HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 223-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 1981 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 223-CP NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 1981 BAN HÀNH CÁC THỂ LỆ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM: ĐỊNH MỨC CÓ LÃI,- ĐỊNH MỨC CÓ THƯỞNG,- CÓ MỤC ĐÍCH; VÀ SỬA ĐỔI THỂ LỆ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN CÓ LÃI VÀ CÓ THƯỞNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để khuyến khích nhân dân gửi tiền vào quỹ tiết kiệm;
Theo đề nghị của đồng chí Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ gửi tiền tiết kiệm định mức có lãi, Thể lệ gửi tiền tiết kiệm định mức có thưởng và Thể lệ gửi tiền tiết kiệm có mục đích.
Điều 2.- Sửa đổi các Điều 3 và 4 của Thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng ban hành theo Quyết định số 36-CP ngày 9-2-1978 của Hội đồng Chính phủ như sau:
- Nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn xó lãi và có thưởng từ 6% lên 8% năm, trong đó 6% dành đẻ trả lãi và 2% dành để làm giải thưởng trong các kỳ quay số.
- Tăng kỳ quay số mở thưởng từ 2 lần lên 4 lần trong năm (mỗi quý quay số một lần); giải thưởng do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phù hợp với tổng số tiền dành để thưởng.
Điều 3.- Trả một khoản tiền thưởng khuyến khích cho những người đã gửi tiền tiết kiệm từ trước đến nay vẫn còn tiền gửi trong quỹ tiết kiệm. Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quy định mức thưởng này theo tinh thần tiền thưởng cho số dư tiền gửi tiết kiệm tính đến ngày chuyển đổi sổ tiết kiệm ngày 1 tháng 3 năm 1978 nhiều hơn tiền thưởng cho số dư tiền gửi tiết kiệm kể từ sau ngày 1 tháng 3 năm 1978 đến ngày 31 tháng 5 năm 1981.
Tiền thưởng được tính và trả ngay cho người được hưởng.
Điều 4.- Quyết định này thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 1981. Đồng chí tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quyết định này.
| Tố Hữu (Đã ký) |
THỂ LỆ
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM ĐỊNH MỨC CÓ LÃI
(Kèm theo Quyết định số 223-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ)
Điều 1.- Tiền gửi tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của người gửi, được pháp luật bảo hộ.
Điều 2.- Tiền lãi tính theo ngày như sau:
- Dưới 1 năm lãi suất 7,20% năm.
- Từ một năm trở lên lãi suất 8,4% năm.
- Từ 3 năm trở lên lãi suất 10,80% năm.
Điều 3.- Tiền gửi tiết kiệm theo thể thức định mức có lãi được thể hiện bằng phiếu định mức. Phiếu tiết kiệm định mức có lãi gồm các loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Điều 4.- Người gửi tiền tiết kiệm có thẻ uỷ quyền cho người khác gửi hoặc thay; có quyền rút triìng tiết kiệm ra bất kỳ lúc nào; được miễn lệ phí chuyển tiền tiết kiệm đến địa phương khác khi thay đổi chỗ ở.
Điều 5.- Khi gửi và lĩnh tiền tiết kiệm, người gửi ký tên trên phiếu định mức.
Nếu mất phiếu định mức, người gửi tiết kiệm báo ngay cho quỹ tiết kiệm nơi gửi biết để ngăn ngừa kẻ gian lợi dụng.
Điều 6.- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
- Tổ chức phục vụ nhân dân gửi và lĩnh tiền tiết kiệm thuận tiện, nhanh chóng;
- Giữ bí mật số tiền và tên, địa chỉ ngời gửi tiết kiệm;
- Bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền tiết kiệm theo quy định của Nhà nước.
THỂ LỆ
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM ĐỊNH MỨC CÓ THƯỞNG
(Kèm theo Quyết định số 223-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ)
Điều 1.- Tiền gửi tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của người gửi, được pháp luật bảo hộ.
Điều 2.- Tiền gửi tiết kiệm theo thể thức định mức có thưởng được thể hiện bằng phiếu định mức.
Phiếu tiết kiệm định mức có thưởng gồm các loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Các loại phiếu có thể ghi tên hay không ghi tên,tuỳ người gửi tiền; phiếu tiết kiệm trúng thưởng hay không trúng thưởng, tiền gửi tiết kiệm vẫn còn nguyên vẹn.
Điều 3.- Mỗi tháng hoặc mỗi quý quay số một lần tại từng khu vực hoặc từng tỉnh, thành phố phát hành phiếu định mức. Tiền thưởng tính theo số ngày đã gửi của phiếu tiết kiệm trúng thưởng.
Điều 4.- Các giải thưởng so tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phù hợp với tổng mức tiền dành để trả thưởng, tổng mức trên đây bằng mức lãi suất 8% năm của số vốn huy động được theo thể lệ này.
Điều 5.- Người gửi tiền tiết kiệm có thể uỷ quyền cho người khác gửi và lĩnh tiền thay, kể cả tiền vốn và tiền thưởng; có quyền rút tiền ra bất kỳ lúc nào; được miễn lệ phí chuyển tiền tiết kiệm đến dịa phương khác khi thay đổi chỗ ở.
Nếu gửi tiền bằng phiếu tiết kiệm định mức có ghi tên, khi mất phiếu, người gửi tiết kiệm báo ngay cho quỹ tiết kiệm nơi gửi biết để ngăn ngừa kẻ gian lợi dụng.
Điều 6.- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
- Tổ chức phục vụ nhân dân gửi và lĩnh tiền tiết kiệm, nhanh chóng;
- Gữi bí mật số tiền và địa chỉ người gửi tiền tiết kiệm;
- Bảo đảm quyền lượi của người gửi theo quy định của Nhà nước.
THỂ LỆ
GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CÓ MỤC ĐÍCH
(Kèm theo Quyết định số 223-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ)
Điều 1.- Thể lệ gửi tiền tiết kiệm có mục đích nhằm khuyến khích người lao động chi tiêu có kế hoạch,dành một phần thu nhập của mình góp vốn cùng Nhà nước từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở, phương tiện đi lại.
Điều 2.- Tiền gửi tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của người gửi, được pháp luật bảo hộ.
Điều 3.- Người gửi tiền tiết kiệm có mục đích được mua vật liệu làm nhà hoặc mua nhà ở do Nhà nước xây dựng theo điều kiện như sau:
- Người gửi tiền tiền vào quỹ tiết kiệm đều đặn ít nhất là trong 5 năm, năm đầu phải gửi ítt nhất 30%, các năm sau mỗi năm 10% giá trị vật liệu hoặc giá trị văn nhà ở đã đăng ký với quỹ tiết kiệm.
Khi đạt số dư tiết kiệm bằng100% hay ít nhất 70% trở lên giá trị vật liệu hoặc giá trị căn nhà ở đã đăng ký thì có quyền mua vật liệu hoặc căn nhà ở; đối với phần còn thiếu thì quỹ tiết kiệm có thể cho vay thêm để đủ mua, thời gian trả nợ là 5 năm.
Điều 4.- Người gửi tiết kiệm có mục đích được mua phương tiện đi lại (xe đạp, ghe xuồng, xe gắn máy,...) theo điều kiện như sau:
- Gửi tiền vào quỹ tiết kiệm đều đặn ít nhất trong 3 năm, năm đầu phải gửi ít nhất 30%, các năm sau mỗi năm 20% giá trị phương tiện đi lại đã đăng ký với quỹ tiết kiệm.
- Khi đạt số dư tiết kiệm bằng 100% hay ít nhất bằng 80% giá trị phương tiện đã đăng ký thì xó quyền mua phương tiện; đối với phần còn thiếu thì quỹ tiết kiêm cho vay thêm, thời gian trả nợ là 3 năm.
Điều 5.- Giá bán vật liệu làm nhà, nhà ở, phương tiện đi lại của người gửi tiền được bảo đảm ổn định theo giá bán lẻ của Nhà nước trong thời gian quỹ tiết kiệm đăng ký và nhận tiền gửi tiết kiệm lần đầu. Quỹ tiết kiệm thường xuyên niêm yết bảng giá vật liệu, nhà ở, xe đạp, xe gắn máy, ghe xuồng để mọi người biết và đăng ký gửi tiền tiết kiệm có mục đích.
Điều 6.- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có mục đích là 1,2% năm. Lãi suất tiền vay đối với số tiền còn thiếu để đủ mua những thứ đã đăng ký áp dụng theo chế độ lãi suất tín dụng chung của Nhà nước.
Điều 7.- Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng vật liệu làm nhà ở cho những người gửi tiền tiết kiệm có mục đích để bảo đảm cho đương sự được mua đúng thời hạn; kế hoạch này phải gửi cho Uỷ ban Kế hoạch Nha nước, các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố để tổng hợp vào kế hoạch Nhà nước và kế hoạch của các ngành, các địa phương.
Các Bộ sản xuất và phân phối căn cứ kế hoạch Nhà nước, ký kết hợp đồng với ngân hàng để thực hiện và giải quyết nhu cầu về vốn; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu và các chi nhánh ngân hàng Nhà nước phải theo dõi, kiểm tra việc chuẩn bị hàng hoá và tiến độ xây dựng để phân phối hàng năm, bảo đảm cho người gửi tiền tiết kiệm mua và nhận được những thứ họ đã đăng ký khi gửi tiền tiết kiệm.
Điều 8.- Đồng chí Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện; bảo đảm quyền lợi của ngời gửi tiền có mục đích theo quy định của Nhà nước.
Quyết định 223-CP năm 1981 về thể lệ gửi tiền tiết kiệm: định mức có lãi,- định mức có thưởng,- có mục đích; và sửa đổi thể lệ gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 223-CP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/05/1981
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 01/06/1981
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định