Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG BỘ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/QĐ-HĐTĐQH

Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2036/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 777/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Hội đồng Thẩm định 05 quy hoạch ngành giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch và phân công nhiệm vụ thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định này và nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
các Vụ: KTTH, QHĐP,
PL, TH, QHQT, CN, NN;
- Lưu: VT, HĐTĐQH (2).

CHỦ TỊCH




PHÓ
THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành

 

KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 56/QĐ-HĐTĐQH ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch)

1. Mục đích: Cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai thực hiện công tác thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch mạng lưới đường bộ), đồng thời làm căn cứ phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành và địa phương (thông qua các thành viên Hội đồng thẩm định) trong quá trình thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch thẩm định bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định và trình phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

- Thể hiện sự phân công, phối hợp giữa các thành viên Hội đồng thẩm định từ các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ.

3. Tiến độ thực hiện

Các nhiệm vụ chủ yếu và tiến độ khung dự kiến thực hiện như sau:

Thời gian

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan thực hiện

Cơ quan phối hợp

13/5/2021-23/5/2021

Các Thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu

Thành viên Hội đồng

Tổng cục đường bộ Việt Nam

23/5/2021-03/6/2021

Họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch (theo lịch của Chủ tịch Hội đồng)

Các thành viên Hội đồng thẩm định

Tổng cục đường bộ Việt Nam

03/6/2021-13/6/2021

Tiếp thu chỉnh sửa hồ sơ Quy hoạch theo ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định

Tổng cục đường bộ Việt Nam

13/6/2021-20/6/2021

Lập và trình Chủ tịch Hội đồng thông qua báo cáo thẩm định

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định

Tổng cục đường bộ Việt Nam

20/6/2021-30/6/2021

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định

Tổng cục đường bộ Việt Nam

Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung, đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định đề xuất bằng văn bản và gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Giao thông vận tải) để tổng hợp trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định.

4. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng

a) Phân công nhiệm vụ

- Dựa trên nguyên tắc Quy hoạch mạng lưới đường bộ cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ (Điều 4 Luật Quy hoạch), liên kết ngành (Điều 25 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ) với các lĩnh vực khác, đề xuất nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng thẩm định như sau:

TT

Nội dung nhiệm vụ thẩm định, đánh giá

Thành viên thực hiện thẩm định

1

Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt

Các thành viên Hội đồng thẩm định

2

Việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch

Các thành viên Hội đồng thẩm định

3

Phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới đường bộ

Các thành viên Hội đồng

4

Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới đường bộ

Các thành viên Hội đồng

5

Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới đường bộ:

 

 

- Liên kết các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng;

- Liên kết vùng;

- Liên kết tỉnh.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 05 địa phương

 

- Sử dụng đất quốc gia;

- Sử dụng tài nguyên quốc gia;

- Không gian biển quốc gia;

- Các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

- Kết nối hệ thống đô thị và hạ tầng kỹ thuật (trong đó lưu ý định hướng kết đường bộ đến các đô thị đặc biệt và đô thị loại I);

- Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Bộ Xây dựng, 05 địa phương

 

- Liên kết hạ tầng giao thông: đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa (trong đó lưu ý kết nối đường bộ đến cảng hàng không quốc tế, cảng biển đặc biệt và cảng biển loại I).

Bộ Giao thông vận tải

 

- Kết nối tổng thể ngành nông nghiệp, hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

- Kết nối tổng thể ngành công nghiệp;

- Kết nối tổng thể hệ thống thương mại;

- Kết nối hạ tầng năng lượng, điện lực, khí đốt...

Bộ Công thương

 

- Kết nối hạ tầng văn hóa thể thao và du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

- Kết nối hạ tầng thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

- Kết nối hệ thống kho dự trữ quốc gia

Bộ Tài chính

 

- Liên kết hạ tầng quốc tế

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ

6

Đánh giá sự phù hợp về các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

7

Yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với việc phát triển mạng lưới đường bộ trong kỳ quy hoạch; những cơ hội và thách thức

Các thành viên Hội đồng

8

Nhu cầu vận tải, phương thức vận tải, ứng dụng công nghệ và phương tiện mới trong lĩnh vực đường bộ.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ

9

Quan điểm, mục tiêu phát triển

Các thành viên Hội đồng

10

Phương án phát triển kết cấu hạ tầng trong phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ

Các thành viên Hội đồng

11

Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng đối với các tuyến đường bộ.

Các thành viên Hội đồng

12

Định hướng sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

13

Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện

Các thành viên Hội đồng

14

Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

Các thành viên Hội đồng

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, các thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của quy hoạch nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của quy hoạch mạng lưới đường bộ.

b) Quyền, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định

- Được yêu cầu Cơ quan thường trực của Hội đồng cung cấp các hồ sơ, tài liệu quy hoạch; được đề xuất Cơ quan thường trực của Hội đồng mời các chuyên gia, nhà khoa học đến tham dự và đóng góp ý kiến tại phiên họp Hội đồng.

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Thủ trưởng cơ quan về nội dung công việc được Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến tham gia đối với quy hoạch.

- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định khi được triệu tập.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.

- Các thành viên phản biện nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Hội đồng thẩm định toàn diện nội dung quy hoạch; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 35 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.

c) Quyền và trách nhiệm của Cơ quan thường trực Hội đồng

- Thực hiện theo Điều 34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình họp Hội đồng thẩm định; mời họp, chuẩn bị tài liệu và phương tiện phục vụ các cuộc họp của Hội đồng.

- Đôn đốc các thành viên Hội đồng thẩm định triển khai công tác thẩm định theo nhiệm vụ được giao.

- Tổng hợp các nội dung còn có ý kiến khác nhau liên quan đến ngành, địa phương trong quá trình thẩm định, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 56/QĐ-HĐTĐQH năm 2021 về kế hoạch và phân công nhiệm vụ thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới đường bộ ban hành

  • Số hiệu: 56/QĐ-HĐTĐQH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/06/2021
  • Nơi ban hành: Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới đường bộ
  • Người ký: Lê Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản