Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2016/QĐ-UBND

Long An, ngày 18 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3222/TTr-SNN ngày 06/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/10/2016 và thay thế Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

Các phương án đơn giá cây trồng, vật nuôi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã được công bố trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo phương án đã phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng: KT1;
- Lưu: VT, SNN, An.
QD-DG CAY TRONG VAT NUOl

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Cần

 

QUY ĐỊNH

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Long An)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng để tính bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An.

2. Đối tượng áp dụng

Người sử dụng đất quy định tại Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất; cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Điều 2. Nguyên tắc bồi thường

1. Đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 90 Luật Đất đai năm 2013.

Trong đó, đối với các loại cây kiểng theo nguyên tắc chung là không bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí di dời và thiệt hại thực tế do phải di dời, trồng lại. Trường hợp không thể di dời (bị giải tỏa trắng, không còn đất để di dời) thì xem xét bồi thường. Mức bồi thường cây kiểng do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, đề xuất từng trường hợp cụ thể, dựa trên đơn giá thực tế tại thời điểm bồi thường, trình Ủy ban nhân dân cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Về mật độ cây trồng, vật nuôi:

a) Quy định về mật độ cây trồng:

Mật độ cây trồng theo quy định là mật độ để tính bồi thường. Trường hợp mật độ trồng cao hơn mật độ quy định thì chỉ tính bồi thường theo đúng định mức quy định. Trường hợp mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định thì bồi thường theo số lượng cây thực tế.

Trường hợp trong vườn cây trồng nhiều chủng loại cây, nhiều tầng và có mật độ không đúng theo Phụ lục 01 Bảng đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát, báo cáo UBND cấp huyện đề xuất phương án giải quyết gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

b) Quy định về mật độ vật nuôi là thủy sản:

Mật độ vật nuôi là thủy sản theo quy định là mật độ để tính bồi thường. Trường hợp mật độ nuôi cao hơn mật độ quy định thì chỉ tính bồi thường theo đúng định mức quy định. Trường hợp mật độ nuôi thấp hơn mật độ quy định thì bồi thường theo số lượng thủy sản thực tế.

Chương II

QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN

Điều 3. Đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng: Thực hiện theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy định này.

2. Đơn giá bồi thường thiệt hại vật nuôi là thủy sản: Thực hiện theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy định này.

Điều 4. Phương pháp xác định để tính hồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi là thủy sản

1. Đối với cây trồng:

a) Đối với cây lâu năm:

- Đối với loại cây lâu năm chỉ thu hoạch một lần thì giá trị hiện có của vườn cây được tính như sau:

+ Trường hợp trồng phân tán: Giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) đơn giá một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường (theo bảng đơn giá cây trồng phân tán quy định tại Phụ lục 01).

+ Trường hợp trồng tập trung: Giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) diện tích vườn cây nhân (x) đơn giá cây trồng/01 m2 cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường (theo bảng đơn giá cây trồng tập trung quy định tại Phụ lục 01).

- Đối với loại cây lâu năm thu hoạch nhiều lần thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) đơn giá một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường (theo bảng đơn giá quy định tại Phụ lục 01).

b) Đối với cây hàng năm:

Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của 01 vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của 01 vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

2. Đối với vật nuôi là thủy sản:

a) Bồi thường vật nuôi là thủy sản do phải thu hoạch sớm:

- Mức bồi thường bằng (=) 70% giá trị con giống cộng (+) 50% giá trị thức ăn tính đến thời điểm định giá bồi thường.

Trong đó:

- 70% giá trị con giống được tính bằng (=) 70% nhân (x) số lượng thủy sản thả nuôi nhân (x) đơn giá con giống tại thời điểm bồi thường.

- 50% giá trị thức ăn được tính bằng (=) 50% nhân (x) số lượng thủy sản thả nuôi nhân (x) tỷ lệ sống nhân (x) trọng lượng bình quân/con tại thời điểm định giá bồi thường nhân (x) hệ số thức ăn (FCR) nhân (x) đơn giá thức ăn tại thời điểm bồi thường.

- Tỷ lệ sống là tỷ lệ thủy sản sống sót trên tổng số lượng thủy sản thả nuôi sau một chu kỳ nuôi (theo Phụ lục 02).

- Trọng lượng bình quân/con tại thời điểm định giá bồi thường bằng (=) tổng trọng lượng thủy sản tại thời điểm định giá bồi thường chia (/) số lượng thủy sản tại thời điểm định giá bồi thường.

- Hệ số thức ăn (FCR) là đơn vị đo hiệu quả sử dụng thức ăn của thủy sản (theo Phụ lục 02).

b) Bồi thường đối với trường hợp có thể di chuyển thủy sản nuôi:

- Đối với thủy sản nuôi trong ao đất, ruộng, mương vườn: Bồi thường chi phí bơm tát, di chuyển thủy sản nuôi và thiệt hại do di chuyển gây ra; chi phí cải tạo và đặt cống cấp, thoát nước cho chỗ nuôi mới.

- Đối với thủy sản nuôi trong bể (bể xi măng, bể đất lót bạt): Bồi thường chi phí làm bể mới, chi phí di chuyển thủy sản và thiệt hại do di chuyển gây ra.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Xử lý trong một số trường hợp đặc biệt

Đối với các loại cây trồng và vật nuôi là thủy sản không có trong Phụ lục 01, 02 thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét đề nghị đơn giá bồi thường tương đương với những cây trồng và vật nuôi là thủy sản có trong Phụ lục hoặc đề xuất mức giá cụ thể đối với từng trường hợp, báo cáo UBND cấp huyện đề xuất phương án giải quyết gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu trong việc kiểm đếm, phân loại và xác định mức giá bồi thường cụ thể.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 01

BẢNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Long An)

I. CÂY LÂU NĂM

1. Cây ăn trái

STT

Loại cây

Đơn vị tính

Đơn giá

Mật độ tối đa

A

B

C

1

Dừa

đồng/ cây

1.200.000

550.000

110.000

280 cây/ha

2

Xoài

đồng/ cây

1.100 000

570.000

100.000

500 cây/ha

3

Nhãn, Sapoche

đồng/ cây

500.000

230.000

75.000

400 cây/ha

4

Thanh long ruột đỏ

đồng/ trụ

1.500.000

825.000

150.000

1.400 trụ/ha

5

Thanh long ruột trắng

đồng/ trụ

1.000.000

550.000

125.000

1.250 trụ/ha

6

Me

đồng/ cây

1.000.000

500.000

100.000

700 cây/ha

7

Bưởi

đồng/ cây

1.000.000

500.000

115.000

500 cây/ha

8

Cam, quýt

đồng/ cây

600.000

300.000

60.000

1.800 cây/ha

9

Chanh

đồng/ cây

450.000

250.000

65.000

550 cây/ha

10

Chanh không hạt

đồng/ cây

1.000.000

500.000

100.000

550 cây/ha

11

Hạnh (Tắc)

đồng/ cây

300.000

150.000

40.000

2.000 cây/ha

12

Vú sữa

đồng/ cây

800.000

450.000

100.000

200 cây/ ha

13

Mít

đồng/ cây

1.000.000

550.000

100.000

280 cây/ha

14

Mãng cầu xiêm

đồng/ cây

500.000

300.000

70.000

500 cây/ha

15

Mãng cầu ta

đồng/ cây

200.000

80.000

15.000

2.500 cây/ha

16

Cóc, khế

đồng/ cây

400.000

250.000

75.000

400 cây/ha

17

Ổi

đồng/ cây

240.000

110.000

35.000

1.500 cây/ha

18

Sơ ri

đồng/ cây

500.000

220.000

35.000

800 cây/ha

19

Mận

đồng/ cây

300.000

150.000

35.000

700 cây/ha

20

Táo

đồng/ cây

300.000

150.000

35.000

800 cây/ha

21

Sake

đồng/ cây

500.000

300.000

75.000

280 cây/ha

22

Đu đủ

đồng/ cây

200.000

100.000

25.000

2.000 cây/ha

23

Chuối

đồng/ bụi

160.000

80.000

10.000

2.500 cây/ha

24

Khóm (thơm, dứa)

đồng/ cây

5.000

2.000

 

 

25

Dây gùi tây (chanh dây), dây gấc

đồng/ gốc

180.000

60.000

 

 

 

Ghi chú:

Từ STT 1 -23:

- Loại A: Cây tốt, tán lớn, đang trong giai đoạn cho năng suất cao và ổn định.

- Loại B: Cây sắp có trái; cây trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém.

- Loại C: Cây mới trồng; cây nhỏ, đang trong thời kỳ phát triển tốt theo đúng thời kỳ sinh trưởng của cây.

Từ STT 24 - 25:

- Loại A: Đã có trái.

- Loại B: Chưa có trái.

2. Cây lấy gỗ, lá:

a) Trồng tập trung:

STT

Loại cây

Đơn giá (đồng/m2)

Mật độ tối thiểu (cây/ha)

 

Bạch đàn, keo lá tràm (tràm bông vàng), keo tai tượng, tràm cừ:

 

- Bạch đàn, keo lá tràm (tràm bông vàng), keo tai tượng: 2.000 cây/ha.

-Tràm cừ: 22.000cây/ha.

1

Dưới 01 mùa (01 năm tuổi)

3.000

2

01 mùa (01 năm tuổi)

4.000

3

02 mùa (02 năm tuổi)

6.000

4

03 mùa (03 năm tuổi)

7.000

5

04 mùa (04 năm tuổi)

8.000

6

05 mùa (05 năm tuổi)

9.000

7

06 mùa (06 năm tuổi)

10.000

8

07 mùa (07 năm tuổi) trở lên

11.600

b) Trồng phân tán:

STT

Loại cây

Đơn vị tính

Đơn giá

Mật độ tối đa (cây/ha)

Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

1

Sao, dầu, gõ, xà cừ, cẩm lai, lim, vên vên, chò, giáng hương, huỳnh đường, trai, ôsaka.

đồng/cây

800.000

400.000

160.000

80.000

30.000

400

2

Bạch đàn, keo lá tràm (tràm bông vàng), gừa, keo tai tượng, vông, sung, xoan, điệp, bàng, gòn, tràm cừ, sầu đâu, bồ đề, mù u, đước, cây xanh.

đồng/cây

40.000

20.000

8.000

4.000

3.000

-Bạch đàn, keo lá tràm (tràm bông vàng), keo tai tượng: 4.000

- Tràm cừ 30.000

- Đước: 10.000

- Các cây còn lại: 2000

3

Mủ trôm, gió bầu

đồng/cây

400.000

200.000

80.000

40.000

10.000

400

4

Các loại cây lấy gỗ còn lại.

đồng/cây

40.000

10.000

4.000

2.000

1.500

2.000

5

Tre Điềm trúc (tre lấy măng)

đồng/bụi

45.000

360.000

720.000

1.170.000

1.500.000

 

6

Tre, trải, tầm vong, trúc, trúc lục bình

đồng/bụi

50.000

90.000

180.000

225.000

360.000

 

7

Lá dừa nước

đồng/m2

10.000

 

 

Ghi chú:

Từ STT 1-4:

+ Loại A: đường kính gốc từ 20 cm trở lên.

+ Loại B: đường kính gốc từ 15 cm đến dưới 20 cm.

+ Loại C: đường kính gốc từ 10 cm đến dưới 15 cm.

+ Loại D: đường kính gốc từ 2 cm dưới 10 cm.

+ Loại E: đường kính gốc dưới 2 cm.

STT 5:

+ Loại A: Mới trồng - dưới 1 năm tuổi.

+ Loại B: Từ 1 năm tuổi - dưới 2 năm tuổi.

+ Loại C: Từ 2 năm tuổi - dưới 3 năm tuổi.

+ Loại D: Từ 3 năm tuổi - dưới 4 năm tuổi.

+ Loại E: Từ 4 năm tuổi trở lên.

STT 6:

+ Loại A: Từ 1 đến dưới 3 cây/bụi.

+ Loại B: Từ 3 cây - dưới 10 cây/bụi.

+ Loại C: Từ 10 cây - dưới 30 cây/bụi.

+ Loại D: Từ 30 cây - dưới 50 cây/bụi.

+ Loại E: Từ 50 cây/bụi trở lên.

II. Cây hàng năm:

Stt

Loại cây

Phân loại

Đơn vị tính

Đơn giá

Ghi chú

1

Mía tơ

Loại 1

đồng/m2

6.000

Từ 5 tháng đến sắp thu hoạch

Loại 2

đồng/m2

5.000

Cây dưới 5 tháng

2

Mía gốc

Loại 1

đồng/m2

6.300

Từ 5 tháng đến sắp thu hoạch

Loại 2

đồng/m2

3.500

Cây dưới 5 tháng

3

Lác (cói), bàng

 

đồng/m2

10.000

 

4

Cỏ dùng trong chăn nuôi

 

đồng/m2

5.000

 

 

PHỤ LỤC 02

BẢNG ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Long An)

STT

Loại thủy sản

Mật đô (con/m2)

Đơn giá con giống bình quân (đồng/ con)

Hệ số thức ăn (FCR)

Đơn giá thức ăn bình quân (đồng/kg)

Tỷ lệ sống (%)

Thời gian nuôi (tháng)

Cỡ thu hoạch (kg/con)

Năng suất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Hình thức nuôi: Thâm canh, bán thâm canh

1

Cá tra

30

Đơn giá tại thời điểm bồi thường

1,7

Đơn giá tại thời điểm bồi thường

80

8

1

240 tấn/ha

2

Cá lóc

10 con/m2 hoặc 130 con/m3

1,5

70

4

0,5

18 kg/m2

3

Cá sặc rằn

20

4

70

8

0,07

10 tấn/ha

4

Cá rô

15-50

2

70

4

0,08

30 tấn/ha

5

Cá trê

30

1,4

70

4

0,25

3,15-5,25 kg/m2

II

Hình thức nuôi: Quảng canh, quảng canh cải tiến

6

Cá tai tượng

5-10

Đơn giá tại thời điểm bồi thường

1,8

Đơn giá tại thời điểm bồi thường

65

1,5

0,8

3,5-7 kg/m2

7

Cá bống tượng

2

8

70

10

0,4

5 tấn/ha

8

Cá rô phi, điêu hồng, cá hường

4

1,8

70

7

0,5

14 tấn/ha

9

Nuôi ghép đối tượng chính cá tra >= 50% (ghép nuôi cá điêu hồng, cá hường,...)

3

1,7

80

8

1

10 tấn/ha

III

Thủy đặc sản

10

Tôm thẻ

80-100

Đơn giá tại thời điểm bồi thường

1,2

Đơn giá tại thời điểm bồi thường

80

3

0,012

9 tấn/ha

11

Tôm sú

25

1,5

70

4

0,03

5 tấn/ha

12

Lươn

60

4

60

10

0,3

10kg/m2

13

Baba

2

10

70

1,5

1,2

16 tấn/ha

14

Ếch

60 con/m2 hoặc 80 con/m3

1,8

55

4

0,2

70 tấn/ha (ao) hoặc 13 kg/m3 (lồng/bè)

15

Tôm càng xanh

10

2,2

50

6

0,03

1,5 tấn/ha

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 57/2016/QĐ-UBND Quy định đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An

  • Số hiệu: 57/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Trần Văn Cần
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản