- 1Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 2Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 3Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 4Quyết định 43/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 1023/KH-BNV năm 2022 thực hiện Quyết định 43/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026” do Bộ Nội vụ ban hành
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 572/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022 - 2026”;
Căn cứ Kế hoạch số 1023/KH-BNV ngày 17/3/2022 của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026”;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 572/QĐ-BNV ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng
- Công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cán bộ, công chức làm công tác có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cán bộ, công chức kiêm nhiệm cấp xã.
2. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kiến thức: Cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tín ngưỡng, tôn giáo, quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo; thực trạng hoạt động của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay;
- Về kỹ năng: Rèn luyện cho học viên kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác được giao, vận dụng những kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo được học để giải quyết, ứng xử đối với tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay. Nhận diện và xử lý những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi và gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TT | Các chuyên đề | Thời lượng (tiết) | Phân bổ thời lượng | |
Lý thuyết | Thảo luận | |||
1 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo | 4 | 3 | 1 |
2 | Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo | 4 | 3 | 1 |
3 | Khái quát về Phật giáo | 4 | 3 | 1 |
4 | Khái quát về Công giáo | 4 | 3 | 1 |
5 | Khái quát về các tôn giáo: đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn | 4 | 3 | 1 |
6 | Khái quát về các tôn giáo: đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo | 4 | 3 | 1 |
7 | Khái quát về các tôn giáo: Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo | 4 | 3 | 1 |
8 | Khái quát về các tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn | 4 | 3 | 1 |
9 | Các loại hình tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam | 4 | 3 | 1 |
10 | Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch | 4 |
|
|
Tổng | 40 | 27 | 9 |
Chuyên đề 1: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
(1) Khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
(2) Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chuyên đề 2: Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
(1) Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chuyên đề 3: Khái quát về Phật giáo
(1) Khái quát chung về Phật giáo.
(2) Phật giáo ở Việt Nam.
(3) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo hiện nay.
Chuyên đề 4: Khái quát về Công giáo
(1) Khái quát chung về Công giáo.
(2) Công giáo ở Việt Nam.
(3) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Công giáo hiện nay.
Chuyên đề 5: Khái quát về các tôn giáo: đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn
(1) Khái quát chung về đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn.
(2) Đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn ở Việt Nam.
(3) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn hiện nay.
Chuyên đề 6: Khái quát về các tôn giáo: đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu và Minh Sư đạo
(1). Khái quát chung về đạo Cao Đài, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo.
(2). Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của đạo Cao Đài, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo hiện nay.
Chuyên đề 7: Khái quát về các tôn giáo: Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La môn giáo
(1) Khái quát chung về Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La -môn giáo.
(2) Một số vấn đề đặt ra từ hoạt động của Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo hiện nay.
Chuyên đề 8: Khái quát về các tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
(1) Khái quát chung về Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
(2) Những vấn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
Chuyên đề 9: Các loại hình tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam
(1). Khái quát chung về các loại hình tín ngưỡng. Hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.
(2). Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên đề 10: Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch
3.1. Tài liệu chính:
(1) Tập tài liệu “Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo” do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.
(2) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021.
(4) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
(5) Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
3.2. Tài liệu tham khảo:
(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
(2) Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2020), nguồn lực tôn giáo: kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb. Lý luận chính trị.
(3) Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
(4) Nguyễn Thanh Xuân (2020), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
(5) Nguyễn Phú Lợi (2022), Lịch sử tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
III. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU KIẾN THỨC CHUYÊN SÂU VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TT | Các chuyên đề | Thời lượng (tiết) | Phân bổ thời lượng | |
Lý thuyết | Thảo luận | |||
1 | Công tác đối với Phật giáo và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
2 | Công tác đối với Công giáo và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
3 | Công tác đối với đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
4 | Công tác đối với đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu, Minh Sư đạo và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
5 | Công tác đối với Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
6 | Công tác đối với Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
7 | Công tác đối với tín ngưỡng, các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm | 4 | 3 | 1 |
8 | Chính sách tôn giáo một số nước trên thế giới và công tác đối ngoại về tôn giáo ở Việt Nam | 4 | 3 | 1 |
9 | Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch | 4 |
|
|
Tổng | 36 | 24 | 8 |
Chuyên đề 1: Công tác đối với Phật giáo và những vấn đề cần quan tâm
(1). Những đặc trưng của Phật giáo.
(2). Những đặc trưng công tác đối với Phật giáo ở Việt Nam.
(3). Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Phật giáo.
Chuyên đề 2: Công tác đối với Công giáo và những vấn đề cần quan tâm
(1) Những đặc trưng của Công giáo.
(2) Những đặc trưng công tác đối với Công giáo ở Việt Nam.
(3) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Công giáo.
Chuyên đề 3: Công tác đối với đạo Tin lành Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn và những vấn đề cần quan tâm
(1) Những đặc trưng của đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn.
(2) Những đặc trưng công tác đối với đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn ở Việt Nam.
(3) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với đạo Tin lành, Cơ đốc Phục Lâm, Mặc Môn.
Chuyên đề 4: Công tác đối với đạo Cao Đài, Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu và Minh Sư đạo và những vấn đề cần quan tâm
(1) Những đặc trưng của đạo Cao Đài, Minh Lý đạo Tam Tông miếu và Minh Sư đạo.
(2) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Đạo Cao Đài, Minh Lý đạo Tam Tông miếu và Minh Sư đạo.
Chuyên đề 5: Công tác đối với Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo và những vấn đề cần quan tâm
(1) Những đặc trưng của Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo.
(2) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Hồi giáo, tôn giáo Baha’i, Bà-La-môn giáo.
Chuyên đề 6: Công tác tôn giáo đối với Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và những vấn đề cần quan tâm
(1) Những đặc trưng của Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và những vấn đề cần quan tâm.
(2) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.
Chuyên đề 7: Công tác đối với tín ngưỡng, các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam và những vấn đề cần quan tâm
(1) Tín ngưỡng và những đặc trưng của tín ngưỡng ở Việt Nam.
(2) Tôn giáo mới và những nét đặc trưng của hiện tượng tôn giáo mới.
(3) Những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với tín ngưỡng và nhận diện và ứng xử đối với hiện tượng tôn giáo mới.
Chuyên đề 8: Chính sách tôn giáo một số nước trên thế giới và công tác đối ngoại tôn giáo ở Việt Nam
(1) Chính sách tôn giáo một số nước trên thế giới.
(2) Đối ngoại tôn giáo ở Việt Nam.
(3) Những vấn đề cần quan tâm đến đối ngoại tôn giáo.
Chuyên đề 9: Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch
3.1. Tài liệu chính:
(1) Tập tài liệu “Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo” do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.
(2) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.
(3) Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
(4) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021.
(5) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
(7) Luật Di sản văn hóa.
(8) Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Di sản văn hóa.
3.2. Tài liệu tham khảo:
(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
(2) Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2020), nguồn lực tôn giáo: kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb. Lý luận chính trị.
(3) Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
(4) Nguyễn Thanh Xuân (2020), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
(5) Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
(6) Nguyễn Duy Hinh (2005), Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
(7) Ngô Đức Thịnh (2008), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2 tập).
(8) Ban Tôn giáo Chính phủ (Đinh Quang Tiến chủ biên) (2022), Giá trị Văn hóa của đạo Cao đài, Nxb Tôn giáo. Hà Nội.
(9) Nguyễn Phú Lợi (2022), Lịch sử tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
(10) Ban Tôn giáo Chính phủ (Ngô Thị Xuân Lan chủ biên): Đối ngoại tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2022.
IV. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TT | Các chuyên đề | Thời lượng (tiết) | Phân bổ thời lượng | |
Lý thuyết | Thảo luận | |||
1 | So sánh giữa các tôn giáo và những vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo | 4 | 3 | 1 |
2 | Kỹ năng, nghiệp vụ tiếp cận và xử lý thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo | 4 | 3 | 1 |
3 | Kỹ năng, nghiệp vụ nhận diện và giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật | 4 | 3 | 1 |
4 | Kỹ năng, nghiệp vụ giao tiếp và ứng xử trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo | 4 | 3 | 1 |
5 | Kỹ năng, nghiệp vụ vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo | 4 | 3 | 1 |
6 | Kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số | 4 | 3 | 1 |
7 | Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch | 4 |
|
|
Tổng | 28 | 18 | 6 |
Chuyên đề 1: So sánh giữa các tôn giáo và những vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo
(1) Những nội dung cơ bản khi tiếp cận tôn giáo.
(2) Sự giống nhau và khác nhau giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với tín ngưỡng.
(3) Những vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tín ngưỡng, tôn giáo.
Chuyên đề 2: Kỹ năng, nghiệp vụ tiếp cận và xử lý thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
(1) Các hình thức tiếp cận thông tin trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
(2) Cách thức tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chuyên đề 3: Kỹ năng, nghiệp vụ nhận diện và giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật
(1) Nhận diện các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật
(2). Âm mưu và những hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở trong nước và ngoài nước.
(3) Một số vấn đề cần quan tâm trong việc giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật.
Chuyên đề 4: Kỹ năng, nghiệp vụ giao tiếp và ứng xử trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
(1) Tên gọi của tôn giáo, tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo.
(2) Tên gọi của các loại hình tín ngưỡng và những người hoạt động tín ngưỡng.
(3) Những vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chuyên đề 5: Kỹ năng, nghiệp vụ vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo
(1) Đặc điểm của tín đồ, chức sắc các tôn giáo.
(2) Nội dung, hình thức, phương pháp công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
(3) Những vấn đề cần chú ý trong công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo.
Chuyên đề 6: Kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số
(1) Tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số.
(2) Một số đặc điểm của mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo.
(3) Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện chính sách tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số.
Chuyên đề 7: Đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch
3.1. Tài liệu chính:
(1) Tập tài liệu “Kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo” do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.
(2) Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo.
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021.
(5) Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
3.2. Tài liệu tham khảo:
(1) Ban Tôn giáo Chính phủ (2020), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
(2) Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2020), nguồn lực tôn giáo: kinh nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb. Lý luận chính trị.
(3) Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
(4) Trần Đăng Sinh (2001), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
(5) Nguyễn Duy Hinh (2005), Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
(6) Ngô Đức Thịnh (2008), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2 tập).
(7) Nguyễn Thanh Xuân (2020), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
(8) Nguyễn Phú Lợi (2022), Lịch sử tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
(9) Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Thanh Xuân: Tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
- 1Kế hoạch 15/KH-TGCP về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành
- 2Công văn 617/BNV-TGCP năm 2021 về thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 2576/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ “Tuyên truyền về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh với các hình thức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa dân tộc, tôn giáo, đời sống nhân dân” phát sóng truyền hình và đăng tải trên các nền tảng nội dung số của Truyền hình Thông tấn (VNews), Thông tấn xã Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Kế hoạch 194/KH-TGCP theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2023 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 3Nghị quyết 25-NQ/TW năm 2003 về công tác tôn giáo do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 5Nghị định 34/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 6Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 7Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 8Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 9Kế hoạch 15/KH-TGCP về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành
- 10Công văn 617/BNV-TGCP năm 2021 về thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu do Bộ Nội vụ ban hành
- 11Quyết định 2576/QÐ-BVHTTDL năm 2021 về Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ “Tuyên truyền về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh với các hình thức lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến văn hóa dân tộc, tôn giáo, đời sống nhân dân” phát sóng truyền hình và đăng tải trên các nền tảng nội dung số của Truyền hình Thông tấn (VNews), Thông tấn xã Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12Quyết định 43/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Kế hoạch 1023/KH-BNV năm 2022 thực hiện Quyết định 43/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026” do Bộ Nội vụ ban hành
- 14Kế hoạch 194/KH-TGCP theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2023 do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành
- 15Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ
Quyết định 572/QĐ-BNV năm 2022 về Khung chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng về tín ngưỡng, tôn giáo theo Quyết định 43/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 572/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Vũ Chiến Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực