Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 532-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 1997 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 4552/UB-TH ngày 23 tháng 12 năm 1996 và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1891-BKH/VPTĐ ngày 3 tháng 4 năm 1997,
QUYẾT ĐỊNH:
Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn, một trung tâm nhiều chức năng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh - Sông Bé - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng tàu; là trung tâm phát triển của khu vực phía Nam và cả nước. Từng bước phát triển thanh phố thành trung tâm hiện đại; liên kết chặt chẽ về quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với các tỉnh Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Nam Tây Nguyên và Nam Trung bộ để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ môi trường, góp sức cùng cả nước mở rộng hợp tác, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHUNG:
1. Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn mức bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng.
2. Tạo sự chuyển biến đồng bộ, mạnh mẽ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế (đặc biệt là các ngành sản xuất và dịch vụ then chốt) với cơ cấu kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Hình thành một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp lý, liên kết hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước.
3. Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp và thể chất. Coi trọng phát triển khoa học, công nghệ, văn hoá - nghệ thuật tương xứng với một trung tâm của khu vực. Khắc phục các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo.
4. Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Song song với việc chỉnh trang, cải tạo nâng cấp khu vực đô thị cũ, phát triển nhanh các khu vực đô thị mới, đô thị hoá vùng nông thôn nhằm hạn chế mật độ dân cư tập trung quá mức ở các khu trung tâm; gia tăng mật độ cây xanh, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại.
5. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành và quản lý Nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố.
6. Giữ vững kỷ cương, trật tự công cộng, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:
1. Về dân số và nguồn lao động.
Hạn chế mức tăng dân số không quá 2,80%
Đến năm 2010, quy mô dân số thành phố đạt khoảng 7,5 đến 8 triệu người, trong đó có khoảng 5 đến 6 triệu lao động. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm còn khoảng 5%.
2. Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố bình quân từ nay đến năm 2000 là 13% và duy trì được tốc độ này trong những năm tiếp theo. Trong đó khu vực dịch vụ khoảng 14,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 14%; khu vực nông lâm ngư và khai thác khoảng 4% (năm 2010);
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1600 USD (năm 2000) và khoảng 4540 USD (năm 2010);
Đến năm 2010, cơ cấu GDP của thành phố tiếp tục phát triển theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 54%; công nghiệp 45,3%; nông - lâm - ngư và khai thác 0,7%; chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: quốc doanh khoảng 30%, ngoài quốc doanh khoảng 40% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30%;
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân từ nay đến năm 2000 và đến năm 2010 khoảng 22%; tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân từ nay đến năm 2000 khoảng 24% và từ năm 2000 đến năm 2010 khoảng 19%;
Tổng vốn đầu tư thời kỳ 1996 - 2000 khoảng 133.641 tỷ đồng (khoảng 12,149 tỷ USD) và thời kỳ 2000 - 2010 khoảng 782.141 tỷ đồng (khoảng 71,103 tỷ USD).
3. Về phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng:
- Lượng điện nhận từ lưới: khoảng 8.073 triệu Kwh (năm 2000) và khoảng 23.913 triệu Kwh (năm 2010);
- Lượng nước sản xuất: 1.250.000 m3/ngày (năm 2000) và 2.820.000 m3/ngày (năm 2010);
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 7 m2 (năm 2000) và 12 m2 (năm 2010);
- Tăng diện tích thảm xanh đô thị bình quân đầu người trong khu vực nội thành hiện hữu lên 3,6 m2 (năm 2000) và 4 m2 (năm 2010); trong khu vực nội thành phát triển từ 30 m2 đến 35 m2 (sau năm 2000).
4. Giáo dục: Mặt bằng học vấn: lớp 7,5 (năm 2000) và lợp 10 (năm 2010).
5. Y tế: Số giường bệnh: 16.900 (năm 2000) và 19.700 (năm 2010).
IV. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
1. Phát triển và hiện đại hoá các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, thông tin viễn thông, khoa học - công nghệ và các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cũng như các mặt hoạt động đa dạng của thành phố và khu vực phái Nam. Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong các Trung tâm thương mại - tài chính - ngân hàng của cả nước và của khu vực Đông Nam á.
2. Đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp hiện có. Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí chế tạo; điện tử - công nghệ thông tin; công nghệ sinh học phục vụ chế biến nông, lâm, thuỷ - hải sản; công nghệ chế tạo vật liệu mới; các ngàng công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng, có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hoà với các khu công nghiệp của các tỉnh lân cận trong một thể thống nhất. Từng bước di dời các cơ sở công nghiệp không còn thích hợp ở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp phải đảm bảo môi trường bền vững
3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển các loại rau, quả, thực phẩm sạch. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật như: điện, giao thông, nước sạch, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà ở và phát triển giáo dục nâng cao mặt bằng văn hoá, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
4. Cải thiện đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho nhu cầu phát triển theo các mục tiêu đã đề ra. Tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng, nâng cấp sân bay, bến cảng...; phát triển đội tàu biển và các cơ sở dịch vụ vận tải biển. Phối hợp với các tỉnh lân cận nâng cấp các quốc lộ 1A, 22, 13, 50, 51 và mở các trục đường giao thông mới nối liền thành phố với các vùng đô thị phát triển, các khu công nghiệp tập trung đang và sẽ hình thành theo quy hoạch. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đối ngoại của thành phố cả về tuyến, công trình đầu mối và phương tiện vận tải thuỷ bộ, bảo đảm giao thông thuận lợi giữa thành phố với khu vực phía Nam, với cả nước và giao thông Xuyên á.
Hệ thống giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của thành phố phải được nâng cấp, phát triển từng bước theo kế hoạch, quy hoạch dài hạn, theo hướng hiện đại, ngang tầm trình độ về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị văn minh tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Nghiên cứu, tổ chức thực hiện quy hoạch và kiến trúc đô thị nhằm mục tiêu đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại và mang bản sắc dân tộc; giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc tiêu biểu và cảnh quan thiên nhiên.
Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản giải toả các khu nhà ở lụp xụp trên và ven kênh rạch, nạo vét thông thoát nước thải thành phố. Kết hợp giải toả với bố trí lại dân cư, cải thiện điều kiện sống và việc làm cho đồng bào.
5. Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội tương xứng với phát triển kinh tế và đáp ứng các yêu cầu của một trung tâm khu vực. Tổ chức đời sống dân cư đô thị theo hướng văn minh hiện đại nhưng phải giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. Coi trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
6. Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá và đầu tư, xây dựng. Kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu đô thị cũ với mở rộng đô thị mới theo đúng quy hoạch và đảm bảo các chỉ tiêu về quy hoạch, kỹ thuật đô thị, kiến trúc, tiện ích công cộng và các chỉ tiêu khác của một đô thị hiện đại, văn minh.
Phát triển thành phố thành một đô thị đa trung tâm, nối kết với các tỉnh trong khu vực bằng những hành lang đô thị hoá. Hạn chế tăng dân số tự nhiên và cơ học kết hợp với bố trí lại dân cư. Khống chế dân số toàn thành phố đến năm 2010 khoảng 7,5 - 8 triệu người, trong đó tại 12 Quận nội thành cũ khoảng 3 triệu người, các quận mới phát triển và các đô thị vùng ngoại vi khoảng 3 triệu người, vùng nông thôn ngoại thành khoảng 2 triệu người. Thực hiện đồng thời việc cải tạo, chỉnh trang, hiện đại hoá 12 Quận nội thành hiện nay với hình thành các Quận mới ở vùng ven. Khẩn trương xây dựng các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư của nội thành chuyển ra.
Quy hoạch cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng, huyện lỵ mới và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung.
Hướng phát triển chính của thành phố:
- Hướng Đông: vùng Thủ Đức cũ ra tới giáp Nhơn Trạch, Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Hướng Nam: vùng quận 7, 8, huyện Nhà Bè - Nam Bình Chánh hướng ra biển;
- Hướng Bắc: theo Quốc lộ 22 (đường xuyên á) vùng Hóc Môn, Củ Chi tới giáp Tây Ninh và theo hướng Quốc lộ 13 tới giáp Bình Dương;
- Hướng Tây: theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 50 đi đồng bằng sông Cửu Long.
Để thực hiện quy hoạch, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện và vận dụng sáng tạo các biện pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của thành phố nhằm huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Sau khi quy hoạch tổng thể được phê duyệt, cần cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư; xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để điều hành và quản lý. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải cập nhật tình hình, có sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cùng với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm phát triển đúng định hướng đã đề ra; huy động vốn, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Quyết định 288/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hải phòng thời kỳ 1996 -2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 742/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 888/TTg năm 1996 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 33/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2631/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Quyết định 288/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hải phòng thời kỳ 1996 -2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 742/TTg năm 1996 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 888/TTg năm 1996 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 1996-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 33/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 532-TTg năm 1997 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 532-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/07/1997
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra