Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4932/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 09 năm 2013 |
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 1 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2103 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Xét Tờ trình 546/TTr-BQL ngày 8 tháng 8 năm 2013 của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi về việc phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 có ý kiến phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi; ý kiến đề xuất của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 373/TB-TCT-PTNT ngày 28 tháng 11 năm 2012; đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số: 1584/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 20 tháng 8 năm 2013 về phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, giai đoạn 2013 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4932/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN XÃ BÌNH MỸ - HUYỆN CỦ CHI
I. KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG
Xã Bình Mỹ nằm phía Đông huyện Củ Chi, cách thị trấn Củ Chi khoảng 15 km và cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 30 km.
Có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Tây giáp xã Hòa Phú và xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi;
- Phía Nam giáp xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn);
- Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Bình Dương;
Xã có các tuyến Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 9 và Tỉnh lộ 15 và đường Bình Mỹ chạy qua địa bàn. Nhìn chung hệ thống đường giao thông liên xã tương đối hoàn chỉnh, là kiện đặc biệt thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
Diện tích đất tự nhiên: 2.539,44 ha, chiếm 5,84% diện tích tự nhiên toàn huyện. Xã có 10 ấp, gồm: ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4A, ấp 4B, ấp 5, ấp 6A, ấp 6B, ấp 7, ấp 8.
- Dân số toàn xã là 18.039 nhân khẩu với 4.193 hộ. Trong đó:
+ Khẩu nông nghiệp: 3.988 người, 927 hộ (chiếm 22,1%)
+ Khẩu phi nông nghiệp: 14.051 người, 3.266 hộ (chiếm 77,9%)
- Dân số của xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại những ấp ven Tỉnh lộ 8, 9, 15 và các trục lộ giao thông trong xã.
- Quy hoạch sử dụng đất: xã Bình Mỹ đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đang tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có: hiện đang xây dựng, trình Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi phê duyệt quy hoạch đến năm 2020.
a) Giao thông
Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã bao gồm: đường trục xã, liên xã; đường trục ấp, liên ấp, tổ và đường giao thông nội đồng: 100,96 km. Trong đó:
- Đường trục xã, liên xã trên địa bàn gồm 5 tuyến, với tổng chiều dài 21,05 km được đầu tư láng nhựa, bê tông nhựa từ những năm 2000 (3 tuyến láng nhựa: Tỉnh lộ 5, Tỉnh lộ 9 và Bình Mỹ; 2 tuyến bê tông nhựa nóng: Tỉnh lộ 8 và Võ Văn Bích). Trong 5 tuyến trục xã, liên xã, có 1 tuyến đường Võ Văn Bích đã được duy tu, sửa chữa bê tông nhựa nóng đạt chuẩn, còn lại 4 tuyến đã xuống cấp, cần nâng cấp trong thời gian tới;
- Đường trục ấp, trục tổ: 43 tuyến, chiều dài 37,61 km; trong đó 6 tuyến được cấp phối đá dăm, 29 tuyến cấp phối sỏi đỏ, còn lại 8 tuyến đường đất. Hiện đã xuống cấp, lầy lội vào mùa mưa;
- Đường ngõ, tổ trên địa bàn xã: 23,9km, chủ yếu là đường đất;
- Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 10,80/18,40 km (đạt 58,70%). Tuy nhiên những tuyến đường này chủ yếu là đường đất và cấp phối sỏi đỏ nên vào mùa mưa vẫn còn lầy lội, xe cộ đi vào gặp nhiều khó khăn.
b) Thủy lợi
- Hiện tại trên địa bàn xã không có trạm bơm.
- Số km kênh mương hiện có: 107,35 km, chủ yếu là kênh đất phục vụ tưới, tiêu cho hoạt động sản xuất trên địa bàn; hiện nay một số tuyến kênh đã bị bồi lắng, làm chậm thoát nước, gây ngập úng vào mùa mưa lũ. Trong thời gian tới cần cải tạo và nâng cấp các tuyến kênh phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã Bình Mỹ.
c) Điện
- Trên địa bàn xã hiện có 116 trạm biến áp với công suất: 27,422 KVA;
- Số km đường dây trung và hạ thế: 105,92 km.
- Tỷ lệ hộ dùng điện: 100%
- Mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất: 90%.
- Hiện nay hầu hết trên các tuyến đường giao thông nông thôn xã đều đã được trang bị các bóng đèn để thắp ánh sáng phục vụ cho việc đi lại, sinh hoạt cho người dân, còn khoảng 8 tuyến chưa có đèn chiếu sáng dài 5.282 mét.
d) Trường học
Hệ thống trường học của xã có đủ các cấp học nhưng chưa đạt chuẩn, bao gồm:
- Trường mầm non: hiện tại xã có 1 trường chính và 5 phân hiệu trường mầm non Bình Mỹ nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia với 11 lớp học chưa được kiên cố hóa phục vụ cho 302 học sinh; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Tổng số giáo viên của trường là 18 người.
- Trường tiểu học: toàn xã có 2 trường tiểu học Bình Mỹ 1 (ấp 6B) và 1 phân hiệu nằm trên ấp 7; Bình Mỹ 2 (ấp 4A) và 2 phân hiệu tại ấp 1 và ấp 4B với tổng số 61 giáo viên (trong đó 100% đạt chuẩn), 1.341 học sinh và 36 lớp học.
- Trường Trung học cơ sở: hiện tại xã có 1 trường Trung học cơ sở Bình Hòa nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia, tổng số phòng học là 19 phòng với 767 học sinh.
đ) Cơ sở vật chất văn hóa
- Xã chưa có nhà văn hóa, khu thể thao của xã, tuy nhiên trong thời gian tới, xã không đề nghị xây nhà văn hóa mà chỉ đề nghị đầu tư xây dựng mới đạt chuẩn 01 khu thể thao đa năng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thể thao của người dân xã Bình Mỹ.
- Xã có tất cả 10 ấp nhưng có 8 ấp hiện đã có văn phòng ấp nhưng xuống cấp, còn lại 2 ấp (ấp 2 và 4B) chưa có văn phòng ấp phục vụ cho sinh hoạt của người dân cũng như nhu cầu hội họp của ấp. Hiện tại trụ sở văn phòng ấp dùng làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân cư trên địa bàn và đã xuống cấp. Cần nâng cấp 4 và xây mới 6 văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của ấp.
e) Chợ
Xã Bình Mỹ có 3 chợ tự phát; trong đó có 1 chợ do tư nhân đầu tư xây dựng; Mặt hàng chủ yếu là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân nông thôn. Trong thời gian tới cần nâng cấp và sửa chữa 1 chợ đạt chuẩn (nguồn vốn tư nhân đầu tư).
g) Bưu điện
- Xã có 1 trạm bưu điện văn hóa đạt chuẩn. Trong thời gian tới bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô để phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân trong quá trình phát triển của xã.
h) Nhà ở dân cư nông thôn
- Xã không còn nhà tạm, dột nát. Tỷ lệ nhà cấp 4 là 69,89%, còn lại 31,11% là nhà kiên cố.
- Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư: đa số người dân xây nhà bằng tường gạch, mái ngói hoặc tole. Bình quân 65 m2/nhà.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
a) Kinh tế
- Cơ cấu kinh tế, giá trị của các ngành (%): ngành nông nghiệp (32,87%), ngành thương mại - dịch vụ trong những năm gần đây có những bước phát triển khả quan nhờ vào việc cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ tiêu dùng, chiếm 29,85% trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (37,28%).
- Thu nhập bình quân đầu người/năm, năm 2012 của xã là: 18,4 triệu đồng/người/năm.
- Số lượng hộ nghèo (theo chuẩn nghèo 12 triệu đồng/người/năm) trên địa bàn xã là 548 hộ, chiếm tỷ lệ 11,16%.
b) Lao động
- Xã Bình Mỹ có lực lượng lao động khá dồi dào với 12.048 người, chiếm 66,79% dân số toàn xã. Trong đó:
+ Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là: 2.075 người, chiếm 17,21% lực lượng lao động của xã.
+ Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn xã chiếm 96,38%.
+ Lao động Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng: 3.495 người chiếm 28,98% lực lượng lao động của xã.
+ Lao động thương mại dịch vụ: 4.916 người chiếm 40,77% lực lượng lao động của xã.
+ Lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định là 436 người, chiếm tỷ lệ 3,62%.
- Số lượng lao động trong độ tuổi còn đang đi học là 1.126 người, chiếm 9,35% lực lượng lao động của xã.
c) Hình thức tổ chức sản xuất
- Xã không có trang trại chăn nuôi gia súc.
- Toàn xã có 50 doanh nghiệp đang hoạt động và khoảng 320 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể trên địa bàn; hoạt động chủ yếu ở một số lĩnh vực như: gia công dệt may, sửa chữa cơ khí, vật liệu xây dựng, tạp hóa, gỗ gia dụng, sơn mài,...
- Hiện tại trên địa bàn xã có 3 Tổ hợp tác (2 tổ rau muống nước; 1 tổ bò sữa) đang hoạt động có hiệu quả; chưa có hợp tác xã trên địa bàn.
4. Văn hóa, xã hội và môi trường
a) Văn hóa - giáo dục
- Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa: 60%;
- Phổ cập giáo dục trung học: đạt trên 70%;
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): đạt tỷ lệ 97%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 56%
b) Y tế
- Trạm Y tế: xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn cơ sở vật chất; còn thiếu bác sĩ và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh;
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 75%.
c) Môi trường
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 80% hộ dùng nước giếng khoan và 20% hộ dân sử dụng nước từ trạm cấp nước.
+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 92%.
+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 70%.
+ Xử lý chất thải:
- Có thu gom rác và xử lý: 50%;
- Chưa có thu gom rác và xử lý: 50%;
+ Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường: 30%.
+ Nghĩa trang: Chưa có
+ Trên địa bàn xã có 91 công ty (Xây dựng: 5, xăng dầu 5, sản xuất 45, kinh doanh dịch vụ 36) và 37 cơ sở sản xuất nhỏ (sơn mài, cơ khí,...) đang hoạt động; trong đó có 3 công ty sản xuất gây ô nhiễm đã có quyết định di dời, còn lại các công ty, cơ sở khác tập trung đến cuối năm 2013 đều cơ bản đảm bảo đạt tiêu chuẩn về môi trường.
+ Nghĩa trang: xã Bình Mỹ chưa có nghĩa trang trên địa bàn, hiện người dân chủ yếu chôn cất trên đất nhà, tuy nhiên thời gian tới xã sẽ quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn.
Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã: Những năm gần đây việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại những hiệu quả rõ rệt về cải tạo môi trường. Tuy nhiên do ý thức của người dân chưa cao, việc sử dụng nhiều loại hóa chất chưa hợp lý nên môi trường của các tuyến kênh rạch đang dần bị ô nhiễm, mặt khác chất thải từ chăn nuôi và sinh hoạt của nhân dân cũng ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan môi trường nông thôn của xã. Bên cạnh còn có nhà máy chế biến mủ cao su xả thải gây ra mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người dân trên địa bàn
5. Hệ thống chính trị và tình hình an ninh trật tự - xã hội
a) Hệ thống chính trị của xã
- 1 Đảng bộ cơ sở: có 17 chi bộ trực thuộc, với 239 đảng viên. Trong đó 10 chi bộ ấp, 1 chi bộ cơ quan; 1 chi bộ công an; 1 chi bộ quân sự và 4 chi bộ trường học.
- Số lượng cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân xã được giao năm 2013 là 47 người; trong đó có 25 cán bộ và công chức, 22 cán bộ không chuyên trách, số lượng hiện có tính đến tháng 5 năm 2013 là 43 người, gồm: 12 cán bộ, 10 công chức và 21 cán bộ không chuyên trách.
- Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: hoạt động xuất sắc.
+ Công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thường xuyên được thực hiện: Công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác củng cố hoạt động của hệ thống chính quyền.
b) An ninh trật tự xã hội
Tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn cơ bản ổn định, không xảy ra thưa kiện đông người; không có tệ nạn mại dâm, tiêm chích và sử dụng ma túy.
NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ BÌNH MỸ - HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2015
- Xây dựng xã Bình Mỹ trở thành xã nông thôn mới thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, ấp dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng xã Bình Mỹ trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.
* Hoàn thành 19/19 tiêu chí về nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo từng giai đoạn cụ thể:
- Năm 2012: có 06/19 tiêu chí đạt chuẩn (1, 4, 8, 12, 13, 19)
- Năm 2013: phấn đấu đạt 13/19 tiêu chí đạt chuẩn (thêm 7 tiêu chí: 3, 7, 9, 14, 15, 16, 18).
- Năm 2014: phấn đấu đạt 17/19 tiêu chí (thêm 4 tiêu chí: 2, 5, 6, 17).
- Năm 2015: phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí (thêm 2 tiêu chí: 10, 12).
* Nội dung thực hiện cụ thể:
- Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Đảm bảo 100% đường trục xã, liên xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 100% đường giao thông trọng yếu trong ấp, liên ấp, trục tổ, ngõ xóm; giao thông nội đồng được cứng hóa láng nhựa hoặc cấp phối.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần so với bình quân thu nhập chung trước khi xây dựng đề án (nhưng không thấp hơn 37 triệu đồng/người/năm).
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2% vào năm 2015 (theo chuẩn nghèo thành phố 12 triệu đồng/người/năm).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp (đô thị - Công nghệ cao) - Thương mại, dịch vụ. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm còn 10%. Đào tạo nghề cho khoảng 3.200 lao động; 75% nông dân được trang bị kiến thức nông nghiệp và quản lý.
- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao; nông nghiệp công nghệ cao, an toàn vệ sinh không có dịch bệnh. Trong đó quy hoạch diện tích gieo trồng lúa 150 ha; sản xuất rau an toàn 430 ha; Hoa cây kiểng: 40 ha; Lài - sen: 30 ha; cỏ: 100 ha; Bò sữa, thịt: 2.700 con; Heo: 9.000 con; Cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái vườn: 500 ha; Thủy sản kết hợp câu cá giải trí: 50 ha.
- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện, công cụ dạy học. Đảm bảo mỗi cấp học: mầm non, mẫu giáo, tiểu học có ít nhất 1 trường học đạt chuẩn.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn với ít nhất 8/10 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%.
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên: đạt
- Ít nhất 8/10 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa và phấn đấu xã đạt xã văn hóa.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 1 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
b) Nội dung thực hiện: Việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Liên Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
a) Giao thông
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 16,33 km đường, cầu giao thông, cụ thể như sau:
+ Đường trục ấp, trục tổ: Cải tạo, nâng cấp và xây mới 11,74 km.
+ Đường trục nội đồng: Cải tạo, nâng cấp và xây mới 5,145 km.
+ Xây dựng mới cầu cũ.
b) Thủy lợi:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: Nạo vét thông thoát dòng chảy 7 kênh trên địa bàn với tổng chiều dài 16,114 km; trong đó đắp bờ bao kết hợp giao thông 2 bờ 2 kênh, đắp bờ bao kết hợp giao thông 01 bờ 05 kênh.
c) Điện
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng mới 8 và nâng cấp 55 trạm biến áp; xây dựng mới 11,5km, nâng cấp và cải tạo 3,2 km đường dây hạ thế phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.
d) Trường học
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây mới Trường Mầm non Bình Mỹ; sửa chữa, nâng cấp phân hiệu
+ Nâng cấp Trường Tiểu học Bình Mỹ 1; xây mới trường Tiểu học Bình Mỹ 2.
+ Nâng cấp Trường Trung học cơ sở Bình Hòa (nâng nền sân, sửa chữa phòng chức năng, xây thêm 4 phòng học).
đ) Cơ sở vật chất văn hóa:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Nâng cấp, mở rộng văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa 3 ấp;
+ Sửa chữa, nâng nền, sân nhà bia tưởng niệm xã;
+ Láng thêm sân 400 m2, làm hàng rào, xây dựng hệ thống thoát nước, xây mới phòng họp trụ sở UBND xã;
+ Xây mới 1 khu văn hóa - thể thao đa năng;
+ Xây mới 7 văn phòng ấp (2, 3, 4A, 4B, 6A, 6B, 8) kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa.
e) Chợ
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: Sửa chữa, nâng cấp đạt chuẩn 1 chợ.
g) Bưu điện
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện: Sửa chữa, cải tạo bưu điện đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của dân cư.
h) Nhà ở dân cư nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Hỗ trợ xây dựng 14 căn nhà tình thương;
+ Vận động và tuyên truyền người dân có nhu cầu xây nhà mới; sửa chữa nhà thực hiện đúng quy định về kiến trúc nhà ở dân cư phù hợp với vùng nông thôn ven đô.
+ Triển khai công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; khuyến khích phát triển nhà tầng, nhà ở theo dự án đối với những khu vực đã có quy hoạch được duyệt.
+ Tập trung ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra quản lý quá trình đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở của nông dân nhằm ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng vi phạm xây dựng, vi phạm quy hoạch trên địa bàn.
3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Tận dụng lợi thế của xã có khu công nghiệp Đông Nam trên địa bàn và nằm kế cận khu công nghiệp Tân Quy và các khu công nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương để hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm có lợi thế cung cấp cho thị trường đầy tiềm năng. Trước mắt, chuyển đổi diện tích cây con kém hiệu quả (lúa), diện tích đất bỏ hoang sang xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Hỗ trợ thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm để người dân an tâm sản xuất. Đẩy mạnh công tác ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân.
+ Phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bằng biện pháp tăng đàn nhưng giảm số hộ nuôi. Xử lý nguồn phân trong chăn nuôi để hạn chế đến mức tối đa sự ô nhiễm môi trường bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học EMC để giảm bớt mùi hôi (ở khu vực dân cư), đào hố xử lý phân, đặc biệt là những địa bàn sâu lắp đặt túi, hầm ủ biogas để tận dụng nguồn khí đốt do quá trình phân hóa chất thải; hay phân trong chăn nuôi sử dụng để làm thức ăn trùn quế.
+ Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
+ Khai thác tốt lợi thế của thành phố về du lịch để phát triển kinh tế trên địa bàn xã.
b) Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo theo tiêu chí mới của thành phố, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2% vào năm 2015.
+ Thực hiện các chương trình an sinh xã hội:
* Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm cho người nghèo; khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công...
* Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.
c) Tỷ lệ lao động có việc làm
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 12 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và với các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động.
+ Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.
+ Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.
+ Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp.
d) Các hình thức tổ chức cần phát triển
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 12 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
- Nội dung thực hiện:
+ Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.
+ Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh trong tổ hợp tác và hợp tác xã sau khi thành lập.
+ Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in).
+ Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế Tổ hợp tác, Hợp tác xã thông qua:
* Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản ...
* Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
* Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại;
* Tham quan học tập mô hình liên kết sản xuất đáp ứng tốt dịch vụ cho người dân.
4. Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường
a) Giáo dục
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Nội dung thực hiện:
+ Ban quản lý xây dựng nông thôn xã phối hợp với các đoàn thể nắm bắt các trường hợp trẻ em bỏ học và kịp thời có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường. Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến học giành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt.
+ Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh nghiệp.
b) Y tế
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung thực hiện:
+ Vận động nhân dân thực hiện tốt, đầy đủ Luật Bảo hiểm y tế theo quy định.
+ Kịp thời đáp ứng việc khám và chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản và tổ chức sơ cấp cứu bệnh nhân nặng trước khi chuyển lên tuyến trên.
+ Bổ sung trang thiết bị trạm y tế: Máy siêu âm, phòng nha, phòng sản, phòng nhi,...
c) Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Nội dung thực hiện:
- Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào càng phát triển sâu rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp.
- Xây dựng giải pháp quản lý, ngăn chặn tệ nạn xã hội có nguy cơ lây lan từ nơi khác vào địa bàn xã như: thu hồi giấy phép kinh doanh, đóng cửa 6 tháng đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm liên tục 2 lần,... (vi phạm nhẹ 1 lần sẽ bị cảnh cáo, xử phạt hành chính). Kiên quyết bài trừ, đẩy lùi tuyệt đối các tệ nạn xã hội (cà phê đèn mờ, mại dâm, ma túy, trò chơi điện tử mang tính bạo lực,...), dần tiến tới xây dựng thành công xã nông thôn mới toàn diện.
- Thực hiện nghiêm chỉ thị 27-CT/TW ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Bộ chính trị và quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang và lễ hội. Thực hiện tốt chính sách về người nghèo,...
d) Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Nội dung thực hiện:
+ Tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (thông qua định kỳ thực hiện phiếu khảo sát hộ).
+ Phối hợp Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân để có kế hoạch điều chỉnh, khuyến cáo. Giao cho các đoàn thể tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã: 1 tháng/lần (trong đó có đợt cao điểm vào tháng 5 hàng năm).
+ Xây dựng mới 1 trạm cấp nước (ấp 5) phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Ủy ban nhân dân xã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phạt hành chính hay đề xuất huyện ra quyết định đóng cửa cơ sở hay tổ chức sản xuất - kinh doanh vi phạm về môi trường.
+ Xây dựng mô hình mẫu về tổ, ấp có hệ thống xử lý nước thải của hộ (sẵn sàng đấu nối vào hệ thống nước thải chung của cộng đồng)
5. Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội
a) Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở:
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nội dung thực hiện:
+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn để không ngừng đáp ứng yêu cầu, phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành các chức trách nhiệm vụ được giao quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
+ Xây dựng chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng nông thôn mới. Trong đó từng đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu ...
b) An ninh chính trị và trật tự xã hội
- Mục tiêu: duy trì đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Nội dung thực hiện:
+ Tuyên truyền, vận động toàn dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.
+ Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và các hoạt động tự quản, hòa giải nhân dân. Không xảy ra trọng án, không sử dụng chất nổ, xung điện trái phép, cờ bạc, mại dâm và ma túy. Xã đạt đơn vị an toàn, sẵn sàng chiến đấu.
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 355.069 triệu đồng (chiếm 67,12%)
2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 173.952 triệu đồng (chiếm 32,88%)
1. Vốn từ ngân sách nhà nước: 338.461 triệu đồng, chiếm 63,98%
+ Vốn nông thôn mới: 188.495 triệu đồng;
+ Vốn lồng ghép: 149.966 triệu đồng; trong đó:
* Vốn tập trung: 102.000 triệu đồng;
* Vốn phân cấp huyện: 22.944 triệu đồng;
* Vốn sự nghiệp: 25.022 triệu đồng.
2. Vốn cộng đồng: 118.680 triệu đồng; chiếm 22,43% trong đó:
+ Vốn dân: 65.940 triệu đồng;
+ Vốn doanh nghiệp: 52.740 triệu đồng;
3. Vốn tín dụng: 71.880 triệu đồng.
* Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1. Thời gian thực hiện đề án: từ nay đến hết năm 2015.
2. Quy mô và khối lượng thực hiện: theo các biểu đính kèm.
3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ
- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.
a) Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.
b) Quản lý đầu tư và xây dựng
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Vận dụng theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2103 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.
a) Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Ủy ban nhân dân xã Bình Mỹ, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Mỹ:
- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ, công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phân công các Phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Mỹ xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2013 - 2015, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
b) Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:
- Phân công cán bộ công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và thành phố do Sở ngành phụ trách trên địa bàn xã.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Bình Mỹ và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Mỹ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Củ Chi và xã Bình Mỹ; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Mỹ cân đối, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và bố trí vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp hàng năm (2013 - 2015), đảm bảo tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Bình Mỹ.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới Bình Mỹ, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Bình Mỹ.
c) Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.
- 1Quyết định 6330/QĐ-UBND năm 2010 về Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 3505/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 3Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang
- 4Nghị quyết 72/2010/NQ-HĐND phê duyệt Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới do tỉnh Thái Bình ban hành
- 5Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2011 về quy định trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Quyết định 4930/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Chỉ thị 27-CT/TW năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội do Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
- 4Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 6330/QĐ-UBND năm 2010 về Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 11Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 15Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 3505/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 17Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 18Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang
- 19Nghị quyết 72/2010/NQ-HĐND phê duyệt Đề án dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới do tỉnh Thái Bình ban hành
- 20Quyết định 708/QĐ-UBND năm 2011 về quy định trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 21Quyết định 20/2013/QĐ-UBND ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020
- 22Quyết định 4930/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
Quyết định 4932/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
- Số hiệu: 4932/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Mạnh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 56
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra