Hàng quý |
6 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ của Thành phố. | Hình thành bộ cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ Thành phố | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Cục Thống kê | Quý III/2017 |
7 | Xây dựng và triển khai chương trình liên kết vùng về phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố với các tỉnh | Kết nối cung cầu về công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương và khu vực. | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan | Hàng năm |
8 | Tổ chức triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ | Quảng bá, giới thiệu, kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư | Hàng năm |
9 | Tổ chức bình chọn, vinh danh sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh | Bình chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp - công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu của Thành phố | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan | 2 năm/lần (từ năm 2016) |
10 | Chương trình truyền thông về công nghiệp hỗ trợ thành phố | Truyền thông sâu rộng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thành phố. | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành có liên quan | Hàng năm |
11 | Xây dựng các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, Khu Công nghệ cao | Rà soát, quy hoạch tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao để dành quỹ đất thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ | Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Ban Quản lý khu công nghệ cao | Sở Quy hoạch - Kiến trúc | 2015-2018 |
12 | Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế | Thúc đẩy, phát triển thị trường khoa học công nghệ tại thành phố; Hỗ trợ khởi nghiệp | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương | 2016-2020 |
13 | Chương trình thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ | Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý điều hành trong tiến trình hội nhập kinh tế và phát triển bền vững | Sở Khoa học và Công nghệ | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương | 2016-2020 |
14 | Hình thành mỗi ngành ít nhất 01 trung tâm nghiên cứu, thiết kế, giao dịch sản phẩm công nghiệp hỗ trợ | Hỗ trợ công tác nghiên cứu, thiết kế và giao dịch sản phẩm công nghiệp hỗ trợ | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Các Sở ngành liên quan | 2016-2025 |
15 | Xây dựng và triển khai Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố | Tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Trường Đại học, Viện, Trung tâm đào tạo, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành nghề | 2016-2020 |
16 | Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm Công nghệ cao | Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm công nghệ cao | Ban Quản lý Khu công nghệ cao |
| Quý IV/2016 |
17 | Đề án đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ trọng đóng góp của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thành phố trong cơ cấu thành phẩm đối với các ngành, sản phẩm trọng yếu và một số ngành đang có lợi thế cạnh tranh của thành phố | Đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả, lợi nhuận cho hoạt động sản xuất công nghiệp hỗ trợ | Viện nghiên cứu phát triển | Các Sở ngành liên quan | Quý II/2017 |
18 | Nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ đầu tư phát triển, gói tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ | Hỗ trợ vốn đầu tư khởi nghiệp, đầu tư các dự án tiên phong, rủi ro cao trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ | Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh | Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ | Quý 1/2017 |
19 | Đánh giá tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống | Theo dõi, đánh giá tỷ lệ nội địa hóa hàng năm, kịp thời đề xuất các giải pháp điều chỉnh các cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Cục Thống kê | Hàng năm |
20 | Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa | Mở các khóa ngăn hạn để đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp | Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (thuộc Sở Công Thương) | Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố, hội ngành nghề, các viện, trường, trung tâm đào tạo | Hàng năm |
- 1Quyết định 1125/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 24/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 6358/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020
- 3Quyết định 2631/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 9028/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 4269/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch xúc tiến đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
- 7Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 8Thông tư 21/2016/TT-BTC hướng dẫn về khai thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 55/2015/TT-BCT quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 10Thông tư 01/2016/TT-NHNN hướng dẫn chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 11Quyết định 1125/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025
- 13Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
Quyết định 5792/QĐ-UBND năm 2016 về kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 5792/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/11/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Thanh Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra