Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
| VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
|
Số: 542-QĐ | Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1965 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH THỂ LỆ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM THEO PHIẾU ĐỊNH MỨC CÓ LÃI
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 312-TTg ngày 21-8-1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa;
Xét tình hình và khả năng tham gia gửi tiền của nhân dân ở nông thôn và nhất là ở miền núi;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm theo phiếu định mức có lãi kèm theo quyết định này.
Điều 2. – Thể lệ này được thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 3. – Các ông Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tiết kiệm, Cục trưởng Cục Cho vay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở Ngân hàng trung ương và các ông Trưởng Chi nhánh ngân hàng các tỉnh và thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.
| K.T. TỔNG GIÁM ĐỐC |
THỂ LỆ
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM THEO PHIẾU ĐỊNH MỨC CÓ LÃI
(Ban hành kèm theo quyết định số 542-QĐ ngày 29-8-1965 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Điều 1. – Thể thức tiết kiệm “Định mức có lãi” có mục đích;
- động viên mọi người gửi những số tiền gọn; nhất định, để sau một thời gian có một số tiền nhất định chỉ dùng khi cần thiết,
- làm tăng thêm nguồn vốn của Nhà nước để góp phần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ủng hộ cách mạng miền Nam.
Điều 2. – Với thủ tục giấy tờ đơn giản, thể thức này thích hợp với nông thôn. Đối tượng gửi tiền là nhân dân nông thôn nhất là nhân dân miền núi.
Điều 3. – Mỗi lần gửi, người gửi sẽ nhận một phiếu định mức tùy số tiền mình gửi. Mỗi người có thể gửi nhiều phiếu một lần.
Có ba loại phiếu định mức có lãi:
- Phiếu định mức 20 đồng có lãi,
- Phiếu định mức 50 đồng có lãi,
- Phiếu định mức 100 đồng có lãi.
Phiếu định mức có lãi gửi nơi nào thì lấy ra ở nơi ấy.
Điều 4. – Thời hạn gửi là ba tháng, lãi suất 0,42% một tháng kể từ ngày gửi ghi trên phiếu. Gửi đủ sáu tháng trở lên được trả lãi suất 0,51% một tháng. Nếu xin rút vốn ra trước thời hạn ba tháng, thì xem như gửi không kỳ hạn, được trả lãi 0,30% một tháng. Gửi chưa đủ một tháng đã lĩnh vốn ra thì không được tính lãi.
Tiền lãi chỉ tính tròn tháng. Những ngày lẻ tháng dưới 30 ngày sẽ không trả lãi.
Điều 5. – Trên phiếu định mức có lãi sẽ ghi họ tên, chỗ ở của người gửi.
Khi lĩnh vốn ra, người gửi sẽ ký vào phiếu chính của mình và giao phiếu ấy cho quỹ tiết kiệm. Nếu không biết ký thì điểm chỉ.
Điều 6. – Khi mất phiếu, người gửi cần báo ngay cho quỹ tiết kiệm nơi mình gửi. Giấy báo cần ghi rõ họ, tên, chỗ ở, số phiếu, ngày gửi (nếu nhớ) và số tiền. Tối đa sau 10 ngày kể từ khi báo mất, người mất phiếu sẽ được xét cấp phiếu mới.
Điều 7. – Trường hợp người gửi tiền chết, thì những phiếu tiết kiệm của người ấy sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế hợp pháp.
Điều 8. – Thể lệ này sẽ được thi hành kể từ ngày ban hành. Về chi tiết thi hành, sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.
| K.T. TỔNG GIÁM ĐỐC |
- 1Thông tư 09-NH/TT-1978 hướng dẫn thi hành Thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 115-QĐ năm 1965 về việc ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm “Gửi gọn lấy gọn, có thời hạn, có lãi” do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 179-CP năm 1972 về lãi suất tiền gửi tiết kiệm của nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 313-TTg năm 1959 về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động gửi tiền vào quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 205-VP/NgĐ năm 1959 về việc cải tiến một số điểm cụ thể trong các thể thức gửi tiền tiết kiệm ở Nghị định 77-NgĐ/NH và 87-VP/NgĐ do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 6Quyết định 223-CP năm 1981 về thể lệ gửi tiền tiết kiệm: định mức có lãi,- định mức có thưởng,- có mục đích; và sửa đổi thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 7Quyết định 27-NH/QĐ năm 1985 ban hành Thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi ; Thể lệ gửi tiền tiết kiệm định mức có lãi và dự thưởng do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Quyết định 36-CP năm 1978 về thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 983-QĐ năm 1965 ban hành thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1Thông tư 09-NH/TT-1978 hướng dẫn thi hành Thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 115-QĐ năm 1965 về việc ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm “Gửi gọn lấy gọn, có thời hạn, có lãi” do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 179-CP năm 1972 về lãi suất tiền gửi tiết kiệm của nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 312-TTg năm 1959 về việc thành lập quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa do Thủ Tướng ban hành
- 5Chỉ thị 313-TTg năm 1959 về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động gửi tiền vào quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Nghị định 205-VP/NgĐ năm 1959 về việc cải tiến một số điểm cụ thể trong các thể thức gửi tiền tiết kiệm ở Nghị định 77-NgĐ/NH và 87-VP/NgĐ do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 7Quyết định 223-CP năm 1981 về thể lệ gửi tiền tiết kiệm: định mức có lãi,- định mức có thưởng,- có mục đích; và sửa đổi thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 8Quyết định 27-NH/QĐ năm 1985 ban hành Thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi ; Thể lệ gửi tiền tiết kiệm định mức có lãi và dự thưởng do Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9Quyết định 983-QĐ năm 1965 ban hành thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định 542-QĐ năm 1965 ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm theo phiếu định mức có lãi do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 542-QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/1965
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Vũ Duy Hiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra