- 1Quyết định 147-VH/QĐ năm 1982 về việc xếp hạng 8 di tích lịch sử và văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
- 2Quyết định 54-VHTT/QĐ năm 1979 về việc xếp hạng 18 di tích lịch sử và văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành.
- 3Quyết định 800/QĐ-BVHTTDL năm 2011 về xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 3Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Chỉ thị 17/2006/CT-UBND tăng cường quản lý, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Luật đất đai 2013
- 9Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 10Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Luật Xây dựng 2014
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13Luật Quy hoạch 2017
- 14Luật Du lịch 2017
- 15Nghị quyết 39/2017/NQ-HĐND về thông qua Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững
- 16Luật Đầu tư công 2019
- 17Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 18Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 19Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 20Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 21Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 22Kết luận 76-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 23Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 1909/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 về phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025; số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 về phê duyệt chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ phục hồi di tích;
Căn cứ Kết luận số 635-KL/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy khóa XIX về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2129/TTr-SVHTTDL ngày 31/12/2021 về việc ban hành Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích luôn là vấn đề cốt lõi, vấn đề trọng tâm gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích được gìn giữ, bảo vệ và phát huy hiệu quả. Nơi đây là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh, có các di tích cấp quốc gia nổi tiếng và được đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài nước biết đến như di tích các địa điểm Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Văn hóa Sa Huỳnh, Vụ thảm sát Sơn Mỹ, Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Chiến thắng Vạn Tường, Ba Gia ... Quảng Ngãi với truyền thống cách mạng hào hùng, là nơi sinh ra nhiều vị tướng tài ba, danh nhân văn hóa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho đến nay đã trở thành di tích khu lưu niệm các vị tướng lĩnh, danh nhân nổi tiếng như Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích Bệnh xá Đặng Thùy Trâm.... Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Ấn sông Trà, Cổ Lũy cô thôn, có bãi biển Sa Huỳnh, Mỹ Khê, Thác trắng Minh Long, núi Cà Dam, chùa Hang, núi Giếng Tiền, Thới Lới...
Trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Một số di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo và phát huy được hiệu quả, công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể được tăng cường, nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và trùng tu, tôn tạo được nâng cao và đang dần phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh chưa được quan tâm đầu tư, tôn tạo, tu bổ và chưa đảm bảo nguồn lực để tổ chức thực hiện dẫn đến tình trạng hư hỏng, xuống cấp ở một số di tích. Công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa còn lỏng lẻo, có sự trông chờ ở một số địa phương, chưa có sự phối hợp thống nhất và chưa có một quy hoạch, một đề án chung cho quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong toàn tỉnh, Công tác giáo dục, tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của các di tích và huy động các nguồn lực xã hội vào công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích còn hạn chế.
Nhằm đánh giá thực trạng hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh, xác định rõ các di tích cần tu bổ, tôn tạo, phục hồi, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các ngành, các cấp, huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi và nâng cao giá trị di tích, chống xuống cấp, bảo vệ bền vững hệ thống di tích để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ mai sau và gắn kết với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì việc ban hành Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 là rất cần thiết.
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
- Luật Du lịch ngày 09/6/2017;
- Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
- Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;
- Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
- Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
- Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ phục hồi di tích;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
- Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 19/7/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
- Kết luận số 635-KL/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy khóa XIX về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
- Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
- Chỉ thị số 17/2006/CT-UBND ngày 12/9/2006 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh;
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tổng quan di tích
Quảng Ngãi là tỉnh lưu giữ hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng về vật thể và phi vật thể, trong đó có hơn 250 di tích được kiểm kê, lập hồ sơ với nhiều loại hình khác nhau: Di tích kiến trúc nghệ thuật (kiến trúc đình, chùa, thành lũy); di tích lịch sử (lưu niệm về các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, danh nhân lịch sử văn hóa, cách mạng, ghi dấu sự kiện); di tích khảo cổ; cùng với đó, có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo: Di sản Hán Nôm, lễ hội đua thuyền truyền thống Tứ linh, nghệ thuật trình diễn Đấu chiêng của đồng bào Cor, Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê và các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo...
Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 07 di sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UNESCO vinh danh: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê, Lễ hội Điện Trường Bà, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ hội đua thuyền Tứ Linh huyện đảo Lý Sơn, Nghệ thuật Cồng Chiêng dân tộc Cor - huyện Trà Bồng, Nghệ thuật trình diễn Chiêng Ba của người Hrê (Di sản phi vật thể quốc gia), Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam (Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại).
Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 253 di tích trong đó 177 di tích đã được xếp hạng (01 di tích quốc gia đặc biệt; 32 di tích quốc gia; 144 di tích cấp tỉnh) và 76 công trình, địa điểm lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu thuộc danh mục Kiểm kê có quyết định bảo vệ của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
2. Phân loại di tích (bao gồm 08 huyện có di tích quốc gia Trường Lũy đi qua)
2.1. Di tích lịch sử (DTLS): Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 202 di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
2.2. Di tích khảo cổ (DTKC): Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 08 di tích khảo cổ là các loại dấu vết, vết tích của quá khứ con người còn lưu lại được khảo cổ học nghiên cứu.
2.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT): Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 24 di tích kiến trúc nghệ thuật (Di tích quốc gia Trường Lũy Quảng Ngãi đi qua 8 huyện) là công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
2.4. Di tích Danh lam - thắng cảnh (DTDLTC): Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 25 di tích danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
(Phụ lục 1- Danh mục tổng thể hệ thống di tích)
3. Công tác lập hồ sơ khoa học di tích
Hiện nay, công tác lập hồ sơ di tích được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện và đạt được kết quả nhất định. Trên địa bàn tỉnh có 253 di tích nhưng chỉ có 146 hồ sơ khoa học di tích đã hoàn thành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, đa số hồ sơ khoa học di tích được xếp hạng trước khi Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có hiệu lực nên còn sơ sài về nội dung, thành phần hồ sơ, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền giá trị di tích, bảo vệ di tích. Các cấp, các ngành chỉ chú trọng đến công tác lập hồ sơ di tích để xếp hạng di tích, nhưng chưa dự lường được công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhất là công tác sau khi được xếp hạng như cấp sổ đỏ, khoanh vùng, cắm mốc giới, dựng bia bảng di tích, đầu tư tôn tạo, phát huy, nên dẫn đến có sự mâu thuẫn, bất cập giữa lập hồ sơ và việc gìn giữ, phát huy di tích. Những quy định cũ trước đây và các yếu tố lịch sử để lại nên có một số di tích khi xếp hạng chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định hiện hành gây khó khăn trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị, đặc biệt là việc xác định giá trị, nhân vật, sự kiện lịch sử gắn liền với di tích; cũng như công tác quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích... và các vấn đề liên quan khác.
Do đó, trước mắt trong giai đoạn 2022 - 2025 tiếp tục phối hợp với các địa phương hoàn thiện hồ sơ di tích đã xếp hạng và lập hồ sơ di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ nhưng chưa được xếp hạng; nghiên cứu không thực hiện việc thỏa thuận xếp hạng hồ sơ mới.
(Phụ lục 2- Danh mục các di tích chưa lập, chưa hoàn thiện hồ sơ khoa học)
4. Công tác lập quy hoạch di tích
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch riêng về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, chỉ mới thực hiện các quy hoạch xây dựng có liên quan đến di tích như Quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch Đặng Thùy Trâm; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu văn hóa Thiên Ấn, Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 điều chỉnh, mở rộng Khu du lịch Sa Huỳnh...
Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, quy hoạch di tích được lập cho một di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt hoặc cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh tạo thành một quần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ. Việc lập quy hoạch di tích sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý và bảo vệ di tích; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; xây dựng các quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan di tích và các khu vực liền kề di tích, phù hợp với quy hoạch được duyệt và quy hoạch khác có liên quan; đồng thời, định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt và các đồ án quy hoạch khác có liên quan.
5. Công tác cắm mốc giới bảo vệ và cấp sổ đỏ
5.1. Công tác khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích
Theo quy định về lập hồ sơ khoa học di tích, các cơ quan chức năng đã tiến hành cắm mốc giới bảo vệ các di tích đã được công nhận. Kết quả đến cuối năm 2021, công tác khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích ở các địa phương trong tỉnh như sau:
- Thành phố Quảng Ngãi: Có 38 di tích (05 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh, 21 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ), 23 di tích chưa được cắm mốc giới bảo vệ (01 di tích cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh, 18 di tích có quyết định bảo vệ).
- Huyện Bình Sơn: Có 28 di tích (04 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh, 10 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó 18 di tích chưa được cắm mốc giới bảo vệ (02 di tích cấp quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh, 09 di tích có quyết định bảo vệ).
- Huyện Sơn Tịnh: Có 26 di tích (04 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh, 7 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Các di tích chưa được cắm mốc bảo vệ và cấp sổ đỏ.
- Huyện Tư Nghĩa: Có 20 di tích (02 di tích quốc gia, 06 di tích cấp tỉnh, 12 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó, di tích quốc gia Chùa Ông đã được cắm mốc giới còn lại 19 di tích chưa cắm mốc giới (01 di tích cấp quốc gia, 06 di tích cấp tỉnh, 12 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Nghĩa Hành: có 20 di tích (05 di tích quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh). Trong đó có 17 di tích chưa cắm mốc giới (02 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh).
- Huyện Mộ Đức: Có 35 di tích (02 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh, 03 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó 31 di tích đã được cắm mốc giới bảo vệ bảng chỉ dẫn và đặt bia di tích; 02 di tích mới được xếp hạng chưa cắm mốc bảo vệ bảo vệ và đặt bia di tích.
- Thị xã Đức Phổ: Có 30 di tích (04 di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh, 10 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 21 di tích chưa cắm mốc giới (03 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh, 07 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Trà Bồng: Có 09 di tích (03 di tích quốc gia, 04 di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 07 di tích chưa cắm mốc giới (02 di tích cấp quốc gia, 03 di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Sơn Hà: Có 07 di tích (02 di tích quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh, 03 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Tất cả các di tích trên đều chưa được cắm mốc giới.
- Huyện Sơn Tây: Có 09 di tích (07 di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 08 di tích chưa cắm mốc giới (06 di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Minh Long: Có 04 di tích (01 di tích quốc gia, 03 di tích cấp tỉnh). Trong đó có 2 di tích chưa cắm mốc giới (01 di tích quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh).
- Huyện Ba Tơ: Có 09 di tích (01 di tích quốc gia đặc biệt, 01 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh, 05 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 05 di tích chưa cắm mốc giới (01 di tích cấp tỉnh, 04 di tích có quyết định bảo vệ).
- Huyện Lý Sơn: Có 25 di tích (06 di tích quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh, 01 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 04 di tích chưa cắm mốc giới (03 di tích cấp tỉnh, 01 di tích có quyết định bảo vệ).
Các di tích được xếp hạng và di tích có quyết định bảo vệ cơ bản xác định được ranh giới khoanh vùng; đa số các di tích xếp hạng đều xác định được Khu vực bảo vệ I (ngoại trừ một số ít các di tích danh lam thắng cảnh, mộ...), xác định khu vực bảo vệ II còn thấp; các di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ chưa xác định được ranh giới cụ thể. Đến nay, có 19/32 di tích cấp quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia đã được cắm mốc; có 65/110 di tích cấp tỉnh đã được cắm mốc; 47/100 di tích có quyết định bảo vệ được cắm mốc bảo vệ.
Tuy nhiên, công tác vẽ bản đồ đối với các di tích này được thực hiện theo phương pháp thủ công, diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích có sự biến đổi do xâm lấn, tác động của yếu tố tự nhiên, con người và thay đổi so với đo vẽ bản đồ theo phương pháp chính quy. Việc khoanh vùng và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa vẫn có nhiều bất cập. Với các hồ sơ mà di tích được xếp hạng trước đó, chỉ khoanh vùng trên sơ đồ mà không xác định được ranh giới, có nhiều sự sai lệch. Ngoài ra, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, di tích bị xâm lấn vẫn đang xảy ra, nhiều di tích đã tổ chức khoanh vùng nhưng chủ yếu lại khoanh vùng trên hồ sơ và không có quy hoạch thực tế sử dụng.
5.2. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thực hiện tùy vào trường hợp sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất để cấp giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, do khó khăn trong việc xác định đối tượng sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đến nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế.
(Phụ lục 3 - Hệ thống di tích được khoanh vùng bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích)
6. Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Giai đoạn 2013-2018, tổng số di tích đã được sửa chữa, tôn tạo, phục hồi là 93 di tích, trong đó: Di tích cấp Quốc gia có 19 di tích, di tích cấp tỉnh có 74 di tích. Xây dựng phù điêu, bảng chỉ dẫn đường cho các di tích chưa có.
Đa số các di tích được trùng tu, tu bổ là các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đã xuống cấp hoặc hư hỏng do thiên tai, môi trường. Nội dung tu bổ các di tích này chủ yếu là sửa chữa nhỏ và không làm ảnh hưởng đến các bộ phận cấu thành gốc của di tích, như xây dựng nhà trưng bày, làm tường rào, cổng ngõ, lợp mái di tích.
Việc đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh còn nhiều khó khăn nên quy mô và nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa nói chung, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn hạn chế chưa tương xứng. Nhiều di tích đã xếp hạng, đặc biệt các di tích thuộc loại hình lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật đã bị hư hỏng, xuống cấp nhưng không có kinh phí để bảo quản, tu bổ, phục hồi. Việc huy động các nguồn lực cho hoạt động xã hội hóa mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và chỉ tập trung vào một số di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; loại hình danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí huy động được còn nhỏ lẻ, dàn trải, kéo dài gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là những công trình có tính chất quần thể, quy mô lớn, vùng, không gian văn hóa, hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của tỉnh để hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch mang tính đặc trưng, thương hiệu tạo sự đột phá, sức hấp dẫn Nhân dân và du khách trong và ngoài nước.
(Phụ lục 4 - Thực trạng công tác tu bổ, phục hồi di tích)
7. Về xâm hại, lấn chiếm di tích
7.1. Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và quốc gia đặc biệt
Một số di tích bị xâm hại, lấn chiếm như điểm khởi nghĩa Ba Tơ người dân lấn chiếm trồng keo; thành cổ Trường Lũy tại xã Ba Động, Trường An, Ba Thành,... huyện Ba Tơ người dân lấn chiếm trồng keo; Trường Lũy đoạn Nông trường 24/3 thị xã Đức Phổ người dân lấn chiếm làm đất canh tác; Trường Lũy tại thị trấn Trà Xuân, các xã: Trà Phú, Trà Sơn, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi, huyện Trà Bồng bị người dân lấn chiếm làm đường dân sinh, trồng keo; Trường Lũy tại huyện Sơn Hà bị người dân lấn chiếm làm đất canh tác; di tích Chiến thắng Ba Gia (huyện Sơn Tịnh) người dân lấn chiếm trồng keo, lấn chiếm khu vực tượng đài; di tích Chùa Hang (huyện Lý Sơn) người dân lấn chiếm làm chòi bán hàng, di tích Lăng Chánh (huyện Lý Sơn) người dân lấn chiếm làm nhà kho...
7.2. Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Di tích Xưởng quân giới X1002 người dân đã lấn chiếm làm đất canh tác nông nghiệp; di tích Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi thời kỳ 1972-1975 cũng bị người dân lấn chiếm làm đất canh tác; di tích Chiến thắng Đá Bàn người dân lấn chiếm làm nhà ở; di tích căn cứ Tuyền Tung (Bình Sơn) bị lấn chiếm trồng keo, bạch đàn; di tích Vụ thảm sát Hội An (Đức Phổ) bị lấn chiếm làm đường mở rộng; di tích Dinh Tam Tòa bị lấn chiếm đất đai; di tích Thác Trắng bị người dân lấn chiếm làm các chòi, ngăn các đập dâng nước dưới lòng suối;...
7.3. Di tích được đưa vào kiểm kê bảo vệ
Di tích vụ thảm sát Tân An (Mộ Đức) bị lấn chiếm đào hồ nuôi tôm; di tích tháp Khánh Vân (Sơn Tịnh) bị đào lấy đất ở chân tháp; di tích thắng cảnh La Hà (Tư Nghĩa) bị khai thác đá; di tích Chiến thắng Cầu Giác (Đức Phổ) bị lấn chiếm làm đường mở rộng; di tích 04 Dũng sĩ Vạn Tượng - Nghĩa Dũng bị lấn chiếm đất đai; di tích Nhà lao Quảng Ngãi bị lấn chiếm đất đai; di tích thắng cảnh Suối Huy Măng;
Phần lớn chưa có ranh giới rõ ràng nên bị người dân lấn chiếm lấy đất canh tác, trồng keo, cũng như nằm gần khu dân cư nên bị ảnh hưởng môi trường sinh hoạt...
(Phụ lục số 5 - Danh mục di tích bị xâm hại và lấn chiếm)
8. Công tác phát huy giá trị di tích
8.1. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích
Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích được quan tâm chú trọng trong những năm gần đây. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật di sản văn hóa, về lịch sử của địa phương đến cán bộ và nhân dân. Từ đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân địa phương đã có những chuyển biến tích cực tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích, đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ, nhất là sau khi UBND tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý di tích và sự chung tay phối hợp triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Kết quả, một số di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được các trường học và người dân địa phương chịu trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, cộng đồng xã hội ở một số địa phương đã có kế hoạch, phương án phối hợp với chính quyền địa phương chung tay giới thiệu, quảng bá và phục dựng, tu bổ di tích.
8.2. Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch
Mặc dù kinh phí đầu tư để trùng tu tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng một số di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư xây dựng, tôn tạo như Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu di tích đội Hoàng Sa - Bắc Hải trên đảo Lý Sơn, Di tích Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ... đã phát huy tác dụng, trở thành các điểm tham quan du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch cũng được quan tâm đẩy mạnh. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học chuyên đề liên quan đến di tích như Hội thảo 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh, Hội thảo về Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Hội thảo về giá trị di tích Trường Lũy, Hội thảo Đồng chí Trương Quang Trọng - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường của quê hương núi Ấn, sông Trà...
Công tác tổ chức, quản lý các lễ hội tại các di tích được thực hiện định kỳ hàng năm và đang dần phát huy được hiệu quả, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham quan du lịch, tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, đã góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, lịch sử văn hóa đến du khách và niềm tự hào dân tộc của nhân dân trên địa bàn. Tiêu biểu là Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa tại địa điểm di tích Quốc gia đình làng An Vĩnh (Lý Sơn), Lễ hội Điện Trường Bà ở Trà Bồng.
Nhìn chung, tuy có số lượng nhiều nhưng đa số là di tích các sự kiện lịch sử hoặc danh nhân, do đó các lễ hội được tổ chức chưa nhiều nên chưa gắn kết, phát huy được hiệu quả các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, Nhân dân các địa phương có di tích chưa được hưởng lợi nhiều về hiệu quả kinh tế từ các di tích này.
9. Công tác quản lý hệ thống di tích
Công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được thực hiện theo Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định 92/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa. Đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, đóng một vai trò to lớn trong việc giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Theo Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh ban hành tại Quyết định 28/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định:
(1) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý các di tích Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng, Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường và Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (hiện nay đã chuyển giao cho UBND huyện Mộ Đức quản lý, điều hành). UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý các di tích quốc gia và nhà lưu niệm các danh nhân, các nhân vật lịch sử tại địa phương, trừ các di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý di tích cấp tỉnh, di tích trong danh mục kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
(2) UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn là cấp quản lý trực tiếp di tích có trách nhiệm quy định nội quy hoạt động của di tích; thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích; đồng thời, hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện: Công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhỏ di tích bảo đảm không phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở một số nơi còn tồn tại những hạn chế nhất định. Tổng số di tích tương đối lớn nhưng phân bố trên diện rộng, không tập trung, nằm phân tán rải rác ở khắp các huyện, thị xã, thành phố và cả các vùng sâu, vùng xa trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành trung ương tuy đã được bổ sung, thay thế nhưng vẫn còn nội dung chưa thống nhất, chưa bao quát hết được nhưng phát sinh, đòi hỏi thực tế từ việc phân cấp quản lý di tích, mô hình quản lý di tích. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới về tư duy, cải cách về phương thức lãnh đạo, vai trò, vị trí văn hóa có lúc, có nơi bị xem nhẹ. Việc phân cấp quản lý chưa đồng bộ, thống nhất, sự phối hợp giữa các ngành chức năng, chính quyền các cấp trong công tác quản lý di tích tại cơ sở còn chồng chéo, chưa chặt chẽ. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý về di tích còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực, chưa có chuyên môn đào tạo về di tích, nhất là ở cấp huyện, cấp xã.
1. Kết quả đạt được
- Công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ các di tích đã được các cơ quan Bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và đầu tư triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, nhận thức của cán bộ và nhân dân về bảo vệ và phát huy giá trị di tích được nâng cao.
- Hệ thống pháp luật về di sản văn hóa ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho địa phương có cơ sở triển khai thực hiện công tác tu bổ, trùng tu các di tích. HĐND và UBND các cấp đã quan tâm, chỉ đạo và quản lý hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư tôn tạo các giá trị di tích được tăng cường, đặc biệt là nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp di tích đã tạo nguồn lực cho tỉnh có điều kiện gìn giữ, bảo tồn và tôn tạo các di tích.
- Quảng Ngãi là tỉnh có số lượng lớn di tích, phân bố rộng khắp ở các vùng trong tỉnh đã tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác giáo dục cho cán bộ và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, lịch sử văn hóa và niềm tự hào địa phương có di tích.
- Một số di tích được tu bổ, trùng tu đã phát huy được hiệu quả và thu hút được sự tham gia hưởng ứng của cán bộ và nhân dân, cũng như du khách trong và ngoài tỉnh như di tích Khu Chứng tích Vụ thảm sát Sơn Mỹ, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu di tích Đội Hoàng Sa - Bắc Hải, chùa Hang, đình làng An Hải (Lý Sơn)....
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và quảng bá, giới thiệu về các di tích được thực hiện thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tỉnh đã quan tâm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch gắn với các di tích đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các địa phương có di tích.
2. Những khó khăn, tồn tại
- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Nguồn kinh phí tôn tạo chống xuống cấp di tích chủ yếu từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp; ở một số huyện, thị xã, thành phố tuy có đầu tư kinh phí để tôn tạo di tích nhưng còn rất hạn chế.
- Công tác khoanh vùng, cắm mốc giới di tích được quan tâm nhưng chưa thực hiện đồng bộ, dẫn đến tình trạng xâm hại, lấn chiếm các di tích ở một số địa phương còn xảy ra.
- Công tác bảo vệ di tích ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu chặt chẽ, chưa huy động được nguồn lực của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tham gia bảo vệ phát huy các di tích tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu và giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư ở địa phương có di tích chưa được các cấp chính quyền, địa phương quan tâm. Một số địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của ngân sách cấp trên mà chưa phát huy được nguồn lực địa phương nhất là nguồn lực tài chính, công sức của cộng đồng dân cư ở địa phương có di tích.
- Công tác phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng và giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Hiệu quả kinh tế của các di tích mang lại cho nhân dân địa phương chưa rõ ràng.
3. Nguyên nhân
- UBND cấp huyện, cấp xã được phân cấp quản lý trực tiếp di tích nhưng chưa có chương trình, giải pháp và chưa chủ động lập dự án kêu gọi đầu tư để bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; chưa quan tâm sắp xếp, bố trí công chức phụ trách về di tích.
- Các di tích lịch sử văn hóa chiếm số lượng nhiều, phân bố trên không gian rộng, đều khắp trong toàn tỉnh nên gặp khó khăn trong công tác bảo vệ nhất là các di tích cấp tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dân số phát triển, khu vực dân cư mở rộng.
- Chính quyền địa phương nơi có di tích chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vụ xâm phạm di tích.
- Các di tích Quốc gia và cấp tỉnh hầu như chưa được cắm mốc giới khoanh vùng bảo vệ, chưa được cấp sổ đỏ đất di tích, chưa có các biển báo thông tin về khu vực khoanh vùng di tích cho nhân dân biết, do đó việc xâm phạm, lấn chiếm vẫn còn diễn ra.
- Các yếu tố khí hậu tác động như điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa lũ, bão, chất liệu gỗ, môi trường... nên việc ẩm mốc, mối mọt, xói lở... đã làm tăng nhanh quá trình xuống cấp của di tích lịch sử, nhất là đối với loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật đình, chùa, nhà ở; và các điểm di tích lịch sử cách mạng ngoài trời như đồn bót, địa đạo, giao thông hào...
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUỒN LỰC, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
- Đánh giá thực trạng của hệ thống di tích khoa học, chi tiết từng địa bàn trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và mặt bằng chung của cả nước nhằm đề ra các giải pháp cụ thể bảo đảm phù hợp, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên đầu tư đối với di tích gốc (trừ các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích thuộc loại hình di tích cách mạng). Ưu tiên di tích đang xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng cần bảo tồn ngay, đầu tư tập trung cho các di tích nằm trong các cụm, tuyến du lịch; phát huy nguồn lực xã hội để phát triển các khu du lịch, đầu tư hệ thống hạ tầng, các hạng mục phụ trợ trong di tích.
- Bảo tồn, tôn tạo di tích phải tôn trọng lịch sử, khoa học và gắn với cảnh quan môi trường, sinh thái; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ của di tích. Thực hiện đồng thời và tạo lập sự hài hòa việc bảo tồn, tôn tạo với việc phát huy giá trị di tích. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải gắn liền các yếu tố vật thể, phi vật thể. Bảo vệ di sản cần phải dựa trên quan điểm cân bằng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó cần lấy giá trị văn hóa, lịch sử làm động lực để phát triển kinh tế xã hội và ngược lại phát triển kinh tế xã hội là nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa.
1. Mục tiêu chung
Giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt giá trị di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng cho các thế hệ mai sau. Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh và phát triển kinh tế du lịch của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn năm 2022 - 2025:
a) Thực hiện bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học (bao gồm: Số hóa lý lịch di tích, bản đo khoanh vùng, cắm mốc giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho 28 - 40 di tích đã được các cấp xếp hạng, trung bình từ 7 - 10 di tích/năm, trong đó ưu tiên hoàn chỉnh hồ sơ khoa học các di tích tiêu biểu:
- Năm 2022: Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Mộ và Nhà thờ Bùi Tá Hán, Thắng cảnh núi Thiên Ấn và Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Địa đạo Đám Toái, Trụ sở Ủy ban kháng chiến Nam Trung bộ, Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Định, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định.
- Năm 2023: Nhà thờ Trần Cẩm, Huyện đường Đức Phổ, Mộ và đền thờ Huỳnh Công Thiệu, Điện Trường Bà, Thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn, Chiến thắng Vạn Tường, Vụ thảm sát Khánh Giang-Trường Lệ.
- Năm 2024: Thành cổ Châu Sa, Vụ thảm sát Bình Hòa, Vụ thảm sát Diên Niên-Phước Bình, Địa điểm đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc), Chiến thắng Ba Gia, Chiến thắng Đình Cương, Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1959.
- Năm 2025: Cuộc biểu tình Ba La, Căn cứ huyện Đông Sơn, Mộ và nhà thờ Trần Kỳ Phong, Mộ Nguyễn Vịnh, Đình La Hà, Nhà lưu niệm đồng chí Trần Kiên, Đình Lâm Sơn.
b) Thực hiện đầu tư tôn tạo và chống xuống cấp cho 7 di tích Quốc gia và 46 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp cần tôn tạo cấp thiết.
c) Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học cho 46 di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ, đăng ký hoặc xếp hạng.
d) Hoàn thành các quy hoạch hệ thống di tích và quy hoạch khảo cổ học làm cơ sở để đầu tư tôn tạo di tích. Đặc biệt là một số di tích có quy mô lớn và có tiềm năng phát triển du lịch.
2.2. Giai đoạn năm 2026 - 2030:
a) Thực hiện bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học (bao gồm: số hóa lý lịch di tích, bản đồ khoanh vùng, cắm mốc giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho 59 - 75 di tích đã được các cấp xếp hạng, trung bình từ 12 - 15 di tích/năm, trong đó ưu tiên hoàn chỉnh hồ sơ khoa học các di tích tiêu biểu:
- Năm 2026: Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm, Vụ thảm sát Phú Thọ, Chiến thắng Hành Thịnh, Đền Văn Thánh (Mộ Đức), Đình Thi Phổ, Địa đạo Đức Chánh, Mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuyên, Vụ thảm sát chợ An, Mộ và nhà thờ Phan Long Bằng, Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm, Địa điểm Trạm xá T.30, Miếu Phú Long.
- Năm 2027: Xưởng quân giới X1002, Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi (Sơn Hà), Địa điểm thành lập đơn vị vũ trang 89, Chiến thắng Bãi Mầu, Di tích Chiến thắng Huy Mân, Thác Trắng, Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại, Chiến thắng Đá Bàn, Dinh Đụn, Dinh Bà Thủy Long, Giếng Xó La, Chiến thắng Khánh Lạc Đông.
- Năm 2028: Đình làng Sung Tích, Vụ thảm sát An Nhơn, Chùa Khánh Vân, Rừng dừa nước Tịnh Khê, Chiến thắng Bến Lăng, Mộ và nhà thờ Võ Thị Đệ, Thảm sát An Cường, Mộ và bia Trương Quang Cận, Trường sĩ quan Lục quân - phân hiệu Võ bị Trần Quốc Tuấn, Liên khu V, Đình Nghĩa An, Vụ thảm sát thôn 2 - Nghĩa Lâm.
- Năm 2029: Mộ và nhà thờ Lê Khiết, Khu lưu niệm Lễ xuất quân của liên quân Việt - Lào, ngày 19/8/1948, Mộ và nhà thờ Võ Duy Ninh, Hầm Bà Noa, Chiến thắng Đồng Mả, Chiến thắng cầu Gò Da, Chiến thắng Ga Lâm Điền, Chiến thắng Rộc Trảng, Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Địa điểm biểu tình Trường Cháy, Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Xuân Hòa, Trường Sư phạm dân tộc miền núi.
- Năm 2030: Thắng cảnh đảo Bé, Khảo cổ học Xóm Ốc, Khảo cổ Suối Chình, Đền Văn Thánh, Mộ và nhà thờ Huỳnh Văn Túy, Nhà lưu niệm Trương Quang Giao, Nhà lưu niệm Trần Quý Hai, Nhà thờ và mộ Nguyễn Tấn Kỳ, Lăng Vạn Thanh Thủy, Mộ Trần Công Hiến, Mộ và nhà thờ Lương Công Nghĩa, Đền thờ và mộ Trần Văn Đạt.
b) Thực hiện đầu tư tôn tạo và chống xuống cấp cho 9 di tích Quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp cần tôn tạo cấp thiết.
c) Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học cho 30 di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ, đăng ký hoặc xếp hạng.
d) Tiếp tục triển khai công tác bảo tồn, trùng tu tôn tạo các di tích bị xuống cấp và đầu tư xây dựng bia di tích cho một số di tích mới xếp hạng.
đ) Định hướng quy hoạch, dự án đầu tư bảo tồn, phát huy cho một số di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được quy hoạch nhằm hình thành các điểm, tuyến tham quan di tích, góp phần phát triển du lịch.
1. Công tác lập hồ sơ khoa học di tích
1.1. Hoàn thiện hồ sơ khoa học xếp hạng di tích (bao gồm: công tác số hóa di tích, khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể:
- Giai đoạn 2022 - 2025: Hoàn thiện hồ sơ khoa học cho 28 di tích đã được các cấp xếp hạng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn thiện hồ sơ khoa học cho 59 di tích đã được UBND tỉnh quyết định xếp hạng.
(Phụ lục 6A - Danh mục di tích cần hoàn thiện hồ sơ khoa học)
1.2. Lập mới hồ sơ khoa học xếp hạng di tích
Việc lập mới hồ sơ xếp hạng di tích cần duy trì thường xuyên, liên tục, song phải chặt chẽ, gắn với các yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ khoa học di tích, quản lý bảo tồn, phát huy giá trị theo tiêu chuẩn, tiêu chí quốc gia, quốc tế cho từng di tích. Hàng năm, trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao và căn cứ thực trạng của các di tích sẽ tiến hành lập hồ sơ khoa học, trình các cấp xếp hạng mới cho 5 -10 di tích. Trong đó:
a) Lập hồ sơ di tích cấp tỉnh:
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: Ưu tiên lập mới hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho 46 di tích đã được UBND tỉnh quyết định bảo vệ.
- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Tiếp tục lập mới hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho 30 di tích còn lại đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ.
(Phụ lục 6B - Danh mục di tích được bảo vệ cần hoàn thiện hồ sơ khoa học để xếp hạng)
b) Nâng hạng lên di tích cấp quốc gia:
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: Lập mới hồ sơ khoa học để xếp hạng cho 01 di tích cấp quốc gia: di tích thắng cảnh Núi Thình Thình - Chùa Viên Giác ở huyện Bình Sơn); hoàn chỉnh hồ sơ khoa học để nâng hạng 02 di tích cấp tỉnh lên di tích cấp quốc gia là: Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định ở thành phố Quảng Ngãi nhân Tưởng niệm 160 năm Ngày Anh hùng Dân tộc Trương Định tuẫn tiết (1864-2024), di tích Mộ và nhà thờ chí sỹ yêu nước Lê Trung Đình và phong trào Cần Vương - Quảng Ngãi nhân Tưởng niệm 140 năm Ngày mất của cụ (1885-2025).
- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Lập và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học để nâng hạng cho 02 di tích cấp tỉnh lên di tích quốc gia: Khu lưu niệm Việt Lào nhân kỷ niệm liên quân Việt - Lào và di tích Đặng Thùy Trâm nhân Tưởng niệm 60 năm Ngày mất của Anh hùng, bác sỹ Đặng Thùy Trâm ở thị xã Đức Phổ (1970-2030).
c) Nâng hạng lên di tích cấp quốc gia đặc biệt:
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: Lập hồ sơ khoa học để nâng hạng cho 02 di tích cấp quốc gia lên cấp quốc gia đặc biệt gồm: Di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh, di tích kiến trúc Trường Lũy Quảng Ngãi.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Đề xuất nâng hạng thêm 02 di tích cấp quốc gia lên cấp quốc gia đặc biệt gồm: Khu Chứng tích Sơn Mỹ, di tích Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt toàn tỉnh lên 05 di tích.
2. Công tác lập quy hoạch di tích
Trong giai đoạn năm 2022 - 2025 tiến hành lập Quy hoạch cho một số di tích tiêu biểu để định hướng đầu tư, bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch, cụ thể: Di tích khảo cổ học Sa Huỳnh, di tích quốc gia đặc biệt Ba Tơ và một số di tích thắng cảnh có giá trị để đầu tư phát triển du lịch.
Trong giai đoạn năm 2026 - 2030 tiến hành lập Quy hoạch cho một số di tích tiêu biểu để định hướng đầu tư, bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch, cụ thể: Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu Chứng tích Sơn Mỹ và một số di tích thắng cảnh có giá trị để đầu tư phát triển du lịch.
3. Công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
3.1. Giai đoạn 2022 - 2025:
a) Ưu tiên triển khai lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi cho di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, các di tích quốc gia, chú ý các cụm di tích có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; ưu tiên lập các dự án theo cụm di tích trong các khu vực di sản trọng điểm, trọng tâm, khu vực thí điểm phát triển kinh tế di sản và những di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cụ thể:
- Di tích quốc gia đặc biệt: Đầu tư, tôn tạo cho di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Đây là di tích quốc gia đặc biệt duy nhất của tỉnh, cần thiết phải ưu tiên đầu tư theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Ngoài ra, một số xã có di tích đã được công nhận xã An toàn khu, cần thiết phải đầu tư để giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng.
- Di tích cấp quốc gia: Đầu tư, tôn tạo, tu bổ, phục hồi cho các di tích cấp quốc gia sau: Di tích Mộ và đền thờ Bùi Tá Hán, Khu Chứng tích Sơn Mỹ (thành phố Quảng Ngãi); Di tích Trụ sở Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ (huyện Nghĩa Hành); Di tích Đình làng An Hải và Đình làng An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn); Di tích Chùa Ông (huyện Tư Nghĩa); Di tích mộ và nhà thờ Trần Cẩm (huyện Mộ Đức).
(Phụ lục 7A - Danh mục các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt và quốc gia, ưu tiên đầu tư công trung hạn giai đoạn 2022 - 2025).
b) Thực hiện lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi cho 46 di tích cấp tỉnh và di tích đã ra có quyết định bảo vệ. Cụ thể:
- Thành phố Quảng Ngãi: Có 5 di tích, gồm: Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1959, Đình làng Sung Tích, Mộ Trương Quang Trọng, Mộ Lê Trung Đình, Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà Trương Định (gồm 3 điểm di tích). Riêng di tích Mộ Lê Trung Đình có Dự án riêng.
- Huyện Sơn Hà: Có 2 di tích, gồm: Xưởng quân giới X1002, Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
- Huyện Sơn Tây: Có 3 di tích, gồm: Di tích Trường Sư phạm dân tộc miền núi, Chiến thắng Bãi Màu, Trạm giao liên Quân bưu số 8.
- Huyện Trà Bồng: Có 3 di tích, gồm: Căn cứ Tỉnh ủy, căn cứ Phó Mục gia, Đình Miếu Phú Long.
- Thị xã Đức Phổ: Có 6 di tích, gồm: Mộ và Đền thờ Huỳnh Công Thiệu, Điểm cập bến tàu không số (C41), Điểm cập bến tàu không số (C43), Huyện đường Đức Phổ, Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tại núi Sầu Đâu (1955-1957), Địa điểm biểu tình Trường Cháy.
- Huyện Mộ Đức: Có 4 di tích, gồm: Đền Văn Thánh, Mộ và nhà thờ Trần Văn Đạt, Đình An Chuẩn, Căn cứ Núi Lớn.
- Huyện Bình Sơn: Có 4 di tích, gồm: Nhà thờ chí sĩ yêu nước Võ Thị Đệ, Chiến thắng Vạn Tường, Chiến thắng Bến Lăng, Di tích Núi Sơn - địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên của huyện Bình Sơn.
- Huyện Sơn Tịnh: Có 4 di tích, gồm: Chiến thắng Ba Gia, Núi Đá Ngựa, Nhà ông Lê Chương - nơi tổ chức Hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung kỳ giữa tháng 7 năm 1945, Vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình.
- Huyện Tư Nghĩa: Có 2 di tích, gồm: Mộ và Đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương, Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp.
- Huyện Nghĩa Hành: có 6 di tích, gồm: Vụ thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ, Trường Trung học bình dân Nam Trung Bộ, Đình Lâm Sơn, Xưởng quân giới 240, Mộ và Nhà thờ Lê Văn Nờm, Chiến thắng Hành Thịnh.
- Huyện Lý Sơn: Có 3 di tích, gồm: Di tích Dinh Tam Tòa, Lân Vĩnh Lộc, Thắng cảnh đảo Bé (Bãi Hang, Hòn Đụn, Mom tàu)
- Huyện Minh Long: Có 2 di tích, gồm: Chiến thắng Minh Long, Căn cứ núi Mum.
- Huyện Ba Tơ: Có 2 di tích, gồm: Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại và Di tích Đặng Thùy Trâm (xã Ba Khâm, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ). Đối với việc chỉnh trang, sửa chữa, tôn tạo các điểm di tích khởi nghĩa Ba Tơ thuộc các xã, thị trấn an toàn khu (ATK) sẽ có Dự án riêng.
3.2. Giai đoạn 2026 - 2030:
a) Định hướng trong giai đoạn từ 2026 đến năm 2030: Triển khai lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi 44 di tích trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
- Thành phố Quảng Ngãi: Có 5 di tích, gồm: Chiến thắng Khánh Lạc Đông, Cuộc biểu tình Ba La, Rừng dừa nước Tịnh Khê, Đền Văn Thánh, Mộ và Nhà thờ Huỳnh Văn Túy.
- Huyện Sơn Tây: Có 2 di tích, gồm: Địa điểm Mang Blooc - Nơi tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc miền Tây Quảng Ngãi, Di tích thắng cảnh Thác Lụa.
- Huyện Trà Bồng: Có 1 di tích, gồm: Địa điểm Trạm xá T30.
- Thị xã Đức Phổ: Có 5 di tích, gồm: Chùa Từ Sơn, Núi Xương Rồng, Vụ Thảm sát Chợ An, Mộ và Nhà thờ Phan Long Bằng, Bia ký Chăm.
- Huyện Mộ Đức: Có 5 di tích, gồm: Địa đạo Lâm Sơn, Miếu bà Kỳ Tân, Nhà thờ và Mộ Nguyễn Mậu Phó, Nhà thờ tộc Trần làng Văn Bân, Thắng cảnh Núi Long Phụng - Chùa Ông Rau.
- Huyện Bình Sơn: Có 5 di tích, gồm: Địa đạo Đám Toái, Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tự Tân, Chiến thắng Gò Sỏi, Mộ Trần Công Hiến, Lăng vạn Thanh Thủy.
- Huyện Sơn Tịnh: Có 5 di tích, gồm: Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tăng Long, Địa điểm đặt Đài tiếng nói Nam Trung bộ, Vụ thảm sát Vạn Lộc Đông, Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt, Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh.
- Huyện Tư Nghĩa: Có 2 di tích, gồm: Cấm Nghè Tộ, Đình Nghĩa An.
- Huyện Nghĩa Hành: Có 5 di tích, gồm: Chiến thắng Đình Cương, Mộ và Nhà thờ Lê Khiết, Mộ và Nhà thờ Võ Duy Ninh, Mộ và Nhà thờ Lương Công Nghĩa, Nhà thờ Trần Công Tá.
- Huyện Lý Sơn: Có 6 di tích, gồm: Nhà thờ họ Võ (Văn), Giếng Xó La, Nhà thờ Phạm Quang Ảnh, Chùa Hang, Dinh Thiên Y A Na, Dinh Bà Chúa Yàng.
- Huyện Ba Tơ: Có 3 di tích, gồm: Chiến thắng Trà Nô, Chiến thắng Đá Bàn, Suối Loa.
(Phụ lục 7B - Danh mục di tích cần đầu tư, tôn tạo giai đoạn 2022-2030)
4. Công tác phát huy giá trị di tích
4.1. Định hướng nhiệm vụ:
- Công tác tôn tạo và phát huy di tích phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo di tích hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch văn hóa.
- Tiến hành điều tra, đánh giá các di tích trọng điểm để định hướng đầu tư, bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch, chú ý các di tích trọng điểm: Di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh, di tích Trụ sở Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ, di tích núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, di tích Trường Lũy Quảng Ngãi, di tích Cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, di tích quốc gia đặc biệt Các điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, di tích Đặng Thùy Trâm, di tích Thành cổ Châu Sa, Chùa Ông, Cổ Lũy - Cô Thôn và một số di tích thắng cảnh có giá trị để đầu tư phát triển du lịch.
4.2. Các vùng di tích trọng điểm:
a) Dựa theo đặc điểm địa hình cũng như giá trị tiềm năng phát triển của di tích phân ra làm 04 vùng di tích trọng điểm để thuận lợi cho việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật:
- Vùng I: Lý Sơn gồm 25 di tích các loại; trong đó có 6 di tích cấp quốc gia; 18 di tích cấp tỉnh; 1 di tích có quyết định bảo vệ; các di tích trọng điểm: Đình Làng An Hải, Chùa Hang, Âm Linh tự, Đình làng An Vĩnh, Thắng cảnh Núi Thới Lới, Thắng cảnh Núi Giếng Tiền.
- Vùng II: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi gồm 107 di tích: trong đó có 13 di tích cấp Quốc gia; 44 di tích cấp tỉnh; 50 di tích có quyết định bảo vệ. Trong đó, có các di tích trọng điểm: Di tích Chiến thắng Vạn Tường, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Diệu Giác, di tích kiến trúc Trường Lũy Quảng Ngãi, di tích kiến trúc Chùa ông, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Thắng cảnh Núi Thiên Ấn và Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Chiến thắng Ba Gia, Địa đạo Đám Toái, Vụ thảm sát Bình Hòa;
- Vùng III: Nghĩa Hành, Mộ Đức, gồm có 53 di tích: Trong đó 07 di tích cấp quốc gia; 43 di tích cấp tỉnh; 03 di tích có quyết định bảo vệ; có các di tích trọng điểm: Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trụ sở Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ,...
- Vùng IV: Trà Bồng, Đức Phổ, Ba Tơ, gồm có 47 di tích các cấp: Trong đó 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 07 di tích cấp quốc gia; 22 di tích cấp tỉnh; 17 di tích có quyết định bảo vệ. Có các khu vực di tích trọng điểm như: Di tích về khởi nghĩa Trà Bồng, các điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Khu khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh, di tích lưu niệm anh hùng liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm...
b) Kết nối, phát huy giá trị các di tích:
Phát triển hạ tầng giao thông, đồng thời xây dựng 5 con đường di sản nhằm khai thác du lịch các di tích trọng điểm dọc 5 tuyến đường di sản này:
- Con đường di sản Bắc Quảng Ngãi: Tuyến Sa Kỳ - ĐT 621, 622 - dọc sông Trà Bồng.
- Con đường di sản ven sông Trà Khúc: Tuyến cảng Sa Kỳ - Cửa Đại - QL 24B - Sơn Hà.
- Con đường di sản Trung Quảng Ngãi: Tuyến ĐT 624, 624B, TP Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Ba Tơ.
- Con đường di sản Đông Quảng Ngãi: Tuyến QL1A - đường ven biển 627B.
- Con đường di sản Biển Quảng Ngãi: Kết nối cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn.
c) Phát triển hạ tầng kỹ thuật liên kết các vùng di tích trọng điểm:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích bao gồm: hạ tầng bảo tồn và thông tin di tích, di sản; hạ tầng du lịch; hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội; trong đó, cần phân cấp thành cấp vùng, cấp khu vực trọng tâm, trọng điểm; cấp nội khu di tích. Hệ thống hạ tầng này cần được kết nối, chia sẻ với hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, song vẫn có đặc tính riêng (hạ tầng tiện ích, thông tin di sản; thông tin du lịch, chỉ dẫn, hướng dẫn, quản lý, bảo vệ; hạ tầng dịch vụ thiết yếu, cung cấp trang thiết bị du lịch, thiết bị giới thiệu, quảng bá di sản).
- Mỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích cần gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung khu vực phụ cận (đô thị hoặc nông thôn) đảm bảo năng lực đón tiếp khách và đảm bảo yêu cầu hạ tầng du lịch và hạ tầng xã hội; cung cấp năng lượng và điều kiện môi trường, những nhu cầu thiết yếu. Trong đó phân cấp thành các thể dạng: Cấp đô thị; cấp vùng trọng tâm; cấp khu vực trọng điểm; cấp nội khu di tích. Cụ thể:
Đối với quy hoạch hệ thống giao thông: Định hướng tổ chức liên kết hệ thống, gắn kết với hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông đô thị, giao thông khu vực và liên vùng tại các địa điểm có di tích. Gắn kết với hệ thống giao thông tĩnh được phân cấp (bãi đậu xe đô thị; bãi đậu xe cấp vùng; bãi đậu xe di tích, di sản trọng điểm); đặc biệt lưu ý tổ chức các khu vực dịch vụ vận tải tại các điểm dừng chân dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nằm giữa các điểm đến.
Trung tâm hạ tầng kỹ thuật cấp đô thị được tổ chức chuyên biệt, nằm ngoài các khu trung tâm, khu ở, được phân bố theo khu vực và trọng tâm, trọng điểm bao gồm các trạm bơm cung cấp nước sạch, các trạm xử lý nước thải, các khu vực phân loại rác thải vả xử lý chất thải rắn; trạm phát điện; các trung tâm điều vận, viễn thông, bãi đậu xe dự phòng.
Các trung tâm hạ tầng cấp vùng trọng tâm (khu vực phát triển) sẽ bao gồm khu vực tập trung kết rác thải; trạm bơm (cao áp), phân phối nước sạch, khu vực xử lý nước thải, trạm phân phối điện, trạm biến áp (hạ thế) thông tin liên lạc; điểm đậu xe chuyên dụng.
Các đầu mối hạ tầng kỹ thuật hỗn hợp sẽ được bố trí tại các khu di tích, quần cư dịch vụ, điểm dân cư nông thôn gắn với điểm dịch vụ tiện ích và điểm cây xanh tập trung (bao gồm: Điểm tập trung kết rác; Kho dụng cụ và thiết bị; Trạm bơm chuyển tiếp).
Các khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật phải có khoảng các ly tối thiểu 10m đối với (ranh giới bảo vệ) khu di tích, 20m đối với vùng trọng tâm và 50m đối với trung tâm cấp đô thị.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
- Ngân sách địa phương theo phân cấp hàng năm, theo khả năng cân đối ngân sách địa phương để bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án.
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa.
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch các cấp phối hợp với các sở, ban ngành, hội đoàn thể và địa phương triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng các cán bộ đảng viên, cộng đồng xã hội nơi có di sản văn hóa.
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, đặc biệt là các hành vi xâm chiếm và phá hủy các yếu tố cấu thành di tích.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án xem xét đưa các chỉ tiêu thực hiện cụ thể vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch nhà nước của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Coi nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Căn cứ đặc điểm, tình hình của địa phương, trên cơ sở đảm bảo hài hòa, tương thích với Luật Di sản văn hóa, các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích để xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa trong và ngoài nước tham gia đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích; chính sách đối với những người có công bảo vệ và trùng tu di tích;....và các cơ chế, chính sách liên quan khác.
2. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di sản văn hóa
- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về các giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Tập trung tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu rộng rãi các di tích cho du khách trong và ngoài nước thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, mạng Internet, các cuộc hội thảo, hội chợ...
- Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về di sản văn hóa, chú trọng đến cộng đồng xã hội có di tích để công tác gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích có sự tham gia tích cực của nhân dân địa phương.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa bằng nội dung nội dung và hình thức phù hợp với từng địa bàn, dân tộc. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình ở trung ương, địa phương; khai thác, tận dụng hiệu quả, đúng quy định các phương tiện thông tin, đại chúng, các trang mạng xã hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, quảng bá các giá trị di tích.
- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, các thế hệ trẻ của tỉnh về truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, giá trị di tích lịch sử... để có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động có năng lực và chuyên nghiệp để xây dựng kế hoạch, liên kết đối tác và thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, bảo đảm việc thu hút đầu tư được thực hiện thống nhất, liên tục và hiệu quả; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá cho các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch chung của tỉnh; xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho từng khu, điểm danh lam thắng cảnh đi liền với việc phát triển hệ thống ấn phẩm, vật phẩm quảng bá, quảng cáo tấm lớn, ký hiệu... có thiết kế thống nhất, thể hiện nhất quán các giá trị thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu; nghiên cứu sản xuất các vật phẩm lưu niệm, sản vật địa phương làm đại diện thương hiệu du lịch. Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu niệm và sản vật gắn với quảng bá, xây dựng hình ảnh.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan, đơn vị truyền thông trong việc quảng bá, tiếp thị, tập trung giới thiệu rộng rãi hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thăng cảnh của tỉnh dưới góc độ tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, các cuộc hội chợ, triển lãm... nhằm tìm kiếm các cơ hội giao lưu, hợp tác về văn hóa, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm bảo tồn và phát huy di tích từ hợp tác trong và ngoài nước.
3. Hoàn thiện bộ máy quản lý di tích ở các cấp
- Từng bước kiện toàn tổ chức quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở. Thành lập Ban Quản lý các di tích trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở phát triển từ đơn vị sự nghiệp hiện hành, bảo đảm không tăng.
- Thành lập Ban Quản lý các di tích ở các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn theo Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa giữa Ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh, nhất là trong công tác xây dựng kế hoạch, dự án sửa chữa, trùng tu tôn tạo di tích.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên tham dự các lớp nghiệp vụ về bảo tồn di tích và kỹ năng chuyên môn (quản lý quy hoạch, quản lý và thẩm định các dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích; nghiệp vụ bảo tồn di tích; nghiên cứu chuyên sâu, chuyên đề, thuyết minh, giới thiệu về di sản; hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích...) do các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về di sản văn hóa cho các cán bộ, nhân viên phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện; cán bộ văn hóa xã, Ban quản lý di tích các cấp, đặc biệt là ở cơ sở.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, lao động nghiệp vụ bậc cao nhằm hỗ trợ định hướng phát triển sản phẩm có chất lượng cao; thực hiện việc chuyển giao công nghệ quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý để từng bước tiếp quản nhiệm vụ quản lý theo hướng cao cấp; chú trọng nâng cao nhận thức về văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường, kỹ năng giao tiếp đối với đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch.
- Đẩy mạnh hợp tác với cơ quan giáo dục, hướng dẫn doanh nghiệp, cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của di tích. Khuyến khích phát triển các nghề truyền thống; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, bảo vệ tài nguyên và môi trường và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Xây dựng chính sách ưu đãi trọng dụng cán bộ chất lượng cao ở nơi khác về Quảng Ngãi làm việc; sử dụng và có chế độ đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân, chủ thể văn hóa hoạt động trong lĩnh vực di sản trên địa bàn để thu hút đội ngũ này cho mục tiêu quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị trên địa bàn tỉnh trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Xây dựng đề án vị trí việc làm theo năng lực và yêu cầu công tác chuyên môn. Những vị trí chuyên môn cần tuyển dụng những cán bộ được đào tạo đúng vị trí công tác, có kinh nghiệm, yêu nghề và đảm bảo tính ổn định, lâu dài tránh điều động, luân chuyển công tác với những vị trí này.
4. Về đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội hóa
a) Về đầu tư
- Tiếp tục quan tâm, đầu tư cho văn hóa tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), Kết luận số 76/KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc bố trí nguồn lực đầu tư tôn tạo và phát huy các di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho người dân và các tổ chức cá nhân trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích thuộc sở hữu tư nhân phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa chung của dân tộc. Có chính sách cụ thể về việc phân chia quyền lợi giữa tổ chức kinh doanh du lịch với các cộng đồng dân cư.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống các điểm, khu di tích đặc trưng, tiêu biểu của thành "bảo tàng ngoài trời", quần thể công trình quy mô lớn để hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch mang tính đặc trưng, thương hiệu tạo sự đột phá, sức hấp dẫn nhân dân và du khách trong và ngoài nước. Đây là một hướng đầu tư quan trọng, tạo nên sự thay đổi về chất trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
- Đầu tư phục dựng, bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và không gian văn hóa gắn liền với di tích.
- Mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác di sản; kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Huy động các nguồn lực xã hội hóa
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách (về mặt bằng, vốn, tín dụng, đào tạo nhân lực) nhằm huy động, khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức khác nhau tham gia bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ, tạo sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng để chủ trương xã hội hóa các hoạt động quản lý, bảo vệ, đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích đạt hiệu quả tích cực, huy động được nguồn lực ngoài nhà nước song không làm ảnh hưởng đến các giá trị của di tích.
- Xây dựng các chương trình giáo dục về xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa với nội dung đa dạng, có chiều sâu, kết hợp với các hình thức phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, từng vùng miền, dân tộc. Nhất là những vấn đề đã và đang thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội, như quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch... Mặt khác, tích cực phổ biến các mô hình xã hội hóa hoạt động tốt để làm cơ sở học tập, nhân rộng; tôn vinh và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân điển hình trong các hoạt động xã hội hóa.
Tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, người có uy tín, của các tầng lớp cư dân cư, tự nguyện tham gia việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.
- Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di tích nói riêng, hệ thống di sản văn hóa nói chung trên cơ sở định hướng của nhà nước.
Rà soát, xây dựng chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính từ xã hội hóa. Ban hành quy chế hoặc hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản, công đức tại di tích và hoạt động lễ hội theo định hướng ưu tiên sử dụng phần lớn các nguồn thu từ xã hội hóa phục hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản đảm bảo công khai, minh bạch.
Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia đóng góp tâm huyết, công sức, tiền của, trí tuệ vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Đẩy mạnh việc vận động các cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ các chương trình, dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, khảo sát, đánh giá thực trạng cụ thể các di tích xuống cấp theo từng loại hình di tích, hình thức sở hữu để tiến hành tu bổ, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của các di tích như tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ...; chính sách hỗ trợ cho người dân và các tổ chức cá nhân trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích thuộc sở hữu tư nhân phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa chung của dân tộc.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tôn tạo bảo tồn phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định mốc giới, vẽ bản đồ số hóa di tích, lập thủ tục cấp quyền sử dụng đất, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo đúng quy định.
- Tổ chức thực hiện việc tu bổ, tôn tạo theo đúng các quy định của pháp luật về tôn tạo, trùng tu, tu bổ di tích.
- Huy động các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc quản lý, hoạt động, hiện trạng của các di tích để kịp thời khắc phục tồn tại.
- Căn cứ nội dung Đề án, hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và xác định nhu cầu kinh phí gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ sở dự toán kinh phí đầu tư được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm rà soát, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong khả năng cân đối.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ cho người dân và các tổ chức cá nhân trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích thuộc sở hữu tư nhân phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa chung của dân tộc.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, thẩm định dự toán chi thường xuyên để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí trong dự toán hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và địa phương cập nhật ranh giới và diện tích bảo vệ di tích vào quy hoạch sử dụng đất và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định, tham mưu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích đảm bảo yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định đối với việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.
5. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh xem xét phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan thẩm định các dự án về xây dựng, cải tạo, tu bổ các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật.
6. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia thuộc di tích; các hành vi xâm phạm di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai các hoạt động chăm sóc, tôn tạo, phát huy giá trị di tích trong học sinh, đoàn viên thanh niên.
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giáo dục cho học sinh, sinh viên và đoàn viên thanh niên về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học; huy động lực lượng đoàn viên thanh niên các cấp tham quan tìm hiểu về lịch sử văn hóa tại các điểm di tích.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
- Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh dành diện tích báo, thời lượng đăng tải, phát sóng các tác phẩm viết, hình ảnh, tư liệu về giá trị lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.
9. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham gia xác định biên chế, vị trí việc làm; tổ chức đào tạo bồi dưỡng, xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khen thưởng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Phối hợp chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tham gia thực hiện Đề án. Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nói riêng, công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung.
11. Các sở, ngành, hội, đoàn thể tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền quán triệt, phổ biến về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ của Đề án, đồng thời vận động, cán bộ, đảng viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Đề án và các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa do cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở phát động, tổ chức thực hiện.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả những nội dung có liên quan trong Đề án; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết những việc có liên quan trong Đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung, nhiệm vụ gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
12. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương. Vận động, giáo dục nhân dân địa phương có di tích có ý thức, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di tích, coi đây là di sản quý báu, niềm tự hào của nhân dân địa phương.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn hàng năm, 05 năm và cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thành lập Ban Quản lý các di tích cấp huyện; tùy theo địa bàn và điều kiện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thành lập Ban Quản lý các di tích cấp xã. Cơ cấu thành viên Ban Quản lý các di tích theo đúng quy định phân cấp di tích.
- Hằng năm, bố trí kinh phí từ nguồn Ngân sách nhà nước đã được phân cấp và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội để bảo vệ, làm vệ sinh môi trường và sửa chữa nhỏ di tích, đảm bảo không phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc.
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và kịp thời xử lý các hành vi phạm di tích trên địa bàn hoặc đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để chỉ đạo./.thuyvy
DANH MỤC TỔNG THỂ HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
TT | TÊN DI TÍCH | Ký hiệu, ngày tháng năm văn bản | Địa điểm | Phân loại di tích | Cơ quan quản lý | |||
Lịch sử | Khảo cổ | Kiến trúc nghệ thuật | Danh lam thắng cảnh | |||||
01 | Thành phố Quảng Ngãi (38 điểm, khu di tích) (Di tích lịch sử: 29 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 0 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 07 di tích) | |||||||
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khu chứng tích Sơn Mỹ | 54-VHTT/QĐ | Xã Tịnh Khê | x |
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
2 | Mộ và nhà thờ Bùi Tá Hán | 168-VH/QĐ | Phường Quảng Phú | x |
|
|
| Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố và gia tộc |
3 | Thắng cảnh núi Thiên Ấn và Mộ Huỳnh Thúc Kháng | 168-VH/QĐ | Xã Tịnh Ấn Đông |
|
|
| x | Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
4 | Thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn | 43-VH/QĐ | Xã Nghĩa Phú |
|
|
| x | Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
5 | Thành cổ Châu Sa | 152-QĐ/BT | Các xã Tịnh Châu, Tịnh Khê, Tịnh An, Tịnh Thiện |
| x |
|
| Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
B | Cấp Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cuộc biểu tình Ba La | 167/QĐ-UB | Ngã tư Ba La, xã Nghĩa Dõng | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Dõng |
2 | Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1959 | 2103/QĐ-UB | Số nhà 71-Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Hưng Đạo | x |
|
|
| Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
3 | Chiến thắng Khánh Lạc Đông | 1528/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Hà | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Hà |
4 | Đình làng Sung Tích | 282/QĐ-CT | Xã Tịnh Long | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Long |
5 | Vụ thảm sát An Nhơn | 3839/QĐ-UBND | Xã Tịnh An | x |
|
|
| UBND xã Tịnh An |
6 | Rừng dừa nước Tịnh Khê | 996/QĐ-UBND | Xã Tịnh Khê |
|
|
| x | UBND xã Tịnh Khê |
7 | Chùa Khánh Vân | 1702/QĐ-UBND | Xã Tịnh Thiện | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Thiện |
8 | Đền Văn Thánh | 2089/QĐ-UBND | Phường Trương Quang Trọng | x |
|
|
| UBND phường Trương Quang Trọng |
9 | Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định | 824/QĐ-UBND | Xã Tịnh Khê | x |
|
|
| Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
10 | Mộ và nhà thờ Huỳnh Văn Tuý | 390/QĐ-UBND | Xã Tịnh Long | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Long và gia tộc |
11 | Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi | 906/QĐ-UBND | Phường Trần Phú, Tp Quảng Ngãi | x |
|
|
| UBND phường Trần Phú |
12 | Nhà lưu niệm Trần Quý Hai | 1453/QĐ-UBND | Xã Tịnh Châu | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Châu và tộc họ |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc | 1881/QĐ-UB | Phường Trần Hưng Đạo | x |
|
|
| UBND phường Trần Hưng Đạo |
2 | 68 chiến sĩ giải phóng | 1881/QĐ-UB | Cụm 1-phường Nguyễn Nghiêm | x |
|
|
| Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
3 | Sự kiện trường Kim Thông (nay là trường Nguyễn Nghiêm) | 1881/QĐ-UB | Phường Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi | x |
|
|
| UBND phường Nguyễn Nghiêm |
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Dũng | 1881/QĐ-UB | Thôn 5-xã Nghĩa Dũng | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Dũng |
5 | Sở Thương Chánh | 1881/QĐ-UB | Xóm 2, xã Nghĩa An | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa An |
6 | Chiến thắng Nghĩa An | 1039/QĐ-UB | Xã Nghĩa An | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa An |
7 | Thắng cảnh Núi Bút | 1881/QĐ-UB | Phường Nghĩa Chánh |
|
|
| x | UBND phường Nghĩa Chánh |
8 | Chùa Hội Phước | 1881/QĐ-UB | Phường Nghĩa Chánh | x |
|
|
| UBND phường Nghĩa Chánh |
9 | Chùa Tỉnh hội Quảng Ngãi | 1881/QĐ-UB | Phường Trần Phú | x |
|
|
| UBND phường Trần Phú |
10 | Thắng cảnh Núi Giàng và miếu thờ công thần | 1881/QĐ-UB | Thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà |
|
|
| x | UBND xã Nghĩa Hà |
11 | Nhà Phạm Viết My | 1881/QĐ-UB | Thôn An Đạo, xã Tịnh Long | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Long và gia đình |
12 | Vụ thảm sát Khánh Lâm- Tịnh Thiện | 1881/QĐ-UB | Xã Tịnh Thiện | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Thiện |
13 | Mộ Trương Quang Trọng | 1881/QĐ-UB | Thôn Trường Thọ | x |
|
|
| Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố |
14 | Mộ Lê Trung Đình | 1881/QĐ-UB | Thôn Bình Đẳng, xã Tịnh Ấn Đông | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Ấn Đông |
15 | Mộ Trương Đăng Quế | 1881/QĐ-UB | Thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Khê |
16 | Địa đạo núi An Vĩnh | 09/QĐ-UB | Xã Tịnh Kỳ | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Kỳ |
17 | Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà Trương Định - (gồm 3 điểm di tích) | 1625/QĐ-UB | Các xã: Tịnh Thiện, Tịnh Hòa, Tịnh Khê | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Khê, Tịnh Thiện, Tịnh Hòa |
18 | Thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê | 1881/QĐ-UB | Thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê |
|
|
| x | UBND xã Tịnh Khê |
19 | Thắng cảnh Thạch Ky Điếu Tẩu | 1881/QĐ-UB | Thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ |
|
|
| x | UBND xã Tịnh Kỳ |
20 | Phế tích tháp Gò Phố | 1881/QĐ-UB | Thôn Hòa Vinh, xã Tịnh Thiện |
| x |
|
| UBND xã Tịnh Thiện |
21 | Nhà lưu niệm Trương Quang Giao | 695/QĐ-UB | xã Tịnh Khê | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Khê và tộc họ |
02 | Huyện Bình Sơn (28 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 21 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 04 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa đạo Đám Toái | 2307-QĐ | Bình Châu | x |
|
|
| UBND huyện Bình Sơn |
2 | Chiến thắng Vạn Tường | 147/VH-QĐ | Bình Hải, Bình Hòa | x |
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
3 | Vụ thảm sát Bình Hòa | 866-QĐ | Bình Hòa | x |
|
|
| UBND huyện Bình Sơn |
4 | Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Diệu Giác | 06-QĐ/BVHTT | TT Châu Ổ |
|
| x |
| UBND huyện Bình Sơn |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Căn cứ huyện Đông Sơn | 839/QĐ-UBND | Xã Bình Tân Phú | x |
|
|
| UBND xã Bình Tân Phú |
2 | Mộ và nhà thờ Trần Kỳ Phong | 840/QĐ-UBND | Xã Bình Thanh Tây | x |
|
|
| UBND xã Bình Thanh Tây |
3 | Chiến thắng Bến Lăng | 841/QĐ-UBND | Xã Bình Đông | x |
|
|
| UBND xã Bình Đông |
4 | Mộ và nhà thờ Võ Thị Đệ | 842/QĐ-UBND | Xã Bình Tân Phú | x |
|
|
| UBND xã Bình Tân Phú |
5 | Thảm sát An Cường | 716/QĐ-UBND | Xã Bình Hải | x |
|
|
| UBND xã Bình Hải |
6 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Tấn Kỳ | 861/QĐ-UBND | Thôn Châu Tử, xã Bình Nguyên | x |
|
|
| UBND xã Bình Nguyên |
7 | Lăng Vạn Thanh Thủy | 1023/QĐ-UBND | Thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải | x |
|
|
| UBND xã Bình Hải |
8 | Chiến thắng Gò Sỏi | 177/QĐ-UBND | Xã Bình Trung | x |
|
|
| UBND xã Bình Trung |
9 | Căn cứ Truyền Tung (đình Thọ An) | 607/QĐ-UBND | Thôn Thọ An, xã Bình An | x |
|
|
| UBND xã Bình An |
10 | Di tích Núi Sơn, địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên của Huyện Bình Sơn | 1533/QĐ-UBND | Xã Bình Chánh | x |
|
|
| UBND xã Bình Chánh |
11 | Mộ Trần Công Hiến | Số 130/QĐ-UBND | Thôn Mỹ Huệ, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn | x |
|
|
| UBND xã Bình Dương |
12 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Tự Tân | Số 131/QĐ-UBND | Xã Bình Phước, huyện Bình Sơn | x |
|
|
| UBND xã Bình Phước |
13 | Mộ và nhà thờ Lê Ngung | Số 132/QĐ-UBND | Xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn | x |
|
|
| UBND xã Bình Thanh |
14 | Lăng Vạn Đông Yên | 1950/QĐ-UBND | Xã Bình Dương, huyện Bình Sơn | x |
|
|
| UBND Xã Bình Dương |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chiến khu Đồng Lớn chùa Hang | 1881/QĐ-UB | Thôn An Điềm, xã Bình Chương | x |
|
|
| UBND xã Bình Chương |
2 | Chiến thắng Truông Ba Gò | 1881/QĐ-UB | Xã Bình Hiệp | x |
|
|
| UBND xã Bình Hiệp |
3 | Lò nấu quặng | 1881/QĐ-UB | Thôn Trà Lam, xã Bình Chương | x |
|
|
| UBND xã Bình Chương |
4 | Lăng Vạn Mỹ Tân | 2647/QĐ-UB | Xã Bình Chánh | x |
|
|
| UBND xã Bình Chánh |
5 | Thắng cảnh núi chùa Thình Thình | 1881/QĐ-UB | Thôn Diên Lộc, xã Bình Tân Phú |
|
|
| x | UBND xã Bình Tân Phú |
6 | Thắng cảnh Hòn Ông, Hòn Bà | 1881/QĐ-UB | Thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh |
|
|
| x | UBND xã Bình Thạnh |
7 | Thắng cảnh An Hải Sa Bàn | 1881/QĐ-UB | Thôn An Hải, xã Bình Châu |
|
|
| x | UBND xã Bình Châu |
8 | Thắng cảnh Ba Tăng Găng | 1881/QĐ-UB | Thôn Phú Quý, xã Bình Châu |
|
|
| x | UBND xã Bình Châu |
9 | Di chỉ cư trú Bình Châu | 1881/QĐ-UB | Thôn Châu Thuận, xã Bình Châu |
| x |
|
| UBND xã Bình Châu |
10 | Di tích Mộ táng Sa Huỳnh Bình Châu (Bình Châu I, Bình Châu II) | 1881/QĐ-UB | Thôn Châu Thuận, xã Bình Châu |
| x |
|
| UBND xã Bình Châu |
03 | Huyện Sơn Tịnh (26 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 23 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 01 di tích) | |||||||
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Vụ thảm sát Diên Niên- Phước Bình | 295-QĐ/BT | Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND huyện Sơn Tịnh |
2 | Địa điểm đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc) | 921-QĐ/BT | Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND huyện Sơn Tịnh |
3 | Chiến thắng Ba Gia | 866-QĐ | Các xã Tịnh Sơn, Tịnh Bình, Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND huyện Sơn Tịnh |
4 | Trường Lũy - Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Tịnh Hiệp, Tịnh Đông, Tịnh Giang |
|
| x |
| UBND huyện Sơn Tịnh (đoạn đi qua địa phận huyện Sơn Tịnh) |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mộ Nguyễn Vịnh | 3659/QĐ-UB | Xã Tịnh Minh | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Minh |
2 | Mộ và bia Trương Quang Cận | 3658/QĐ-UB | Xã Tịnh Trà | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Trà |
3 | Trường sĩ quan Lục quân- phân hiệu Võ bị Trần Quốc Tuấn, Liên khu V | 1386/QĐ-UBND | Xã Tịnh Minh | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Minh |
4 | Trường Trung học Rừng Xanh | 3838/QĐ-UBND | Xã Tịnh Hà | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Hà |
5 | Căn cứ Núi Đá Ngựa | 3840/QĐ-UBND | Xã Tịnh Bình | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Bình |
6 | Trường THBD Quân Sự- Liên khu V (địa điểm Rừng Dê) | 1507/QĐ-UBND | Rừng Dê, xã Tịnh Sơn | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Sơn |
7 | Chiến thắng Đồi tranh Quang Thạnh | 613/QĐ-UBND | Thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Thọ |
8 | Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt | 1616/QĐ-UBND | Xã Tịnh Minh | x |
|
|
| UBND Huyện Sơn Tịnh |
9 | Mộ và nhà thờ Đinh Duy Tự và Đinh gia yển ký | 82/QĐ-UBND | xã Tịnh Trà | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Trà |
10 | Địa điểm Nhà ông Đinh Tuế, nơi Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng, cuối tháng 3/1931 | 2070/QĐ-UBND | Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
|
|
11 | Chiến khu Vĩnh Sơn | 514/QĐ-UBND | Thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Hiệp |
12 | Địa điểm nhà ông Lê Chương, nơi tổ chức Hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung kỳ, giữa tháng 7/1945 | 513/QĐ-UBND | Thôn Vĩnh Lộc, xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Bình |
13 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh | 511/QĐ-UBND | Xã Tịnh Hà | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Hà |
14 | Vụ thảm sát Vạn Lộc Đông | 884/QĐ-UBND | Xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Sơn |
15 | Xưởng quân giới Từ Nhại | 512/QĐ-UBND | Thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Hiệp |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cây Trâm núi Tròn | 1881/QĐ-UB | Thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Sơn |
2 | Vụ thảm sát Tịnh Thọ (bao gồm 2 điểm di tích) | 1881/QĐ-UB | Thôn Vạn Hòa, xã Tịnh Thọ | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Thọ |
3 | Vụ thảm sát Hà Tây-Tịnh Hà | 1881/QĐ-UB | Thôn Hà Tây, xã Tịnh Hà | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Hà |
4 | Vụ thảm sát Hòa Tây-Tịnh Bình | 1881/QĐ-UB | Thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Bình |
5 | Điểm cao 62 Đông Giáp | 1881/QĐ-UB | Thôn Bình Bắc, xã Tịnh Bình | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Bình |
6 | Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích) | 3947/QĐ-UB | Xã Tịnh Thọ | x |
|
|
| UBND xã Tịnh Thọ |
7 | Thắng cảnh núi Đá Chồng và hồ Sơn Rái | 3947/QĐ-UB | Xã Tịnh Trà |
|
|
| x | UBND xã Tịnh Trà |
04 | Huyện Tư Nghĩa (20 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 13 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 04 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 03 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông | 43-VH/QĐ | Xã Nghĩa Hòa |
|
| x |
| BQL di tích huyện Tư Nghĩa và 18 tộc họ Minh Hương (Ban hộ tự) |
2 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thọ. |
|
| x |
| BQL di tích huyện Tư Nghĩa |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mộ và đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương | 74/QĐ-CT | Xã Nghĩa Kỳ | x |
|
|
| Tộc họ Võ Nghĩa Kỳ |
2 | Đình Nghĩa An | 2185/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Điền | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Điền và Ban tế tự |
3 | Đình La Hà | 169/QĐ-UBND | Thị trấn La Hà | x |
|
|
| UBND thị trấn La Hà và Ban tế tự |
4 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Kiên | 167/QĐ-UBND | Thôn An Hội Bắc I, xã Nghĩa Kỳ | x |
|
|
| BQL di tích huyện Tư Nghĩa |
5 | Vụ thảm sát thôn 2-Nghĩa Lâm | 908/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Lâm |
6 | Khu Lưu niệm nhà thơ Bích Khê | 1437/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Hòa |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cấm Nghè Tộ | 1881/QĐ-UB | Thôn Năng Tây, xã Nghĩa Phương | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Phương |
2 | Chiến thắng Xuân Phổ | 1881/QĐ-UB | Xã Nghĩa Kỳ | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thọ |
3 | Căn cứ Hòn Ngang | 1881/QĐ-UB | Thôn 2, xã Nghĩa Thọ | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Thọ |
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp | 1881/QĐ-UB | Thôn 2, xã Nghĩa Hiệp | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Hiệp |
5 | Hố Hầm | 1881/QĐ-UB | Thôn 6, xã Nghĩa Lâm | x |
|
|
| UBND xã Nghĩa Lâm |
6 | La Hà Thạch Trận (gồm 4 điểm di tích: núi Đá Voi, núi Cao Cổ, núi Hùm, núi Đá Chẻ) | 1881/QĐ-UB | Thị trấn La Hà |
|
|
| x | UBND thị trấn La Hà |
7 | Thắng cảnh chùa Bà Chú | 1881/QĐ-UB | Thôn An Đại, xã Nghĩa Phương |
|
|
| x | UBND xã Nghĩa Phương |
8 | Thắng cảnh Suối Mơ | 1881/QĐ-UB | Thôn Phú Sơn, xã Nghĩa Kỳ |
|
|
| x | UBND xã Nghĩa Kỳ |
9 | Chùa Tịnh Nghiêm Ni Viện | 1881/QĐ-UB | Thị trấn La Hà | x |
|
|
| Ban trị sự chùa |
10 | Chùa Quang Lộc | 1881/QĐ-UB | Thôn Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa | x |
|
|
| Ban trị sự chùa |
11 | Phế tích tháp An Tập | 1881/QĐ-UB | Thôn An Hội Bắc, xã Nghĩa Kỳ |
|
| x |
| UBND xã Nghĩa Kỳ |
12 | Thành Bàn Cờ | 1881/QĐ-UB | Thôn An Đại, xã Nghĩa Phương |
|
| x |
| UBND xã Nghĩa Phương |
05 | Huyện Nghĩa Hành (20 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 18 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 02 di tích) | |||||||
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung bộ | 3211-QĐ/BT | Thị trấn Chợ Chùa | x |
|
|
| UBND huyện Nghĩa Hành |
2 | Chiến thắng Đình Cương | 43-VH/QĐ | Các xã Hành Đức, Hành Minh, Hành Phước, Hành Thiện | x |
|
|
| UBND huyện Nghĩa Hành |
3 | Vụ thảm sát Khánh Giang- Trường Lệ | 43-VH/QĐ | Thôn Trường Khánh, xã Hành Tín Đông | x |
|
|
| UBND huyện Nghĩa Hành |
4 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Minh, Hành Thiện, Hành Tín Tây, Hành Tín Đông |
|
| x |
| UBND huyện Nghĩa Hành |
5 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Định | 3377/QĐ-BVHTTDL | Thôn An Định, xã Hành Dũng |
|
| x |
| UBND huyện Nghĩa Hành |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đình Lâm Sơn | 791/QĐ-CT | Thôn Phước Lam, xã Hành Nhân | x |
|
|
| UBND xã, BQL Đình |
2 | Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm (gồm 2 điểm di tích) | 432/QĐ-CT | Thôn Đề An, xã Hành Phước | x |
|
|
| UBND xã, Tộc họ Lê Hành Phước |
3 | Vụ thảm sát Phú Thọ | 792/QĐ-CT | Thôn Phú Thọ, xã Hành Tín Tây | x |
|
|
| UBND xã Hành Tín Tây |
4 | Chiến thắng Hành Thịnh |
| Thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh | x |
|
|
| UBND xã Hành Thịnh |
5 | Mộ và nhà thờ Lê Khiết | 458/QĐ-UBND | Thôn An Ba, xã Hành Thịnh | x |
|
|
| UBND xã, Tộc họ Lê Hành Thịnh |
6 | Khu lưu niệm Lễ xuất quân của liên quân Việt- Lào, ngày 19/8/1948 | 837/QĐ-UBND | Thôn Đề An, xã Hành Phước | x |
|
|
| UBND xã Hành Phước |
7 | Mộ và nhà thờ Võ Duy Ninh | 236/QĐ-UBND | Đại An Đông, xã Hành Thuận | x |
|
|
| UBND xã, Tộc họ Võ Hành Thuận |
8 | Mộ và nhà thờ Lương Công Nghĩa | 1091/QĐ-UBND | Hiệp Phổ Bắc, xã Hành Trung | x |
|
|
| UBND xã, Tộc họ Lương Hành Trung |
9 | Trường trung học Bình dân Nam Trung bộ (gồm 4 di tích) | 1600/QĐ-UB | Xã Hành Phước, Hành Thiện, Hành Nhân | x |
|
|
| UBND các xã Hành Phước, Hành Thiện, Hành Nhân |
10 | Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương | 1030/QĐ-UBND | Thôn Hòa Thọ, xã Hành Phước | x |
|
|
| UBND xã Hành Phước |
11 | Vụ thảm sát Đập Cây Gáo | 1739/QĐ-UBND | Xã Hành Phước | x |
|
|
| UBND xã Hành Phước |
12 | Nhà thờ Trần Công Tá | 1740/QĐ-UBND | Xã Hành Thịnh | x |
|
|
| UBND xã Hành Thịnh |
13 | Xưởng quân giới 240 | 1741/QĐ-UBND | Thôn Bàn Thới, xã Hành Thiện | x |
|
|
| UBND xã Hành Thiên |
14 | Cuộc biểu tình Nghĩa Lũng Kỳ Thọ | 1742/QĐ-UBND | Xã Hành Đức | x |
|
|
| UBND xã Hành Đức |
15 | Vụ thảm sát địa đạo Hiệp Phổ Nam | 1085/QĐ-UBND | Xã Hành Trung | x |
|
|
| UBND xã Hành Trung |
06 | Huyện Mộ Đức (35 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 31 ;di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 02:di tích) | |||||||
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà Lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng | 27/QĐ-BVHTTDL | Thôn 2, xã Đức Tân | x |
|
|
| UBND huyện Mộ Đức |
2 | Nhà thờ Trần Cẩm | 1543-QĐ/VH | Thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh | x |
|
|
| UBND huyện giao cho phòng VH&TT quản lý |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đền Văn Thánh | 246/QĐ-UBND | xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
2 | Mộ và nhà thờ Huỳnh Công Chế | 457/QĐ-UB | xã Đức Hòa | x |
|
|
| UBND xã Đức Hòa |
3 | Đình Thi Phổ | 582/QĐ-UBND | xã Đức Tân |
|
| x |
| UBND xã Đức Tân |
4 | Đình An Chuẩn | 1910/QĐ-UBND | xã Đức Lợi |
|
| x |
| UBND xã Đức Lợi |
5 | Miếu Bà Kỳ Tân | 581/QĐ-UBND | xã Đức Lợi | x |
|
|
| UBND xã Đức Lợi |
6 | Địa đạo Đức Chánh | 3816/QĐ-CT | xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
7 | Hầm Bà Noa | 3813/QĐ-CT | xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
8 | Chiến thắng Đồng Mả | 3814/QĐ-CT | xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
9 | Căn cứ Hố Đá | 3815/QĐ-CT | xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
10 | Chiến thắng cầu Gò Da | 3817/QĐ-CT | xã Đức Nhuận | x |
|
|
| UBND xã Đức Nhuận |
11 | Mộ và nhà thờ Lê Quang Đại (gồm 2 di tích) | 766/QĐ-CT | xã Đức Nhuận | x |
|
|
| UBND xã Đức Nhuận |
12 | Căn cứ Núi Lớn | 3202/QĐ-CT | xã Đức Phú | x |
|
|
| UBND xã Đức Phú |
13 | Chiến thắng Ga Lâm Điền | 3202/QĐ-CT | xã Đức Hiệp | x |
|
|
| UBND xã Đức Hiệp |
14 | Căn cứ xóm 12, 13 | 3204/QĐ-CT | xã Đức Nhuận | x |
|
|
| UBND xã Đức Nhuận |
15 | Chiến thắng Rộc Trảng | 3205/QĐ-CT | xã Đức Minh | x |
|
|
| UBND xã Đức Minh |
16 | Căn cứ Phú Nhuận | 3206/QĐ-CT | xã Đức Minh | x |
|
|
| UBND xã Đức Minh |
17 | Nhà bà Trịnh Thị Ngộ |
| xã Đức Nhuận | x |
|
|
| UBND xã Đức Nhuận |
18 | Nhà thờ tộc họ Nguyễn và nhà ông Nguyễn Chí | 165/QĐ-UB | xã Đức Hiệp | x |
|
|
| UBND xã Đức Hiệp |
19 | Núi Long Phụng - Chùa Ông Rau (Chùa Hang) | 178/QĐ-UBND | xã Đức Thắng |
|
|
| x | UBND xã Đức Thắng |
20 | Đền thờ và mộ Trần Văn Đạt (gồm 2 di tích) | 83/QĐ-UBND | xã Đức Hòa, Đức Phú | x |
|
|
| UBND xã Đức Hòa |
21 | Chiến thắng Mỏ Cày | 122/QĐ-UBND | Thôn 1, xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
22 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Mậu Phó (gồm 2 điểm di tích) | 606/QĐ-UBND | Xã Đức Lân | x |
|
|
| UBND xã Đức Lân |
23 | Nhà đồng chí Trần Hàm | 477/QĐ-UBND | Thôn 4, xã Đức Tân | x |
|
|
| UBND xã Đức Tân |
24 | Cuộc biểu tình Trà Niên | 478/QĐ-UBND | Thôn Văn Hà, xã Đức Phong | x |
|
|
| UBND xã Đức Phong |
25 | Thảm sát Đồng Nà | 481/QĐ-UBND | Thôn Lâm Thượng, xã Đức Phong | x |
|
|
| UBND xã Đức Phong |
26 | Địa đạo Lâm Sơn | 479/QĐ-UBND | Thôn Lâm Thượng, xã Đức Phong | x |
|
|
| UBND xã Đức Phong |
27 | Nhà thờ tộc Trần làng Văn Bân | 482/QĐ-UBND | Xã Đức Chánh | x |
|
|
| UBND xã Đức Chánh |
28 | Căn cứ rừng Nà | 480/QĐ-UBND | Xã Đức Thạnh | x |
|
|
| UBND xã Đức Thạnh |
29 | Từ đường họ trần An Hòa - nơi thờ chí sĩ trần Du | 1951/QĐ-UBND | Thị trấn mộ Đức, huyện Mộ Đức | x |
|
|
| Thị trấn mộ Đức, huyện Mộ Đức |
30 | Tộc trần từ đường - Tú Sơn và Miếu thờ thất đại công thần Tây Sơn | 1952/QĐ-UBND | Xã Đức Lân, huyện Mộ Đức | x |
|
|
| UBND xã Đức Lân |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hầm xác máu | 1881/QĐ-UB | Thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong | x |
|
|
| UBND xã Đức Phong |
2 | Bãi biển Tân An | 1881/QĐ-UB | Thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong |
|
|
| x | UBND xã Đức Phong |
3 | Địa đạo Phú Lộc | 1881/QĐ-UB | Thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong | x |
|
|
| UBND xã Đức Phong |
07 | Thị xã Đức Phổ (30 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 26 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 01 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khu khảo cổ học Sa Huỳnh | 3457-VH/QĐ | xã Phổ Khánh |
| x |
|
| Theo phân cấp tại 28/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh là UBND thị xã Đức Phổ quản lý, nhưng hiện tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi đang trực tiếp quản lý |
2 | Huyện đường Đức Phổ | 985-QĐ/VH | Thị xã Đức Phổ | x |
|
|
| UBND thị xã Đức Phổ |
3 | Mộ và đền thờ Huỳnh Công Thiệu | 1210-QĐ/BVHTTDL | Các phường Phổ Ninh, Phổ Minh và Phổ Hòa | x |
|
|
| UBND thị xã Đức Phổ (tộc họ trực tiếp quản lý) |
4 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã, phường: Phổ Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Hòa, Phổ Cường. |
|
| x |
| UBND thị xã Đức Phổ quản lý đoạn Trường Lũy qua huyện Đức Phổ |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuyên | 1323/QĐ-UBND | thôn Tân Phong, xã Phổ Phong | x |
|
|
| UBND xã Phổ Phong |
2 | Vụ thảm sát chợ An | 1376/QĐ-UBND | Xã Phổ An | x |
|
|
| UBND xã Phổ An |
3 | Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm | 1205/QĐ-UBND | Thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND thị xã Đức Phổ (Phòng Văn hóa và Thông tin trực tiếp quản lý) |
4 | Mộ và nhà thờ Phan Long Bằng | 827/QĐ-UBND | Xã Phổ Phong | x |
|
|
| UBND thị xã Đức Phổ (Phòng Văn hóa và Thông tin trực tiếp quản lý) |
5 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm | 845/QĐ-UBND | Xã Phổ Phong | x |
|
|
| UBND xã Phổ Phong |
6 | Địa điểm biểu tình Trường Cháy | 1885/QĐ-UBND | Xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND xã Phổ Cường |
7 | Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Xuân Hòa | 1678/QĐ-UBND | Xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND thị xã Đức Phổ (Phòng Văn hóa và Thông tin trực tiếp quản lý) |
8 | Chùa Từ Sơn | 882/QĐ-UBND | Xã Phổ Phong | x |
|
|
| UBND xã Phổ Phong |
9 | Điểm cập bến tàu không số (C41) | 1373/QĐ-UBND | Bãi biển An Thổ, xã Phổ An | x |
|
|
| UBND xã Phổ An |
10 | Điểm cập bến tàu không số (C43) | 1375/QĐ-UBND | Bãi biển Qui Thiện, xã Phổ Khánh | x |
|
|
| UBND xã Phổ Khánh |
11 | Chiến thắng Quai Mỏ | 183/QĐ-UBND | Thôn Nga Mân, xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND xã Phổ Cường |
12 | Liên Trì Dục Nguyệt | 184/QĐ-UBND | Xã Phổ Thuận |
|
|
| x | UBND xã Phổ Thuận |
13 | Vụ thảm sát Chợ chiều - Giếng Thí | 166/QĐ-UB | Xã Phổ Khánh | x |
|
|
| UBND xã Phổ Khánh |
14 | Chiến thắng đèo Mỹ Trang | 160/QĐ-UB | Xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND xã Phổ Cường |
15 | Núi Xương Rồng | 5107/QĐ-UB | Xã Phổ Phong | x |
|
|
| UBND xã Phổ Phong |
16 | Căn cứ Quảng Ngãi Tại núi Sầu Đâu | 937/QĐ-UBND | Phường Phổ Minh | x |
|
|
| UBND phường Phổ Minh |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Vụ thảm sát Bàn Thạch | 1881/QĐ-UB | Thôn Bàn Thạch, xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND xã Phổ Cường |
2 | Vụ thảm sát Thanh Sơn | 1881/QĐ-UB | Thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường | x |
|
|
| UBND xã Phổ Cường |
3 | Chiến thắng Phổ An | 1881/QĐ-UB | Thôn An Phổ, xã Phổ An | x |
|
|
| UBND xã Phổ An |
4 | Vụ thảm sát Tập An Nam | 1881/QĐ-UB | Thôn Tập An Nam, phường Phổ Văn | x |
|
|
| UBND phường Phổ Văn |
5 | Vụ thảm sát Vĩnh Bình | 1881/QĐ-UB | Thôn Vĩnh Bình, phường Nguyễn Nghiêm | x |
|
|
| UBND phường Nguyễn Nghiêm |
6 | Chiến thắng Cầu Giác- vùng 4 | 1881/QĐ-UB | Xã Phổ Phong | x |
|
|
| UBND xã Phổ Phong |
7 | Vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu | 682/QĐ-UB | Phường Phổ Văn |
|
|
|
| UBND phường Phổ Văn |
8 | Đền thờ và mộ Trần Ngọc Trác (gồm 2 điểm di tích) | 1889/QĐ-UB | Phường Phổ Văn | x |
|
|
| UBND phường Phổ Văn |
9 | Bia Ký Chàm | 1881/QĐ-UB | Thôn Thạnh Đức, phường Phổ Thạnh |
| x |
|
| UBND phường Phổ Thạnh |
10 | Nhà thờ Huỳnh Đăng Khoa (gồm 2 điểm di tích) | 1881/QĐ-UB | Các phường Phổ Ninh, Phổ Văn | x |
|
|
| UBND các phường: Phổ Ninh, Phổ Văn |
08 | Huyện Trà Bồng (09 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 07 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 01 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khởi nghĩa Trà Bồng | 2307-QĐ | Các xã: Trà Phong, Trà Thọ, Trà Lãnh, Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Sơn, thị trấn Trà Xuân... | x |
|
|
| BQL di tích huyện Trà Bồng |
2 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Trà Sơn, Trà Phú, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi, Thị trấn Trà Xuân |
|
| x |
| BQL di tích huyện Trà Bồng |
3 | Điện Trường Bà | 1388-QĐ/BVHTDL | Thị trấn Trà Xuân | x |
|
|
| Phòng VH-TT, BQL Di tích Điện Trường Bà |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa điểm Trạm xá T.30 | 1529/QĐ-CT | Xã Trà Tân, huyện Trà Bồng | x |
|
|
| Phòng VH-TT huyện Trà Bồng |
2 | Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Ngãi giai đoạn 1958-1965 | 55/QĐ-UBND | Xã Trà Trung, huyện Trà Bồng | x |
|
|
| Phòng VH-TT huyện Trà Bồng |
3 | Căn cứ chống Pháp của Phó Mục Gia | 32/QĐ-UBND | Xã Hương Trà, huyện Trà Bồng | x |
|
|
| Phòng VH-TT huyện Trà Bồng |
4 | Miếu Phú Long | 33/QĐ-UBND | Xã Trà Phú, huyện Trà Bồng | x |
|
|
| Phòng VH-TT huyện Trà Bồng |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Di tích Đồn Mỹ | 1881/QĐ-UB | Thôn Trung, thị trấn Trà Xuân | x |
|
|
| UBND thị trấn Trà Xuân |
2 | Thắng cảnh thác Cà Đú | 1881/QĐ-UB | Thôn 5, xã Trà Thủy |
|
|
| x | UBND Xã Trà Thủy |
09 | Huyện Sơn Hà (07 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 05 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800/QĐ-BVHTTDL | Xã Sơn Hạ |
|
| x |
| UBND huyện Sơn Hà |
2 | Địa điểm Xưởng in Tín phiếu của Liên khu V tại Xà Nay (1947-1950) Xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi | 3083/QĐ-BVHTTDL | Xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi | x |
|
|
| UBND xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xưởng quân giới X1002 | 282/QĐ-CT | Xã Sơn Thành | x |
|
|
| UBND xã Sơn Thành |
2 | Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi | 283/QĐ-CT | Xã Sơn Kỳ | x |
|
|
| UBND xã Sơn Kỳ |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đồn Tà Ma | 1881/QĐ-UB | Xã Sơn Kỳ | x |
|
|
| UBND xã Sơn Kỳ |
2 | Đám ruộng khay | 1881/QĐ-UB | Xã Sơn Hạ | x |
|
|
| UBND xã Sơn Hạ |
3 | Chiến thắng đồn Di Lăng | 1881/QĐ-UB | Xã Sơn Lăng | x |
|
|
| UBND Thị trấn Di Lăng |
10 | Huyện Sơn Tây (09 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 07 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 02 di tích) | |||||||
A | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa điểm thành lập đơn vị vũ trang 89 | 2225/QĐ-UBND | Xã Sơn Lập | x |
|
|
| UBND xã Sơn Lập |
2 | Chiến thắng Bãi Mầu | 477/QĐ-CT | Xã Sơn Tân | x |
|
|
| UBND xã Sơn Tân |
3 | Di tích Chiến thắng Huy Mân | 413/QĐ-CT | Xã Sơn Dung | x |
|
|
| UBND xã Sơn Dung |
4 | Trường Sư phạm dân tộc miền núi | 1174/QĐ-CT | Xã Sơn Tân |
|
|
|
| UBND xã Sơn Tân |
5 | Trạm giao liên quân bưu số 8 | 476/QĐ-CT | Xã Sơn Tân | x |
|
|
| UBND xã Sơn Tân |
6 | Địa điểm Mang Bloóc- nơi tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc Miền Tây Quảng Ngãi | 483/QĐ-UBND | Xã Sơn Mùa | x |
|
|
| UBND xã Sơn Mùa |
7 | Thắng cảnh Thác Lụa | 503/QĐ-UBND | Xã Sơn Tinh |
|
|
| x | UBND xã Sơn Tinh |
B | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chiến thắng Tà Mực | 3111/QĐ-UB | Xã Sơn Dung | x |
|
|
| UBND xã Sơn Dung |
2 | Thắng cảnh suối Huy Măng | 3111/QĐ-UB | Xã Sơn Dung |
|
|
| x | UBND xã Sơn Dung |
11 | Huyện Minh Long (04 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 02 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 01 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Long Sơn, Long Mai |
|
| x |
| UBND huyện Minh Long |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thác Trắng | 158/QĐ-UBND | Xã Thanh An |
|
|
| x | UBND huyện Minh Long |
2 | Chiến thắng Minh Long | 1187/QĐ-UBND | Xã Long Hiệp | x |
|
|
| UBND huyện Minh Long |
3 | Căn cứ cách mạng núi Mum | 1188/QĐ-UBND | xã Long Môn | x |
|
|
| UBND huyện Minh Long |
12 | Huyện Ba Tơ (09 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 08 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích) | |||||||
A | Quốc gia đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ | 2082/QĐ-TTg |
| x |
|
|
| Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
B | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc) | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Ba Thành, Ba Động, Ba Liên, Ba Khâm |
|
| x |
| UBND huyện Ba Tơ |
C | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại | 168/QĐ-UBND | Thôn Bắc Lân, xã Ba Động | x |
|
|
| UBND xã Ba Động |
2 | Chiến thắng Đá Bàn | 170/QĐ-UBND | Thị trấn ba Tơ | x |
|
|
| UBND thị trấn Ba Tơ |
D | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Suối Loa | 1881/QĐ-UB | Thôn Suối Loa, xã Ba Động | x |
|
|
| UBND xã Ba Động |
2 | Chiến khu Cao Muôn | 1881/QĐ-UB | Xã Ba Vinh | x |
|
|
| UBND xã Ba Vinh |
3 | Chiến thắng Giá Vụt | 1881/QĐ-UB | Thôn Gò Vành, xã Ba Vì | x |
|
|
| UBND xã Ba Vì |
4 | Chiến thắng Trà Nô | 1881/QĐ-UB | Thôn Trà Nô, xã Ba Tô | x |
|
|
| UBND xã Ba Tô |
5 | Thác Nước Trinh | 1881/QĐ-UB | Thôn Nước Trinh, xã Ba Chùa | x |
|
|
| UBND xã Ba Chùa |
13 | Huyện Lý Sơn (25 điểm, khu di tích) (Di tích Lịch sử: 11 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 09 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 03 di tích) | |||||||
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đình làng Lý Hải (An Hải) | 985-QĐ/VH | An Hải |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
2 | Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa | 41/2007/QĐ-BVHTT | An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
3 | Chùa Hang | 921-QĐ/BT | An Hải | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
4 | Đình An Vĩnh | 1451-QĐ/BVHTTDL | An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
5 | Thắng cảnh Núi Giếng Tiền | 46/QĐ-BVHTTDL | Xã An Vĩnh |
|
|
| x | UBND huyện Lý Sơn |
6 | Thắng cảnh Núi Thới Lới | 47/QĐ-BVHTTDL | Xã An Hải |
|
|
| x | UBND huyện Lý Sơn |
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà thờ Phạm Quang Ảnh | 109/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
2 | Đền thờ Thiên Y-A-NA | 113/QĐ-UBND | Xã An Hải | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
3 | Dinh Tam Tòa | 110/QĐ-UBND | Xã An Hải |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
4 | Lân Chánh | 112/QĐ-UB | Xã An Vĩnh |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
5 | Mộ và Đền thờ Võ Văn Khiết | 111/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
6 | Lân Vĩnh Lộc | 1405/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
7 | Dinh Bà Thiên Y-a-Na | 1406/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
8 | Nhà Pha | 1911/QĐ-UBND | Xã An Hải | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
9 | Nhà thờ tộc Võ (Văn) | 587/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
10 | Dinh Bà Chúa Yàng | 715/QĐ-UBND | Xã An Hải |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
11 | Lăng Tân | 746/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
12 | Dinh Đụn | 745/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
13 | Dinh Bà Thủy Long | 1024/QĐ-UBND | Xã An Hải |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
14 | Giếng Xó La | 1601/QĐ-UBND | Thôn Đông, xã An Vĩnh | x |
|
|
| UBND huyện Lý Sơn |
15 | Lân Vĩnh Hòa | 1600/QĐ-UBND | Thôn Đông, xã An Vĩnh |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
16 | Thắng cảnh đảo bé (Hòn Đụm, Mom Tàu, Bãi Hang) | 1761/QĐ-UBND | xã An Bình |
|
|
| x | UBND huyện Lý Sơn |
17 | Khảo cổ học Xóm Ốc | 581/QĐ-UBND | xã An Vĩnh |
| x |
|
| UBND huyện Lý Sơn |
18 | Khảo cổ Suối Chình | 580/QĐ-UBND | xã An Hải |
| x |
|
| UBND huyện Lý Sơn |
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đồn thờ Cá Ông | 1881/QĐ-UB | Thôn Đông, xã An Hải |
|
| x |
| UBND huyện Lý Sơn |
DANH MỤC HỆ THỐNG DI TÍCH CHƯA HOÀN THIỆN HỒ SƠ KHOA HỌC DI TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
STT | TÊN DI TÍCH |
I | Thành phố Quảng Ngãi |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc |
2 | 68 chiến sĩ giải phóng |
3 | Sự kiện trường Kim Thông (nay là trường Nguyễn nghiêm) |
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Dũng |
5 | Sở Thương Chánh |
6 | Chiến thắng Nghĩa An |
7 | Thắng cảnh Núi Bút |
8 | Chùa Hội Phước |
9 | Chùa Tỉnh hội Quảng Ngãi |
10 | Thắng cảnh Núi Giàng và miếu thờ công thần |
11 | Nhà Phạm Viết My |
12 | Vụ thảm sát Khánh Lâm-Tịnh Thiện |
13 | Mộ Trương Quang Trọng |
14 | Mộ Lê Trung Đình |
15 | Mộ Trương Đăng Quế |
16 | Địa đạo núi An Vĩnh |
17 | Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà Trương Định - (gồm 3 điểm di tích) |
18 | Thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê |
19 | Thắng cảnh Thạch Ky Điếu Tẩu |
20 | Phế tích tháp Gò Phố |
21 | Nhà lưu niệm Trương Quang Giao |
II | Huyện Bình Sơn |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Chiến khu Đồng Lớn chùa Hang |
2 | Chiến thắng Truông Ba Gò |
3 | Lò nấu quặng |
4 | Lăng Vạn Mỹ Tân |
5 | Thắng cảnh núi chùa Thình Thình |
6 | Thắng cảnh Hòn Ông, Hòn Bà |
7 | Thắng cảnh An Hải Sa Bàn |
8 | Thắng cảnh Ba Tăng Găng |
9 | Di chỉ cư trú Bình Châu |
10 | Di tích Mộ táng Sa Huỳnh Bình Châu (Bình Châu I, Bình Châu II) |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Địa điểm Đại hội đại biểu ND bầu NBND cách mạng đầu tiên huyện 12/1968 |
2 | Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần 1 (nhà ông Phạm Chuân) |
3 | Di tích Giếng Vương |
4 | Lăng vạn Bình Đông |
5 | Mộ và nhà thờ Võ Tín |
6 | Mộ và nhà thờ Mai Thới |
7 | Mộ và nhà thờ cụ tú Đàm Thanh |
8 | Vụ thảm sát Bình Phước |
9 | Di tích địa đạo Hóc Mua |
10 | Địa đạo hầm bí mật thời Pháp, Mỹ và cây sộp đại thụ tồn tại 3 thế kỷ |
11 | Vụ thảm sát Đá Hang |
12 | Nhà thờ cụ Võ Quán |
13 | Địa điểm Đại hội thành lập Mặt trận Việt Minh phủ Bình Sơn đầu tiên 4/1945 |
14 | Thắng cảnh Khe Hai |
15 | Thắng cảnh vực Bà |
16 | Mộ và nhà thờ cụ Đoàn Khắc Nhượng |
17 | Di tích Căn cứ Triều Tiên |
III | Huyện Sơn Tịnh |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Cây Trâm núi Tròn |
2 | Vụ thảm sát Tịnh Thọ (bao gồm 2 điểm di tích) |
3 | Vụ thảm sát Hà Tây-Tịnh Hà |
4 | Vụ thảm sát Hòa Tây-Tịnh Bình |
5 | Điểm cao 62 Đông Giáp |
6 | Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích) |
7 | Thắng cảnh núi Đá Chồng và hồ Sơn Rái |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Mộ Phạm Tuân |
2 | Vụ thảm sát thôn Minh Khánh |
3 | Vụ thảm sát thôn Hội Đức |
4 | Trường Bình dân Tịnh Bắc |
5 | Căn cứ Rừng Thơm |
6 | Đình Vĩnh Lộc |
7 | Miếu Chu Văn |
8 | Cây Cầy Dù ở thôn Thạch Nội |
9 | Bia Tưởng niệm 54 người chết ở thôn Trà Bình |
10 | Bia tưởng niệm 16 người chết ở thôn An Hòa |
11 | Bia tưởng niệm 26 Dân Công ở thôn Đông Hòa |
12 | Bia tưởng niệm 16 Du kích xã |
13 | Cây Thị |
14 | Vụ thảm sát thôn An Hòa |
15 | Cây Đa - Gò Miễu |
16 | Đá Én |
17 | Cây Đa - Vĩnh Tuy |
IV | Huyện Tư Nghĩa |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Cấm Nghè Tộ |
2 | Chiến thắng Xuân Phổ |
3 | Căn cứ Hòn Ngang |
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp |
5 | Hố Hầm |
6 | Thắng cảnh chùa Bà Chú |
7 | Thắng cảnh Suối Mơ |
8 | Chùa Tịnh Nghiêm Ni Viện |
9 | Chùa Quang Lộc |
10 | Phế tích tháp An Tập |
11 | Thành Bàn Cờ |
12 | La Hà Thạch Trận (gồm 4 điểm di tích: núi Đá Voi, núi Cao Cổ, núi Hùm, núi Đá Chẻ) |
V | Huyện Mộ Đức |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Hầm xác máu |
2 | Bãi biển Tân An |
3 | Địa đạo Phú Lộc |
VI | Huyện Đức phổ |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Vụ thảm sát Bàn Thạch |
2 | Vụ thảm sát Thanh Sơn |
3 | Chiến thắng Phổ An |
4 | Vụ thảm sát Tập An Nam |
5 | Vụ thảm sát Vĩnh Bình |
6 | Chiến thắng Cầu Giác-vùng 4 |
7 | Vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu |
8 | Đền thờ và mộ Trần Ngọc Trác (gồm 2 điểm di tích) |
9 | Bia Ký Chàm |
10 | Nhà thờ Huỳnh Đăng Khoa (gồm 2 điểm di tích) |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Căn cứ Hố Bẹn |
2 | Căn cứ núi Cửa |
3 | Chùa Liên Chiểu (Long Khánh tự) |
4 | Chiến thắng cầu Đập Quán |
5 | Suối Đá Giăng |
6 | Làng Nam Hải đại tướng quân (Cự tộc lăng) |
7 | Dinh bà Thiên Y A na |
8 | Chiến thắng dốc Bà Trưởng |
9 | Vụ thảm sát Vùng 4 |
10 | Xưởng Lý Văn Bé |
11 | Mộ và nhà thờ Phan Văn Điển |
12 | Vụ thảm sát Nhơn Phước |
VII | Huyện Trà Bồng |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Di tích Đồn Mỹ |
2 | Thắng cảnh thác Cà Đú |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Di tích Xưởng rèn đúc vũ khí Nà Piêu, xã Trà Thủy |
2 | Địa đạo Vựa chùa, xã Trà Phú |
3 | Thắng cảnh suối Trà Bói, Trà Giang |
4 | Khu di tích lịch sử Cách mạng và danh lam thắng cảnh Cà Đam |
5 | Thắng cảnh núi Răng Cưa, Trà Hiệp |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Di tích Gò Rô |
2 | Di tích Đèo eo Chim |
3 | Di tích Đồn Làng Ngãi |
4 | Di tích thành lập đơn vị C339 (Nước Xoay) |
VIII | Huyện Sơn Hà |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Đồn Tà Ma |
2 | Đám ruộng Khay |
3 | Chiến thắng đồn Di Lăng |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Di tích Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Sơn Hà |
2 | Di tích Đồn điền Phạm Văn Đồng |
3 | Di tích Chiến thắng Đồn Làng Rê |
4 | Di tích Việt Minh họp bàn khởi nghĩa cướp chính quyền |
5 | Suối thác Ong, xã Sơn Linh |
6 | Quần thể Hồ chứa nước Nước Trong |
IX | Huyện Sơn Tây |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Chiến thắng Tà Mực |
2 | Thắng cảnh suối Huy Măng |
X | Huyện Ba Tơ |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Suối Loa |
2 | Chiến khu Cao Muôn |
3 | Chiến thắng Giá Vụt |
4 | Chiến thắng Trà Nô |
5 | Thác Nước Trinh |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Bãi Ry (Nơi thành lập Chi Bộ Đảng đầu tiên huyện Ba Tơ) |
2 | Chiến Thắng Nước Lầy |
3 | Đình Trung Sơn (Đá Tượng) |
XI | Huyện Lý Sơn |
| Quyết định bảo vệ |
1 | Đền thờ Cá Ông |
| Di tích cần đưa vào kiểm kê bảo vệ |
1 | Lân Cồn Ngoài |
2 | Cổng Tò Vò |
HIỆN TRẠNG KHOANH VÙNG BẢO VỆ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Stt | Di tích | Số Quyết định, | Địa điểm | Khoanh vùng bảo vệ | Cắm mốc giới | Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | |||||
KV1 | KV2 | Có | Chưa | Đề xuất năm thực hiện | Có | Chưa | Đề xuất năm cấp giấy chứng nhận | ||||
01 | Tp Quảng Ngãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khu chứng tích Sơn Mỹ | 54-VHTT/QĐ | Xã Tịnh Khê | 29586,1 | 0 | x |
|
| x |
|
|
2 | Mộ và nhà thờ Bùi Tá Hán | 68-VH/QĐ | Phường Quảng Phú | 750 |
|
| x |
|
| x |
|
3 | Thắng cảnh núi Thiên Ấn và Mộ Huỳnh Thúc Kháng | 168-VH/QĐ | Xã Tịnh Ấn Đông | 30.000 |
|
| x |
|
| x |
|
4 | Thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn | 43-VH/QĐ | Xã Nghĩa Phú | 80.000 |
| x |
|
|
| x |
|
5 | Thành cổ Châu Sa | 152-QĐ/BT | Các xã Tịnh Châu, Tịnh Khê, Tịnh An, Tịnh Thiện | Thành ngoại thuộc thôn Long Bàng: 6624; thôn An Định, Sa Kiều: 18840, thôn Khê Thương: 9280; thôn Gò Đá: 6720 Thành nội thuộc thôn An Thành: 6780; An Thành 45504 | 0 |
| x |
|
| x |
|
B | Cấp Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cuộc biểu tình Ba La | 167/QĐ-UB | Ngã tư Ba La, xã Nghĩa Dõng | 418 |
|
| x |
|
| x |
|
2 | Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1939 | 2103/QĐ-UB | Số nhà 71-Đại lộ Hùng Vương | 99,2 | 0 | x |
|
|
|
|
|
3 | Chiến thắng Khánh Lạc Đông | 1528/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Hà | 500 |
|
| x |
|
| x |
|
4 | Đình làng Sung Tích | 282/QĐ-CT | Xã Tịnh Long | 100 |
| x |
|
|
|
|
|
5 | Vụ thảm sát An Nhơn | 3839/QĐ-UBND | Xã Tịnh An | 300 |
|
| x |
|
| x |
|
6 | Rừng dừa nước Tịnh Khê | 996/QĐ-UBND | Xã Tịnh Khê | 4716 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Chùa Khánh Vân | 1702/QĐ-UBND | Xã Tịnh Thiện | 15.748 |
| x |
|
|
| x |
|
8 | Đền Văn Thánh | 2089/QĐ-UBND | Phường Trương Quang Trọng | 188,6 | 2060,9 | x |
|
|
| x |
|
9 | Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định | 824/QĐ-UBND | Xã Tịnh Khê | 5.301 | 21368 |
| x |
|
| x |
|
10 | Mộ và nhà thờ Huỳnh Văn Tuý | 390/QĐ-UBND | Xã Tịnh Long | KV1 Nhà thờ: 154 KV1 Mộ: 510 | KV2 nhà thờ: 840 |
| x |
| x |
|
|
11 | Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi | 906/QĐ-UBND | Phường Trần Phú, Tp. Quảng Ngãi | 202 |
|
| x |
|
| x |
|
12 | Nhà lưu niệm Trương Quang Giao | 695/QĐ-UB | Xã Tịnh Khê |
|
| x |
|
|
| x |
|
13 | Nhà lưu niệm Trần Quý Hai | 1453/QĐ-UBND | Xã Tịnh Châu | 554,3 | 0 | x |
|
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc | 1881/QĐ-UB | Phường Trần Hưng Đạo | 1.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | 68 chiến sĩ giải phóng | 1881/QĐ-UB | Cụm 1-phường Nguyễn Nghiêm | 60 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Sự kiện trường Kim Thông (nay là trường Nguyễn nghiêm) | 1881/QĐ-UB | Phường Nguyễn Nghiêm-Tp. Quảng Ngãi | 1.500 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Dũng | 1881/QĐ-UB | Thôn 5-xã Nghĩa Dũng | 2.360 | 0 |
| x |
|
|
|
|
5 | Sở Thương Chánh | 1881/QĐ-UB | Xóm 2, xã Nghĩa An | 25 | 0 |
| x |
|
| x |
|
6 | Chiến thắng Nghĩa An | 1039/QĐ-UB | xã Nghĩa An | 3.500 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Thắng cảnh Núi Bút | 1881/QĐ-UB | Xã Nghĩa Chánh | 12350 | 0 |
| x |
|
| x |
|
8 | Chùa Hội Phước | 1881/QĐ-UB | Xã Nghĩa Chánh | 3.460 | 0 | x |
|
|
|
|
|
9 | Chùa Tỉnh hội Quảng Ngãi | 1881/QĐ-UB | Phường Trần Phú | 2.457 | 0 | x |
|
|
|
|
|
10 | Thắng cảnh Núi Giàng và miếu thờ công thần | 1881/QĐ-UB | Thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà | 9340 | 0 |
| x |
|
| x |
|
11 | Nhà Phạm Viết My | 1881/QĐ-UB | Thôn An Đạo, xã Tịnh Long | 744 | 0 |
| x |
|
| x |
|
12 | Vụ thảm sát Khánh Lâm- Tịnh Thiện | 1881/QĐ-UB | Xã Tịnh Thiện | 589 | 0 |
| x |
|
| x |
|
13 | Mộ Trương Quang Trọng | 1881/QĐ-UB | Thôn Trường Thọ | 48 | 0 |
| x |
|
| x |
|
14 | Mộ Lê Trung Đình | 1881/QĐ-UB | Thôn Bình Đẳng, xã Tịnh Ấn Đông | 180 | 0 |
| x |
|
| x |
|
15 | Mộ Trương Đăng Quế | 1881/QĐ-UB | Thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê | 250 | 0 |
| x |
|
| x |
|
16 | Địa đạo núi An Vĩnh | 09/QĐ-UB | Xã Tịnh Kỳ | 7.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
17 | Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà AHDT Trương Định - (gồm 3 điểm di tích) | 1625/QĐ-UB | Xã Tịnh Thiện, Tịnh Hòa, Tịnh Khê | 1.312 | 0 |
| x |
|
| x |
|
18 | Thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê | 1881/QĐ-UB | Thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê | 203.316 | 0 |
| x |
|
| x |
|
19 | Thắng cảnh Thạch Ky Điếu Tẩu | 1881/QĐ-UB | Thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ | 50.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
20 | Phế tích tháp Gò Phố | 1881/QĐ-UB | Thôn Hòa Vinh, xã Tịnh Thiện | 564 | 0 |
| x |
|
| x |
|
02 | Huyện Bình Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa đạo Đám Toái | 307-QĐ | Bình Châu | 1.152 |
| x |
|
|
| x |
|
2 | Chiến thắng Vạn Tường | 47/VH-QĐ | Các xã Bình Hải, Bình Hòa | 900 |
|
| x |
|
| x |
|
3 | Vụ thảm sát Bình Hòa | 66-QĐ | Xã Bình Hòa |
|
|
| x |
|
| x |
|
4 | Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Diệu Giác | 6-QĐ/BVHTT | T.Tr Châu Ổ | 4.429 |
| x |
|
| x |
|
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Căn cứ huyện Đông Sơn | 839/QĐ-UBND | Xã Bình Tân | 22.881 |
|
| x |
|
| x |
|
2 | Mộ và nhà thờ Trần Kỳ Phong | 840/QĐ-UBND | Xã Bình Thanh Tây | 600 (Mộ 100, nhà thờ 500) |
| x |
|
|
| x |
|
3 | Chiến thắng Bến Lăng | 841/QĐ-UBND | Xã Bình Đông | 128 |
|
| x |
|
|
|
|
4 | Mộ và nhà thờ Võ Đệ Thị | 842/QĐ-UBND | Xã Bình Tân | 1.000 (mộ 500, nhà thờ 500) |
| x |
|
|
| x |
|
5 | Thảm sát An Cường | 716/QĐ-UBND | Xã Bình Hải | 436,2 | 0 |
| x |
|
| x |
|
6 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Tấn Kỳ | 861/QĐ-UBND | Thôn Châu Tử, xã Bình Nguyên | 3.021 | 0 | x |
|
|
| x |
|
7 | Lăng Vạn Thanh Thủy | 1023/QĐ-UBND | Thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải | 504 | 1.520 | x |
|
|
| x |
|
8 | Chiến thắng Gò Sỏi | 177/QĐ-UBND | Xã Bình Trung | 205 | 300,2 | x |
|
|
| x |
|
9 | Căn cứ Truyền Tung (đình Thọ An) | 607/QĐ-UBND | Thôn Thọ An, xã Bình An | 1.206,5 | 7.114,5 | x |
|
|
| x |
|
10 | Di tích Núi Sơn, địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên của Huyện Bình Sơn. | 1533/QĐ-UBND | Xã Bình Chánh | 8.937 | 46.100 |
| x |
|
| x |
|
11 | Mộ Trần Công Hiến | Số 130/QĐ-UBND | Thôn Mỹ Huệ, xã Bình Dương | 897 | 1384,4 | x |
|
|
| x |
|
12 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Tự Tân | Số 131/QĐ-UBND | Xã Bình Phước | Nhà thờ: 435 | Mộ: 681 | x |
|
|
| x |
|
13 | Mộ và nhà thờ Lê Ngung | Số 132/QĐ-UBND | Xã Bình Thanh | Mộ: 95,5 | 0 | x |
|
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chiến khu Đồng Lớn chùa Hang | 1881/QĐ-UB | Thôn An Điềm, xã Bình Chương | 2.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Chiến thắng Truông Ba Gò | 1881/QĐ-UB | Xã Bình Hiệp | 200 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Lăng Vạn Đông Yên | 1881/QĐ-UB | Thôn Đông Yên, xã Bình Dương | 432 | 0 | x |
|
|
| x |
|
4 | Lò nấu quặng | 18811/QĐ-UB | Thôn Trà Lam, xã Bình Chương | 1.200 | 0 |
| x |
|
| x |
|
5 | Lăng Vạn Mỹ Tân | 2647/QĐ-UB | Xã Bình Chánh | 342 | 0 | x |
|
|
| x |
|
6 | Thắng cảnh núi chùa Thình Thình | 1881/QĐ-UB | Thôn Diên Lộc, xã Bình Tân |
| 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Thắng cảnh Hòn Ông, Hòn Bà | 1881/QĐ-UB | Thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh | 10.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
8 | Thắng cảnh An Hải Sa Bàn | 1881/QĐ-UB | Thôn An Hải, xã Bình Châu | 23.600 | 0 |
| x |
|
| x |
|
9 | Thắng cảnh Ba Tăng Găng | 1881/QĐ-UB | Thôn Phú Quý, xã Bình Châu | 36.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
10 | Di chỉ cư trú Bình Châu | 1881/QĐ-UB | Thôn Châu Thuận, xã Bình Châu | 30.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
11 | Di tích Mộ táng Sa Huỳnh Bình Châu (Bình Châu I, Bình Châu II) | 1881/QĐ-UB | Thôn Châu Thuận, xã Bình Châu | 2.400 | 0 |
| x |
|
| x |
|
03 | Huyện Sơn Tịnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Vụ thảm sát Diên Niên- Phước Bình | 295-QĐ/BT | Tịnh Sơn | 400 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Địa điểm đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc) | 921-QĐ/BT | Tịnh Hà | 162 |
|
| x |
|
| x |
|
3 | Chiến thắng Ba Gia | 866-QĐ | Các xã Tịnh Sơn, Tịnh Bình, Tịnh Đông | 20.000 | 100.000 |
| x |
|
| x |
|
4 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Tịnh Hiệp, Tịnh Đông, Tịnh Giang |
|
|
| x |
|
| x |
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mộ Nguyên Vịnh | 3659/QĐ-UB | Xã Tịnh Minh | 240 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Mộ và bia Trương Quang Cận | 3658/QĐ-UB | Xã Tịnh Trà, | Bia: 71,81 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Trường sĩ quan Lục quân- phân hiệu võ Bị Trần Quốc Tuấn. Liên khu V | 1386/QĐ-UBND | Xã Tịnh Minh | 2500 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Trường Trung học Rừng Xanh | 3838/QĐ-UBND | Xã Tịnh Hà | 225 | 0 |
| x |
|
| x |
|
5 | Căn cứ Núi Đá Ngựa | 3840/QĐ-UBND | Xã Tịnh Bình | 400 | 0 |
| x |
|
| x |
|
6 | Trường THBD Quân Sự- Liên khu V (địa điểm Rừng Dê) | 1507/QĐ-UBND | Rừng Dê, xã Tịnh Sơn | 5.200 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Chiến thắng Đồi tranh Quang Thạnh | 613/QĐ-UBND | Thôn Trường Thọ, xã Tịnh An | 15.000 | 11.886,7 |
|
|
|
|
|
|
8 | Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt | 1616/QĐ-UBND | Xã Tịnh Minh | 1445,5 | 0 |
| x |
|
| x |
|
9 | Mộ và nhà thờ Đinh Duy Tự, Đinh gia yển ký | 82/QĐ-UBND | xã Tịnh Trà | Mộ: 68 | Mộ: 334 |
|
|
|
|
|
|
| Địa điểm Nhà ông Đinh Tuế, nơi Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng, cuối tháng 3/1931 | 2070/QĐ-UBND | Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh | 148 | 0 |
|
|
|
|
|
|
10 | Chiến khu Vĩnh Sơn | 514/QĐ-UBND | Thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp | 2000 | 2662 |
|
|
|
|
|
|
11 | Địa điểm nhà ông Lê Chương, nơi tổ chức Hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung kỳ, giữa tháng 7/1945 | 513/QĐ-UBND | Thôn Vĩnh Lộc, xã Tịnh Bình | 102,5 | 832,9 |
| x |
|
| x |
|
12 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh | 511/QĐ-UBND | Xã Tịnh Hà | 657,4 | 0 |
|
|
|
|
|
|
13 | Vụ thảm sát Vạn Lộc Đông | 884/QĐ-UBND | Xã Tịnh Sơn, | 87 | 0 |
|
|
|
|
|
|
14 | Địa điểm Vĩnh Tuy, nơi đặt xưởng quân giới Từ Nhại | 512/QĐ-UBND | Thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp | 1000 | 3000 |
| x |
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cây Trâm núi Tròn | 1881/QĐ-UB | Thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn | 30 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Vụ thảm sát Tịnh Thọ (bao gồm 2 điểm di tích) | 1881/QĐ-UB | Thôn Vạn Hòa, xã Tịnh Thọ | 125 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Vụ thảm sát Hà Tây-Tịnh Hà | 1881/QĐ-UB | Thôn Hà Tây, xã Tịnh Hà | 48 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Vụ thảm sát Hòa Tây- Tịnh Bình | 1881/QĐ-UB | Thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình | 190 | 0 |
| x |
|
| x |
|
5 | Điểm cao 62 Đông Giáp | 1881/QĐ-UB | Thôn Bình Bắc, xã Tịnh Bình | 1.500 | 0 |
| x |
|
| x |
|
6 | Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích) | 3947/QĐ-UB | Xã Tịnh Thọ | Mộ: 700 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Thắng cảnh núi Đá Chồng và hồ Sơn Rái | 3947/QĐ-UB | Xã Tịnh Trà |
|
|
|
|
|
|
|
|
04 | Huyện Tư Nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông | 43-VH/QĐ | Nghĩa Hòa | 1.645 | 1.100 | x |
|
| x |
|
|
2 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thọ. |
|
|
| x |
|
| x |
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mộ và đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương | 74/QĐ-CT | Xã Nghĩa Kỳ | 810 |
| x |
|
| x |
|
|
2 | Đình Nghĩa An | 2185/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Điền | 2.591,4 | 0 | x |
|
|
| x |
|
3 | Đình La Hà | 169/QĐ-UBND | Thị trấn La Hà | 3.045,8 | 0 | x |
|
|
| x |
|
4 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Kiên | 167/QĐ-UBND | Thôn An Hội Bắc I, xã Nghĩa Kỳ | 2062,5 | 1.168,2 | x |
|
|
| x |
|
5 | Vụ thảm sát thôn 2-Nghĩa Lâm | 908/QĐ-UBND | Xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa | 1.870 | 0 |
|
|
|
|
|
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cấm Nghè Tộ | 1881/QĐ-UB | Thôn Năng Tây, xã Nghĩa Phương | Thiếu hồ sơ |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Chiến thắng Xuân Phổ | 1881/QĐ-UB | Xã Nghĩa Kỳ | Thiếu hồ sơ |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Căn cứ Hòn Ngang | 1881/QĐ-UB | Thôn 2, xã Nghĩa Thọ | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp | 1881/QĐ-UB | Thôn 2, xã Nghĩa Hiệp | 1595 |
|
|
|
| x |
|
|
5 | Hố Hầm | 1881/QĐ-UB | Thôn 6, xã Nghĩa Lâm | 1500 |
|
|
|
|
|
|
|
6 | La Hà Thạch Trận (gồm 4 điểm di tích: núi Đá Voi, núi Cao Cổ, núi Hùm, núi Đá Chẻ) | 1881/QĐ-UB | Thị trấn La Hà | 55.296 |
|
|
|
|
|
|
|
7 | Thắng cảnh chùa Bà Chú | 1881/QĐ-UB | Thôn An Đại, xã Nghĩa Phương | 2500 |
|
|
|
|
|
|
|
8 | Thắng cảnh Suối Mơ | 1881/QĐ-UB | Thôn Phú Sơn, xã Nghĩa Kỳ | 7500 |
|
|
|
|
|
|
|
9 | Chùa Tịnh Nghiêm Ni Viện | 1881/QĐ-UB | Thị trấn La Hà | 8130 |
|
|
|
| x |
|
|
10 | Chùa Quang Lộc | 1881/QĐ-UB | Thôn Hoà Bình, xã Nghĩa Hòa | 11.460 |
|
|
|
| x |
|
|
11 | Phế tích tháp An Tập | 1881/QĐ-UB | Thôn An Hội Bắc, xã Nghĩa Kỳ | 240 |
|
|
|
|
|
|
|
12 | Thành Bàn Cờ | 1881/QĐ-UB | Thôn An Đại, xã Nghĩa Phương | 1010 |
|
|
|
|
|
|
|
05 | Huyện Nghĩa Hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trụ sở Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ | 3211-QĐ/BT | Thị trấn Chợ Chùa | 2.834 | 0 | x |
|
|
| x |
|
2 | Chiến thắng Đình Cương | 43-VH/QĐ | Các xã Hành Đức, Hành Minh, Hành Phước, Hành Thiện | 174.450 |
| x |
|
|
| x |
|
3 | Vụ thảm sát Khánh Giang-Trường Lệ | 43-VH/QĐ | Thôn Trường Lệ, xã Hành Tín Đông | 1.660 |
| x |
|
|
| x |
|
4 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Minh, Hành Thiện, Hành Tín Tây, Hành Tín Đông. |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Định | 3377/QĐ-BVHTTDL | Thôn An Định, xã Hành Dũng | 5.703,6 | 547,6 | x |
|
|
| x |
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đình Lâm Sơn | 791/QĐ-CT | Thôn Phước Lâm, xã Hành Nhân | 4099 |
| x |
|
|
| x |
|
2 | Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm (gồm 2 điểm di tích) | 432/QĐ-CT | Thôn Đề An, xã Hành Phước | 1852 |
| x |
|
|
| x |
|
3 | Vụ thảm sát Phú Thọ | 792/QĐ-CT | Thôn Phú Thọ, xã Hành Tín Tây | 4375 |
| x |
|
|
| x |
|
4 | Chiến thắng Hành Thịnh | 2347/QĐ-UB | Thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh | 2780 |
|
|
|
|
| x |
|
5 | Mộ và nhà thờ Lê Khiết | 458/QĐ-UBND 29/3/2012 | Thôn An Ba, xã Hành Thịnh | 205 | 1002,6 |
|
|
|
| x |
|
6 | Khu lưu niệm Lễ xuất quân của liên quân Việt-Lào, ngày 19/8/1948 | 837/QĐ-UBND | Thôn Đề An, xã Hành Phước | 796,6 | 295,3 |
|
|
|
| x |
|
7 | Mộ và nhà thờ Võ Duy Ninh | 236/QĐ-UBND | Đại An Đông, xã Hành Thuận | 1788 |
|
|
|
|
| x |
|
8 | Mộ và nhà thờ Lương Công Nghĩa | 1091/QĐ-UBND | Thôn Hiệp Phổ Bắc, xã Hành Trung | 1562,9 |
|
|
|
|
| x |
|
9 | Trường trung học Bình dân Nam Trung bộ (gồm 4 di tích) | 1600/QĐ-UB | Xã Hành Phước, Hành Thiện, Hành Nhân và thị trấn Chợ Chùa | 784 |
|
|
|
|
| x |
|
10 | Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương | 1030/QĐ-UBND | Thôn Hòa Thọ, xã Hành Phước | 796,3 | 0 |
|
|
|
| x |
|
11 | Vụ thảm sát Đập Cây Gáo | 1739/QĐ-UBND | Thôn Hòa Thọ, xã Hành Phước | 470,7 | 1.755,3 |
| x |
|
|
|
|
12 | Nhà thờ Trần Công Tá | 1740/QĐ-UBND | Thôn Đồng Xuân, xã Hành Thịnh | 1684,6 | 0 | x |
|
|
|
|
|
13 | Xưởng quân giới 240 | 1741 /QĐ-UBND | Thôn Bàn Thới, xã Hành Thiện | 294,4 | 0 |
| x |
|
|
|
|
14 | Cuộc biểu tình Nghĩa Lũng Kỳ Thọ | 1742/QĐ-UBND | Thôn Kỳ Thọ Bắc, xã Hành Đức | 2631,9 | 0 |
| x |
|
|
|
|
15 | Vụ thảm sát địa đạo Hiệp Phổ Nam | 1085/QĐ-UBND | Thôn Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung | 785,8 | 0 |
| x |
|
|
|
|
06 | Huyện Mộ Đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp Quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà Lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng | 27-QĐ | Thôn 2, xã Đức Tân | 60.000 |
| x |
|
| x |
|
|
2 | Nhà thờ Trần Cẩm | 1543-QĐ/VH | Thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh | 2.780 |
| x |
|
| x |
|
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đền Văn Thánh | 246/QĐ-UBND | Xã Đức Chánh | 3.047 | 2.394 | x |
|
|
| x |
|
2 | Mộ và nhà thờ Huỳnh Công Chế | 457/QĐ-UB | Xã Đức Hòa | Mộ 90,5; |
| x |
|
| x |
|
|
3 | Đình Thi Phổ | 582/QĐ-UBND | Xã Đức Tân | 434,0 | 0 | x |
|
|
| x |
|
4 | Đình An Chuẩn | 1910/QĐ-UBND | Xã Đức Lợi | 209,1 | 354,0 | x |
|
| x |
|
|
5 | Miếu Bà Kỳ Tân | 581/QĐ-UBND | Xã Đức Lợi | 206,5 | 753,0 | x |
|
| x |
|
|
6 | Địa đạo Đức Chánh | 3816/QĐ-CT | Xã Đức Chánh | 1.150 |
| x |
|
|
| x |
|
7 | Hầm Bà Noa | 3813/QĐ-CT | Xã Đức Chánh | 760 |
| x |
|
|
| x |
|
8 | Chiến thắng Đồng Mả | 3814/QĐ-CT | xã Đức Chánh | 200 |
| x |
|
|
| x |
|
9 | Căn cứ Hố Đá | 3815/QĐ-CT | xã Đức Chánh | 24.000 |
| x |
|
|
| x |
|
10 | Chiến thắng cầu Gò Da | 3817/QĐ-CT | Xã Đức Nhuận | 160 |
| x |
|
|
| x |
|
11 | Mộ và nhà thờ Lê Quang Đại (gồm 2 di tích) | 766/QĐ-CT | Xã Đức Nhuận | 350 |
| x |
|
| x |
|
|
12 | Căn cứ Núi Lớn | 3202/QĐ-CT | Xã Đức Phú | 15.000 |
| x |
|
|
| x |
|
13 | Chiến thắng Ga Lâm Điền | 3202/QĐ-CT | Xã Đức Hiệp | Thiếu hồ sơ |
| x |
|
|
| x |
|
14 | Căn cứ xóm 12, 13 | 3204/QĐ-CT | Xã Đức Nhuận | 200 |
| x |
|
|
| x |
|
15 | Chiến thắng Rộc Trảng | 3205/QĐ-CT | Xã Đức Minh | 150 |
| x |
|
|
| x |
|
16 | Căn cứ Phú Nhuận | 3206/QĐ-CT | Xã Đức Minh | 720 |
| x |
|
|
| x |
|
17 | Nhà bà Trịnh Thị Ngộ | Thiếu hồ sơ | Xã Đức Nhuận | 120 |
| x |
|
| x |
|
|
18 | Nhà thờ tộc họ Nguyễn và nhà ông Nguyễn Chí | 165/QĐ-UB | Xã Đức Hiệp | 5.900 |
| x |
|
| x |
|
|
19 | Núi Long Phụng - Chùa Ông Rau (Chùa Hang) | 178/QĐ-UBND | Xã Đức Thắng | 57.868 | 1.747.327 | x |
|
|
| x |
|
20 | Đền thờ và mộ Trần Văn Đạt (gồm 2 di tích) | 83/QĐ-UBND | Xã Đức Hòa, Đức Phú | Nhà thờ: 3572 | 0 | x |
|
|
|
|
|
21 | Chiến thắng Mỏ Cày | 1222/QĐ-UBND | Thôn 1, xã Đức Chánh | 2885 | 9.507,7 |
| x |
|
| x |
|
22 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Mậu Phó (gồm 2 điểm di tích) | 606/QĐ-UBND | Xã Đức Lân | Nhà thờ: 3.299,0 | 0 |
| x |
|
| x |
|
23 | Nhà đồng chí Trần Hàm | 477/QĐ-UBND | Thôn 4, xã Đức Tân | 1.695 | 0 | x |
|
| x |
|
|
24 | Cuộc biểu tình Trà Niên | 478/QĐ-UBND | Thôn Văn Hà, xã Đức Phong | 1.160 | 1.213 | x |
|
|
|
|
|
25 | Thảm sát Đồng Nà | 481/QĐ-UBND | Thôn Lâm Thượng, xã Đức Phong | 43.070 | 113.380 | x |
|
|
|
|
|
26 | Địa đạo Lâm Sơn | 479/QĐ-UBND | Thôn Lâm Thượng, xã Đức Phong | 725 | 1.502 | x |
|
|
|
|
|
27 | Mộ và Nhà thờ tộc Trần tiền hiền làng Văn Bân | 482/QĐ-UBND | xã Đức Chánh | Nhà thờ: 1.601 | Nhà thờ: 5.584 |
| x |
|
|
|
|
28 | Căn cứ rừng Nà | 480/QĐ-UBND | Xã Đức Thạnh | 173.917,5 | 48.817 |
| x |
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hầm xác máu | 1881/QĐ-UB | Thôn Lâm Hạ, Xã Đức Phong | 15.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Bãi biển Tân An | 1881/QĐ-UB | Thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong | 15.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Địa đạo Phú Lộc | 1881/QĐ-UB | Thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong | 1.300 | 0 |
| x |
|
| x |
|
07 | Huyện Đức Phổ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khu khảo cổ học Sa Huỳnh | 3457-VH/QĐ | xã Phổ Khánh | Phú Khương: 64.250 |
|
| x |
|
|
|
|
2 | Huyện đường Đức Phổ | 985-QĐ/VH | Thị xã Đức Phổ | 180 | 0 |
| x |
|
|
|
|
3 | Mộ và đền thờ Huỳnh Công Thiệu | 1210-QĐ/BVHTTDL | Các xã Phổ Ninh, Phổ Minh và Phổ Hòa | Phổ hòa: 480 | 1156 | x |
|
|
| x |
|
4 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Phổ Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Hòa, Phổ Cường. |
|
|
| x |
|
| x |
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuyên | 1323/QĐ-UBND | Thôn Tân Phong, xã Phổ Phong | 40 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Vụ thảm sát chợ An | 1376/QĐ-UBND | Xã Phổ An | 1647,4 | 0 | x |
|
|
| x |
|
3 | Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm | 1205/QĐ-UBND | Xã Phổ Khánh, Phổ Cường | Trạm tiền phẫu Phổ Khánh: 1600 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Mộ và nhà thờ Phan Long Bằng | 827/QĐ-UBND | Thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường | Mộ 19 | Nhà thờ 292 | x |
|
|
| x |
|
5 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm | 845/QĐ-UBND | Xã Phổ Phong | 284 | 2017 | x |
|
|
| x |
|
6 | Địa điểm biểu tình Trường Cháy | 185/QĐ-UBND | Xã Phổ Cường | 101 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Xuân Hòa | 1678/QĐ-UBND | Xã Phổ Cường | 522 | 2380,5 | x |
|
|
| x |
|
8 | Chùa Từ Sơn | 882/QĐ-UBND | Xã Phổ Phong | 8.881 | 0 | x |
|
| x |
|
|
9 | Điểm cập bến tàu không số (C41) | 1373/QĐ-UBND | Bãi biển An Thổ, xã Phổ An | 2000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
10 | Điểm cập bến tàu không số (C43) | 1375/QĐ-UBND | Bãi biển Qui Thiện, xã Phổ Khánh | 2500 | 0 |
| x |
|
| x |
|
11 | Chiến thắng Quai Mỏ | 183/QĐ-UBND | Thôn Nga Mân, xã Phổ Cường | 114 | 0 |
| x |
|
|
|
|
12 | Liên Trì Dục Nguyệt | 184/QĐ-UBND | Xã Phổ Thuận | 11.054 | 4.214 |
| x |
|
| x |
|
13 | Vụ thảm sát Chợ chiều - Giếng Thí | 166/QĐ-UB | Xã Phổ Khánh | 1.792 | 0 |
| x |
|
|
|
|
14 | Chiến thắng đèo Mỹ Trang | 160/QĐ-UB | Xã Phổ Cường | 400 | 0 |
| x |
|
|
|
|
15 | Núi Xương Rồng | 5107/QĐ-UB | Xã Phổ Phong | 1000 | 0 |
| x |
|
|
|
|
16 | Căn cứ Quảng Ngãi Tại núi Sầu Đâu | 937/QĐ-UBND |
| 3.935,5 | 62.504,5 |
| x |
|
|
|
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Vụ thảm sát Bàn Thạch | 1881/QĐ-UB | Thôn Bàn Thạch, xã Phổ Cường | 100 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Vụ thảm sát Thanh Sơn | 1881/QĐ-UB | Thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường |
| 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Chiến thắng Phổ An | 1881/QĐ-UB | Thôn An Phổ, xã Phổ An | 100 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Vụ thảm sát Tập An Nam | 1881/QĐ-UB | Thôn Tập An Nam, xã Phổ Văn | 600 | 0 |
| x |
|
| x |
|
5 | Vụ thảm sát Vĩnh Bình | 1881/QĐ-UB | Thôn Vĩnh Bình, thị trấn Đức Phổ | 100 | 0 |
| x |
|
| x |
|
6 | Chiến thắng Cầu Giác- vùng 4 | 1881/QĐ-UB | Xã Phổ Phong | 50 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu | 682/QĐ-UB | Xã Phổ Văn | 1449 | 0 | x |
|
|
| x |
|
8 | Đền thờ và mộ Trần Ngọc Trác (gồm 2 điểm di tích) | 1889/QĐ-UB | Xã Phổ Văn | Mộ: 512 | 0 | x |
|
| x |
|
|
9 | Bia Ký Chàm | 1881/QĐ-UB | Thôn Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh | 600 | 0 |
| x |
|
| x |
|
10 | Nhà thờ Huỳnh Đăng Khoa (gồm 2 điểm di tích) | 1881/QĐ-UB | Xã Phổ Ninh, Phổ Văn | Mộ: 352 | 0 | x |
|
| x |
|
|
08 | Huyện Trà Bồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khởi nghĩa Trà Bồng | 2307-QĐ | Các xã: Trà Phong, Trà Thọ, Trà Lãnh, Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Sơn, thị trấn Trà Xuân... | 800 |
|
| x |
|
| x |
|
2 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Trà Sơn, Trà Phú, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi, Thị trấn Trà Xuân | 30,5km |
|
| x |
|
| x |
|
3 | Điện Trường Bà | 1388-QĐ/BVHTDL | Thị trấn Trà Xuân | 2096,9 | 0 | x |
|
|
| x |
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa điểm Trạm xá T.30 | 1529/QĐ-CT | Xã Trà Tân, huyện Trà Bồng | 200 | 100 | x |
|
|
| x |
|
2 | Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Ngãi giai đoạn 1958-1965 | 55/QĐ-UBND | Xã Trà Trung, huyện Trà Bồng | 48713,1 | 72.319,7 |
| x |
|
|
|
|
3 | Căn cứ chống Pháp của Phó Mục Gia | 32/QĐ-UBND | Xã Hương Trà, huyện Trà Bồng | 7945 | 37.317,5 |
| x |
|
|
|
|
4 | Miếu Phú Long | 33/QĐ-UBND | Xã Trà Phú, huyện Trà Bồng | 1.705 | 4.884,1 |
| x |
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Di tích Đồn Mỹ | 1881/QĐ-UB | Thôn Trung, xã Trà Xuân | 2000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Thắng cảnh thác Cà Đú | 1881/QĐ-UB | Thôn 5, xã Trà Thủy | 500.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
09 | Huyện Sơn Hà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Lũy-Quảng Ngãi | 800-QĐ/BVHTTDL | Xã Sơn Hạ |
|
|
| x |
|
|
|
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xưởng quân giới X1002 | 282/QĐ-CT | Xã Sơn Thành | 200 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi | 283/QĐ-CT | Xã Sơn Kỳ | 200 | Bán kính 300m tính từ KV1 |
| x |
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đồn Tà Ma | 1881/QĐ-UB | Xã Sơn Kỳ | 300 | 300 |
| x |
|
| x |
|
2 | Đám ruộng khay | 1881/QĐ-UB | Xã Sơn Hạ | 32 | 32 |
| x |
|
| x |
|
3 | Chiến thắng đồn Di Lăng | 1881/QĐ-UB | Xã Sơn Lăng | 3.000 | 3.000 |
| x |
|
| x |
|
10 | Huyện Sơn Tây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa điểm thành lập đơn vị vũ trang 89 | 2225/QĐ-UBND | Xã Sơn Lập | 6671 | 0 | x |
|
|
| x |
|
2 | Chiến thắng Bãi Mầu | 477/QĐ-CT | Xã Sơn Tân | 3000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Di tích Chiến thắng Huy Mân | 413/QĐ-CT | Xã Sơn Dung | 200 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Trường Sư phạm dân tộc miền núi | 1174/QĐ-CT | Xã Sơn Tân | 2000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
5 | Trạm giao liên quân bưu số 8 | 476/QĐ-CT | Xã Sơn Tân | 2000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
6 | Địa điểm Mang Bloóc- nơi tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc Miền Tây Quảng Ngãi | 483/QĐ-UBND | Xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây | 200 | 0 |
| x |
|
| x |
|
7 | Thắng cảnh Thác Lụa | 503/QĐ-UBND | Xã Sơn Tinh, huyện Sơn Tây | 125.536 | 112.330 |
| x |
|
| x |
|
B | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chiến thắng Tà Mực | 3111/QĐ-UB | Xã Sơn Dung | 5000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
2 | Thắng cảnh suối Huy Măng | 3111/QĐ-UB | Xã Sơn Dung | 250.000 | 0 |
| x |
|
|
|
|
11 | Huyện Minh Long |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Long Sơn, Long Mai |
|
|
| x |
|
|
|
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thác Trắng | 158/QĐ-UBND | Xã Thanh An | 139.233,3 | 64.492,2 | x |
|
|
|
|
|
2 | Chiến thắng Minh Long | 1187/QĐ-UBND | xã Long Hiệp | 2.400 | 19.970 | x |
|
| Đất quốc phòng |
|
|
3 | Căn cứ cách mạng núi Mum | 1188/QĐ-UBND | xã Long Môn | 8.000 | 200.000 |
| x |
| Đất quốc phòng và rừng phòng hộ |
|
|
12 | Huyện Ba Tơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Quốc gia đặc biệt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ | 2082/QĐ-TTg | Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi | 5878 |
|
| x |
|
|
|
|
B | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trường Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc | 800-QĐ/BVHTTDL | Các xã: Ba Thành, Ba Động, Ba Liên, Ba Khâm |
|
|
| x |
|
|
|
|
C | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại | 168/QĐ-UBND | Thôn Bắc Lân, xã Ba Động | 3742,2 | 0 | x |
|
|
| x |
|
2 | Chiến thắng Đá Bàn | 170/QĐ-UBND | Thị trấn ba Tơ | 255,5 | 0 | x |
|
|
| x |
|
D | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Suối Loa | 1881/QĐ-UB | Thôn Suối Loa, xã Ba Động | 468 | 0 | x |
|
|
| x |
|
2 | Chiến khu Cao Muôn | 1881/QĐ-UB | Xã Ba Vinh | 225 | 0 |
| x |
|
| x |
|
3 | Chiến thắng Giá Vụt | 1881/QĐ-UB | Thôn Gò Vành, xã Ba Vì | 225 | 0 |
| x |
|
| x |
|
4 | Chiến thắng Trà Nô | 1881/QĐ-UB | Thôn Trà Nô, xã Ba Tô | 225 | 0 |
| x |
|
| x |
|
5 | Thác Nước Trinh | 1881/QĐ-UB | Thôn Nước Trinh, xã Ba Chùa | 30.000 | 0 |
| x |
|
| x |
|
13 | Huyện Lý Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đình làng Lý Hải (An Hải) | 985-QĐ/VH | An Hải | 379,3 | 0 | x |
|
| x |
|
|
2 | Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa | 41/2007/QĐ-BVHTT | An Vĩnh | 806,3 |
| x |
|
| x |
|
|
3 | Chùa Hang | 921-QĐ/BT | An Hải | 480 |
| x |
|
| x |
|
|
4 | Đình An Vĩnh | 1451-QĐ/BVHTTDL | An Vĩnh | 2692,7 |
| x |
|
| x |
|
|
5 | Thắng cảnh Núi Giếng Tiền | 46/QĐ-BVHTTDL | Xã An Vĩnh | 27,43 (héc ta) | 43,2 (héc ta) | x |
|
| Đất quốc phòng |
|
|
6 | Thắng cảnh Núi Thới Lới | 47/QĐ-BVHTTDL | Xã An Hải | 28,33 (héc ta) | 87,22 (héc ta) | x |
|
| Đất quốc phòng |
|
|
B | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nhà thờ Phạm Quang Ảnh | 109/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 965,8 |
| x |
|
| x |
|
|
2 | Đền thờ Thiên Y-A-NA | 113/QĐ-UBND | Xã An Hải | 780,8 | 1657,3 | x |
|
| x |
|
|
3 | Dinh Tam Tòa | 110/QĐ-UBND | Xã An Hải | 1270 | 0 | x |
|
| x |
|
|
4 | Lân Chánh | 112/QĐ-UB | Xã An Vĩnh | 971 | 0 | x |
|
| x |
|
|
5 | Mộ và Đền thờ Võ Văn Khiết | 111 /QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 170 | 0 | x |
|
| x |
|
|
6 | Lân Vĩnh Lộc | 1405/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 1339,8 | 2151,5 | x |
|
| x |
|
|
7 | Dinh Bà Thiên Y-a-Na | 1406/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 7992 | 0 | x |
|
| x |
|
|
8 | Nhà Pha | 1911/QĐ-UBND | Xã An Hải | 6219 | 0 | x |
|
| x |
|
|
9 | Nhà thờ tộc Võ (Văn) | 587/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 325,6 | 0 | x |
|
| x |
|
|
10 | Dinh Bà Chúa Yàng | 715/QĐ-UBND | Xã An Hải | 1166 | 0 | x |
|
| x |
|
|
11 | Lăng Tân | 746/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 896,7 | 0 | x |
|
| x |
|
|
12 | Dinh Đụn | 745/QĐ-UBND | Xã An Vĩnh | 1274,4 | 0 | x |
|
|
|
|
|
13 | Dinh Bà Thủy Long | 1024/QĐ-UBND | Xã An Hải | 711 | 0 | x |
|
|
|
|
|
14 | Giếng Xó La | 1601/QĐ-UBND | Thôn Đông, xã An Vĩnh | 72,3 | 0 |
| x |
|
| x |
|
15 | Lân Vĩnh Hoà | 1600/QĐ-UBND | Thôn Đông, xã An Vĩnh | 1901,6 | 0 | x |
|
| x |
|
|
16 | Thắng cảnh đảo bé (Hòn Đụm, Mom Tàu, Bãi Hang) | 1761/QĐ-UBND | xã An Bình | Bãi Hang: 68.735 | 0 | x |
|
|
| x |
|
17 | Khảo cổ học Xóm Ốc | 581/QĐ-UBND | xã An Vĩnh | 176,3 | 0 |
| x |
|
| x |
|
18 | Khảo cổ Suối Chình | 580/QĐ-UBND | xã An Hải | 10.375,6 | 19.767,6 |
| x |
|
| x |
|
C | Quyết định bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đền thờ Cá Ông | 1881/QĐ-UB | Thôn Đông, xã Lý Hải | 300 |
|
| x |
|
| x |
|
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Stt | Di tích | Đánh giá thực trạng di tích (tình hình di tích xuống cấp) | Đã thực hiện GĐ 2013-2020 | ||
Năm đầu tư | Quy mô/Hạng mục đầu tư, tôn tạo dự án | Tổng vốn/Nguồn vốn | |||
I. | Thành phố Quảng Ngãi |
|
|
|
|
1. | Mộ và nhà thờ Lê Ngung |
| 2015 | XD nhà thờ | 1,05 tỷ |
II. | Huyện Sơn Tịnh |
|
|
|
|
2. | Vụ thảm sát Diên Niên-Phước Bình | Hiện đang sử dụng tốt | 2014 | Xây lại nhà bia tưởng niệm, bảng chỉ dẫn (điểm Diên Niên) | 500 triệu, ngân sách SVHTTDL |
3. | Địa điểm đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc) | Hiện đang sử dụng tốt | 2014 | Xây lại bia lưu niệm, vườn hoa | 300 triệu, ngân sách SVHTTDL |
4. | Chiến thắng Ba Gia | Hiện đang sử dụng tốt | 2018 | Xây mới tường rào cổng ngõ (điểm tượng đài Chiến thắng Ba Gia) | 8,4 tỷ, ngân sách huyện |
5. | Mộ Nguyễn Vịnh | Hiện đang sử dụng tốt | 2013 | Xây mới bảng chỉ dẫn | 35 triệu, ngân sách huyện |
| 2015 | Sơn, sửa lại mộ; xây mới khóm thờ, tường rào, cổng ngõ, lối đi, vườn hoa | 200 triệu, ngân sách huyện | ||
6. | Mộ và bia Trương Quang Cận | Hiện đang sử dụng tốt | 2012 | Sửa chữa, trùng tu một số hạng mục | 50 triệu, ngân sách huyện |
2018 | Trùng tu, tôn tạo lại nhà bia, xây mới rào phía đông và đoạn phía tây | 120 triệu, ngân sách huyện | |||
7. | Trường sĩ quan Lục quân-phân hiệu võ Bị Trần Quốc Tuấn. Liên khu V | Hiện đang sử dụng tốt | 2013 | tạo lại bia; xây mới tường rào cổng ngõ, vườn hoa, lối đi, bảng chỉ | 700 triệu, ngân sách SVHTTDL |
8. | Căn cứ Núi Đá Ngựa | Hiện đang sử dụng tốt | 2014 | Xây mới bảng chỉ dẫn | 35 triệu, ngân sách huyện |
9. | Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt | Hiện đang sử dụng tốt | 2016 | Xây mới bảng chỉ dẫn | 50 triệu, ngân sách huyện |
10 | Chiến khu Vĩnh Sơn | Hiện đang sử dụng tốt | 2014 | Xây mới bảng chỉ dẫn | 35 triệu, ngân sách huyện |
11 | Địa điểm hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung Kỳ | Hiện đang sử dụng tốt | 2018 | Xây mới tường rào cổng ngõ | 100 triệu, ngân sách huyện |
12 | Xưởng quân giới Từ Nhại | Hiện đang sử dụng tốt | 2013 | Sửa chữa bia lưu niệm bị xuống cấp | 635 triệu, ngân sách huyện |
13 | Cây Trâm núi Tròn | Hiện đang sử dụng tốt | 2017 | Trùng tu, tôn tạo lại bia, nâng cấp cải tạo lại nền móng, xây mới tường rào, vườn hoa | 500 triệu, ngân sách huyện |
14 | Vụ thảm sát Tịnh Thọ (bao gồm 2 điểm di tích) |
| 2014 | Xây mới bảng chỉ dẫn (điểm đám Bờ Trãy) | 35 triệu, ngân sách huyện |
Hiện đang sử dụng tốt | 2015 | Xây mới bia và nhà bia lưu niệm (điểm đám Bờ Trãy) | 150 triệu, ngân sách huyện | ||
Vụ thảm sát Tịnh Thọ |
| 2015 | Xây mới bảng chỉ dẫn (điểm Đám vườn Bà Nhất) | 40 triệu, ngân sách huyện | |
15 | Vụ thảm sát Hà Tây- Tịnh Hà | Hiện đang sử dụng tốt | 2012 | Xây mới biển chỉ dẫn | 471 triệu, ngân sách huyện |
16 | Vụ thảm sát Hà Tây- Tịnh Hà |
| 2016 | Trùng tu, tôn tạo bia phù điêu, nâng cấp nền móng, lối đi, vườn hoa | 650 triệu, ngân sách huyện |
17 | Vụ thảm sát Hòa Tây- Tịnh Bình | Hiện đang sử dụng tốt | 2015 | Xây mới bảng chỉ dẫn, bia và nhà bia lưu niệm | 210 triệu, ngân sách huyện |
18 | Đồi tranh Quang Thạnh | Hiện đang sử dụng tốt | 2016 | Xây mới bảng chỉ dẫn | 50 triệu, ngân sách huyện |
19 | Điểm cao 62 Đông Giáp | Hiện đang sử dụng tốt | 2016 | Xây mới bảng chỉ dẫn | 60 triệu, ngân sách huyện |
20 | Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích) | Hiện đang sử dụng tốt | 2017 | Mộ: xây mới tường rào cổng ngõ | 100 triệu, ngân sách huyện |
21 | Nhà lưu niệm Nguyễn Chánh | Hiện đang sử dụng tốt | 2013 | Sửa chữa nhà lưu niệm, đóng la phông trần | 282 triệu, ngân sách huyện |
Nhà lưu niêm Nguyễn Chánh |
| 2017 | Sửa chữa một số hạng mục hư hỏng do ẩm mốc, mối ăn | 100 triệu, ngân sách huyện | |
22 | Thăng cảnh núi Đá Chồng và hồ Sơn Rái | Hiện đang sử dụng tốt | 2014 | Khôi phục thắng cảnh và xây mới bia Căn cứ cách mạng | 60 triệu, ngân sách huyện |
23 | Trường THBD Quân Sự- Liên khu V (địa điểm Rừng Dê) |
|
| Tu bổ, sửa chữa một số hạng mục | 210 triệu đồng |
| Huyện Tư Nghĩa |
|
|
|
|
24 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông |
| 2016 | 100.000.000đ | xã hội hóa |
25 | Trụ sở Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ | Đã được đầu tư, tôn tạo nhiều lần nhưng chưa xứng tầm với giá trị của di tích | 2013 | Bê tông sân nền, làm nhà vệ sinh | 500, NS tỉnh |
2016 | Lợp lại mái nhà | 500, NS tỉnh | |||
26 | Chiến thắng Đình Cương | Đã đầu tư xây dựng nhiều lần nhưng chưa xứng tầm với giá trị của di tích | 2013 | Chỉnh trang lại nền bia, taluy | 500, NS tỉnh |
27 | Vụ thảm sát Khánh Giang- Trường Lệ | Đã được nâng cấp chỉnh trang | 2018 | Nhà bia tưởng niệm, xây các ngôi mộ, đường nội bộ, hầm, tường rào, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ | 5.000 NS tỉnh |
28 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Định | Một số hạng mục ở tiền đường xuống cấp do mối, mọt | 2013 | Xây lại cổng trong và cổng ngoài, làm đường vào | 500 / NS Tỉnh |
29 | Đình Lâm Sơn | Một số hạng mục xuống cấp nhất là tiền đường | 2014, 2017 | Chỉnh trang, sửa chữa nhỏ về phần mái | 55/ NS huyện, XHH |
30 | Vụ thảm sát Phú Thọ | Tốt | 2013 | Xây dựng nhà bia, tường rào, cổng ngõ, sân vườn | NS Tỉnh: 500; |
31 | Chiến thắng Hành Thịnh | Chưa xây dựng bia, tượng đài chiến thắng | 2013 | Xây dựng tường rào, cổng ngõ, đổ đất san nền | 850 NS Huyện |
32 | Trường TH Bình dân Nam Trung bộ (gồm 4 di tích) | Tốt | 2018 | Xây dựng 2 điểm bia | 153 NS Huyện |
33 | Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương | Tốt | 2018 | Chỉnh trang, sửa chữa nhà lưu niệm, tường rào, cổng ngõ, sân vườn, công trình vệ sinh | 2000 NS Tỉnh |
34 | Cuộc biểu tình Kỳ Thọ | Tốt | 2014 | Nhà trưng bày, nhà bia, tường rào, cổng ngõ, công trình vệ sinh | 2400 |
35 | Chiến thắng Mỏ Cày | Xuống cấp | 2017 | Tôn tạo | 250 |
36 | Mộ và nhà thờ Phan Long Bằng | đã được đầu tư xây dựng Mộ và Nhà thờ | 2017 | Mộ, Nhà thờ | 1,5 tỷ |
37 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm | đã được đầu tư, nâng cấp Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm | 2015 | nhà lưu niệm | 15 tỷ đồng |
| Huyện Sơn Tây |
|
|
|
|
38 | Chiến thắng Bãi Mầu | Đầu tư 1/2 công trình | 2010-2011 | Phần móng tượng đài | 700 triệu |
39 | Chiến thắng Tà Mực | Đã xây dựng | 2008-2009 | Phù điêu | 150 triệu |
| Huyện Minh Long |
|
|
|
|
40 | Thắng cảnh Thác Trắng | Các cây cổ thụ còn ít, lòng suối bị phá vỡ do tác động của thiên tai; một số hộ dân làm rẫy gần sát khu vực thưởng ngoạn thác phá vỡ cảnh quan tự nhiên. | 2018 | Tổ chức cắm mốc ranh giới bảo vệ khu vực I, II | 44.308.000 |
41 | Núi Mun | Đường tiếp cận 01 cửa hang bị sạt lở do mưa lũ, 01 cửa hang bằng đất bị sạt lở; bên trong hang đá còn nguyên sơ | 2018 | Xây dựng hồ sơ khoa học di tích đề nghị cấp tỉnh công nhận | 37.400.000 |
42 | Chiến thắng Minh Long | Những lô cốt không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại chân mong; sân bay còn nguyên sơ | 2018 | Xây dựng hồ sơ khoa học di tích đề nghị cấp tỉnh công nhận | 31.020.000 |
| Huyện Ba Tơ |
|
|
|
|
43 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại | Tường rào xuống cấp | 2014- 2015- 2017 | - Sửa chữa tường rào, cổng ngõ. - Sửa chữa nhà dột nát, mối ăn | 450 triệu |
Sân vườn chưa được cải tạo trồng cây hoa. | |||||
Giếng nước hư hỏng | |||||
Chưa có nhà vệ sinh | |||||
| Huyện Lý Sơn |
|
|
|
|
44 | Đình làng Lý Hải (An Hải) | Đình làng An Hải đã hư hỏng gần như hoàn toàn, đặc biệt phần mái, ngói, khung gỗ | 2014 | Sửa chữa và tu bổ Đình làng An Hải và nhà thờ Tiền Hiền | 450 triệu từ nguồn vốn TW |
45 | Đình An Vĩnh | Đã được phục dựng mới | 2015 | Tôn tạo và sửa chữa nhà thờ Tiền Hiền | 400 triệu, Sở VHTT-DL. |
46 | Nhà thờ Phạm Quang Ảnh | Đã được phục dựng mới | 2018 | Phục dựng mới | Tổng tiền phụng dựng 1 tỷ, Huyện Lý Sơn hỗ trợ 100 triệu, còn lại nguồn xã hội hóa |
47 | Đền thờ Thiên Y-A-NA | Tu sửa, tôn tạo | 2016 | Tôn tạo, sửa chữa | Hỗ trợ 40 triệu đồng, nguồn vốn UBND Huyện và xã hội hóa |
48 | Lân Vĩnh Lộc | Đã sửa chữa | 2013 | Tu sửa, sơn mới | Nguồn vốn từ xã hội hóa |
49 | Nhà thờ tộc Võ (Văn) |
|
|
|
|
50 | Dinh Đụn | Đã xây dựng mới | 2018 | xây mới | Huyện hỗ trợ 100 triệu, còn lại nguồn vốn XHH |
51 | Dinh Bà Thủy Long | Đã sửa chữa | 2014 | Tu sửa, sơn mới | Nguồn vốn từ xã hội hóa |
52 | Đền thờ Cá Ông |
| 2015 | Tôn tạo, sửa chữa Lân Đông Hải | Hỗ trợ 40 triệu, nguồn vốn UBND Huyện |
THỰC TRẠNG XÂM HẠI VÀ LẤN CHIẾM DI TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên gọi di tích | Địa điểm | Tình trạng bị lấn chiếm |
| Thành phố Quảng Ngãi |
|
|
1 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Dũng | Thôn 5-xã Nghĩa Dũng | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, tường rào - cổng ngõ bảo vệ di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. Một số hạng mục trong công trình nhà ông Tạ Thành đang bị xuống cấp, hư hỏng trầm trọng. |
2 | Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc | Phường Trần Hưng Đạo | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
3 | Sự kiện trường Kim Thông (nay là trường Nguyễn nghiêm) | Phường Nguyễn Nghiêm | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
4 | Cuộc biểu tình Ba La | Ngã tư Ba La, xã Nghĩa Dõng | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
5 | 68 chiến sĩ giải phóng | Cụm 1-phường Nguyễn Nghiêm | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
6 | Sở Thương Chánh | Xóm 2, xã Nghĩa An | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
7 | Chiến thắng Nghĩa An | xã Nghĩa An | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
| Huyện Bình Sơn |
|
|
1 | Mộ ông Lấp Biển | Thôn Mỹ Huệ, xã Bình Dương | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, cổng ngõ bảo vệ di tích. Công trình kiến trúc nguy cơ xuống cấp, các chữ, hoa văn họa tiết trên đá đã mờ, khó đọc. |
2 | Chiến thắng Bến Lăng | Xã Bình Đông | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
3 | Chiến thắng Gò Sỏi | Xã Bình Trung | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích. |
4 | Chiến thắng Truông Ba Gò | Xã Bình Hiệp | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích. |
5 | Nhà thờ cụ Võ Quán | Xã Bình Phước | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. Mộ và nhà thờ xuống cấp |
6 | Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần 1 (nhà ông Phạm Chuân) | Xã Bình Chương | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
7 | Mộ và nhà thờ Võ Đệ Thị | Xã Bình Tân | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, đường vào di tích, tường rào bảo vệ. Mộ và nhà thờ chưa được đầu tư xây dựng. |
8 | Căn cứ huyện Đông Sơn | Xã Bình Tân | Địa điểm di tích ngoài trời; Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích. |
| Huyện Sơn Tịnh |
|
|
1 | Chiến thắng Ba Gia | Các xã Tịnh Sơn, Tịnh Bình, Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh | Một số hộ dân trồng keo lấn chiếm khu vực tượng đài Chiến thắng Ba Gia |
2 | Trường Lũy Quảng Ngãi | Các xã: Tịnh Đông, Thịnh Giang, Tịnh Hiệp | Người dân lấn chiếm trồng keo |
3 | Chiến khu Vĩnh Sơn | Thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp | Người dân lấn chiếm trồng keo |
4 | Địa điểm Vĩnh Tuy, nơi đặt Xưởng Quân giới Từ Nhại | Thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp | Người dân lấn chiếm trồng keo |
5 | Thắng cảnh Núi Đá Chồng - Hồ Sơn Rái | Thôn Khánh Mỹ, xã Tịnh Trà | Người dân lấn chiếm trồng keo |
6 | Căn cứ Núi Đá Ngựa | Thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình | Người dân lấn chiếm trồng keo |
7 | Vụ thảm sát Hòa Tây | Thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình | Người dân lấn chiếm trồng keo |
8 | Chiến thắng Điểm cáo 62 Đông Giáp | Thôn Bình Bắc, xã Tịnh Bình | Người dân lấn chiếm trồng keo |
| Huyện Tư Nghĩa |
|
|
1 | Căn cứ Hòn Ngang | Nghĩa Thọ, Nghĩa Thắng | Khai thác tài nguyên trên đất di tích |
2 | La Hà Thạch Trận (gồm 4 điểm di tích: núi Đá Voi, núi Cao Cổ, núi Hùm, núi Đá Chẻ) | Thị trấn La Hà | Cho doanh nghiệp thuê kinh doanh dịch vụ (núi Hùm); cấp cho Dự án mở rộng Trường Đại học tài chính Kế toán (Núi đá chẻ) |
3 | Phế tích tháp An Tập | Thôn An Hội Bắc, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa | Người dân khai thác đất canh tác |
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp | Thôn 2, xã Nghĩa Hiệp | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
5 | Hố Hầm | Thôn 6, xã Nghĩa Lâm | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
6 | Vụ thảm sát thôn 2-Nghĩa Lâm | Xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bia chỉ dẫn đường vào di tích, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
| Huyện Nghĩa Hành |
|
|
1 | Vụ thảm sát Đập Cây Gáo | Xã Hành Phước | Đã được xây dựng bia tưởng niệm; Chưa xây dựng tường rào, mốc giới |
2 | Xưởng quân giới 240 | Thôn Bàn Thới, xã Hành Thiện | Địa điểm di tích ngoài trời. Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện, bia chỉ dẫn đường vào di tích, mốc khoanh vùng bảo vệ di tích |
3 | Cuộc biểu tình Kỳ Thọ | Thôn Kỳ Thọ, xã Hành Phước | Đã được đầu tư xây dựng. |
4 | Chiến thắng Hành Thịnh | Thôn Xuân Đình, xã Hành Thịnh | Địa điểm di tích ngoài trời. Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện, bia chỉ dẫn đường vào di tích, tường rào - cổng ngõ bảo vệ di tích |
5 | Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương | Thôn Hòa Thọ, xã Hành Phước | Đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa năm 2018 |
6 | Đình Lâm Sơn | Thôn Phước Lam, xã Hành Nhân | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, tường rào - cổng ngõ bảo vệ di tích. Một số hạng mục kiến trúc gỗ đang bị hư hỏng mối mọt. |
7 | Trường trung học Bình dân Nam Trung bộ (gồm 4 di tích) | Xã Hành Phước, Hành Thiện, Hành Nhân, thị trấn Chợ Chùa | bia di tích tại thôn Hòa Vinh, xã Hành Phước chưa xứng tầm với di tích, bia đã xuống cấp. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
8 | Nhà thờ Trần Công Tá | Xã Hành Thịnh | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. |
9 | Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm (gồm 2 điểm di tích) | Thôn Đề An, xã Hành Phước | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. |
10 | Mộ và nhà thờ Lê Khiết | Thôn An Ba, xã Hành Thịnh | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, tường rào. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
| Huyện Đức Phổ |
|
|
1 | Trường Lũy- Quảng Ngãi | Các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Ba Tơ-tỉnh Quảng Ngãi | Một đoạn lũy bằng đất thuộc Nông trường 24/3, xã Phổ Nhơn bị người dân lấn chiếm làm đất canh tác. |
2 | Chiến thắng Quai Mỏ | Thôn Nga Mân, xã Phổ Cường | di tích nằm sát đường liên xã Phổ Cường - Phổ Khánh, sẽ di dời đến địa điểm mới để đảm bảo an toàn giao thông |
3 | Vụ thảm sát Thanh Sơn | Thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường | không có diện tích đất bảo vệ |
4 | Vụ thảm sát Vĩnh Bình | Thôn Vĩnh Bình, thị trấn Đức Phổ | diện tích bị thu hẹp một phần khi đường Trần Phú được mở rộng và nằm trong hành lang an toàn đường bộ |
5 | Chiến thắng Cầu Giác-vùng 4 | Xã Phổ Phong | hiện bia di tích đã xuống cấp và nằm trong hành lang an toàn đường bộ Quốc lộ |
6 | Liên Trì Dục Nguyệt | Thôn Mỹ Thuận, xã Phổ Thuận | diện tích theo quyết định bảo vệ năm 1993 là 16.800m2. Trong quá trình bồi lấp và cải tạo đồng ruộng, nay diện tích còn 15.524,5m2 |
7 | Núi Xương Rồng | Xã Phổ Phong | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, chưa cắm mốc khoanh vùng, vườn hoa tiêu cảnh. |
8 | Vụ thảm sát Tập An Nam | Thôn Tập An Nam, xã Phổ Văn | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, bảng chỉ dẫn đường, chưa cắm mốc khoanh vùng. |
9 | Vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu | Xã Phổ Văn | Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, bia di tích đã bị hư hỏng, nền bia bị nứt. |
10 | Mộ và nhà thờ Phan Long Bằng | Thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử, chưa cắm mốc khoanh vùng, bia chỉ dẫn đường. Tường rào quanh mộ, nhà thờ đang xuống cấp. |
| Huyện Trà Bồng |
|
|
1 | Trường Lũy- Quảng Ngãi | TT Trà Xuân, xã Trà Sơn, Trà Phú, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi | Một số nơi LŨY đi qua, bị người dân đào xới làm đường dân sinh, trồng keo. |
2 | Điện Trường Bà |
| Địa điểm di tích ngoài trời. Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện, bia chỉ dẫn đường vào di tích, tường rào - cổng ngõ bảo vệ di tích. Lăng Bạch Hổ năm trong quần thể di tích Điện Trường Bà đang có nguy cơ bị xuống cấp, hư hỏng. |
3 | Di tích Đồn Mỹ | Thôn Trung, xã Trà Xuân | ảnh hưởng một số hoạt động dân sinh. Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
4 | Thắng cảnh thác Cà Đú | Thôn 5, xã Trà Thủy | ảnh hưởng một số hoạt động dân sinh, người dân chặt phá cây lâu năm phá vỡ cảnh quan nguyên thủy |
5 | Địa điểm Trạm xá T.30 | Xã Trà Tân | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
| Huyện Sơn Hà |
|
|
1 | Chiến thắng đồn Di Lăng | Xã Sơn Lăng | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào đi tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
2 | Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi | Xã Sơn Kỳ | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
3 | Đám ruộng khay | Xã Sơn Hạ | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
4 | Xưởng quân giới X1002 | Xã Sơn Thành | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
| Huyện Sơn Tây |
|
|
1 | Trường Sư phạm dân tộc miền núi | Xã Sơn Tân | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
2 | Trạm giao liên quân bưu số 8 | Xã Sơn Tân | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
3 | Di tích Chiến thắng Huy Mân | Xã Sơn Dung | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
4 | Chiến thắng Tà Mực | Xã Sơn Dung | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử. Phù điêu tại di tích. |
5 | Chiến thắng Bãi Mầu | Xã Sơn Tân | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia sự kiện lịch sử. Phù điêu tại di tích. |
| Huyện Minh Long |
|
|
1 | Thác Trắng | Xã Thanh An | Xâm phạm: Xây dựng các nhà chòi dưới chân thác, ngăn các đập dâng dưới lòng suối. |
2 | Chiến thắng Minh Long | xã Long Hiệp | Chưa đầu tư tôn tạo các hạng mục: bia chỉ dẫn đường vào di tích, bia sự kiện lịch sử. Chưa cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích. |
| Huyện Ba Tơ |
|
|
1 | Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Sở VHTT-DL đã khảo sát ngày 20/9/2018) | TT Ba Tơ, xã Ba Động, xã Ba Thành, xã Ba Vinh | Người dân lấn chiếm trồng keo tại các điểm di tích: Bãi Hang Én, Bến Buông, chiến khu Nước Lá - Hang Voọt Rệp, Chiến khu Cao Muôn. |
2 | Trường Lũy- Quảng Ngãi | Tân Long Hạ, Hóc Kè, Nam Lân, xã Ba Động; Trường An - Hóc Kè, xã Ba Thành; Đá Chát, tổ 1 thôn Gò Reng (cũ) xã Ba Liên; Hố sâu xã Ba Khâm | Người dân lấn chiếm trồng keo. |
3 | Chiến thắng Đá Bàn | Đá Bàn, Thị trấn Ba Tơ | Người dân lấn chiến làm nhà ở |
4 | Chiến khu Cao Muôn | Xã Ba Vinh | Người dân lấn chiếm trồng keo. |
5 | Chiến thắng Giá Vụt | Giá Vụt, xã Ba Vì | VỊ trí cũ không còn |
6 | Chiến thắng Trà Nô | Thôn Trà Nô, xã Ba Tô | Vị trí cũ không còn |
7 | Thác Nước Trinh | Thôn Nước Trinh, xã Ba Chùa | Người dân xâm lấn trồng keo. |
8 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại | Thôn Bắc Lân, xã Ba Động | Khuôn viên di tích hoang phế, chưa được đầu tư tôn tạo. Hiện vật tài liệu liên quan đến Đ/c Trần Toại chưa được sưu tầm. |
DANH MỤC DI TÍCH THỰC HIỆN BỔ SUNG, HOÀN THIỆN HỒ SƠ KHOA HỌC DI TÍCH
(Bao gồm: Số hóa lý lịch di tích, bản đồ khoanh vùng; cắm mốc giới; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích đã được xếp hạng)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Stt | Di tích | Hoàn thiện hồ sơ khoa học | ||||||||
Từ 2022 - 2025 | Từ 2026 - 2030 | |||||||||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | 2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 | ||
1 | Khu Chứng tích Sơn Mỹ | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Mộ và Nhà thờ Bùi Tá Hán | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Thắng cảnh núi Thiên Ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Địa địa Đám Toái | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Trung bộ | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình An Định | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định | x |
|
|
|
|
|
|
|
|
8 | Nhà thờ Trần Cẩm |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
9 | Huyện đường Đức Phổ |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
10 | Mộ và Đền thờ Huỳnh Công Thiệu |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
11 | Điện Trường Bà |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
12 | Thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ lũy cô thôn |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
13 | Chiến thắng Vạn Tường |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
14 | Vụ thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ |
| x |
|
|
|
|
|
|
|
15 | Thành cổ Châu Sa |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
16 | Vụ thảm sát Bình Hòa |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
17 | Vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
18 | Địa điểm Đài tiếng nói Nam Trung bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc) |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
19 | Chiến thắng Ba Gia |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
20 | Chiến thắng Đình Cương |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
21 | Khu Xà lim của Ty Công an thời Mỹ - ngụy (giai đoạn 1955 - 1959) |
|
| x |
|
|
|
|
|
|
22 | Cuộc biểu tình Ba La |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
23 | Căn cứ huyện Đông Sơn |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
24 | Mộ và Nhà thờ Trần Kỳ Phong |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
25 | Mộ Nguyễn Vịnh |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
26 | Đình La Hà |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
27 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Kiên |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
28 | Đình Lâm Sơn |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
29 | Mộ và Nhà thờ Lê Văn Nờm |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
30 | Vụ thảm sát Phú Thọ |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
31 | Chiến thắng Hành Thịnh |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
32 | Đền Văn Thánh (Mộ Đức |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
33 | Đình Thi Phổ |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
34 | Địa đạo Đức Chánh |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
35 | Mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuyên |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
36 | Vụ thảm sát Chợ An |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
37 | Mộ và Nhà thờ Phan Long Bằng |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
38 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
39 | Địa điểm trạm xá T30 |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
40 | Miếu Phú Long |
|
|
|
| x |
|
|
|
|
41 | Xưởng Quân giới X1002 (Sơn Hà) |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
42 | Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi (Sơn Hà) |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
43 | Địa điểm thành lập Đơn vị vũ trang 89 |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
44 | Chiến thắng Bãi Màu |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
45 | Chiến thắng Huy Mân |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
46 | Thác Trắng |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
47 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
48 | Chiến thắng Đá Bàn |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
49 | Dinh Đụn |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
50 | Dinh Bà Thủy Long |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
51 | Giếng Xó La |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
52 | Chiến thắng Khánh Lạc Đông |
|
|
|
|
| x |
|
|
|
53 | Đình làng Sung Tích |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
54 | Vụ thảm sát An Nhơn |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
55 | Chùa Khánh Vân |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
56 | Rừng dừa nước Tịnh Khê |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
57 | Chiến thắng Bến Lăng |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
58 | Mộ và Nhà thờ Võ Thị Đệ |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
59 | Thảm sát An Cường |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
60 | Mộ và Bia Trương Quang Cận |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
61 | Trường Sĩ quan lục quân - Phân hiệu Võ bị Trần Quốc Tuấn, Liên khu V |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
62 | Đình làng Nghĩa An |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
63 | Vụ thảm sát Thôn 2 - Nghĩa Lâm |
|
|
|
|
|
| x |
|
|
64 | Mộ và Nhà thờ Lê Khiết |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
65 | Khu lưu niệm Lễ xuất quân của Liên quân Việt-Lào, ngày 19/8/1948 |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
66 | Mộ và Nhà thờ Võ Duy Ninh |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
67 | Hầm Bà Noa |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
68 | Chiến thắng Đồng Mả |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
69 | Chiến thắng cầu Gò Da |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
70 | Chiến thắng Ga Lâm Điền |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
71 | Chiến thắng Rộc Trảng |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
72 | Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
73 | Địa điểm cuộc biểu tình Trường Cháy |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
74 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Xuân Hòa |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
75 | Trường Sư phạm dân tộc miền núi |
|
|
|
|
|
|
| x |
|
76 | Thắng cảnh Đảo Bé |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
77 | Khảo cổ học Xóm Ốc |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
78 | Khảo cổ học Suối Chình |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
79 | Đền Văn Thánh (thành phố) |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
80 | Mộ và Nhà thờ Huỳnh Văn Túy |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
81 | Nhà lưu niệm Trương Quang Giao |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
82 | Nhà lưu niệm Trần Quý Hai |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
83 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Tấn Kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
84 | Lăng vạn Thanh Thủy |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
85 | Mộ Trần Công Hiến |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
86 | Mộ và Nhà thờ Lương Công Nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
87 | Đền thờ và Mộ Trần Văn Đạt |
|
|
|
|
|
|
|
| x |
| Tổng cộng | 28 | 59 |
DANH MỤC DI TÍCH ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH BẢO VỆ CẦN LẬP HỒ SƠ XẾP HẠNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Stt | Di tích chưa lập hồ sơ khoa học | Lập hồ sơ khoa học xếp hạng | |
Từ 2022 - 2025 | Từ 2026 - 2030 | ||
I | Thành phố Quảng Ngãi | 11 | 10 |
1 | Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc | x |
|
2 | 68 chiến sĩ giải phóng | x |
|
3 | Sự kiện trường Kim Thông (nay là trường Nguyễn nghiêm) | x |
|
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Dũng | x |
|
5 | Sở Thương Chánh | x |
|
6 | Chiến thắng Nghĩa An | x |
|
7 | Thắng cảnh Núi Bút | x |
|
8 | Chùa Hội Phước | x |
|
9 | Chùa Tỉnh hội Quảng Ngãi | x |
|
10 | Thắng cảnh Núi Giàng và miếu thờ công thần | x |
|
11 | Nhà Phạm Viết My | x |
|
12 | Vụ thảm sát Khánh Lâm-Tịnh Thiện |
| x |
13 | Mộ Trương Quang Trọng |
| x |
14 | Mộ Lê Trung Đình |
| x |
15 | Mộ Trương Đăng Quế |
| x |
16 | Địa đạo núi An Vĩnh |
| x |
17 | Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà Trương Định - (gồm 3 điểm di tích) |
| x |
18 | Thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê |
| x |
19 | Thắng cảnh Thạch Ky Điếu Tẩu |
| x |
20 | Phế tích tháp Gò Phố |
| x |
21 | Nhà lưu niệm Trương Quang Giao |
| x |
II | Huyện Bình Sơn | 5 | 5 |
1 | Chiến khu Đồng Lớn chùa Hang | x |
|
2 | Chiến thắng Truông Ba Gò | x |
|
3 | Lò nấu quặng | x |
|
4 | Lăng Vạn Mỹ Tân | x |
|
5 | Thắng cảnh núi Thình Thình - chùa Viên Giác (đang đề nghị xếp hạng QG) | x |
|
6 | Thắng cảnh Hòn Ông, Hòn Bà |
| x |
7 | Thắng cảnh An Hải Sa Bàn |
| x |
8 | Thắng cảnh Ba Tăng Găng |
| x |
9 | Di chỉ cư trú Bình Châu |
| x |
10 | Di tích Mộ táng Sa Huỳnh Bình Châu (Bình Châu I, Bình Châu II) |
| x |
III | Huyện Sơn Tịnh | 4 | 3 |
1 | Cây Trâm núi Tròn | x |
|
2 | Vụ thảm sát Tịnh Thọ (bao gồm 2 điểm di tích) | x |
|
3 | Vụ thảm sát Hà Tây-Tịnh Hà | x |
|
4 | Vụ thảm sát Hòa Tây-Tịnh Bình |
| x |
5 | Điểm cao 62 Đông Giáp | x |
|
6 | Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích) |
| x |
7 | Thắng cảnh núi Đá Chồng và hồ Sơn Rái |
| x |
IV | Huyện Tư Nghĩa | 6 | 6 |
1 | Cấm Nghè Tộ | x |
|
2 | Chiến thắng Xuân Phổ | x |
|
3 | Căn cứ Hòn Ngang | x |
|
4 | Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp | x |
|
5 | Hố Hầm | x |
|
6 | La Hà Thạch trận | x |
|
7 | Thắng cảnh chùa Bà Chú |
| x |
8 | Thắng cảnh Suối Mơ |
| x |
9 | Chùa Tịnh Nghiêm Ni Viện |
| x |
10 | Chùa Quang Lộc |
| x |
11 | Phế tích tháp An Tập |
| x |
12 | Thành Bàn Cờ |
| x |
V | Huyện Mộ Đức | 3 |
|
1 | Hầm xác máu | x |
|
2 | Bãi biển Tân An | x |
|
3 | Địa đạo Phú Lộc | x |
|
VI | Huyện Đức Phổ | 5 | 5 |
1 | Vụ thảm sát Bàn Thạch | x |
|
2 | Vụ thảm sát Thanh Sơn | x |
|
3 | Chiến thắng Phổ An | x |
|
4 | Vụ thảm sát Tập An Nam |
| x |
5 | Vụ thảm sát Vĩnh Bình |
| x |
6 | Chiến thắng Cầu Giác-vùng 4 |
| x |
7 | Vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu |
| x |
8 | Đền thờ và mộ Trần Ngọc Trác (gồm 2 điểm di tích) |
| x |
9 | Bia Ký Chàm | x |
|
10 | Nhà thờ Huỳnh Đăng Khoa (gồm 2 điểm di tích) | x |
|
VII | Huyện Trà Bồng | 2 | 0 |
1 | Di tích Đồn Mỹ | x |
|
2 | Thắng cảnh thác Cà Đú | x |
|
VIII | Huyện Sơn Hà | 3 | 0 |
1 | Đồn Tà Ma | x |
|
2 | Đám ruộng khay | x |
|
3 | Chiến thắng đồn Di Lăng | x |
|
IX | Huyện Sơn Tây | 2 |
|
1 | Chiến thắng Tà Mực | x |
|
2 | Thắng cảnh suối Huy Măng | x |
|
X | Huyện Ba Tơ | 4 | 1 |
1 | Suối Loa | x |
|
2 | Chiến khu Cao Muôn | x |
|
3 | Chiến thắng Giá Vực | x |
|
4 | Chiến thắng Trà Nô | x |
|
5 | Thác Nước Trinh |
| x |
XI | Huyện Lý Sơn | 1 | 0 |
1 | Đền thờ Cá Ông | x |
|
TỔNG CỘNG | 46 | 30 |
CÁC DỰ ÁN BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2022-2025, 2026-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
TT | TÊN DỰ ÁN | NỘI DUNG ĐẦU TƯ | ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG | KHÁI TOÁN | GHI CHÚ |
A | GIAI ĐOẠN 2022-2025 | ||||
1. | Khu di tích quốc gia Mộ và Nhà thờ Bùi Tá Hán | Xây dựng mới đền thờ, nhà Tả vu, Hữu vu; tu bổ, tôn tạo nhà bia, khuôn viên, khu mộ, tường rào cổng ngõ | Phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi | 29.900 | Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 07/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh |
2. | Tôn tạo di tích quốc gia Khu Chứng tích Sơn Mỹ | Mở rộng diện tích, xây dựng các bia, bảng chỉ dẫn di tích; cải tạo cảnh quan, môi trường; trùng tu, sửa chữa, phát huy giá trị Công viên Hòa Bình Mỹ Lai, gắn với phát triển du lịch | Xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi | 29.500 | Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08/9/2021 của HĐND tỉnh |
3. | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia trên địa bàn huyện Lý Sơn (di tích Đình làng An Hải và Đình làng An Vĩnh) | Sửa chữa, tu bổ đình; xây mới một số hạng mục công trình, phục vụ phát triển du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc | Xã An Hải, huyện Lý Sơn | 11.000 | Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08/9/2021 của HĐND tỉnh |
4. | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia Chùa Ông | Xây dựng tường rào, cổng ngõ, bãi đỗ xe và phục hồi công trình di tích, gắn với đời sống văn hóa tâm linh, phục vụ phát triển du lịch | Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa | 14.950 | Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08/9/2021 của HĐND tỉnh |
5. | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ | Xây dựng nhà trưng bày, mở rộng, chỉnh trang khuôn viên di tích, gắn với phát huy giá trị lịch sử, phục vụ phát triển du lịch | Huyện Nghĩa Hành | 10.050 | Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08/9/2021 của HĐND tỉnh |
6. | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia Mộ và nhà thờ Trần Cẩm | Trùng tu điện chính và cải tạo khuôn viên di tích | Xã Đức Thạnh, Đức Chánh, huyện Mộ Đức | 5.000 | Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 08/9/2021 của HĐND tỉnh |
Tổng | 100.400 |
| |||
B | GIAI ĐOẠN 2026 - 2030 | ||||
7 | Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ | Cải tạo, tu bổ, phục hồi các các địa điểm di tích; cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất nhà trưng bày; cải tạo, xây dựng các công trình phát huy giá trị di tích. | Huyện Ba Tơ | 30.000 |
|
8 | Tôn tạo di tích quốc gia Trường Luỹ Quảng Ngãi | Xây dựng Bia di tích, bảng chỉ dẫn, xây dựng khuôn viên bảo vệ và cải tạo lối vào theo từng vị trí của Lũy | Các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Ba Tơ | 50.000 |
|
9 | Tôn tạo di tích quốc gia Văn hóa Sa Huỳnh | Tổ chức khai quật; xây dựng nhà trưng bày, bảo quản hiện vật; làm đường đi đến các điểm di tích; cải tạo cảnh quan, môi trường Nhà trưng bày | Thị xã Đức Phổ | 30.000 |
|
10 | Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định | Giải tỏa đền bù, mở rộng khuôn viên, tạo cảnh quan, sửa chữa nhà trưng bày | Xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi | 8.000 |
|
11 | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia Thành cổ Châu Sa | Đền bù, giải tỏa, xây dựng tường rào, cổng ngõ, cải thiện cảnh quan, môi trường, khai quật, phục hồi cửa thành di tích gắn với phát triển du lịch | Xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi | 30.000 |
|
12 | Trùng tu, tôn tạo quốc gia núi Phú Thọ và Cổ Luỹ Cô Thôn | Xây dựng bia, bảng, cắm mốc giới; trùng tu, tôn tạo một hạng mục xuống cấp, gắn với phát triển du lịch | Xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi | 15.000 |
|
13 | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đình làng An Định | Xây dựng tường rào, cổng ngõ, sân vườn, cảnh quan; cải tạo di tích | Xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành | 15.000 |
|
14 | Trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia Điện Trường Bà | Mở rộng diện tích trong khuôn viên di tích; chống xuống cấp di tích; tôn tạo Lăng Bạch Hổ | Thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng | 13.000 |
|
15 | Tôn tạo di tích quốc gia Cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi | Xây dựng phù điêu, bia bảng di tích; xây dựng khuôn viên, tường rào, cổng ngõ, cải tạo cảnh quan các điểm di tích | Huyện Trà Bồng | 7.000 |
|
Tổng | 198.000 |
| |||
| Tổng cộng | 298.400 |
|
DANH MỤC DI TÍCH CẦN ĐẦU TƯ, TÔN TẠO TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
TT | TÊN DỰ ÁN | PHÂN KỲ ĐẦU TƯ, TÔN TẠO | Nguồn kinh phí | ||||||||
GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 | GIAI ĐOẠN 2026 - 2030 | Ngân sách | |||||||||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | 2026 | 2027 | 2028 | 2029 | 2030 |
| ||
I. | Thành phố Quảng Ngãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1959 |
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
2 | Đình làng Sung Tích |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
| NSNN XHH |
3 | Mộ Trương Quang Trọng |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
4 | Mộ Lê Trung Đình | 4.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| Xã hội hóa |
5 | Chiến thắng Khánh Lạc Đông |
|
|
|
| 500 |
|
|
|
| NSNN |
6 | Cuộc biểu tình Ba La |
|
|
|
|
|
|
| 500 |
| NSNN |
7 | Rừng dừa nước Tịnh Khê |
|
|
|
|
|
| 2.000 |
|
| NSNN |
8 | Đền Văn Thánh |
|
|
|
|
| 500 |
|
|
| NSNN |
9 | Mộ và Nhà thờ Huỳnh Văn Túy |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | NSNN |
10 | Vụ thảm sát An Nhơn |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | NSNN |
II | Huyện Bình Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
11 | Chiến thắng Vạn Tường |
| 2.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
12 | Địa đạo Đám Toái |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
|
| NSNN |
13 | Mộ và nhà thờ Võ Thị Đệ |
|
|
| 150 |
|
|
|
|
| NSNN XHH |
14 | Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tự Tân |
|
|
|
|
|
|
| 500 |
| NSNN XHH |
15 | Chiến thắng Bến Lăng |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
16 | Di tích Núi Sơn - Địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên của huyện Bình Sơn |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
17 | Chiến thắng Gò Sỏi |
|
|
|
| 200 |
|
|
|
| NSNN |
18 | Mộ Trần Công Hiến |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | NSNN XHH |
19 | Lăng vạn Thanh Thủy |
|
|
|
|
|
| 2.000 |
|
| NSNN XHH |
III | Huyện Sơn Tịnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 | Chiến thắng Ba Gia | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
21 | Nhà ông Lê Chương- nơi tổ chức Hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung Kỳ, giữa tháng 7 năm 1945 |
| 2.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
22 | Căn cứ Núi Đá Ngựa |
|
| 2.000 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
23 | Vụ thảm sát Diên Tiên - Phước Bình |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
24 | Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích) |
|
|
|
| 600 |
|
|
|
| NSNN XHH |
25 | Vụ thảm sát Vạn Lộc Đông |
|
|
|
|
| 500 |
|
|
| NSNN |
26 | Địa điểm đặt Đài tiếng nói Nam Trung bộ |
|
|
|
|
|
|
| 500 |
| NSNN |
27 | Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt |
|
|
|
|
|
| 500 |
|
| NSNN XHH |
28 | Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh |
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 | NSNN XHH |
IV | Huyện Tư Nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29 | Mộ và đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương |
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN XHH |
30 | Cấm Nghè Tộ |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | NSNN |
31 | Bốn chiến sĩ Nghĩa Hiệp | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
32 | Đình Nghĩa An |
|
|
|
| 1.000 |
|
|
|
| NSNN |
V | Huyện Mộ Đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
33 | Đền Văn Thánh | 1.300 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
34 | Mộ và nhà thờ Tiền hiền Trần Văn Đạt |
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN XHH |
35 | Căn cứ Núi Lớn |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
36 | Đình An Chuẩn |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
37 | Địa đạo Lâm Sơn |
|
|
|
| 500 |
|
|
|
| NSNN |
38 | Miếu Bà Kỳ Tân |
|
|
|
| - |
| 1.000 |
|
| NSNN XHH |
39 | Nhà thờ và mộ Nguyễn Mậu Phó |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
|
| NSNN XHH |
40 | Nhà thờ tộc Trần làng Văn Bân |
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
| NSNN XHH |
41 | Thắng cảnh núi Long Phụng - Chùa ông Rau |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | NSNN |
VI | Thị xã Đức Phổ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
42 | Huyện Đường Đức Phổ |
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
43 | Mộ và Đền thờ Huỳnh Công Thiệu | 700 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN XHH |
44 | Địa điểm biểu tình Trường Cháy | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
45 | Chùa Từ Sơn |
|
|
|
|
| 2.000 |
|
|
| NSNN |
46 | Điểm cập bến tàu không số (C41) |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
47 | Điểm cập bến tàu không số (C43) |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
48 | Núi Xương Rồng |
|
|
|
|
|
| 1.000 |
|
| NSNN |
49 | Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tại núi Sầu Đâu (1955-1957) |
|
| 1.000 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
50 | Vụ thảm sát Chợ An |
|
|
|
| 1.000 |
|
|
|
| NSNN |
51 | Mộ và Nhà thờ Phan Long Bằng |
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
| NSNN XHH |
52 | Bia ký Chăm |
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | NSNN |
VII | Huyện Ba Tơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
53 | Chiến thắng Trà Nô |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
|
| NSNN |
54 | Di tích Đặng Thùy Trâm (Xã ba Khanh, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ) |
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
55 | Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại | 2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
56 | Chiến thắng Đá Bàn |
|
|
|
| 500 |
|
|
|
| NSNN |
57 | Suối Loa |
|
|
|
|
|
| 500 |
|
| NSNN |
VIII | Huyện Minh Long |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
58 | Căn cứ cách mạng núi Mum |
|
| 2.000 |
|
|
|
|
|
|
|
59 | Chiến thắng Minh Long |
| 1.000 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
IX | Huyện Nghĩa Hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
60 | Vụ thảm sát Chánh Giang Trường Lệ | 1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
61 | Chiến thắng Đình Cương |
|
|
|
|
|
| 1.000 |
|
| NSNN |
62 | Trường Trung học Bình dân Nam Trung Bộ |
|
|
| 1.500 |
|
|
|
|
| NSNN |
63 | Đình Lâm Sơn | 1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
64 | Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
| NSNN XHH |
65 | Mộ và nhà thờ Lê Khiết |
|
|
|
| 500 |
|
|
|
| NSNN |
66 | Chiến thắng Hành Thịnh |
| 90 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
67 | Mộ và Nhà thờ Võ Duy Ninh |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
|
| NSNN XHH |
68 | Xưởng Quân giới 240 |
|
| 500 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
69 | Mộ và Nhà thờ Lương Công Nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 | NSNN XHH |
70 | Nhà thờ Trần Công Tá |
|
|
|
|
|
|
| 500 |
| NSNN XHH |
X | Huyện Sơn Hà |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
71 | Xưởng quân giới X1002 | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
72 | Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
XI | Huyện Sơn Tây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
73 | Trường Sư phạm dân tộc miền núi | 1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
74 | Chiến thắng Bãi Mầu |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
75 | Trạm giao liên quân bưu số 8 |
|
|
| 500 |
|
|
|
|
| NSNN |
76 | Địa điểm Mang Bloóc- nơi tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc Miền Tây Quảng Ngãi |
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
| NSNN |
77 | Di tích thắng cảnh Thác Lụa |
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 | NSNN |
XII | Huyện Trà Bồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
78 | Căn cứ Tỉnh ủy | 1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
79 | Căn cứ Phó mục gia |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
80 | Đình Phú Long |
|
| 1.000 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
81 | Địa điểm Trạm xá T30 |
|
|
|
|
|
| 500 |
|
| NSNN |
XIII | Huyện Lý Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
82 | Dinh Tam Tòa | 500 |
|
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
83 | Lân Vĩnh Lộc |
| 500 |
|
|
|
|
|
|
| NSNN |
84 | Thắng cảnh Đảo Bé (Bãi Hang, Hòn Đụn, Mom tàu) |
|
| 1.000 |
|
|
|
|
|
| NSNN |
85 | Nhà thờ họ Võ (Văn) |
|
|
|
| 300 |
|
|
|
| NSNN XHH |
86 | Giếng Xó La |
|
|
|
| 500 |
|
|
|
| NSNN |
87 | Nhà thờ Phạm Quang Ảnh |
|
|
|
|
|
| 1.000 |
|
| NSNN |
88 | Chùa Hang |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
|
| NSNN |
89 | Dinh Thiên Y Ana |
|
|
|
|
|
|
| 1.000 |
| NSNN |
90 | Dinh Bà Chúa Yàng |
|
|
|
|
|
|
|
| 1.000 | NSNN |
| Tổng cộng | 14.500 | 12.090 | 9,500 | 5.150 | 5.600 | 8.000 | 9.500 | 6.000 | 7.000 |
|
|
| 41.240 | 36.100 |
| |||||||
|
| 77.340 |
|
- 1Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt “Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030”
- 2Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư” giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Quyết định 3072/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025”
- 4Quyết định 686/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021-2030”
- 5Nghị quyết 167/NQ-HĐND năm 2021 về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025
- 6Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, tổ chức và hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng dân gian trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 867/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030
- 9Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Mán Bạc và nghề gốm Bồ Bát (xã Yên Thành, huyện Yên Mô)" do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 1Quyết định 147-VH/QĐ năm 1982 về việc xếp hạng 8 di tích lịch sử và văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
- 2Luật di sản văn hóa 2001
- 3Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 4Quyết định 54-VHTT/QĐ năm 1979 về việc xếp hạng 18 di tích lịch sử và văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành.
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 7Quyết định 800/QĐ-BVHTTDL năm 2011 về xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Chỉ thị 17/2006/CT-UBND tăng cường quản lý, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Luật đất đai 2013
- 12Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 13Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Luật Xây dựng 2014
- 15Luật ngân sách nhà nước 2015
- 16Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17Luật Quy hoạch 2017
- 18Luật Du lịch 2017
- 19Nghị quyết 39/2017/NQ-HĐND về thông qua Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững
- 20Luật Đầu tư công 2019
- 21Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 22Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 23Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 24Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 25Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 26Kết luận 76-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 27Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt “Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030”
- 28Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư” giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 30Quyết định 3072/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025”
- 31Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 32Quyết định 1909/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 34Quyết định 686/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021-2030”
- 35Nghị quyết 167/NQ-HĐND năm 2021 về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025
- 36Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 37Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, tổ chức và hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng dân gian trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 38Quyết định 867/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030
- 39Quyết định 847/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Mán Bạc và nghề gốm Bồ Bát (xã Yên Thành, huyện Yên Mô)" do tỉnh Ninh Bình ban hành
Quyết định 51/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- Số hiệu: 51/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Hoàng Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực