Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 947/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước;

Căn cứ Quyết định số 4331/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Quyết định số 6130/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc sửa đổi Khoản 1, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Quyết định số 4331/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 82/TTr-STNMT ngày 24 tháng 01 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm xây dựng Đề án

Phù hợp với điều kiện tự nhiên, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch các địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hợp tác, chia sẻ lợi ích, đảm bảo hài hòa, hợp lý trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố. Hướng đến khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, khai thác tối đa các nguồn lực. Định hướng cho công tác quản lý, thẩm định, trình duyệt đối với các dự án có liên quan đến khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn thành phố.

II. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Chủ động về nguồn nước, bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo vệ nguồn nước mặt không bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt để ổn định an sinh xã hội và các ưu tiên phát triển chiến lược trong giai đoạn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạo cơ sở cho các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Phân bổ nguồn nước:

Phân bổ nguồn nước trên các lưu vực sông một cách hợp lý, đảm bảo chủ động về nguồn nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn cấp nước; đáp ứng kịp thời các mục đích sử dụng nước phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và mở rộng đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b. Bảo vệ nguồn nước: Đảm bảo mục tiêu chất lượng theo quy chuẩn hiện hành để phục vụ cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt và các mục đích khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c. Đến năm 2030: 100% các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được kiểm soát theo quy định của pháp luật.

III. Nội dung chính của Đề án

3.1. Phân bổ tài nguyên nước mặt

3.1.1. Trữ lượng nguồn nước

Hiện trạng, trữ lượng nước mặt của thành phố Đà Nẵng khoảng 8,644 tỷ m3, trong đó trữ lượng nước mặt phát sinh tại các lưu vực sông nội tỉnh là 1,419 tỷ m3, chiếm 15,7%, trữ lượng nước mặt đến từ các sông liên tỉnh là 7,625 tỷ m3, chiếm 84,3% so với tổng trữ lượng nước mặt tiềm năng của Đà Nẵng.

3.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước

- Đến năm 2020 là 224,80 triệu m3/năm.

- Đến năm 2030 là 353,91 triệu m3/năm.

- Đến năm 2045 là 481,54 triệu m3/năm.

3.1.3. Lượng nước có thể phân bổ và nguồn nước phân bổ

a. Lượng nước có thể phân bổ

- Đến năm 2020: Lượng nước phân bổ cho các ngành khoảng 224,80 triệu m3/năm, trong đó: Sinh hoạt hộ gia đình là 96,10 triệu m3/năm, dịch vụ đô thị là 41,19 triệu m3/năm, công nghiệp 18,01 triệu m3/năm, nông nghiệp 69,50 triệu m3/năm.

- Đến năm 2030: Lượng nước phân bổ cho các ngành khoảng 353,91 triệu m3/năm, trong đó: Sinh hoạt hộ gia đình là 168,47 triệu m3/năm; dịch vụ đô thị là 72,20 triệu m3/năm, công nghiệp 41,69 triệu m3/năm; nông nghiệp 71,55 triệu m3/năm.

- Đến năm 2045: Lượng nước phân bổ cho các ngành khoảng 481,51 triệu m3/năm, trong đó: Sinh hoạt hộ gia đình là 256,69 triệu m3/năm; dịch vụ đô thị là 110,00 triệu m3/năm, công nghiệp 59,77 triệu m3/năm; nông nghiệp 55,05 triệu m3/năm.

b. Nguồn nước phân bổ: Thuộc 03 sông liên tỉnh (Vu Gia, Vĩnh Điện, Quá Giáng), 07 sông nội tỉnh và 21 hồ chứa thủy lợi hiện có, 01 hồ quy hoạch mới vào năm 2030 (hồ Sông Bắc).

Chi tiết nguồn nước phân bổ theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

3.2. Bảo vệ tài nguyên nước mặt

3.2.1. Chỉ tiêu, phương án bảo vệ nguồn nước mặt

a) Giai đoạn 2020-2030

- Về công tác thu gom xử lý nước thải:

Đối với nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung: 95% các hộ gia đình đấu nối, xả nước thải vào hệ thống thoát nước thải, 95% lượng nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt ngưỡng quy chuẩn cho phép (QCCP) theo mục đích sử dụng nước tại từng nguồn tiếp nhận.

Đối với nước thải y tế: 100 % các cơ sở y tế (đã có và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải, xử lý nước thải y tế đạt ngưỡng quy chuẩn cho phép (QCCP) trước khi đấu nối với mạng lưới thu gom nước thải của thành phố hoặc xả thải trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.

Đối với nước thải công nghiệp: 100 % các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin và các cụm công nghiệp đã và đang hoạt động xử lý nước thải đạt chuẩn thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước của mỗi đoạn sông. Đối với các cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây mới kiểm soát 100% nước thải với yêu cầu xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường.

- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước mặt bị ô nhiễm và duy trì, bảo vệ các nguồn nước mặt có chất lượng tốt:

Lập hành lang bảo vệ nguồn nước cho một số đoạn sông thuộc Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là nguồn cấp nước sinh hoạt.

Khoanh định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình cấp nước sinh hoạt.

Cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo đảm các đoạn sông đều đạt mục tiêu chất lượng nước theo Đề án;

- Về công tác quản lý tài nguyên nước:

90% các trạm xử lý nước thải tập trung trên địa bàn thành phố thuộc diện phải xin phép và thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

90% số lượng cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép xả nước thải vào nguồn nước của UBND thành phố Đà Nẵng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.

Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố phục vụ công tác cấp phép, quản lý tài nguyên nước.

b) Giai đoạn 2030-2045

- Về công tác thu gom xử lý nước thải:

Đối với nước thải sinh hoạt: 100% tổng lượng nước thải phát sinh trên toàn địa bàn thành phố được thu gom xử lý đạt quy chuẩn cho phép.

Đối với nước thải y tế: 100 % các cơ sở y tế (đã có và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải, xử lý nước thải y tế đạt Quy chuẩn cho phép (QCCP) trước khi đấu nối với mạng lưới thu gom nước thải của thành phố hoặc xả thải trực tiếp vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.

Đối với nước thải công nghiệp: 100% các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin và cụm công nghiệp xử lý đạt Quy chuẩn cho phép xả thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước của nguồn nước tiếp nhận nước thải.

- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm; duy trì, bảo vệ các nguồn nước có chất lượng tốt:

Hoàn thành việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước cho các đoạn sông, suối ưu tiên trong giai đoạn trước năm 2045 theo Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ đã được UBND thành phố phê duyệt;

Cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo đảm các đoạn sông đều đạt mục tiêu chất lượng nước theo Đề án;

- Về công tác quản lý tài nguyên nước:

100% cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc diện phải xin phép được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Hoàn thiện và kết nối bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố với bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên lưu vực để quản lý hiệu quả tài nguyên nước.

3.3.2. Bảo vệ chất lượng nước mặt

a) Thứ tự ưu tiên bảo vệ

- Ưu tiên cao nhất bảo vệ nguồn nước các sông, đoạn sông có khai thác nước cấp cho sinh hoạt với yêu cầu bảo đảm cả số lượng và chất lượng.

- Các nguồn nước có giá trị đa dạng sinh học cao, có giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa.

- Nguồn nước, cảnh quan môi trường và hệ sinh thái của tất cả các sông chính, chịu tác động của nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải y tế.

- Nguồn nước cấp bảo đảm phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế khác trong khu vực.

b) Nội dung bảo vệ theo các giai đoạn

- Giai đoạn 2020-2030

Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông hiện đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ứng được mục đích sử dụng hiện tại để từng bước đưa về đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước theo phân kỳ tại Đề án.

Duy trì, bảo vệ chất lượng nước tại các đoạn sông chưa bị ô nhiễm để bảo đảm đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước trong kỳ xác định tại Đề án.

Phục hồi, bảo vệ nguồn sinh thủy và các nguồn nước có giá trị bảo tồn.

Kiểm soát hiệu quả được tất cả các nguồn thải vào nguồn nước mặt.

Hoàn thành việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của tất cả các sông nội tỉnh và đoạn sông hạ lưu sông Vu Gia thuộc địa bàn thành phố làm cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả và cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

- Giai đoạn 2030-2045

Duy trì, bảo vệ chất lượng nước các đoạn sông để bảo đảm mục tiêu chất lượng nguồn nước trong các thời kỳ tại Đề án.

Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả các nguồn thải trên toàn địa bàn thành phố.

(Mục tiêu chất lượng nước các sông chính, sông quan trọng, suối đến năm 2030, ngưỡng giới hạn nồng độ và lượng chất ô nhiễm tại nguồn nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải tại các sông tại phụ lục II).

3.2.3. Bảo vệ nguồn sinh thủy

- Bảo vệ và phát triển rừng: Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng để đảm bảo khả năng điều tiết, tái tạo nguồn nước trong các lưu vực sông gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực hồ Đồng Nghệ, sông Lỗ Đông, hồ Hòa Trung, sông Cu Đê và rừng phòng hộ cục bộ khác; rừng đặc dụng gồm: Rừng đặc dụng khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa; khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà; Khu văn hóa lịch sử, môi trường Nam Hải Vân.

- Phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Nam để bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng nhằm đảm bảo khả năng điều tiết, tái tạo nguồn nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

3.2.4. Mạng lưới giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước mặt

- Đến năm 2025 hoàn thành việc lắp đặt các trạm quan trắc giám sát tài nguyên nước mặt trên địa bàn thành phố.

- Các trạm xử lý nước thải tập trung bắt buộc phải lắp đặt và hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải theo quy định của pháp luật.

3.3. Giải pháp và kế hoạch thực hiện đề án

3.3.1. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về quản lý

- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp, ngành trên địa bàn thành phố;

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên những khu vực đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng cao.

- Thực hiện chương trình kiểm kê tài nguyên nước; điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và lập báo cáo tài nguyên nước thành phố Đà Nẵng định kỳ theo đúng quy định;

- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của trung ương;

- Thực hiện Đề án tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung Đề án cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Tăng cường giám sát chặt chẽ việc vận hành của các hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Thu thập các số liệu về vận hành hồ chứa làm cơ sở kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Quy trình để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du;

- Tiếp tục rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch trong đó, tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, ưu tiên sử dụng tài nguyên nước để cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và các lĩnh vực sản xuất quan trọng gắn với bảo vệ tài nguyên nước và tái sử dụng nước thải an toàn cho môi trường;

- Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước: Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước để đưa vào quản lý theo quy định;

- Tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm giữa các ngành khai thác sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và tái sử dụng nước thải an toàn cho môi trường;

- Công khai thông tin chất lượng nguồn nước thô cấp nước sinh hoạt để người dân phối hợp kiểm tra, giám sát nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn thành phố;

b) Giải pháp về khoa học công nghệ

- Trong quan trắc, giám sát tài nguyên nước sử dụng công nghệ tự động và truyền số liệu kỹ thuật số từ các trạm quan trắc về trung tâm quản lý dữ liệu;

- Sử dụng công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) kết hợp với các công cụ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý; công nghệ phân tích ảnh viễn thám;

- Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để phòng, chống, giảm nhẹ tác động của hạn hán, xâm nhập mặn;

- Sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất.

- Xây dựng hệ thống quan trắc mưa, mực nước tự động và phần mềm dự báo diễn biến lũ, phần mềm tính toán điều tiết và quản lý vận hành các hồ Đồng Nghệ, Hòa Trung để phục vụ quản lý vận hành hồ an toàn, hiệu quả;

- Phối hợp với tỉnh Quảng Nam và Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung bộ xây dựng hệ thống quan trắc nguồn nước tự động (lưu lượng và mực nước) tại thượng nguồn sông Vu Gia và phần mềm quản lý điều phối nước để phối hợp quản lý, điều tiết việc khai thác sử dụng nước trên lưu vực sông theo quy trình vận hành liên hồ và quy trình vận hành hệ thống thủy lợi An Trạch;

- Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển “Nông nghiệp xanh” để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nước và giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm nguồn nước.

c) Giải pháp về đầu tư

- Đầu tư kinh phí cho việc thực hiện các dự án, chương trình đề xuất của Đề án;

- Đầu tư xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;

- Tăng cường trang thiết bị phục vụ quản lý, điều tra, kiểm kê, đánh giá, quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.

d) Giải pháp về huy động nguồn vốn

- Áp dụng việc đa dạng hóa nguồn vốn, xã hội hóa dưới nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm đối với những dự án có ý nghĩa cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước và truyền thông sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

- Kêu gọi đầu tư, thu hút vốn đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp đối với các dự án liên quan đến hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh của đơn vị, vốn đầu tư hợp pháp của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế.

- Vốn ngân sách sự nghiệp môi trường thành phố cần đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước bao gồm: Lập các đề án phát triển nguồn nước và bảo vệ nguồn nước; Xây dựng, mua sắm, trang bị hệ thống quan trắc nguồn nước, giám sát việc khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo luật định;

- Vốn ngân sách của thành phố và ngân sách Trung ương: Đầu tư xây dựng các công trình phát triển nguồn nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo tồn nguồn nước, xây dựng công trình khai thác sử dụng nước cho nông nghiệp, xây dựng các hạng mục công trình trong hệ thống cấp nước, thoát nước đô thị cấp bách cần thiết nhưng không huy động được các nguồn đầu tư khác. Lập dự án và kêu gọi vốn đầu tư BOT cho các dự án phát triển nguồn nước, khai thác sử dụng nước, xử lý nước thải đô thị.

- Vốn của chủ đầu tư công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải đang vận hành và sẽ xây dựng: Đầu tư lắp đặt các thiết bị quan trắc giám sát khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, cải tiến công nghệ, nâng công suất khai thác nước và công suất hệ thống xử lý nước thải theo quy hoạch.

- Vốn của các nhà đầu tư BOT: Lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, lập dự án, xây dựng thể chế chính sách để kêu gọi đầu tư xây dựng hồ Sông Bắc, các nhà máy cấp nước và các trạm xử lý nước thải dự kiến xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu.

- Vốn tài trợ: Kêu gọi tài trợ của các tổ chức, cá nhân để thực hiện các dự án khai thác, sử dụng nước, bảo vệ nguồn nước, cải tạo môi trường nguồn nước tại khu vực nông thôn và các cộng đồng dân cư gặp khó khăn về nguồn cấp nước hoặc có điều kiện vệ sinh môi trường yếu kém.

3.3.2. Thứ tự ưu tiên đầu tư và kế hoạch thực hiện đề án

Danh mục các dự án, thứ tự ưu tiên đầu tư và kế hoạch thực hiện tại phụ lục III kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức công bố các sản phẩm Đề án; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án này.

- Chủ trì, liên hệ với các cơ quan Trung ương và các địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án.

- Định kỳ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; trình UBND quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Đề án trong trường hợp cần thiết.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch chi tiết nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các công trình hồ chứa, công trình chuyển nước để điều tiết nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp; thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, bảo vệ nguồn sinh thủy theo Đề án; mở rộng các công trình cấp nước sạch nông thôn, đặc biệt chú trọng ở các vùng thiếu nước.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng sử dụng ít nước ở những vùng đất thích hợp; đồng thời hướng dẫn, khuyến khích các địa phương tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào tưới tiêu, sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả trong nông nghiệp.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc điều tiết nước tại các công trình thủy lợi theo quy trình vận hành được phê duyệt; đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, ngăn chặn nguy cơ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thải chất thải nông nghiệp ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước, nhất là nước phục vụ cho sinh hoạt.

3. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất UBND thành phố xây dựng các công trình cấp nước, thu gom, xử lý nước thải đô thị, nhằm đảm bảo mục tiêu cấp nước và thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.

4. Sở Công thương

Hướng dẫn các cơ sở sản xuất sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và phối hợp giám sát việc thu gom, xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề đảm bảo chất lượng nước xả thải đáp ứng mục tiêu chất lượng nguồn nước theo Đề án.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh, ưu tiên nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu, đề xuất ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tái sử dụng nước thải, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Đề xuất UBND thành phố các chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước và thu gom, xử lý nước thải.

6. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện triệt để việc thu gom, xử lý nước thải, sử dụng nước hiệu quả và tuần hoàn, tái sử dụng nước thải theo quy định nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng nguồn nước theo Đề án.

7. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND thành phố thẩm định các nhiệm vụ, dự án trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

9. Các sở, ban, ngành khác có liên quan

Trong quá trình triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước mặt phải tuân thủ theo các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án này.

10. UBND các quận, huyện, xã, phường

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện Đề án, góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước.

- Trên cơ sở các nội dung của Đề án, lồng ghép, tích hợp các nội dung phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.

11. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến nguồn nước phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật và theo các nội dung của Đề án (lập hồ sơ đề nghị cấp phép trong khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, nộp phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước); đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để sử dụng tiết kiệm nguồn nước, hiệu quả, tuần hoàn, tái sử dụng nước thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, đảm bảo mục tiêu chất lượng nước trước khi xả thải ra môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong công tác thu gom, xử lý nước thải, bảo vệ tài nguyên nước và tuần hoàn, tái sử dụng tài nguyên nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (để b/cáo);
- Thường trực Thành ủy, HĐND TP (để b/cáo);
- Cục Quản lý Tài nguyên nước;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT, STNMT, QLĐTh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Việt Dũng

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 01 tháng 03 năm 2019 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Phụ lục I. Phân bổ nguồn tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng

Bảng I.1. Dự bảo nhu cầu sử dụng nước của thành phố Đà Nẵng

Năm

Các loại nhu cầu

ĐVT

Phân bổ theo lưu vực sông

Tổng các lưu vực

Cu Đê

Túy Loan

Yên

Vĩnh Điện

2020

- SH và công nghiệp

Triệu m3

49,51

6,50

67,41

31,97

155,38

- Tưới

Triệu m3

7,26

34,25

23,22

3,13

67,86

- Chăn nuôi

Triệu m3

0,55

0,44

0,49

0,09

1,56

Tổng năm

Triệu m3

57,32

41,19

91,12

35,19

224,80

Qbq mùa kiệt

m3/s

1,90

1,74

3,17

1,149

7,963

Qmax mùa kiệt

m3/s

2,70

3,15

4,32

1,357

11,520

2030

- SH và công nghiệp

Triệu m3

83,66

33,11

101,22

64,37

282,36

- Tưới

Triệu m3

6,89

35,56

23,82

3,14

69,41

- Chăn nuôi

Triệu m3

0,75

0,65

0,66

0,09

2,15

Tổng năm

Triệu m3

91,30

69,32

125,70

67,60

353,92

Qbq mùa kiệt

m3/s

2,97

2,65

4,27

2,17

12,06

Qmax mùa kiệt

m3/s

3,22

4,08

5,24

2,29

14,83

2045

- SH và công nghiệp

Triệu m3

108,12

57,00

151,48

109,88

426,48

- Tưới

Triệu m3

5,50

28,44

19,06

0,00

53,00

- Chăn nuôi

Triệu m3

0,75

0,65

0,66

0,00

2,06

Tổng năm

Triệu m3

114,37

86,09

171,20

109,88

481,54

Qbq mùa kiệt

m3/s

3,68

3,09

5,64

3,46

15,87

Qmax mùa kiệt

m3/s

3,88

4,16

6,37

3,50

17,90

Bảng I.2. Lượng nước có thể phân bổ và lượng nước phân bổ cho sản xuất nông nghiệp tại các lưu vực sông

TT

Hạng mục

Đơn vị

Lưu vực sông

 

Toàn thành phố

Cu Đê

Túy Loan

HTTL An Trạch

Vĩnh Điện

I

Lượng nước có thể sử dụng (P=85%)

106m3

214,760

268,687

1422,274

1359,635

1905,720

II

Lượng nước phân bổ cho nông nghiệp

 

 

 

1

Đến năm 2020

106m3

9,741

33,169

22,926

3,217

69,052

2

Đến năm 2025

106m3

7,805

34,686

23,713

3,219

69,423

3

Đến năm 2030

106m3

7,638

36,200

24,490

3,222

71,549

Bảng I.3. Lượng nước phân bổ cho khu vực đô thị và các điểm dân cư tập trung tại khu vực nông thôn

Điểm phân bổ

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm

2020

2025

2030

2045

An Trạch

Lượng nước có thể phân bổ

106m3

685,59

685,59

686,22

686,22

Lưu lượng CTPB tháng nhỏ nhất

m3/s

14,59

14,59

14,59

14,59

Phân bổ lượng nước KTSD

106m3

116,80

116,80

160,60

153,30

Phân bổ công suất KTSD

103m3/ngày

320,00

320,00

440,00

420,00

Lưu lượng khai thác ngày max

m3/s

4,07

4,07

5,60

5,35

Bàu Nít

Lượng nước có thể phân bổ

106m3

419,11

419,11

420,16

420,16

Lưu lượng CTPB tháng nhỏ nhất

m3/s

12,13

12,13

12,13

12,13

Phân bổ lượng nước KTSD

106m3

0

43,80

43,80

153,30

Phân bổ công suất KTSD

103m3/ngày

0,0

120,0

120,0

420,0

Lưu lượng khai thác ngày max

m3/s

0,00

1,53

1,53

5,35

Đồng Nghệ

Lượng nước có thể phân bổ

106m3

20,09

20,09

19,24

23,09

Lưu lượng CTPB tháng nhỏ nhất

m3/s

0,31

0,31

0,27

0,27

Phân bổ lượng nước KTSD

106m3

0

0,00

10,95

10,95

Phân bổ công suất KTSD

103m3/ngày

0

0

30

30

Lưu lượng khai thác ngày max

m3/s

0,00

0,00

0,38

0,38

Bà Nà

Lượng nước có thể phân bổ

106m3

29,33

29,33

29,33

29,33

Lưu lượng CTPB tháng nhỏ nhất

m3/s

0,41

0,41

0,41

0,41

Phân bổ lượng nước KTSD

106m3

0

0

0,00

0,00

Phân bổ công suất KTSD

103m3/ngày

0

0

0,00

0,00

Lưu lượng khai thác ngày max

m3/s

0,00

0,00

0,00

0,00

Hòa Trung

Lượng nước có thể phân bổ

106m3

15,70

15,70

0,00

10,72

Lưu lượng CTPB tháng nhỏ nhất

m3/s

0,43

0,43

0,36

0,36

Phân bổ lượng nước KTSD

106m3

3,65

7,30

7,30

7,30

Phân bổ công suất KTSD

103m3/ngày

10,0

20,0

20,0

20,0

Lưu lượng khai thác ngày max

m3/s

0,13

0,25

0,25

0,25

Nam Mỹ

Lượng nước có thể phân bổ

106m3

106,91

106,91

168,99

168,99

Lưu lượng CTPB tháng nhỏ nhất

m3/s

-0,17

-0,17

3,88

3,88

Phân bổ lượng nước KTSD

106m3

43,8

43,8

87,6

146,00

Phân bổ công suất KTSD ngày TB

103m3/ngày

120,00

120,00

240,00

400,00

Lưu lượng khai thác ngày max

m3/s

1,53

1,53

3,06

5,09

HảI Vân, Sơn Trà

Lượng nước phân bổ

106m3

2,56

2,56

2,56

0,00

Phân bổ CS KTSD tại Hải Vân

103m3/ngày

2,00

2,00

2,00

0,00

Phân bổ CS KTSD tại Sơn Trà

103m3/ngày

5,00

5,00

5,00

0,00

Tổng lượng nước có thể phân bổ

106m3

1.279,28

1.279,28

1.326,49

1.338,51

Tổng hợp

Tổng lưu lượng phân bổ

103m3/ngày

457,00

587,00

857,00

1.290,00

Tổng lượng nước phân bổ

106m3

166,81

214,26

312,81

470,85

Tổng lượng nước yêu cầu phân bổ

106m3

155,38

204,72

283,26

426,87

Tỷ lệ đáp ứng

 

1,07

1,05

1,10

1,10

Bảng I.4 Danh mục các công trình thủy lợi

TT

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Nguồn nước

Dung tích ứng với MNDBT

Diện tích tưới (ha/năm)

(106 m3)

Ftk

Ftt

A

Hệ thống Thủy lợi An Trạch

 

 

2.797,0

1.197,0

1

Đập An Trạch

Hòa Tiến

Sông Yên

 

 

 

2

Đập Bàu Nít & Hà Thanh

Điện Hòa, Q.Nam

Sông Quá Giáng

 

 

 

3

TB Bích Bắc

Điện Hòa, Q.Nam

Sông Quá Giáng

 

1.625,0

423,0

4

TB An Trạch

Điện Tiến

Sông Yên

 

672,0

524,0

5

TB Phú Sơn

Hòa Khương

Sông Yên

 

500,0

250,0

B

Các hồ chứa thủy lợi

 

35,93

3139

2228

6

Hồ Đồng Nghệ

Hòa Khương

Phụ lưu I, Túy Loan

17,17

1.670,0

1.494,0

7

Hồ Hòa Trung

Hòa Liên

Suối Hòa Trung, Cu Đê

11,11

1.000,0

380,0

8

Hồ Hóc Khế

Hòa Phong

Suối nhánh, Túy Loan

1,00

50,00

43,00

9

Hòa Phong 1

Hòa Phong

Suối nhánh, Túy Loan

0,05

5,00

5,00

10

Hòa Phong 2

Hòa Phong

Suối nhánh, Túy Loan

0,08

8,00

6,00

11

Hồ An Nhơn

Hòa Phú

Suối nhánh sông Hội Phước

0,10

10,00

6,00

12

Hồ Hố Trảy

Hòa Phú

Suối nhánh sông Hội Phước

0,25

25,00

12,00

13

Hồ Đồng Tréo

Hòa Phú

Suối nhánh sông Hội Phước

0,80

25,00

25,00

14

Hồ Phú Túc

Hòa Phú

Suối nhánh sông Luông Đông

0,10

10,00

8,00

15

Hồ Hố Cau

Hòa Phú

Suối nhánh sông Luông Đông

0,41

35,00

20,00

16

Hồ Hố Lăng

Hòa Phú

Suối nhánh sông Luông Đông

0,15

15,00

6,00

17

Hồ Tân An

Hòa Nhơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,46

45,00

32,00

18

Hồ Diêu Phong

Hòa Nhơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,02

2,00

2,00

19

Hồ Hóc Gối

Hòa Nhơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,10

10,00

6,00

20

Hồ Trước Đông

Hòa Nhơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

2,30

120,00

105,00

21

Hồ Trường Loan

Hòa Nhơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,45

35,00

21,00

22

Hồ Hố Thung

Hòa Sơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,30

15,00

13,00

23

Hồ Hòa Khê

Hòa Sơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,28

14,00

10,00

24

Hồ Hố Cái

Hòa Sơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,35

15,00

13,00

25

Hồ Hố Gáo

Hòa Sơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,30

15,00

13,00

26

Truông Đá Bạc

Hòa Sơn

Phụ lưu I, Sông Túy Loan

0,15

15,00

8,00

C

Các Trạm bơm và Đập dâng nhỏ

 

285,80

265,80

 

27

Đập Hồ Chình

Xã H. Phú

Suối nhánh Sông Luông Đông

 

2,30

2,30

28

Đập Đồng Đẵng

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

5,00

5,00

29

Đập Ông Hoàng

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

3,00

3,00

30

Đập Ông Tư

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

6,00

6,00

31

Đập Cây Ươi

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

8,00

8,00

32

Đập Ông Phú

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

6,00

6,00

33

Đập Mạch Giông

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

7,00

7,00

34

Đập Đồng Bò

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

3,00

3,00

35

Đập Cây Sanh

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

6,00

6,00

36

Đập Ao Sậy

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

4,00

4,00

37

Đập Đồng Thành

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

7,00

7,00

38

Đập Cây Trúc

Xã H. Ninh

Suối nhánh Sông Hội Phước

 

12,00

12,00

39

TB. Đông Lâm

Xã H. Phú

Sông Túy Loan

 

7,50

7,50

40

TB. An Tân

Xã H. Phong

Sông Túy Loan

 

Chống hạn

41

Đập Phước Hưng

Xã H. Nhơn

Phụ Lưu I, Sông Túy Loan

 

Tạo nguồn

42

TB. Thái Lai

Xã H. Nhơn

Phụ Lưu I, Sông Túy Loan

 

29,0

29,0

43

TB. Hòa Nhơn

Xã H. Nhơn

Phụ Lưu I, Sông Túy Loan

 

20,0

20,0

44

TB. Túy Loan

Xã H. Nhơn

Sông Túy Loan

 

150,0

130,0

45

TB. Đồng Nò

Ph. Hòa Phát

Sông Túy Loan

 

10,0

10,0

 

Tổng A B C

 

 

35,93

6.221,8

3.690,8

Bảng I.5. Danh mục công trình điều tiết phát triển nguồn nước

TT

n công trình/Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Trị số

I

Hồ sông Bắc

 

 

 

Tọa độ tim đập

X

1783354

Y

524807

1

Diện tích lưu vực

km2

130,0

3

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

m

57,3

4

Mực nước chết (MNC)

m

47,0

5

Dung tích hồ ứng với MNDBT

106m3

111,2

6

Dung tích chết Vc

106m3

61,2

7

Dung tích hữu ích Vhi

106m3

50,0

8

Chiều cao đập lớn nhất

m

61,0

9

Cao độ cửa lấy nước

m

30,0

10

Công suất cấp nước trong trường hợp bình thường

 

 

a

Tổng công suất

103m3/ngày

380,0

b

Tự chảy

103m3/ngày

200,0

c

Tạo nguồn cho Nam Mỹ

103m3/ngày

180,0

11

Dung tích chết có thể sử dụng trong trường hợp thiếu nước nghiêm trọng

Triệu m3

49,0

Bảng I.6. Danh mục các công trình cấp nước đô thị và nông thôn

TT

Nguồn nước, điểm phân bổ nước

Công trình khai thác nước, NMN nước

Tọa độ

Công suất

(103 m3/ngày.đêm)

X

Y

2020

2025

2030

2045

I

Công trình cấp nước đô thị

 

 

 

 

1

Sông Vu Gia: Đập An Trạch và cửa thu nước Cầu Đỏ

TB An Trạch (*)

1764479

543320

420

420

420

420

CTN Cầu Đỏ

1769501

547020

320

320

0

0

NMN Cầu Đỏ

1769816

546934

290

290

290

0,0

NMN Sân Bay

1773228

546839

30

30

30

0

NMN An Trạch

1764479

543320

0

0

120

420

2

Suối Đá, Sơn Trà

TCN Sơn Trà 1

1781840

554240

5

5

5

5

TCN Sơn Trà 2

1781565

553396

2

2

2

2

3

Suối Lương

TCN Hải Vân

1785603

538940

7

7

7

0,0

4

Quá Giáng

Trạm bơm cấp I

1763996

548282

0

120

120

420

NMN Hòa Châu

1766068

548035

0

120

120

420

5

Hồ Đồng Nghệ

Trạm bơm cấp I

1764488

535389

0

0

30

30

NMN Đ. Nghệ

1764747

535391

0

0

30

30

6

Nam Mỹ

Trạm bơm cấp I

1784137

528458

120

120

240

420

NMN Hòa Liên

1780412

536638

120

120

240

420

7

Hồ Hòa Trung

Trạm bơm cấp I

1778241

532817

10

20

20

20

NMN Hòa Trung

1778033

532967

10

20

20

20

II

Công trình cấp nước nông thôn

 

 

 

 

 

1

Sông Yên

TCN Phú Sơn

1763889

541617

3,6

3,6

3,6

0

2

Khe Lạnh, S.Túy Loan

TCN Hòa Phú

1769169

533975

2,0

2,0

2,0

0

3

Khe Giành, T.Loan

TCN Phú Túc

1771168

531302

0,1

0,1

0,1

0

4

Suối Lớn, Túy Loan

TCN Bà Nà

1772310

530025

1,4

1,4

1,4

0

5

Suối Nhánh, Túy Loan

TCN Thần Tài

1765945

528806

0,3

0,3

0,3

0

6

Suối Nhánh, Cu Đê

09 TCN xã Hòa Bắc

 

 

5,0

5,0

5,0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Trạm bơm An Trạch đầu tư với công suất 420.000,0 m3/ngày đêm để có thể khai thác nước đáp ứng yêu cầu làm việc vượt tải giai đoạn 2020-2025 khi nhà máy nước Hòa Châu chưa đưa vào sử dụng và khi cửa thu nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn.

 

Phụ lục II. Bảo vệ tài nguyên nước mặt

Bảng II.1. Mục tiêu bảo vệ chất lượng nước mặt cho các sông, hồ tại Đà Nẵng

STT

Tên sông/hồ

Chức năng chính

Mục tiêu chất lượng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Tài nguyên nước mặt thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

  • Số hiệu: 947/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/03/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Đặng Việt Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản