- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2021 về thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp do Bộ Công Thương ban hành
- 4Công văn 593/BCT-TTTN năm 2022 về tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương ban hành
- 5Công điện 160/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước do Thủ tướng Chính phủ điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 576/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 03 tháng 3 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước;
Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ, găm hàng và các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp;
Căn cứ Công văn số 593/BCT-TTTN ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang tại Tờ trình số 13/TTr-BCĐ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 01/KH-ĐKT389 ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Đoàn Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang về việc kiểm tra, giám sát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa (đính kèm Kế hoạch số 01/KH-ĐKT389).
Điều 2. Sở Công Thương (Cơ quan thường trực BCĐ 389/KG) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Công Thương, Tài chính, Kho bạc Nhà nước Kiên Giang; Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành 389/KG; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc (Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH KIÊN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/KH-ĐKT389 | Kiên Giang, ngày 01 tháng 3 năm 2022 |
Căn cứ Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước;
Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ; găm hàng và các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp;
Căn cứ Công văn số 593/BCT-TTTN ngày 10/02/2022 của Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 19/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kiên Giang;
Thực hiện Công văn số 1244/VP-KT ngày 23/02/2022 của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389/KG (gọi tắt là Đoàn 389/KG) xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa, với các nội dung như sau:
Nhằm góp phần ổn định thị trường hàng hóa nói chung, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nói riêng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả hàng hóa; đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, phân phối hàng hóa, lợi dụng tình hình dịch bệnh đầu cơ, găm hàng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ sở kinh doanh phân phối hàng hóa, kho bãi, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh hàng hóa tiêu dùng, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh covid-19, vật tư nông nghiệp, xăng dầu... theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Theo dõi, giám sát tình hình diễn biến thị trường, hàng hóa, giá cả kịp thời báo cáo cơ quan thẩm quyền để chỉ đạo, xử lý.
- Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa (lương thực, thực phẩm, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh covid-19, vật tư nông nghiệp, xăng dầu...) chấp hành các quy định pháp luật về thương mại, giá cả, chất lượng hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Giám sát, theo dõi diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tại các địa bàn được kiểm tra, kịp thời báo cáo, đề xuất các biện pháp ổn định thị trường với cơ quan thẩm quyền.
Thành phần Đoàn kiểm tra 389/KG theo Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 19/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang. Để đảm bảo lực lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Đoàn kiểm tra đề nghị Cục Quản lý thị trường, Sở Tài chính, Công an Tỉnh, Thanh tra nông nghiệp, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389/KG cử công chức tham gia Đoàn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đoàn kiểm tra 389/KG được quyền trưng dụng công chức thuộc sở, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo 389/KG và yêu cầu sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố tại địa bàn kiểm tra (khi có yêu cầu).
4. Thời gian, địa bàn, kinh phí thực hiện
4.1. Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/3 đến ngày 21 tháng 3 năm 2022 (không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định Nhà nước).
4.2. Địa bàn kiểm tra: toàn tỉnh.
4.3. Kinh phí, phương tiện thực hiện
- Đoàn kiểm tra liên ngành được thanh toán theo chế độ công tác phí hiện hành từ nguồn kinh phí của Ban Chỉ đạo 389/KG do ngân sách cấp năm 2022.
- Về phương tiện: Đề nghị cho phép trưng dụng các xe ô tô của Cơ quan thường trực và các cơ quan thành viên Đoàn kiểm tra hoặc thuê phương tiện để phục vụ cho công tác.
- Trưởng đoàn xây dựng chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện, trực tiếp chỉ đạo hoạt động kiểm tra; danh sách thành viên của Đoàn để thực hiện Kế hoạch này do Trưởng đoàn quyết định và báo cáo Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo chấp thuận, thành viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn.
- Công tác xử lý: Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính, giao Cơ quan Quản lý thị trường lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển Chủ tịch UBND tỉnh xử lý (nếu vượt thẩm quyền). Trường hợp có dấu hiệu hình sự thì chuyển qua điều tra theo quy định pháp luật. Quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính vụ việc các tổ kiểm tra sử dụng ấn chỉ của lực lượng quản lý thị trường để thực hiện.
- Yêu cầu tất cả thành viên tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác; thực hiện thông điệp 5K, các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Đoàn kiểm tra kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, báo cáo đề xuất xử lý đối với tập thể, tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Đoàn kiểm tra liên ngành báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch cho Trưởng ban Chỉ đạo 389/KG, UBND tỉnh sau kết thúc đợt kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Trưởng đoàn kiểm tra sẽ kịp thời báo cáo đến Trưởng ban, Thường trực Ban Chỉ đạo 389/KG có ý kiến chỉ đạo, xử lý./.
| TRƯỞNG ĐOÀN |
- 1Quyết định 36/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2017/QĐ-UBND quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 29/2021/QĐ-UBND quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 41/2021/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Kế hoạch 144/KH-BCĐ về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 5Quyết định 32/2022/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Kế hoạch 184/UBND-KH năm 2022 về phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động buôn lậu, vận chuyển than trái phép qua biên giới do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Kế hoạch 735/KH-UBND năm 2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Công văn 622/UBND-KT năm 2020 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng phòng chống dịch 2019 - nCoV do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2021 về thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp do Bộ Công Thương ban hành
- 4Quyết định 36/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2017/QĐ-UBND quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5Quyết định 29/2021/QĐ-UBND quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 41/2021/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Công văn 593/BCT-TTTN năm 2022 về tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương ban hành
- 8Công điện 160/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước do Thủ tướng Chính phủ điện
- 9Kế hoạch 144/KH-BCĐ về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 10Quyết định 32/2022/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Kế hoạch 184/UBND-KH năm 2022 về phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động buôn lậu, vận chuyển than trái phép qua biên giới do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 12Kế hoạch 735/KH-UBND năm 2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa do tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Công văn 622/UBND-KT năm 2020 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng phòng chống dịch 2019 - nCoV do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, giám sát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân phối hàng hóa do tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 576/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Lê Quốc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết