Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 492/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 03 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch vốn Chương trình MTQG năm 2016 tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Công văn số 1057/UBND-XDKH ngày 05/3/2016 của UBND tỉnh về Phân bổ kinh phí và các chỉ tiêu dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới năm 2016;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 242/TTr-LĐTBXH ngày 26/ 02/ 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và đào tạo, Công Thương; Chủ tịch UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định 492/QĐ-UBND ngày 14/03/2016 của UBND tỉnh)
Nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 với nội dung sau:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2. Đào tạo nghề cho 2.500 lao động nông thôn, trong đó: 1.875 người học nghề phi nông nghiệp (chiếm tỷ lệ trên 75%) và 625 người học nghề nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 25%).
3. Đào tạo cho 250 lượt cán bộ, công chức xã về kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ, kỹ năng hành chính cho công chức xã.
II. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ học nghề:
1. Đối tượng áp dụng: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề: Lao động từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:
a) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;
b) Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.
c) Lao động nữ và người khuyết tật.
Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.
III. Chính sách đối với người học:
1. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:
a) Đối với lao động nông thôn: Người học được hỗ trợ chi phí học nghề theo Quyết định số 79/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh về việc quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với người khuyết tật: Được hỗ trợ chi phí học nghề theo Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 về việc quy định định mức chi phí đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
c) Đối với ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và thực hiện theo quy định tại Nghị định của chính phủ.
2. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:
a) Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
b) Mức hỗ trợ:
- Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
- Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
IV. Ngành nghề và đơn vị tham gia đào tạo nghề:
(Phụ lục 1 và 2 đính kèm).
Kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2016 từ Chương trình MTQG Nông thôn mới là 4.000 triệu đồng, được phân bổ như sau:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (tổ chức thực hiện đào tạo nghề phi nông nghiệp): 3.000 triệu đồng.
- Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp): 800 triệu đồng.
- Sở Nội vụ (đào tạo cán bộ và công chức xã): 200 triệu đồng.
1. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm sâu rộng trong quần chúng nhân dân, triển khai đến các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về chủ trương, chính sách và lợi ích của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; trong đó: chú trọng đến chuyên mục Dạy nghề - Việc làm trên đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và thông qua các tổ chức đoàn thể, đặc biệt các đoàn thể chính trị xã hội...
2. Các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn tại địa phương, trên cơ sở đó lập kế hoạch mở lớp theo từng ngành nghề báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp.
3. Huy động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và các cơ sở có dạy nghề khác tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm khai thác cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên phục vụ các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả.
4. Củng cố, nâng cao năng lực hoạt động tư vấn việc làm và mở rộng thị trường lao động. Tăng cường, củng cố và nâng cao năng lực hoạt động tư vấn dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm với các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh.
5. Tăng cường công tác quản lý lao động trên địa bàn nhất là ở xã, nhằm nắm chắc lực lượng lao động tại chỗ bao gồm: Số lượng lao động, trình độ văn hóa, nhu cầu nghề, tình trạng thiếu việc làm.
6. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án trên địa bàn nhằm nắm rõ tình hình của địa phương để phát huy tốt các mặt mạnh đồng thời có biện pháp khắc phục những khó khăn một cách kịp thời.
1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:
- Cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, phối hợp với các ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề thuộc lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả đào tạo nghề thuộc lĩnh vực phụ trách, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Giáo dục và đào tạo:
- Chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng cường hướng nghiệp cho những học sinh có xu hướng thích học nghề với những chính sách ưu đãi; đẩy mạnh công tác phân luồng cho học sinh vào học tại các cơ sở dạy nghề.
- Chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của từng địa phương.
4. Sở Kế hoạch và đầu tư: Căn cứ quy hoạch dạy nghề, kế hoạch đầu tư công 5 năm, khả năng cân đối nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án, thực hiện phân bổ vốn đầu tư công cho các dự án cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề của tỉnh.
5. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ đề nghị của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
6. Sở Nội vụ: Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ, kỹ năng hành chính cho công chức xã.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả đào tạo, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
7. Sở Công Thương:
- Làm đầu mối cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ hàng hóa, hàng nông sản cho người dân; kết nối, phổ biến chính sách ưu đãi đến các doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng tham gia đào tạo nghề, tạo việc làm và tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm hàng nông sản, hàng mỹ nghệ...
- Chỉ đạo Trung tâm khuyến công phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển các nghề truyền thống ở địa phương gắn với nhu cầu của các cơ sở sản xuất.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo báo, đài phát thanh, truyền hình các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề, các chính sách ưu đãi cho lao động nông thôn học nghề trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh:
- Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ, chuyên môn của tổ chức mình chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về học nghề, việc làm. Chỉ đạo Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ các cơ sở dạy nghề phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để đào tạo nghề cho nông dân theo nhu cầu.
- Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn phù hợp theo các chương trình hoạt động của đơn vị.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế:
- Ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương; Chỉ đạo các đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong việc mở các lớp dạy nghề trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đào tạo và chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn; đồng thời, chủ động điều chỉnh ngành nghề phù hợp theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm lựa chọn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện dạy các nghề mà địa phương có nhu cầu để ký hợp đồng đào tạo; chỉ đạo UBND cấp xã và cơ sở dạy nghề khảo sát nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn để định hướng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người học.
11. UBND cấp xã:
- Tuyên truyền chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn để phổ biến đến từng người dân; tổng hợp kết quả khảo sát nhu cầu việc làm và học nghề trên địa bàn hàng năm để xây dựng kế hoạch nhu cầu cần đào tạo.
- Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đang trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu về việc làm và học nghề để được tư vấn định hướng học nghề theo quy định trong Đề án.
- UBND các xã có làng nghề truyền thống chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nghề trình UBND các huyện, thị xã, thành phố để định hướng, phối hợp với các cơ quan liên quan đào tạo khôi phục các nghề này. Chủ động phối hợp với các hợp tác xã, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giới thiệu việc làm cho lao động học nghề.
12. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Chủ động phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học về việc làm và dạy nghề ở địa phương để tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu.
1. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, các cơ sở đào tạo, các tổ chức, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này; đồng thời, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 20/11/2016 và báo cáo các vấn đề khó khăn đột xuất trong quá trình triển khai.
2. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh đôn đốc, kiểm tra, tiếp nhận và báo cáo với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch.
DANH MỤC NGHỀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
I | NGHỀ NÔNG NGHIỆP |
1 | Thuyền trưởng |
2 | Máy trưởng |
3 | Thuyền viên |
4 | Thuyền viên đánh bắt thủy sản |
5 | Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp bảo vệ thực vật |
6 | Kỹ thuật dịch vụ quản lý thủy nông, vận hành cấp nước sinh hoạt |
7 | Kỹ thuật thủy sản thâm canh |
8 | Kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi |
9 | Kỹ thuật dịch vụ thú ý, thú y thủy sản |
10 | Kỹ thuật dịch vụ dẫn tinh viên |
11 | Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam |
12 | Kỹ thuật chăn nuôi bò thâm canh |
13 | Kỹ thuật trồng cỏ và thức ăn gia súc |
14 | Kỹ thuật trồng cỏ và chế biến các loại thức ăn cho gia súc |
15 | Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc |
16 | Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia cầm |
17 | Kỹ thuật chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò |
18 | Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh gà, lợn, trâu, bò |
19 | Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và cạo mủ cao su |
20 | Kỹ thuật trồng chuối và cải tạo vườn tạp |
21 | Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh dê, thỏ |
22 | Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt |
23 | Kỹ thuật nuôi tôm, tôm sú nước lợ |
24 | Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản |
25 | Nuôi cá lồng nước ngọt |
26 | Kỹ thuật trồng cây ném, kiệu, hành lá |
27 | Kỹ thuật trồng rau an toàn |
28 | Kỹ thuật trồng cây ăn quả (cam, quýt) |
29 | Kỹ thuật trồng các loại nấm ăn |
30 | Kỹ thuật trồng các loại hoa (ly, cúc, lay ơn, huệ...) |
31 | Trồng hoa Mokara |
32 | Trồng và chăm sóc bưởi thanh trà |
33 | Kỹ thuật nuôi ong mật |
34 | Kỹ thuật ươm cua giống thương phẩm |
35 | Trồng thâm canh rừng cây gỗ lớn |
36 | Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp |
37 | Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy |
38 | Trồng và khai thác một số loại cây dưới tán rừng |
39 | Khai thác gỗ rừng trồng |
40 | Kỹ thuật ươm giống keo lá tràm |
41 | Nuôi tôm trên cát |
42 | Trồng nguyên liệu, chưng cất dầu tràm |
43 | Trồng cây thanh long ruột đỏ |
44 | Quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật |
II | NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP |
1 | Cơ-Điện |
2 | Cơ khí gò, hàn |
3 | Điện công nghiệp |
4 | Điện dân dụng |
5 | Gia công, chế tác nữ trang, mỹ nghệ |
6 | Hàn hồ quang tay |
7 | Lắp đặt điện cho các cơ sở sản xuất nhỏ |
8 | Lắp đặt điện nội thất |
9 | Kỹ thuật điện lạnh |
10 | Kỹ thuật điêu khắc gỗ |
11 | Kỹ thuật xây dựng |
12 | May công nghiệp |
13 | May dân dụng và công nghiệp |
14 | Kỹ thuật cắt may trang phục truyền thống dân tộc |
15 | Nề hoàn hiện |
16 | Quản lý vận hành trạm bơm điện |
17 | Sửa chữa máy gặt đập liên hợp |
18 | Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ |
19 | Sửa chữa máy nổ |
20 | Thợ sửa chữa động cơ, điện gầm ô tô |
21 | Sửa chữa máy may công nghiệp |
22 | Vận hành máy cẩu |
23 | Vận hành máy lu- đầm |
24 | Vận hành máy múc |
25 | Vận hành máy thi công cơ giới |
26 | Vận hành máy san ủi |
27 | Đào tạo lái xe ô hạng C, D, E |
28 | Vận hành máy xúc, đào |
29 | Xây dựng cầu đường |
30 | Sửa chữa lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình |
31 | Dệt Zèng |
32 | Đan và gia công lưới cước |
33 | Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh ATTP |
34 | Kỹ thuật mây tre đan |
35 | Kỹ thuật làm hương |
36 | Kỹ thuật làm chổi đót |
37 | Kỹ thuật làm nón lá |
38 | Kỹ thuật pha chế đồ uống |
39 | Kỹ thuật phục vụ bàn- bar |
40 | Kỹ thuật trồng, tạo dáng và chăm sóc cây cảnh |
41 | Kỹ thuật sơ chế mủ cao su |
42 | Nghệ thuật trang điểm |
43 | Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch |
44 | Nghiệp vụ Lễ tân-Khách sạn |
45 | Thêu ren |
46 | Kỹ thuật làm gốm sứ |
47 | Mộc dân dụng |
48 | Mộc mỹ nghệ |
49 | Sửa chữa điện thoại di động |
50 | Sửa chữa máy tính phần cứng |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Kèm theo Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
I | Các Trường dạy nghề |
1 | Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế |
2 | Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế |
3 | Trường Trung cấp nghề Huế |
4 | Trường Trung cấp nghề Quảng Điền |
5 | Trường Trung cấp nghề 10 |
6 | Trường Cao đẳng nghề 23 |
II | Các Trung tâm dạy nghề |
1 | Trung tâm dạy nghề Phong Điền |
2 | Trung tâm dạy nghề Hương Trà |
3 | Trung tâm dạy nghề Phú Vang |
4 | Trung tâm dạy nghề A Lưới |
5 | Trung tâm dạy nghề Nam Đông |
6 | Trung tâm dạy nghề Phú Lộc |
III | Các cơ sở có dạy nghề |
1 | Trung tâm Dịch vụ việc làm Sở Lao động - TBXH |
2 | Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân |
3 | Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề Hội LH Phụ nữ |
4 | Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên |
5 | Phân hiệu Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị |
6 | Trường Cao đẳng Giao thông Huế |
7 | Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Duy Tân |
8 | Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư - Sở NN-PTNT. |
9 | Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản |
10 | Chi cục Thú y |
IV | Các cơ sở có dạy nghề đặc thù |
1 | TTDN và tạo việc làm người tàn tật. |
2 | TTDN và tạo việc làm Hội người mù. |
3 | TTDN và TVL người khuyết tật và trẻ khó khăn Hy Vọng |
V | Các doanh nghiệp có đủ điều kiện đào tạo ngành nghề liên quan |
- 1Quyết định 2453/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 2Quyết định 370/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 67/2014/QĐ-UBND về hoạt động và định mức hỗ trợ để phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2015
- 4Quyết định 547/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo năm học 2016-2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Báo cáo 70/BC-BCĐ năm 2015 sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020
- 6Kế hoạch 1448/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 2402/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2453/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 3Quyết định 370/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 67/2014/QĐ-UBND về hoạt động và định mức hỗ trợ để phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2015
- 5Quyết định 79/2014/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 971/QĐ-TTg năm 2015 sửa đổi Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 63/2015/QĐ-UBND về quy định mức chi phí dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 547/QĐ-UBND năm 2016 về giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo năm học 2016-2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Báo cáo 70/BC-BCĐ năm 2015 sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020
- 12Kế hoạch 1448/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020
- 13Quyết định 2402/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
- Số hiệu: 492/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra