- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Công ước về đa dạng sinh học (CBD)
- 3Luật khoáng sản 2010
- 4Luật tài nguyên nước 2012
- 5Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về đề án xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường do Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng ban hành
- 6Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật đất đai 2013
- 9Quyết định 1349/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 10Luật bảo vệ môi trường 2014
- 11Quyết định 40/2014/QĐ-UBND về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 12Quyết định 9083/QĐ-UBND năm 2014 về Bộ tiêu chuẩn Trường học xanh và quy trình xét chọn, công nhận Trường học xanh đối với các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13Quyết định 8460/QĐ-UBND năm 2014 Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp loại thi đua thực hiện Phong trào Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 14Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Quyết định 02/2016/QĐ-UBND Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 16Quyết định 1357/QĐ-TTg năm 2016 Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về quy định mức phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 18Quyết định 02/2017/QĐ-UBND về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải năm 2017 áp dụng thu đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn 06 quận (gồm: Hải Châu, Thanh Khê Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ) thuộc thành phố Đà Nẵng
- 19Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 20Nghị quyết 46/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 21Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 22Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 23Quyết định 18/2017/QĐ-UBND về phân cấp thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 24Nghị quyết 89/2017/NQ-HĐND quy định mức phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 25Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 3780/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020
- 27Luật Lâm nghiệp 2017
- 28Quyết định 32/2017/QĐ-UBND về giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 29Quyết định 33/2017/QĐ-UBND về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 30Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy định về tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm sang số lượng khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 31Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 32Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2005/QĐ-UB Quy chế Bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 33Quyết định 33/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 34Thông tư 35/2018/TT-BTNMT về tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 35Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 36Nghị quyết 204/NQ-HĐND năm 2018 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 37Quyết định 1577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
- 38Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 39Nghị định 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 40Quyết định 35/2019/QĐ-UBND về đơn giá hoạt động quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 41Quyết định 2782/QĐ-BTNMT năm 2019 về Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 42Nghị quyết 268/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi thực hiện nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 43Nghị quyết 271/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi: công tác theo dõi, đánh giá bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nước tại hộ gia đình vùng nguồn nước bị ô nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 44Quyết định 393/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 45Quyết định 05/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 46Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 47Quyết định 40/2020/QĐ-UBND quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 48Quyết định 1423/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 49Nghị quyết 325/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn nước tự khai thác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 50Quyết định 1099/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 51Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 52Quyết định 2692/QĐ-BTNMT năm 2021 phê duyệt kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Luật Bảo vệ môi trường 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 538/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 02 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 49/TTr-STNMT ngày 09 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện công khai Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
1.1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 2 SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
2.1. SỨC ÉP DÂN SỐ, VẤN ĐỀ DI CƯ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
2.2. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
2.3. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
2.4. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
2.5. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
2.6. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
2.7. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG Y TẾ
2.8. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI
2.9. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA
3.2. NƯỚC DƯỚI ĐẤT
3.3. NƯỚC BIỂN VEN BỜ
CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
4.1. CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
4.2. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 5 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
5.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT
5.2. CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
5.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 6 HIỆN TRANG ĐA DẠNG SINH HỌC
6.1. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN
6.2. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
6.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 7 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
7.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, THU GOM VÀ XỬ LÝ
7.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
7.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 8 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
8.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
8.2. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
8.3. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
8.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 9 TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE, KINH TẾ - XÃ HỘI
9.1. ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
9.2. ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
9.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 10 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
10.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG
10.2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
10.3. NGÂN SÁCH, ĐẦU TƯ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
10.4. TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
10.5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI
10.6. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI HÓA
10.7. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
10.8. ĐÁNH GIÁ CHUNG
CHƯƠNG 11 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN TỚI
11.1. MỤC TIÊU
11.2. GIẢI PHÁP
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QPPL VỀ CÔNG TÁC BVMT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
PHỤ LỤC II. DANH MỤC Các điểm quan trắc môi trường không khí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng, năm giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn sai so với nhiệt độ TBNN
Bảng 1.2. Thống kê bão và ATNĐ trên biển Đông giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 1.3. Mực nước trung bình mùa cạn tại trạm Ái Nghĩa (cm)
Bảng 1.4. Mực nước trung bình mùa cạn tại trạm Cẩm Lệ (cm)
Bảng 1.5. Mực nước thấp nhất tại trạm Ái Nghĩa (cm)
Bảng 1.6. Mực nước thấp nhất tại trạm Cẩm Lệ (cm)
Bảng 1.7. Mực nước trung bình tháng mùa lũ (cm)
Bảng 1.8. Mực nước cao nhất tháng mùa lũ (cm)
Bảng 1.9. Tổng hợp công suất cấp nước đô thị (m3/ngày)
Bảng 1.10. Tổng hợp công suất cấp nước nông thôn (m3/ngày)
Bảng 1.11. Số lượng ô tô và xe máy thành phố giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 3.1. Trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất tại các khu vực thành phố
Bảng 4.1. Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình
Bảng 5.1. Bảng cân bằng sử dụng đất hiện trạng
Bảng 5.2. Diện tích đất sử dụng phân theo loại đất và phân theo huyện/quận
Bảng 5.3. Tổng hợp các loại đất cấm xây dựng (Loại IV)
Bảng 5.4. Tình hình sử dụng TBVTV trên địa bàn thành phố
Bảng 6.1. Diễn biến rừng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 6.2. Diễn biến rừng tự nhiên trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 6.3. Hệ thực vật bậc cao ở Đà Nẵng
Bảng 6.4. Các họ thực vật có sự đa dạng loài nhất ở Đà Nẵng
Bảng 6.5. Hệ động vật ở các khu BTTN và cảnh quan ở Đà Nẵng
Bảng 6.6. Hệ động vật ở Đà Nẵng
Bảng 6.7. Số lượng loài thực vật bị đe dọa ở Đà Nẵng
Bảng 6.8. Các loài có tầm quan trọng bảo tồn ghi nhận ở Đà Nẵng
Bảng 7.1. Khối lượng CTRSH phát sinh tại thành phố giai đoạn 2016 - 2020
Bảng 7.2. Thành phần CTR sinh hoạt thành phố Đà Nẵng (2016-2020)
Bảng 7.3. Tổng khối lượng chất thải nông nghiệp phát sinh theo từng lĩnh vực
Bảng 7.4. Thành phần CTR nông nghiệp
Bảng 7.5. Tổng khối lượng chất thải nông nghiệp được thu gom, vận chuyển
Bảng 7.6. Các biện pháp xử lý CTR chăn nuôi tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 7.7. CTR công nghiệp không nguy hại được thu gom giai đoạn 2016-2020
Bảng 7.8. Khối lượng CTRCN phát sinh tại các KCN, KCNC
Bảng 7.9. Thành phần CTRCN không nguy hại ở Đà Nẵng
Bảng 7.10. Tỷ lệ CTRCNTT được thu gom, xử lý theo từng phương pháp (2018)
Bảng 7.11. Thành phần CTR công nghiệp nguy hại ở Đà Nẵng
Bảng 7.12. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ các hoạt động y tế
Bảng 7.13. Khối lượng CTR y tế được thu gom giai đoạn 2016-2020
Bảng 7.14. Thành phần CTR y tế ở Đà Nẵng
Bảng 7.15. Diện tích kho lưu giữ CTR tại một số bệnh viện
Bảng 7.16. Khối lượng chất thải rắn nguy hại năm 2019 - 2020
Bảng 7.17. Tình hình lưu giữ CTRSH và CTRCNTT tại các cơ sở
Bảng 8.1. Nguy cơ ngập đối với thành phố Đà Nẵng
Bảng 8.2. Thống kê thiệt hại do tai biến thiên nhiên thời gian qua
Bảng 10.1. Kết quả thực hiện Quyết định 41/QĐ-UBND ngày 24/8/2008
Bảng 10.2. Kết quả tính toán bộ chỉ số theo quyết định số 2782/QĐ-BTNMT
Bảng 10.3. Kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2016 - 2020 (triệu đồng)
Bảng 10.4. Tình hình thẩm định hồ sơ môi trường 2016 - 2020
Bảng 10.5. Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải CN giai đoạn 2016 - 2020
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
Hình 1.2. Bản đồ địa hình Đà Nẵng
Hình 3.1. Mạng lưới sông ngòi thành phố Đà Nẵng
Hình 3.2. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước sông Vu Gia - Hàn
Hình 3.3. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước sông Cu Đê
Hình 3.4. Sơ đồ các vị trí quan trắc nước sông Phú Lộc định kỳ
Hình 3.5. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng môi trường nước hồ
Hình 3.6. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước dưới đất
Hình 3.7. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước biển ven bờ thành phố
Hình 4.1. Hiện trạng giao thông ở Đà Nẵng
Hình 4.2. Vị trí 39 điểm quan trắc chất lượng MTKK khu vực dân cư
Hình 6.1. Bách niên đại thụ ở Sơn Trà - Cây di sản của thành phố
Hình 6.2. Wenchengia altemifolia, loài thực vật hiếm cần được nghiên cứu
Hình 6.3. Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà
Hình 6.4. Cây mai dương thân gỗ
Hình 6.5. Thảm cỏ biển tại Bãi Nồm
Hình 6.6. Cỏ lá tròn (Halophila ovalis)
Hình 7.1. Vị trí các KCN tại thành phố Đà Nẵng
Hình 7.2. Các vật dụng, trang thiết bị triển khai phân loại chất thải tại nguồn
Hình 7.3. Hình ảnh triển khai phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn quận Hải Châu
Hình 7.4. Hoạt động triển khai Phong trào Chống chất thải nhựa năm 2019
Hình 8.1. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm thành phố Đà Nẵng
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Nhiệt độ không khí Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020
Biểu đồ 1.2. Lượng mưa trung bình tháng trên địa bàn thành phố
Biểu đồ 1.3. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020
Biểu đồ 1.4. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016 - 2019
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng năm 2020
Biểu đồ 1.6. Doanh thu du lịch năm 2016 - 2019 (ĐVT: tỷ đồng)
Biểu đồ 1.7. Lượt khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2016 - 2020
Biểu đồ 1.8. Dân số trung bình thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2019
Biểu đồ 3.1. Kết quả một số thông số quan trắc trong nước sông Vu Gia - Hàn
Biểu đồ 3.2. Kết quả một số thông số quan trắc chất lượng nước sông Phú Lộc
Biểu đồ 3.3. Kết quả một số thông số quan trắc nước các hồ
Biểu đồ 4.1. Số lượng phương tiện giao thông ở Đà Nẵng
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 7.1. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành
Sơ đồ 7.2. Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khu vực ngoại thành
Sơ đồ 7.3. Sơ đồ tổng quan về xử lý CTR nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
Sơ đồ 7.4. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRCN không nguy hại
Sơ đồ 7.5. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRCN nguy hại
Sơ đồ 7.6. Quá trình xử lý đốt CTR công nghiệp nguy hại
Sơ đồ 7.7. Quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang, đèn compact
Sơ đồ 7.8. Quá trình xử lý chất thải có tính axit, chất thải có tính bazơ
Sơ đồ 7.9. Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế
Sơ đồ 7.10. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý chất thải rắn Đà Nẵng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ | : | Áp thấp nhiệt đới |
AQI | : | Chỉ số chất lượng không khí |
BCHTW | : | Ban chấp hành Trung ương |
BĐKH | : | Biến đổi khí hậu |
BOD | : | Nhu cầu oxy sinh học |
BQL | : | Ban Quản lý |
BTNMT | : | Bộ Tài nguyên Môi trường |
BRT | : | Xe buýt nhanh |
BVMT | : | Bảo vệ môi trường |
CBA | : | Phân tích chi phí - lợi ích |
CCN | : | Cụm công nghiệp |
CDM | : | Dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch |
CNC | : | Công nghệ cao |
CNTT | : | Công nghệ thông tin |
COD | : | Nhu cầu oxy hóa học |
CTRCN | : | Chất thải rắn công nghiệp |
CTNH | : | Chất thải nguy hại |
CTRNH | : | Chất thải rắn nguy hại |
CTRSH | : | Chất thải rắn sinh hoạt |
CTRYT | : | Chất thải rắn y tế |
CX | : | Cây xanh |
CHXHCN | : | Cộng hòa xã hội chủ nghĩa |
DO | : | Lượng oxy hòa tan trong nước |
DVTS | : | Dịch vụ thủy sản |
ĐDSH | : | Đa dạng sinh học |
FDI | : | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
GRDP | : | Tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm |
HDI | : | Chỉ số phát triển con người |
HĐND | : | Hội đồng nhân dân |
HTMT | : | Hiện trạng môi trường |
HTX | : | Hợp tác xã |
HTXLNT | : | Hệ thống xử lý nước thải |
KCHTGT | : | Kết cấu hạ tầng giao thông |
KCN | : | Khu công nghiệp |
KCNC | : | Khu công nghệ cao |
KNK | : | Khí nhà kính |
KTTV | : | Khí tượng thủy văn |
KT-XH | : | Kinh tế - xã hội |
NN & PTNT | : | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
NSNN | : | Ngân sách nhà nước |
PTBV | : | Phát triển bền vững |
QCVN | : | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
QPPL | : | Quy phạm pháp luật |
SXSH | : | Sản xuất sạch hơn |
TBN | : | Trung bình năm |
TBNN | : | Trung bình nhiều năm |
TBVTV | : | Thuốc bảo vệ thực vật |
THGT | : | Tín hiệu giao thông |
UBND | : | Ủy ban nhân dân |
UNDP | : | Chương trình phát triển Liên hợp quốc |
URENCO | : | Công ty Cổ phần Môi trường đô thị |
WB | : | Ngân hàng thế giới |
WHO | : | Tổ chức Y tế Thế giới |
WQI | : | Chỉ số chất lượng nước |
XLNT | : | Xử lý nước thải |
XTNĐ | : | Xoáy thuận nhiệt đới |
LỜI NÓI ĐẦU
Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng duyên hải miền Trung, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng là trung tâm kết nối miền Bắc và miền Nam, là thành phố động lực, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên.
Với nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 trung bình đạt khoảng 8,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, trong đó ngành dịch vụ dẫn đầu về tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế đều phát triển với tốc độ cao; du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin được chú trọng phát triển. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển ngày càng được phát huy.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng và tương đối hiện đại. Chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người được nâng lên; duy trì vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công, phát triển và ứng dụng CNTT. Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, hoàn thành sớm mục tiêu đề ra... Đà Nẵng từng bước khẳng định vai trò là đô thị lớn, đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm KT-XH của miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước.
Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về hiện trạng, diễn biến môi trường của thành phố, dự báo các tác động tới sức khỏe con người, KT-XH, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Từ đó phân tích, đánh giá các chính sách về BVMT, định hướng các giải pháp về BVMT, góp phần xây dựng “Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2030”.
Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng thông tin, số liệu từ các cơ quan Trung ương, các Sở, ban, ngành thành phố; kết quả nghiên cứu, khảo sát và các tài liệu liên quan. Báo cáo được thực hiện với sự tham gia, đóng góp của các Sở, ban, ngành, các nhà khoa học, chuyên gia. Với những thông tin cơ bản được hệ thống và tổng hợp, Báo cáo là tài liệu hỗ trợ hữu ích, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững thành phố, đồng thời là tài liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và truyền thông cộng đồng về BVMT.
TRÍCH YẾU
Mục đích, phạm vi báo cáo
Mục đích báo cáo: Đánh giá thực trạng môi trường, diễn biến chất lượng các thành phần môi trường giai đoạn 2016 - 2020, những tác động từ hoạt động con người tới môi trường và ngược lại; Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường của thành phố, gồm: năng lực quản lý, thanh tra, kiểm tra và tình hình thực hiện các chính sách pháp luật về BVMT; cung cấp thông tin, số liệu cho Báo cáo môi trường quốc gia.
Phạm vi báo cáo: Sử dụng thông tin, số liệu về phát triển KT-XH, số liệu quan trắc chất lượng môi trường, công tác BVMT của các cấp, ngành trên địa bàn thành phố. Các dữ liệu cơ bản được tổng hợp trong thời kỳ 2016 - 2020.
Báo cáo được cung cấp đến
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ban, ngành liên quan; Thành ủy Đà Nẵng, Hội đồng nhân dân thành phố, UBND thành phố, các Sở, ban, ngành và các quận, huyện; các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách, các đơn vị nghiên cứu trung ương và địa phương; các tổ chức kinh tế, xã hội nghề nghiệp; các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, sinh viên và những người quan tâm đến công tác BVMT của thành phố.
Tóm tắt báo cáo
Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và 11 chương, như sau:
- Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tập trung trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Chương 2: Những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với từng lĩnh vực, khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra, làm căn cứ đánh giá những vấn đề ô nhiễm có nguồn gốc từ lĩnh vực nào.
- Từ Chương 3 đến Chương 8: Những động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi trường. Trong các chương này, mỗi thành phần môi trường sẽ phân tích nguồn gốc các áp lực, thực trạng môi trường, trên cơ sở đó, dự báo diễn biến môi trường trong tương lai.
- Chương 9: Đánh giá những tác động từ các vấn đề môi trường đến sức khỏe con người, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái của thành phố.
- Chương 10: Giới thiệu về tổ chức, công tác quản lý môi trường như: kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vấn đề về môi trường; thẩm định đánh giá tác động môi trường; các hoạt động đầu tư, nghiên cứu, tuyên truyền về BVMT.
- Chương 11: Mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác BVMT thời gian tới.
Phương pháp xây dựng báo cáo
Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 được xây dựng dựa theo mô hình DPSIR (Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng). Động lực (D) là gia tăng dân số, phát triển của các ngành kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nông thôn...Các phát triển này đã làm tăng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gia tăng phát thải ô nhiễm môi trường và có thể gây ra các rủi ro và sự cố môi trường tạo ra áp lực (P) rất lớn làm thay đổi hiện trạng môi trường. Hiện trạng (S) môi trường được đánh giá thông qua các thông số cơ bản của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí; các vấn đề sử dụng đất, suy thoái và ô nhiễm đất; suy thoái rừng và đa dạng sinh học; vấn đề phát sinh chất thải và tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn... sẽ tác động (I) xấu đến chất lượng môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại đến kinh tế, xã hội. Đáp ứng (R) là các giải pháp tổng hợp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa và giảm thiểu các tác động, cải thiện chất lượng môi trường như các chính sách, pháp luật, thể chế có liên quan, các hành động giảm thiểu, quản lý, kiểm soát môi trường để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường.
Nguồn cung cấp số liệu
Các thông tin, số liệu sử dụng trong Báo cáo Hiện trạng môi trường 5 năm của thành phố được thu thập từ các Sở, Ban, ngành, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu liên quan. Danh mục thông tin, tài liệu thu thập được tại mục Tài liệu tham khảo.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
1.1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng ở trung tâm địa lý của Việt Nam, giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và giáp với tỉnh Quảng Nam ở phía Nam, tiếp đó là Quảng Ngãi; cách Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách cố đô Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Đà Nẵng là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), với điểm kết thúc là Cảng Tiên Sa.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng[1]
Thành phố có diện tích 128.488 ha, với 08 đơn vị hành chính, gồm: 6 quận nội thành (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa). Trong đó, diện tích các quận nội thành là 246,70km2, huyện Hòa Vang là 733,18 km2 và huyện đảo Hoàng Sa là 305km2.
1.1.1.2. Địa hình
Địa hình vùng lục địa của Đà Nẵng bao gồm các dạng đặc trưng: Địa hình núi và núi cao, địa hình gò đồi, địa hình đồng bằng và địa hình cồn cát ven biển.
Hình 1.2. Bản đồ địa hình Đà Nẵng
Địa hình núi và núi cao phân bố ở phía Tây, Tây Bắc Đà Nẵng, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên vùng lục địa của thành phố. Vùng địa hình gò đồi nằm giữa vùng núi và đồng bằng, trong đó địa hình đồng bằng chủ yếu tập trung tại vùng ven hạ lưu các sông, phía Đông sông Hàn - Vĩnh Điện và ven Vịnh Đà Nẵng là địa hình cồn cát.
1.1.2. Đặc điểm thời tiết
Đà Nẵng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao và ít biến động, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII và Mùa khô từ tháng I đến tháng VIII. Các yếu tố thời tiết kết hợp với đặc điểm địa hình làm cho thành phố hội tụ đầy đủ các dạng thiên tai đặc trưng của khu vực.
1.1.2.1. Nhiệt độ không khí
a) Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ TBN giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn TBNN là 0,7°C. Xu hướng nhiệt độ TBN trong 20 năm gần đây tăng rõ rệt so với nhiều năm trước. Giai đoạn 2016 - 2020 nằm trong chu kỳ tăng nhiệt độ tại Đà Nẵng.
Bảng 1.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng, năm giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn sai so với nhiệt độ TBNN
Yếu tố | Tháng | Năm | |||||||||||
Tháng | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | |
Nhiệt độ TB (°C) | 22,8 | 22,6 | 24,7 | 27,0 | 29,0 | 30,4 | 29,7 | 30,1 | 28,6 | 27,1 | 25,5 | 23,1 | 26,7 |
Chuẩn sai | 1,1 | 0,2 | 0,8 | 0,3 | 0,6 | 0,7 | 0,4 | 0,9 | 1,0 | 0,8 | 0,6 | 0,5 | 0,7 |
Nguồn: Đài KTTV khu vực TTB, 2021.
Tại Đà Nẵng, đường nhiệt độ trong năm có xu hướng dạng đỉnh vào giữa năm, cao dần từ tháng III và giảm dần từ tháng VIII. Giai đoạn 2016 - 2020, nhiệt độ trung bình giữa và cuối kỳ mùa đông bằng với nhiệt độ TBNN cùng thời kỳ, các tháng mùa hạ lại có xu hướng tăng nhiệt độ, nhiệt độ các tháng mùa hè cao hơn nhiệt độ TBNN cùng kỳ do chịu áp thấp nóng phía Tây và đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn mạnh. Tuy nhiên, còn nguyên nhân khác có quy mô lớn hơn, là do tác động của hiện tượng El Nino (hiện tượng nóng lên của nước biển) xảy ra từ cuối năm 2018 đến nay, cộng thêm hiệu ứng đô thị và những thay đổi mặt đệm của khu vực trạm quan trắc,...
b) Nhiệt độ cao nhất
Nhiệt độ cao nhất trung bình các tháng trong năm từ 25,9°C ¸ 31,4°C, cho thấy sự phân hóa mùa nhiệt độ rất rõ rệt ở Đà Nẵng. Biến động nhiệt độ cao nhất trung bình vào mùa khô tại Đà Nẵng trong giai đoạn qua là rõ nét nhất. Nhìn chung có tháng cao hơn hoặc thấp hơn giá trị TBNN cùng kỳ. Tuy nhiên, đa số các tháng là cao hơn giá trị TBNN và cao hơn đáng kể. Điển hình ngày 21/5/2020, nhiệt độ cao nhất là 39,6°C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối các tháng giai đoạn 2016 - 2020 hầu hết chưa đạt ngưỡng giá trị cực đoan trong chuỗi số liệu gần 40 năm gần đây. Tuy nhiên, trong năm 2019 các giá trị nhiệt độ trung bình tháng từ tháng VI đến tháng VIII đều trên 30°C, trong đó tháng VI có nhiệt độ trung bình là 31,37°C, vượt giá trị lịch sử vào tháng 12/2012.
c) Nhiệt độ thấp nhất
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong cả giai đoạn là 14,2°C (Tháng 02/2016). Điều này cho thấy, thời tiết mùa đông tại Đà Nẵng những năm gần đây tuy có xảy ra nhiều đợt giá rét vào giữa và cuối mùa, tại các vùng núi nhiệt độ còn xuống thấp hơn 15°C (Tháng 02/2018). Ngược lại, mùa khô lại nóng hơn so với TBNN.
Biểu đồ 1.1. Nhiệt độ không khí Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020
1.1.2.2. Lượng mưa
Trong 05 năm qua, diễn biến mưa tại Đà Nẵng khá phức tạp, tổng lượng mưa năm trung bình là 2.516mm, cao hơn 118,5mm so với lượng mưa TBNN.
Do đặc điểm địa lý của thành phố khá đặc biệt, nằm trong vùng NĐGM, là nơi tranh chấp, đan xen của nhiều dạng hình thế thời tiết có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới khác nhau, tạo ra một chế độ mưa riêng biệt. Mặc dù không thường xuyên nhưng có năm ngay trong mùa khô vẫn xảy ra các đợt mưa diện rộng với lượng mưa khá lớn, có thể gây lũ nhỏ. Còn trong mùa mưa, những đợt mưa lớn diện rộng thường có đặc điểm chung là do bão, ATNĐ hoặc kết hợp nhiều loại hình thể gây mưa cùng lúc với lượng mưa có thể rất lớn và kéo dài nhiều ngày.
Nhìn chung, lượng mưa giữa 2 mùa phân hóa rõ hơn so với quy luật nhiều năm. Số liệu cho thấy, lượng mưa mùa khô cao hơn TBNN cùng kỳ và mùa mưa thì ít hơn TBNN cùng kỳ, lượng thiếu hụt chưa đến 1,5%. Mùa mưa giai đoạn này đến sớm hơn, lượng mưa tại các tháng 12 trong giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước và TBNN nhưng tổng lượng mưa trung bình lại thấp hơn hoặc xấp xỉ, trong khi đó mùa khô có lượng mưa cao hơn TBNN.
Biểu đồ 1.2. Lượng mưa trung bình tháng trên địa bàn thành phố
1.1.2.3. Một số loại hình thiên tai thường xuyên tác động đến thành phố
a) Bão và áp thấp nhiệt đới
Từ năm 2016 đến nay, trên biển Đông có 43 cơn bão, 24 ATNĐ, trung bình 10 đến 12 cơn bão trong năm, trong đó từ tháng 7 đến tháng 11/2017 số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông khá nhiều (mỗi tháng có từ 3 - 4 XTNĐ). Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng của 15 cơn bão và 03 ATNĐ từ biển Đông, tăng nhiều hơn so với TBNN và so với giai đoạn 2011 - 2015. Các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại cho thành phố gồm cơn bão số 4 (năm 2016), số 10 và số 12 (năm 2017).
Giai đoạn 2016 - 2020, bão và ATNĐ xuất hiện trên biển Đông và Tây Thái Bình Dương thay đổi nhiều qua từng năm, tăng đáng kể và nhiều hơn giai đoạn 5 năm trước, đặc biệt là năm 2017 khi xuất hiện 20 XTNĐ. Không chỉ gia tăng về số lượng mà cường độ bão có nhiều biến động bất thường, ngày càng nhiều bão có cường độ mạnh đến rất mạnh hoặc siêu bão xuất hiện, đường đi phức tạp và mạnh lên khi vào đất liền.
Bảng 1.2. Thống kê bão và ATNĐ trên biển Đông giai đoạn 2016 - 2020
Năm | Biển Đông | Đà Nẵng* | ||
Bão | ATNĐ | Bão | ATNĐ | |
2016 | 10 | 8 | 1 | 1 |
2017 | 16 | 4 | 3 | 0 |
2018 | 9 | 7 | 2 | 0 |
2019 | 8 | 4 | 3 | 1 |
2020 | 14 | 6 | 6 | 1 |
Tổng | 57 | 24 | 15 | 3 |
Nguồn: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố; (*): Bão và ATNĐ tác động trực tiếp hoặc gây ảnh hưởng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Diễn biến một số cơn bão ảnh hưởng đến Đà Nẵng đáng chú ý:
- Cơn bão số 4 (2016) xuất hiện vào chiều tối ngày 12/9 dưới dạng ATNĐ và mạnh lên thành bão rạng sáng 13/9 đổ bộ vào đất liền, trọng tâm từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Cơn bão không gây thiệt hại về người nhưng ước tính thiệt hại về tài sản trên toàn địa bàn thành phố là khoảng 10 tỷ đồng.
- Bão Doksuki (cơn bão số 10- 2017) là một xoáy thuận nhiệt đới rất mạnh, đây cũng là cơn bão lớn nhất trong năm 2017. Cơn bão hình thành từ ngày 10/09 trên biển Đông và đổ bộ vào nước ta khoảng chiều tối ngày 15/09 gây thiệt hại về người và tài sản, tuy nhiên Đà Nẵng chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ do không nằm trên đường đi của bão.
- Bão Damrey (cơn bão số 12- 2017) xuất hiện Miền Trung Philippines và mạnh lên thành ATNĐ vào ngày 1/11 và chưa đầy 24h sau đã mạnh lên thành bão, cấp độ rủi ro thiên tai bậc cấp 4. Gây thiệt hại về người và của trên địa bàn Đà Nẵng với 12 người bị thương, tổng thiệt hại tài sản ước tính 80 tỷ đồng. Đây là cơn bão mà Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Bão Noul (cơn bão số 5- 2020) hình thành ở miền Trung Philipin từ 07 giờ ngày 15/9/2020, đến chiều tối ngày 15/9 đi vào Biển Đông. Đến đêm 16/9 ATNĐ đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Noul. Tại Đà Nẵng có mưa to đến rất to và dông.
- Bão Molave (cơn bão số 9- 2020) là cơn bão mạnh xuất hiện ngày 26/10. Khi vào Biển Đông bão có cường độ cấp 12, giật cấp 14, di chuyển nhanh theo hướng Tây tốc độ 20-25km/h. Do ảnh hưởng của bão, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10.
b) Lũ lụt
Các khu vực chịu tác động mạnh từ lũ lụt, ngập lụt thuộc các vùng trũng dọc các sông Cu Đê, Túy Loan, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ. Các địa bàn bị ngập lụt mạnh như: Hòa Xuân (Cẩm Lệ), Hòa Cường Nam (Hải Châu), Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến (Hòa Vang), Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc (Liên Chiểu), Hòa Quý (Ngũ Hành Sơn), An Hải Tây (Sơn Trà). Mức độ tác động theo chiều giảm dần như sau: Liên Chiểu, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Hải Châu, Sơn Trà và Thanh Khê. Từ năm 2000 đến 2009, có 33 trận lũ, trong đó có 5 trận lũ gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ năm 2010 đến 2017, xảy ra khoảng 11 trận lũ với 05 trận lũ gây thiệt hại nghiêm trọng.
c) Xâm nhập mặn
Hầu hết các sông ở Đà Nẵng hiện nay đều bị nhiễm mặn, các khu vực bị nhiễm nặng như Hòa Xuân (sông Hàn), Hòa Hiệp Bắc, Hòa Bắc (sông Cu Đê). Nguyên nhân xâm nhập mặn ngày càng gia tăng là do tình hình nắng nóng, hạn hán kéo dài cộng với việc vận hành của các thủy điện trên thượng nguồn, nhất là thủy điện ĐakMi 4 chuyển nước trên sông Cái (sông Vu Gia) về sông Thu Bồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân ở khu vực Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Tình trạng nhiễm mặn tại sông Cầu Đỏ diễn ra cao nhất vào tháng 5/2016, độ mặn 6.213 mg/l (gấp 25 lần tiêu chuẩn cho phép).
d) Tình hình nắng nóng
Hàng năm, Đà Nẵng có khoảng 12 đợt nắng nóng, số đợt nắng và tổng số ngày nắng nóng xấp xỉ TBNN, nhưng cường độ nắng nóng không quá gay gắt, năm 2019 - 2020 là hai năm liên tiếp có mức độ nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong năm 2019 là 39.5°C, năm 2020 là 39.6°C. Từ tháng IV - IX là khoảng thời gian nắng nóng xuất hiện, chủ yếu vào các tháng VI và tháng VII, trung bình kéo dài 10 ngày, riêng năm 2019 đợt nắng nóng kéo dài 23 ngày. Một số đợt nắng nóng tiêu biểu:
- Năm 2017: Nhiệt độ cao nhất trong năm là 38,4°C (xảy ra ngày 4/6/2017).
- Năm 2018: Đợt nắng nóng đến muộn từ ngày 08/05 đến 17/09/2018, nhiệt độ cao nhất trong năm là 37,8°C (xảy ra ngày 31/8/2018).
- Năm 2019: Đợt nắng nóng đến muộn từ ngày 19/04 đến 10/09/2019, nhiệt độ cao nhất trong năm là 39,5°C (xảy ra ngày 06/05/2019).
- Năm 2020: Đợt nắng nóng đến muộn từ ngày 09/3 đến 18/9/2020, nhiệt độ cao nhất trong năm là 39,6°C (xảy ra ngày 21/5/2020).
e) Không khí lạnh
Không khí lạnh (KKL) và gió mùa Đông Bắc (GMĐB) xâm nhập xuống phía Nam vào khoảng từ tháng X đến tháng II thường gây rét, lạnh và trời âm u, ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe cộng đồng. Số đợt và số ngày GMĐB ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 không khác nhiều so với quy luật TBNN. Tuy nhiên gần đây KKL có xu hướng trễ hơn TBNN, các tháng chịu ảnh hưởng lớn nhất là tháng XII, I và II, nhiệt độ thấp nhất giai đoạn 2016 - 2020 là <15°C (tháng 02/2018).
1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ thủy văn sông Cu Đê và sông Hàn (hạ lưu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn). Mùa cạn bắt đầu từ tháng I - VIII, mùa lũ từ tháng IX - XII. Trong 5 năm qua, dòng chảy trên các sông thay đổi thất thường. Dòng chảy mùa kiệt trung bình trên các sông ở mức xấp xỉ TBNN, nhưng mùa lũ lại cao hơn TBNN, riêng năm 2019 dòng chảy mùa lũ thấp hơn TBNN.
1.1.3.1. Tình hình thủy văn mùa cạn
a) Mực nước trung bình
- Vùng sông không bị ảnh hưởng triều: Dòng chảy các tháng mùa cạn có xu thế giảm mạnh từ tháng I - III, tháng IV - VI dòng chảy được bổ sung và nâng cao hơn nhờ mưa tiểu mãn và dòng chảy càng tăng đến tháng VIII khi gần đến mùa mưa. Tại Trạm Ái Nghĩa - sông Vu Gia giai đoạn 2016 - 2020, mực nước trung bình tháng giảm dần từ tháng I - III, nhưng từ tháng IV - VI mực nước được nâng cao hơn, tháng VII - VIII mực nước tiếp tục tăng hoặc ổn định, khác so với giai đoạn 2011 - 2015. So với TBNN cùng thời kỳ, mực nước trung bình mùa cạn giai đoạn này xấp xỉ bằng.
Bảng 1.3. Mực nước trung bình mùa cạn tại trạm Ái Nghĩa (cm)
Năm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | TBN |
2016 | 259 | 241 | 241 | 248 | 261 | 272 | 281 | 259 | 258 |
2017 | 395 | 328 | 287 | 272 | 327 | 334 | 333 | 395 | 334 |
2018 | 333 | 290 | 280 | 275 | 280 | 267 | 248 | 333 | 288 |
2019 | 254 | 226 | 231 | 233 | 262 | 252 | 240 | 254 | 244 |
2020 | 237 | 213 | 220 | 226 | 250 | 255 | 266 | 227 | 301 |
TB tháng | 296 | 260 | 252 | 251 | 276 | 276 | 274 | 255 | 289 |
Nguồn: Đài KTTV Khu vực TTB, 2021
- Vùng sông bị ảnh hưởng triều: Tại Trạm Cẩm Lệ, mực nước có xu thế giảm dần từ tháng I - VI, nhưng đến tháng VII mực nước có cao hơn hoặc không thay đổi và tăng cao vào tháng VIII. Nhìn chung, mực nước trung bình mùa cạn nơi vùng sông bị ảnh hưởng triều ở mức cao hơn so với TBNN cùng kỳ và cao hơn giai đoạn trước.
Bảng 1.4. Mực nước trung bình mùa cạn tại trạm Cẩm Lệ (cm)
Năm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | TBN |
2016 | 12 | 6 | 0 | -10 | -5 | -14 | -15 | 12 | -2 |
2017 | 24 | 15 | 5 | 1 | -1 | -4 | 2 | 24 | 8 |
2018 | 14 | 4 | -3 | -4 | -9 | -4 | 2 | 14 | 2 |
2019 | 19 | -1 | 1 | -3 | 3 | -8 | -8 | 19 | 3 |
2020 | 4 | 3 | -5 | 4 | -1 | 2 | 2 | 13 | 18 |
TB tháng | 15 | 5 | 0 | -2 | -3 | -6 | -3 | 1 | 13 |
Nguồn: Đài KTTV Khu vực TTB, 2021
b) Mực nước thấp nhất
- Vùng sông không bị ảnh hưởng triều: Năm 2016 - 2020 tại Ái Nghĩa, mực nước thấp nhất trung bình mỗi năm xuất hiện chủ yếu vào tháng IV, cụ thể: vào tháng IV (2016, 2017, 2019), tháng VII (2018). Mực nước thấp nhất giai đoạn 2016 - 2020 thấp hơn giá trị TBNN tại trạm.
Bảng 1.5. Mực nước thấp nhất tại trạm Ái Nghĩa (cm)
Năm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | Min |
2016 | 218 | 204 | 186 | 185 | 186 | 199 | 219 | 218 | 185 |
2017 | 277 | 231 | 210 | 191 | 202 | 226 | 248 | 277 | 191 |
2018 | 232 | 222 | 204 | 190 | 204 | 180 | 164 | 232 | 164 |
2019 | 208 | 193 | 187 | 173 | 200 | 184 | 186 | 208 | 173 |
2020 | 197 | 175 | 190 | 195 | 205 | 217 | 212 | 188 | 175 |
Nguồn: Đài KTTV Khu vực TTB, 2021
- Vùng sông bị ảnh hưởng triều: Tại trạm Cẩm Lệ, mực nước thấp nhất xuất hiện vào tháng V, VI hoặc tháng VII. So với TBNN, mực nước thấp nhất trung bình năm giai đoạn qua ở mức tương đối cao hơn.
Bảng 1.6. Mực nước thấp nhất tại trạm Cẩm Lệ (cm)
Năm | I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | Min |
2016 | -63 | -57 | -58 | -59 | -68 | -74 | -76 | -63 | -76 |
2017 | -42 | -31 | -43 | -59 | -57 | -79 | -64 | -42 | -79 |
2018 | -48 | -57 | -54 | -57 | -70 | -68 | -64 | -48 | -70 |
2019 | -46 | -62 | -51 | -57 | -76 | -71 | -74 | -46 | -76 |
2020 | -63 | -57 | -58 | -59 | -68 | -74 | -76 | -63 | -76 |
Nguồn: Đài KTTV Khu vực TTB, 2021
1.1.3.2. Tình hình thủy văn mùa lũ
a) Mực nước trung bình
Tại Cẩm Lệ, Ái Nghĩa, mực nước trung bình tháng cao nhất tập trung vào tháng XI - XII. Mực nước trung bình mùa lũ vùng sông ảnh hưởng triều ở mức tương đối cao, vùng sông không ảnh hưởng triều năm ở mức thấp hơn TBNN.
Bảng 1.7. Mực nước trung bình tháng mùa lũ (cm)
Năm | Cẩm Lệ | Ái Nghĩa | ||||||||
IX | X | XI | XII | TB | IX | X | XI | XII | TB | |
2016 | 16 | 24 | 40 | 56 | 34 | 342 | 348 | 426 | 562 | 420 |
2017 | 10 | 41 | 70 | 31 | 38 | 315 | 297 | 629 | 422 | 416 |
2018 | 8 | 21 | 22 | 34 | 21 | 246 | 233 | 243 | 332 | 264 |
2019 | 13 | 20 | 34 | 15 | 21 | 240 | 256 | 341 | 259 | 274 |
2020 | 18 | 96 | 60 | 38 | 53 | 301 | 630 | 568 | 415 | 479 |
Nguồn: Đài KTTV Khu vực TTB, 2020
b) Mực nước cao nhất
Mực nước cao nhất năm là đỉnh lũ cao nhất năm trừ những năm không có lũ. Giá trị này thường thể hiện mức độ lũ lớn hay nhỏ trong năm. Trong năm năm qua, mực nước lớn nhất năm tập trung tháng XI hoặc tháng XII, đỉnh lũ đến trễ hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên năm 2019 - 2020, lũ lớn nhất năm vào tháng X tại Ái Nghĩa. So với TBNN, mực nước cao nhất năm (2016 - 2020) thấp hơn nhiều và thấp hơn giai đoạn trước. Riêng năm 2017, mực nước tại Ái Nghĩa đạt 1011 cm, cao hơn TBNN.
Bảng 1.8. Mực nước cao nhất tháng mùa lũ (cm)
Năm | Cẩm Lệ | Ái Nghĩa | ||||||||
IX | X | XI | XII | Max | IX | X | XI | XII | Max | |
2016 | 75 | 94 | 109 | 190 | 190 | 726 | 452 | 796 | 944 | 944 |
2017 | 98 | 107 | 259 | 92 | 259 | 591 | 401 | 1011 | 627 | 1011 |
2018 | 54 | 69 | 79 | 118 | 118 | 316 | 363 | 399 | 500 | 500 |
2019 | 69 | 99 | 101 | 81 | 101 | 327 | 707 | 702 | 431 | 707 |
2020 | 107 | 215 | 178 | 147 | 215 | 612 | 970 | 909 | 818 | 970 |
Nguồn: Đài KTTV Khu vực TTB, 2020
1.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 128.473 ha, phân bổ như sau[2]:
- Nhóm đất nông nghiệp: 71.286 ha, chiếm 55,49%.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 55.788 ha, chiếm 43,42%.
- Nhóm đất chưa sử dụng: 1.399 ha, chiếm 1,09%.
1.1.4.1. Nhóm đất nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm các loại: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. So với năm 2015, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm trên tất cả các loại hình đất. Nguyên nhân do việc thu hẹp đất trồng lúa chuyển đổi thành đất thổ cư, phát triển dân cư, đô thị, cơ sở hạ tầng và các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2015 đến ngày 31/12/2019, diện tích đất nông nghiệp giảm khoảng 844 ha. Riêng khu vực nội thành, đất nông nghiệp giảm cao hơn do chuyển đổi đất phục vụ tái định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch phát triển đô thị và phù hợp với cơ cấu kinh tế của thành phố. Ngoài ra, một phần đất nông nghiệp giảm do bị xói mòn, sạt lở không sử dụng được[3].
1.1.4.2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp là 55.788 ha, chiếm 43,42% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất ở là 7.155 ha, chiếm gần 5,57% tổng diện tích đất tự nhiên. So với năm 2015, đất phi nông nghiệp giảm khoảng 434 ha.
1.1.4.3. Diện tích đất chưa sử dụng
Đến ngày 31/12/2019, diện tích đất chưa sử dụng còn 1.399 ha, chiếm 1,09% diện tích đất tự nhiên. So với năm 2015, diện tích đất chưa sử dụng tăng 340ha, nguyên nhân là do nhiều loại đất chưa xác định mục đích sử dụng hoặc do các loại đất khác chuyển sang như: đất trồng lúa, đất trồng cây, đất rừng, đất ở tại đô thị, đất có mục đích công cộng, ...
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2016 - 2019, tổng sản phẩm xã hội (GRDP, giá so sánh 2010) tăng đều qua mỗi năm. Năm 2020, thành phố chịu tác động bởi 02 đợt dịch Covid-19 nên không thể duy trì được mức tăng như những năm trước, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng sụt giảm và có mức tăng trưởng khá thấp. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2020 đạt 100.008 tỷ đồng (năm 2019 đạt 110.131 tỷ đồng); Tổng sản phẩm xã hội giảm 9,77% so với năm 2019; GRDP bình quân đầu người ước đạt 86,1 triệu đồng (3.691 USD) giảm 10,8% so với năm 2019 (95,7 triệu đồng/người - tương đương 4.095 USD).
Biểu đồ 1.3. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 | Biểu đồ 1.4. Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016 - 2019 |
Các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất công nghiệp và hoạt động sản xuất thủy sản - nông - lâm đều bị tác động, một số lĩnh vực tăng trưởng âm. Doanh thu dịch vụ lưu trú giảm 35,7% so với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 11,3%, IIP giảm 9,9%, riêng hoạt động thủy sản - nông - lâm tương đối ổn định và ít chịu ảnh hưởng nhưng mức tăng chỉ 1,2% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2020, tỷ trọng dịch vụ ước đạt 65,5%, công nghiệp - xây dựng 21,7%, nông nghiệp 2,3% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,5% góp phần từng bước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ và tỷ trọng hàm lượng kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất [4] (Biểu đồ 1.5).
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu kinh tế Đà Nẵng năm 2020
1.2.1.2. Phát triển công nghiệp
Ngành công nghiệp thành phố phát triển theo định hướng quy hoạch, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa đạt mục tiêu. Thu hút đầu tư mới vào ngành công nghiệp đạt được một số kết quả khả quan trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Một số kết quả cụ thể như sau:
- Quy mô giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp năm 2020 đạt 11.401 tỷ đồng, tăng 1,35 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân VA công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 6,21%/năm (mục tiêu 9-10%). Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GRDP thành phố năm 2020 là 17%, tăng 0,63 điểm phần trăm so với năm 2015.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân 7,3% cả giai đoạn, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 8%; ngành sản xuất và phân phối điện, năng lượng ước tăng bình quân 8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng bình quân 9,8%; ngành khai khoáng giảm bình quân 0,4%.
- Cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, gồm: Công nghiệp công nghệ cao, Công nghệ thông tin - Điện tử - Viễn thông.
- Năng lực sản xuất tăng thêm của ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 chủ yếu vào các lĩnh vực: Công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao và một số ngành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
- Hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch 03 KCN mới, hiện đang thực hiện đồng thời thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư và lựa chọn tư vấn lập, thẩm định, phê duyệt giá trị đề xuất nộp ngân sách tối thiểu; triển khai đầu tư xây dựng 04 cụm công nghiệp mới[5]; hoàn thành 60% giai đoạn 3 Khu CNC và KCN hỗ trợ Khu CNC; triển khai Đề án di dời KCN Đà Nẵng quy hoạch mở rộng KCNC và Đề án Nghiên cứu chuyển đổi dự án chế biến thủy sản sang thương mại dịch vụ tại KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.
- Về làng nghề, ngành nghề truyền thống: UBND thành phố hiện phê duyệt các đề án mở rộng, phát triển, bảo tồn các làng nghề.
1.2.1.3. Phát triển năng lượng
Thành phố hiện tại không có nguồn điện tại chỗ, chỉ có điện mặt trời áp mái với tổng công suất lắp đặt đến cuối tháng 6/2020 là 13.215 kWp (hơn 13MWp). Toàn bộ phụ tải sử dụng điện của thành phố được cung cấp từ hệ thống lưới điện quốc gia 500kV, 220kV, 110kV xuống đến lưới điện trung áp 22kV và hạ áp 0,4kV.
Thành phố hiện có 1 trạm 500kV, 3 trạm biến áp 220kV với tổng công suất 1.000MVA, 12 trạm biến áp 110kV tổng công suất 1.124MVA, 3.112km đường dây trung, hạ thế và 3.869 trạm biến áp phân phối 22/0,4Kv. Nhờ việc cân đối nguồn và phụ tải sử dụng hệ thống lưới điện 220kV và 110Kv vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của thành phố năm 2020; dự báo đến năm 2025 lưới điện 220kV cơ bản đáp ứng đủ, lưới điện 110kV sẽ thiếu hụt.
Nhu cầu sử dụng điện năm 2020 của thành phố là 630MW, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2019 đạt 7,4%/năm. Hình thành xây dựng mạng lưới lưới điện thông minh, đến tháng 03/2018 đã chuyển 9/9 trạm biến áp 110kV sang chế độ vận hành không người trực, đến tháng 08/2019 đã hoàn thành lắp đặt 100% công tơ điện tử thu thập dữ liệu đo xa.
1.2.1.4. Phát triển xây dựng
a) Hoạt động đầu tư - xây dựng
Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước, tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ du lịch, giải trí, thương mại:
- Đến cuối năm 2018, thành phố có khoảng 15.168 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 49 doanh nghiệp nhà nước, 14.766 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 353 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2019, 5.499 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện thành lập mới, tổng vốn đăng ký đạt 31.071 tỷ đồng, tăng 7,4% về số lượng và tăng 13,3% về tổng vốn đăng ký so với năm 2018.
- Đến cuối năm 2019, tổng dự án FDI còn hiệu lực là 812 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 3.470 triệu USD. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất về tổng số dự án (152 dự án) và tổng vốn đăng ký đầu tư (1.727,5 triệu USD - chiếm 49,8%); kế đến là ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 711,6 triệu USD, chiếm 20,5%, thứ ba là ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng vốn đăng ký đầu tư là 332,9 triệu USD (chiếm 9,6%).
- Năm 2020, nhiều công trình, dự án trọng điểm, động lực đã được đẩy nhanh tiến độ như: Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng; Nâng cấp cải tạo Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn; Hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cẩm Lệ, Nhà máy nước Hòa Liên; Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý; Cải thiện môi trường nước phía Đông quận Sơn Trà; Đường và cầu qua sông Cổ Cò và Đường Vành đai phía Tây 2 thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng - OFID; Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng giai đoạn 2; Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc Bệnh viện Đà Nẵng; Trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình tại Bệnh viện Đà Nẵng; Nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại Bãi rác Khánh Sơn; Khu Công viên phần mềm số 2, Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ - giai đoạn 1; Trung tâm y tế quận Sơn Trà - giai đoạn 1... Phối hợp với các Bộ ngành Trung ương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án: Xây dựng mới cảng Liên Chiểu (GĐ1), Di dời đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố (GĐ1), Nâng cấp nhà ga hành khách T1- Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan; Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14B (đoạn từ Túy Loan đến giáp Quảng Nam).
Đặc biệt, đã hoàn thành 04 công trình[6]; 02 công trình[7] hoàn thành trong thời gian tới và 02 công trình đang được tập trung, đôn đốc gồm: Khu Ký túc xá tập trung phía Tây và phía Tây mở rộng (tại Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh)[8]; Khu đất bên cạnh công viên APEC - Vườn tượng APEC mở rộng (khởi công tháng 10/2020). Đối với 15 công trình khởi công năm 2020: 09 công trình đã khởi công[9] và 06 công trình đang thực hiện các thủ tục để khởi công[10].
Theo hệ thống đấu thầu quốc gia, tính đến 30/11/2020, tổng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh triển khai đấu thầu qua mạng tại Đà Nẵng đạt 70% (yêu cầu là 60% cho cả năm 2020), đạt 30% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh (yêu cầu là 25%).
b) Tình hình cấp nước
Nguồn nước cấp chủ yếu sử dụng từ chuỗi sông Yên - Cầu Đỏ, sông Cu Đê, Suối Đá, suối Tình, hồ Hòa Trung. Khu vực đô thị hiện có 05 nhà máy nước, các trạm cấp nước và các trạm bơm cấp I; khu vực nông thôn có 02 công trình cấp nước nông thôn lớn, còn lại là các trạm nhỏ và phân tán với tổng công suất hoạt động là 295.164 m3/ngày.đêm (đô thị) và 9.458 m3/ngày.đêm (nông thôn).
Bảng 1.9. Tổng hợp công suất cấp nước đô thị (m3/ngày)
TT | Nhà máy nước | Nguồn nước | Công suất thiết kế | Công suất hoạt động | Chất lượng nước sạch |
1 | NMN Cầu Đỏ | Sông Cầu Đỏ, sông Yên | 230.000 | 235.320 | QCVN 01:2009/BYT “QCKTQG về chất lượng nước ăn uống” |
2 | NMN Sân Bay | 30.000 | 47.290 | ||
3 | NMN Sơn Trà | Suối | 7.000 | 8.430 | |
4 | NMN Hải Vân | Suối | 5.000 | 4.124 | |
5 | NMN Hồ Hòa Trung | Hồ Hòa Trung | 10.000 | 10.000 |
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045
Bảng 1.10. Tổng hợp công suất cấp nước nông thôn (m3/ngày)
TT | Nhà máy nước | Nguồn nước | Công suất thiết kế | Công suất hoạt động | Chất Iượng nước sạch |
1 | TCN Phú Sơn | Sông Yên | 5.150 | 4.729 | QCVN 01:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống” |
2.000 | 2.307 | ||||
2 | TCN Khe Lạnh | Suối | 2.000 | 1.602 | |
3 | Các trạm nhỏ, phân tán | Suối, ngầm | 1.150 | 820 | QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” |
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045
Về tỷ lệ đấu nối: Đến tháng 4/2019 có 287.014 đồng hồ khách hàng, tỷ lệ thất thoát, thất thu năm 2018 là 13,82%. Đối với nguồn nước cấp nông thôn, tỷ lệ đấu nối còn thấp: 70% được đấu nối từ hệ thống cấp nước tập trung, trong đó từ hệ thống cấp nước đô thị: 60%, từ hệ thống cấp nước nông thôn: 10%. Còn lại 30% chưa được đấu nối từ hệ thống cấp nước tập trung. Nguồn nước cấp nông thôn không có khả năng phát triển vì nguồn nước có hạn, khả năng cấp nước nhỏ vì phạm vi cấp nước theo cụm dân cư nằm thưa thớt, không tập trung.
Hạ tầng cấp nước được tập trung đầu tư trong thời gian qua. Các dự án đang được xây dựng, gồm dự án NMN Hòa Liên 120.000 m3/ngày, dự án nâng công suất NMN Cầu Đỏ và cải tạo nâng công suất trạm bơm cấp 1 và tuyến ống nước thô về NMN Cầu Đỏ; tiếp tục triển khai các tuyến ống cấp nước chính trên toàn thành phố.
c) Xử lý ngập úng
Đến năm 2019, thành phố có 05 khu vực ngập úng[11], gồm: Khu Đầm Rong - Hải Hồ: Có cốt xây dựng thấp hơn so với mực nước lũ từ 15cm - 20cm; Khu vực phường Hòa Cường Nam: Khu vực đường Nguyễn Bình; Trần Đăng Ninh; Nguyễn Xuân Nhĩ có cốt xây dựng thấp hơn mực nước lũ từ 1,0m-1,5m; Khu vực Hòa Thọ Đông (giáp Cầu Đỏ): Khu vực này một số nơi có cao độ san nền thấp hơn mực nước lũ khoảng 0,5m-1,5m; Khu đô thị phía Nam cầu Cẩm Lệ (giáp sông Cẩm Lệ): có cao độ xây dựng thấp hơn mực nước lũ từ 0,5m-1,0m; Khu vực Ngũ hành Sơn (2 bên sông Cổ Cò); có cao độ nền xây dựng thấp hơn mực nước lũ từ 30cm-50cm. Đối với khu vực chưa được quy hoạch cao độ nền: Khu vực Hòa Vang, với chu kỳ mưa 20 năm, các khu vực ven sông thuộc các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Châu, Hòa Bắc có cao trình thấp hơn mực nước sẽ bị ngập từ 0.5-2m.
Các nguyên nhân chủ quan: (1) Quá trình phát triển đô thị có một số hồ điều tiết bị lấp hoặc thu hẹp làm mất khả năng điều tiết. Một số tuyến kênh bị thu hẹp thay bằng cống hộp nên giảm khả năng tiêu thoát nước; (2) Các vùng đệm thoát lũ bị thu hẹp để phát triển đô thị làm cho mực nước lũ, triều cường tăng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát; (3) Việc thực hiện quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải còn chậm. Hệ thống thoát nước tại một số khu vực đô thị cũ lâu ngày xuống cấp, hư hỏng, cao trình chưa phù hợp, làm giảm khả năng thoát nước, các dự án triển khai chưa đồng bộ; (4) Ngân sách cho công tác nạo vét, khơi thông còn hạn chế, quản lý vận hành hệ thống thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chủ động trong công tác xử lý ngập úng. Nguyên nhân khách quan do BĐKH, mực nước biển dâng nên cường độ, tần suất mưa ngày càng lớn, triều cường tăng ảnh hưởng khả năng thoát nước của hệ thống.
1.2.1.5. Phát triển giao thông vận tải
a) Phát triển hạ tầng giao thông
Giai đoạn 2016 - 2020, việc quản lý duy tu, bảo dưỡng bảo trì kết cấu đường bộ, đường thủy, hệ thống đèn THGT... được thúc đẩy mạnh mẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác KCHTGT và tạo sự an toàn, thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông. Tính đến tháng 12/2020, tổng chiều dài các đường giao thông là 1.458,59 km (trong đó: Quốc lộ: 119,28 km, Đường tỉnh: 75,21 km, Đường huyện: 64,65 km, Đường xã: 46,09 km, Đường đô thị: 1.109,364 km, Đường chuyên dùng trong KCN: 43,996 km) và 74 cầu với tổng chiều dài 14.961,50 m (tăng 03 cầu với so với đầu năm 2015), 07 tuyến đường thủy nội địa đang khai thác với tổng chiều dài 63,2 km: 02 tuyến đường thủy nội địa quốc gia 19,9 km (Sông Hàn 8,8 km, Vĩnh Điện 11,1 km) và 05 tuyến đường thủy nội địa địa phương 43,3 km (Cu Đê 14 km; Cẩm Lệ 9,3 km; Túy Loan 10,2 km; sông Yên 5,5 km; Quá Giáng 4,3 km).
b) Quản lý và khai thác công trình
Việc quản lý các công trình được triển khai định kỳ 2 lần/năm. Tiếp tục cải tạo các nút giao thông trọng điểm thành nút giao khác mức, cải tạo và lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại các nút giao, tổ chức phân luồng xe giảm tình trạng ùn tắc giờ cao điểm. Nghiên cứu lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông kết hợp với việc xử phạt và tích hợp đăng kiểm.
Bảng 1.11. Số lượng ô tô và xe máy thành phố giai đoạn 2016 - 2020
Năm | Ôtô | Môtô | ||||
Xe đăng ký mới | Tổng số xe đang quản lý | Tăng, giảm về số xe đăng ký mới so với cùng kỳ năm trước | Xe đăng ký mới | Tổng số xe đang quản lý | Tăng, giảm về số xe đăng ký mới so với cùng kỳ năm trước | |
2016 | 6.734 | 61.211 | 19,5% | 42.182 | 807.430 | 5,5% |
2017 | 8.039 | 69.979 | 14,3% | 40.377 | 847.554 | 5,0% |
2018 | 11.982 | 79.473 | 13,6% | 48.469 | 892.960 | 5,4% |
2019 | 11.539 | 90.616 | 19% | 46.644 | 930.250 | -3,4% |
2020 | 5.377 | 94.455 | -49,7% | 22.907 | 1.046.411 | -50,6% |
Nguồn: Sở Giao thông Vận tải thành phố, 2020
c) Vận tải và quản lý an toàn, kỹ thuật phương tiện
Công tác quản lý vận tải chuyển biến tích cực, góp phần phát triển vận tải, dịch vụ, kiểm soát hoạt động của các phương tiện và duy trì trật tự vận tải trên địa bàn thành phố. Các loại hình vận tải và mạng lưới vận tải phát triển mạnh về quy mô, đáp ứng nhu cầu giao thương, đi lại của nhân dân và du khách.
Giai đoạn 2015 - 2020, khối lượng luân chuyển hàng hóa ước tăng 8,3%/năm, khối lượng luân chuyển hành khách ước tăng 9%/năm và doanh thu vận tải ước tăng 6,6%/năm; sản lượng hàng hóa qua cảng ước đạt 43,1 triệu tấn, tăng bình quân 9,3%/năm. Đưa vào vận hành 12 tuyến xe buýt trợ giá, 02 tuyến buýt du lịch và tuyến buýt liền kề Đà Nẵng - Huế. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn thành phố có 8 đơn vị taxi (1.700 xe), 04 đơn vị thí điểm xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (85 xe) đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, khách du lịch. Sản lượng vận chuyển hành khách đường thủy ước tăng bình quân 54,4%/năm, góp phần phát triển du lịch thành phố.
Triển khai lắp đặt hệ thống giám sát nhận diện tự động AIS để quản lý tất cả các tàu du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy lái xe, đào tạo, sát hạch, cấp đổi Giấy phép lái xe và đăng kiểm phương tiện. Thường xuyên triển khai thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn trong công tác đăng kiểm; đặc biệt lưu ý đối với phương tiện chở khách, xe giường nằm, xe đầu kéo, xe bồn chở bê tông, xi măng, các phương tiện vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng, vận chuyển các chất dễ cháy nổ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
1.2.1.6. Phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản
a) Hoạt động nông nghiệp
Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 1,6%/năm. Sản lượng lúa chỉ giảm bình quân khoảng 0,6%/năm trong khi diện tích giảm 1,4%/năm do tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ cao tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng; sản lượng rau tăng bình quân 1,5%/năm và cây ăn quả tăng 3,3%/năm.
Sau khi ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành 16 mô hình ứng dụng công nghệ cao (06 mô hình hoa, 08 mô hình rau, 02 mô hình nấm) với 10,5 ha rau (18,7%), 2,5 ha hoa (11,4%). Hình thành 18 cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ, diện tích 288 ha; 100 ha lúa được sản xuất theo chứng nhận VietGAP, 130,95 ha vùng chuyên canh trồng rau an toàn.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, 03 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh, 08 xã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cúm gia cầm, 02 xã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở trâu bò. Xây dựng các mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn.
Cuối năm 2015, huyện Hòa Vang đã đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí theo bộ tiêu chí mới của Trung ương. Đến năm 2020 đã có 11/11 xã được công nhận đạt chuẩn giai đoạn 2016 - 2020, 12 thôn được công nhận thôn kiểu mẫu, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC được hình thành, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo hướng đô thị.
b) Hoạt động lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng đến ngày 31/12/2019 là 66.408,64 ha, trong đó: diện tích đất có rừng là 63.596,67 ha (gồm: 44.497,67 ha rừng tự nhiên và 19.099,30 ha rừng trồng); diện tích đất chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng là 2.811,67 ha[12].
Đến năm 2019, rừng sản xuất và rừng phòng hộ tăng so với hiện trạng năm 2015 từ việc tăng cường trồng rừng và tái tạo lại các cánh rừng tự nhiên; phần lớn diện tích rừng trồng mới là rừng sản xuất; trong khi đó diện tích rừng đặc dụng lại giảm (30.497 ha tính đến ngày 01/01/2019)[13]. Giai đoạn 2016 - 2019 đã trồng mới hơn 484 ha diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; 8.640 ha rừng kinh tế nâng độ che phủ rừng từ 43,6% (năm 2016) lên 47,02% (năm 2019).
Tiềm năng trữ lượng gỗ của Đà Nẵng có tổng trữ lượng khoảng 9.919.591 m3, trong đó: gỗ rừng tự nhiên là 8.908.899 m3 và gỗ rừng trồng là 1.010.692 m3. Công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai tốt trong giai đoạn 2016 - 2020 dưới hình thức gắn với việc phát triển lâm nghiệp bền vững, cùng với việc giao 1.028,23 ha rừng cho đồng bào dân tộc trồng và phát triển rừng; 259,54 ha rừng trồng được cấp chứng nhận bảo vệ rừng (FSC).
c) Hoạt động thủy sản
Phát triển khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giảm số lượng tàu công suất nhỏ dưới 20 Cv và thùng máy; hỗ trợ đóng mới 05 tàu và nâng cấp 02 tàu công suất 800 - 1.000 Cv. Tính đến 31/12/2019, tổng số tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 1.252 chiếc (chưa kể thúng máy là 429 chiếc) với tổng công suất là 402.149 Cv. Giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm tàu khai thác vùng khơi tăng hơn 50 chiếc/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân 2,3%/năm.
Sản lượng thủy sản qua chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang là 110.000 tấn/năm và có 23 doanh nghiệp chế biến thủy sản thuộc KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang, góp phần tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố.
1.2.1.7. Hoạt động y tế
Số cơ sở khám chữa bệnh (không kể các cơ sở y tế của các Bộ, ngành trung ương) tại thời điểm 31/12/2019 là 86 cơ sở, trong đó: 79 cơ sở y tế do Nhà nước quản lý, 06 bệnh viện tư nhân và 01 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số giường bệnh là 7.460. Tổng số nhân lực y tế là 9.053 người, trong đó 8.512 người ngành Y; 541 người ngành Dược.
Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Y tế và các ban, ngành liên quan thực hiện tốt Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ tiêu đều đạt hoặc vượt (95,0% chỉ tiêu). Ngành y tế thành phố đã triển khai nhiều mô hình y tế hay như mô hình quản lý bệnh không truyền nhiễm tại cộng đồng, từng bước triển khai phát triển mô hình y tế cơ sở theo nguyên lý y học gia đình, năng lực triển khai các hoạt động mang tính chất cộng đồng được tăng lên .... Một số kết quả đạt được như: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi về cân nặng theo độ tuổi luôn thấp nhất cả nước 3,9% (năm 2015) và tiếp tục giảm đến nay chỉ còn 3,8%; mức giảm tỷ lệ sinh đạt: 0,20‰ (năm 2015), đến 6 tháng đầu năm 2020 đạt 0,1‰;...
1.2.1.8. Phát triển du lịch, dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu du lịch giai đoạn 2016 - 2019 đạt 24,68%/năm, tăng 4,91% so với kế hoạch. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên tổng doanh thu du lịch chỉ đạt 39,4% kế hoạch, giảm 33% so với năm 2016, số lượng khách tham quan du lịch cũng giảm 51% so với năm 2016, đạt 34% kế hoạch. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GRDP thành phố đạt 13,6%, đóng góp gián tiếp đạt 17,7%.
Biểu đồ 1.6. Doanh thu du lịch năm 2016 - 2019 (ĐVT: tỷ đồng)
Biểu đồ 1.7. Lượt khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2016 - 2020
Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thông qua việc phát động “Năm thu hút đầu tư” 3 năm liền (từ năm 2018 - 2020) ước tính tổng nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 đạt hơn 127 tỷ đồng, đầu tư của khối doanh nghiệp trong hoạt động du lịch ước tính đạt hàng trăm ngàn tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp du lịch kinh doanh lữ hành ước tính 398 đơn vị, 27 tàu du lịch được đóng mới và 3.122 xe vận chuyển khách du lịch, 37 đường bay quốc tế với tần suất 536 chuyến/tuần và 9 đường bay nội địa tần suất 697 chuyến/tuần.
Thành phố đã khai thác các tiềm năng, đa dạng hóa sản phẩm, từ du lịch sinh thái, văn hóa, M.I.C.E, sự kiện, lễ hội, đến du lịch cộng đồng, thủy nội địa... Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm trên 04 lĩnh vực dịch vụ: văn hóa, vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm và tham quan du lịch như Sunworld Đà Nẵng Wonders, Cầu Vàng tại SunWorld Bà Nà Hills, các khu nghỉ dưỡng cao cấp,...
1.2.2. Tình hình xã hội
Dân số trung bình năm 2019 đạt 1.141.125 người, tăng 5,5% so với đầu kỳ. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2019 đạt 1,83%, tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,27%. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016 - 2019 thấp hơn 0,31% so với giai đoạn 2011 - 2014 (2,14%).
Biểu đồ 1.8. Dân số trung bình thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2019
Đến năm 2019, mật độ dân số là 888 người/km2, tăng 47 người/km2 so với đầu kỳ. Mật độ dân cư đông đúc vẫn tập trung ở các quận: Hải Châu, Liên Chiểu, Thanh Khê, Cẩm Lệ. Năm 2019, Đà Nẵng xếp thứ 59 trên cả nước về diện tích, xếp thứ 39 về số dân và xếp thứ 12 về mật độ dân số cao và là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất (87,2% dân số).
Cơ cấu dân số Đà Nẵng theo mô hình dân số trẻ, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 đạt 606,7 nghìn người, tăng 5,3 nghìn người so với năm 2018, trong đó, lao động nam chiếm 52,1%; lao động nữ chiếm 47,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2019 là 3,55%. Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn thành phố theo giá hiện hành đạt 6.057 nghìn đồng, tăng 10,03% so với năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2019 là 0,69%. Theo thống kê, dân số từ năm 2016 - 2020 có xu hướng tăng do di cư. Tỷ lệ dân di cư đến giai đoạn 2016 - 2019 là 13,7% và tỷ lệ xuất cư 3%.
1.2.3. Hội nhập quốc tế
Thành phố tiếp tục kết nối với các đối tác song phương và đa phương trên lĩnh vực BVMT; đưa nội dung môi trường vào quan hệ hợp tác với các địa phương nước ngoài như hợp tác với thành phố Boras, Thụy Điển; thành phố Yokohama, Nhật Bản về quản lý, xử lý chất thải rắn và quản lý môi trường bền vững; cử các đoàn cán bộ tham dự các hội nghị, hội thảo tại Nhật Bản trong lĩnh vực thành phố thông minh, sinh thái và bền vững: Hội nghị Thành phố thông minh châu Á (từ năm 2016 đến nay); tổ chức các đoàn tham dự các sự kiện của CITYNET về phát triển năng lượng bền vững, bảo vệ môi trường. Tính đến tháng 8/2020, kết quả về vận động đạt 18 dự án với kinh phí hỗ trợ khoảng 75 tỷ đồng.
Nhìn chung, thời tiết tại thành phố Đà Nẵng 5 năm qua có diễn biến phức tạp, các yếu tố thời tiết biến động nhiều. Nhiệt độ trung bình năm và các mùa có xu hướng tăng hơn so với nhiều năm về trước. So với giá trị TBNN, nhiệt độ đầu mùa mưa tăng hơn nhưng giữa và cuối mùa giảm hơn. Diễn biến thời tiết cho thấy giai đoạn 2016 - 2020 khí hậu ấm lên, mùa nóng có những đợt nắng nóng gay gắt hơn, đến trễ và kéo dài hơn, mùa đông ngắn lại có những nơi nhiệt độ < 15°C, cùng đó là những đợt rét kéo dài và rét mạnh hơn. Lượng mưa bình quân thấp hơn hoặc xấp xỉ giá trị TBNN, trong đó lượng mưa mùa mưa đầu mùa ít hơn và cuối mùa nhiều hơn so với các năm trước; lượng mưa mùa khô cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
Giai đoạn 2016 - 2020, nhiều cơn bão có cường độ mạnh đến rất mạnh hoặc siêu bão xuất hiện trên biển Đông dưới dạng ATNĐ và mạnh thành bão. Đường đi của bão cũng ngày càng phức tạp. Số lượng cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết Đà Nẵng giai đoạn qua tăng, nhất là 2 cơn bão lớn quốc tế đổ bộ và ảnh hưởng khắp khu vực miền Trung, gây thiệt hại lớn về người và của. Không khí lạnh trong 5 năm qua có xu hướng trễ hơn so với TBNN.
Kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng giảm từ 9,2% (2016) đến 6,47% (2019), tốc độ tăng trưởng không đạt so với kế hoạch đề ra (8%-9%). Giai đoạn 2016 - 2019, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn ước tăng 8,1 % mỗi năm và năm 2019 ước đạt 109.000 tỷ đồng, đạt mức tăng 6,47% so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng trong 5 năm qua, năm 2020 tỷ trọng dịch vụ đạt 65,1%, công nghiệp - xây dựng 22,3%, nông nghiệp 2,2% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,4%. Năm 2020, do chịu tác động của 02 đợt dịch Covid-19, tác động nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng.
Dân số trung bình năm 2019 toàn thành phố Đà Nẵng đạt 1.141.125 người tăng 5,5% so với đầu kỳ. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 1,83%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,27%. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2016 - 2019 thấp hơn 0,31% so với giai đoạn 2011 - 2014 (2,14%).
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở thành phố diễn ra khá mạnh mẽ. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút nhiều các dự án đầu tư. Do vậy, nhu cầu sử dụng đất phục vụ các ngành công nghiệp, du lịch - dịch vụ cũng tăng cao, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất toàn thành phố.
SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
2.1. SỨC ÉP DÂN SỐ, VẤN ĐỀ DI CƯ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển, đời sống người dân tại các khu vực nông thôn được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu thụ cũng gia tăng. Tất cả những vấn đề này bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn ngân sách cũng đồng thời đưa một lượng lớn chất thải, ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Sự tăng trưởng về kinh tế cộng với phát triển dân số và sự di cư vào khu vực thành thị làm tăng áp lực lên môi trường. Giai đoạn 2016 - 2019, dân số Đà Nẵng từ 1.080.286 lên đến 1.141.125 người, tăng 60.839 người, trong khi tỷ suất sinh thô giảm 1,2‰. Mật độ dân số toàn thành phố năm 2019 đạt 888,12 người/km2. Với tốc độ đô thị hóa diễn ra tại Đà Nẵng trong thời gian qua, cơ cấu dân số trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch mạnh từ nông thôn sang thành thị; cụ thể, năm 2016 tỷ lệ dân số thành thị chiếm 87,07%, dân số nông thôn chiếm 12,963%; sơ bộ năm 2019, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 87,16%, dân số nông thôn chiếm 12,84%.
Hình 2.1. Diễn biến tỷ lệ dân số thành thị nông thôn giai đoạn 2016 - 2020
Dân số, di cư và đô thị hóa là các vấn đề gây ra áp lực lớn về chất thải, điều kiện vệ sinh và xử lý nước thải đô thị đối với thành phố. Tải lượng các chất trong NTSH trên địa bàn thành phố từ năm 2016 - 2020 đều tăng qua các năm. Mật độ dân số, tốc độ phát triển đô thị khu vực tăng nhanh làm phát sinh các vấn đề môi trường tại các hồ điều tiết. Chất thải sinh hoạt cũng tăng từ 276.305 tấn (năm 2016) đến 383.250 tấn (năm 2020), tăng 37,8%. Giai đoạn 2010 - 2020 quỹ đất ở dành cho khu vực nông thôn tăng từ 2.595 ha (chiếm 2,02%) lên 3.015 ha (chiếm 2,36% quỹ đất thành phố); đất ở dành cho khu vực đô thị tăng từ 3.492 ha (chiếm 2,72%) lên đến 5.758 ha (chiếm 4,48% quỹ đất thành phố). Vấn đề di cư còn là sức ép lớn gây tình trạng quá tải trong sử dụng hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tình trạng úng ngập tại thành phố có cải thiện, đã xử lý được hầu hết các điểm ngập úng nổi cộm. Hiện nay thành phố tiếp tục quy hoạch các hệ thống thoát nước dọc các tuyến đường để đảm bảo không xảy ra tình trạng ngập khi mưa lớn.
Thông số bụi tổng tại các khu vực có trục giao thông chính hay các khu vực có hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản, vận chuyển VLXD, ...vào một số thời điểm ở mức cao, có nguy cơ tác động đến môi trường, sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như khí thải từ hoạt động giao thông, công nghiệp trong đô thị, công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải.
2.2. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
So với giai đoạn 2010 - 2015, sức ép lên môi trường của hoạt động công nghiệp tại Đà Nẵng giảm đi đáng kể do đã thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thúc đẩy đổi mới công nghệ, xây dựng hạ tầng XLNT tập trung...
Hiện nay, thành phố có 06 khu công nghiệp (KCN) tập trung đã đi vào hoạt động, bao gồm: Hòa Khánh, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng (HKMR), Hòa Cầm - Giai đoạn 1, Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (DVTS) và 1 KCNC. Tính đến ngày 30/06/2018, các KCN tại Đà Nẵng có 471 dự án đang đầu tư, với tổng công suất của các HTXLNT tập trung là 33.700 m3/ngày.đêm. Hiện có 6/7 KCN, KCNC đã lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục và kết nối dữ liệu về Sở TN&MT.
Các KCN hiện có đã hoàn thiện hạ tầng giao thông, thoát nước, san nền, điện chiếu sáng, cấp nước. Riêng KCN Hòa Khánh, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng khá lâu, việc duy tu nâng cấp hạn chế, một số công trình đã xuống cấp, hư hỏng. Các KCN hiện có chưa đảm bảo quy định về khoảng cách cách ly vệ sinh giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư theo QCXDVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng. Vẫn tồn tại doanh nghiệp chưa tuân thủ về môi trường. Tại một số doanh nghiệp, đôi lúc nước thải sau khi xử lý cục bộ chưa đạt yêu cầu, gây sốc tải trạm XLNT tập trung KCN; hay chưa hoàn thành các công trình BVMT; chưa hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước mưa, nước thải riêng biệt.
Công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài KCN vẫn còn hạn chế, nhất là các loại hình gia công cơ khí gò hàn, gỗ, sơ chế thủy sản... gây tác động bụi, tiếng ồn, mùi ảnh hưởng môi trường xung quanh.... Bên cạnh đó, khí thải, chất thải rắn từ hoạt động công nghiệp là vấn đề cần quan tâm. Từ năm 2016 đến nay, CTRCN tăng theo tốc độ phát triển công nghiệp và có xu hướng tăng mạnh, riêng 6 tháng đầu năm 2020 tăng 134% so với năm 2016. Đây là sức ép khá lớn đối với ngành công nghiệp, vấn đề xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường và công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành. Đòi hỏi cần có sự cải tiến công nghệ trong sản xuất để giảm thiểu chất thải phát sinh hoặc có công nghệ tái chế phù hợp, có thể thu hồi giá trị cũng như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Quan trắc tự động kiểm soát chất lượng môi trường không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp, quy hoạch và đầu tư các trạm quan trắc môi trường không khí tự động trên địa bàn thành phố mới đang được triển khai. Hoạt động công nghiệp ở Đà Nẵng sử dụng phần lớn là nhiên liệu hóa thạch, việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ đã có những chuyển biến rõ nét thông qua thu hút đầu tư và ưu tiên các ngành công nghiệp giảm thiểu chất thải, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều cơ sở đạt trình độ sản xuất tiên tiến, mức độ tự động hóa trong sản xuất vẫn chưa cao, dẫn đến phát sinh khí nhà kính và gia tăng chất thải công nghiệp.
2.3. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Giai đoạn 2016 - 2020, các dự án xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình xây dựng dân dụng...) tăng cao theo tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó phát thải bụi vào môi trường. Trong quá trình xây dựng diễn ra các hoạt động đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi khi vận chuyển, hoạt động từ các phương tiện thi công cơ giới và từ các hoạt động thi công hạ tầng kỹ thuật thường gây phát thải bụi khá lớn đối với môi trường xung quanh.
Bên cạnh đó, nước thải xây dựng chứa dầu mỡ thải trong quá trình rửa phương tiện thi công. Thành phần chính trong nước thải xây dựng là cát, đá, xi măng,... là loại ít độc, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên tuyến thoát nước thải thi công tạm thời. Sử dụng nước cho các công việc xây lắp như: rửa đá, sỏi, tưới gạch, bảo dưỡng bê tông, tại chỗ,... Ngoài ra, phát sinh nước thải từ hoạt động rửa xe vận chuyển.
Do nhu cầu cơ sở hạ tầng đô thị tăng, mật độ xây dựng càng lớn nên lượng phế thải xây dựng phát sinh càng nhiều. Các công trình xây dựng thải ra với số lượng lớn trên diện tích rộng, có mức độ ảnh hưởng đáng kể, nếu không được xử lý, về lâu dài tính chất thổ nhưỡng tại khu vực đó bị thay đổi, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thực vật, gây ảnh hưởng cảnh quan. Trình trạng đổ phế thải xây dựng bừa bãi ra môi trường, chưa có biện pháp thu gom, tận dụng vào mục đích sử dụng khác diễn ra phổ biến trên nhiều vỉa hè của những tuyến đường còn thưa thớt dân cư hay các lô đất trống bị đổ trộm phế thải, gây tác động đến môi trường, hao tổn nhân lực thu dọn. Trong thời gian tới, phế thải xây dựng tiếp tục là vấn đề thách thức cần quản lý, xử lý phù hợp.
2.4. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
Ngành năng lượng ở Đà Nẵng chủ yếu là phát triển các hệ thống truyền tải điện năng và phân phối xăng, dầu, gas, khí thiên nhiên. Bên cạnh việc mang lại những lợi ích xã hội, ngành năng lượng có những tác động tiêu cực đến môi trường, như:
- Chất ô nhiễm chính phát sinh từ quá trình tiêu thụ điện năng là KNK (CO2). Căn cứ vào hệ số phát thải (EF) của lưới điện Việt Nam năm 2013 là 0,57 tCO2/MWh (Nguồn: Trung tâm Bảo vệ tầng Ôzôn - BTNMT, 2015), nhu cầu sử dụng điện năm 2020 của Đà Nẵng là 630MW, ước tính lượng KNK phát thải của lưới điện Đà Nẵng trong năm 2020 là 782 nghìn tấn CO2. Có thể thấy, cùng với xu hướng phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng sẽ kéo theo lượng phát thải vào môi trường tăng lên, gây sức ép lên khả năng chịu tải của môi trường và sức khỏe của con người.
- Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố xây mới 9 trạm biến áp với tổng diện tích 32.800m2, lắp đặt mới và cải tạo 324.6km lưới điện 110KV và 220KV. Trong quá trình thi công cũng như vận hành mạng lưới, ít nhiều gây ra các tác động đối với môi trường và xã hội tại khu vực. Một số tác động như phát sinh bụi, khí thải, nước thải và chất thải rắn, chất thải nguy hại: dầu mỡ, sơn, dung môi, ảnh hưởng đến các công trình, sức khỏe người dân dọc theo tuyến đường dây và trạm biến áp, các ảnh hưởng của cường độ điện trường, các sự cố cháy nổ và rò rỉ dầu biến áp. Như vậy, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng sẽ kéo theo hoạt động nâng cấp và mở rộng hạ tầng mạng lưới điện, làm gia tăng tác động lên các công trình khác cũng như sức khỏe người dân.
- Đà Nẵng không có hoạt động sản xuất nhiên liệu, khí đốt mà chỉ tồn trữ, phân phối và tiêu thụ. Các hoạt động tồn trữ (kho xăng, dầu; kho LPG, CNG;..) và phân phối (cây xăng, cơ sở chiết nạp và phân phối gas,..) luôn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ, cháy nổ cao, ảnh hưởng các khu vực dân cư lân cận. Quá trình tiêu thụ nhiên liệu làm phát sinh các khí thải như SO2, CO, NOX,... cũng làm tác động lên môi trường.
2.5. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhanh, tính đến ngày 31/12/2020, thành phố có 2.498 tuyến đường với tổng chiều dài 1.458,59 km (tăng 287,55 km so với đầu năm 2015) và 74 cầu với tổng chiều dài 14.961,50m (tăng 03 cầu với so với đầu năm 2015) và 07 tuyến đường thủy nội địa 63,2km.
Hình 2.2. Tình hình số lượng phương tiện giao thông qua các năm
Hoạt động giao thông sẽ làm gia tăng nồng độ bụi trong không khí và cường độ ồn, dẫn đến nguy cơ một số thông số không khí vượt QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Tốc độ gia tăng dân số tại thành phố ngày càng nhanh, sẽ kéo theo gia tăng các phương tiện tham gia giao thông. Tính năm 2020, thành phố có 94.455 xe ôtô và 1.046.411 xe mô tô, xe gắn máy. Ước tính tải lượng thải từ các phương tiện giao thông trong 6 tháng đầu năm 2020 vào khoảng: 2,45 tấn TSP/ngày; 5,98 kg SO2/ngày; 17,94 tấn NOx/ngày; 218,1 tấn CO/ngày. Trong tương lai, phương tiện giao thông sẽ tăng lên, thải lượng các chất thải từ các phương tiện cá nhân cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các tuyến xe buýt công cộng được nâng cao, chuyển đổi dùng nhiên liệu sạch, sẽ góp phần giảm phát thải, giảm ùn tắc giao thông cũng như giảm lượng phương tiện cá nhân, lưu thông, từ đó giảm bớt các tác động đến MTKK nếu được người dân sử dụng và thay đổi dần thói quen chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng thay vì sử dụng phương tiện cá nhân.
2.6. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Ngành nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển so với thời kỳ trước. Cùng với đó là các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV không đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật; công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV chưa được quan tâm đúng mức. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tăng cao trở lại sau một vài năm chững lại vì dịch bệnh. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi ở thành phố còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình khiến cho tỷ lệ chất thải chăn nuôi được xử lý trước khi thải ra môi trường là thấp. Diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản không tăng, nhưng sản lượng thủy sản gia tăng cũng gây áp lực không nhỏ, như là dịch bệnh, xử lý thức ăn dư thừa không triệt để, lạm dụng thuốc...
- Hoạt động trồng trọt: Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV ở Đà Nẵng vẫn còn tự phát trong nhân dân, góp phần tác động đến môi trường, sinh thái, làm cho đất bị chua hóa, giảm khả năng sản xuất. Bên cạnh đó, sau mỗi mùa vụ người dân vẫn còn đốt bỏ rơm rạ và các sinh khối khác ngay trên đồng ruộng gây khói mù, ảnh hưởng sức khỏe. Khối lượng phân bón, thuốc BVTV được Sở NN&PTNT thống kê theo từng năm có dấu hiệu giảm đều, tuy nhiên lượng sử dụng vẫn còn rất lớn (Hình 2.3).
Hình 2.3. Khối lượng phân bón hóa học, thuốc BVTV sử dụng trong canh tác (tấn)
Hoạt động chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm. Ngoài một số trang trại được đầu tư quy mô lớn, vẫn còn hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, ở quy mô hộ gia đình. Theo thống kê Sở NN&PTNT, mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra 18.143 tấn phân, trong đó khoảng 80% được xử lý, phần còn lại xả thải ra môi trường, ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, tác động đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) với diện tích mặt nước sử dụng giảm dần qua các năm, tỷ lệ giảm khoảng 1,04%, nhưng sản lượng thủy sản lại gia tăng liên tục, với mức tăng bình quân là 3%/năm. Tổng diện tích mặt nước NTTS hiện tại khoảng 480ha. Trong NTTS gây ra các áp lực cho môi trường như: xây dựng đầm, ao nuôi ở vùng cửa sông, ven sông, ven biển dẫn đến những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm tích và xói lở, vấn đề xả thải các chất hữu cơ gây phú dưỡng, vi sinh vật (cả mầm bệnh) và các chất thải sinh hoạt bừa bãi làm cho chất lượng môi trường suy giảm, phát sinh dịch bệnh, gây ra thiệt hại về kinh tế.
Ngành y tế thành phố có những bước phát triển đáng kể, củng cố mạng lưới y tế các tuyến. Cùng với đó, chất thải phát sinh từ hoạt động y tế cũng gia tăng, gây nhiều áp lực lên môi trường. Thể hiện rõ nhất là các vấn đề CTR, nước thải và VSMT... Trong số 22 cơ sở với hơn 3.000 giường bệnh, hiện tại 20 cơ sở có trạm XLNT y tế trước khi thải vào mạng lưới thoát nước của thành phố. Hai cơ sở chưa có hệ thống thu gom và XLNT là Bệnh viện Tâm Thần và Trung tâm y tế quận Sơn Trà (dự kiến xây dựng trong thời gian tới). Ngoài ra, ở các phòng khám chữa bệnh và các cơ sở y tế nhỏ, nước thải mới chỉ được thu gom và xử lý như nước thải sinh hoạt thông thường.
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát 02 đợt tại Đà Nẵng (vào đầu tháng 3 và vào cuối tháng 7 và tháng 8 tại Đà Nẵng. Tình trạng dịch bệnh cũng phát sinh các áp lực trong công tác quản lý, xử lý đối với chất thải rắn y tế nguy hại, công tác tổ chức thu gom, xử lý các loại chất thải tại cơ sở, địa điểm triển khai cách ly tập trung.
Việc tuân thủ các quy định về BVMT trong các cơ sở y tế: Đến nay, vẫn còn đơn vị chưa thực hiện tốt công tác giao nhận, theo dõi, báo cáo chất thải y tế, báo cáo môi trường định kỳ, hồ sơ đánh giá tác động môi trường và giấy phép xả thải. Về thu gom, lưu giữ chất thải rắn: vẫn còn đơn vị chưa quy định tuyến đường thu gom, chưa xử lý sơ bộ trước khi thu gom, thu gom riêng biệt chất thải thông thường và tái chế riêng; đa số đơn vị thu gom vật sắc nhọn, chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, bố trí nhà lưu giữ và phương tiện chưa đảm bảo theo quy định; vẫn còn một số đơn vị chưa triển khai phân loại rác tái chế. Về xử lý nước thải: số đơn vị không có hệ thống xử lý nước thải: tuyến quận/huyện (01 đơn vị), đơn vị không giường bệnh (03 đơn vị) do vị trí, tính chất công việc không bố trí hệ thống XLNT, các trạm y tế không có hệ thống XLNT, các phòng khám tư nhân hầu hết hợp đồng với các đơn vị có chức năng dịch vụ để xử lý, việc vận hành xử lý nước thải hầu hết không do cán bộ có chuyên ngành về môi trường quản lý; các cơ sở giặt ủi y tế chưa được kiểm soát,...
2.8. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG DU LỊCH, DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI
Thời gian qua, ngành du lịch phát triển nhanh chóng, hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời gia tăng nhu cầu sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như: nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước,... đã tác động không nhỏ đến môi trường như: rác thác, nước thải, chất thải độc hại và vấn đề vệ sinh môi trường từ hoạt động du lịch, dịch vụ...
Theo tính toán, tỷ lệ phát sinh CTRSH là 1,1 kg/người/ngày. Với lượng khách du lịch trong năm 2016 khoảng 4 triệu lượt khách, năm 2019 là hơn 8,6 triệu lượt khách tăng 3,4 triệu khách trong 3 năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 1,5 triệu khách. Khối lượng chất thải rắn phát sinh do lượng khách đến ước tính 19,2 tấn/ngày. Các thời điểm số lượng khách tăng đột biến: nghỉ hè, lễ hội,...cùng với các hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, khối lượng CTR tăng cao, gây quá tải tại các khu du lịch, khu vực bãi biển, khu vui chơi, nghỉ dưỡng,...
Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển đi đôi với lượng khách du lịch, trong đó đáng chú các dịch vụ kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú,...là các hoạt động phát sinh chất thải đáng kể. Dự báo lượng khách du lịch đến thành phố gia tăng trong thời gian tới, khoảng 16 triệu khách vào năm 2025 và hơn 25 triệu lượt khách vào năm 2030, với con số này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên chất lượng môi trường, đặc biệt khu vực ven biển. Hàng năm, vào các dịp lễ Tết, mật độ du khách tại Đà Nẵng vào thời điểm cao điểm nhất thu hút hàng triệu du khách, ước tính trong thời gian lưu trú ngắn ngày các dịp này lượng chất thải phát sinh từ khách du lịch khoảng vài trăm tấn, gây ra nhiều khó khăn trong thu gom.
Bên cạnh vấn đề phát sinh chất thải rắn, nước thải từ hoạt động du lịch cũng là vấn đề cần quan tâm. Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch khoảng 3.139m3/ngày, tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đòi hỏi cần có giải pháp quản lý chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện về môi trường. Hiện nay, các cơ sở du lịch đã đầu tư XLNT, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Số còn lại đấu nối vào hệ thống thu gom thành phố, gây áp lực lên các trạm XLNT đô thị tập trung. Vẫn còn tình trạng xả thải không đạt quy chuẩn ra ngoài môi trường.
Đến năm 2030, thành phố hoàn thành hơn 80 dự án du lịch, đóng góp về nguồn lợi kinh tế đáng kể nhưng cũng sẽ gây ra các sức ép lên môi trường, ảnh hưởng hệ sinh thái, thay đổi cấu trúc tự nhiên của vùng, làm giảm diện tích rừng, gây nguy cơ xói mòn, sạt lở, suy giảm các loài động vật quý hiếm, thay đổi cảnh quan thiên nhiên vốn có. Bên cạnh đó, quá trình thi công các dự án du lịch cũng phát sinh các chất thải không khí: khói, bụi, KNK,...do vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu.
Gia tăng dân số là yếu tố chính gây nên các sức ép đến kinh tế - xã hội - môi trường. Giai đoạn 2016 - 2020, với sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu mọi mặt của xã hội cũng tăng lên. Phát triển luôn đi kèm theo các áp lực cụ thể không thể tránh khỏi, nhất là đối với môi trường. Vấn đề nước thải, khí thải, chất thải rắn từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải,... cũng tăng đáng kể về khối lượng, mức độ. Hạ tầng các công trình BVMT của thành phố đã được đầu tư, cải thiện hơn nhiều so với giai đoạn trước, nên các sức ép lên môi trường có phần giảm, tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề môi trường luôn nảy sinh trong quá trình phát triển.
3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa
3.1.1.1. Lưu vực sông
Đà Nẵng có diện tích tự nhiên không lớn nhưng mạng lưới sông phức tạp. Sông ngòi bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Mạng lưới sông của thành phố phần lớn thuộc hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, ngoài ra còn có các sông thuộc địa phận thành phố như Cu Đê, Phú Lộc, Yên, Lạc Thành, La Thọ... Các sông của thành phố có giá trị rất quan trọng về cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp và sử dụng cho công nghiệp.
Hệ thống sông Vu Gia gồm sông Cái (diện tích lưu vực 1.967 km2), sông Bung (2.530 km2), sông Côn (765 km2). Hệ thống sông Thu Bồn gồm các sông: Sông Tranh (1.640 km2), sông Tiên (792 km2), sông Lâu (100 km2), ngọn Thu Bồn (446 km2), Khe Diên (120 km2). Các sông thuộc hạ lưu sông Vu Gia gồm: Yên, Lạc Thành, Quá Giáng, La Thọ, Thanh Quýt, Cổ Cò. Sông Túy Loan có lưu vực trong địa phận thành phố (118,3 km2). Sông Cầu Đỏ là hợp lưu của sông Yên và sông Túy Loan, ở phía hạ lưu còn gọi là sông Cẩm Lệ. Sông Vĩnh Điện là đoạn sông nối giữa sông Thu Bồn và sông Hàn. Sông Hàn là sông tiếp nhận dòng chảy của sông Cầu Đỏ và sông Vĩnh Điện, đổ ra cửa biển qua sông Hàn. Chế độ dòng chảy của sông Hàn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ thủy triều vùng biển Đà Nẵng.
Hình 3.1. Mạng Iưới sông ngòi thành phố Đà Nẵng
Hiện trạng trữ lượng nước mặt khoảng 8,644 tỷ m3, trong đó trữ lượng nước mặt tại các lưu vực sông nội tỉnh là 1,419 tỷ m3, chiếm 15,7%; từ các sông liên tỉnh là 7,625 tỷ m3, chiếm 84,3% so với tổng trữ lượng nước mặt tiềm năng[14]. Đến năm 2030, lượng nước phân bổ cho các ngành khoảng 353,91 triệu m3/năm, trong đó sinh hoạt hộ gia đình là 168,47 triệu m3/năm; dịch vụ là 72,2 triệu m3/năm, công nghiệp 41,69 triệu m3/năm; nông nghiệp 71,55 triệu m3/năm.
3.1.1.2. Hồ, đầm
Hệ thống hồ, đầm đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với khu vực đô thị của Đà Nẵng, gồm các chức năng chính: điều tiết nước, điều hòa vi khí hậu, tạo cảnh quan đẹp và xử lý nước thải đô thị.
Toàn thành phố có 50 hồ đầm nằm rải rác, trong đó địa bàn Hòa Vang có 21 hồ thủy lợi, còn 28 hồ điều tiết ở địa bàn các quận, huyện, 01 hồ cấp nước sinh hoạt. Trong số 27 hồ nội thành, có 01 hồ điều tiết cấp nước (Hồ Xanh quận Sơn Trà); 01 hồ cảnh quan, di tích lịch sử (hồ Đình Làng Hải Châu) và 25 hồ điều tiết nước mưa và cảnh quan. Phần lớn các hồ không có cống bao. Kết quả khảo sát cho thấy: 20/25 hồ đã được kè xung quanh hồ hoặc kè một phần, 01 hồ đã được kè nhưng bị sạt lở (hồ Đò Xu), 06 hồ chưa được kè (hồ Bàu Làng, hồ Xanh, Bàu Sấu, Bàu Gia Thượng, Bàu Gia Hạ, hồ Nguyễn Thế Lịch). Tại các hồ chưa kè chắn có 02/9 hồ (Hồ Nguyễn Thế Lịch và Bàu Gia Thượng) bị cây cỏ bao phủ vùng mặt nước và có hiện tượng san lấp hồ.
Số hồ nội thành có tiếp nhận nước thải là 18/27 hồ, 03 hồ không tiếp nhận nước thải (Hồ Đình Làng Hải Châu, hồ Xanh và Bàu Làng); 09 hồ có hệ thống cống bao, gồm: hồ Đò Xu, hồ Thạc Gián, hồ Vĩnh Trung, hồ Phần Lăng, hồ Bàu Trảng, hồ Công Viên, hồ Hòa Phú, hồ Trung Nghĩa 1 và hồ Trung Nghĩa 2.
3.1.1.3. Nước suối
Nước suối phân bố ở các khu vực bán đảo Sơn Trà, Bà Nà - Núi Chúa, sông Nam - sông Bắc. Ở bán đảo Sơn Trà có khoảng 20 con suối, trong đó Suối Đá, suối Heo là những suối lớn. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố.
3.1.2. Các nguồn tác động, ảnh hưởng
3.1.2.1. Trên các lưu vực sông
a) Hệ thống sông Vu Gia - Hàn
Hoạt động thủy điện: Về quy hoạch các nhà máy thủy điện, 10 thủy điện bậc thang lớn trên thượng nguồn sông Thu Bồn - Vu Gia đang hoạt động và đang xây dựng, với năng lực phát điện gần 1.200 kw. Ngoài ra, có 36 thủy điện vừa và nhỏ, cơ bản có một nửa đi vào hoạt động, nửa còn lại sẽ đưa vào vận hành trong thời gian tới với công suất phát điện 560 kw. Việc phát triển các dự án thủy điện trên thượng nguồn ảnh hưởng đáng kể nguồn nước ở vùng hạ lưu Đà Nẵng. Gây ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện tự nhiên, như: giảm sự đa dạng của sinh học, giảm diện tích rừng tự nhiên, giảm khả năng điều tiết nước, gây lũ lớn hơn, làm thay đổi và giảm dòng chảy vào mùa khô, ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển cũng như gia tăng các tác động đến chất lượng nguồn nước vùng hạ lưu.
Nhiễm mặn là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp cho các hoạt động phát triển của Đà Nẵng. Do tác động của thời tiết khô hạn, hoạt động của các nhà máy thủy điện, xâm nhập mặn trên sông Hàn trong giai đoạn 2016 - 2020 có xu thế gia tăng về tần suất và cường độ. Mặn thường xâm nhập sâu vào vùng cửa sông từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, những năm xuất hiện El Nino, hiện tượng xâm nhập mặn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9; cá biệt năm 2018, hiện tượng xâm nhập mặn xuất hiện tận đến tháng 11, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sinh hoạt.
Các hoạt động dịch vụ, công nghiệp: Cách nhà máy nước Cầu Đỏ khoảng 500m về phía thượng lưu có KCN Hòa Cầm; Trung bình mỗi ngày KCN thải khoảng 700 - 800 m3 nước sau xử lý. Hiện tại chất lượng nước sau xử lý đảm bảo QCVN, nhưng trong tương lai gần, với việc tăng tỷ lệ lấp đầy KCN cần có phương án giám sát chặt chẽ trong việc xả thải để không gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Chất thải từ hoạt động tàu thuyền, vùng cửa sông Hàn và Âu thuyền Thọ Quang, thường xuyên có khoảng 400 - 500 tàu thuyền neo đậu. Vấn đề chất thải rắn sinh hoạt và nước rửa (có lần dầu mỡ, chất hữu cơ) chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây tác động đến nguồn nước mặt, đặc biệt tại cảng cá thuộc Âu thuyền Thọ Quang. Ngoài ra, nguồn tiềm tàng gây tác động đến chất lượng nước sông Vu Gia còn phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản, các cụm nhà máy công nghiệp ở các huyện Nam Giang, Đại Lộc, nhà máy chế biến thức ăn gia súc, bãi chôn lấp rác thải,...
b) Sông Cu Đê
Chất thải từ hoạt động công nghiệp, vùng hạ lưu sông Cu Đê là lưu vực tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý của các KCN (Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, CCN Thanh Vinh mở rộng). Trong tương lai với sự phát triển KCNC, khu công nghệ thông tin tập trung, nếu chất lượng nước thải sau xử lý chưa đảm bảo, có nguy cơ gia tăng tải lượng thải vào mùa khô.
Chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và tàu thuyền, vùng thượng lưu sông Cu Đê có một số hộ nuôi tôm, nhung từ năm 2011 đến nay, diện tích nuôi tôm có xu hướng giảm do năng suất thấp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vùng cửa sông Cu Đê cạn, các thuyền của ngư dân có công suất nhỏ nên lượng chất thải ít và ảnh hưởng đến chất lượng nước là không đáng kể. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp, vùng ven sông Cu Đê có các bãi bồi nhỏ hẹp, chủ yếu trồng các loại hoa màu như rau, bắp và sắn,... việc sử dụng các loại phân bón hóa học và TBVTV không đáng kể.
c) Sông Phú Lộc
Là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Các kênh, mương nhánh đổ vào bao gồm: kênh B12, B18 (gần bệnh viện Ung Bướu), B24, kênh Yên Thế - Bắc Sơn và mương Khe Cạn thuộc quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu. Những năm gần đây, các nguồn thải vào sông Phú Lộc có xu thế gia tăng.
Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân chủ yếu thuộc 02 phường Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê), tỷ lệ hộ gia đình có bể tự hoại đạt 98,6%. Trong tổng số 35.470 hộ trên toàn quận, vẫn còn 1,4% số hộ có nhà tiêu thấm đất. Như vậy, vẫn còn một lượng nước thải sinh hoạt thẩm thấu, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nước thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trên lưu vực bao gồm: dệt, may, bao bì giấy, bệnh viện Thanh Khê,... và nước thải sau xử lý từ HTXL nước rỉ rác Bãi rác Khánh Sơn, tổng lượng thải khoảng 2.000m3/ngày đêm... Đây là lưu vực đã và đang được các ban, ngành thành phố tập trung giải quyết hạ tầng kỹ thuật đô thị.
3.1.2.2. Các nguồn thải
Khu vực nội thành, có 18/27 hồ tiếp nhận nước thải, 03 hồ không tiếp nhận nước thải[15]; 09 hồ có hệ thống cống bao tách nước thải quanh hồ, có các cửa xả vào và đều có cửa phai hoặc ngưỡng tràn tách nước thải, trong đó 05/7 hồ có tình trạng rò rỉ, tiếp nhận nước thải khi không có mưa[16], hồ Trung Nghĩa 1 đã xây dựng hệ thống cống bao nhưng hiện vẫn tiếp nhận nước thải từ kênh Yên Thế - Bắc Sơn.
Các hồ điều tiết được duy trì vệ sinh thường xuyên, trong đó tần suất duy trì vệ sinh tại các hồ, cụ thể: 1 lần/ngày trừ ngày nghỉ và ngày lễ (tại các hồ Thạc Gián, Vĩnh Trung), 3 lần/tuần (tại các hộ Đò Xu, Xuân Hòa, Công Viên, Bàu Trảng), 2 lần/tuần đối với các hồ còn lại. Với tần suất duy trì vệ sinh như trên, chất lượng môi trường xung quanh các hồ cơ bản được đảm bảo.
3.1.3. Diễn biến chất lượng môi trường
3.1.3.1. Nước sông
a) Hệ thống sông Vu Gia - Hàn
Giai đoạn 2016 - 2020, trên hệ thống sông Vu Gia - Hàn có 4 điểm quan trắc định kỳ: Hợp lưu sông Hàn và sông Vĩnh Điện (S6); Hợp lưu sông Yên và sông Túy Loan (S7), cầu sông Hàn (S8), Cầu Tứ Câu (S9). Sơ đồ các vị trí tại hình 3.2.
Hình 3.2. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước sông Vu Gia - Hàn
Theo kết quả quan trắc tại biểu đồ 3.1, giá trị trung bình năm của các thông số tại các vị trí quan trắc định kỳ trên lưu vực sông Vu Gia - Hàn đều đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (tương ứng với các mục đích sử dụng khác nhau), đặc biệt thông số Amôni có xu hướng giảm đáng kể. Tuy nhiên, một số lần đo xuất hiện giá trị cao hơn so với quy chuẩn tương ứng, cụ thể: vị trí S8 áp dụng cột B1 - QCVN 08-MT:2015/BTNMT, NH4 dao động từ 0,16 - 0,92 mg/l, có xu hướng giảm, riêng vị trí S8 quan trắc năm 2016 cao hơn quy chuẩn (cột B1) là 0,02 lần; Coliform trung bình năm tại 4 vị trí đều đạt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, riêng vị trí tại Hợp lưu sông Hàn và sông Vĩnh Điện (S6) quan trắc năm 2018 cao hơn 1,9 lần so với Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1).
Biểu đồ 3.1. Kết quả một số thông số quan trắc trong nước sông Vu Gia - Hàn
* Ghi chú: Áp dụng cột Cột B1 - QCVN 08-MT:2015/BTNMT
b) Sông Cu Đê
Giai đoạn 2016 - 2020, trên sông Cu Đê có 03 vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước sông: Cách cửa sông 6000 m về phía thượng nguồn (S1), dưới cầu Nam Ô (S2), hợp lưu sông Nam và sông Bắc (S3). Sơ đồ các vị trí quan trắc tại hình 3.3.
Hình 3.3. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước sông Cu Đê
Các thông số có giá trị TBN đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1), cụ thể: BOD5 từ 4,3 - 6,5 mg/l; COD từ 3,9 - 10,67 mg/l; TSS từ 8,55 - 15,3 mg/l; PO43- từ 0,01 - 0,11 mg/l; Dầu mỡ < 0,3 mg/l; Coliform từ 161,5 - 2.135,4 MPN/100ml.
c) Sông Phú Lộc
Giai đoạn 2016 - 2020, trên sông Phú Lộc có 2 điểm quan trắc định kỳ chất lượng nước sông: Cầu Đa Cô (S4), Cửa sông (S5). Sơ đồ các vị trí tại hình 3.4.
Hình 3.4. Sơ đồ các vị trí quan trắc nước sông Phú Lộc định kỳ
Diễn biến chất lượng nước sông Phú Lộc 5 năm qua theo các thông số quan trắc TBN như sau: Oxy hòa tan (DO) từ 2,38 - 4,47 mg/l, luôn đáp ứng yêu cầu về nồng độ Oxy hòa tan tối thiểu theo với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B2); thông số COD dao động từ 27,5 - 48,27 mg/l, cao nhất vào năm 2016 tại cầu Đa Cô, có xu hướng giảm dần và TSS đao động từ 16,4 - 26,1 mg/l, đều đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B2). Các thông số về dinh dưỡng (NH4 , PO43-) vẫn cao hơn nhưng có dấu hiệu giảm dần. Vi sinh vật (Coliform) dao động từ 1.805,97 - 51.810,8 MPN/100ml, đạt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B2), riêng năm 2018 vượt 4,2 lần tại cửa Sông (S5). Các thông số kim loại nặng (Hg, Pb, Fe, Cu, Zn, As, Cd) và dầu mỡ, phenol đều nằm trong giới hạn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1.
Biểu đồ 3.2. Kết quả một số thông số quan trắc chất lượng nước sông Phú Lộc
3.1.3.2. Nước hồ
06/30 hồ được quan trắc chất lượng môi trường nước hồ định kỳ: Hồ Xanh (H1), Bàu Tràm (H2), Công viên 29/3 (H3), Hòa Trung (H4), Đồng Nghệ (H5), Thạc Gián - Vĩnh Trung (H6). Các vị trí H2, H3 H4, H5, H6 mới chỉ quan trắc trong năm 2019. Sơ đồ các vị trí quan trắc tại hình 3.5.
Hình 3.5. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng môi trường nước hồ
Kết quả quan trắc các thông số chất lượng nước các hồ tại biểu đồ 3.3, cụ thể: COD trung bình năm dao động từ 4,8 - 37,25 mg/l, đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B1), trừ tại vị trí hồ Bàu Tràm năm 2016 vượt 0,2 lần. Thông số BOD5 dao động từ 4,0 - 18,0 mg/l, đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1). Các thông số chất dinh dưỡng (NH4 , PO43-) trong các hồ quan trắc có giá trị cao hơn quy chuẩn, như: NH4 tại hồ Công viên 29/3 (H3) cao hơn 1,4 lần vào năm 2019, PO43- tại các hồ Bàu Tràm, Thạc Gián - Vĩnh Trung, Công viên 29/3, Hòa Trung, Đồng Nghệ (quan trắc năm 2019), cao nhất tại hồ Công Viên 29/3; thông số Coliform tại các hồ đều đạt quy chuẩn.
Biểu đồ 3.3. Kết quả một số thông số quan trắc nước các hồ
3.1.4. Đánh giá chung
Các thông số đo chất lượng môi trường nước tại các vị trí quan trắc trên lưu vực sông Vu Gia - Hàn đạt quy chuẩn cho phép, các thông số quan trắc xét theo thời gian có giảm so với đầu kỳ. Các thông số hữu cơ, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng tại sông Cu Đê đều đạt quy chuẩn. Sông Phú Lộc qua các đợt quan trắc có các thông số hữu cơ giảm dần nhưng các thông số về dinh dưỡng và vi sinh vật vẫn còn cao, cần kiểm soát các nguồn thải trên lưu vực. Ở các hồ quan trắc, các thông số hữu cơ đạt quy chuẩn, riêng thông số PO43- đo năm 2019 tại các hồ cao hơn quy chuẩn, các năm khác đạt quy chuẩn.
Nguồn nước dưới đất ở Đà Nẵng có trữ lượng thấp và bị nhiễm mặn ở vùng cửa sông Cu Đê, ven biển,... Về cơ bản, nước dưới đất vùng Đà Nẵng đủ đảm bảo cung cấp cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, có thể khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất cho mục đích khác nhau.
3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất
Phân bố tài nguyên nước dưới đất của thành phố Đà Nẵng như sau:
a) Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh)
- Khu vực Liên Chiểu - Hải Châu: Tầng chứa nước Holocen (qh) có diện tích khoảng 60 km2; chiều dày tầng chứa nước biến đổi từ (5 ¸ 30) m, tăng dần về phía Hải Châu, chiều dày trung bình 15 m. Khu vực ven sông Cu Đê tầng nước này bị nhiễm mặn trên diện rộng, khoảng 15 km2.
- Khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, phía bờ hữu sông Hàn: Tầng chứa nước (mvQ2) phân bố khoảng 30 km2, diện tích bị nhiễm mặn khoảng 5km2 dọc theo bờ sông Hàn, chiều dày tầng chứa nước từ (15,0 ¸ 25,4) m, trung bình 20m. Tầng chứa nước dày nhất ở phía giữa và mỏng dần về phía sông Hàn và biển.
- Khu vực phía bờ hữu sông Cầu Đỏ & sông Cẩm Lệ: Diện tích tầng chứa nước khoảng 70km2, trong đó diện tích nhiễm mặn khá lớn, tới hơn 40km2. Chiều dày trung bình tầng chứa nước 20m, có xu hướng tăng dần ra phía biển.
b) Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước lỗ hổng (qp) phân bố ở Đà Nẵng khoảng 80km2, diện lộ khoảng 43km2. Phân bố phía Bắc sông Cầu Đỏ, chiều dày tầng chứa (15 ¸ 29) m, trung bình (15 ¸ 20)m.
c) Tầng chứa nước khe nứt - vỉa các trầm tích Neogen (n), hệ tầng Ái Nghĩa (Nan)
Các trầm tích Neogen, hệ tầng Ái Nghĩa phân bố ở phía Nam, Đông Nam Đà Nẵng thuộc xã Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Tiến, chiều dày tầng nước khoảng 96 m.
d) Tầng chứa nước khe nứt - karst, khe nứt - vỉa, thành tạo các đá trầm tích lục nguyên - cacbonat và thành tạo trầm tích biến chất (ϵ-C)
Thuộc phức hệ chứa nước này gồm 2 đới chứa nước:
- Đới chứa nước khe nứt - karst trong các thành tạo các đá trầm tích lục nguyên - cacbonat: Trong khu vực Đà Nẵng, các đá trầm tích lục nguyên-cacbonat phân bố thành một dải kéo dài liên tục ở phía Nam, hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Hòa Khương ra đến biển, diện tích khoảng 40km2. Nước có áp lực cục bộ, nguồn cung cấp chủ yếu do các tầng trên nó và nước mưa.
- Đới chứa nước khe nứt-vỉa, trong các thành tạo trầm tích biến chất: Các thành tạo trầm tích biến chất phân bố hầu khắp trong vùng nghiên cứu, nằm dưới lớp phủ Kainozoi, chiều dày đới nứt nẻ do phong hóa khoảng từ 50-100m, mức độ chứa nước trung bình đến nghèo, một số nơi rất nghèo, đôi nơi không chứa nước.
Trữ lượng nước có thể khai thác ở các tầng chứa nước các khu vực tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất tại các khu vực thành phố
Stt | Khu vực tính toán | Tầng chứa nước | Trữ lượng tĩnh (m3/ngày) | Trữ lượng động (m3/ngày) | Trữ lượng tiềm năng m3/ngày) | Trữ lượng có thể khai thác m3/ngày) |
1 | Liên Chiểu - Hải Châu - Thanh Khê | qh, qp | 13.245 | 11.514 | 24.759 | 8.028 |
Liên Chiểu | o-s | 5.476 | 32.897 | 38.373 | 7.675 | |
Hải Châu - Thanh Khê | o-s | 5.886 | 32.897 | 38.783 | 7.757 | |
2 | Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn | qh, qp | 6.998 | 21.902 | 28.900 | 14.870 |
3 | Hòa Khương - Hòa Phong, Hòa Vang | qh, qp | 2.707 | 69.598 | 72.305 | 7.705 |
4 | Hòa Vang | o-s | 48.624 | 90.693 | 139.317 | 27.863 |
Tổng |
| 82.936 | 259.501 | 342.437 | 73.898 |
Nguồn: Đề án điều tra, đánh giá mực nước dưới đất, khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố.
3.2.2. Các nguồn tác động, ảnh hưởng
- Nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình là một trong những nguồn thải gây tác động, ảnh hưởng đến nước ngầm tầng nông. Các hộ gia đình xử lý nước thải bằng bể tự hoại, tự thấm xuống đất, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm xung quanh.
- Nước thải từ hoạt động dịch vụ, từ các cơ sở y tế là nguồn thải đáng quan tâm ảnh hưởng đến nước dưới đất. Ước tính có khoảng 4.000m3 nước thải y tế mỗi ngày, trong khi hiện chỉ có 20 bệnh viện có HTXL nước thải đạt yêu cầu, số còn lại có HTXL nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc xử lý bằng bể tự hoại cho nước thải tự thấm hoặc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung thành phố. Đặc trưng trong nước thải y tế chủ yếu là VSV, chất hữu cơ, kim loại nặng và chất thải nguy hại.
- Hoạt động du lịch, dịch vụ với số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh. Nguồn nước thải từ các hoạt động này chứa thành phần như dầu mỡ, các chất hoạt động bề mặt, chất hữu cơ (BOD, COD), chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
- Nước thải công nghiệp ở các KCN, CCN có tỷ lệ đấu nối đạt cao (98%), nhưng chất lượng nước thải sau xử lý tập trung vẫn chưa được giám sát chặt chẽ, có thời điểm vượt quy chuẩn. Mặt khác, tình trạng xả thải ra ngoài môi trường hoặc qua hệ thống thoát nước chung còn xảy ra. Đây là nguồn tác động đến chất lượng các nguồn nước.
- Các nguồn thải khác: Bãi rác Khánh Sơn (cũ) đã đóng cửa từ 2006, nguồn thải đã giảm đi đáng kể, song cũng có ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm khu vực; hơn 520 cơ sở Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước tại quận Ngũ Hành Sơn có tác động đến chất lượng nước ngầm nông do nước thải từ quá trình sản xuất, chế tác đá có sử dụng hóa chất nhưng chưa được xử lý triệt để, làm tăng độ cứng; thành phố hiện có 03 nghĩa trang lớn ở Hòa Khương, Hòa Sơn và Hòa Ninh của huyện Hòa Vang tới tổng diện tích 419,5 ha, dự kiến quy hoạch thêm 01 nghĩa trang An Châu ở Hòa Phú - Hòa Nhơn diện tích 100 ha, cũng là nguồn gây tác động đến chất lượng nước ngầm tại khu vực.
3.2.3. Diễn biến chất lượng môi trường
Có 09 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất: Khu vực Hòa Khánh (N1); Khu vực Liên Chiểu (N2); Khu vực Khánh Sơn (N3); Khu vực Hòa Quý (N4); Khu vực Hòa Khương (N5); Khu vực quận Hải Châu (N6); Khu vực quận Thanh Khê (N7); Khu vực quận Sơn Trà (N8); Khu vực quận Cẩm Lệ (N9). Sơ đồ các vị trí quan trắc tại hình 3.6.
Hình 3.6. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước dưới đất
Số liệu quan trắc cho thấy, các thông số quan trắc gồm độ cứng, NH4 , NO3-, NO2-, Fe, Cd, Cu, Pb... tại tất cả các vị trí đều đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Riêng thông số Coliform dao động từ 9 - 490 MPN/100ml, số liệu biến động không theo quy luật nào.
3.2.4. Đánh giá chung
Chất lượng môi trường nước ngầm tại các vị trí quan trắc giai đoạn 2016 - 2020 đạt giới hạn cho phép, riêng thông số Coliform có dấu hiệu gia tăng, cần giám sát.
3.3.1. Tài nguyên nước biển ven bờ
Bờ biển Đà Nẵng có chiều dài khoảng 92km, có vịnh nước sâu với các biển Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển, giao lưu nước ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan đẹp và có giá trị phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
Vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng khai thác hằng năm khoảng 60 - 70 nghìn tấn. Sản lượng khai thác trung bình hằng năm trên 30 nghìn tấn. Tài nguyên sinh vật biển Đà Nẵng rất phong phú. Các quần cư đặc trưng vùng ven bờ của Đà Nẵng có thành phần loài và nguồn gen đa dạng. Theo các báo cáo, hiện có hơn 500 loài cá, trong đó có hơn 300 loài có giá trị kinh tế cao như: cá Mú, Hồng, Bánh đường, Thu, Ngừ.... 23 loài mực và 24 loài tôm (he, hùm). Rạn san hô có 191 loài san hô cứng, trong đó những họ có nhiều nhất là Acroporidae, Fariae và Poritidae. Diện tích các rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng ước tính khoảng 104,6 ha, trong đó 1,9% diện tích còn trong tình trạng rất tốt, 7,7% - tốt, 8,8% - trung bình và 81,5 % đang trong tình trạng xấu và rất xấu. Cá rạn san hô 162 loài (chủ yếu là các họ cá Thia, Bàn chài, Bướm, Mó, Mú, Phèn). Thảm cỏ biển có 3 loài và 35 loài cá sống trên thảm cỏ biển; rong biển có 72 loài, trong đó loài rong Nâu chiếm ưu thế, Ấu trùng Giáp xác có 8 nhóm, trong đó chủ yếu là ấu trùng Tôm quỷ.
3.3.2. Các nguồn tác động, ảnh hưởng
3.3.2.1. Nước thải đô thị
Với tổng dân số đô thị là 994.605 người, NTSH toàn thành phố ước tính 141.078 m3/ngày, nhiều nhất ở quận Hải Châu (28.666 m3/ngày). Với lưu lượng trên, trường hợp thải ra môi trường chưa qua xử lý sẽ tác động đến môi trường là rất lớn. Đến nay, NTSH của thành phố đã được thu gom vào hệ thống thoát nước đô thị, qua 41 trạm bơm và xử lý tập trung tại 5 trạm: Phú Lộc, Hòa Cường, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hòa Xuân với tổng công suất xử lý 167.100 m3/ngày, đạt yêu cầu ra môi trường.
Trạm XLNT Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn xử lý khoảng 37.100 m3/ngày, nước thải sau xử lý của trạm Sơn Trà vào Âu thuyền Thọ Quang. Trạm Phú Lộc xử lý khoảng 40.000 m3/ngày đêm, nước thải sau xử lý ra vịnh Đà Nẵng tại gần chân cầu Phú Lộc.
Hệ thống thoát nước thải đô thị của thành phố có tổng chiều dài là 870 km, trong đó, khoảng 18,6 km kênh hở, còn lại là mương kín. Trên địa bàn vẫn còn nhiều khu vực đang xây dựng hoặc chỉnh trang khu dân cư chưa có hệ thống thoát nước hoặc có nhưng chưa đấu nối vào hệ thống thoát chung để xử lý (chủ yếu ở quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và Liên Chiểu).
Thành phố Đà Nẵng có 18 phường ven biển, trong đó có hơn 30.570 hộ dân ven biển, tỷ lệ đấu nối còn thấp, nước thải các hộ gia đình được xử lý qua bể tự hoại, tự thấm và ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất và nước biển ven bờ. Ngoài ra, các cửa xả ven biển có cấu trúc chuyển dòng nên có tình trạng vào thời điểm mưa đầu mùa, nước thải lẫn vào nước mưa trôi ra biển, gây mùi hôi, mất cảnh quan khu vực bãi biển và tác động đến chất lượng nước biển ven bờ.
3.3.2.2. Nước thải công nghiệp
Đây là nguồn thải tác động đến chất lượng nước biển vùng bờ của thành phố. KCN DVTS Đà Nẵng có 29 dự án đang hoạt động (tỷ lệ 96,4%) sản xuất thủy sản với tổng lượng nước thải khoảng 3.000 m3/ngày và khoảng 4.000 - 5.000 m3/ngày vào mùa đánh bắt. Các hệ thống xử lý khá cũ, hiện quá tải, thường xuyên thải ra 08 cống thải làm cho khu vực này và Âu thuyền Thọ Quang phải chịu ảnh hưởng. Nguồn thải này nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước biển.
Phía vịnh Đà Nẵng liên quan đến 03 KCN (Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng và Liên Chiểu) và 01 CCN (CCN Thanh Vinh mở rộng). Tỷ lệ đấu nối nước thải tại các khu, cụm CN đạt trên 92%, số còn lại chưa đấu nối do cơ sở hạ tầng thoát nước chung toàn KCN chưa đảm bảo, vào nguồn tiếp nhận là sông Cu Đê, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ.
3.3.2.3. Các nguồn khác
Hoạt động tàu thuyền và giao thông thủy có những tác động đến chất lượng nước biển ven bờ. Tàu thuyền neo đậu ở Âu thuyền Thọ Quang, ven biển và các sông. Các nguồn thải gồm: chất thải sinh hoạt, nước rửa có chứa dầu mỡ và nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, hoạt động vận tải và du lịch đường thủy cũng đóng góp tác động đến môi trường vùng bờ. Số lượt tàu chở hàng và tàu du lịch ngày càng tăng cũng là những hoạt động phát sinh chất thải, tác động đến chất lượng nước ven bờ. Xu thế phát triển kinh tế biển Đà Nẵng là hướng mũi nhọn, đây cũng là áp lực lớn về môi trường nếu không kịp thời tăng cường các biện pháp kiểm soát thích hợp.
Các sự cố môi trường, các sự cố tràn dầu (nếu xảy ra) là những nguồn tác động đến môi trường biển ven bờ và vùng trên biển. Các hoạt động phát triển dịch vụ du lịch, các bãi biển tiếp nhận lượng lớn du khách và cư dân, làm gia tăng dịch vụ ẩm thực ven biển, nhu cầu nhà vệ sinh, phát sinh chất thải, nước thải và đây cũng là nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ.
3.3.3. Diễn biến chất lượng môi trường
Khu vực ven bờ biển Đông có 04 vị trí quan trắc: Bãi tắm Phạm Văn Đồng (B6), Mỹ Khê (B7), Non Nước (B9), Bãi rạng (B10). Khu vực ven bờ vịnh Đà Nẵng có 06 vị trí quan trắc: Cảng Liên Chiểu (B1), Cảng Tiên Sa (B2), Cửa sông Hàn (B8), Khu vực Vũng Thùng (B3), Cửa sông Cu Đê (B4), Cửa sông Phú Lộc (B5).
Hình 3.7. Sơ đồ các vị trí quan trắc định kỳ chất lượng nước biển ven bờ thành phố
Kết quả các thông số quan trắc tại các bãi tắm đạt QCVN 10-MT:2015/BTNMT, cụ thể: TSS dao động từ 11 - 29,3 mg/l; NH4 dao động từ 0,03 - 0,05 mg/l; thông số dầu mỡ thấp; thông số Coliform dao động từ 58,25 - 292,54, riêng tại vị trí bãi Rạng (B10) cao hơn quy chuẩn 1,3 lần vào năm 2017.
Ở khu vực vịnh Đà Nẵng, các thông số quan trắc (TSS, NH4 , dầu mỡ) đều đạt quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT, cụ thể: TSS dao động từ 9,5 - 32 mg/l; thông số NH4 dao động từ 0,04 - 0,17 mg/l; dầu mỡ <0,3 mg/l. Thông số Coliform dao động từ 0 - 2.385,83 MPN/100ml, đạt QCVN 10-MT:2015/BTNMT, riêng năm 2018 vượt 0,14 lần tại cửa sông Cu Đê và 1,39 lần tại cửa sông Phú Lộc.
3.3.4. Đánh giá chung
Chất lượng nước biển ven bờ phía Đông và khu vực vịnh Đà Nẵng nhìn chung tốt, thông số oxy hòa tan trong nước đảm bảo mức cho phép đối với bãi tắm, các thông số chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh vật trong nước biển hầu như đạt quy chuẩn cho phép.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
4.1. CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Đà Nẵng phát triển nhiều hoạt động mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Song song đó, các hoạt động phát triển cũng là nguồn tác động đến MTKK. Các nguồn tác động gồm: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề, xử lý chất thải,… Các thông số gây tác động MTKK: bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10 (bụi ≤ 10µm), chì (Pb), ôzôn (O3); các chất vô cơ như cacbon monoxit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2), oxit nitơ (NOx), hydroclorua (HCl), hydroflorua (HF)...; các chất hữu cơ như hydrocacbon (CnHm), benzen (C6H6)...; các chất gây mùi khó chịu như amoniac (NH3), hydrosunfua (H2S)...; nhiệt, tiếng ồn...
4.1.1. Khu vực dân sinh
a) Từ giao thông vận tải
Hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây tác động lớn đến MTKK, nhất là ở các khu đô thị, khu vực dân cư đông đúc. Cùng với sự phát triển CSHT giao thông, sự tăng trưởng các phương tiện cơ giới và khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách là sự phát thải các chất tác động đến MTKK, như CO, NOx, SO2, hơi xăng dầu (CnHm, VOCs), PM10... và bụi (TSP) do đất cát cuốn lên từ mặt đường khi di chuyển.
Hình 4.1. Hiện trạng giao thông ở Đà Nẵng
Tính đến 31/12/2020, thành phố có 2.498 tuyến đường với tổng chiều dài 1.458,59 km (tăng 287,55 km so với năm 2015), 74 cầu với tổng chiều dài 14.961,50m (tăng 03 cầu so với năm 2015), 07 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 63,2km[17]. Lưu lượng xe bình quân trên quốc lộ 1A là 40.770 XCQĐ[18]/ngày, quốc lộ 14B: 30.000 lượt quy đổi/ngày và một số địa điểm trong khu vực nội thị như ngã tư đường Lê Duẩn - cầu Sông Hàn, Nguyễn Văn Linh - cầu Rồng, Nguyễn Chí Thanh - Lê Duẩn... thường bị tắc nghẽn giao thông vào các giờ cao điểm. Đây là nguyên nhân gây tác động từ nguồn di động đáng kể của thành phố.
Năm 2019, Đà Nẵng có khoảng 1.020.866 xe các loại lưu hành, trong đó số xe ô tô con tăng gần 14.048 chiếc (tăng 14% so với cùng kỳ), xe máy tăng 46.644 chiếc (tăng 4,2% so với cùng kỳ). Sự gia tăng phương tiện, tỷ lệ không đạt chuẩn về phương tiện cao và đường giao thông chưa đảm bảo, làm các thông số như tiếng ồn, TSP, CO, NOx, SO2,... trong không khí tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe qua các bệnh hô hấp, da và tim mạch.
Thành phố hiện có 20 tuyến xe buýt; trong đó 12 tuyến trợ giá và 02 tuyến xe buýt mui hở 01 tầng và 02 tầng đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 3, EURO 4; 01 tuyến xe buýt miễn phí với 08 xe đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 2,... Ngoài ra, hiện có 08 đơn vị taxi (1.700 xe) và 04 đơn vị thí điểm xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (85 xe),... Đây là các giải pháp góp phần giảm tác động từ hoạt động giao thông đến MTKK.
Biểu đồ 4.1. Số lượng phương tiện giao thông ở Đà Nẵng
Ngoài ra, tiếng ồn từ các hoạt động vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt ở Đà Nẵng là vấn đề cần lưu ý. Sân bay Đà Nẵng có đường bao ngoài là 1.100 ha, diện tích sân bay 842 ha, có 02 đường cất, hạ cánh dài 3.500 m và 3.045 m, rộng 45 m. Mặc dù có vành đai an toàn, nhưng sân bay nằm trong trung tâm thành phố, nên mức ồn khá cao, ảnh hưởng đến khu vực dân sinh lân cận. Khí thải, tiếng ồn từ hoạt động giao thông đường thủy hiện chưa phải là vấn đề lớn nhưng cũng góp phần phát thải KNK.
b) Từ hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng phát sinh bụi, tiếng ồn khá lớn do tháo dỡ công trình, san nền, vận chuyển đất đá, vật liệu diễn ra liên tục và quá trình thi công xây dựng. So với giai đoạn trước năm 2015, khí, bụi và tiếng ồn do vận chuyển vật liệu xây dựng đã được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, một số hoạt động sửa chữa, cải tạo và nâng cấp công trình hạ tầng và giao thông,... cũng phát thải bụi, gây ồn cục bộ tại khu vực công trình.
c) Các nguồn thải khác
Tại các khu dân cư, tình trạng phát thải bụi xảy ra cục bộ. Nguồn tác động chủ yếu do tình trạng vệ sinh mặt đường chưa tốt. Khu vực gần các sông, hồ trong nội thành, như: sông Phú Lộc, hồ Phần Lăng, kênh hở Khuê Trung, hồ 2 ha, Âu thuyền - Cảng cá Thọ Quang,... tình trạng mùi hôi phát sinh vào những thời điểm thay đổi thời tiết, ảnh hưởng đến MTKK khu vực xung quanh.
4.1.2. Khu vực công nghiệp
Sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau là nguồn tác động đến MTKK. Tổng số cơ sở đang hoạt động trong 06 KCN và 01 CCN khoảng 381 cơ sở, riêng 02 KCN Hòa Khánh và Liên Chiểu, có 222 cơ sở với các loại hình giấy, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng, là các nhóm ngành gây tác động đáng kể đến MTKK.
Các chất thải tác động đến MTKK từ hoạt động công nghiệp như: bụi (đặc biệt là bụi kim loại), các khí thải công nghiệp (CO, NO2, SO2, VOC, TSP,...) và mùi từ hoạt động chế biến thủy sản. Các khí thải phát sinh chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu các loại). Với các nhiên liệu chất lượng thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao, cùng với hệ thống xử lý bụi và khí thải hoạt động không ổn định,… mức độ tác động tăng cao hom. Hiện tại, có 09 cơ sở luyện thép, trong đó 7/9 cơ sở nấu luyện phôi thép tại KCN Hòa Khánh đã chuyển đổi công năng; 2/9 cơ sở hoạt động không thường xuyên. Trong quá trình sản xuất phát sinh CO, bụi, SO2 và NO2 ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân xung quanh. KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng là khu chế biến các sản phẩm thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Vì vậy, mùi hôi phát sinh từ sản xuất, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm và từ hệ thống XLNT tác động đến MTKK, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và các hoạt động du lịch.
Ngoài ra, Đà Nẵng có gần 5.000 cơ sở (chủ yếu là hộ cá thể) hoạt động trong khu dân cư; trong đó, các loại hình gia công cơ khí gò hàn, gỗ, sơ chế thủy sản... tác động chủ yếu là bụi, tiếng ồn, mùi, ảnh hưởng môi trường xung quanh.
Bảng 4.1. Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình
STT | Nhóm ngành sản xuất | Khí thải |
1 | Các ngành có lò hơi, lò sấy, máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt | Bụi, SO2, CO, CO2, NO2, VOCs, muội khói |
2 | Nhóm ngành sản xuất xi măng | Bụi, NO2, CO2, F |
3 | Nhóm ngành sản xuất gang thép | Bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO); khí thải chứa CO2, SOx. |
4 | Nhóm ngành may mặc: từ công đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy | Bụi, Cl, SO2, Pingment, formandehit, HC, NaOH, NaClO |
5 | Nhóm ngành sản xuất cơ khí, luyện kim | Bụi, hơi kim loại nặng, CN-, HCl, SiO2, CO, CO2 |
6 | Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại | Bụi kim loại đặc thù, hơi hóa chất, hơi dung môi hữu cơ, SO2, NO2 |
7 | Nhóm ngành khai thác chế biến khoáng sản | Bụi, SO2, NOx, CO, CO2 |
4.1.3. Khu vực nông thôn, làng nghề
Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thành phố với hai loại hình trang trại và hộ gia đình, chủ yếu tại các vùng nông thôn của huyện Hòa Vang. Chăn nuôi hộ gia đình là nguồn gây tác động khó kiểm soát đối với MTKK nông thôn. Các khí thải ra môi trường như: CO2, CH4, NOx và các khí khác: H2S, NH3,....
Tính đến tháng 7/2019, tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố có 4.422 trâu bò; 27.553 con lợn; 287.359 con gia cầm và 343.500 con chim cút, tập trung chủ yếu ở Hòa Vang, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn. Một số hộ chăn nuôi áp dụng giải pháp xây dựng hầm biogas, mô hình vườn - ao - chuồng, đệm lót sinh học đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Hiện có 8 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, trong đó Trung tâm giết mổ Đà Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Đà Nẵng là cơ sở giết mổ lớn nhất với công suất hàng ngày khoảng 50 con bò, 1.200 con lợn và 1.300 con gia cầm.
Hoạt động trồng trọt trên địa bàn thành phố gia tăng về sản lượng, có các sức ép lên môi trường do sử dụng phân hóa học, TBVTV, phân hữu cơ chưa đúng cách, thời điểm và liều lượng, tác động đến MTKK, đất, nước và ảnh hưởng sức khỏe con người. Tại khu vực nông thôn, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu, do đó sau mỗi vụ thu hoạch, hoạt động đốt rơm rạ trên đồng ruộng vẫn còn diễn ra, gây hiện tượng khói mù. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra hợp chất andehit, bụi mịn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Hoạt động sản xuất của Làng nghề đá Non Nước cũng là vấn đề đáng quan tâm. Loại hình sản xuất này là sử dụng đá nguyên liệu (175.000 tấn/năm) để cắt và tạo ra các sản phẩm khác nhau, phát sinh bụi, đặc biệt bụi TSP rất cao và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, môi trường xung quanh, du khách.
4.1.4. Khu vực xử lý chất thải
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Khánh Sơn là nơi xử lý các loại chất thải rắn của thành phố, trong đó CTRSH có thành phần hữu cơ cao. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân hủy, phát sinh các khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác).
4.2. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Đến năm 2020, trên địa bàn thành phố hiện có 01 điểm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục (tại số 41 Lê Duẩn) và 54 điểm quan trắc môi trường không khí triển khai theo phương pháp lấy mẫu thụ động (xem tại phụ lục 2).
4.2.1. Khu vực dân sinh
Thành phố có 39 điểm quan trắc MTKK ở các khu vực dân cư, tại Hình 4.2.
Hình 4.2. Vị trí 39 điểm quan trắc chất lượng MTKK khu vực dân cư
Các thông số SO2 và O3 tại các vị trí quan trắc đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Các thông số bụi TSP, bụi PM10 và NO2 ở một số vị trí có dấu hiệu xấp xỉ QCVN. Chỉ số chung về chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) năm 2020 với 100% điểm đo phản ánh chất lượng không khí từ trung hình đến tốt (AQI <100), trong đó 43/55 điểm đo phản ánh chất lượng không khí tốt (AQI <50), 12/55 điểm phản ánh chất lượng trung bình (50 4.2.2. Khu vực công nghiệp Thành phố có 11 điểm quan trắc MTKK tại khu vực công nghiệp, tại Bảng 4.1. Bảng 4.2. Các điểm quan trắc môi trường không khí thụ động trong khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ký hiệu Vị trí quan trắc K16 Trước cổng KCN Hòa Khánh K19 Trạm nghiền Cosevco và khu nhà máy thép thủ công K20 Công ty CP Thép Dana Ý (KCN Thanh Vinh) K21 Công ty Xi măng Hải Vân K22 Công ty thép Đà Nẵng K23 Giữa KCN Liên Chiểu K35 Giữa KCN Đà Nẵng K36 Giữa KCN Thọ Quang K42 Cổng vào KCN Hòa Cầm K45 Giữa KCN Hòa Cầm K47 Trước Công ty Xi măng Cosevco 19 Kết quả quan trắc MTKK xung quanh các khu vực công nghiệp cho thấy, giá trị TBN các thông số NO2, SO2 dao động từ 4,28 - 28,99 µg/m3, đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Bụi tổng số (TSP) trung bình năm tại các vị trí dao động từ 74,63 - 223,35 μg/m3, có xu hướng giảm. Bụi lơ lửng (PM10) trung bình năm dao động từ 26,54 - 68,17 µg/m3, xấp xỉ QCVN 05:2013/BTNMT. 4.2.3. Khu vực làng nghề Có 02 vị trí quan trắc MTKK đại diện khu vực làng nghề, gồm K29 - Vị trí giữa Làng đá mỹ nghệ Non Nước (cũ) và K30 - Vị trí giữa khu quy hoạch làng nghề đá Non nước (mới). Kết quả quan trắc cho thấy, giá trị trung bình năm các thông số NO2, SO2 dao động từ 5,51 - 12,51 µg/m3, đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Bụi tổng số (TSP) trung bình năm tại các vị trí từ 93,19 - 376,05 µg/m3, cao hơn QCVN 05:2013/BTNMT tại vị trí giữa khu quy hoạch làng nghề đá Non nước (mới) nhưng giảm theo thời gian. Bụi lơ lửng (PM10) trung bình năm tại các vị trí từ 36,25 - 118,59 μg/m3, xấp xỉ QCVN 05:2013/BTNMT. So với giai đoạn 2011 - 2015, chất lượng MTKK có những cải thiện, chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, 02 cơ sở luyện thép tại CCN Thanh Vinh gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân hiện nay đã ngừng hoạt động. Chỉ số chung về chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) năm 2020 với 100% điểm đo phản ánh chất lượng không khí từ trung bình đến tốt (AQI <100), trong đó 43/54 điểm đo phản ánh chất lượng không khí tốt (AQI <50), 12/54 điểm phản ánh chất lượng trung bình (50 Với tốc độ đô thị hóa, gia tăng phương tiện và nhu cầu đi lại của người dân, gia tăng các hoạt động sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng,... sẽ ảnh hưởng hơn đến MTKK. Vì vậy, trong thời gian tới các Sở, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp gây ô nhiễm; nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí trong cộng đồng,... 5.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT Diện tích tự nhiên 128.488 km2, hiện trạng sử dụng đất thành phố tại Bảng 5.1. Bảng 5.1. Bảng cân bằng sử dụng đất hiện trạng Stt Loại đất Hiện trạng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu (m2/ng) A Đất dân dụng 12,522 55.10 110.39 1 Đất đơn vị ở 7,686 33.82 67.76 2 Đất ở làng xóm 4,331 19.06 38.18 3 Đất công cộng đô thị 175 0.77 1.54 4 Đất trường THPT 43 0.19 0.38 5 Đất cây xanh đô thị 287 1.26 2.53 B Đất ngoài dân dụng 10,205 44.90 89.97 1 Đất Công nghiệp - Công nghệ cao 2,588 11.39 22.82 2 Đất kho tàng 185 0.81 1.63 3 Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo 279 1.23 2.46 4 Đất cơ quan 33 0,15 0,29 5 Đất trung tâm y tế 69 0.30 0.61 6 Đất du lịch 1,325 5.83 11.68 7 Đất tôn giáo, di tích 83 0.37 0.73 8 Đất công trình đầu mối HTKT 1,676 7.37 14.78 - Đất giao thông 1,361 5.99 12.00 - Đất công trình đầu mối HTKT 315 1.39 2.78 9 Đất cây xanh 722 3.18 6.37 - Đất cây xanh chuyên đề 68 0.30 0.60 - Đất trung tâm TDTT 548 2.41 4.83 - Đất cây xanh cách ly 106 0.47 0.93 10 Đất an ninh, quốc phòng (không bao gồm huyện đảo Hoàng Sa) 2,392 10,52 21.09 11 Đất nghĩa trang 853 3.75 7.52 C Đất khác 75,261 76.81 663.50 1 Đất nông nghiệp 6,879 7.02 60.64 2 Đất lâm nghiệp 63,948 - Rừng đặc dụng 31,081 31.72 - Rừng phòng hộ 8,938 9.12 - Rừng sản xuất 23,929 24.42 3 Đất mặt nước 3,231 3.30 4 Đất bằng chưa sử dụng 1,203 1.23 Tổng đất xây dựng đô thị (A B) 22,727 100,00 200.36 Tổng cộng đất tự nhiên chưa kể quần đảo Hoàng Sa (A B C) 97.988 Quần đảo Hoàng Sa 30.500 Tổng diện tích đất 128,488 Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, 2020. Ghi chú: (*): Chưa kể Sân bay quốc tế Đà Nẵng với diện tích 784 ha đang được thống kê là Đất an ninh, quốc phòng - Đang thể hiện Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong bản vẽ. Bảng 5.2. Diện tích đất sử dụng phân theo loại đất và phân theo huyện/quận Tên các Quận/huyện Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Quận Liên Chiểu 0,13 2,60 1,55 0,87 Quận Thanh Khê - - 0,34 0,34 Quận Hải Châu 0,01 - 1,07 0,35 Quận Sơn Trà 0,02 1,96 0,94 0,39 Quận Ngũ Hành Sơn 0,36 - 1,27 0,87 Quận Cẩm Lệ 0,17 0,13 1,19 0,69 Huyện Hòa Vang 4,49 44,10 3,75 2,32 Huyện Hoàng Sa - - 23,74 - Tổng số 5,18 48,79 33,84 5,83 Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng, 2019. Tài nguyên đất của thành phố gồm những ngọn đồi, những khu rừng và nhiều sông nước. Những yếu tố này đóng vai trò là tài nguyên tự nhiên cần được bảo tồn và bảo vệ. Đất không phát triển được chiếm 64,2% đất đai trên phạm vi đất liền Đà Nẵng. 35,8% diện tích còn lại, tương đương 35.100 ha có thể phát triển xây dựng. Ngoài ra, liên quan đến đất nông nghiệp không được khai thác phục vụ cho sản xuất, hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 72,06 ha diện tích đất nông nghiệp không được khai thác phục vụ cho sản xuất nằm ngoài quy hoạch (diện tích các khu đất nông nghiệp hiện trạng có nhà là 2,98ha) và 276,37ha diện tích đất nông nghiệp không được khai thác phục vụ cho sản xuất nằm trong dự án quy hoạch (diện tích các khu đất nông nghiệp hiện trạng có nhà nằm trong quy hoạch là 25,71 ha)[19]. Bảng 5.3. Tổng hợp các loại đất cấm xây dựng (Loại IV) Stt Loại đất DT (ha) Tỷ lệ % với tổng DT 1 Đất rừng đặc dụng 31.081 31,7% 2 Đất rừng phòng hộ 8.938 9,1% 3 Đất quân sự 1.608 1,6% Tổng 41.627 42,5% Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, 2020. Trong vùng đất có thể phát triển ở Đà Nẵng, phần lớn đã được phát triển hoặc có quy hoạch, kế hoạch phát triển. Trong tổng diện tích đất liền của Đà Nẵng, diện tích sử dụng đất hiện tại là 17%, còn lại 18,9% là đất có thể phát triển trong tương lai. Phần lớn diện tích đất này nằm ở phía Nam và phía Tây Nam thành phố. Sự phát triển thành phố hiện tại bị phân mảnh, phát triển không đồng đều và chưa thúc đẩy sự phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa được sử dụng hiệu quả. Do đó, Đà Nẵng tiếp tục có các giải pháp tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất để phù hợp với sự tăng trưởng dân số. 5.2. CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Đến nay chưa có điều tra, đánh giá tổng thể chất lượng, các nguồn gây tác động môi trường đất ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, có thể đánh giá tác động đến môi trường đất từ các nguyên nhân chủ yếu sau: sử dụng phân bón và hóa chất BVTV trong nông nghiệp, các chất độc hóa học do chiến tranh để lại, các chất thải công nghiệp; nước rỉ bãi rác; chôn cất địa táng ở các khu nghĩa trang, nghĩa địa; hoạt động khai thác khoáng sản và nuôi trồng thủy sản. 5.2.1. Từ hoạt động nông nghiệp, sử dụng TBVTV Hiện nay, trên địa bàn thành phố, TBVTV sử dụng khoảng 3.969 tấn hoạt chất/năm. Phân bón hóa học, TBVTV góp phần tăng năng suất cây trồng, nhưng do tình trạng lạm dụng quá mức của người dân trong việc sử dụng, dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp (do làm giảm tính chất cơ lý của đất, tích lũy nhiều kim loại nặng trong đất, làm tăng độ chua của đất...), tác hại đến hệ sinh thái nông nghiệp. Những năm trở lại đây, ngành nông nghiệp thành phố đang dần định hướng theo hướng sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ nên việc sử dụng TBVTV trên đồng ruộng đã có phần hạn chế. Việc triển khai các lớp tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), ICM (3 giảm 3 tăng), các lớp huấn luyện nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, các mô hình sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ... đã nâng cao nhận thức của nông dân trong việc hạn chế sử dụng TBVTV. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sân golf cần sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nước tưới để bảo vệ duy trì phát triển cỏ và cây xanh trên sân golf. Ở thành phố, công tác bảo vệ môi trường tại các sân golf Hòa Hải, Bà Nà khá tốt, việc sử dụng phân bón, TBVTV không nằm trong danh mục cấm, chưa có dấu hiệu tác động. Trên địa bàn thành phố có một cơ sở sản xuất TBVTV, 06 công ty kinh doanh TBVTV, 23 cơ sở buôn bán TBVTV. Tất cả các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh từ việc sử dụng TBVTV (nhân lực, thiết bị, phương tiện, tỷ lệ thu gom, ...) được Hội nông dân các quận, huyện phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức đúc bi bê-tông, thùng chứa đặt rải rác trên đồng ruộng giúp nông dân sản xuất nông nghiệp thu gom bao bì TBVTV sau sử dụng để đúng nơi quy định nhằm bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Số lượng bi chứa: 356 bi, thùng chứa rác. Bao bì TBVTV sau mỗi mùa thu hoạch được đốt định kỳ (2 - 3 lần/năm) hoặc đốt tại chỗ nếu bể chứa quá tải sau đó lượng chất thải này được đốt bỏ. Tuy nhiên việc làm này chỉ mang tính chất tạm thời và vẫn chưa xử lý triệt để theo quy định. Bảng 5.4. Tình hình sử dụng TBVTV trên địa bàn thành phố Stt Năm Lượng TBVTV sử dụng (tấn hoạt chất (ai)) 1 2016 4.206 2 2017 4.043 3 2018 3.969 Nguồn: Báo cáo chuyên đề 3 - Quản lý, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đất của Sở NN&PTNT Đà Nẵng, 2018. 5.2.2. Từ hoạt động công nghiệp và khai thác tài nguyên Một số hoạt động công nghiệp làm phát sinh bụi, nước thải và chất thải rắn gây tác động đến môi trường đất (do không được thu gom và xử lý đúng quy định) như: bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, cơ sở sản xuất sắt thép; chất thải từ hoạt động sản xuất thép, cơ khí, gốm sứ, gia công kim loại, sửa chữa ôtô, xe máy,... chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ,... chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, sunfua,... tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất... Tổng lượng NTCN ước tính 10.000 m3/ngày đêm từ các KCN sau khi thu gom, xử lý tại các HTXL nước thải tập trung, vào các vùng tiếp nhận. Ngoài ra, hoạt động sản xuất tại các nhà máy có thể ảnh hưởng đến môi trường đất, như tình trạng lưu chứa bừa bãi, rò rỉ chất thải trong khuôn viên cơ sở, trong đó có CTNH đối với một số phân ngành nấu luyện thép, xi mạ,... hoặc các HTXL nước thải cục hộ của cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Khai thác khoáng sản và VLXD cũng là nguy cơ gây tác động môi trường đất, UBND thành phố Đà Nẵng đã xác định 21 khu vực quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó có 14 khu vực quy hoạch đá xây dựng với diện tích 421ha, tổng trữ lượng hơn 65 triệu khối, tập trung ở các xã thuộc huyện Hòa Vang. 5.2.3. Khu vực chất độc hóa học tồn lưu Sân bay Đà Nẵng nằm trong khu vực nội thành nên hoạt động có ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư, như: tiếng ồn, khí thải, nước thải, đặc biệt đây là khu vực có chất độc hóa học/dioxin tồn lưu trong đất. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổ chức USAID (Hoa Kỳ) đã chủ trì triển khai Dự án “Xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” với kinh phí 110 triệu đô la Mỹ. Dự án đã áp dụng hai phương pháp xử lý khử hấp thu nhiệt và lưu chứa. Đến tháng 6/2017, USAID và Bộ Quốc phòng đã xác nhận xử lý thành công bùn, đất nhiễm dioxin bằng công nghệ khử hấp thụ nhiệt tại Sân bay Đà Nẵng, do đó hiện nay thành phố không còn khu vực chất độc hóa học tồn lưu. 5.2.4. Đất bị bỏ hoang, suy thoái đất do khí hậu Đến nay, chưa có điều tra, thống kê về tình hình suy thoái đất trên địa bàn thành phố, nhất là đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong những năm gần đây ít nhiều ảnh hưởng đến tài nguyên đất như việc khai thác khoáng sản, tập trung ở các xã thuộc huyện Hòa Vang. Ngoài ra, tình trạng cháy rừng, phá rừng, bão lũ dẫn đến sự bào mòn rửa trôi, đất bị trơ sỏi đá, khó có khả năng phục hồi. Một số khu vực do quá trình đô thị hóa dẫn đến đất sản xuất nông nghiệp bị các công trình hạ tầng bao quanh khiến người dân không sản xuất được, đất đai bị bỏ hoang. 5.2.5. Các nguồn khác Các khu vực thường xuyên bị sạt lở như ven sông Túy Loan, Cu Đê, sông Yên, sông Vĩnh Điện và ven biển đường Nguyễn Tất Thành, đường Trường Sa, Hoàng Sa. Sạt lở bờ sông xảy ra ở nhiều đoạn dọc các tuyến sông chính gồm cửa sông Hàn và sông Cu Đê. Các cửa sông này đang bị thu hẹp và nông hóa. Ngập lụt là nguyên nhân gây nên xói lở bờ sông. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên dọc bờ các con sông lớn không có đê bảo vệ. Tương tự, bờ sông Túy Loan đoạn thuộc địa phận thôn Thái Lai, Ninh An, xã Hòa Nhơn; bờ sông Cu Đê đoạn thôn Nam Yên, Phò Nam, Nam Mỹ (Hòa Bắc), Trường Định, Quan Nam 3 thuộc xã Hòa Liên, bãi biển dọc tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, đoạn bờ kè và vỉa hè đường Võ Nguyên Giáp ở sát cửa xả Mỹ An, bãi tắm Sao Biển 1, khu vực bờ biển Xuân Thiều đoạn qua địa bàn phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu cũng bị sạt lở rất nghiêm trọng. Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự nhiễm mặn đất canh tác nông nghiệp. Chất thải rắn sinh hoạt: hiện nay công tác thu gom, tập kết, lưu giữ ở nhiều nơi chưa đạt yêu cầu, một số trạm tập kết rác xuống cấp, không thu gom xử lý nước rỉ. Trong khu vực đô thị và các vùng ven thành phố phát sinh các điểm tập kết ngoài kế hoạch, các thùng chứa rác có chất lượng không đảm bảo nên nước rỉ trong đó có lẫn chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môi trường đất. Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn giai đoạn 1 (700 m3/ngày.đêm) đã hoạt động từ tháng 10/2018, xử lý đạt Cột B1, QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, góp phần cải thiện đáng kể chất lượng môi trường tại khu vực này cũng như lưu vực sông Phú Lộc. Hiện nay, thành phố tiếp tục triển khai vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác giai đoạn 2 (1.050 m3/ngày.đêm) thu gom, xử lý toàn bộ nước rỉ rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường đất tại khu vực. Các khu nghĩa trang do thành phố quản lý và khoảng 132 nghĩa địa, điểm chôn cất tự phát và 1 nhà hỏa táng An Phước Viên (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang). Tổng diện tích đất nghĩa trang là 776,61 ha. Hoạt động khai thác khoáng sản tại các khu vực Hòa Nhơn, Hòa Ninh,... với công tác phục hồi môi trường chưa đảm bảo, gây tác động đến môi trường đất. Các tác động đến môi trường đất do phát triển kinh tế xã hội là không lớn. Tuy nhiên, việc kiểm soát các nguồn thải, việc bố trí quỹ đất hiện tại cho hạ tầng kỹ thuật môi trường còn ở mức thấp hoặc trong quá trình khai thác khoáng sản phục vụ san lấp, xây dựng nhưng chậm hoàn thổ, phục hồi môi trường,... gây tác động đến môi trường đất, tạo sức ép lên môi trường thành phố. Theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp giảm 5.717 ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 7.203 ha để phát triển hạ tầng và đất ở đô thị, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dịch vụ - du lịch của thành phố. Quy hoạch làm thay đổi địa hình, địa mạo ở các khu vực, các đặc tính lý, hóa của đất sẽ bị thay đổi do tiếp xúc với các loại đất mới trong quá trình san lấp làm cho độ ẩm, độ rỗng, khối lượng riêng, độ mùn, khả năng chịu tải của đất,...cũng bị thay đổi do các con đường trao đổi chất trước đây bị phá vỡ. Do đó, tại các khu vực đào đắp tập trung lớn cần quan tâm đến vấn đề sụt lún ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Cần tăng cường quản lý sử dụng hóa chất và ứng dụng các công nghệ phù hợp để kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường đất. Chất lượng môi trường đất có dấu hiệu chịu tác động nhưng chưa được đánh giá cụ thể và có giải pháp phục hồi, như khu vực đất nông nghiệp thuộc HTX nông nghiệp Hòa Hiệp chịu tác động do nước thải KCN Hòa Khánh, hay đất các khu vực nghĩa trang, hoạt động khai thác khoáng sản tại các khu vực Hòa Nhơn, Hòa Ninh,... Ngoài ra, việc giao các địa phương quản lý các khu đất công chưa đưa vào sử dụng sẽ không nắm hết được tình trạng hoạt động, nguy cơ dẫn đến các tác động môi trường đất. Để kiểm soát, bảo vệ môi trường đất, cần triển khai sớm cập nhật quy hoạch xử lý chất thải rắn, nhằm ngăn ngừa việc hình thành các khu vực chịu tác động, có khoảng cách ly an toàn môi trường đảm bảo tiêu chuẩn đối với các dự án khu công nghiệp, các công trình xử lý môi trường, các loại hình công nghiệp, dịch vụ có nguy cơ cao tác động đến môi trường và dân cư. Một số công trình hiện tại như các KCN, CCN các công trình, HTXL nước thải tập trung cần rà soát, bố trí vùng đệm, di dời dân cư để giảm thiểu các tác động lâu dài; tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản theo đúng quy hoạch. Các dự án khoáng sản, VLXD đã, đang và sẽ khai thác cần kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoàn thổ, phục hồi môi trường kịp thời; tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích áp dụng hỏa táng, đồng thời có giải pháp tăng giá đất dành cho địa táng để tạo áp lực trong sử dụng đất dùng để chôn cất, giảm áp lực lên môi trường. 6.1.1. Đa dạng sinh học rừng 6.1.1.1. Khái quát về hiện trạng rừng của thành phố Theo Quyết định số 1542/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 của UBND thành phố, diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thành phố đến 31/12/2020 là 66.337,24 ha, trong đó 43.191.84 ha là rừng tự nhiên, 20.083,27 ha là rừng trồng và 3.062.13 ha đất chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng, gồm: - Rừng đặc dụng: 31.081,21 ha (huyện Hòa Vang: 26.759,61 ha, quận Sơn Trà: 2.520,30 ha, quận Liên Chiểu: 1.801,30 ha); - Rừng phòng hộ: 8.912,83 ha (huyện Hòa Vang); - Rừng sản xuất: 17.325,02 ha (huyện Hòa Vang: 16.230,45 ha, quận Liên Chiểu: 987,78 ha, quận Cẩm Lệ: 106,79 ha); - Rừng ngoài QH3LR và đất chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng: 9.018,18 ha (Hòa Vang: 6.486,44 ha, Sơn Trà: 1.270,70 ha, Liên Chiểu: 1.164,86 ha, Cẩm Lệ: 82,96 ha và Ngũ Hành Sơn: 13,22 ha). Bảng 6.1. Diễn biến rừng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 Diện tích (ha) 2016 2017 2018 2019 2020 Rừng sản xuất 31.081,30 31.081,35 31.081,21 31.081,21 31.081,21 Rừng phòng hộ 8.938,30 8.938,30 8.938,29 3.938,21 8.912,83 Rừng đặc dụng 17.369,80 17.386,85 17.369,41 17.369,29 17.325,02 Rừng ngoài QH3LR 9.020,00 9.020,19 9.019,93 9.019,93 9.018,18 Tổng 66.409,40 66.408,69 66.408,84 66.408,64 66.337,24 Nguồn: Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hằng năm tại địa phương. Như ở Chương 5, do quá trình phát triển KT-XH, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên rừng. Các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng thông thường làm biến dạng địa hình cục bộ, các dự án phát triển du lịch ít nhiều làm giảm đất rừng và lâm sản, tốc độ phát triển dân số và vấn đề nhà ở, cộng với thiên tai cực đoan những năm qua làm suy giảm diện tích rừng. Tuy nhiên, với sự quản lý chặt chẽ và các hoạt động tích cực trong công tác cải tạo và trồng rừng, diện tích rừng tăng hơn so với năm 2015, diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ tăng dần trong giai đoạn 2016 - 2020. 6.1.1.2. Đa dạng sinh học rừng Diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thành phố năm 2020 như sau: Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng: 66.337,24 ha - Diện tích đất có rừng: 63.275,11 ha Trong đó: Rừng tự nhiên: 43.191,84 ha * Rừng gỗ giàu: 18.991,31 ha * Rừng gỗ trung bình: 8.721,96 ha * Rừng gỗ nghèo: 11.166,25 ha * Rừng gỗ nghèo kiệt: 2.834,16 ha * Rừng gỗ non phục hồi: 1.476,16 ha Rừng trồng: 20.083,27 ha - Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng: 3.062,13 ha Giai đoạn 2016 - 2020, diện tích rừng thành phố tiếp tục được quản lý, bảo vệ và phát triển đạt kết quả cao, rừng tự nhiên không bị chặt phá, khai thác trái phép và được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên phát triển tốt, rừng trồng kinh tế được các chủ rừng khai thác, chăm sóc phát triển tốt góp phần ổn định và tăng tỷ lệ che phủ rừng thành phố từ 43,6% (năm 2016) lên 47,20% (năm 2020) cao hơn 5,2% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra (đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 42%). Bảng 6.2. Diễn biến rừng tự nhiên trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích (ha) 43.191,84 43.191,84 43.191,84 44.497,67 43.191,84 Tỷ lệ (%) 43,60 45,50 46,66 47,02 47,20 Nguồn: Theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hằng năm tại địa phương. Đa dạng thực vật rừng: Rừng tự nhiên ở Đà Nẵng thuộc kiểu rừng kín, trong đó rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích với trạng thái rừng chủ yếu từ loại IIB đến IVA. Rừng trồng là các loại cây được trồng ở vùng đồi, ven sườn núi với các loại cây như bạch đàn, thông, keo cũng làm cho đa dạng sinh học thêm phong phú. Hệ thực vật là sự giao lưu giữa hai luồng thực vật từ phía Nam tiêu biểu là các loài thuộc họ Dầu và từ phía Bắc tiêu biểu là những loài thuộc họ: Đậu, Dẻ, Re, Xoan, Trâm, Thầu dầu... Bảng 6.3. Hệ thực vật bậc cao ở Đà Nẵng Tên gọi Khu cảnh quan Nam Hải Vân Khu BTTN Sơn Trà Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa Số họ 125 143 134 Số chi 360 483 487 Số loài 705 985 793 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014 Thực vật rừng ở Đà Nẵng có mức độ đa dạng loài rất cao. Những họ có loài nhiều nhất là họ Đậu, họ Thầu dầu, họ Cà phê, họ Dâu tằm, họ cỏ Roi ngựa, họ Na, họ Cam quýt, họ Dẻ... Những họ có số cá thể nhiều nhất trong tổ thành rừng là họ: Dâu tằm, Dầu, Dẻ, Thầu dầu, Cau dừa. Dựa theo đặc tính về công dụng, các loài thực vật được phân bổ ở các vùng rất đa dạng, tạo nên được sự phong phú cho đa dạng sinh học tại các khu sinh thái rừng. Trong đó, có một số loài thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ thế giới IUCN 2018 và Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Bảng 6.4. Các họ thực vật có sự đa dạng loài nhất ở Đà Nẵng[20] STT Họ Số Iượng loài STT Họ Số lượng loài 1 Leguminosae 112 7 Malvaceae 49 2 Orchidaceae 80 8 Phyllanthaceae 39 3 Rubiaceae 69 9 Fagaceae 37 4 Euphorbiaceae 59 10 Primulaceae 36 5 Lamiaceae 56 11 Rutaceae 36 6 Moraceae 52 Nguồn: Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Đa dạng động vật rừng: Hệ động vật rừng Đà Nẵng là sự giao thoa, hài hòa giữa các loài thuộc hệ động vật Bắc Trường Sơn như: Tê tê, gà Tiền, Khỉ vàng và mang tính đặc trưng của hệ động vật Nam Trường Sơn như: Khỉ đuôi dài, Chồn dơi, Sóc vàng, Trĩ sao, Gà lôi...Tuy thành phần loài là đa dạng nhưng sự phân bố lại không đồng đều trong các lớp động vật, thể hiện tại các Bảng 6.5, 6.6. Bảng 6.5. Hệ động vật ở các khu BTTN và cảnh quan ở Đà Nẵng TT Tên gọi Khu cảnh quan Nam Hải Vân Khu BTTN Sơn Trà Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa 1 Số bộ 23 25 26 2 Số họ 60 64 80 3 Số loài 205 135 256 4 Số quý hiếm 34 15 44 Nguồn: Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Bảng 6.6. Hệ động vật ở Đà Nẵng TT Lớp Bộ Họ Loài Hải Vân Sơn Trà Bà Nà Hải Vân Sơn Trà Bà Nà Hải Vân Sơn Trà Bà Nà 1 Thú 9 8 8 23 18 26 55 36 61 2 Chim 14 15 16 37 34 46 150 106 178 3 Bò sát 2 2 2 4 12 8 9 23 17 Tổng số 25 25 26 64 64 80 214 165 256 Nguồn: Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 6.1.1.3. Thực vật, động vật quý hiếm a) Thực vật quý hiếm Trên địa bàn thành phố, hơn 100 loài quan trọng cần thiết phải quan tâm bảo tồn, trong đó khu BTTN Sơn Trà có 74 loài, khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa có 42 loài. Bảng 6.7. Số lượng loài thực vật bị đe dọa ở Đà Nẵng[21] Địa bàn SĐVN 2007 IUCN 2018 NĐ 06/2019 NĐ 64/2019 CR EN VU CR EN VU IA IIA Thành phố Đà Nẵng 4 24 47 7 5 18 4 16 2 Khu BTTN Sơn Trà 2 20 34 6 4 12 2 13 2 Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa 2 11 21 2 1 9 3 4 2 Nguồn: Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ghi chú: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp. Một số loài gỗ bản địa như Dầu, Chò, Dẻ, Sao đen... đã được gây trồng thành công và trở thành hệ sinh thái rừng không thể thiếu đối với rừng của thành phố. Rừng Đà Nẵng có một số ít tiểu khu có trữ lượng gỗ kiền kiền lớn, giá trị cao. Một số rừng thông được trồng rải rác, nhất là tại khu vực Nam Hải Vân, mặc dù bị tàn phá do những đợt cháy rừng nhưng vẫn còn giá trị, năm 2015 tiến hành lập kế hoạch trồng 350ha tại khu vực này từ năm 2016-2020, trình UBND thành phố phê duyệt. Năm 2010, khu vực giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trồng 53 ha thông giống Caribê. Tại các khu rừng có những cây cổ thụ như cây Đa ở Sơn Trà là “Cây di sản”, ở KBTTN Sơn Trà còn có các loài như: nấm, cây cảnh,... không những có giá trị về ĐDSH mà còn là đối tượng khảo sát, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, du khách. Hình 6.1. Bách niên đại thụ ở Sơn Trà - Cây di sản của thành phố Hình 6.2. Wenchengia alternifolia, loài thực vật hiếm cần được nghiên cứu b) Động vật quý hiếm Theo Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, số loài động vật cần quan tâm bảo tồn là 72 loài. Các loài cần quan tâm bảo tồn có số lượng khá phong phú ở Đà Nẵng như Chà vá chân nâu, phân bổ ở Khu BTTN Sơn Trà và Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa, Khu BVCQ Nam Hải Vân; Vượn trung bộ (Nomascus annamengis) phân bố ở Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa. Bảng 6.8. Các loài có tầm quan trọng bảo tồn ghi nhận ở Đà Nẵng Nhóm sinh vật SĐVN 2007 IUCN 2018 NĐ 64/2019 NĐ 06/2019 CR EN VU CR EN VU NT IB IIB Thú 2 10 15 2 5 9 3 19 8 11 Chim 3 1 3 2 4 Bò sát 4 6 8 2 3 4 3 4 11 Lưỡng cư 2 2 3 1 Cá nước ngọt 3 Cá biển 2 Côn trùng 1 2 Nguồn: Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ghi chú: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp, NT: Sắp bị đe dọa. Hình 6.3. Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà Nhiều loài từng được ghi nhận ở Đà Nẵng như Hổ (Pathera tigris), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gà lôi beli (Lophura nycthemera beli), Rùa trung bộ (Mauremys annamengis) không còn được ghi nhận trong khoảng 20 năm qua. c) Sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNL) Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 quy định tiêu chí xác định và Danh mục loài ngoại lai xâm hại gồm 19 loài và Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm 61 loài. Trong nhiều loài động thực vật được công bố là SVNL xâm hại, ở Đà Nẵng có xuất hiện một số loài: - Trinh nữ thân gỗ: Còn gọi là cây Mai Dương (Mimosapigra L), phát triển ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố (Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang). Loài cây bụi thân gỗ ngoại lai này phân bố ở các vùng đất trống, vùng đồi núi, đất ẩm ướt dọc ven sông suối... tập trung nhiều ở dọc ven sông từ cầu Nguyễn Tri Phương đến cầu Đỏ cả một vùng rộng lớn, diện tích khoảng 5 - 6 ha. Cây mai dương phát triển nhanh chóng tạo thành những thảm bụi cao tươi tốt, lấn át các loài cây bản địa phát triển, khả năng hút chất dinh dưỡng lớn, làm nghèo đất nhanh. Hình 6.4. Cây mai dương thân gỗ - Các loài khác xuất hiện trong những năm qua như Cỏ lào (Chromolaena odorata), Bèo Nhật Bản (Eichhomia crassipes).., chủ yếu ở vùng nông thôn, khu vực đất hoang hóa, ao hồ ngoại thành. Các loài động vật là SVNL xâm hại có xuất hiện như Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata), Tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), Bọ cánh cứng (Brontispa longissima)... nhưng chưa gây hại đáng kể. 6.1.2. Đa dạng sinh học biển Vịnh Đà Nẵng có diện tích nhỏ nhưng đa dạng về các HST biển, gồm HST cỏ biển, bãi triều cát, rạn san hô và các loài động vật biển. 6.1.2.1. HST cỏ biển Các thảm cỏ biển ghi nhận tại khu vực Bãi Nồm - Nam bán đảo Sơn Trà, diện tích khoảng 10 ha, độ phủ trung bình đạt 16 - 30% (Hình 6.5 và Hình 6.6). Thảm cỏ biển ở đây phân bố từ vùng bờ đến độ sâu 6 - 7 m, phong phú nhất ở vùng nước 3 - 4 m. Theo Viện Hải dương học, năm 2016 chỉ còn thấy các thảm cỏ biển rất nhỏ, thưa thớt, phân bố rải rác 2 địa điểm Bãi Nồm (Bãi Rạng) và Bãi Bụt diện tích khoảng 1 ha. Hình 6.5. Thảm cỏ biển tại Bãi Nồm Hình 6.6. Cỏ lá tròn (Halophila ovalis) Nguồn: Viện Hải dương học Nha Trang (2006) 6.1.2.2. HST bãi triều cát Phân bố thành một dải hẹp bao quanh phía Tây - Tây Nam vịnh Đà Nẵng. Trên bãi triều cát, ngoài một số loài cỏ biển, một số loài thân mềm như Ngao (Meretix lusoria), Ghẹ (Gafrarium scriptum) cũng được phát hiện. 6.1.2.3. HST rạn san hô Rạn san hô là sinh cảnh quan trọng và khá phổ biến trong vùng ven bờ Đà Nẵng và thường phân bố hẹp từ vùng triều đến độ sâu không quá 12 m. Rạn san hô ở đây thuộc vào dạng cấu trúc rạn riềm không điển hình (Non-fringing reefs) và một số nơi nền rạn chủ yếu là đá tảng và san hô phát triển thưa thớt trên đó. San hô sống chủ yếu phân bố ở ven bờ phía Bắc và Nam bán đảo Sơn Trà, trong khi đó vùng phía tây và nam đèo Hải Vân chủ yếu là san hô chết. Chất lượng các rạn san hô xếp vào mức độ trung bình với độ phủ của san hô cứng dao động từ 1 - 30 % chiếm ưu thế và rất ít nơi có độ phủ đạt >30%. Theo kết quả điều tra gần nhất của Nguyễn Xuân Hòa (2017), thành phần loài san hô vùng biển bán đảo Sơn Trà được cập nhật là 177 loài, thuộc 17 họ. 6.1.2.4. Động vật biển Động vật biển, động vật không xương sống trên rạn san hô bao gồm: thân mềm, giáp xác, da gai và giun. Đã xác định được 81 loài, nhóm thân mềm có số lượng loài nhiều nhất: 53 loài thuộc 36 giống và 27 họ, trong đó Ốc gai Muricidae có số lượng nhiều nhất (6 loài), họ Ốc Nón (4 loài) và nhiều họ khác (Ốc Cối, Trai ngọc...). Nhóm giáp xác mới xác định được 4 loài, ngoài ra một số loài của và tôm hùm. Nhóm da gai gồm 23 loài, trong đó họ Cầu gai và họ Hải sâm có số lượng loài nhiều nhất (6 loài). 6.2.1. Yếu tố khách quan 6.2.1.1. Khí hậu cực đoan, BĐKH, thiên tai, sự cố môi trường Bão với cường độ mạnh, cháy rừng và nắng nóng kéo dài ở Đà Nẵng thời gian qua là những trạng thái thời tiết cực đoan dễ thấy gây ảnh hưởng, tác động đến đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2016 - 2019, có 09 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến thành phố, làm cho độ che phủ rừng suy giảm. Như vậy, có thể thấy, ít nhiều có suy giảm và ảnh hưởng nơi cư trú các loài trong rừng một thời gian, cộng với các loài thực vật có bị tổn thương. Đặc biệt ở KBTTN Sơn Trà, nơi cư trú của loài đặc hữu Voọc chà vá Chân nâu (chủ yếu sống ở đỉnh núi) dễ bị tổn thương trước thiên tai và biến đổi khí hậu. Từ năm 2016 đến năm 2019 xảy ra 31 vụ cháy, trong đó 16 vụ cháy vào năm 2016 thiệt hại 132,51 ha diện tích rừng và thực vật. Tổng diện tích bị cháy là 154,91 ha rừng trồng. Tình trạng trên cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, góp phần gây suy giảm đa dạng sinh học rừng. Một số loài có khả năng di chuyển nhanh nên ảnh hưởng ngay lập tức là không lớn. Tuy nhiên, về lâu dài, cấu trúc thành phần loài có thể thay đổi do mất nơi cư trú hoặc nguồn thức ăn do cháy rừng, thậm chí mất cân bằng sinh thái, suy thoái giống loài. Như phân tích ở Chương 1, nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020 cao hơn TBNN với khoảng 50 ngày nắng nóng (Tx ≥ 35°C). Những năm gần đây, tình hình nắng nóng càng gay gắt, đến trễ và kéo dài. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trước năm 2014, thành phố thường bị hạn khoảng 1.540 ha ở vùng quận Ngũ Hành Sơn, xã Hòa Tiến huyện Hòa Vang và Hòa Xuân quận Cẩm Lệ. Đến năm 2020, sau vụ Đông Xuân, diện tích có nguy cơ bị khô hạn khoảng 252 ha. Xâm nhập mặn sâu và liên tục do nắng nóng gay gắt, dòng chảy mùa khô thấp trong những năm qua, cũng tác động đến đời sống thủy sinh. 6.2.1.2. Sự xâm lấn của sinh vật chiếm ưu thế và SVNL xâm hại Tuy chưa có nghiên cứu về SVNL xâm hại ở Đà Nẵng, nhưng sự sinh trưởng và phát triển của cây mai dương trên các nền đất trống bỏ hoang đang ngày càng mạnh mẽ, xâm lấp không gian sống các loài bản địa, làm đất nghèo kiệt, sinh sôi. Xử lý tận gốc cây mai dương cũng khó khăn khi khả năng phát tán lan rộng và tái sinh mạnh mẽ. 6.2.2. Yếu tố chủ quan 6.2.2.1. Khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật - Đối với tài nguyên rừng: Công tác quản lý, bảo vệ rừng và ĐDSH ở thành phố nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền và người dân địa phương nên tài nguyên rừng ít bị tác động, ĐDSH được bảo tồn và phát triển, trở thành nơi nghiên cứu thường xuyên, hấp dẫn, có giá trị về các loài động thực vật rừng, các loài quý hiếm của nhiều cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, công tác quản lý ĐDSH vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do áp lực từ quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội; nạn săn bắn, khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật vẫn diễn ra cùng với đó là nguy cơ xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai, xâm hại; ô nhiễm môi trường và BĐKH. Vì thế, cần tiếp tục quan tâm về nguồn lực để bảo tồn, phát triển các giá trị ĐDSH thành phố. - Đối với tài nguyên dưới nước: Việc khai thác ven bờ và cửa sông Đà Nẵng đã được quy định chặt chẽ. Thanh tra chuyên ngành thủy sản và các lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, bảo vệ san hô khu vực bán đảo Sơn Trà, về sử dụng thuốc nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản tại các vùng nước nội đồng và trên vùng biển thành phố. 6.2.2.2. Quy hoạch sử dụng đất Ở Đà Nẵng, theo quy hoạch được phê duyệt rừng phòng hộ có diện tích 8.693,80 ha (12,88% diện tích đất nông nghiệp), tập trung ở huyện Hòa Vang, sau 5 năm diện tích đất rừng phòng hộ tăng 244 ha. Công tác xã hội hóa bảo vệ rừng thực hiện tốt, diện tích rừng tự nhiên phục hồi tăng trưởng từ 41.000 ha lên 44.000 ha, rừng giàu tăng lên trên 19.000 ha. Trữ lượng khai thác hiện nay thành phố có 21 khu vực quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Trong đó có 14 khu vực quy hoạch đá xây dựng diện tích 421 ha, tổng trữ lượng hơn 65 triệu khối; 7 khu vực quy hoạch đất đồi làm vật liệu san lấp có diện tích 402 ha, tổng trữ lượng khai thác hơn 29,5 triệu khối. Mặc dù, sự khai thác trong quy hoạch, nhưng mức độ phục hồi môi trường sau khai thác còn rất chậm nên để đất hoang hóa thành đồi núi trọc. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng rõ ràng sự khai thác này góp phần gia tăng tốc độ suy giảm đa dạng sinh học. Từ những dẫn liệu có thể thấy một số tác động nhất định do nhu cầu phát triển, việc chuyển đổi chức năng và thuộc tính của một số HST tự nhiên sang HST thứ sinh. Tuy nhiên, công tác trồng và phục hồi rừng giai đoạn này tốt, độ che phủ rừng đạt trên 47%, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra (42%). 6.2.2.3. Ô nhiễm môi trường Ở Đà Nẵng, chưa có nghiên cứu cụ thể về suy thoái đa dạng sinh học do ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các phân tích ở Chương 3 cho thấy khi môi trường nước bị tác động, hiện tượng cá chết một số nơi, như hồ Hòa Phú, hồ Trung Nghĩa 1 ở quận Liên Chiểu, sông Phú Lộc, âu thuyền Thọ Quang,... cũng làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú của các loài sinh vật thủy sinh mà chưa được đánh giá. Các HST ven biển đặc thù cho vùng biển nhiệt đới như rạn san hô, cỏ biển được xác định là nơi cư trú quan trọng cho nhiều loài động vật biển có giá trị kinh tế và khoa học, nhưng cũng đang bị các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hoạt động phát triển, cũng như sự gia tăng lượng trầm tích từ các sông là những nguyên nhân góp phần làm suy giảm nơi cư trú đặc biệt này. Đối với thành phố Đà Nẵng, với định hướng xây dựng “thành phố môi trường, hướng tới thành phố sinh thái”, vai trò và giá trị của ĐDSH giữ một vị trí rất quan trọng. Các nghiên cứu thời gian qua cho thấy, hệ thực vật tương đối đa dạng, chỉ số đa dạng loài, mức độ ĐDSH là tương đối cao ở cả các HST trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên, động vật trên cạn, nhất là KBTTN Bà Nà - Núi Chúa còn ít được nghiên cứu. Tài nguyên sinh vật và ĐDSH ở Đà Nẵng đã đóng góp lớn cho phát triển thành phố. ĐDSH là kho lưu trữ nguồn gen để phát triển các ngành nông, lâm ngư nghiệp; là nguồn cung cấp các sản phẩm dược liệu có giá trị cao. Theo TS. Soharto (Hoa Kỳ), đánh giá KBTTN Bà Nà - Núi Chúa là vùng có tiềm năng dược liệu rất lớn và chưa được nghiên cứu; Với đặc thù ĐDSH cao sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, lượng khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với số lượng thời gian qua rất lớn, đặc biệt là du khách quốc tế, góp phần phát triển kinh tế địa phương. So với giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016 - 2020, tình hình bảo vệ ĐDSH đã được quan tâm và đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ che phủ rừng tăng đều hằng năm (xấp xỉ 1,1%), các vấn đề môi trường được tập trung giải quyết triệt để. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và nguy cơ, như sự phá vỡ, mất nơi cư trú (do phát triển), sự xâm lấn của các SVNL, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sống, sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp. Do vậy, để bảo tồn và phát triển ĐDSH ở Đà Nẵng thời gian tới cần kiểm soát, bảo vệ thông qua: Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải gây tác động đến các thành phần môi trường (lưu vực sông, hồ và biển ven bờ); tiếp tục ngăn chặn triệt để sự phát triển và xâm lấn của các SVNL; phát triển kinh tế - xã hội chú trọng đến các tác động đến các hệ sinh thái, đặc biệt HST nhạy cảm như: san hô, khu bảo tồn; thay đổi các mô hình sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững; tăng cường công tác quản lý khai thác, buôn bán các loài động vật hoang dã, quý hiếm; bảo tồn và phát triển ĐDSH theo hai hướng nguyên vị và chuyển vị. 7.1. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, THU GOM VÀ XỬ LÝ 7.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt a) Nguồn gốc và khối lượng phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) từ các nguồn sinh hoạt hộ gia đình; dịch vụ, thương mại (chợ, cơ sở dịch vụ ăn uống, các trung tâm thương mại...); các công sở, các trường học, khu vực công cộng như đường phố, công viên, bến xe, nhà ga, căn tin của các cơ sở công nghiệp, trại giam, doanh trại quân đội... Bảng 7.1. Khối lượng CTRSH phát sinh tại thành phố giai đoạn 2016 - 2020 STT Năm Khối lượng phát sinh (Tấn) 1 2016 274.149 2 2017 314.565 3 2018 362.979 4 2019 390.336 5 2020 373.292 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng Khối lượng CTRSH tăng do dân số tăng và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch. Năm 2020, CTRSH phát sinh giảm đi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng du khách giảm mạnh nên lượng rác thải phát sinh giảm theo. Hiện chưa có số liệu thống kê đối với CTR xây dựng. Khối lượng phân bùn bể phốt năm 2020 là 6.766 tấn, được thu gom, xử lý và chôn lấp tại bãi chôn lấp Khánh Sơn. b) Tính chất, thành phần CTRSH ở Đà Nẵng chủ yếu là chất hữu cơ (68,47%), nhựa (11,36%), đất và cát (6,75%), giấy (5,07%), còn lại là: vải, gỗ, kim loại, thủy tinh chiếm tỷ lệ nhỏ. CTRSH có độ ẩm khá cao. Thành phần CTRSH tại Đà Nẵng được tổng hợp tại bảng 7.2. Bảng 7.2. Thành phần CTR sinh hoạt thành phố Đà Nẵng (2016-2020) STT Thành phần (%) STT Thành phần (%) 1 Hữu cơ 66,71 - 74,65 9 Kim loại 0,19-1,01 2 Giấy 2,81-5,16 10 Thủy tinh 0,14-1,89 3 Bài Carton 0-2,38 11 Sành sứ 0-1,48 4 Vải 1,55-3,5 12 Đất đá 0-6,75 5 Gỗ 0-2,79 13 Xỉ than 0-0,6 6 Nhựa 1,11-14 14 Nguy hại 0-0,27 7 Nilon 0-12,13 15 Khác 0-3,1 8 Da/Cao su 0,23-2,12 Tổng 100% Nguồn: Quy hoạch xử lý CTR TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Giai đoạn 2016 - 2020, thành phần CTRSH của thành phố được ghi nhận có thay đổi, thành phần hữu cơ có xu hướng giảm, ở mức 60 - 65%, thành phần nhựa và các loại vô cơ chưa xác định tăng lên. c) Thu gom, vận chuyển và xử lý Khu vực nội thành: Trong các năm 2016, 2017, Thành phố triển khai hình thức thu gom đặt thùng rác theo giờ trên các tuyến đường, tuy nhiên do không đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện Đề án thu gom rác theo giờ nên từ năm 2018 trở đi, Urenco Đà Nẵng triển khai theo phương án cơ giới hóa. Quá trình thu gom CTRSH được thực hiện qua 4 phương thức: (1) thu gom bằng thùng rác đặt cố định trên đường phố (20,2%); (2) thu gom bằng thùng rác đặt theo giờ (18,1%); (3) thu gom bằng xe ba gác (52,6%); (4) thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép (9,1%). Quy trình thu gom CTRSH khu vực nội thành tại sơ đồ 7.1. Sơ đồ 7.1. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành Quy trình thu gom CTRSH khu vực ngoại thành (Sơ đồ 7.2) như sau: (1) Phương thức 1: CTRSH bỏ trực tiếp vào các thùng rác 240l hoặc 280l đặt cố định dọc theo các tuyến đường chính và một số tuyến giao thông trong khu dân cư. URENCO Đà Nẵng thu gom rác từ các thùng đưa về khu xử lý CTR Khánh Sơn. (2) Phương thức 2: Tại một số thôn của các xã Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Châu, Hòa Phong có xây dựng các nhà chứa rác để người dân mang rác thải đến tập kết tại đây, được Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang thu gom, đưa về khu xử lý CTR Khánh Sơn. (3) Phương thức 3: Tại các khu dân cư tập trung với mật độ dân số cao, XNMT Hòa Vang có bố trí công nhân sử dụng xe ba gác và thùng rác 660l đến thu gom trực tiếp tại từng hộ dân. Ngoài ra, phương thức này cũng được sử dụng để thu gom rác thải đối với một số nhà hàng, khách sạn, công sở, cơ sở kinh doanh dịch vụ, công nghiệp để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh. (4) Phương thức 4: Phương thức thu gom này cũng tương tự như phương thức thu gom 3, tuy nhiên thay vì công nhân môi trường của XNMT Hòa Vang trực tiếp thu gom thì ở phương thức này người thu gom chính là cá nhân được UBND xã hoặc chính quyền thôn giao thu gom rác thải của thôn mình. (5) Phương thức 5: Sử dụng xe cuốn ép để thu gom rác dọc theo các tuyến đường lớn của huyện như Quốc lộ 1A đoạn đi qua các thôn Giáng Nam, Miếu Bông (xã Hòa Phước), đường Phạm Hùng, đường ĐT605 đoạn đi qua chợ Lệ Trạch. Sơ đồ 7.2. Sơ đồ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khu vực ngoại thành CTRSH của thành phố được xử lý chôn lấp hợp vệ sinh, để vận hành các hộc chôn lấp cũng như bãi chôn lấp một cách an toàn đối với môi trường, trong năm 2019, thành phố đã triển khai dự án Nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại Khánh Sơn và chuẩn bị thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật Khu liên hợp xử lý CTR Khánh Sơn. 7.1.2. Chất thải rắn nông nghiệp a) Nguồn gốc và khối lượng CTR nông nghiệp phát sinh từ các hoạt động: Trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lơi ngô, thân ngô...), bao bì đựng phân bón, chất thải từ quá trình chăn nuôi,... Tại Đà Nẵng, CTR nông nghiệp phát sinh từ 02 hoạt động chính là chăn nuôi và trồng trọt. Đến năm 2019 diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố là 69.566 ha chiếm 54,14% tổng diện tích tự nhiên. Trong tổng số 19 trang trại hiện có trên địa bàn thành phố, phần lớn là trang trại chăn nuôi (12/19 trang trại). CTR từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu là bao bì phân bón, TBVTV, rơm rạ, phân gia súc gia cầm. Bao bì phân bón và TBVTV phát sinh từ hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng lúa, rơm rạ phát sinh chủ yếu từ hoạt động trồng lúa, phân gia súc gia cầm phát sinh từ các trang trại chăn nuôi. Bảng 7.3. Tổng khối lượng chất thải nông nghiệp phát sinh theo từng lĩnh vực Năm Từ lĩnh vực lâm nghiệp (Vỏ túi bầu PE) (tấn) Từ lĩnh vực trồng trọt (tấn) Từ lĩnh vực chăn nuôi (tấn) Tổng (tấn) 2016 - 1,38 19.602 19.603,38 2017 - 1,32 19.132 19.133,32 2018 0,5 1,3 17.965 17.966,80 2019 0,39 1,25 15.872 15.873,64 2020 - 1,21 10.573 10.574,21(*) Nguồn: Số liệu điều tra từ Sở NN&PTNT; Ghi chú: (*): Số liệu được cập nhật đến T6/2020. Theo Bảng 7.3, CTR nông nghiệp phát sinh giảm khá nhanh, theo tình hình sản xuất từng năm, CTR nông nghiệp phát sinh từ lĩnh vực chăn nuôi chiếm 99%. b) Thành phần chất thải rắn nông nghiệp Thành phần CTR nông nghiệp chủ yếu gồm 2 loại chính là chất hữu cơ dễ phân hủy và chất thải khó phân hủy, độc hại. Lượng chất hữu cơ dễ phân hủy chủ yếu là phân gia súc gia cầm từ các trang trạng chăn nuôi và rơm rạ sau mùa thu hoạch từ hoạt động trồng trọt. Các chất thải khó phân hủy và độc hại chủ yếu là bao bì phân bón từ hoạt động trồng trọt. Trong đó, chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm hơn 99% tổng lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp, tại bảng 7.4. Bảng 7.4. Thành phần CTR nông nghiệp TT Loại chất thải Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Chất thải hữu cơ dễ phân hủy Phân gia súc, chất thải từ giết mổ, rơm rạ, phế phụ phẩm chăn nuôi... ~ 99,94 2 Chất thải khó phân hủy và độc hại Chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.. ~ 0,06 c) Thu gom, vận chuyển và xử lý Tổng khối lượng CTR nông nghiệp được thu gom, xử lý tại bảng 7.5. Bảng 7.5. Tổng khối lượng chất thải nông nghiệp được thu gom, vận chuyển Năm Từ lĩnh vực lâm nghiệp (Vỏ túi bầu PE) (tấn) Từ lĩnh vực trồng trọt (tấn) Từ lĩnh vực chăn nuôi (tấn) Tổng (tấn) 2016 - 1,38 15.783 15.784,38 2017 - 1,32 15.416 15.417,32 2018 0,5 1,3 14.490 14.491,80 2019 0,39 1,25 12.814 12.815,64 2020 - 1,21 9.670 9.671,21 (*) Nguồn: Số liệu điều tra từ Sở NN&PTNT: Ghi chú: (*): Số liệu được cập nhật đến T9/2020. Công tác thu gom, xử lý CTR nông nghiệp đến nay đã được quan tâm, trong đó 100% CTR phát sinh từ lĩnh vực lâm nghiệp và lĩnh vực trồng trọt đã được thu gom, xử lý, chất thải phát sinh từ lĩnh vực chăn nuôi được thu gom, xử lý đạt 90%. Với đặc tính và thành phần của CTR nông nghiệp, các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp phần lớn là tái sử dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Lượng lớn chất thải từ hoạt động chăn nuôi làm phân bón trồng trọt, phế phẩm trồng trọt làm thức ăn cho gia súc-gia cầm, làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động trồng nấm... Thành phần và các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp tại Sơ đồ 7.3. Sơ đồ 7.3. Sơ đồ tổng quan về xử lý CTR nông nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Theo số liệu khảo sát tại thành phố, phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ phần lớn được đốt để làm tro bón ruộng, một phần được sử dụng để trồng nấm. CTR từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm biogas, phân comspost, làm thức ăn tận dụng nuôi thủy sản hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Tuy nhiên, công tác quản lý, xử lý CTR chăn nuôi tại thành phố chưa được đầu tư triệt để. Hiện tại chỉ có khoảng 63% các cơ sở chăn nuôi có áp dụng biện pháp xử lý CTR, trong đó biogas là hình thức phổ biến nhất chiếm 37%, còn lại là bán phân để nuôi thủy sản (16%), tận dụng làm compost bón ruộng (16%) và 32% xả ra môi trường. Tình hình áp dụng các biện pháp để xử lý CTR chăn nuôi tại thành phố Đà Nẵng tại bảng 7.6. Bảng 7.6. Các biện pháp xử lý CTR chăn nuôi tại thành phố Đà Nẵng TT Công nghệ/ biện pháp xử lý Tỷ lệ (%) 1 Biogas 37 2 Bán phân 16 3 Ủ phân bón ruộng 16 4 Xả trực tiếp 32 Nguồn: Quy hoạch xử lý CTR thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 7.1.3. Chất thải rắn công nghiệp a) Đối với chất thải rắn công nghiệp không nguy hại - Nguồn gốc và khối lượng CTR công nghiệp là chất rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Tính từ năm 2018, thành phố có khoảng 5.381 cơ sở công nghiệp, trong đó khoảng 381 cơ sở đang hoạt động trong 6 KCN, 1 CCN; còn lại là các cơ sở xen lẫn trong khu dân cư. Hình 7.1. Vị trí các KCN tại thành phố Đà Nẵng Hiện nay, CTRCN chưa được điều tra tổng thể lượng phát sinh, CTRCN không nguy hại thu gom được trong giai đoạn 2016-2020 tại bảng 7.7. Bảng 7.7. CTR công nghiệp không nguy hại được thu gom giai đoạn 2016-2020 TT Năm Khối lượng CTR công nghiệp không nguy hại (Tấn) 1 2016 6.331 2 2017 12.877 3 2018 17.790 4 2019 16.799 5 2020 16.394 Nguồn: Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng Theo Urenco Đà Nẵng, CTRCN không nguy hại được thu gom giai đoạn 2016 - 2020 biến động rõ rệt, theo tình hình phát triển công nghiệp từng năm. CTRCN không nguy hại ngày càng được tái sử dụng nên lượng chất thải được thu gom có xu hướng giảm. Kết quả rà soát lượng phát sinh CTR tại các KCN, KCNC giai đoạn 2017, 2018 tại Bảng 7.8, trong đó, CTRCN từ KCN Hòa Khánh hơn 50% CTRCN của thành phố. Bảng 7.8. Khối lượng CTRCN phát sinh tại các KCN, KCNC TT KCN/KCNC Khối lượng CTRCN phát sinh (tấn/năm) Năm 2017 Năm 2018 1 KCN Hòa Khánh 42.879,36 38.991,03 2 KCN Hòa Khánh Mở rộng 3.613,82 4.176,27 3 KCN Liên Chiểu 5.583,25 6.141,58 4 KCN Đà Nẵng 9.379,86 8.317,85 5 KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng 7.369,89 8.106,88 6 KCN Hòa Cầm 11.389,83 12.328,81 7 KCNC 440,14 507,6 Tổng cộng 80.656,15 78.570,02 - Thành phần CTRCN: CTRCN phát sinh từ hoạt động sản xuất, bảo trì máy móc thiết bị, từ hoạt động của các hệ thống xử lý chất thải cục bộ tại doanh nghiệp rất đa dạng tùy thuộc từng loại công nghệ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và các dịch vụ liên quan. CTRCN gồm nhiều thành phần, gồm các chất hữu cơ, vô cơ hoặc lẫn cả hai loại. Năm 2018, CTRCN không nguy hại chiếm khoảng 47,93% trong tổng khối lượng CTRCN phát sinh, tập trung ở nhóm ngành như: sản xuất giấy, bìa carton, bao bì, cao su, nhựa, vật liệu xây dựng,... Thành phần CTRCN không nguy hại (thông thường) tại bãi chôn lấp Khánh Sơn ở Bảng 7.9. Theo đó, tỷ lệ chất thải giấy gần 23%, chất hữu cơ khoảng 16%, bao bì ni lông, vải và các phế thải ngành dệt may có tỷ trọng tương đương, xấp xỉ 15%. Tỷ lệ chất thải khác (không thể tái chế) khoảng 10%. Lượng CTRCN thông thường được tái chế chỉ ở mức 55% (Bảng 7.10). Bảng 7.9. Thành phần CTRCN không nguy hại ở Đà Nẵng STT Ngành công nghiệp Tỷ lệ (%) 1 Giấy 22,97 2 Chất hữu cơ 15,97 3 Gỗ 5,88 4 Vải và các phế thải ngành dệt may 14,64 5 Da 2,66 6 Cao su 1,05 7 Nhựa 9,73 8 Bao bì nilon 14,57 9 Kim loại 5,81 Khác (thủy tinh, gạch đá, xốp,...) 6,72 Nguồn: Quy hoạch xử lý CTR thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Bảng 7.10. Tỷ Iệ CTRCNTT được thu gom, xử lý theo từng phương pháp (2018) TT Phương pháp xử lý Tỷ lệ (%) 1 Tái sử dụng 29,14 2 Bán phế liệu 25,48 3 Thuê đơn vị thu gom, xử lý 45,36 4 Xử lý khác 0,02 Tổng cộng 100 - Hiện trạng thu gom, vận chuyển: CTRCN không nguy hại được thu gom, vận chuyển tại Sơ đồ 7.4. Sơ đồ 7.4. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRCN không nguy hại Đối với CTRCN không nguy hại, phần lớn các cơ sở tự phân loại, tái chế, sử dụng lại; lượng rác còn lại cơ sở hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển xử lý. Một số đơn vị chức năng đang tham gia lĩnh vực, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN trên địa bàn thành phố như Urenco Đà Nẵng, Urenco Hà Nội, Urenco Quảng Nam, Urenco Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Môi trường Việt Xanh, Công ty TNHH Ánh Dương, Công ty TNHH Môi trường Phú Hà,... Trong đó, Urenco Đà Nẵng là đơn vị thu gom CTRCN, vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn xử lý. - Hiện trạng xử lý: CTRCN không nguy hại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (tương tự như CTRSH) tại khu xử lý CTR Khánh Sơn. b) Đối với chất thải nguy hại - Thành phần: CTRCN nguy hại tại bãi rác Khánh Sơn ở bảng 7.12. Bảng 7.11. Thành phần CTR công nghiệp nguy hại ở Đà Nẵng TT Ngành công nghiệp Loại chất thải 1 Hóa chất, cao su, nhựa, dược Chất hữu cơ và vô cơ, bụi hóa chất, bụi, khí độc 2 Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ Sơn, dung môi thải 3 In ấn VOC: căng, xylen toluen…, bụi vô cơ và hữu cơ; mực in 4 Dệt, nhuộm, may mặc Phẩm màu và chất nhuộm có chứa các thành phần nguy hại 5 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy Các loại hóa chất và chất tẩy có lẫn thành phần nguy hại 6 Thuốc bảo vệ thực vật Khí xylen, Clo hoạt tính, cacbonat, dung môi 7 Điện và điện tử Bụi kim loại, khí hàn, khí hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa, tụ điện, dầu thải 8 Cơ khí Bụi kim loại, khí hàn, khí hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa 9 Da và các sản phẩm da Khí axit, dung môi, H2S4, NH3, Cr3 Nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý CTR thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Thu gom, vận chuyển: Tại các cơ sở thực hiện quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý CTNH (sơ đồ 7.5). Sơ đồ 7.5. Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRCN nguy hại - Hiện trạng xử lý: CTRCN NH được xử lý bằng các phương pháp phù hợp theo tính chất chất thải, gồm có đốt CTNH, đóng rắn, chôn lấp hoặc tiêu hủy theo quy định hiện hành về xử lý CTR NH tại Khu xử lý CTR Khánh Sơn. Đốt CTR công nghiệp nguy hại Lò đốt ST-80 có công suất thiết kế 100 kg/h là loại lò đốt tĩnh đốt 02 cấp. Sơ đồ khói quá trình đốt CTR công nghiệp NH được trình bày tại sơ đồ 7.6. Sơ đồ 7.6. Quá trình xử lý đốt CTR công nghiệp nguy hại Xử lý bóng đèn: Thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang, đèn compact được bố trí tại nhà xưởng đặt lò đốt rác. Bóng đèn huỳnh quang, đèn compact thải bỏ phải được xử lý bằng thiết bị này (công suất 200kg/h) trước khi ổn định đóng rắn và chôn lấp tại hộc rác NH. Quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang, đèn compact tại sơ đồ 7.7. Sơ đồ 7.7. Quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang, đèn compact Thiết bị trung hòa axit - bazơ: Xử lý các loại axit và bazơ thải từ các phòng thí nghiệm, các nhà máy công nghiệp, các cửa hàng kinh doanh hóa chất, tại sơ đồ 7.8. Sơ đồ 7.8. Quá trình xử lý chất thải có tính axit, chất thải có tính bazơ Chôn lấp CTNH (hộc rác nguy hại): Hộc rác nguy hại có diện tích 0,5 ha, để chôn lấp CTRCN NH không thể xử lý bằng các phương pháp khác hoặc là sản phẩm cuối cùng của các phương pháp xử lý khác. Kết cấu hộc rác NH gồm 5 lớp: Một lớp đá sỏi 2x3cm được rải đều trên bề mặt với chiều dày 30cm; Một lớp vải địa kỹ thuật HDPE loại A; Một lớp lót bằng đất sét; Một lớp vải địa kỹ thuật HDPE loại B; Một lớp đất sét được đầm chặt. Ngoài ra, công nghệ xử lý CTRCN NH tại Khánh Sơn còn có các hệ thống xử lý nhũ tương, bùn lỏng, hệ thống đóng rắn,... 7.1.4. Chất thải rắn y tế a) Nguồn gốc và khối lượng phát sinh CTR y tế (CTRYT) là chất thải ở thể rắn được thải ra từ bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, phòng khám ngoại trú, trung tâm xét nghiệm... Phần lớn CTRYT đều có tính độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả thải chất lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, khu tế bào dược. Đến năm 2019, thành phố có 799 cơ sở y tế, trong đó 05 bệnh viện Bộ, ngành; 16 bệnh viện/trung tâm y tế quận huyện trực thuộc Sở y tế; 07 bệnh viện ngoài công lập; 56 trạm y tế phường/xã; 700 phòng khám đa khoa, chuyên khoa. Tổng số giường bệnh là 7.290 giường. Nguồn phát sinh các loại CTR từ hoạt động y tế tại bảng 7.13. Bảng 7.12. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ các hoạt động y tế Loại CTR Nguồn tạo thành Chất thải sinh hoạt Các chất thải ra từ nhà bếp của căn tin, các khu hành chính, chất thải sinh hoạt thông thường của người nhà bệnh nhân... Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh Các phế thải từ phẫu thuật, các mô, cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và xét nghiệm, các bông băng gạc lẫn máu mủ của bệnh nhân... Chất thải bị nhiễm bẩn Các thành phần thải sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà... Chất thải đặc biệt Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên như hóa chất dược... từ các khoa khám, chữa bệnh, từ hoạt động thực nghiệm, khoa dược... Nguồn: Quy hoạch xử lý CTR TP.Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Bảng 7.13. Khối lượng CTR y tế được thu gom giai đoạn 2016-2020 Năm CTRYT không nguy hại (tấn) 2016 3.032 2017 4.678 2018 5.735 2019 5.290 2020 4.332 Nguồn: Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng CTRYT nguy hại tăng từ 335 tấn/năm (năm 2016) lên 810,98 tấn/năm (năm 2020). CTRYT nguy hại tăng nhanh trong năm 2020 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, phát sinh chất thải y tế hoạt động phòng chống dịch từ các cơ sở cách ly y tế. Cùng với quá trình phát triển, số cơ sở y tế tăng và việc tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số tăng nhanh và người dân ngày càng được tiếp cận nhiều dịch vụ y tế... nên CTRYT, trong đó có CTRYT nguy hại cũng tăng theo. b) Thành phần Hầu hết CTRYT là các chất sinh học độc hại, đặc thù so với các CTR khác. Trường hợp không được phân loại phân định và quản lý đúng quy trình, sẽ gây ra những nguy hại đáng kể cho môi trường và con người. Dựa vào đặc tính lý hóa, tỷ lệ các thành phần có thể tái chế là khá cao, như: rác hữu cơ (52,57%), chai, túi nhựa các loại (10,1%), đất đá, vật rắn khác (21,03%), bông băng, bột bó gãy xương (8,8%), còn lại là giấy các loại, kim loại, vỏ hộp, thủy tinh ống tiêm, bệnh phẩm... dưới 3%. Bảng 7.14. Thành phần CTR y tế ở Đà Nẵng STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Giấy các loại 3,0 2 Kim loại, vỏ hộp 0,7 3 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ, bơm kim nhựa 3,2 4 Bông băng, bột bó gãy xương 8.8 5 Chai, túi nhựa các loại 10,1 6 Bệnh phẩm 0,6 7 Rác hữu cơ 52,57 8 Đất đá và vật rắn khác... 21,03 Nguồn: Quy hoạch xử lý CTR TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 c) Thu gom, vận chuyển Hiện nay, CTRYT tại thành phố được thu gom, xử lý triệt để. Tuy nhiên, theo các báo cáo kiểm tra về tình hình triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố cho thấy công tác lưu giữ CTNH tại hầu hết các cơ sở y tế vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên vẫn có một số bệnh viện đã đầu tư hạ tầng thu gom, lưu giữ CTR y tế đạt được mức tối thiểu theo quy định (bảng 7.16). Bảng 7.15. Diện tích kho lưu giữ CTR tại một số bệnh viện Bệnh viện Loại CTR Khối lượng (kg/ngày) Thời gian lưu chứa (ngày) Diện tích cần (m2) Diện tích thực tế (m2) Bệnh viện Ung Thư Nguy hại 187,5 2 5 26 Thông thường 1.062,5 1 10 Bệnh viện Phụ Sản Nhi Nguy hại 525 2 12 30 Thông thường 2.975 1 30 70 Nguồn: Quy hoạch xử lý CTR TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Đối với CTRYT không nguy hại được thu gom bằng xe cuốn ép và vận chuyển đến chôn lấp tại hộc rác đô thị - Bãi rác Khánh Sơn. Đối với CTRYT NH được thu gom bằng xe chuyên dụng (xe bảo ôn) và vận chuyển lên khu xử lý CTNH Khánh Sơn để thiêu đốt bằng lò 200kg/h. Quy trình thu gom, xử lý tại sơ đồ 7.11. Sơ đồ 7.9. Sơ đồ quy trình thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế d) Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế CTRYT không nguy hại được thu gom, vận chuyển về khu xử lý CTR Khánh Sơn để xử lý. Các phương pháp xử lý CTR y tế không nguy hại tương tự như CTRSH. CTRYT NH được Urenco Đà Nẵng vận chuyển về khu xử lý CTR Khánh Sơn và thực hiện xử lý tiêu hủy bằng lò đốt 200 kg/h. Lò đốt được thiết kế 2 buồng đốt, hoạt động theo nguyên lý rác thải được đốt ở buồng đốt sơ cấp, các loại khí thải hữu cơ và khí thải khác chưa được phân hủy tại lò sơ cấp sẽ được đốt tại buồng đốt thứ cấp, sau đó qua hệ thống xử lý khí thải để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tro xỉ được ổn định đóng rắn và chôn lấp tại hộc rác NH. Quá trình đóng rắn CTR được thực hiện bằng cách phối trộn với cát, xi măng và các phụ gia khác nhằm tăng độ cứng và hạn chế phát thải ra môi trường. Quá trình xử lý CTRYT NH tương tự như đối với CTRCN NH. Đối với việc quản lý, thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở cách ly tập trung (không phải là cơ sở y tế), Urenco Đà Nẵng thu gom và thực hiện xử lý tiêu hủy bằng lò đốt. 7.1.5. Chất thải rắn nguy hại Chất thải rắn nguy hại (CTRNH) bao gồm CTRNH từ nguồn sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Tùy theo đặc tính của từng loại mà CTRNH được xử lý bằng các thiết bị chuyên dụng. Lò đốt chất thải nguy hại được sử dụng để thiêu hủy chất thải công nghiệp nguy hại. Tro sau khi đốt được đóng rắn và chôn lấp tại hộc chôn lấp chất thải nguy hại. Các bộ phận xử lý khác bao gồm thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang, đèn compact, thiết bị trung hòa axit - bazơ, hệ thống xử lý nhũ tương, bùn lỏng, sân phơi bùn, thiết bị đóng rắn chất thải. Chất thải nguy hại, tro lò đốt được phối trộn với xi măng, cát, nước để đóng rắn trước khi chôn lấp tại hộc chôn lấp chất thải nguy hại. Tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh Khánh Sơn, hộc chôn lấp chất thải nguy hại có diện tích 0,5ha được sử dụng để chôn lấp chất thải nguy hại. Bảng 7.16. Khối lượng chất thải rắn nguy hại năm 2019 - 2020 Năm CTR nguy hại (tấn) 2019 3.314,05 2020 2.431,68 Nguồn: Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng 7.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 7.2.1. Bộ máy quản lý Sơ đồ 7.10. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý chất thải rắn Đà Nẵng Đến nay, thành phố có 146 cán bộ làm công tác quản lý môi trường, tăng 14% so với năm 2011 (Sở TN&MT có 21 biên chế, các Ban Quản lý - 6, UBND cấp huyện - 34, UBND cấp xã - 56, trong đó có 25 người chuyên trách. Bên cạnh đó, bộ phận cảnh sát môi trường trực thuộc Công an thành phố, có 03 đội nghiệp vụ với 29 biên chế. Các cơ quan được phân công tham mưu UBND thành phố như sau: - Sở TN&MT: Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động xử lý CTR. - Sở Xây dựng: Quy hoạch, vị trí các điểm tập kết, trạm trung chuyển, khu xử lý CTR; quản lý xây dựng; lập, quản lý chi phí, giá dịch vụ xử lý CTR. - Sở Kế hoạch và Đầu tư: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật xử lý CTR; xây dựng các chính sách, các nguồn vốn triển khai quản lý, xử lý CTR. - Sở Khoa học và Công nghệ: Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, tham gia công tác thẩm định liên quan đến công nghệ CTR. - Sở y tế: Quản lý chất thải từ các cơ sở y tế. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý CTR từ hoạt động tàu, thuyền, chăn nuôi, nông nghiệp. - Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo cân đối vốn đầu tư từ ngân sách; thống nhất quản lý về tài chính với nguồn vốn hỗ trợ phát triển; hướng dẫn, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính; tham mưu về phí, đơn giá thu gom, vận chuyển, xử lý CTR đô thị; phí trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR; hướng dẫn cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với xã hội hóa hoạt động đầu tư, quản lý CTR. - Thanh tra về môi trường, phòng Cảnh sát Môi trường - Công an thành phố thực hiện chức năng BVMT, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý CTR; ngăn chặn, xử lý vi phạm về quản lý CTR theo quy định. - UBND quận, huyện: Quản lý công tác vệ sinh môi trường, tổ chức thu gom CTR thuộc địa bàn. Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các quy định, chương trình trên địa bàn được phân cấp quản lý về CTR. - UBND phường, xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn VSMT trên địa bàn và thực thi yêu cầu từ UBND quận, huyện về quản lý CTR thuộc địa bàn quản lý. 7.2.2. Công tác quản lý CTRSH 7.2.2.1. Quản lý vệ sinh môi trường theo phân công, phân cấp Trước năm 2018, Sở TN&MT được giao nhiệm vụ đặt hàng với URENCO Đà Nẵng thực hiện dịch vụ VSMT trên toàn thành phố, UBND quận, huyện được giao thực hiện giám sát VSMT theo địa bàn. Năm 2018, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 1131/KH-UBND ngày 12/2/2018 triển khai phân cấp thực hiện dịch vụ công ích vệ sinh môi trường và Quyết định số 19/2018/QĐ-UBND ngày 07/05/2018 về quy định quản lý dịch vụ công ích vệ sinh môi trường. Theo đó, UBND thành phố đã phân cấp UBND quận, huyện thực hiện đấu thầu dịch vụ VSMT trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng VSMT. Từ năm 2019 đến nay, UBND các quận, huyện thực hiện công tác này. 7.2.2.2. Triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Năm 2017, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 6404/KH-UBND ngày 17/8/2017 về việc “Triển khai thực hiện thí điểm Phân loại chất thải tại nguồn ở 02 phường Thuận Phước và Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2017-2018”. Mục tiêu của chương trình bao gồm: “hệ thống hóa, tổ chức lại quy trình phân loại, thu gom chất thải tài nguyên từ chất thải sinh hoạt, dịch vụ có sự tham gia của nhiều bên liên quan; Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân và cộng đồng về hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (gọi tắt 3R), hướng tới thay đổi hành vi bảo vệ môi trường, đưa 3R trở thành thói quen hằng ngày. Năm 2018, UBND quận Thanh Khê triển khai thí điểm phân loại chất thải tài nguyên (giấy, nhựa, kim loại) tại 02 phường Thạc Gián và Tam Thuận. UBND quận Thanh Khê đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng thực hiện dự án “Đại dương không nhựa”, trong đó, triển khai chương trình nâng cao nhận thức và thực hiện các mô hình giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế chất thải sinh hoạt, thực hiện tại các phường Xuân Hà, Thanh Khê Đông, Vĩnh Trung và Tân Chính. Năm 2019, triển khai Nghị quyết số 204/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1577/KH-UBND ngày 11/4/2019 về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Hình 7.2. Các vật dụng, trang thiết bị triển khai phân loại chất thải tại nguồn Đến nay, UBND các quận, huyện đã triển khai tại mỗi địa bàn, xây dựng nội dung hoạt động và nhu cầu trang thiết bị, dụng cụ, tài liệu thực hiện phân loại chất thải theo phương thức chung của thành phố (tại Sơ đồ 7.2). Qua đó, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền như Hội thi, Ngày hội thu đổi chất thải tài nguyên, thu hút sự quan tâm của tổ chức, cộng đồng tích cực tham gia. Năm 2019-2020, với ngân sách thành phố và các quận, huyện, đã triển khai trang bị các tài liệu, dụng cụ thực hiện tại hộ gia đình, khu dân cư (Hình 7.1). Một số doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ, tài trợ hoạt động tuyên truyền phân loại chất thải, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm đến kế hoạch triển khai phân loại chất thải, Phong trào chống chất thải nhựa của thành phố, như: JICA, USAID, UNDP và WWF, IDE, IUCN, Plymouth,... Hình 7.3. Hình ảnh triển khai phân loại chất thải tại nguồn trên địa bàn quận Hải Châu 7.2.2.3. Triển khai phong trào Chống chất thải nhựa Từ năm 2018, hưởng ứng Phong trào “Chống chất thải nhựa” của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã triển khai tại Công văn số 9485/UBND-STNMT ngày 6/12/2018. Sở TN&MT đã tổ chức phát động rộng rãi nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Theo đó, Phong trào “Chống chất thải nhựa” trên địa bàn thành phố đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các Sở, ban, ngành và cộng đồng dân cư hưởng ứng, tích cực tham gia, thực hiện tốt; tạo ra các hoạt động sôi nổi, rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân về ý thức chống chất thải nhựa, bảo vệ môi trường, hướng tới giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa. Hình 7.4. Hoạt động triển khai Phong trào Chống chất thải nhựa năm 2019 7.2.3. Công tác quản lý CTR nguy hại Kết quả điều tra năm 2019, 165/311 đơn vị có phát sinh CTNH, có 104 đơn vị đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, còn lại 61 đơn vị không đăng ký, trong đó có 2 đơn vị thuộc đối tượng thực hiện đăng ký Sổ chủ nguồn thải CTNH theo quy định (do khối lượng CTNH phát sinh > 600 kg/năm). Các cơ sở có phương án quản lý CTNH đầy đủ, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố. Tình trạng lưu giữ CTRSH và CTRCNTT phát sinh tại các cơ sở tại bảng 7.17. Bảng 7.17. Tình hình lưu giữ CTRSH và CTRCNTT tại các cơ sở Loại CTR Thiết bị lưu chứa Khu vực lưu giữ Bao bì Thùng chứa chất thải Chất thành đống Ngoài trời Nhà kho (có tường rào, mái che) CTRSH 36 195 3 93 79 CTRCNTT 54 90 57 55 114 Quản lý CTRNH trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến tích cực, nhận thức của các chủ nguồn thải về quản lý CTRNH từng bước nâng cao, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH, thu gom và phân loại CTNH tại cơ sở. Việc tiếp cận thông tin về các quy định quản lý CTR đã được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp có thể truy cập và cập nhật các thông tin, chính sách mới trên các trang thông tin điện tử, nâng cao năng lực quản lý CTR của đơn vị. Thông tin về doanh nghiệp xử lý CTR, CTNH, giá cả và phương pháp xử lý được phổ biến tại các trang thông tin điện tử của những doanh nghiệp này, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc xử lý CTR. Tuy nhiên, công tác quản lý CTRNH vẫn còn một số tồn tại, cụ thể: Việc quản lý số liệu về khối lượng phát sinh đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào báo cáo quản lý CTNH của đơn vị gửi về, hầu hết là các doanh nghiệp lớn, còn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình hầu như chưa thực hiện việc báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo quy định, do đó, số liệu tổng hợp chưa được đầy đủ, chưa phản ánh chung số liệu toàn thành phố. Việc xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTNH đối với chủ nguồn thải CTNH có số lượng phát sinh thấp hơn 600 kg/năm khó triển khai do chưa có hướng dẫn của Bộ TN&MT. Ở cơ quan quản lý các cấp, thiếu nhân lực, nguồn lực để thực hiện quản lý, thống kê, cập nhật CTNH phát sinh; giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân liên quan. 7.2.4. Quản lý phế liệu nhập khẩu Trên địa bàn Đà Nẵng có 05 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu: thép, nhựa, giấy phế liệu,....Trong đó, 04 doanh nghiệp do Bộ TN&MT cấp giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tổng khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu là 53.919 tấn; 01 doanh nghiệp do Sở TN&MT cấp với khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu là 1.460 tấn. Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển các ngành kinh tế, CTR trên địa bàn thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục gia tăng với thành phần ngày càng phức tạp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR những năm qua, tỷ lệ thu gom đạt ở mức cao nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu và nhu cầu thực tế. Hoạt động triển khai phân loại rác thải tại nguồn chỉ mới ở giai đoạn tuyên truyền, vận động; hoạt động tái chế, xử lý CTR nói chung và quản lý, xử lý CTRNH nói riêng chưa đáp ứng với yêu cầu. Tình trạng phản ánh về môi trường do tác động bởi chất thải rắn vẫn xảy ra nhiều nơi, ngay tại khu dân cư, chưa được giải quyết triệt để. Chính vì vậy, cần tiếp tục có những giải pháp và lộ trình phù hợp để quản lý, kiểm soát chất thải rắn một cách hiệu quả, an toàn và bền vững. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 8.1.1. Biểu hiện a) Mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới BĐKH tại Đà Nẵng biểu hiện về cường độ và tần suất của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán). Số cơn bão không biến động nhiều (trung bình mỗi năm có 1 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố), nhưng trong 40 năm qua, cường độ bão thay đổi rõ rệt, bão mạnh (cấp 12 trở lên) xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt siêu bão Haiyan năm 2013 làm cho công tác phòng chống bão cần được chú trọng hơn. Tổng lượng mưa TBN ở Đà Nẵng phổ biến từ 2000 - 2.700 mm, có xu hướng tăng dần về phía bắc, tây bắc và theo độ cao. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, lượng mưa có xu hướng tăng 15-25mm/năm. Số liệu quan trắc tại Trạm hải văn Sơn Trà, mực nước biển dâng trung bình 0,3cm/năm. b) Hạn hán, xâm nhập mặn Hầu hết các sông ở Đà Nẵng hiện nay đều bị nhiễm mặn, các khu vực bị nặng như Hòa Xuân (sông Hàn), Hòa Hiệp Bắc, Hòa Bắc (Sông Cu Đê). Số liệu về mức độ khô hạn ở các trạm Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Tiên Sa cho thấy: Trạm Cẩm Lệ có tần suất cao nhất (25% và 33,4%), hai trạm còn lại có tần suất như nhau (33,33% và 16,67%). Nhiễm mặn gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Mực nước biển trung bình ở Đà Nẵng có xu hướng tăng theo Kịch bản BĐKH Việt Nam. Nước biển dâng cùng với các hoạt động khai thác sử dụng nước đầu nguồn không hợp lý là nguyên nhân làm giảm lượng nước chảy về hạ du, gia tăng hiện tượng xâm nhập mặn, tác động đến nguồn nước tưới, nuôi trồng thủy sản, thay đổi chất lượng đất, nước. Tai biến nhiễm mặn có tác động mạnh nhất đối với địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và thấp hơn ở các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà. c) Lũ lụt, ngập úng Các khu vực chịu tác động mạnh từ lũ lụt, ngập lụt thuộc các vùng trũng dọc các sông Cu Đê, Túy Loan, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ. Các địa bàn bị ngập lụt mạnh như: Hòa Xuân (Cẩm Lệ), Hòa Cường Nam (Hải Châu), Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến (Hòa Vang), Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc (Liên Chiểu), Hòa Quý (Ngũ Hành Sơn), An Hải Tây (Sơn Trà). Mức độ tác động được xếp theo chiều giảm dần như sau: Liên Chiểu, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Hải Châu, Sơn Trà và Thanh Khê. Theo thống kê, từ năm 2011 đến 2015, có 7 trận lũ, trong đó có 3 trận lũ gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ năm 2016 đến 2020, xảy ra khoảng 4 trận lũ với 1 trận lũ gây thiệt hại nghiêm trọng. Lũ có xu hướng giảm về số lượng nhưng tăng về độ mạnh. Nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng sẽ ngày càng gia tăng, tình trạng xói mòn bờ biển và bão lũ sẽ ngày càng khốc liệt hơn, gây sạt lở đất, phá vỡ hệ thống đường bộ. 8.1.2. Xu thế Về xu thế chung của BĐKH tại Việt Nam với số lượng bão, ATNĐ yếu và trung bình có xu thế giảm nhẹ hoặc ít thay đổi, nhưng bão mạnh đến rất mạnh gia tăng. Gió mùa mùa hè bắt đầu sớm hơn, ngày kết thúc muộn hơn hoặc ít thay đổi. Mưa cực đoan trong thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hè có khả năng tăng. BĐKH tác động đáng kể đến đời sống con người và môi trường tự nhiên. Số liệu quan trắc cho thấy nhiệt độ bề mặt trung bình năm trên toàn cầu liên tục tăng và liên tiếp phá kỷ lục. Do tác động của BĐKH, hiện tượng thời tiết bất thường (thời tiết, khí hậu cực đoan) xảy ra thường xuyên, khắc nghiệt hơn. Ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, các loại hình thiên tai sẽ khó dự đoán hơn như lũ lụt, ngập úng, lốc xoáy, triều cường,...Tần suất và cường độ các trận lũ cũng lớn hơn. Lượng mưa lớn gây trượt lở đất, dẫn đến sự bồi lắng, giảm sức chứa các hồ, chất lượng nước ở các hồ thay đổi. Vấn đề quan trọng nhất là việc thay đổi mục đích sử dụng đất rừng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,... tác động đến dòng chảy tự nhiên của sông suối, ao hồ dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. BĐKH sẽ làm thay đổi lượng mưa, phân bố ở các vùng gây biến đổi dòng chảy của các sông theo mùa, tăng về mùa mưa và giảm về mùa khô. Theo Kịch bản BĐKH Việt Nam năm 2016, nếu mực nước biển dâng 100cm, khoảng 1,13% diện tích của Đà Nẵng có nguy cơ bị ngập, trong đó quận Liên Chiểu (4,92% diện tích), Ngũ Hành Sơn (4,6% diện tích) có nguy cơ cao. Bảng 8.1. Nguy cơ ngập đối với thành phố Đà Nẵng Quận/Huyện Diện tích (ha) Nguy cơ ngập (% diện tích) ứng với các mức nước biển dâng 50cm 60cm 70cm 80cm 90cm 100cm Hòa Vang 73625 0,19 0,23 0,29 0,34 0,39 0,44 Cẩm Lệ 3479 1,61 1,72 1,83 1,96 2,09 2,23 Hải Châu 2081 1,76 1,89 2,00 2,14 2,27 2,42 Liên Chiểu 7991 3,27 3,71 4,08 4,39 4,67 4,92 Ngũ Hành Sơn 3903 3,53 3,71 3,92 4,14 4,35 4,60 Sơn Trà 5779 0,82 0,83 0,89 1,06 1,15 1,25 Thanh Khê 921 0,51 0,57 0,63 0,70 0,79 0,86 Thành phố 97778 0,70 0,78 0,87 0,96 1,04 1,13 Hình 8.1. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm thành phố Đà Nẵng 8.1.3. Các tác động của BĐKH 8.1.3.1. Tác động đến môi trường a) Tài nguyên nước Khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt ở các khía cạnh sau: - Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông... đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối...) cũng tăng, dẫn đến nguồn tài nguyên nước về số lượng và chất lượng trở nên suy giảm trầm trọng hơn. - Những thay đổi về mưa, dẫn tới thay đổi dòng chảy các sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước ngầm. Theo dự đoán, BĐKH làm giảm đáng kể lượng nước sông ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. b) Tài nguyên đất Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp gia tăng. Do tác động của BĐKH, nhất là nước biển dâng làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp. Thiên tai, bão, lũ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lắng lòng dân ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng thiếu nước và hạn hán sẽ dẫn tới hoang mạc hóa, nhất là ở khu vực miền Trung. c) Đa dạng sinh học Đây là thách thức lớn trong mục tiêu Công ước ĐDSH nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ các HST rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tải nguyên nước và giảm phát thải CO2. Nhiệt độ trung bình tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST. Các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trên cạn. Nhiệt độ tăng, còn làm cháy rừng, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải KNK, gia tăng BĐKH. Nước biển dâng và nhiệt độ tăng ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô, các hệ sinh thái có tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, đời sống con người. San hô rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lượng nước, nhiệt độ nước biển chỉ cần tăng nhẹ, san hô có thể chết hàng loạt. Xâm nhập mặn gia tăng, các HST đất ngập nước ven biển, môi trường sống của các loài thủy sản, nguồn sống của cộng đồng địa phương sẽ bị tác động. 8.1.3.2. Tác động đến kinh tế - xã hội thành phố Là thành phố ven biển, Đà Nẵng đối mặt tình trạng mực nước biển dâng có diễn biến phức tạp. Những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm thực xảy ra nhiều hơn, tác động lên cơ sở hạ tầng dọc bờ biển thường xuyên hơn. Mặt khác, nằm ở hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn, Đà Nẵng rất dễ bị tổn thương do lũ lụt trong bối cảnh BĐKH. Bão và ATNĐ xảy ra trên địa bàn thành phố gây thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, các hiện tượng như nước biển dâng, xói lở bờ sông, sạt lở bờ biển do bão gây suy giảm diện tích, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố, tổng thiệt hại do bão trên địa bàn thành phố từ năm 1998 đến nay khoảng 6.700 tỷ đồng. Hệ thống CSHT bị ảnh hưởng nặng nề do bão, cụ thể: hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, hệ thống đê kè ven sông, ven biển và thủy lợi. Các tác động như: bong tróc mặt đường, đổ cột điện, đứt dây điện, hư hỏng hoặc cuốn trôi công trình đầu mối thủy lợi, cấp nước, phá hủy CSHT du lịch, giáo dục. Các khu vực chịu tác động cao như huyện Hòa Vang, Quận Ngũ Hành Sơn và Quận Thanh Khê. Tai biến ngập lụt gây tác động các hoạt động KT-XH thành phố, nhất là các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Lũ lớn sau bão ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sản phẩm nông nghiệp. Người dân sống ở vùng bị ngập lụt cũng bị ảnh hưởng về an toàn, sức khỏe, nước sạch và y tế, nhất là khu vực huyện Hòa Vang. Hiện tượng xói lở bờ biển gây tác động đến giao thông, hệ thống đê, kè biển, công trình và nhà ở dọc biển Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà. Các điểm sạt lở bờ sông diễn ra khá nhiều từ Hòa Liên đến Hòa Bắc với cường độ mạnh làm mất đất sản xuất nông nghiệp tại các vị trí chưa có đê kè cứng. Từ năm 2012 đến 2014, quá trình bồi lắng có xu hướng giảm tại cửa sông Hàn nhưng tăng ở khu vực cửa sông Cu Đê. Thành phố có khoảng 391 hộ cần thực hiện di dời khỏi vùng có nguy cơ thiên tai từ năm 2016 đến năm 2020. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, kết quả mô phỏng đánh giá tác động của sự thay đổi điều kiện khí hậu đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất một số cây trồng nông nghiệp trong đó có cây lúa và cây ngô cho thấy năng suất lúa vụ hè - thu trung bình trong giai đoạn từ 2020 đến 2100 giảm khoảng 4,9% so với năng suất lúa vụ hè - thu năm 2012, ngược lại trong vụ đông - xuân tăng khoảng 3,1%. Năng suất ngô tính trung bình từ 2020 - 2100 giảm khoảng 0,6% so với năm 2012. Hạn hán tác động mạnh đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (Hòa Vang), suy thoái chất lượng đất (Hòa Xuân, Hòa Hiệp Bắc). Hạn hán kết hợp với hiện tượng xâm nhập mặn gây tình trạng thiếu nước cho hệ thống cấp nước của thành phố. Năm 2012, lượng mưa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn chỉ đạt khoảng 45% so với TBNN, gây suy giảm dòng chảy trên sông Vu Gia. Mực nước tại Ái Nghĩa ở mức thấp kỷ lục trong mùa mưa. Sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy cấp nước Cầu Đỏ. Các phường có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (các phường, xã ở Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Hòa Vang) chịu tác động mạnh bởi hạn hán. Bên cạnh đó, BĐKH tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, dẫn đến gia tăng nguy cơ đối với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. 8.1.4. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu 8.1.4.1. Các nguồn phát thải KNK Các hoạt động sản xuất, tiêu thụ năng lượng gia tăng mạnh mẽ nên vấn đề phát thái KNK của thành phố cũng tăng lên. Công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải sử dụng nguyên liệu hóa thạch như xăng, dầu, than, khí đốt, phát thải các KNK như Cacbondioxit (CO2), Nitơ oxit (N2O), Metan (CH4) và Chlorofluorocacbon (CFC). Các nguồn phát thải KNK ở Đà Nẵng chủ yếu gồm: - Hoạt động giao thông vận tải: tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới các năm gần đây tăng mạnh (tính đến đầu năm 2020, số lượng phương tiện cá nhân tăng 20,72% so với năm 2016) dẫn đến năng lượng tiêu thụ hằng năm tăng và KNK tăng lên (khí CO2, N2O,...). - Sản xuất nông nghiệp: 02 nguồn chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng phát sinh KNK là sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đốt và sử dụng điện năng cho nông nghiệp. Theo ước tính, lượng KNK mà nông nghiệp toàn cầu thải ra khoảng 20% tổng lượng KNK do con người tạo ra. Giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố có 19 trang trại, tăng 9 trang trại so với giai đoạn 2011 - 2015 và ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. - Hoạt động chặt bỏ cây xanh đô thị để phòng chống mưa bão, thải bỏ lá cành bỏ lại trên rừng sau thu hoạch thân gỗ của diện tích rừng trồng làm phát sinh CH4. - Bãi chôn lấp chất thải rắn là nguồn gây tác động đến MTKK. Khí từ bãi chôn lấp chứa thành phần chính là khí CH4 và các chất hữu cơ bay hơi khác, dễ dàng khuếch tán vào MTKK. Trung bình trong cùng một thời gian, lượng khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp gấp 6 lần lượng khí phát sinh từ quá trình sử dụng năng lượng (do tác động gây hiệu ứng nhà kính của CH4 gấp 21 lần CO2). - Dân số tăng cũng tăng phát thải KNK, do gia tăng các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt (nấu ăn, sử dụng điều hòa,...) làm cho lượng KNK thải ra ngày càng nhiều. - Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố chưa thực hiện kiểm kê tổng thể KNK. Tuy nhiên, có thể ước tính KNK phát sinh như sau: nếu ước tính mức tăng của khí nhà kính tỷ lệ thuận và cùng hệ số với tỷ lệ gia tăng dân số thì giai đoạn 2016 - 2020, lượng khí nhà kính của toàn thành phố sẽ tăng 1,5 lần; theo kết quả nghiên cứu từ Dự án DaCliMB - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu hộ gia đình và công trình Đà Nẵng, đến năm 2020 thành phố có 310,43 hộ gia đình, với 50% số hộ có điều hòa nhiệt độ thì mức phát thải KNK từ điều hòa nhiệt độ là 33 kt CO2, mức phát thải KNK từ tiêu thụ năng lượng là 769 kt CO2. Đến năm 2025, các mức phát thải lần lượt là 54,3 và 968 kt CO2. 8.1.4.2. Các lĩnh vực tiềm năng giảm phát thải KNK a) Lĩnh vực năng lượng Đà Nẵng có tiềm năng lớn để phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà. Phát triển điện mặt trời mái nhà giảm phát thải KNK từ lĩnh vực năng lượng, giúp người dân, doanh nghiệp tiết giảm chi phí điện, góp phần phát triển bền vững thành phố. Tiềm năng giảm phát thải KNK trong ngành giao thông vận tải, thành phố đầu tư nâng cấp mới một số tuyến đường hiện có, chuyển đổi sử dụng xăng thông thường sang xăng sinh học E5, chuyển đổi dần hình thức vận tải cá nhân sang vận tải hành khách công cộng; trong quá trình sử dụng năng lượng, thành phố đầu tư thay mới các bóng đèn chiếu sáng thành bóng đèn tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời, dần chuyển đổi nhiên liệu đốt hóa thạch sang nhiên liệu đốt sinh khối trong công nghiệp. Tính đến cuối tháng 11/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà đạt 31.3 MWp, đến cuối năm 2020 đạt khoảng 43,6 MWp. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển điện mặt trời lắp mái, thành phố ban hành Đề án “Phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, trong đó ưu tiên phát triển tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mái nhà xưởng,..; mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 lắp đặt điện mặt trời áp mái trên 80 - 90% trụ sở công. Bên cạnh đó, phát triển tại các nhà máy trong KCNC, các KCN, CCN. Khuyến khích phát triển ở các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, các khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng tại quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn nhằm giảm tải nguồn điện lưới quốc gia. Đối với khu vực dân cư, phấn đấu đến năm 2025 đạt 57,3MW; năm 2030 đạt 114,7MW và năm 2035 đạt 172MW. b) Lĩnh vực công nghiệp Thành phố hướng đến sử dụng các thiết bị điện gia dụng, công nghiệp, thương mại hiệu suất cao; sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện của thành phố. Tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua ứng dụng công nghệ mới trong tiểu lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; đổi mới công nghệ đặc biệt trong công nghiệp hóa chất. Theo Quyết định 393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ để giảm thiểu phát thải; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư ít gây ô nhiễm môi trường; từng bước sử dụng công nghệ sạch trong các ngành kinh tế - xã hội. c) Lĩnh vực nông nghiệp Ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước, giảm chi phí đầu vào, các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất. Đồng thời ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian qua, thành phố hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp khi đầu tư được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư hạ tầng cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị sản xuất, bảo quản, tưới tiêu); hỗ trợ 50% chi phí xây dựng, trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;... sự giảm mạnh diện tích trồng lúa cùng với chuyển đổi một số diện tích lúa sang cây trồng cạn làm giảm lượng phát thải CH4. d) Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi đất sử dụng đất và lâm nghiệp Trong 5 lĩnh vực được kiểm kê khí nhà kính, lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp là phát thải âm, tức là không phát thải mà hấp thụ KNK. Chính vì thế, các giải pháp phát triển rừng được Đà Nẵng đặc biệt chú trọng. Tiềm năng giảm phát thải của thành phố từ việc kiểm soát khả năng hấp thu của các bể Các-bon ở rừng tự nhiên, rừng trồng và quá trình phát thải KNK thông qua Các-bon hữu cơ trong đất; thực hiện chương trình giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng. Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan phối hợp triển khai thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý hoạt động nuôi sinh sản động vật hoang dã và thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020. đ) Lĩnh vực chất thải Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp quản lý, phát triển và áp dụng công nghệ xử lý CTRSH, CTRCN thông thường và CTR đặc thù nhằm hạn chế phát thải KNK. Hiện có bãi chôn lấp CTRSH Khánh Sơn được đầu tư quy trình chôn lấp hợp vệ sinh với hệ thống thu gom và xử lý nước rác dần được hoàn thiện cùng với hạ tầng khu liên hợp xử lý CTR. Đối với nước thải công nghiệp, 06 KCN và 1 KCNC đã đi vào hoạt động, đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 100%. Đối với khu vực dân cư, Đà Nẵng đã đầu tư, xây dựng các hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 167.100 m3/ngày đêm, đang tiếp tục triển khai một số dự án nâng công suất trạm xử lý nước thải lên 300.500 m3/ngày đêm, đáp ứng được tải lượng nước thải của toàn thành phố trong thời gian tới. 8.1.5. Một số kết quả đạt được trong công tác ứng phó với BĐKH a) Về tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BĐKH thành phố. Cấp quận, huyện cũng cơ cấu lại Phòng TN & MT với chức năng về: quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường và BĐKH, mỗi đơn vị có từ 5-7 cán bộ chuyên trách về TN, MT và BĐKH. Ở cấp xã, vẫn chưa có chuyên trách về môi trường, mỗi xã, phường có 01 - 02 cán bộ kiêm nhiệm về địa chính - xây dựng - môi trường tham mưu công tác về đất đai, tài nguyên, môi trường và BĐKH. Trên cơ sở Nghị quyết số 24-NQ/TW và Chương trình hành động số 27-CTr/TU, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành các văn bản: Quyết định số 1349/QĐ-UBND ngày 4/3/2014 về việc triển khai kế hoạch chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT; Quyết định số 7702/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 về ban hành chuyên đề xử lý các điểm nóng môi trường trên địa bàn thành phố. Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 13/11/2016 về ban hành Quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quyết định số 1938/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 phê duyệt Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2017 - 2022. Quyết định số 3780/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 về ban hành chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố giai đoạn 2017 - 2020. b) Về xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 4246/KH-UBND ngày 10/6/2016 triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020. Ngành Công thương phối hợp với các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu địa điểm xây dựng nhà máy điện mặt trời; đôn đốc việc tiết kiệm năng lượng điện các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định số 1357/QĐ-TTg của TTCP. Thành phố đã lập Danh mục các dự án ưu tiên có hạng mục trồng rừng ven biển giai đoạn 2015 - 2020 từ vốn củng cố, bảo vệ, nâng cấp đê biển, cụ thể: (1) Dự án Đê kè biển Liên Chiểu 1,5 ha; (2) Dự án Trồng rừng ven biển tuyến cầu Kim Liên - đồi Xuân Dương 7,5 ha. Trong đó, các diện tích trồng rừng đặc dụng, phòng hộ ven biển bao gồm (1) Dự án trồng rừng đặc dụng Nam Hải Vân 100 ba; (2) Dự án chăm sóc rừng phi lao ven biển 11,5 ha. Các diện tích này đã thành rừng và được chăm sóc tốt. Từ năm 2013 đến hết năm 2018 đã thực hiện đạt hơn 500 lớp tập huấn, 100 sự kiện, 50 tài liệu truyền thông và trên 20.000 lượt người được truyền thông trực tiếp về các nội dung liên quan. Đặc biệt về ứng phó BĐKH, vấn đề mới trong chỉ đạo của Đảng, đối tượng tập trung là: đoàn thể, chính quyền các cấp, học sinh, sinh viên, phụ nữ và cộng đồng vùng dễ bị tổn thương, thông qua các hình thức, như: tập huấn, mít tinh, hội thảo, cuộc thi, trang thông tin điện tử. Chuyên mục “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường” trên Đài truyền hình Đà Nẵng phát định kỳ 2 lần/tháng từ năm 2010 đến nay đã lồng ghép nội dung tuyên truyền về ứng phó với BĐKH. c) Về phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với BĐKH Ngành KH&CN đã nghiên cứu ứng dụng 03 mô hình ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng vào các hộ sản xuất và doanh nghiệp. Trên cơ sở Quyết định số 1938/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 về phê duyệt Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2017 - 2022, theo đó năm 2016 - 2017 ngành đã triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại 05 doanh nghiệp ngành thủy sản; tư vấn, áp dụng tiêu chuẩn ISO 50.000 cho 03 doanh nghiệp; nhân rộng mô hình “Ứng dụng bồn biogas bằng vật liệu composite xử lý chất thải chăn nuôi và thu hồi khí sinh học phục vụ sinh hoạt” cho 04 hộ chăn nuôi ở nông thôn; tăng cường các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận chính sách về hỗ trợ đổi mới công nghệ; áp dụng sản xuất sạch hơn cho 05 cơ sở sản xuất bún; triển khai 06 đề tài, dự án nghiên cứu, trong đó liên quan xử lý mùi khu vực âu thuyền. d) Về tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong ứng phó với BĐKH Hội LHPN thành phố phối hợp với Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) triển khai Dự án “Thực hiện các sáng kiến khuyến khích làm nhà ở chống biến đổi khí hậu cho người nghèo ở vùng đô thị tại Việt Nam” được tài trợ bởi Quỹ phát triển Bắc Âu, 2011 - 2017 dự án “Nhà ở chống bão vì một thành phố Đà Nẵng có khả năng chống chịu” với mục tiêu tăng số lượng nhà ở chống chịu và thích ứng với khí hậu tại Việt Nam có thể chịu được các cơn bão và lũ lụt. Theo đó, người dân nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi để sửa chữa, được hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế xây dựng mới lại nhà ở. Tổng số căn nhà hỗ trợ sửa chữa, xây mới là 425 căn có khả năng chống bão cấp 12. Tổng nguồn vốn được giải ngân gần 10 tỷ đồng. UBND thành phố đã có Chương trình “Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng BĐKH” năm 2016; phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tổ chức Hội thảo về Giảm thiểu rác thải nhựa - cách tiếp cận từ đầu nguồn xuống biển; Tiếp tục triển khai Dự án “Quản lý Chất thải rắn nhằm thúc đẩy việc phân loại và tái chế tại thành phố Đà Nẵng” với Viện Chiến lược môi trường toàn cầu (IGES) và Thành phố Yokohama, Nhật Bản; phối hợp Ngân hàng Thế giới triển khai Dự án Điện mặt trời trên mái nhà; ... 8.1.6. Một số kết quả về giảm phát thải KNK trên địa bàn thành phố Theo Báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam đưa ra các giải pháp nhằm giảm phát thải KNK trên 5 lĩnh vực: (1) năng lượng, (2) nông nghiệp, (3) các quá trình công nghiệp, (4) chất thải và (5) sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Đối với Đà Nẵng, các giải pháp góp phần giảm nhẹ phát thải KNK: - Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 trên địa bàn thành phố; tiếp tục rà soát các lĩnh vực sản xuất tiêu thụ năng lượng, tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu suất để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo quy định. Không cấp phép đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng; - Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng hiệu quả năng lượng đối với những lĩnh vực, sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng cao; Giám sát việc tuân thủ định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp, thực hiện kiểm toán năng lượng trọng điểm, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện, triển khai các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất; chú trọng các nguồn phát thải lớn từ trang trại chăn nuôi. - Triển khai kế hoạch bảo vệ, duy trì và phát triển thảm thực vật ở khu vực đầu nguồn, khu vực núi cao, khu vực có tính phòng hộ vùng và cục bộ. - Triển khai Quy hoạch tổng thể giao thông thành phố đến năm 2020, có chiến lược sử dụng phương tiện giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong đó có nội dung Quy hoạch mạng lưới giao thông phi cơ giới như đề xuất các trục đường ưu tiên cho tổ chức giao thông thô sơ; hoàn thiện mô hình “Quản lý vận tải công cộng”, tăng cường vận tải công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông, kiểm soát và điều tiết hợp lý các phương thức vận tải vào trung tâm thành phố nhằm hạn chế tối thiểu phát thải khí thải từ phương tiện giao thông - một trong những nguồn thải khí nhà kính chủ yếu. Đã đưa vào sử dụng hệ thống xe buýt đô thị với 136 xe, thực hiện 09 tuyến trong khu vực đô thị, công suất đạt khoảng 10%, bước đầu tạo thói quen trong áp dụng xe công cộng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm; sử dụng xăng E5 gần như toàn thành phố, 100% xe taxi. - Tăng cường xã hội hóa phát triển cây xanh với nhiều hình thức như thông qua kêu gọi cá nhân, tổ chức các phong trào, quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt. Đặc biệt là Quốc hội khóa XIV ban hành Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 và Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện. 8.2.1. Diễn biến 8.2.1.1. Bão và áp thấp nhiệt đới Năm 2016: Có 10 cơn bão và 8 ATNĐ trên biển Đông, nhiều hơn năm 2015 và nhiều hơn TBNN. Thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 4 và ATNĐ 06, trong đó bão số 4 đã ảnh hưởng và gây thiệt hại cho Đà Nẵng. Năm 2017: Bão và ATNĐ trên Biển Đông gia tăng và nhiều hơn TBNN cùng kỳ, có 20 xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) gồm: 4 ATND và 16 cơn bão trên biển Đông. Đặc biệt, từ tháng 7 đến tháng 11/2017 số lượng bão và ATNĐ trên biển Đông khá nhiều (mỗi tháng có từ 3 - 4 XTNĐ). Năm 2017, bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Đà Nẵng: bão số 4, bão số 10, bão số 12, ở mức xấp xỉ và trên TBNN. Năm 2018: Có 07 ATNĐ và 09 cơn bão trên biển Đông, ít hơn năm 2017 nhưng nhiều hơn TBNN. Năm 2018, không có bão hoặc ATNĐ đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng nhưng có 02 cơn bão và 01 ATNĐ ảnh hưởng đến khu vực Đà Nẵng bao gồm: Bão số 2, bão số 3 và ATNĐ03, ở mức xấp xỉ TBNN. Năm 2019: Có 08 cơn bão và 04 ATNĐ trên biển Đông. Số bão và ATNĐ trên biển Đông năm 2019 ít hơn năm 2018, ít hơn TBNN. Không có bão hoặc ATNĐ trực tiếp những thành phố chịu ảnh hưởng bởi các cơn bão số 4, số 5, số 6 và 01 ATNĐ. 8.2.1.2. Không khí lạnh và gió mùa Đông Bắc Năm 2016: Vào mùa mưa năm 2016 (bắt đầu từ cuối tháng 10/2016), Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của 6 đợt GMĐB và KKL tăng cường. Năm 2017: Trong các tháng đầu năm 2017, 11 đợt GMĐB và KKL tăng cường ảnh hưởng đến Đà Nẵng với cường độ không quá mạnh. Trong mùa mưa năm 2017, có 08 đợt gió mùa Đông Bắc và KKL, tăng cường ảnh hưởng đến Đà Nẵng, trong đó 3 đợt vào cuối tháng 12/2017 là mạnh nhất, gây trời rét cho thành phố. Năm 2018: Có đến 23 đợt KKL, ảnh hưởng mạnh nhất vào thời kỳ từ tháng 01 đến tháng 02/2018. Nhiệt độ thấp nhất ngày xuống thấp nhất là 15,2°C (ngày 14/02/2018), ở vùng núi nhiệt độ có nơi xuống dưới 15°C. Năm 2019: Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của 09 đợt KKL và KKL tăng cường, ảnh hưởng mạnh nhất vào tháng 01 và tháng 12/2019. 8.2.1.3. Tình hình mưa, lũ lụt a) Tình hình mưa Năm 2016: Trong các tháng mùa mưa, tổng lượng mưa các nơi tại Đà Nẵng và các vùng phụ cận đều cao hơn TBNN, từ 120 - 130% TBNN. Năm 2017: Tổng lượng mưa các nơi tại Đà Nẵng chỉ xấp xỉ TBNN, phổ biến từ 2.200 - 2.400 mm, đạt 100 - 120% TBNN cùng kỳ. Năm 2018: Tổng lượng mưa các nơi tại Đà Nẵng xấp xỉ và cao hơn TBNN, phổ biến từ 2.400 - 2.700 mm, đạt 110 - 130% TBNN cùng kỳ. Năm 2018, xảy ra 8 đợt mưa lớn diện rộng, đặc biệt là đợt mưa lớn đầu tháng 12/2018. b) Tình hình lũ lụt, thủy văn Năm 2016: Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, từ ngày 14 - 17/12 trên địa bàn Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã có mưa to đến rất to, trung bình từ 200 - 300 mm, đồng thời do mưa lớn, nguồn nước đổ về nhiều nên các hồ thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia đã vận hành xả lũ về hạ du, gây lũ lớn, ngập lụt các khu vực trũng thấp, ven sông huyện Hòa Vang. Năm 2017: Từ tháng 1 đến tháng 8, dòng chảy trên sông Vu Gia và các sông thuộc Đà Nẵng ổn định. Vùng hạ lưu các sông thuộc Đà Nẵng mặn xâm nhập ở mức yếu hơn TBNN cùng kỳ, Sang tháng 9 và đầu tháng 10, dòng chảy các sông được nâng cao hơn so với những tháng trước đó, trên các sông đã xuất hiện 1 - 2 đợt dao động nhỏ. Từ tháng 11 đến giữa tháng 12, dòng chảy trên sông Vu Gia và các sông thuộc thành phố xuất hiện 02 đợt lũ: - Đợt lũ từ ngày 03/11 - 07/11: Lượng mưa tính từ 19h ngày 03/11 đến 13h ngày 07/11/2017 tại các trạm: Hiên: 339 mm; Khâm Đức: 803 mm; Thành Mỹ: 322 mm; Hội Khách: 336 mm; Hòa Bắc: 342 mm. Mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt đỉnh lúc 21h00’ ngày 05/11 là 10,11m, trên BĐ3 là 1,11m, tại Cẩm Lệ lúc 13h00’ ngày 06/11 là 2,59m, trên BĐ3 là 0,09m. - Đợt lũ từ ngày 20-21/11: Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/11 đến 19h ngày 21/11 tại các trạm: Hiên: 127 mm; Khâm Đức: 281 mm; Thành Mỹ: 232 mm; Hội Khách: 187 mm; Ái Nghĩa: 222 mm; Cẩm Lệ: 196 mm; Hòa Bắc: 346 mm. Mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt đỉnh lúc 11h00’ ngày 20/11 là 8,18m, trên BĐ2 là 0,18m, tại Cẩm Lệ lúc 16h00’ ngày 21/11 là 1,17m, trên BĐ1 là 0,17m. Năm 2018: Từ tháng 1 đến tháng 8, dòng chảy trên sông Vu Gia và các sông thuộc Đà Nẵng ổn định, lưu lượng dòng chảy trung bình trên sông Cái tại Thành Mỹ đạt 36% dòng chảy TBNN cùng kỳ, trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt 106% dòng chảy TBNN cùng kỳ. Từ tháng 9 đến giữa tháng 11/2018 dòng chảy được nâng cao hơn so với những tháng trước đó, trên các sông đã xuất hiện 2 đợt dao động nhỏ. Từ giữa tháng 11 đến tháng 12/2018, dòng chảy trên sông Vu Gia và các sông thuộc thành phố Đà Nẵng đã xuất hiện 02 đợt lũ nhỏ. Năm 2019: Từ tháng 1 đến tháng 8, dòng chảy trên sông Vu Gia và các sông thuộc Đà Nẵng biến đổi chậm; riêng các ngày 18 - 19/1 và 10 - 11/5 dòng chảy trên các sông có dao động. Lưu lượng dòng chảy trung bình trên sông Cái tại Thành Mỹ đạt 26% so với TBNN cùng kỳ, trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt khoảng 67%. Từ tháng 9 đến tháng 12, dòng chảy được nâng cao hơn so với những tháng trước đó. Trên các sông đã xuất hiện 2 đợt lũ, đợt 1 xuất hiện từ ngày 30/10 - 02/11/2019, đợt 2 xuất hiện từ 09 - 12/11/2019, lưu lượng dòng chảy trên sông Cái tại Thành Mỹ trong mùa lũ thiếu hụt 86% so với TBNN. c) Tình hình xâm nhập mặn Năm 2016: Xâm nhập mặn trung bình trên hầu hết vùng hạ lưu các sông thành phố ở mức mạnh hơn TBNN cùng kỳ. Năm 2016, tình hình nắng nóng, hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng mực nước và dòng chảy trên các sông, suối bị suy giảm mạnh, mặn xâm nhập sâu vào các sông, cộng với việc vận hành của nhà máy thủy điện trên thượng nguồn, đặc biệt là thủy điện ĐakMi 4 đã chuyển nước trên sông Cái (sông Vu Gia) về sông Thu Bồn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, gây thiếu nước, nhiễm mặn cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân TP. Đà Nẵng. Do sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nặng, trong năm 2016 nhà máy nước Cầu Đỏ phải lấy nước thô từ trạm bơm phòng mặn thượng lưu đập dâng An Trạch 135 ngày. Tình trạng nhiễm mặn tại sông Cầu Đỏ diễn ra cao nhất vào tháng 5/2016, độ mặn 6.273 mg/l (gấp 25 lần tiêu chuẩn cho phép). Năm 2018: Từ ngày 31/8/2018 đến ngày 05/9/2018, nguồn nước thô tại cửa thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn, độ mặn thường xuyên dao động ở mức 260 đến 2.000mg/l, cao nhất là 2.019 mg/l. Theo số liệu quan trắc cho thấy mực nước tại đập dâng An Trạch nhiều thời điểm xuống chỉ còn 1,2m (mực nước dưới 1,4m thì trạm bơm An Trạch dừng hoạt động) dẫn tới nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay ngừng hoạt động, gây thiếu nước sinh hoạt cục bộ ở một số khu vực. Năm 2019: Thời gian nhiễm mặn sớm, bắt đầu từ tháng 2, số ngày nhiễm mặn trong tháng gia tăng; kể từ đầu năm đến ngày 19/8/2019 thời gian nhiễm mặn tại cửa thu nước Cầu Đỏ là 164 ngày, cường độ mặn gia tăng và thời gian mặn kéo dài hơn so với năm 2018, cao nhất 4.411mg/l (lúc 9h30 ngày 2/7/2019). Đầu tháng 10/2019, sông Cầu Đỏ nhiễm mặn trở lại, độ mặn cao nhất 2.551mg/l (lúc 14h ngày 08/10/2019). 8.2.2. Ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên Giai đoạn 2016 - 2020, thiên tai xảy ra đã làm 05 người chết, 22 người bị thương, chìm 17 tàu đánh cá, 05 thúng máy; 01 tàu vận tải bị hỏng, mắc cạn; 01 ghe chìm, 02 thúng bơi bị sóng đánh vỡ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 150,31 tỷ đồng. Thống kê thiệt hại do tai biến thiên nhiên tại Bảng 8.2. Bảng 8.2. Thống kê thiệt hại do tai biến thiên nhiên thời gian qua TT Nội dung thu thập Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số lần xảy ra sự cố Lần 1 2 - - 3 Thiệt hại về tính mạng Người - - 1 - 4 Thiệt hại về kinh tế Tỷ đồng 45 80,31 25 - 160 Nguồn: Chi cục thủy lợi, năm 2020 8.2.2.1. Ảnh hưởng đến tính mạng Tác động nặng nề nhất của tai biến thiên nhiên là gây thiệt hại về người; năm 2017, có 12 người bị thương (11 người bị thương ở huyện Hòa Vang và 01 người dân của huyện Đại Lộc, Quảng Nam) do lũ và ngập lụt gây ra. Năm 2018, có 01 người mất do lũ. Năm 2020, có 4 người mất, 10 người bị thương và 01 người mất tích do bão. 8.2.2.2. Thiệt hại tàu, bè Năm 2016: Cơn bão số 4 đã làm chìm 02 tàu đánh cá, 03 thúng máy và 01 tàu vận tải bị hỏng, mắc cạn. Năm 2017: 04 chiếc tàu bị chìm do ảnh hưởng của bão số 10, 03 tàu và 02 thúng máy bị chìm do ảnh hưởng của bão số 12 và mưa lũ từ ngày 03 - 08/11. Năm 2019 do ảnh hưởng của cơn bão số 5 đã làm 01 ghe chìm, 02 thúng bơi bị sóng đánh vỡ. Năm 2020 có 08 chiếc tàu bị chìm, 01 thuyền thúng bị hỏng do bão. 8.2.2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nông, lâm nghiệp Bão, lũ làm giảm năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, các công trình thủy lợi, lâm nghiệp, cụ thể: - Năm 2016: Cơn bão số 4 ngã đổ 145 cây, nghiêng thân 376 cây; ngập úng, hư hại: 28,155 ha rau màu; ngã đổ, ngập đổ, ngập: 45,2 ha lúa; cuốn trôi nhiều thủy sản. Ảnh hưởng của đợt lũ ngày 14 - 17/12/2016, diện tích lúa bị ngập hư hại là 922,76 ha; diện tích rau màu bị ngập hư hại: 286,9 ha; hư hại 219.900 chậu hoa các loại; thủy sản ngập, trôi 16,8 ha diện tích nuôi trồng. Ngoài ra, hư hại 8.000 phôi nấm rơm, gia cầm: chết, trôi 390 con vịt, 150 con gà, 04 con bò, 09 con dê, 05 con thỏ. - Năm 2017: Do ảnh hưởng của cơn bão số 12 và mưa lũ từ ngày 03 - 08/11, diện tích nuôi tôm, cá bị ngập, hư hỏng: 62,88 ha; cá, tôm, ếch bị chết: 120,34 tấn; cá giống bị trôi: 1,78 tấn; Lồng nuôi cá trên sông bị thiệt hại: 285 Iồng; Lương thực bị ngập, hư hỏng: 350 kg; Lúa giống bị hư hại: 147,4 tấn; Lúa thịt bị thiệt hại: 27,2 tấn; Rau màu các loại, mía bị ngập: 233,09 ha; Hoa, cây cảnh bị ngã đổ hư hại: 97.645 cây; 11 ha cây cảnh, hoa cúc quận Cẩm Lệ và 6.900 chậu hoa tết huyện Hòa Vang bị thiệt hại; cây ăn quả bị ngã đổ, hư hại: 8.312 cây; Nấm hư hỏng: 39.800 bịch; Gia súc chết trôi: 213 con; Gia cầm chết, trôi: 23.597 con; Thỏ bị trôi: 95 con. - Năm 2018: Đợt mưa từ ngày 08 - 10/12/2018 gây thiệt hại lúa, mạ 12,4 ha; thiệt hại rau, màu: 223,9 ha; thiệt hại về hoa, cây cảnh: 290.000; nấm bị hư hại: 2.200 bịch; gia súc chết trôi: 136 con; gia cầm chết trôi: 1.987 con; thủy sản: 41,8 ha. - Năm 2019: Do ảnh hưởng bão số 5 đã làm cho 15 ha rau bị hư dập 10 - 30%. - Năm 2020: Do ảnh hưởng của bão, 217 ha rau bị hư dập, 4 ha hoa bị hư hại. 8.2.2.4. Ảnh hưởng hư hại công trình công cộng, giao thông Các công trình giao thông trên địa bàn thành phố thường xuyên bị phá hủy và hư hỏng bởi các loại hình thiên tai như: bão, lũ lụt, triều cường, xói lở bờ sông, bờ biển. - Năm 2016: Cơn bão số 4 đã làm hư hỏng cơ sở hạ tầng các khu vực tổ chức ABG5; bồi lấp, sạt lở đường ĐT 601 và một số tuyến đường giao thông nông thôn, xói lở 101,75 m3 kênh mương, sạt lở, hư hỏng một số đập dâng nhỏ, hư hỏng một số cơ sở Y tế. Đợt mưa lũ ngày 14 - 17/12 đã làm cho nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt (đường ADB5 (Hòa Tiến - Hòa Phong), Quốc lộ 14G) và sạt lở 810m đường giao thông liên thôn, nội đồng ở huyện Hòa Vang; Hệ thống thủy lợi, kênh mương bị bồi lấp, sạt lở nặng nề tại khu vực huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn. - Năm 2017: Cơn bão số 10 làm ảnh hưởng tới công trình kè Bờ Tây sông Hàn đoạn dọc tuyến đường Như Nguyệt gần cầu Thuận Phước đang xảy ra sụt, lún, đứt gãy đỉnh kè (dài khoảng 10m), hư hỏng khoảng 3m3 bê tông; lan can bị đứt gãy, biến dạng khoảng 30m, hư hỏng khoảng 30m lan can. Về giao thông, vỉa hè đường Như Nguyệt bị hư hỏng, bong tróc tại một số vị trí (khoảng 100 m2 gạch lát vỉa hè), một số cột điện chiếu sáng trang bị hư hỏng. Bão số 12 và mưa lũ từ ngày 03 - 08/11 làm sạt, lở bồi, lắng kênh mương, bể hút trạm bơm, đập dâng An Trạch, Bích Bắc, Đồng Nghệ, Hòa Trung, Túy Loan, Hòa Nhơn, Hòa Phú: sạt lở 2.140,8 m3; bồi lắng: 6.473,17 m3; đá xây lát kênh bị hư hỏng: 21,95 m3; bê tông mái kênh bị hư hỏng: 36,59 m3 và hư hỏng nhẹ một số vị trí tại các trạm bơm, para... Ngoài ra, các công trình văn hóa phục vụ APEC cũng bị ảnh hưởng, Các Panô phục vụ tuyên truyền phục vụ APEC bị ngã đổ, hư hỏng do gió mạnh. Về giao thông: sạt lở mái taluy khoảng 21 m3 trên đường Hoàng Sa; 2.500 m3 tại đường Hồ Chí Minh; sạt lở, sụt lún khoảng 183,22 m3 vỉa hè trên các tuyến Bạch Đằng, Lê Văn Hiến, ĐT 602; mố cầu Km11 817 trên đường Bà Nà - Suối Mơ khoảng 75 m3 và hư hỏng một số đèn điều khiển giao thông. Giao thông nông thôn tại huyện Hòa Vang: Đường đất bị xói lở: 615 m3; Đường bê tông bị lở, hư: 2.771,60 m3; đường nhựa bị lở hư: 463,50 m3; cầu bị hư hỏng: 03 cái; cống qua đường bị hỏng: 06 cái... - Năm 2018: Đợt mưa từ ngày 08 - 10/12/2018 đã làm sạt lở một số tuyến giao thông trên địa bàn thành phố. Kênh mương, bể hút trạm bơm, đập dâng khối lượng đất bị bồi lấp 3.875,22 m3, sạt lở 1.412,73 m3; đất nông nghiệp bị bồi lấp 3.555 m3. Công trình đê, kè hư hỏng, sạt lở: Hư hỏng bờ tả kè sông Túy Loan đoạn qua thôn Phú Hòa, xã Hòa Nhơn; kè bảo vệ đất sản xuất vùng hoa Dương Sơn, xã Hòa Châu sạt lở dài khoảng 30m; sụt lún đất phía sau tường kè dọc vỉa hè tuyến đường Trần Hưng Đạo, tổng chiều dài các đoạn sụt lún khoảng hơn 100m: sạt lở tại khu vực vùng rau La Hường, sạt lở bờ sông Yên đoạn khu vực thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong và thôn La Châu, xã Hòa Khương, Hòa Tiến. Công trình cấp nước sạch nông thôn: hư hỏng các công trình trạm cấp nước Hòa Bắc, Khe Áo, Khe Sô, Khe Đập, Khe Dâu, Khe Giành thôn Đông Lâm xã Hòa Phú. 8.2.2.5. Hư hại nhà cửa, trường học, cây xanh Năm 2017, thiên tai đã làm cho 02 nhà dân bị sập hư hỏng 1 phần và 12.633 nhà bị ngập; 38 công trình trường học các cấp bị ngập nước; 118 phòng học, 2.095 bộ bàn ghế, bị ngập nước, tường rào bị ngã 95m. Năm 2019, ảnh hưởng bão số 5 làm 562 cây xanh bị gãy cành, nghiêng ngả. 8.2.3. Những đáp ứng trong thời gian qua với tai biến thiên nhiên Hàng năm, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với hạn hán, từng bước kiện toàn bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, thể chế và cơ chế phối hợp liên quan đến công tác phòng chống lụt bão. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố kiện toàn, phân công nhiệm vụ của các thành viên chủ động thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão ở các cấp, ngành. Cấp thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó với tình hình hạn hán, xây dựng phương án chống hạn, xây dựng lịch thời vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra. - Cháy rừng: Giai đoạn 2016 - 2020, các vụ cháy rừng có xu hướng giảm hơn so với các giai đoạn trước. Nguyên nhân của các các vụ cháy là do người đi rừng thiếu ý thức như vứt tàn thuốc, đốt than, đốt rác…, cụ thể: năm 2016 có 16 vụ với 132,51 ha; năm 2017 không xảy ra; năm 2018 có 6 vụ với 5,84 ha; năm 2019 có 9 vụ với 16,56 ha. Năm 2020, vụ cháy rừng ngày 26/05 ở núi Sọ, gần 10ha rừng địa phận Hòa Sơn, huyện Hòa Vang bị cháy nghiêm trọng, huy động hơn 700 người ứng phó; ngày 7/8 tại khu vực rừng sản xuất Tiểu khu 41S huyện Hòa Vang, 150 người chữa cháy; ngày 18/7 cháy rừng tại núi Hầm Vàng, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. - Ngập úng và sự cố khác: theo thống kê, số điểm ngập úng có giảm qua các năm. Tuy nhiên vẫn còn 1 số điểm ngập úng do các hệ thống bơm bị sự cố. - Sự cố tràn dầu: giai đoạn 2016 - 2020, sự cố tràn dầu giảm so với trước đây. Các sự cố xảy ra là do dầu trôi dạt từ nơi khác đến. Nhìn chung, BĐKH, tai biến thiên nhiên giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố diễn biến khá phức tạp. Các cơn bão, ATNĐ, các đạt không khí lạnh có thể giảm về mặt số lượng nhưng tăng về cường độ gây ra thiệt hại đáng kể. Sự cố môi trường giảm so với giai đoạn trước. Xu hướng phát thải KNK tăng lên do sự gia tăng dân số, phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp,... tuy nhiên thành phố đã có các chính sách, hành động kiểm soát, giảm thiểu phát thải KNK. Các hành động thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai đã được quán triệt và triển khai thông qua các giải pháp chủ động, hợp tác liên vùng đã góp phần hạn chế các tác động của BĐKH, ảnh hưởng của thiên tai. TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE, KINH TẾ - XÃ HỘI 9.1. ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 9.1.1. Môi trường nước Như phân tích ở Chương 3, các nguồn tác động đến môi trường nước gồm nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được thu gom hoàn toàn, đồng thời chất lượng xử lý khi đưa vào các vùng tiếp nhận có nơi, có lúc chưa đạt yêu cầu, có nơi còn thải vào các nguồn nước mặt. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc về chất lượng môi trường ở các vùng nước mặt của thành phố vẫn cơ bản tốt. Riêng tại một số hồ nội thành, sông Phú Lộc dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Ở một số khu vực nông thôn sử dụng nước ngầm, sau các trận mưa lũ kéo dài, dễ tác động đến nguồn nước này. Kết quả phân tích nước dưới đất ở Đà Nẵng cho thấy, không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng và asen, chỉ có thông số vi sinh vật ở hầu hết các điểm quan trắc. 9.1.2. Môi trường không khí Đến nay, chưa có nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại Chương 4 cho thấy thông số bụi cao ở một số vị trí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh. Ngoài ra, mùi hôi phát sinh, nhất là trong mùa khô tại các khu vực của thành phố, bãi rác, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của nhân dân xung quanh khu vực. Một số bệnh có thể phát sinh do các thông số như bụi, khói thải, khí độc từ hoạt động sản xuất (xi măng, sắt thép, thủy sản, sản xuất đá mỹ nghệ....) cũng như hoạt động giao thông (nhất là khu vực nội thị và các tuyến đường giao thông chính, đường quốc lộ), sản xuất quy mô nhỏ trong khu dân cư với các ngành nghề (cán thép, gò hàn, sơn, gỗ, CBTS...) làm gia tăng các bệnh về hô hấp: hen suyễn, phế quản, phổi, bệnh về da và đường tiêu hóa. 9.1.3. Môi trường đất, chất thải rắn CTR nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là gần các KCN, bãi chôn lấp chất thải... Theo đánh giá của chuyên gia y tế, nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn... đều do CTR gây ra. Chất thải sau khi phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hoặc các chất khí được phân hủy như H2S, NH3... rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất thải hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con người qua thức ăn hoặc nước uống. Tại các trạm trung chuyển đã xuống cấp, sử dụng công nghệ ép ngang hở, có vị trí gần khu dân cư nên trong quá trình hoạt động đã phát sinh mùi hôi, nước rỉ rác, làm ảnh hưởng đến chất lượng MTKK, gây bức xúc cho người dân ở khu vực xung quanh. Chất thải y tế có yếu tố nguy hại ở Đà Nẵng đã được xử lý bằng phương pháp đốt tập trung, an toàn. Tuy nhiên, phần lớn các trạm y tế xã, phường và các cơ sở dịch vụ y tế nhỏ phát sinh CTNH ít nên chưa đăng ký chủ nguồn, quản lý chưa đảm bảo quy trình, nguy cơ gây tác động đến môi trường đất, ảnh hưởng sức khỏe con người. CCN Thanh Vinh mở rộng có loại hình cán kéo thép, làng nghề thủ công mỹ nghệ đá Non Nước, chăn nuôi và giết mổ gia súc ở Hòa Vang, KCN DVTS Đà Nẵng với hơn 37 cơ sở chế biến thủy sản ... Trong đó, thành phần chất thải có chứa cả 3 loại: chất thải rắn (có chất thải nguy hại), khí thải CO2, NH3, CH4, H2S,...), nước thải (axit, vi sinh vật...) và nước rỉ bãi rác Khánh Sơn. Chất ô nhiễm trong nước thải dễ phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Tại các vùng nông thôn, phế thải nông nghiệp (bao bì hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ...) kết hợp với khí thải do chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp (phun thuốc) tạo nên nguồn tổng hợp gây tác động đến sức khỏe. 9.2. ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI 9.2.1. Từ môi trường nước Như phân tích ở Chương 3, nguồn thải từ hoạt động KCN, từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN, CCN; hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép ở vịnh Mân Quang,...; hoạt động nông nghiệp và nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình,... là những nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt (sông Cu Đê, sông Phú Lộc,...) và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Năm 2017 và năm 2019, xâm nhập mặn cùng các đợt hạn hán ảnh hưởng đến cấp nước và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và một số khu vực khác. Chất lượng môi trường nước ở các hồ, đầm giữ vai trò quan trọng trong điều tiết, tạo cảnh quan và điều hòa vi khí hậu để phát triển các loại hình vui chơi giải trí thông qua xã hội hóa, thu hút đầu tư. Nếu chất lượng môi trường nước các hồ đầm không đạt yêu cầu, sẽ không kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ của thành phố. Trong giai đoạn tới, việc kiểm soát các nguồn thải vào các lưu vực sông, phòng ngừa ô nhiễm là giải pháp cấp thiết góp phần đáng kể cho phát triển dịch vụ, du lịch của thành phố. Nước dưới đất là loại tài nguyên rất khó quản lý trong giai đoạn hiện nay. Việc khai thác quá mức chưa được kiểm soát hoặc không theo quy hoạch có thể gây cạn kiệt, kể cả nguồn nước mặt của thành phố, tác động đến an ninh nguồn nước. Một số vùng khu vực nông thôn sử dụng chủ yếu nguồn nước ngầm cho sinh hoạt, nhiều cơ sở sản xuất và dịch vụ sử dụng lượng lớn nước dưới đất cho hoạt động của mình, dẫn đến nguy cơ sụp lún tầng nước ngầm. Hiện nay, chưa có nghiên cứu về mối tương quan giữa ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường sinh thái, nhưng tác động đến môi trường đất và môi trường sinh thái là không thể tránh khỏi. 9.2.2. Từ môi trường trường không khí Các khí thải gây tác hại xấu đến thực vật, gây ảnh hưởng có hại đối với hoạt động nông nghiệp, làm cho cây trồng chậm phát triển. Bụi đá tại các cơ sở hoạt động Làng Đá mỹ nghệ Non Nước phát sinh từ quá trình chế tác đá, cộng với tiếng ồn từ quá trình mài, cưa, xẻ... sẽ ảnh hưởng đến khu vực dân cư lân cận. Do khu làng nghề gần Khu du lịch Non Nước, Ngũ Hành Sơn nên khả năng ảnh hưởng du khách, hoạt động du lịch. Mùi hôi từ quá trình sơ chế hải sản của các hộ dân ven biển thuộc phường Mân Thái, Thọ Quang, quận Sơn Trà cũng tác động đến hoạt động du lịch. Mặc dù chưa có nghiên cứu chuyên ngành, nhưng các khí như SO2, H2SO4, clorua ... làm ảnh hưởng chất lượng công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Với gió biển sẽ làm gỉ sét, hư hỏng các mối hàn, theo đó, tuổi thọ công trình sẽ giảm đi. Ngoài ra, các khí SO2, NOx trong môi trường không khí gây hiện tượng lắng đọng và mưa axít, sẽ làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các loại vật liệu. 9.2.3. Từ môi trường đất Môi trường đất khi bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến quá trình cây phát triển. Ở Đà Nẵng, những khu vực xung quanh KCN, khu vực chăn nuôi, cơ sở sản xuất phân bón, thuốc BVTV, bãi rác, trạm trung chuyển rác khu vực đô thị, KCN có nhiều cơ sở hoạt động phân ngành vật liệu xây dựng... có nguy cơ tác động đến môi trường đất. Ngoài ra, quá trình mặn xâm nhập sâu sẽ tác động các hệ sinh thái nông nghiệp trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Cu Đê. 9.2.4. Tài nguyên đa dạng sinh học ĐDSH đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Việc bảo tồn rừng tự nhiên có thể giúp cộng đồng tiếp tục sử dụng các giá trị của tài nguyên rừng. Giai đoạn 2016 - 2020, có 09 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến thành phố, làm cho độ che phủ rừng suy giảm và ảnh hưởng nơi cư trú các loài trong rừng một thời gian, cộng với các loài thực vật bị tổn thương. Đặc biệt ở KBTTN Sơn Trà, nơi cư trú của loài đặc hữu Voọc chà vá Chân nâu (chủ yếu sống ở đỉnh núi) dễ bị tổn thương trước thiên tai và BĐKH. Các hoạt động trên cạn và dưới nước tại các KBT sẽ ảnh hưởng đến tính ĐDSH, tác động đến các hệ sinh thái nhạy cảm, có nguy cơ suy giảm nguồn gen quý hiếm, cộng với sự ô nhiễm và phát tán sinh vật xâm hại sẽ làm suy giảm ĐDSH trong tương lai. Đây cũng sẽ là tác động rất lớn ảnh hưởng đến hoạt động phát triển KT-XH, đặc biệt là hoạt động du lịch của thành phố. So với giai đoạn 2011-2015, chất lượng các thành phần môi trường đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên thông số bụi ở một số vị trí, ở một số thời điểm có mức vượt quy chuẩn; mùi hôi từ một số khu vực tiếp nhận nước thải (vùng tiếp nhận nước thải của Trạm Phú Lộc, Âu thuyền Thọ Quang, KCN DVTS Đà Nẵng và Chợ cá), bãi rác, các trạm trung chuyển rác gây bức xúc cho nhân dân. Bên cạnh đó, hiện tượng xâm nhập mặn vào các đợt hạn hán năm 2017 và năm 2019 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cấp nước và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản của ngư dân trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn và một số khu vực khác. Ngoài ra, môi trường nước tại các kênh, hồ và hiện tượng cá chết một số nơi thời gian qua, như hồ Hòa Phú, hồ Trung Nghĩa 1 ở quận Liên Chiểu, sông Phú Lộc, âu thuyền Thọ Quang,... làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh. Vì vậy, trong thời gian tới các Sở, ban, ngành cần tăng cường công tác quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp xả thải ra môi trường; nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng,... CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ 10.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG Giai đoạn 2016 - 2020. thành phố tiếp tục triển khai Quyết định 41/QĐ-UBND ngày 24/8/2008 về “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” và đạt được những chỉ tiêu đáng kể, cụ thể tại Bảng 10.1. Bảng 10.1. Kết quả thực hiện Quyết định 41/QĐ-UBND ngày 24/8/2008 TT Tiêu chí Kết quả năm 2020 I Chất lượng môi trường không khí 1 Chỉ số ô nhiễm không khí (API) <100 2 Độ ồn tại các khu vực: - Khu dân cư - Đường phố Đạt 3 Tỷ lệ các nhà máy kiểm soát ô nhiễm không khí 100% 4 Diện tích không gian xanh đô thị bình quân trên người 8,9 m2/người II Chất lượng môi trường nước 5 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch bình quân: - Tại các quận nội thành - Tại huyện Hòa Vang 99% 99,5% 6 Tỷ lệ chất lượng nước đạt yêu cầu tại các khu vực: sông, ven biển, hồ, nước ngầm - 7 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý 83,5% 8 Tỷ lệ nước thải công nghiệp đạt yêu cầu xả thải 100% III Chất lượng môi trường đất 9 Tỷ lệ thu gom CTRSH 100 10 Tỷ lệ tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp - Bên cạnh đó, thành phố đã tiến hành đánh giá bộ chỉ số về kết quả bảo vệ môi trường theo Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019 của Bộ TN&MT. Kết quả tính toán bộ chỉ số đánh giá kết quả BVMT năm 2020 thành phố tại Bảng 10.2. Bảng 10.2. Kết quả tính toán bộ chỉ số theo Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT TT Nội dung chỉ số ĐVT Năm 2020 1 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường % 83,5 2 Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường % 100 3 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường % 100 4 Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường % 100 5 Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường % 90,91 6 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để % 100 7 Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị Số phương tiện/10.000 người 5,34 8 Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra Vụ 0 9 Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường % 100 10 Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa 10.1 Đối với cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện % 100 10.2 Đối với các siêu thị % 67 10.3 Đối với khu du lịch % 82,35 11 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn % 80 - 90 12 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường % 100 13 Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh % 100 14 Tỷ lệ khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo. % 100 15 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung % 98,88 16 Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh % 100 17 Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh % 100 18 Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. % 100 19 Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp % 1,22 20 Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá Ha 1,293 21 Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo kwh 13.190.000 22 Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị Trạm/10.000 người 0,0098 23 Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở TN&MT địa phương theo quy định của pháp luật % 22,5 24 Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp BVMT % 2,27 25 Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân Người/ triệu dân 123,13 26 Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng % 100 Đa số các tiêu chí có kết quả đạt từ 90% trở lên bao gồm các tiêu chí liên quan đến quản lý chất thải, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, khí thải, cung cấp nước sạch đều là các tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân. Kết quả trên đã bước đầu hình thành được cơ sở hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất về kết quả bảo vệ môi trường của địa phương để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung của thành phố. Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2692/QĐ-BTNMT phê duyệt kết quả thực hiện bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố của Việt Nam được xếp hạng ở mức Tốt. 10.2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Từ năm 2016 đến nay, thành phố đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), các chính sách bảo vệ môi trường (chi tiết tại phụ lục 1). Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các VBQPPL, cùng với 55 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được các Bộ, ngành ban hành, đã được thành phố triển khai, áp dụng trong công tác quản lý môi trường tại địa phương, cơ bản đáp ứng với tình hình thực tiễn của thành phố, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc, cụ thể tại mục kiến nghị, đề xuất. 10.3. NGÂN SÁCH, ĐẦU TƯ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Tổng kinh phí chi sự nghiệp môi trường giai đoạn 2016 - 2020 tại bảng 10.3. Bảng 10.3. Kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2016 - 2020 (triệu đồng) TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Chi sự nghiệp môi trường 236.477 259.137 327.419 389.841 385.000 - Chi đầu tư phát triển 27.833 33.759 72.754 47.185 - - Chi thường xuyên 208.644 225.378 254.665 342.656 - 2 Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 17.601.006 23.302.673 27.336.625 19.000.888 16.962.000 3 Tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường (=1/2) 1,34% 1,16% 1,20% 2,05% 2,27% Nguồn: Sở Tài chính. Ngoài ra, thành phố đã đầu tư hơn 3.609[22] triệu đồng cho hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ cho việc xử lý chất thải rắn và hơn 1.500[23] tỷ đồng triển khai các Dự án đầu tư, nâng cấp các trạm xử lý nước thải đô thị tập trung trên địa bàn thành phố. 10.4. TRIỂN KHAI CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 10.4.1. Thẩm định, cấp phép môi trường 10.4.1.1. Công tác thẩm định, cấp phép hồ sơ môi trường Ở cấp thành phố, cơ quan chuyên môn đã thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt 441 hồ sơ môi trường từ năm 2016 - 2020. Bảng 10.4. Tình hình thẩm định hồ sơ môi trường 2016 - 2020 TT Thủ tục hành chính 2016 2017 2018 2019 2020[24] 1 Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 53 63 57 59 31 2 Thẩm định, phê duyệt đề án BVMT chi tiết[25] 2 2 2 - - 3 Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường 4 8 7 3 1 4 Đăng ký xác nhận kế hoạch BVMT 18 12 18 25 23 5 Đăng ký xác nhận Đề án BVMT đơn giản[26] 13 0 0 - - 6 Cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại 20 15 12 19 13 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian qua, công tác thẩm định báo cáo ĐTM được chú trọng, nâng cao chất lượng. 100% cơ sở lập thủ tục Đề án được kiểm tra thực tế đối với các công trình bảo vệ môi trường của các cơ sở. Đối với các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, những dự án không phù hợp về địa điểm, nguy cơ phát sinh vấn đề môi trường nhạy cảm, không đảm bảo các yêu cầu về BVMT, không được sự đồng thuận cao của cộng đồng địa phương, cơ quan tham mưu đã tổ chức Hội đồng thẩm định làm cơ sở báo cáo, đề xuất UBND thành phố cân nhắc trong việc chấp thuận đầu tư dự án, đưa ra các nghiên cứu và đề xuất thay đổi việc lựa chọn địa điểm...theo quan điểm không đánh đổi môi trường, sức khỏe người dân để phát triển kinh tế. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cấp phép hồ sơ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai các giải pháp cụ thể: - Kiểm tra hồ sơ năng lực của các đơn vị tư vấn về môi trường, liên kết các trường đại học, trung tâm đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng và khai thác kho dữ liệu về hơn 4.000 chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực để phục vụ cho công tác thẩm định ĐTM; - Thực hiện rút ngắn thời gian công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) từ 50 ngày làm việc (theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ) xuống còn 40 ngày làm việc theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 462/UBND-SNV ngày 22/01/2019 về việc cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục báo cáo ĐTM. Đối với các dự án động lực, trọng điểm, Sở đề xuất tiếp tục rút ngắn từ 40 ngày làm việc xuống còn 27 ngày làm việc (tại Công văn số 690/STNMT-VP ngày 03/3/2020). - Tăng cường dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong lĩnh vực môi trường, tổ chức các cuộc họp, hội đồng thông qua hình thức trực tuyến đạt hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Tuyên truyền, hướng dẫn triển khai nộp TTHC trong lĩnh vực môi trường ở DVCTT mức độ 3, 4 nhằm cắt giảm thời gian giao dịch trực tiếp và đi lại của tổ chức, công nhân khi liên hệ công tác tại Sở. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến mức 3, 4 đối với các thủ tục lĩnh vực môi trường đạt 99%. - Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện, lập và thẩm định báo cáo ĐTM, kế hoạch BVMT cho các Ban QLDA thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các Ban QLDA thuộc UBND các quận, huyện; đào tạo về công tác hậu kiểm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường, đồng thời tạo cơ hội trao đổi, thảo luận các khó khăn, vướng mắc các doanh nghiệp đang gặp trong thực tiễn. - Tham mưu UBND thành phố về tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc cấp phép lĩnh vực đầu tư, xây dựng, môi trường (Công văn số 605/UBND-STNMT ngày 29/01/2019), tham mưu UBND thành phố trong việc ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND thành phố cho BQL KCN và các KCN Đà Nẵng. Tuy nhiên, quá trình thẩm định và phê duyệt báo ĐTM, một số vấn đề bất cập: - Một số quy định hướng dẫn thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM còn chưa rõ, hoặc chồng chéo giữa các văn bản. Việc xem xét thủ tục thẩm định hồ sơ đối với cơ sở đang hoạt động bỏ qua khâu xử phạt vi phạm hành chính do quá thời hiệu xử phạt. - Một số dự án có chất lượng báo cáo ĐTM không cao do năng lực xây dựng báo cáo của một số đơn vị tư vấn vẫn còn hạn chế, có sự sao chép, thiếu các thông tin, phương pháp đánh giá chưa khoa học, các giải pháp môi trường thiếu thực tế. - Việc lấy ý kiến tham vấn cộng đồng còn mang tính hình thức một phần do quy định chưa chặt chẽ nên chưa phản ánh được nguyện vọng của người dân. Nhận thức của doanh nghiệp chưa cao, xem lập báo cáo ĐTM đơn thuần là thủ tục hành chính, nên công tác sau ĐTM ít quan tâm, không tuân thủ gây các hệ lụy môi trường, có nơi không có bộ phận hoặc cán bộ môi trường mà giao trực tiếp cho đơn vị tư vấn. - Công tác phối hợp các ngành có liên quan để xác định tình trạng cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh để yêu cầu về mặt lập thủ tục môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động còn chưa chủ động. Do vậy, vẫn còn một số cơ sở đã hoạt động hoặc đang thi công, nhưng chưa lập thủ tục vẫn chưa được kiểm soát hết. 10.4.1.2. Thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của các tổ chức, cá nhân xả nước thải ra môi trường thuộc đối tượng chịu phí ở các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất, làng nghề tập trung và các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo phân cấp quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND thành phố. Kết quả thu phí đạt được trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020 cho thấy số phí thu được đều vượt chỉ tiêu so với dự toán thu theo kế hoạch được giao từng năm, tại bảng 10.5. Bảng 10.5. Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải CN giai đoạn 2016 - 2020 Năm Số phí thu được (đồng) 2016 1.230.904.884 2017 802.608.871 2018 745.464.267 2019 1.592.247.251 2020 2.227.702.456 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường. 10.4.2. Quan trắc, báo cáo hiện trạng môi trường Công tác quan trắc môi trường thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2016-2020 được thực hiện tại Quyết định số 5117/QĐ-UBND ngày 30/7/2014 của UBND thành phố. Hiện nay, UBND thành phố ban hành Chương trình quan trắc chất lượng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025” tại Quyết định số 3462/QĐ-UBND - UBND thành phố Đà Nẵng ngày 01/11/2021. Về đầu tư hạ tầng về quan trắc môi trường của thành phố, năm 2019, UBND thành phố ban hành Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 16/9/2019 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Đầu tư các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với 13 trạm quan trắc tự động, liên tục, trong đó có 04 trạm quan trắc nước biển ven bờ, 03 trạm quan trắc nước sông, và 06 trạm quan trắc không khí xung quanh. Thời gian đầu tư trong các năm 2020-2022. Đồng thời, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Dự án: Đầu tư 02 hệ thống quan trắc môi trường nước tự động, liên tục trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Đầu năm 2022, dự kiến sẽ đưa vào khai thác sử dụng bao gồm: 03 trạm quan trắc không khí tự động liên tục, cố định (chưa bao gồm trạm quan trắc không khí tại 41 Lê Duẩn kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương); 01 trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa cố định tại hạ lưu Sông Phú Lộc; 04 trạm quan trắc nước biển tự động cố định và 01 trạm quan trắc nước mặt cố định tại Cầu Đỏ; Trong năm 2022: đưa thêm vào 03 trạm quan trắc không khí tự động liên tục, cố định, 02 Trạm quan trắc môi trường nước tự động, liên tục trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trạm Ái Nghĩa và Trạm Tứ Câu) và 02 Trạm trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa cố định tại hạ lưu Sông Hàn và sông Cu Đê. Từ tiến trình dự kiến đưa vào hoạt động các trạm quan trắc tự động, liên tục như trên, kinh phí phục vụ công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng mạng lưới quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 có sự gia tăng đáng kể (trên 15 tỷ đồng hàng năm). 10.4.3. Kiểm soát môi trường Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 6/2020 đã thực hiện 82 cuộc đối với 188 tổ chức, cá nhân. Qua đó, tham mưu Chủ tịch UBND thành phố và ban hành 115 Quyết định xử lý vi phạm hành chính với số tiền 11.691.604.000 đồng. Tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trong các cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT cấp xã và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về BVMT của BQL các khu kinh tế, khu công nghiệp là 94 người. Với tình trạng vẫn còn các cơ sở sản xuất chưa tuân thủ công tác BVMT, vận hành công trình xử lý môi trường chưa đạt yêu cầu hoặc các công trình xử lý môi trường xuống cấp, hư hỏng, hay gặp sự cố, thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát môi trường có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết dứt điểm những nội dung, vấn đề nóng, bức xúc về môi trường, đồng thời tiếp tục cập nhật những quy định mới về bảo vệ môi trường, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về môi trường, xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. 10.5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI Từ năm 2016 đến nay, thành phố triển khai 33 đề tài các cấp liên quan đến BVMT (03 đề tài cấp Quốc gia, 20 đề tài cấp thành phố, 10 đề tài cấp cơ sở). Các đề tài tập trung vào lĩnh vực điều tra, khảo sát, cung cấp cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của thành phố, làm luận cứ khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường; nghiên cứu xử lý các vấn đề cấp bách về môi trường của thành phố như ô nhiễm tại Âu thuyền Thọ Quang, xâm nhập mặn nước dưới đất, phòng chống ngập lụt, cháy rừng; nghiên cứu xây dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ dòng Rip, công cụ cảnh báo dự báo sớm thiên tai; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xử lý các chất thải sinh hoạt, sản xuất vật liệu thân thiện môi trường,... Trong giai đoạn tiếp theo, Đà Nẵng tiếp tục triển khai Chương trình Khoa học và Công nghệ của thành phố giai đoạn 2017 - 2025 phê duyệt tại Quyết định số 5046/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của UBND thành phố, trong đó có chương trình “Nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng thành phố môi trường và phòng tránh thiên tai”. Bên cạnh đó, thành phố chú trọng khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về xâm nhập mặn, quản lý môi trường tại Âu thuyền Thọ Quang,... 10.6. NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI HÓA Với mục tiêu xây dựng thành phố môi trường, UBND các cấp, sở, ban, ngành đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Ban Tuyên giáo Thành ủy thông qua các hội nghị giao ban định kỳ về báo chí, giao ban ngành, lĩnh vực khoa giáo, hội nghị báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội... nắm bắt, định hướng cụ thể để tuyên truyền nhiều vấn đề về môi trường, nhất là những vấn đề nổi cộm dư luận quan tâm, kịp thời tổng hợp báo cáo lãnh đạo thành phố chỉ đạo xử lý; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên chỉ đạo, định hướng báo đài thành phố đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường. Những thông tin, kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, chủ trương xây dựng thành phố môi trường hoặc thông tin về tình hình giải quyết các vấn đề môi trường của thành phố đã được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, giúp người dân tiếp cận thông qua nhiều kênh thông tin, tập huấn, nói chuyện tuyên truyền, họp tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng, phong trào, sự kiện, chiến dịch, các hoạt động thực tiễn có ý nghĩa của nhiều cơ quan, ban, ngành... công tác tuyên truyền đã huy động được sự tham gia của toàn thể cộng đồng, qua đó đã hình thành các phong trào, mô hình, hoạt động với sự tham gia tích cực của đông đảo người dân thành phố về bảo vệ môi trường, tạo sức lan tỏa mạnh và đạt hiệu quả nhất định. Nổi bật là: (1). Phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp” Phong trào đã triển khai trước khi thành phố ban hành Đề án, là một trong những nhiệm vụ được yêu cầu triển khai có hiệu quả. Mục tiêu kêu gọi sự tham gia của người dân chung tay góp sức cùng chính quyền địa phương tạo cho bộ mặt thành phố thay đổi, trở nên Xanh - Sạch - Đẹp hơn. Đến nay, phong trào này đã thực sự đi vào cuộc sống của nhiều người dân thành phố. Các địa phương, đơn vị đã duy trì tổ chức hiệu quả với phương thức luôn đổi mới nhằm huy động ngày càng nhiều sự tham gia và đóng góp đáng kể cho xử lý các điểm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vệ sinh môi trường ở các lô đất trống có ô nhiễm, số lượng người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Để duy trì Phong trào, phát huy vai trò cộng đồng, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 8460/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 về Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp loại thi đua thực hiện Phong trào, theo đó mỗi năm UBND thành phố đều tổ chức khen thưởng động viên Phong trào. (2). Mô hình “Trường học Xanh” Ngày 17/12/2014, UBND thành phố phê duyệt Quyết định số 9083/QĐ-UBND ban hành Bộ tiêu chuẩn và quy trình xét chọn, công nhận “Trường học xanh” cho các trường tiểu học trên địa bàn thành phố... Chương trình đã được triển khai tốt. Công tác lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn chính khóa ở các cấp học, chỉ đạo việc tổ chức ngoại khóa chuyên đê môi trường, đã huy động đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên các cấp học, bậc học tham gia bảo vệ môi trường ở các khu vực do địa phương, trường học, ngành giáo dục phát động với nhiều mô hình hiệu quả. (3). Xây dựng “Phường, Xã thân thiện với môi trường” Với mục tiêu trở thành các quận, huyện môi trường, UBND các quận huyện đã xây dựng Kế hoạch, các tiêu chí cụ thể trên cơ sở Đề án của thành phố. Để đánh giá, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 04/02/2018 về Bộ tiêu chí đạt chuẩn “Phường thân thiện với môi trường”. (4). Chuyên mục “Thành phố Môi trường” Chuyên mục “Thành phố môi trường” trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng đã trở nên thân thuộc với người dân thành phố. Kể từ năm 2014 đến nay, số lượng chuyên đề tăng cường đạt 18 chuyên đề/năm, chưa kể các phóng sự, chương trình khác về môi trường trên truyền hình, báo Đà Nẵng và các cơ quan báo, đài khác. Mỗi năm, hưởng ứng các sự kiện lớn, các vấn đề nổi lên về môi trường, thành phố đã thực hiện các buổi tọa đàm trực tiếp trên chuyên mục, như “ô nhiễm lô đất trống”, “Hỏa táng giải pháp mai táng văn minh”, “Thu gom rác thải theo giờ”,... Chương trình thời sự (cả sóng phát thanh và truyền hình) mỗi năm thực hiện hơn 200 phóng sự ngắn, hơn 70 ghi nhanh và hơn 500 tin tuyên truyền về Đề án Thành phố môi trường, đã thông tin tuyên truyền khá toàn diện về nội dung và kết quả thực hiện Đề án, các điển hình, mô hình mới, phản ánh các điểm nóng về môi trường,... tạo sức thu hút của đông đảo người dân thành phố, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong cộng đồng về bảo vệ môi trường thành phố. Trên sóng phát thanh, các chuyên mục Đô thị Đà Nẵng, Nhịp sống trẻ, Phụ nữ và cuộc sống, Câu chuyện cuối tuần đã dành thời lượng đáng kể tuyên truyền truyền về lĩnh vực môi trường. Nhiều phóng sự tạo hiệu ứng xã hội khá tốt như: Xây dựng khu dân cư văn hóa biển, Xử phạt hành chính các hành vi xả rác bừa bãi, Ngày Môi trường thế giới, Ngày đại dương thế giới, Phân loại rác tại nguồn, Phong trào Chống rác thải nhựa..... (5). Chương trình liên tịch về Bảo vệ Môi trường Các chương trình liên tịch đã được ký kết, duy trì tốt nhiều năm qua, đã phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, các mô hình đã được tổ chức thực hiện và nhân rộng. Hiện nay, các tiêu chí về môi trường đã được lồng ghép đánh giá chặt chẽ trong Bộ tiêu chuẩn xét các danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Phường văn hóa văn minh đô thị”, “Xã văn hóa nông thôn mới”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” do UBND thành phố ban hành; cùng với đó là bộ tiêu chí “Khu dân cư thân thiện môi trường” do Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố ban hành. Khối doanh nghiệp đã đóng góp tích cực đối với công tác tuyên truyền về BVMT, chủ động tìm hiểu, liên hệ và đăng ký tham gia các hoạt động BVMT. Do đó, việc lồng ghép tuyên truyền trong mỗi hoạt động của doanh nghiệp mang lại các kết quả nhất định, tạo được nguồn lực cơ bản và thường xuyên đối với các chương trình. (6). Giải báo chí tuyên truyền Đề án Thành phố Môi trường Từ năm 2017 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông duy trì tổ chức Giải Báo chí tuyên truyền thành phố gồm nhiều nhóm đề tài khác nhau, trong đó có nhóm đề tài tuyên truyền về Đề án, qua đó đã cung cấp thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách quan trọng của thành phố về chủ đề “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”, góp phần nâng cao nhận thức, vận động, khuyến khích toàn thể nhân dân, doanh nghiệp chung tay thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố trong lĩnh vực môi trường, thể hiện rõ nhất qua sự tham gia tích cực của toàn thể cộng đồng, người dân sau khi các cơn bão, sự cố thiên tai xảy ra. Ngoài ra, thông qua Tổ Công tác thông tin báo chí, đã phát hiện nhiều vấn đề nổi cộm về môi trường, giúp các cơ quan quản lý tiến hành xử lý, phản hồi thông tin đến báo chí, thể hiện sự quan tâm của thành phố đối với vấn đề môi trường. (7). Hoạt động của Hội BVTN và môi trường thành phố Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường thành phố đã phối hợp, tham gia nghiên cứu khoa học, góp ý chính sách về bảo vệ môi trường, tham gia tư vấn và phản biện xã hội trên các lĩnh vực đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, các dự án Cải tạo môi trường của thành phố như xử lý ô nhiễm các tuyến sông suối, kênh hồ, âu thuyền Thọ Quang, xử lý rác thải sinh hoạt; đánh giá tác động từ dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô, Công viên đại dương Sơn Trà… Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hội sẽ tập trung đổi mới phương thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên nhiên và môi trường, tiếp tục đề xuất Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế. 10.7. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực môi trường như: Chính phủ Nauy, Chính phủ Nhật Bản (thông qua cơ quan phát triển Nhật Bản - JICA), USAID, WWF, UNESCAP, CityNet; lồng ghép nội dung về môi trường vào quan hệ hợp tác với các địa phương nước ngoài như với thành phố Yokohama (Nhật Bản), thành phố Boras (Thụy Điển) về xử lý chất thải rắn và môi trường bền vững; đại diện thành phố đã tham gia, chia sẻ tại nhiều diễn đàn về môi trường nhằm tranh thủ cơ hội hợp tác phù hợp với mục tiêu phát triển xanh và bền vững của thành phố, điển hình như: Hội nghị Thành phố thông minh châu Á tại Nhật Bản (từ năm 2016 đến nay), Hội thảo các Thành phố kiểu mẫu Carbon Thấp của APEC (2016), Hội nghị 3R cho Chính quyền địa phương các nước châu Á (2017), Đại hội đồng Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) lần thứ 6 năm 2018, Hội thảo vùng về Quản lý tổng hợp tài nguyên các thành phố châu Á (2018, 2019), Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 7 năm 2019… Đến tháng 8/2020, thành phố vận động 18 dự án về lĩnh vực môi trường, kinh phí khoảng 75 tỷ đồng. Các kế hoạch triển khai quản lý, BVMT được ban hành kịp thời, đồng bộ, đạt được những kết quả nhất định. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đang dần được đầu tư đồng bộ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT được quan tâm, triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức phong phú, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các chính sách về BVMT. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện, nghiêm túc, phối hợp với các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, công dân đối với việc BVMT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh về công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian tới, một số hoạt động cần được đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa, như thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, cây xanh, thoát nước,... để giảm tỷ trọng chi ngân sách sự nghiệp môi trường cho các hoạt động. Đồng thời gia tăng ngân sách chi cho các hoạt động: thanh kiểm tra môi trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Cần hình thành các cơ chế tài chính để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường. Quỹ Bảo vệ môi trường là cơ chế đang được áp dụng ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Việc sớm ổn định bộ máy hoạt động của Quỹ sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận nguồn vốn cho xử lý môi trường. Đồng thời, thông qua quỹ này, các tổ chức có nơi để ủy thác, ký quỹ hoặc tài trợ các hoạt động BVMT của thành phố. Các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch cần có sức hút mạnh mẽ hơn để các chính sách này thật sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt, những ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế, phí cần có hướng dẫn cụ thể của các bộ ngành liên quan thì mới thực hiện được trong thực tế. Cùng với đó, chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ môi trường cần được chú trọng để phát triển mạnh trong thời gian tới ở Đà Nẵng, vừa tạo ra lợi ích kinh tế về môi trường, nhưng cũng sẽ hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường trong bối cảnh hội nhập. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN TỚI Với các nội dung được phân tích từ Chương 1 đến Chương 10, đồng thời tại Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 02/4/2021, UBND thành phố đã ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố Môi trường đến năm 2030”, theo đó, các mục tiêu, giải pháp về bảo vệ môi trường trong thời gian tới đã được cụ thể hóa, như sau. 11.1.1. Mục tiêu tổng quát 1. Tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao các mục tiêu xây dựng thành phố môi trường theo Đề án Xây dựng Đà Nẵng - thành phố Môi trường. Phấn đấu đến năm 2025, Thành phố đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra là thành phố môi trường, có lộ trình đến năm 2030 theo hướng đô thị sinh thái; tạo sự an toàn về sức khỏe và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với thành phố Đà Nẵng. 2. Phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường tại các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng ven biển và các khu vực cảnh quan tự nhiên; Đảm bảo chất lượng môi trường nước, đất, không khí theo các quy chuẩn; đặc biệt chú trọng đến các vấn đề khắc phục ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, quản lý môi trường công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại. 3. Khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồn nước, rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 4. Xây dựng các quy trình, hệ thống thông minh cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và thiên nhiên. 5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, làm cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tổ chức, người dân. 11.1.2. Mục tiêu cụ thể - Về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường: Thực thi các giải pháp giảm thiểu tại nguồn bằng các hoạt động quản lý nội vi tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; xây dựng mô hình và hình thành 01 khu công nghiệp (KCN) sinh thái; Phát triển nguồn năng lượng tái tạo; Giảm thiểu phát thải không khí bằng việc khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và các giải pháp giao thông thân thiện môi trường, kiểm soát chất lượng môi trường qua các chỉ số ở mức tốt (WQI, AQI). - Về cải thiện môi trường: Tiếp tục duy trì và phát huy các kết quả đã đạt được về công tác thu gom và xử lý nước thải, xử lý khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; Nâng cao tỷ lệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; Đảm bảo việc cải tạo các điểm nóng ô nhiễm môi trường và phục hồi các khu vực khai thác khoáng sản. - Về bảo tồn thiên nhiên: Giữ vững và khuyến khích việc gia tăng tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo duy trì diện tích đất được bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, đảm bảo bố trí diện tích cây xanh hữu dụng tại khu vực đô thị, khu vực sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học biển. - Về tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức: đảm bảo tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố tăng qua các năm, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà nước về môi trường và cán bộ phụ trách môi trường tại doanh nghiệp; Giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường của người dân, thực hiện cung cấp thông tin về môi trường của thành phố, nâng cao mức độ hài lòng của người dân về môi trường. 11.2.1. Cơ chế, chính sách 1. Tổ chức điều chỉnh các quy hoạch liên quan về cấp nước, thu gom, xử lý chất thải rắn, thoát nước phù hợp với tình hình hiện tại. 2. Triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng- thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030 với các chỉ thị/thông số mới phù hợp với hiện trạng và quy hoạch của Đà Nẵng từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp trong giai đoạn mới. 3. Thực hiện có hiệu quả Luật tài nguyên nước, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường và những quy định liên quan, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. 4. Xây dựng được hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường đặc trưng đối với một thành phố môi trường. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin theo hướng thành phố thông minh tận dụng các dữ liệu mở (chủ động) trong đó lấy trung tâm là người dân. 5. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức. 11.2.2. Khoa học, công nghệ 1. Tăng cường đầu tư hợp tác, chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và xử lý môi trường (nước thải, khí thải), phối hợp với các bộ, ngành tổ chức các hội thảo quốc tế về hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,... 2. Tận thu thế mạnh năng lượng tự nhiên và phế phẩm của Đà Nẵng (nắng, gió, nước, phụ phẩm công nghiệp...) áp dụng các mô hình phát triển năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội giảm sức ép về ô nhiễm môi trường và nguồn ngân sách cho việc xử lý chất thải. 3. Ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác hiện đại hóa lưới điện với các nhiệm vụ chính như: nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ khách hàng,… 4. Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, đánh giá vòng đời sản phẩm, các mô hình quản lý tiên tiến khác. 5. Nghiên cứu các công nghệ, quy trình xử lý ô nhiễm tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong và ngoài nước ứng với các thông số và hóa chất đảm bảo xử lý triệt để, có hiệu quả để cải tạo và phục hồi khu vực bị ô nhiễm. 6. Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ kiểm tra, giám sát; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, bảo tồn đa dạng sinh học. 7. Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ kiểm tra, giám sát; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, bảo tồn đa dạng sinh học. 8. Ứng dụng khoa học công nghệ về cảnh báo và giám sát đảm bảo vệ sinh môi trường; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rác sau bão lũ tại các bãi biển trên địa bàn thành phố. 11.2.3. Xây dựng, phát triển nguồn lực 1. Đối với các lĩnh vực yêu cầu trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm (xử lý chất thải, nước thải, quan trắc,...) cần xây dựng kế hoạch cụ thể bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp. Kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức chuyên sâu nhất là kỹ năng quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn. 2. Phát triển lực lượng các bộ quản lý môi trường tại các phòng Tài nguyên và Môi trường ở cấp quận, huyện theo hướng kết hợp giữa quản lý tài nguyên và quản lý môi trường. Ngoài ra ở mỗi phường, xã đều phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách về môi trường và tài nguyên, đối với tổ dân phố có một tổ phó phụ trách vấn đề môi trường và lực lượng nòng cốt cho công tác môi trường của phường là các hội như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, thanh niên xung kích... 3. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn nghiệp vụ hằng năm với các công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường, nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát, ứng phó với các vấn đề thực tiễn như các sự cố môi trường, BĐKH,... 4. Tăng cường liên kết với các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xây dựng các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học để đảm bảo sự thống nhất, cùng nhau phát triển. 11.2.4. Tài chính 1. Tận dụng các nguồn chi ngân sách hằng năm cho các dự án ưu tiên cấp bách, tránh lãng phí cho các dự án chưa có quy hoạch cụ thể hay các dự án có thể kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân hay nước ngoài. Cân đối ngân sách địa phương, phấn đấu bố trí tăng dần kinh phí từ ngân sách thành phố để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường 2. Tăng cường nguồn lực và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường, huy động các nguồn vốn ODA, vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế, vốn từ nguồn thu phí môi trường và đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường,... 3. Thực hiện công tác xã hội hóa trong đó triển khai các biện pháp huy động theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân,... 4. Xúc tiến kêu gọi nguồn viện trợ, các dự án đầu tư nước ngoài, tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn ODA, tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Các ngành, địa phương lập các dự án bảo vệ môi trường cụ thể của đơn vị mình để thu hút vốn ODA, đặc biệt chú trọng các dự án liên quan đến xử lý nước thải, chất thải rắn, không khí và tiếng ồn, chất thải y tế. 5. Đẩy mạnh hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường để huy động các nguồn lực của Nhà nước, cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước và sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để tập trung giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc ưu tiên. 6. Xây dựng cơ chế, nguồn vốn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất theo hướng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; hỗ trợ tín dụng, trợ giá sản phẩm tái chế; hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm tái chế, xanh, sạch, thân thiện với môi trường. 11.2.5. Các nhóm giải pháp hỗ trợ khác 1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia từ các sở, ban, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường; 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về trồng cây, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đất - nước - không khí. 3. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong người dân. Tổ chức biên soạn nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình về trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường; phát động các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. 4. Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một các khoa học với khối lượng hợp lý; tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về môi trường, thiên nhiên, các công tác làm sạch bãi biển, các điểm đến du lịch... 5. Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình truyền thông, các khóa đào tạo, tập huấn, diễn đàn, các lễ kỷ niệm.... về bảo vệ môi trường; phát huy các nguồn tri thức sẵn có, xây dựng mô hình BVMT từ cộng đồng, cùng bảo vệ và chia sẻ. 6. Lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố để đảm bảo quá trình phát triển bền vững theo hướng thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược, có sự điều chỉnh cần thiết theo hướng bền vững, xây dựng quy hoạch quản lý môi trường và tổ chức thực hiện song song với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội; xác lập cơ chế tài chính dài hạn và hàng năm cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. 7. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác hình thành các mạng lưới cộng sinh công nghiệp. 8. Ưu tiên vay vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để thực hiện các chương trình: cải tạo phục hồi về môi trường đối với các khu vực khai thác khoáng sản, nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình xử lý nước thải, rác thải. Giai đoạn qua, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung, diễn biến thời tiết phức tạp và chịu tác động của dịch bệnh Covid-19; Thành phố tập trung phát triển các lĩnh vực như: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, công tác quy hoạch phát triển thực hiện tốt, huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo bước đột phá trong xây dựng đô thị. Tất cả góp phần tạo nên diện mạo thành phố xanh - sạch - đẹp, văn minh và thân thiện môi trường. Đặc biệt, sau 12 năm thực hiện Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”, nhiều chương trình, nhiệm vụ, hành động đã được UBND các cấp, các ngành tổ chức triển khai, như: xử lý điểm nóng môi trường; kiểm tra, giám sát tuân thủ bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp quản lý chất thải rắn, tổ chức thay đổi phương thức thu gom, vận chuyển rác theo giờ, giảm sự hiện diện thùng rác trên các đường phố chính, tạo mỹ quan sạch đẹp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được chú trọng dưới nhiều hình thức và được thực hiện đồng bộ, sâu rộng; nhiều hoạt động bảo vệ môi trường có ý nghĩa cùng nhiều mô hình, sáng kiến được thực hiện ở các địa phương, mặt trận, các hội, đoàn thể các cấp. Những phong trào về bảo vệ môi trường đã đi vào cuộc sống cộng đồng dân cư thành phố như: Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, Tổ dân phố không rác, Khu dân cư thân thiện môi trường, phân loại rác tại nguồn,... Về chất lượng môi trường thành phố được giữ mức ổn định, riêng chất lượng môi trường không khí đã được cải thiện hơn so với giai đoạn 2011 - 2015. Các điểm nóng môi trường đã giải quyết cơ bản, Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt toàn thành phố đạt 95%, tăng 2% so với cả giai đoạn 2011 - 2015 trong điều kiện phát triển của nền kinh tế và dân số gia tăng. Công tác xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg đã được triển khai quyết liệt. Thông qua các mô hình, phong trào điển hình về BVMT, các khu vực ô nhiễm hoặc chưa đảm bảo vệ sinh môi trường hoặc có nguy cơ ô nhiễm đã được chủ động giải quyết bởi nhiều nguồn lực của xã hội. Nhiều dự án hoạt động hợp tác quốc tế về môi trường đã được các sở, ban ngành thực hiện. Hạ tầng kỹ thuật môi trường đã từng bước được đầu tư, hoàn thiện theo hướng hiện đại. Công tác quản lý nhà nước về môi trường được chú trọng. Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường luôn đảm bảo cao hơn quy định. Sức ép lên môi trường do phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng là rõ ràng, mặc dù nỗ lực triển khai các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp với sự phát triển, dẫn đến các vấn đề cục bộ về môi trường là không tránh khỏi. Chất lượng môi trường nước còn tốt, nhưng cục bộ một số nơi vẫn còn chịu tác động, chưa được cải thiện hoàn toàn, như khu vực sông Phú Lộc, khu vực Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang. Việc quy hoạch các KCN, CCN, các dự án và công trình xử lý môi trường thời gian qua chưa đảm bảo khoảng cách về môi trường với khu dân cư theo các quy chuẩn chuyên ngành, đã nảy sinh bức xúc, phản ánh từ cộng đồng. Chất lượng môi trường không khí của thành phố trong thời gian qua có cải thiện đáng kể, các thông số không khí như Bụi (PM10), NO2, SO2 và O3 tại các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Trong tổng số 54 điểm, vị trí quan trắc không khí định kỳ, chỉ số chung về chất lượng không khí (AQI - Air Quality Index) năm 2020 với 100% điểm đo phản ánh chất lượng không khí từ trung bình đến tốt (AQI <100), trong đó 43/54 điểm đo phản ánh chất lượng không khí tốt (AQI <50), 12/54 điểm phản ánh chất lượng trung bình (50 Chất lượng môi trường đất chưa được đánh giá tổng thể, thành phố hiện có 03 nghĩa trang với diện tích 619 ha (Nghĩa trang Hòa Sơn - 300 ha, nghĩa trang Gò Cà - 19,5 ha, nghĩa trang Hòa Ninh - 300 ha) và 01 Trung tâm hỏa táng An Phước Viên 7,4 ha tại Hòa Sơn; vẫn còn tồn tại nghĩa địa trong khu dân cư, ảnh hưởng đến môi trường đất. Hoạt động khai thác khoáng sản tại các khu vực Hòa Nhơn, Hòa Ninh,...với công tác phục hồi môi trường chưa đảm bảo quy định, nguy cơ tác động đến môi trường đất. Công tác quản lý chất thải đang có những chuyển biến khá tốt, thông qua các giải pháp đầu tư, tuy nhiên tiến trình triển khai chậm, chưa cập nhật quy hoạch quản lý chất thải rắn dài hạn, nguồn lực đầu tư chưa đa dạng. Quản lý nước thải vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại do: tỷ lệ đấu nối vào hệ thống đô thị vẫn chưa đạt, cơ chế và chất lượng quản lý vận hành thoát nước và xử lý nước thải đô thị, công nghiệp còn bất cập, năng lực xử lý của các hệ thống chưa ổn định. Tiêu chí về diện tích đất dành cho cây xanh đô thị, độ che phủ rừng đạt yêu cầu, Các hoạt động cấp thoát nước, xử lý ngập úng, thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, sự cố môi trường… đang từng bước triển khai thực hiện. Từ những kết quả tổng hợp, đánh giá về hiện trạng môi trường thành phố giai đoạn 2016 - 2020, UBND thành phố Đà Nẵng có các kiến nghị, đề xuất các Chính phủ, các bộ ngành sau đây: * Kiến nghị đối với Chính Phủ và các bộ, ngành liên quan 1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ tháng 01/2022, trong đó có một số điểm mới đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, do đó, kiến nghị sớm xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện kịp thời. 2. Xem xét hướng dẫn, quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các các cấp, ngành trong công tác: Quản lý chất thải rắn, Quản lý về đa dạng sinh học, Quản lý về đất ngập nước, công tác ứng phó với BĐKH, quan trắc tự động môi trường,…… 3. Sớm triển khai xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường, nhất là các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đặc biệt đối với các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải; cần cải thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án xử lý môi trường, tạo cơ chế thúc đẩy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. 4. Xem xét tăng cường nguồn tài chính từ Trung ương về địa phương cũng như nguồn nhân lực để đảm bảo tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới như: Quản lý chất thải rắn, quản lý đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu,.... 5. Ban hành hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Quỹ BVMT cấp tỉnh, chức năng thành lập, từ đó đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp lý để Quỹ BVMT cấp tỉnh hoạt động ổn định, có hiệu quả trong thời gian tới. * Đề nghị các Sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận huyện - Các Sở, ban ngành, quận huyện nghiên cứu nội dung báo cáo thực hiện lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong việc thực thi Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 2/4/2021 của UBND thành phố về ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030 và trong các quy hoạch, dự án, kế hoạch của ngành, lĩnh vực mình trong thời gian tới; - Dựa trên những phương hướng nhiệm vụ đã nêu tại Chương XI, các sở, ban ngành có liên quan xây dựng, lồng ghép trong các kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể có liên quan trình UBND thành phố xem xét phê duyệt; - Tăng cường thực thi pháp luật về BVMT trên địa bàn thành phố, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn tới; - Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, như: sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, hệ thống quản lý môi trường (ISO 14.000), kiểm toán môi trường, đổi mới công nghệ, sản phẩm sinh thái vào các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường, làm cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành thói quen, đi sâu vào nếp sống của mọi tầng lớp trong xã hội; - Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội; hoàn thiện hệ thống quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; thực hiện chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; - Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các dự án, công trình đầu tư xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường; - Chủ động tổ chức nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành, lĩnh vực quản lý của mình; tích cực tham gia chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế tác động biến đổi khí hậu đối với ngành, lĩnh vực, địa phương; - Tăng đầu tư, đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực bảo vệ môi trường./. [1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản “Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, 2016. [2] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 thành phố Đà Nẵng”, 27/08/2016. [3] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018”, 27/11/2017. [4] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019”, 14/12/2018. [5] UBND Thành phố Đà Nẵng, Đề án “Tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, 2018. [6] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tổng hợp “Kết quả điều tra, đánh giá mực nước dưới đất, khoanh định khu vực phải đăng ký công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, 2018. [7] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020”, 25/11/2019. [8] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2020 và một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020”, 25/09/2020. [9] Công văn số 1041/STNMT-CCMT ngày 25/03/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu. [10] Kế hoạch số 2335/KH-UBND ngày 09/04/2020 của UBND Thành phố Đà Nẵng về việc Triển khai Kế hoạch số 111-KH/TU ngày 17/02/2020 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. [11] Phòng Thẩm định và Cấp phép, Báo cáo “Kết quả thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 ngành tài nguyên và môi trường và xây dựng Kế hoạch 5 năm 2021 -2025”, 05/2020. [12] Báo cáo số 3348/SGTVT-QLKCHT ngày 13/08/2020 của Sở Giao thông vận tải về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [13] Báo cáo số 989/SKHCN-QLKH ngày 14/08/2020 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020. [14] Công văn số 109/TTr ngày 20/08/2020 của Thanh tra Sở về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường Đà Nẵng. [15] Báo cáo số 306/BC-UBND ngày 20/08/2020 của UBND Huyện Hòa Vang về hiện trạng môi trường huyện Hòa Vang giai đoạn 2016-2020. [16] Báo cáo số 464/BC-BQL ngày 22/08/2020 của BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. [17] Báo cáo số 1556/HQĐNg-GSQL ngày 24/08/2020 của Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [18] Báo cáo số 521/CCTL-PCTT ngày 24/08/2020 của Chi cục Thủy lợi về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [19] BQL Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Báo cáo “Hiện trạng môi trường tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước giai đoạn 2016 - 2020”, 24/08/2020. [20] Báo cáo số 262/BC-UBND ngày 25/08/2020 của UBND Quận Ngũ Hành Sơn về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020. [21] Báo cáo số 2475/BC-STP ngày 25/08/2020 của Sở Tư pháp về Kết quả thực hiện công tác quản lý môi trường giai đoạn 2016 - 2020. [22] Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Báo cáo “Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020”, 26/08/2020. [23] Báo cáo số 1234/SDL-QHPTTNDL ngày 26/08/2020 của Sở Du lịch về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [24] Báo cáo số 2117/BQL-QLMT-KHCN&ƯT ngày 26/08/2020 của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [25] Công văn số 2938/STC-HCSN ngày 27/08/2020 của Sở Tài chính về việc cung cấp số liệu công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020. [26] Báo cáo số 1514/SCT-KTATMT ngày 27/08/2020 của Sở Công thương về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [27] Công văn số 2838/SNN-QLCL ngày 29/08/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [28] Báo cáo số 1817/UBND-TNMT ngày 31/08/2020 của UBND Quận Sơn Trà về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020. [29] Báo cáo số 1325/UBND-TNMT ngày 31/08/2020 của UBND Quận Thanh Khê về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [30] Báo cáo số 632/MTĐT-CNMT ngày 31/08/2020 của Công ty CPMTĐT Đà Nẵng về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [31] Báo cáo số 1569/SNG-HTQT ngày 14/09/2020 của Sở Ngoại vụ về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [32] Báo cáo số 258/BC-UBND ngày 16/09/2020 của UBND Quận Cẩm Lệ về việc cung cấp thông tin phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. [33] UBND Thành phố Đà Nẵng, Đề án “Bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, 2020. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QPPL VỀ CÔNG TÁC BVMT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 - Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 về việc quy định mức phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung. - Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn thành phố; - Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Nghị quyết số 89/2017/NQ-HĐND ngày 07/7/2017 quy định mức phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Nghị quyết số 325/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND thành phố về bãi bỏ Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn nước tự khai thác trên địa bàn thành phố. - Nghị quyết số 268/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 quy định mức chi thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Nghị quyết số 271/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 quy định mức chi công tác theo dõi, đánh giá bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiểm tra, đánh giá chất lượng nước tại hộ gia đình vùng nguồn nước bị ô nhiễm. - Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 ban hành Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường. - Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 ban hành Quy định hoạt động Ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố; - Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 14/02/2017 về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải năm 2017 áp dụng thu đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn 06 quận (gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ) thuộc thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 về phân cấp thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND ngày 16/11/2017 ban hành giá tối đa dịch vụ xử lý CTRSH được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; - Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 18/11/2017 ban hành giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm sang số lượng khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường đối với các loại khoáng sản trên địa bàn thành phố; - Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 11/7/2018 về việc bãi bỏ Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 25/02/2005 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố. - Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 ban hành Đơn giá hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 16/3/2020 bãi bỏ một số Quyết định trong lĩnh vực TN&MT do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành. - Quyết định số 40/2020/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 ban hành quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. DANH MỤC CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Ký hiệu Vị trí lấy mẫu K1 Nhà hát Trưng Vương K28 Ngã ba Hồ X.Hương-Lê Văn Hiến K2 Ngã tư Lê Duẩn - Phan Châu Trinh K29 Giữa Làng đá mỹ nghệ Non Nước (cũ) K3 Ngã tư chợ Cồn K30 Giữa khu quy hoạch làng nghề đá Non nước (mới) K4 Nút giao thông ngã 5 Hoàng Anh Gia Lai K31 UBND Phường Hòa Quý K5 Ngã tư đường 2-9 và Duy Tân K32 KDC Nam Việt Á K6 UBND Quận Hải Châu K33 Núi Ngũ Hành Sơn K7 Đài KTTV TTB K34 Ngã tư Phạm V.Đồng-Ngô Quyền K8 Ngã ba Huế K35 Giữa KCN Đà Nẵng K9 Ngã tư Phước Tường K36 Giữa KCN Thọ Quang K10 Ngã tư Điện Biên Phủ-NT Phương (CV 29/3) K37 UBND Quận Sơn Trà K11 Ngã ba Hải Phòng-Hoàng Hoa Thám K38 Chùa Linh Ứng K12 Trạm XLNT Phú Lộc K39 Công Viên Phạm V.Đồng K13 KDC Hà Huy Tập kéo dài K40 Ngã tư CMT8-Ông Ích Đường K14 UBND Quận Thanh Khê K41 Đường Phạm Hùng-QL 1A K15 QL1A trước Bến xe K42 Cổng vào KCN Hòa Cầm K16 QL1A trước cổng KCN Hòa Khánh K43 Giữa KDC mới Hòa Xuân K17 Ngã 3 cây xăng Hoàng Văn Thái-Tôn Đ.Thắng K44 Đường Lê Trọng Tấn trước mỏ đá Phước Tường K18 Trạm XLNT tập Trung Hòa Khánh K45 Giữa KCN Hòa Cầm K19 Trạm nghiền Cosevco và khu NM thép thủ công K46 UBND Phường Hòa Xuân K20 Cty CP Thép Dana Ý (CCN Thanh Vinh) K47 Trước Cty Xi măng Cosevco 19 K21 Cty Xi măng Hải Vân K48 Đường vào mỏ đá Hòa Nhơn K22 Cty Thép Đà Nẵng K49 UBND xã Hòa Bắc K23 Giữa khu công nghiệp Liên Chiểu K50 UBND xã Hòa Tiến K24 UBND Quận Liên Chiểu K51 Xã Hòa Phước K25 Bãi biển Xuân Thiều K52 Nghĩa Trang Hòa Khương K26 Ngã tư Nguyễn V.Thoại-Ngũ. H.Sơn K53 UBND Hòa Vang K27 Trước UBND Quận Ngũ Hành Sơn K54 Khu du lịch Bà Nà
[1] Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và bản đồ địa hình - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[2] Theo Báo cáo số 287/BC-UBND ngày 12/10/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
[3] Chi tiết trình bày tại Chương 6 mục Đa dạng sinh học rừng.
[4] UBND Thành phố Đà Nẵng, Báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2020 và một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2020”, 09/2020.
[5] Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Cẩm Lệ: đang triển khai giải phóng mặt bằng và thi công hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 (diện tích 10,5/29,09ha); Dự án CCN Hòa Nhơn (24,7ha) đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm; Dự án CCN Hòa Hiệp Bắc (14,48ha) và CCN Hòa Khánh Nam (13,92ha) đang triển khai giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
[6] Tuyến đường 45m khớp nối giao thông khu vực phía Nam đường Nguyễn Văn Thoại và tuyến đường 45m đoạn từ đường Ngô Thi Sỹ đến đường Phan Tứ; Trụ sở làm việc Ban Quản lý Khu công nghệ cao thuộc dự án Khu Công nghệ cao; Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm (giai đoạn 1); Nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc (giai đoạn 2) đang trong quá trình vận hành thử nghiệm.
[7] Nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn: gấp rút hoàn thiện và tiến hành vận hành thử nghiệm; Cụm công nghiệp Cẩm Lệ (hoàn thành giai đoạn 1): đã hoàn thành 90% đến tháng 06/2021;
[8] Vướng đền bù giải tỏa với 73 hồ sơ (BQL cam kết hoàn thành trong 3 tháng sau khi có mặt bằng);
[9] Đường vành đai phía Tây 2, Đường và cầu qua sông Cổ Cò, Cải thiện môi trường nước phía Đông quận Sơn Trà, Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, Nhà máy nước Hòa Liên và Nâng cấp, cải tạo Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Bãi rác Khánh Sơn (giai đoạn 2); Khu đất bên cạnh công viên APEC - Vườn tượng APEC mở rộng; Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ - giai đoạn 1; Trung tâm y tế quận Sơn Trà - giai đoạn 1;
[10] Trạm trung chuyển rác thải tại khu vực đường Lê Thanh Nghị; Kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Yên (đoạn qua thôn La Châu, xã Hòa Khương, thôn An Trạch và thôn Bắc An, xã Hòa Tiến); Xử lý ngập úng khu vực lân cận hạ lưu tuyến cống Khe Cạn - ngã Ba Huế (Chung cư phục vụ TĐC dự án Khu vực cống thoát nước Khe Cạn - gđ1); Cải tạo 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng; Tuyến ống thu gom nước thải đường Nguyễn Tất Thành; Cụm công nghiệp Cẩm Lệ (gđ2).
[11] Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 2020
[12] Quyết định số 824/QĐ-SNN ngày 10/03/2020 của UBND thành phố và Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/04/2020 của Bộ NN&PTNT.
[13] Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2019.
[14] Đề án Tài nguyên nước mặt tại Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 của UBND thành phố
[15] Hồ Đình Làng Hải Châu và hồ Xanh và Bàu làng.
[16] Hồ Đò Xu, Thạc Gián, Vĩnh Trung, Công Viên 29/3, Phần Lăng
[17] 02 tuyến đường thủy nội địa quốc gia 19,9km (Sông Hàn 8,8km, Vĩnh Điện 11,1km) và 05 tuyến đường thủy nội địa địa phương 43,3km (Cu Đê 14km; Cẩm Lệ 9,3km; Túy Loan 10,2km; sông Yên 5,5km; Quá Giáng 4,3km).
[18] Ghi chú: XCQĐ là xe con quy đổi (quy đổi tất cả các loại xe thành xe con)
[19] Dữ liệu thống kê từ Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố
[20] Hầu hết dữ liệu thực vật hiện có cho Đà Nẵng là về Khu BTTN Sơn Trà (1.148 loài) và Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa (784 loài). Thông tin về đa dạng thực vật ở các khu vực khác hầu như không có báo cáo. Do đó, các con số thống kê ở trên chưa phản ánh hết được sự đa dạng thực vật của Đà Nẵng.
[21] Chi tiết số lượng loài thực vật bị đe dọa theo các mức độ tại thành phố Đà Nẵng và 02 khu bảo tồn: Khu BTTN Sơn Trà và Khu BTTN Bà Nà - Núi Chúa.
[22] Các Dự án: Các trạm trung chuyển rác thải tại các khu vực: đường Lê Thanh Nghị, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ; Dự án Nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại Bãi rác Khánh Sơn; Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày đêm; Dự án Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện Đà Nẵng (công suất 650 tấn/ngày); Dự án Nâng cấp hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn (giai đoạn 2); Dự án Hạ tầng kỹ thuật Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực bãi rác Khánh Sơn.
[23] Các Trạm XLNT: Phú Lộc, Hòa Xuân, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu
[24] Tính từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020
[25] Không còn loại hình hồ sơ này từ ngày 01/4/2018
[26] Không còn loại hình hồ sơ này từ ngày 01/4/2018
- 1Quyết định 2486/QĐ-UBND năm 2020 về đính chính Quyết định 21/2020/QĐ-UBND về đơn giá sản phẩm lập báo cáo hiện trạng môi trường và báo cáo chuyên đề về môi trường cấp tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 2160/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau 05 năm giai đoạn 2015-2020
- 3Quyết định 1167/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Công ước về đa dạng sinh học (CBD)
- 3Luật khoáng sản 2010
- 4Luật tài nguyên nước 2012
- 5Quyết định 41/2008/QĐ-UBND về đề án xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường do Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng ban hành
- 6Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật đất đai 2013
- 9Quyết định 1349/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 10Luật bảo vệ môi trường 2014
- 11Quyết định 40/2014/QĐ-UBND về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 12Quyết định 9083/QĐ-UBND năm 2014 về Bộ tiêu chuẩn Trường học xanh và quy trình xét chọn, công nhận Trường học xanh đối với các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13Quyết định 8460/QĐ-UBND năm 2014 Quy định tiêu chí đánh giá, chấm điểm và xếp loại thi đua thực hiện Phong trào Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 14Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 16Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Quyết định 02/2016/QĐ-UBND Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 18Quyết định 1357/QĐ-TTg năm 2016 Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về quy định mức phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 20Quyết định 02/2017/QĐ-UBND về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải năm 2017 áp dụng thu đối với các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn 06 quận (gồm: Hải Châu, Thanh Khê Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ) thuộc thành phố Đà Nẵng
- 21Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 22Nghị quyết 46/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 23Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 24Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý, sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 25Quyết định 18/2017/QĐ-UBND về phân cấp thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 26Nghị quyết 89/2017/NQ-HĐND quy định mức phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 27Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 3780/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020
- 29Luật Lâm nghiệp 2017
- 30Quyết định 32/2017/QĐ-UBND về giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 31Quyết định 33/2017/QĐ-UBND về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 32Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy định về tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm sang số lượng khoáng sản nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 33Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 34Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2005/QĐ-UB Quy chế Bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 35Quyết định 33/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 36Thông tư 35/2018/TT-BTNMT về tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 37Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 38Nghị quyết 204/NQ-HĐND năm 2018 về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 39Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 40Quyết định 1577/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
- 41Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 42Nghị định 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- 43Quyết định 35/2019/QĐ-UBND về đơn giá hoạt động quan trắc phân tích môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 44Quyết định 2782/QĐ-BTNMT năm 2019 về Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 45Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 46Nghị quyết 268/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi thực hiện nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 47Nghị quyết 271/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi: công tác theo dõi, đánh giá bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nước tại hộ gia đình vùng nguồn nước bị ô nhiễm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 48Quyết định 393/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 49Quyết định 05/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 50Quyết định 3410/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 51Quyết định 40/2020/QĐ-UBND quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 52Quyết định 1423/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 53Nghị quyết 325/2020/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn nước tự khai thác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 54Quyết định 2486/QĐ-UBND năm 2020 về đính chính Quyết định 21/2020/QĐ-UBND về đơn giá sản phẩm lập báo cáo hiện trạng môi trường và báo cáo chuyên đề về môi trường cấp tỉnh Vĩnh Long
- 55Quyết định 2160/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau 05 năm giai đoạn 2015-2020
- 56Quyết định 1099/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 57Quyết định 1167/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
- 58Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 59Quyết định 2692/QĐ-BTNMT năm 2021 phê duyệt kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016- 2020
- Số hiệu: 538/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/02/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Lê Quang Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực