- 1Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH năm 2011 về chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Chỉ thị 19-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 8Quyết định 3906/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 9Quyết định 1742/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
UBND TỈNH THANH HÓA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/BC-BCĐ | Thanh Hóa, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sau 5 năm triển khai và thực hiện đề án trên địa bàn toàn tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” báo cáo như sau:
A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2014 VÀ TRONG 5 NĂM (2010 - 2014)
I. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể năm 2014
- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là: 5.000 người.
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn tại cộng đồng.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 100 giáo viên dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho 60 người dạy nghề;
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về biên chế cán bộ chuyên trách theo dõi dạy nghề cấp huyện. Chỉ đạo việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã cho 2.861 người.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập thuộc huyện để đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
II. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể tỉnh xác định trong 5 năm (2010 - 2014) tại Đề án đã được phê duyệt
1. Đào tạo nghề:
- Đào tạo nghề cho 281.179 lao động nông thôn. Trong đó, cao đẳng nghề: 15.605 người, bình quân mỗi năm đào tạo 3.121 người; trung cấp nghề: 50.839 người, bình quân mỗi năm đào tạo 10.168 người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 214.735 người, bình quân mỗi năm đào tạo 42.974 người.
- Lao động nông thôn được đào tạo chia theo các nhóm nghề: nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp 112.472 người (chiếm 40%), nghề phi nông nghiệp 168.707 người (chiếm 60%).
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 75%; có 50% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.
2. Đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức xã:
- Về Chuyên môn: đào tạo trình độ đại học cho khoảng 300 người thuộc 16 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng, ven biển, trung du; trung cấp chuyên nghiệp trở lên cho khoảng 75% số cán bộ thuộc 11 huyện miền núi.
- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: khoảng 10.000 - 11.000 lượt người.
- Bồi dưỡng kiến thức theo chức danh quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ là: 8.000 người
B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2014 VÀ TRONG 5 NĂM (2010 - 2014)
I. Kết quả hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn
1. Kết quả, hiệu quả dạy nghề năm 2014:
Toàn tỉnh đã tổ chức được 277 lớp nghề với 8.379 lao động nông thôn học nghề, trong đó: đối tượng 1 là 2.438 người, đối tượng 2 là 315 người, đối tượng 3 là 5.626 người. Vượt 67,58% so với kế hoạch năm 2014 và vượt 4,8% so với thực hiện năm 2013.
Tổng số lao động nông thôn học nghề đã học xong là: 8.379 người, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 7.183 người, đạt 85,7% so với tổng số người đã học nghề xong (trong đó: doanh nghiệp tuyển dụng: 1.783 người, bao tiêu sản phẩm: 1.069 người; tạo việc làm: 4.331 người). Đạt 100% so với hiệu quả thực hiện năm 2013.
(Chi tiết tại Phụ lục 1.1 kèm theo).
2. Kết quả, hiệu quả dạy nghề trong 5 năm (2010 - 2014)
- Tổng số lao động nông thôn hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo chính sách Đề án 1956 là 29.166 người (916 lớp), trong đó: đối tượng 1 là 13.286 người, đối tượng 2 là 877 người, đối tượng 3 là 15.003 người.
- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề đã học xong là 29.166 người, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 24.479 người, đạt 84% so với tổng số người đã học nghề xong (trong đó: doanh nghiệp tuyển dụng: 4.674 người, bao tiêu sản phẩm: 5.248 người; tạo việc làm: 14.486 người; thành lập tổ hợp sản xuất là 71 người). Đạt 112% so với mục tiêu Đề án về tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề.
(Chi tiết tại phụ lục 1.2 kèm theo).
II. Kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án
1. Công tác chỉ đạo điều hành
1.1. Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và triển khai thực hiện Chỉ thị 19 - CT/TW ngày 05/11/2012.
- Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về việc phê duyệt Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”
- Kế hoạch số 32/KH-BCĐ ngày 7/6/2010 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và chỉ đạo các huyện khẩn trương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg theo Kế hoạch số 32/KH-BCĐ;
- Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2011 về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020";
- Quyết định số 4186/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 về việc phê duyệt Đề án triển khai thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 về việc phê duyệt mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Văn bản chỉ đạo số 2818/BCĐ-VX ngày 7/5/2012 về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.
- Chương trình hành động số 60/CTr-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.
1.2. Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp
- Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án, Ban chỉ đạo/Tổ công tác thực hiện Đề án tỉnh, huyện, xã đã được kiện toàn phù hợp với tình hình thực tế. Hiện đã có 27/27 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo, 637/637 xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác giúp việc;
- Ban chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã) thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Đã có sự phối hợp giữa các các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện Đề án theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT. Kinh phí được phân cấp cho các huyện để tổ chức dạy nghề. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo Sở Lao động - TBXH-Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đề án tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - TBXH;
2. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
Sở Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT cũng như các mô hình dạy nghề có hiệu quả.
Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa đã xây dựng được các chuyên mục phát sóng phù hợp với yêu cầu của công tác phát triển nghề trên địa bàn tỉnh như: Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Chương trình khoa giáo về kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng - chế biến thủy sản, các nghề tiểu thủ công nghiệp...
Hệ thống truyền thanh cơ sở các huyện, thị xã, thành phố xây dựng được nhiều bản tin, chuyên mục tuyên truyền trên sóng phát thanh về công tác đào tạo nghề và những chính sách hỗ trợ phát triển, đào tạo nghề cho LĐNT.
Năm 2014 các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đã xây dựng chuyên mục phát trên sóng truyền hình tỉnh, mỗi tuần 01 chuyên mục, phát sóng 3 lần/tuần, tổng số trong năm xây dựng được 64 chuyên mục; Xây dựng được 33 chuyên mục trên Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và đời sống với 58 tin bài; Tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh tỉnh với 174 chuyên mục, bản tin; Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện, xã với 4.540 bản tin.
Kết quả đã có 10.215 tin, bài tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho LĐNT từ khi triển khai thực hiện đề án đến nay.
- Số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm 2014 là 180 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 826 người.
- Số lượng lao động nông thôn được tư vấn học nghề và việc làm năm 2014 là 11.320 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 52.538 người
- Đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ Hội nông dân; Hội phụ nữ; Tỉnh đoàn thanh niên đã tổ chức tuyên truyền vận động hội viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú như thông qua tập huấn, sinh hoạt, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền đến hội viên về các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT.
- Đã thực hiện công tác biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho LĐNT, gồm 3 tập thể: huyện Yên Định, Thạch Thành, Trung tâm dạy nghề Phụ nữ tỉnh và 3 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; 10 tập thể và 4 cá nhân được Giám đốc Sở Lao động - TBXH tặng Giấy khen. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 cá nhân: ông Nguyễn Đăng Nhượng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Yên Định; đề nghị Bộ Lao động -TBXH tặng Bằng khen cho 01 cá nhân: bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thạch Thành và 01 tập thể là Trường Trung cấp nghề Thạch Thành.
3. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
Năm 2010, UBND tỉnh đã giao Sở Lao động - TBXH xây dựng và triển khai kế hoạch điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề trên địa bàn toàn tỉnh, căn cứ kế hoạch, các huyện tổ chức điều tra, khảo sát toàn diện, làm cơ sở xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện báo cáo Sở Lao động - TBXH tổng hợp làm cơ sở xây dựng Đề án của tỉnh. Báo cáo Tổng cục Dạy nghề về kết quả điều tra, khảo sát số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp), nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, năng lực của các cơ sở dạy nghề.
Những năm tiếp theo, các huyện chủ động tổ chức rà soát lại nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề để tổng hợp xây dựng kế hoạch dạy nghề cụ thể gửi Sở Lao động - TBXH, trình UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện.
Nhìn chung công tác điều tra, rà soát nhu cầu học nghề được tiến hành định kỳ hàng năm làm căn cứ xây dựng kế hoạch dạy nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cũng còn một số nghề sau đào tạo chưa duy trì được lâu dài, nguyên nhân là do thiếu vốn sản xuất hoặc đầu ra sản phẩm không ổn định, phụ thuộc vào các đơn hàng hoặc thị hiếu người tiêu dùng.
4. Các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả
Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án, trên địa bàn tỉnh có các mô hình hiệu quả được triển khai nhân rộng như mô hình trồng nấm, mục nhĩ; đan hàng thủ công mỹ nghệ; trồng lúa năng suất cao; sản xuất rau an toàn; sản xuất mạ khay, máy cấy; thuyền trưởng, máy trưởng.
(Chi tiết theo phụ lục 2)
5. Hoat động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập
a) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:
- Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 102 cơ sở dạy nghề, gồm:
5 trường cao đẳng nghề (trong đó 2 trường công lập, 3 trường ngoài công lập),
18 trường trung cấp nghề (7 trường công lập cấp tỉnh, 7 trường công lập cấp huyện, 4 trường ngoài công lập)
18 trung tâm dạy nghề (11 trung tâm công lập cấp huyện, 3 trung tâm thuộc đoàn thể, 4 trung tâm ngoài công lập)
61 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (18 công lập và 43 ngoài công lập).
Trong đó có 71 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (Chi tiết tại phụ lục 3.1 và 3.2 kèm theo).
- Có 19 đơn vị hành chính cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập, gồm: 1 trường trung cấp nghề cấp tỉnh là Trường TCN Miền núi (thuộc Sở Lao động - TBXH) đặt trên địa bàn huyện Ngọc Lặc; 7 trường trung cấp nghề thuộc các huyện: Bỉm Sơn, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương, TP Thanh Hóa, Thạch Thành, Yên Định; 11 trung tâm dạy nghề thuộc các huyện: Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Đông Sơn, Như Xuân, Thọ Xuân, Thường Xuân, Mường Lát.
- Có 8 trung tâm GDTX-DN đã được bổ sung nhiệm vụ dạy nghề thuộc các huyện: Hà Trung, Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Như Thanh, Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn.
Hiện tại, chưa có huyện nào thực hiện thí điểm sáp nhập TTDN, trung tâm GDTX, trung tâm hướng nghiệp - kỹ thuật - tổng hợp thành một trung tâm chung.
b) Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện:
Trong 5 năm 2010 - 2014 đã có 23 cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, gồm: 7 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề và 5 trung tâm GDTX-DN và trung tâm Giáo dục Lao động xã hội thuộc Sở Lao động - TBXH. Trong đó có 9 cơ sở dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xưởng thực hành là: Trường TCN Miền núi, Trường TCN Nga Sơn, TTDN Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định. Hiện tại nhà xưởng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, riêng TTDN Thọ Xuân đang trong quá trình xây dựng.
Tổng kinh phí thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trong 5 năm (2010- 2014): 78.300 triệu đồng (ngân sách Trung ương).
(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo)
Các thiết bị dạy nghề được mua sắm chủ yếu là: thiết bị nghề chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, may công nghiệp, máy nông nghiệp, cơ khí gò - hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng, điện lạnh, buồng-bar- bàn-bếp và một số thiết bị phục vụ dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư mua sắm đã đưa vào sử dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
6. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề
Hiện tại có 30 nghề, nhóm nghề nông nghiệp và 28 nghề, nhóm nghề phi nông nghiệp được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và được phê duyệt định mức chi phí đào tạo;
Sở Lao động - TBXH hướng dẫn các CSDN tham gia dạy nghề cho LĐNT xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2010 của Bộ Lao động - TBXH để tổ chức dạy nghề cho LĐNT. Tổng số đã xây dựng mới được 35 chương trình dạy nghề (trong đó nghề nông nghiệp 24; nghề phi nông nghiệp 11). Ngoài ra các CSDN sử dụng và chỉnh sửa chương trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và chương trình dạy nghề phi nông nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Việc xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với các ngành nghề đang phát triển tại địa phương. Mức chi phí đào tạo đảm bảo việc tổ chức thực hiện dạy nghề, chương trình dạy nghề phù hợp về nội dung, thời gian đào tạo và đối tượng người học (chủ yếu là dạy nghề từ 2 đến 3 tháng).
7. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề
a) Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề
Bằng nguồn kinh phí CTMT quốc gia Trung ương hỗ trợ, Sở Lao động - TBXH đã phối hợp với Trưởng Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng dạy học cho người dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đến nay cơ bản đội ngũ giáo viên các trung tâm dạy nghề đã được chuẩn hóa về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và người dạy nghề tham gia dạy nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề.
- Số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trong năm 2014 là 100 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 360 người;
- Số người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học trong năm 2014 là 60 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 260 người.
- Số lượng giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014: 48 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 245 người (Chi tiết tại phụ lục 3.1 và 3.2 kèm theo)
Hiện tại các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện chưa được bố trí đủ giáo viên cơ hữu. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT: đảm bảo về trình độ chuyên môn, cơ bản đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, tuy nhiên kỹ năng nghề còn hạn chế. Ngoài ra, các CSDN đã huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề.
b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề:
- Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 5/27 huyện (Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thạch Thành, Lang Chánh, Yên Định) bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - TBXH.
- Số cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho LĐNT ở cấp xã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho LĐNT trong năm 2014: 180 người và trong 5 năm 2010 - 2014: 862 người.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, theo dõi công tác dạy nghề còn thiếu về số lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến việc quản lý cũng như chất lượng triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động của đề án trên địa bàn.
8. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án
Từ khi triển khai thực hiện đến nay, Ban chỉ đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho LĐTN tại các huyện, ngoài ra còn có đoàn thanh tra của Bộ Lao động - TBXH, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Lao động - TBXH.
Bên canh đó còn có các đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh, đoàn Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng các Bộ, ngành trung ương giám sát hoạt động dạy nghề của tỉnh.
- Trong năm 2014 có 5 đoàn kiểm tra, giám sát cấp tỉnh, 54 đoàn cấp huyện và 75 đoàn cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp trong 5 năm 2010 - 2014 có 17 đoàn kiểm tra, giám sát cấp tỉnh, 226 đoàn cấp huyện và 314 đoàn cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
- Kinh phí sử dụng cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở địa phương trong 5 năm 2010 - 2014 (cấp tỉnh) là 740 triệu đồng.
Kết quả đánh giá của các đoàn kiểm tra, giám sát: Nhìn chung công tác dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thanh Hóa được các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ khâu điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để xây dựng đề án dạy nghề cho LĐNT các huyện, thị xã, thành phố và của cả tỉnh. Xác định nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, kỹ năng học cho người dạy nghề đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn. Bên cạnh đó khuyến khích, huy động các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia dạy nghề cho LĐNT và giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề. Sau 05 năm triển khai thực hiện đề án, công tác dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác kiểm tra, giám sát vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục đó là vẫn còn một số cấp ủy chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt đến công tác dạy nghề; việc đánh giá hiệu quả, tác động của công tác dạy nghề đối với đời sống nhân dân chưa đúng mức, vẫn còn nặng về báo cáo thành tích; việc đánh giá tần suất sử dụng, tính hiệu quả, thiết thực của thiết bị dạy nghề đã được đầu tư chưa được chú trọng; việc theo dõi và có biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ duy trì nghề đã được đào tạo của các địa phương còn nhiều hạn chế.
Tổng kinh phí bố trí cho các hoạt động của Đề án:
- Năm 2014: 19.917 triệu đồng.
Trong đó:
Ngân sách trung ương: 14.636 triệu đồng
Ngân sách địa phương: 4.450 triệu đồng
Nguồn khác: 831 triệu đồng
- Giai đoạn 2010 - 2014: 161.084,403 triệu đồng
Ngân sách trung ương: 142.476 triệu đồng
Ngân sách địa phương: 7.835 triệu đồng
Nguồn khác: 10.953,403 triệu đồng
(Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo).
III. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
- Xây dựng và phê duyệt 02 bộ tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước và Kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương”; tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức Khuyến công cho cán bộ, công chức cấp xã”;
- Số lượng cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng trong năm 2014: 2861 người và tổng hợp trong 5 năm 2010 - 2014 là 22.529 lượt người. Tổ chức tập huấn cho 26 giảng viên nguồn là cán bộ lãnh đạo, Trưởng, Phó Trưởng khoa, phòng đang công tác tại các sở, ngành; Trường Chính trị, Trường Quân sự tỉnh;
- Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của tỉnh năm 2014 là 1.000 triệu đồng và tổng hợp trong 5 năm 2010 - 2014 là 13.020 triệu đồng (ngân sách trung ương)
Đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:
Trên cơ sở Bộ tài liệu chuẩn do các Bộ, Ngành Trung ương biên soạn theo chức danh, vị trí việc làm, đã cung cấp đầy đủ các kỹ năng, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm trong giải quyết công việc, nhất là kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, những tác nghiệp cụ thể, sát với thực tế mà hàng ngày cán bộ, công chức đang thực hiện.
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm chức danh đảm nhiệm đã tạo môi trường để cán bộ, công chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ ý kiến của giảng viên, chương trình các khóa bồi dưỡng đều có phần lý thuyết và phần thảo luận viết thu hoạch, kết quả thu hoạch là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá chất lượng cán bộ, công chức có biện pháp bổ sung những hạn chế trong nhận thức cũng như trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức cơ sở.
Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ. Thời gian thực hành, làm bài tập tình huống, trao đổi, thảo luận nhóm; minh họa, hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan chiếm thời lượng lớn; mỗi khóa học đều tổ chức khảo sát, đánh giá rút kinh nghiệm cuối khóa;
Giảng viên, báo cáo viên mời tham gia giảng dạy phần lớn là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở, ban, ngành trong tỉnh nên nội dung truyền đạt sát với thực tế của tỉnh qua đó giúp người học có thể vận dụng ngay kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc đang đảm nhận tại đơn vị, địa phương đang công tác;
Có thể nói, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nói trên đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, chức danh; trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa chưa đạt số lượng, chất lượng và hiệu quả như mong muốn vì những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Kinh phí địa phương dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC còn hạn chế, riêng năm 2014, nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã theo chương trình Đề án rất thấp (một tỷ đồng) không đủ đáp ứng nhu cầu ĐTBD của một tỉnh lớn như Thanh Hóa; Lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; bản thân một số CBCC còn né tránh, viện nhiều lý do để không tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống cơ sở đào tạo còn thiếu, trang thiết bị nghèo nàn;
(Theo báo cáo của Sở Nội vụ - Cơ quan chủ trì thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã)
C. ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Những mặt được
UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với việc triển khai Đề án 1956, tỉnh Thanh Hóa đã được Chính phủ lựa chọn là một trong hai tỉnh của cả nước thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp cho LĐNT, UBND tỉnh đã phối hợp tích cực với các Bộ, ban, ngành TW, lĩnh hội chỉ đạo kịp thời của Bộ LĐTBXH, đã tổ chức triển khai và phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Đề án triển khai thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho LĐNT. Tổng số 27/27 huyện, thị xã trong tỉnh đã được phê duyệt đề án của huyện. Đã chỉ đạo và phát huy được vai trò trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp, các Sở, ban ngành thuộc tỉnh, tham mưu tích cực cho UBND các cấp triển khai các hoạt động của Đề án.
Các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp tốt trong việc triển khai thực hiện dạy nghề cho LĐNT. Huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, kiểm tra giám sát thực hiện Đề án, đặc biệt là sự tham gia phối hợp có hiệu quả của các Trung tâm giáo dục cộng đồng tại các xã. Kết quả thực hiện Đề án nói chung, kết quả hoạt động dạy nghề cho LĐNT nói riêng đã khẳng định UBND tỉnh đã xác định đúng vai trò cấp xã là trung tâm, cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện Đề án, qua đó đã tác động đến nhận thức của LĐNT về công tác đào tạo nghề được chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng LĐNT tham gia học nghề tăng hàng năm.
Các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để phục vụ dạy nghề cho LĐNT.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các CSDN công lập cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Giáo viên các CSDN ngoài công lập (các cơ sở sản xuất kinh doanh) phần lớn là thợ lành nghề, đã qua lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho người dạy nghề, chủ yếu là tổ chức dạy nghề theo hình thức kèm cặp truyền nghề từ 1 đến dưới 3 tháng với các nghề thủ công mỹ nghệ.
Tính hiệu quả của việc dạy nghề cho LĐNT:
- Về mặt kinh tế:
Đối với nghề nông nghiệp, lao động học nghề xong có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Đã thành lập được nhiều tổ hợp sản xuất, hợp tác xã giải quyết việc làm cho nhiều LĐNT. Từng bước cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Đối với nghề phi nông nghiệp, CSDN chủ yếu là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức dạy nghề, cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm cho lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho gia đình như: nghề mây giang xiên; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ bèo tây, vật liệu tết bện; thêu ren-đính cườm, dệt thổ cẩm, dệt chiếu, mây tre đan...; nghề may công nghiệp, các CSDN đã liên kết với các công ty may đào tạo và nhận lao động vào làm việc sau khi hoàn thành khóa học.
- Về mặt xã hội:
Lao động sau đào tạo có việc làm đã góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. Nhiều địa phương đã gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với đào tạo nghề góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế:
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc triển khai công tác này còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền; chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, cụ thể:
- Vẫn còn một số địa phương trong tỉnh, việc tổ chức dạy nghề còn chạy theo số lượng; chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người học nghề và người sử dụng lao động. Chưa gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng dần lao động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Một số nghề chưa phát huy được hiệu quả sau đào tạo, người lao động sau khi học nghề chưa duy trì được nghề lâu dài.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu dạy nghề; đội ngũ giáo chưa đảm bảo cơ cấu, thiếu giáo viên dạy tích hợp (dạy lý thuyết và thực hành), thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất.
- Về chương trình dạy nghề: Các CSDN đã căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động - TBXH, Bộ Nông nghiệp - PTNT xây dựng chương trình dạy nghề. Tuy nhiên việc triển khai còn chậm, chưa sát thực với yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người học nghề.
- Các TTDN, trung tâm GDTX-DN cấp huyện được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề song mới chỉ tham gia dạy nghề cho LĐNT một số nghề thích hợp và theo kinh phí được giao, còn việc dạy nghề cho lao động xã hội rất hạn chế do chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, dẫn đến việc thiết bị dạy nghề được đầu tư chưa phát huy hiệu quả sử dụng cao.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu về số lượng, hầu hết các phòng Lao động - TBXH huyện chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề mà chỉ làm kiêm nhiệm. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT chưa sát thực tế. Nhận thức của một bộ phận người lao động về học nghề, làm nghề chưa đúng.
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện, xã chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện nên dẫn đến tình trạng xây dựng kế hoạch đào tạo chưa sát với thực tế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan chưa chặt chẽ. Người lao động chưa nhận thức, đánh giá được vai trò của học nghề để tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, có tâm lý ngại đi học nghề.
- Việc phát triển các vùng chuyên canh để tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với đào tạo nghề ở các huyện còn hạn chế. Một số huyện còn lúng túng trong việc xác định nghề đào tạo cho LĐNT phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề của địa phương.
- Thiếu vốn sản xuất - kinh doanh hoặc đầu ra sản phẩm không ổn định, phụ thuộc vào các đơn hàng hoặc thị hiếu người tiêu dùng.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề (cơ sở vật chất, phòng học, nhà xưởng, ký túc xá, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên...) chưa được đầu tư đồng bộ.
- Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa CSDN và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.
- Kinh phí TW hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT ít so với nhu cầu, trong khi ngân sách địa phương hạn hẹp, bổ sung thêm hạn chế, ít huy động được nguồn khác để hỗ trợ học nghề.
- Qua thực tiễn cho thấy, địa phương nào cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ vai trò của công tác đào tạo nghề cho LĐNT để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập thì công tác đào tạo nghề ở địa phương đó được thực hiện tốt.
- Muốn thực hiện tốt công tác dạy nghề cho LĐNT thì cấp xã phải là trung tâm, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của cơ sở sản xuất kinh doanh, của xã hội và xác định đối tượng lao động được hỗ trợ học nghề. Cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện đề án, xác định nghề đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Lựa chọn CSDN đủ điều kiện, có uy tín, chất lượng để ký hợp đồng dạy nghề.
- Phải lựa chọn đối tượng tham gia học nghề một cách cẩn thận, chỉ những người nông dân trong độ tuổi lao động thực sự có nhu cầu học nghề và cam kết học nghề để tổ chức sản xuất và làm giàu bằng nghề học mới cử đi học. Như vậy số lượng người học giảm đi, kinh phí hỗ trợ tăng thêm để động viên người học và như vậy hiệu quả đầu tư cho đào tạo nghề sẽ tăng lên rất nhiều.
- Chỉ tổ chức dạy và học nghề khi người lao động dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho LĐNT sau khi học nghề. Các ngành, các cấp ở địa phương phối hợp chặt chẽ, tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng dạy nghề. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích các đoàn thể nhân dân, doanh nghiệp và người dân có đủ điều kiện tích cực tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho LĐNT.
- Thường xuyên giám sát việc thực hiện và kịp thời tập hợp ý kiến của nhân dân về công tác này để phản ánh, kiến nghị với các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước đề ra biện pháp chỉ đạo phù hợp.
Kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện đề án đã tổ chức được 916 lớp dạy nghề cho 29.166 LĐNT.
Phân theo 4 nhóm nghề:
- Nông nghiệp: 17.217 người
- Làng nghề: 4.602 người
- Công nghiệp - Dịch vụ: 6.457 người
- Đánh bắt xa bờ: 890 người
Phân theo 3 nhóm đối tượng:
- Nhóm LĐNT thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (đối tượng 1): 13.286 người
- Nhóm LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo (đối tượng 2): 877 người
- Nhóm LĐNT khác (đối tượng 3): 15.003 người
Số LĐNT sau khi học nghề có việc làm: 24.479 người, chiếm 83% số lao động học nghề. Cụ thể:
- Số LĐNT tự tạo việc làm: 14.486 người
- Số LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm: 9.922 người
- Thành lập tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã: 71 người
Số LĐNT sau học nghề được hỗ trợ vay vốn để tổ chức sản xuất: 1.761 hộ
Số hộ nghèo có người tham gia học nghề được thoát nghèo: 1.007 hộ
Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá: 529 hộ
Số LĐNT sau khi học nghề, đã chuyển sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 6.457 người.
Đ. KẾ HOẠCH NĂM 2015 VÀ 5 NĂM (2016-2020)
1. Dạy nghề cho lao động nông thôn
* Năm 2015:
- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956: 5.200 người, trong đó nghề nông nghiệp: 1.800 người, nghề phi nông nghiệp là: 3.400 người
- Số cán bộ quản lý dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: 125 người
- Số cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện được hỗ trợ đầu tư theo quy định của QĐ 1956: 1 đơn vị
* Giai đoạn 2016-2020:
- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956: 36.000 người, trong đó nghề nông nghiệp: 16.000 người, nghề phi nông nghiệp là: 20.000 người
- Số cán bộ quản lý dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: 100 người
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp để thực hiện 3 chức năng dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:
- Năm 2015: Số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng là 2.000 người
- Giai đoạn 2016-2020: Số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng là 50.000 người
II. Các giải pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ
- Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Chương trình hành động số 60/Ctr-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề để xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tổ chức đánh giá và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn tỉnh
- Lồng ghép các chương trình dự án, huy động các nguồn kinh phí để thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động TBXH, giáo viên cơ hữu cho các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.
Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với các trường có đủ tư cách pháp nhân tổ chức đào tạo chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng hiệu quả.
- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc phối hợp dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
- Các sở, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện trách nhiệm triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định Thông tư số liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCN-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn từ cấp tỉnh đến cấp xã để đảm bảo dạy nghề có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và giải quyết việc làm sau đào tạo.
1. Kế hoạch kinh phí theo từng hoạt động của đề án:
- Năm 2015: Tổng kinh phí: 15.490 triệu đồng, trong đó:
Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề: 500 triệu đồng
Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 13.990 triệu đồng
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 1.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí: 310.500 triệu đồng, trong đó:
Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề: 191.000 triệu đồng
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: 2.000 triệu đồng
Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 90.000 triệu đồng
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 25.000 triệu đồng
Đánh giá, giám sát chương trình: 2.500 triệu đồng
2. Huy động nguồn lực:
- Năm 2015:
Ngân sách trung ương hỗ trợ: 13.490 triệu đồng
Ngân sách địa phương: 2.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2016-2020
Ngân sách Trung ương: 310.500 triệu đồng
Để thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” những năm tiếp theo, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương:
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm-dạy nghề để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm quản lý, tạo điều kiện cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề, các địa phương thực hiện tốt hơn công tác giám sát, đánh giá.
Trên đây là Báo cáo sơ kết 5 năm (2010 - 2014) thực hiện đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020 của Ban chỉ đạo thực hiện đề án tỉnh Thanh Hóa./.
| TRƯỞNG BAN |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: người
TT | Tên nghề đào tạo cho LĐNT | Số người có nhu cầu học nghề | Số người được học nghề | Hiệu quả sau học nghề | ||||||||||||||||
Tổng số | Nữ | Đối tượng 1 | Đối tượng 2 | Đối tượng 3 | Tổng số người đã học xong | Tổng số người có việc làm | Được DN/Đơn vị tuyển dụng | Được DN/Đơn vị bao tiêu sản phẩm | Tự tạo việc làm | Thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp | Thuộc hộ thoát nghèo | Số người có thu nhập khá | ||||||||
Số người thực tế thuộc đối tượng 1 | Người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng | Người dân tộc thiểu số | Người thuộc hộ nghèo | Người thuộc hộ bị thu hồi đất | Người khuyết tật | Nguời thuộc hộ cận nghèo | LĐNT khác | |||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4)=(6) (12) (13) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15)=(16) (17) (18) (19) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) |
Cộng | 24.880 | 8.379 | 5.411 | 2.438 | 59 | 1.692 | 913 | 39 | 151 | 315 | 5.626 | 8.379 | 7.183 | 1.783 | 1.069 | 4.331 | - | - | - | |
I | Nghề nông nghiệp | 15.404 | 4.696 | 2.956 | 1.078 | 7 | 883 | 334 | 11 | 34 | 200 | 3.418 | 4.696 | 4.284 | 262 | 157 | 3.865 | - | - | - |
1 | KT chăn nuôi gia cầm | 2.455 | 154 | 87 | 73 | - | 50 | 32 | - | - | 7 | 74 | 154 | 89 | - | - | 89 | - | - | - |
2 | KT nuôi trồng Thủy Sản | 554 | 165 | 63 | 49 | - | 42 | 7 | - | - | - | 116 | 165 | 153 | - | - | 153 | - | - | - |
3 | KT nuôi dê | 270 | 132 | 25 | 86 | - | 86 | 26 | - | - | - | 46 | 132 | 109 | - | - | 109 | - | - | - |
4 | Trồng mía nguyên liệu | 154 | 35 | 12 | 16 | 3 | 3 | 10 | - | - | 1 | 18 | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
5 | Thâm canh năng suất mía đường | 140 | 70 | 21 | 65 | - | - | - | - | - | - | 5 | 70 | 63 | - | 50 | 13 | - | - | - |
6 | Trồng hoa cây cảnh | 241 | 194 | 55 | 4 | - | - | 4 | - | - | - | 190 | 194 | 136 | - | 10 | 126 | - | - | - |
7 | Sủa chữa máy nông nghiệp | 142 | 70 | - | - | - | - | - | - | - | - | 70 | 70 | 56 | 49 | 7 | - | - | - | - |
8 | Chăn nôi thú y | 245 | 90 | 23 | 2 | - | - | 2 | - | - | 4 | 84 | 90 | 82 | - | - | 82 | - | - | - |
9 | Trồng rau an toàn | 1.390 | 727 | 447 | 65 | 1 | 35 | 37 | 5 | - | 7 | 655 | 727 | 627 | - | - | 627 | - | - | - |
10 | Chăn nuôi gia súc, gia cầm | 1.425 | 670 | 586 | - | - | - | - | - | - | - | 670 | 670 | 670 | - | - | 670 | - | - | - |
11 | Trồng lúa năng suất cao | 2.545 | 705 | 492 | 278 | - | 278 | 126 | - | - | 123 | 304 | 705 | 705 | - | - | 705 | - | - | - |
12 | Thâm canh năng suất lúa | 35 | 32 | 21 | - | - | - | - | - | - | - | 32 | 32 | 32 | - | - | 32 | - | - | - |
13 | Nuôi và phòng trị bệnh trâu, bò | 1.345 | 35 | 16 | - | - | - | - | - | - | - | 35 | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
14 | Nuôi cá nước ngọt | 142 | 35 | 5 | - | - | - | - | - | - | - | 35 | 35 | 35. | - | - | 35 | - | - | - |
15 | Trồng, sơ chế, bảo quản ngô, bẹ ngô sau thu hoạch | 255 | 140 | 66 | 140 | - | 105 | 53 | - | - | - | - | 140 | 115 | - | 90 | 25 | - | - | - |
16 | Trồng cây ăn quả | 214 | 90 | 90 | 23 | - | 23 | - | - | 34 | 34 | 33 | 90 | 90 | - | - | 90 | - | - | - |
17 | Nuôi ong mật | 204 | 70 | 25 | 66 | - | 66 | - | - | - | - | 4 | 70 | 50 | - | - | 50 | - | - | - |
18 | Chăn nuôi vịt sinh sản | 112 | 35 | 25 | 35 | 1 | 35 | 8 | - | - | - | - | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
19 | Chăn nuôi lợn có sinh sản và thương phẩm | 86 | 35 | 30 | 35 | 2 | 35 | 10 | - | - | - | - | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
20 | Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất sản lượng cây sắn nguyên liệu | 125 | 35 | 18 | 35 | - | 35 | 3 | 6 | - | - | - | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
21 | Nuôi và phòng trị bệnh lợn | 185 | 30 | 16 | - | - | - | - | - | - | - | 30 | 30 | 30 | - | - | 30 | - | - | - |
22 | Trồng nấm | 455 | 130 | 120 | 40 | - | 40 | - | - | - | - | 90 | 130 | 123 | - | - | 123 | - | - | - |
23 | KT trồng cây lương thực thực phẩm | 1.500 | 540 | 540 | - | - | - | - | - | - | - | 540 | 540 | 540 | - | - | 540 | - | - | - |
24 | Mạ khay - máy cấy | 65 | 60 | 45 | - | - | - | - | - | - | - | 60 | 60 | 31 | - | - | 31 | - | - | - |
25 | Sơ chế nông sản | 525 | 100 | 81 | 7 | - | - | 7 | - | - | 23 | 70 | 100 | 73 | - | - | 73 | - | - | - |
26 | Chuẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản | 25 | 22 | - | 1 | - | - | 1 | - | - | 1 | 20 | 22 | 22 | - | - | 22 | - | - | - |
27 | Chế biến thủy sản | 70 | 35 | 20 | 8 | - | - | 8 | - | - | - | 27 | 35 | 27 | 15 | - | 12 | - | - | - |
28 | Điều khiển tàu cá | 395 | 210 | - | - | - | - | - | - | - | - | 210 | 210 | 208 | 198 | - | 10 | - | - | - |
29 | Chế biến lâm sản | 105 | 50 | 27 | 50 | - | 50 | - | - | - | - | - | 50 | 43 | - | - | 43 | - | - | - |
| Nghề phi nông nghiệp | 9.476 | 3.683 | 2.455 | 1.360 | 52 | 809 | 579 | 28 | 117 | 115 | 2.208 | 3.683 | 2.899 | 1.521 | 912 | 466 | - | - | - |
1 | Nề hoàn thiện | 275 | 125 | 3 | 65 | - | 30 | 35 | - | - | - | 60 | 125 | 102 | 60 | - | 42 | - | - | - |
2 | Sản xuất VLXD | 150 | 30 | - | - | - | - | - | - | - | - | 30 | 30 | 30 | 30 | - | - | - | - | - |
3 | Điện dân dụng | 375 | 235 | - | 65 | - | 65 | - | - | - | - | 170 | 235 | 155 | 26 | - | 129 | - | - | - |
4 | Cơ khí-hàn | 488 | 317 | - | 97 | - | 97 | - | - | - | - | 220 | 317 | 245 | 187 | - | 58 | - | - | - |
5 | May công nghiệp | 3.085 | 1.378 | 1.245 | 441 | 20 | 272 | 242 | 24 | 5 | 37 | 900 | 1.378 | 1.052 | 1.052 | - | - | - | - | - |
6 | Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ | 635 | 439 | 346 | 322 | 13 | 226 | 141 | - | 7 | - | 117 | 439 | 344 | - | 316 | 28 | - | - | - |
7 | Chẻ tăm hương | 120 | 35 | 20 | 35 | 7 | 35 | 29 | - | - | - | - | 35 | 28 | - | 28 | - | - | - | - |
8 | Mây giang xiên | 258 | 147 | 145 | 18 | 6 | - | 12 | - | - | 7 | 122 | 147 | 119 | - | 119 | - | - | - | - |
9 | Mây tre đan | 135 | 35 | 35 | 10 | - | - | 10 | - | - | - | 25 | 35 | 29 | - | 29 | - | - | - | - |
10 | Đan thảm cói mỹ nghệ | 275 | 140 | 140 | - | - | - | - | - | - | - | 140 | 140 | 116 | - | 116 | - | - | - | - |
11 | Dệt chiếu máy và đan hàng thủ công mỹ nghệ | 150 | 50 | 50 | 13 | - | - | 13 | - | - | 19 | 18 | 50 | 41 | - | 41 | -
| - | - | - |
12 | Thêu ren | 2.505 | 286 | 286 | 179 | 1 | 84 | 87 | 4 | 5 | 16 | 91 | 286 | 263 | - | 263 | - | - | - | - |
13 | Nghiệp vụ du lịch | 350 | 171 | 88 | 15 | 5 | - | 10 | - | - | 36 | 120 | 171 | 146 | 98 | - | 48 | - | - | - |
14 | Tẩm quất cổ truyền | 200 | 100 | 42 | 100 | - | - | - | - | 100 | - | - | 100 | 100 | 52 | - | 48 | - | - | - |
15 | Sửa chữa xe máy | 150 | 70 | - | - | - | - | - | - | - | - | 70 | 70 | 43 | 16 | - | 27 | - | - | - |
16 | Tin học | 150 | 70 | - | - | - | - | - | - | - | - | 70 | 70 | 46 | - | - | 46 | - | - | - |
17 | Dịch vụ chăm sóc gia đình | 175 | 55 | 55 | - | - | - | - | - | - | - | 55 | 55 | 40 | - | - | 40 | - | - | - |
KẾT QUẢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010 - 2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
Số TT | Tên nghề đào tạo cho lao động nông thôn | Số người có nhu cầu học nghề | Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau học nghề (người) | |||||||||||||||||
Tổng số | Nữ | Đối tượng 1 | Trong đó | Đối tượng 2 | Đối tượng 3 | Tổng số người học xong | Số người có việc làm | |||||||||||||
Người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng | Người dân tộc thiểu số | Người thuộc hộ nghèo | Người thuộc hộ bị thu hồi đất | Người tàn tật | Người thuộc hộ cận nghèo | LĐNT khác | Tổng số người có việc làm | Được DN/ đơn vị tuyển dụng | Được DN/ đơn vị bao tiêu sản phẩm | Tự tạo việc làm | Thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, HTX, DN | Thuộc hộ thoát nghèo | Thuộc hộ khá | |||||||
Cộng (I II) | 91.853 | 29.166 | 17.219 | 13.286 | 98 | 7.953 | 5.367 | 94 | 190 | 877 | 15.003 | 29.166 | 24.479 | 4.674 | 5.248 | 14.486 | 71 | 1.007 | 529 | |
l | Nghề nông nghiệp | 60.754 | 18.107 | 9.718 | 8.168 | 35 | 4.852 | 3.427 | 11 | 34 | 561 | 9.378 | 18.107 | 15.919 | 662 | 1.657 | 13.529 | 71 | 814 | 529 |
1 | Kỹ thuật nuôi tôm | 320 | 170 | 57 | 84 | 1 | 0 | 83 | 0 | 0 | 16 | 70 | 170 | 154 | 0 | 0 | 154 | 0 | 16 | 0 |
2 | Trồng hoa, cây cảnh | 1.250 | 600 | 111 | 201 | 8 | - | 193 | - | - | - | 399 | 600 | 416 | - | 10 | 397 | 9 | 57 | 89 |
3 | Trồng lúa lai F1 | 175 | 35 | 23 | 0 | 0 | - | 0 | 0 | 0 | 0 | 35 | 35 | 35 | 0 | 0 | 35 | 0 | 0 | 12 |
4 | Trồng lúa năng suất cao | 5618 | 950 | 666 | 383 | - | 313 | 196 | - | - | 123 | 444 | 950 | 943 | - | - | 943 | - | 32 | - |
5 | Trồng lúa thơm | 195 | 35 | 22 | 35 | 0 | 35 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 35 | 35 | 0 | 0 | 35 | 0 | 0 | 0 |
6 | Thâm canh năng suất lúa | 150 | 32 | 21 | - | - | - | - | - | - | - | 32 | 32 | 32 | - | - | 32 | - | - | - |
7 | Kỹ thuật trồng lúa | 2.234 | 724 | 414 | 388 | 2 | 22 | 364 | - | - | 28 | 308 | 724 | 730 | - | - | 724 | 6 | 123 | 35 |
8 | Nhân giống lúa | 655 | 210 | 170 | 79 | - | 35 | 44 | - | - | 12 | 119 | 210 | 210 | - | - | 210 | - | 8 | - |
9 | Kỹ thuật thâm canh dưa chuột | 185 | 40 | 22 | 26 | 0 | 0 | 26 | 0 | 0 | 1 | 13 | 40 | 40 | 0 | 0 | 40 | 0 | 12 | 0 |
10 | Kỹ thuật trồng cao su | 1.678 | 420 | 116 | 393 | 3 | 333 | 57 | - | - | - | 27 | 420 | 356 | - | - | 356 | - | 28 | 16 |
11 | Trồng cây công nghiệp | 752 | 140 | 34 | 140 | 0 | 140 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 140 | 110 | 0 | 0 | 110 | 0 | 0 | 0 |
12 | Trồng luống | 521 | 70 | 16 | 70 | 0 | 70 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 70 | 55 | 0 | 0 | 55 | 0 | 0 | 0 |
13 | Trồng nấm mộc nhĩ | 2.750 | 1.761 | 1.163 | 901 | 0 | 801 | 100 | 0 | 0 | 26 | 834 | 1.761 | 1.470 | 0 | 391 | 1.046 | 33 | 51 | 94 |
14 | Trồng ớt, đậu tương | 250 | 35 | 22 | 35 | 0 | 35 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 35 | 36 | 0 | 0 | 35 | 1 | 0 | 9 |
15 | Trồng dâu nuôi tằm | 197 | 70 | 29 | 44 | 0 | 35 | 9 | 0 | 0 | 0 | 26 | 70 | 62 | 0 | 0 | 62 | 0 | 0 | 0 |
16 | Thú y | 1.864 | 662 | 237 | 355 | - | 257 | 98 | - | - | 54 | 253 | 662 | 554 | - | - | 534 | - | 13 | - |
17 | Bảo vệ thực vật | 354 | 70 | 32 | 44 | 0 | 35 | 9 | 0 | 0 | 1 | 25 | 70 | 59 | 0 | 0 | 59 | 0 | 0 | 0 |
18 | Sản xuất giống ngô | 215 | 35 | 7 | 34 | 0 | 0 | 34 | 0 | 0 | 0 | 1 | 35 | 35 | 0 | 0 | 35 | 0 | 9 | 0 |
19 | Nuôi trồng thủy sản, KT nuôi trồng TS | 1.678 | 408 | 104 | 89 | - | 68 | 21 | - | - | - | 319 | 408 | 320 | - | - | 320 | - | - | 21 |
20 | Nuôi cá nước ngọt | 987 | 267 | 56 | 155 | - | 126 | 29 | - | - | 9 | 103 | 267 | 214 | - | - | 213 | 1 | 17 | - |
21 | Chăn nuôi gia súc gia cầm | 6.457 | 2.096 | 1.466 | 600 | 6 | 513 | 81 | - | . - | 57 | 1.439 | 2.096 | 1.895 | - | 35 | 1.851 | 9 | 24 | 63 |
22 | Chăn nuôi gia cầm | 2.450 | 154 | 87 | 73 | - | 50 | 32 | - | - | 7 | 74 | 154 | 89 | - | - | 89 | - | - | - |
23 | Nuôi lợn hướng nạc | 187 | 73 | 47 | 45 | - | - | 45 | - | - | 15 | 13 | 73 | 61 | - | - | 61 | - | 15 | - |
24 | Chăn nuôi lợn | 1.697 | 676 | 372 | 298 | 0 | 151 | 147 | 0 | 0 | 47 | 331 | 676 | 613 | 0 | 35 | 574 | 4 | 78 | 41 |
25 | Chăn nuôi lợn nái sinh sản | 218 | 31 | 23 | 31 | 0 | 31 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 31 | 25 | 0 | 0 | 25 | 0 | 0 | 0 |
26 | Chăn nuôi lợn có sinh sản và thương phẩm | 187 | 35 | 30 | 35 | 2 | 35 | 10 | - | - | - | - | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
27 | Nuôi và phòng trị bệnh lợn | 257 | 30 | 16 | - | - | - | - | - | - | - | 30 | 30 | 30 | - | - | 30 | - | - | - |
28 | Chăn nuôi trâu bò | 468 | 168 | 87 | 140 | - | 121 | 19 | - | - | 7 | 21 | 168 | 161 | - | - | 161 | - | 7 | - |
29 | Nuôi và phòng trị bệnh trâu, bò | 1987 | 35 | 16 | - | - | - | - | - | - | - | 35 | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
30 | Nuôi ếch | 150 | 64 | 15 | 64 | 0 | 64 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 64 | 55 | 0 | 0 | 55 | 0 | 0 | 0 |
31 | Trồng rau an toàn | 4.687 | 1.532 | 898 | 446 | 1 | 194 | 259 | 5 | - | 29 | 1.057 | 1.532 | 1.370 | - | - | 1.362 | 8 | 78 | 58 |
32 | Quy trình sx mạ khay, máy cấy | 987 | 407 | 219 | 55 | 3 | 11 | 41 | - | - | - | 352 | 407 | 283 | - | 33 | 250 | - | 5 | - |
33 | Kỹ thuật chăn nuôi dê - thỏ | 397 | 164 | 66 | 90 | - | 89 | 1 | - | - | 35 | 39 | 164 | 159 | - | - | 159 | - | - | - |
34 | Kỹ thuật nuôi cua | 389 | 210 | 100 | 109 | 2 | 0 | 107 | 0 | 0 | 1 | 100 | 210 | 172 | 20 | 0 | 152 | 0 | 8 | 0 |
35 | Trồng và sơ chế bèo tây | 278 | 35 | 35 | 30 | 2 | 8 | 20 | 0 | 0 | 0 | 5 | 35 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
36 | Kỹ thuật trồng mía đường | 2.567 | 1.019 | 522 | 930 | 0 | 153 | 777 | 0 | 0 | 0 | 89 | 1.019 | 923 | 0 | 751 | 172 | 0 | 125 | 57 |
37 | Thâm canh năng suất mía đường | 215 | 70 | 21 | 65 | - | - | - | - | - | - | 5 | 70 | 63 | - | 50 | 13 | - | - | - |
38 | Trồng mía nguyên liệu | 267 | 35 | 12 | 16 | 3 | 3 | 10 | - | - | 1 | 18 | 35 | 35 | - | - | 35 | - | - | - |
39 | Chăn nuôi con đặc sản | 85 | 35 | 0 | 30 | 0 | 30 | 0 | 0 | 0 | 2 | 3 | 35 | 25 | 0 | 0 | 25 | 0 | 0 | 0 |
… | …….. | ….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Điện công nghiệp | 205 | 105 | - | 25 | - | - | 25 | - | - | - | 80 | 105 | 88 | 88 | - | - | - | - | - |
5 | Mộc dân dụng | 195 | 100 | - | 100 | - | 100 | - | - | - | - | - | 100 | 72 | 27 | - | 45 | - | - | - |
6 | Sửa chữa xe máy | 315 | 105 | - | - | - | - | - |
| - | - | 105 | 105 | 43 | 16 | - | 27 | - | - | - |
7 | Kỹ thuật chế biến món ăn | 295 | 55 | 38 | - | - | - | - | - | - | - | 55 | 55 | 49 | 32 | - | 17 | - | - | - |
8 | Nghiệp vụ kinh doanh du lịch | 1.025 | 331 | 195 | 15 | 5 | - | 10 | - | - | 36 | 280 | 331 | 288 | 170 | - | 118 | - | - | - |
9 | Chế tác đá trang sức | 485 | 260 | 139 | 70 | - | - | 70 | - | - | - | 190 | 260 | 187 | 187 | - | - | - | 13 | - |
10 | Máy giang xiên | 1.324 | 569 | 495 | 203 | 6 | - | 162 | - | 35 | 46 | 320 | 569 | 428 | 25 | 403 | - | - | 25 | - |
11 | Máy tre đan | 954 | 239 | 137 | 139 | - | 70 | 69 | - | - | 22 | 78 | 239 | 187 | - | 187 | - | - | - | - |
12 | Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ | 3.546 | 1.790 | 1.337 | 1.285 | 15 | 894 | 427 | 6 | 8 | 24 | 481 | 1.790 | 1.317 | - | 1.289 | 28 | - | 25 | - |
13 | Dệt thổ cẩm | 375 | 196 | 153 | 196 | - | 196 | - | - | - | - | - | 196 | 159 | - | 159 | - | - | - | - |
14 | Móc hộp xuất khẩu | 295 | 138 | 120 | 3 | - | - | 3 | - | - | 22 | 113 | 138 | 125 | - | 125 | - | - | - | - |
15 | Chiếu tre | 205 | 80 | 52 | 30 | 4 | - | 26 | - | - | 20 | 30 | 80 | 76 | 12 | 64 | - | - | 9 | - |
16 | Dệt chiếu trên máy kiểu Nhật Bản | 175 | 50 | 29 | 26 | - | - | 26 | - | - | 12 | 12 | 50 | 45 | 45 | - | - | - | 6 | - |
17 | Thêu ren đính cườm | 1546 | 909 | 799 | 901 | - | 547 | 354 | - | - | - | 8 | 909 | 763 | - | 763 | - | - | 89 | - |
18 | Nề hoàn thiện | 648 | 225 | 3 | 165 | - | 130 | 35 | - | - | - | 60 | 225 | 187 | 75 | - | 112 | - | - | - |
19 | Trang trí nội thất | 145 | 35 | - | 23 | - | 23 | - | - | - | - | 12 | 35 | 21 | - | - | 21 | - | - | - |
20 | Xây dựng dân dụng | 278 | 105 | - | 18 | - | 18 | - | - | - | 17 | 70 | 105 | 94 | 62 | - | 32 | - | - | - |
21 | Tranh đá quý | 205 | 30 | 30 | - | - | - | - | - | - | - | 30 | 30 | 30 | - | 30 | - | - | - | - |
22 | Sửa chữa máy động lực | 145 | 30 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 27 | 30 | 13 | 6 | 0 | 7 | 0 | 0 | 0 |
23 | Kéo sợi tơ tằm | 105 | 13 | 13 | 8 | 0 | 8 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 13 | 13 | 13 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
24 | Dệt chiếu cải | 125 | 35 | 26 | 35 | 0 | 0 | 35 | 0 | 0 | 0 | 0 | 35 | 35 | 0 | 35 | 0 | 0 | 5 | 0 |
25 | Chẻ tăm hương | 205 | 79 | 64 | 79 | 7 | 79 | 29 | - | - | - | - | 79 | 72 | - | 72 | - | - | - | - |
26 | Làm chổi đót | 115 | 44 | 44 | 44 | 0 | 44 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 44 | 44 | 0 | 44 | 0 | 0 | 0 | 0 |
27 | Dịch vụ chăm sóc gia đình | 645 | 190 | 190 | - | - | - | - | - | - | - | 190 | 190 | 145 | - | - | 145 | - | - | - |
28 | Đan thảm cói mỹ nghệ | 387 | 140 | 140 | - | - | - | - | - | - | - | 140 | 140 | 116 | - | 116 | - | - | - | - |
29 | Dệt chiếu máy và đan hàng thủ công mỹ nghệ | 205 | 50 | 50 | 13 | - | - | 13 | - | - | 19 | 18 | 50 | 41 | - | 41 | - | - | - | - |
30 | Tẩm quất cổ truyền | 325 | 100 | 42 | 100 | - | - | - | - | 100 | - | - | 100 | 100 | 52 | - | 48 | - | - | - |
31 | Tin học | 215 | 70 | - | - | - | - | - | - | - | - | 70 | 70 | 46 | - | - | 46 | - | - | - |
32 | Sản xuất VLXD | 175 | 30 | - | - | - | - | - | - | - | - | 30 | 30 | 30 | 30 | - | - | - | - | - |
33 | Cơ khí-hàn | 679 | 317 | - | 97 | - | 97 | - | - | - | - | 220 | 317 | 245 | 187 | - | 58 | - | - | - |
34 | Thêu ren | 3498 | 286 | 286 | 179 | 1 | 84 | 87 | 4 | 5 | 16 | 91 | 286 | 263 | - | 263 | - | - | - | - |
TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CÓ HIỆU QUẢ
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
TT | Tên nghề được học/tên nghề đào tạo | Địa chỉ | Ghi chú |
1 | Hợp tác xã Nấm- Thành thọ | Thành Thọ - Thạch Thành |
|
2 | Trung tâm sản xuất Nấm Thành Vân | Thành Vân - Thạch Thành |
|
3 | Tổ sản xuất nấm Cựu chiến binh Thành Vinh | Thành Vinh - Thạch Thành |
|
4 | Nhân giống lúa | Xã Xuân Quang-Thọ Xuân |
|
5 | HTX Tiểu thủ công nghiệp Tân Thọ | Xã Tân Thọ Nông Cống |
|
6 | Nghề mây giang xiên/Doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy | Xã Định Bình-Yên Định |
|
7 | Mây giang xiên/Doanh nghiệp Tư nhân Mỳ Quảng | Xã Thiệu Long-Thiệu Hóa-Thanh Hóa |
|
8 | Sản xuất mạ khay máy cấy | Huyện Nga Sơn; Triệu Sơn; Quảng Xương |
|
9 | Trồng rau an toàn | Huyện Yên Định |
|
10 | Mô hình trồng Nấm - Mộc nhĩ | Huyện Thường Xuân |
|
11 | Mô hình trồng Nấm - Mộc nhĩ | Hà Châu-Hà Trung |
|
12 | Mô hình HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nấm ăn (Trung tâm dạy nghề Phụ nữ tỉnh) | Xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn; |
|
13 | Mô hình thuyền trưởng, máy trưởng | Xã Quảng Nham-Quảng Xương |
|
KẾT QUẢ THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CÁC CƠ SỞ NĂM 2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: người
TT | Tên cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT | Số giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT | Số người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT | Số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề | Số người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học | Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT | |||||
Giáo viên cơ hữu | Giáo viên thỉnh giảng | Tổng số LĐNT đã được đào tạo | Đối tượng 1 | Đối tượng 2 | Đối tượng 3 | Tổng số LĐNT học xong có việc làm | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8)=(9) (10) (11) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Tổng cộng (I II III) | 228 | 84 | 48 | 250 | 48 | 8.379 | 2.438 | 315 | 5.626 | 7.183 | |
I | Cơ sở dạy nghề | 144 | 50 | 10 | 147 | 10 | 5.577 | 1.300 | 158 | 4.119 | 4.876 |
1 | Trường CĐN Nông nghiệp và PTNT | 11 | 0 | 0 | 11 | 0 | 245 | 8 | 0 | 237 | 235 |
2 | Trường CĐN An Nhất Vinh | 9 | 0 | 0 | 2 | 0 | 199 | 6 | 7 | 186 | 158 |
3 | Trường CĐN Lam Kinh | 6 | 0 | 3 | 2 | 3 | 140 | 116 | 1 | 23 | 133 |
4 | Trường CĐN Vicet | 8 | 5 | 7 | 13 | 7 | 600 | 278 | 123 | 199 | 600 |
5 | Trường TCN Số 1 TP | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 35 | 0 | 0 | 35 | 20 |
6 | Trường TCN Xây Dựng | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 95 | 95 | 0 | 0 | 64 |
7 | Trường TCN Bỉm Sơn | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 60 | 0 | 0 | 60 | 52 |
8 | Trường TCN Miền Núi | 6 | 0 | 0 | 2 | 0 | 75 | 75 | 0 | 0 | 63 |
9 | Trường TCN Quảng Xương | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 35 | 0 | 0 | 35 | 35 |
10 | Trường TCN Nga Sơn | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 | 90 | 0 | 0 | 90 | 70 |
11 | Trường TCN Thương mại-Du lịch | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 35 | 0 | 0 | 35 | 27 |
12 | Trường TCN Thạch Thành | 12 | 9 | 0 | 15 | 0 | 652 | 402 | 7 | 243 | 422 |
13 | Trung tâm DN Đông Sơn | 9 | 0 | 0 | 5 | 0 | 168 | 5 | 0 | 163 | 121 |
14 | Trung tâm DN Thiệu Hóa | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 | 100 | 6 | 6 | 88 | 52 |
15 | Trung tâm DN Vĩnh Lộc | 9 | 0 | 0 | 3 | 0 | 197 | 31 | 2 | 164 | 148 |
16 | Trung tâm DN Triệu Sơn | 4 | 5 | 0 | 9 | 0 | 204 | 0 | 0 | 204 | 176 |
17 | Trung tâm DN Nông Cống | 7 | 0 | 0 | 3 | 0 | 220 | 40 | 0 | 180 | 188 |
18 | Trung tâm DN Hậu Lộc | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 105 | 17 | 5 | 83 | 86 |
19 | Trung tâm DN Như Xuân | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 54 | 54 | 0 | 0 | 42 |
20 | Trung tâm DN Thường Xuân | 8 | 0 | 0 | 4 | 0 | 120 | 105 | 0 | 15 | 104 |
21 | TT Dạy nghề và hỗ trợ nông dân | 5 | 4 | 0 | 9 | 0 | 280 | 0 | 0 | 280 | 280 |
22 | Trung tâm DN Phụ Nữ | 7 | 15 | 0 | 22 | 0 | 1.145 | 0 | 0 | 1145 | 1130 |
23 | Trung tâm DN Công đoàn | 2 | 4 | 0 | 6 | 0 | 93 | 9 | 0 | 84 | 93 |
24 | Trung tâm dạy nghề Phúc Khiêm | 1 | 2 | 0 | 3 | 0 | 50 | 10 | 0 | 40 | 40 |
25 | Trung tâm dạy nghề Yên Định | 10 | 6 | 0 | 10 | 0 | 510 | 5 | 0 | 505 | 467 |
26 | Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 | 70 | 38 | 7 | 25 | 70 |
II | Cơ sở giáo dục | 24 | 14 | 0 | 38 | 0 | 946 | 290 | 36 | 620 | 764 |
1 | Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên | 2 | 5 | 0 | 7 | 0 | 385 | 0 | 0 | 385 | 245 |
2 | TT GD-DN Hội người Mù | 6 | 0 | 0 | 6 | 0 | 100 | 100 | 0 | 0 | 100 |
3 | TT Giáo dục dạy nghề Lao động xã hội | 3 | 3 | 0 | 6 | 0 | 150 | 0 | 0 | 150 | 150 |
4 | Trung tâm GDTX- DN TX.Sầm Sơn | 5 | 6 | 0 | 11 | 0 | 136 | 15 | 36 | 85 | 119 |
5 | Trung tâm GDTX- DN Bá Thước | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 35 | 35 | 0 | 0 | 17 |
6 | Trung tâm GDTX- DN Lang Chánh | 4 | 0 | 0 | 4 | 0 | 105 | 105 | 0 | 0 | 105 |
7 | DN Quan Sơn | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 35 | 35 | 0 | 0 | 28 |
III | Cơ sở khác | 60 | 20 | 38 | 65 | 38 | 1.856 | 848 | 121 | 887 | 1.543 |
1 | Trung tâm dịch vụ VAC-Hội làm vườn Bắc Ninh | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 90 | 23 | 34 | 33 | 90 |
2 | Lớp DN DNTN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của người tàn tật Thiên Hằng | 9 | 5 | 9 | 11 | 9 | 351 | 254 | 23 | 74 | 257 |
3 | Lớp DN Doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | 35 | 0 | 0 | 35 | 28 |
4 | Lớp DN Công ty TNHH Hạnh Tường | 4 | 0 | 3 | 4 | 3 | 100 | 0 | 0 | 100 | 91 |
5 | Lớp DN Doanh nghiệp tư nhân thương mại Mỳ Quảng | 5 | 0 | 3 | 5 | 3 | 147 | 18 | 7 | 122 | 119 |
KẾT QUẢ THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CÁC CƠ SỞ NĂM 2010-2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: Người
TT | Tên cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT | Số giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT | Số người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT | Số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề | Số người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học | Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT | |||||
Giáo viên cơ hữu | Giáo viên thỉnh giảng | Tổng số LĐNT đã được đào tạo | Đối tượng 1 | Đối tượng 2 | Đối tượng 3 | Tổng số LĐNT học xong có việc làm | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8)=(9) (10) (11) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Tổng cộng | 462 | 287 | 245 | 687 | 245 | 29.166 | 13.286 | 877 | 15.003 | 24.479 | |
I | Cơ sở dạy nghề | 247 | 149 | 99 | 349 | 99 | 18.561 | 7.292 | 410 | 10.859 | 15.700 |
I | Trường CĐN Nông nghiệp và PTNT | 13 | 2 | - | 15 | - | 1.570 | 673 | 32 | 865 | 1.375 |
2 | Trường CĐN An Nhất Vinh | 18 | 15 | 19 | 26 | 19 | 1.673 | 495 | 38 | 1.140 | 1.415 |
3 | Trường CĐN Lam Kinh | 10 | 5 | 12 | 11 | 12 | 1.197 | 1.027 | 6 | 164 | 1.012 |
4 | Trường CĐN Vicet | 11 | 6 | 8 | 17 | 8 | 705 | 370 | 125 | 210 | 680 |
5 | Trường TCN Quảng Xương | 5 | 1 | 2 | 6 | 2 | 70 | 35 | - | 35 | 60 |
6 | Trường TCN số 1 TP | 6 | 3 | 1 | 9 | 1 | 140 | 55 | - | 85 | 104 |
7 | Trường TCN Xây Dựng | 5 | 1 | - | 6 | - | 332 | 271 | 24 | 37 | 234 |
8 | Trường TCN Bỉm Sơn | 7 | 2 | - | 9 | - | 415 | 31 | 6 | 378 | 333 |
9 | Trường TCN Miền Núi | 10 | 1 | 1 | 7 | 1 | 615 | 615 | - | - | 508 |
10 | Trường TCN Nghi Sơn | 4 | 4 | - | 8 | - | 96 | 49 | - | 47 | 80 |
11 | Trường TCN Nga Sơn | 10 | 4 | 1 | 14 | 1 | 260 | 78 | 18 | 164 | 206 |
12 | Trường TCN Thạch Thành | 17 | 14 | 7 | 25 | 7 | 1.515 | 1.037 | 7 | 471 | 1.171 |
13 | Trường TCN Thương mại-Du lịch | 2 | - | - | 2 | - | 35 | - | - | 35 | 27 |
14 | Trung tâm DN Đông Sơn | 12 | 5 | - | 13 | - | 323 | 5 | 2 | 316 | 226 |
15 | Trung tâm DN Thiệu Hóa | 8 | 4 | - | 12 | - | 348 | 68 | 6 | 274 | 240 |
16 | Trung tâm DN Cẩm Thủy | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 135 | 135 | - | - | 110 |
17 | Trung tâm DN Vĩnh Lộc | 13 | 4 | 4 | 11 | 4 | 624 | 193 | 36 | 395 | 476 |
18 | Trung tâm DN Triệu Sơn | 7 | 8 | 1 | 15 | 1 | 569 | 27 | - | 542 | 476 |
19 | Trung tâm DN Nông Cống | 10 | 3 | 1 | 9 | 1 | 430 | 121 | 5 | 304 | 367 |
20 | Trung tâm DN Hậu Lộc | 10 | 3 | - | 11 | - | 298 | 65 | 16 | 217 | 238 |
21 | Trung tâm DN Như Xuân | 5 | 3 | 2 | 8 | 2 | 699 | 654 | - | 45 | 558 |
22 | Trung tâm DN Thường Xuân | 12 | 4 | 2 | 12 | 2 | 713 | 683 | - | 30 | 590 |
23 | Trung tâm DN Mường Lát | 2 | 2 | 2 | 4 | 2 | 105 | 105 | - | - | 84 |
24 | Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân | 10 | 5 | 4 | 15 | 4 | 479 | 310 | 15 | 154 | 422 |
25 | Trung tâm dạy nghề Yên Định | 12 | 10 | 2 | 16 | 2 | 1.000 | 79 | 52 | 869 | 888 |
26 | TT Dạy nghề và hỗ trợ nông dân | 8 | 6 | 3 | 14 | 3 | 805 | 89 | - | 716 | 677 |
27 | Trung tâm DN Phụ Nữ | 11 | 25 | 25 | 36 | 25 | 3.005 | 3 | 22 | 2.980 | 2.785 |
28 | Trung tâm dạy nghề Phúc Khiêm | 3 | 4 | 1 | 7 | 1 | 277 | 10 | - | 267 | 237 |
29 | Trung tâm dạy nghề tư thục Hợp Lực | 2 | - | - | 2 | - | 35 | - | - | 35 | 28 |
30 | Trung tâm DN Công đoàn | 2 | 4 | - | 6 | - | 93 | 9 | - | 84 | 93 |
II | Cơ sở giáo dục đào tạo | 62 | 58 | 34 | 120 | 34 | 3.685 | 2.021 | 212 | 1.452 | 3.048 |
1 | Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên | 4 | 13 | 6 | 17 | 6 | 455 | - | - | 455 | 295 |
2 | Trung tâm GDTX- DN Hà Trung | 4 | 2 | 2 | 6 | 2 | 35 | 12 | 2 | 21 | 30 |
3 | Trung tâm GDTX- DN Hoằng Hóa | 2 | 2 | 1 | 4 | 1 | 65 | 44 | 20 | 1 | 53 |
4 | Trung tâm GDTX- DN TX.Sầm Sơn | 7 | 10 | 2 | 17 | 2 | 351 | 15 | 36 | 300 | 323 |
5 | Trung tâm GDTX- DN Bá Thước | 5 | 2 | 2 | 7 | 2 | 181 | 181 | - | - | 135 |
6 | Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh | 8 | 3 | 5 | 11 | 5 | 455 | 455 | - | - | 382 |
7 | Trung tâm GDTX - DN Như Thanh | 3 | 3 | 1 | 6 | 1 | 202 | 187 | - | 15 | 166 |
8 | Trung tâm GDTX- DN Quan Sơn | 5 | 3 | - | 8 | - | 271 | 271 | - | - | 223 |
9 | Trung tâm GDTX- DN Quan Hóa | 4 | 5 | 5 | 9 | 5 | 140 | 140 | - | - | 112 |
10 | TT GD-DN Hội người Mù | 6 | - | - | 6 | - | 100 | 100 | - | - | 100 |
11 | TT Giáo dục dạy nghề Lao động xã hội | 3 | 3 | - | 6 | - | 150 | - | - | 150 | 150 |
12 | Trường CĐ Nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ | 2 | 2 | 4 | 4 | 4 | 175 | 73 | 1 | 101 | 145 |
13 | Trường TC Nông Lâm | 3 | 5 | - | 8 | - | 700 | 345 | 50 | 305 | 609 |
14 | Trường TC Y- Dược Văn Hiến | 2 | 1 | 4 | 3 | 4 | 70 | 70 | - | - | 56 |
15 | Trường TC Đức Thiện | 2 | 2 | 2 | 4 | 2 | 265 | 128 | 103 | 34 | 209 |
16 | TT GDTX Thường Xuân | 2 | 2 | - | 4 | - | 70 | - | - | 70 | 60 |
III | Cơ sở khác | 153 | 80 | 112 | 218 | 112 | 6.920 | 3.973 | 255 | 2.692 | 5.731 |
1 | Trung tâm dịch vụ VAC-Hội làm vườn Bắc Ninh | 3 | - | - | 3 | - | 90 | 23 | 34 | 33 | 90 |
2 | Hội làm vườn và trang trại | 4 | - | - | 4 | - | 123 | 36 | - | 87 | 103 |
3 | Công ty TNHH Minh Tuyết | 4 | - | - | 4 | - | 53 | - | - | 53 | 53 |
4 | Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của người tàn tật Thiên Hằng | 13 | 10 | 14 | 20 | 14 | 1.542 | 1.250 | 23 | 269 | 1.185 |
5 | Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển giáo dục Bình Minh | 7 | 8 | 8 | 15 | 8 | 614 | 587 | - | 27 | 503 |
6 | Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Thủy | 4 | - | - | 4 | - | 113 | - | 11 | 102 | 91 |
7 | Doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy | 6 | - | - | 6 | - | 105 | - | 16 | 89 | 95 |
8 | Hợp tác xã dạy nghề và phục hồi chức năng cho người khuyết tật 18-4 | 2 | - | - | 2 | - | 35 | 35 | - | - | 33 |
9 | Công ty cổ phần vận tải biển Minh Xuân | 4 | - | - | 4 | - | 50 | - | - | 50 | 41 |
10 | Doanh nghiệp tư nhân SXKD xuất khẩu Việt Trang | 6 | 6 | - | 12 | - | 220 | 148 | 22 | 50 | 174 |
11 | Công ty TNHH đá quý trang sức Huy Thành | 4 | - | - | 4 | - | 145 | 70 | - | 75 | 119 |
12 | Công ty TNHH đá quý trang sức Mạnh Cường | 4 | - | - | 4 | - | 75 | - | - | 75 | 63 |
13 | Công ty TNHH sản xuất Đá quý Hoàng Thuận | 2 | - | - | 2 | - | 40 | - | - | 40 | 32 |
14 | Công ty TNHH Hạnh Tường | 8 | - | 3 | 8 | 3 | 213 | - | - | 213 | 183 |
15 | Doanh nghiệp tư nhân thương mại Mỳ Quảng | 8 | 3 | 3 | 11 | 3 | 268 | 87 | 9 | 172 | 228 |
16 | Doanh nghiệp tư nhân Thái Bàng | 4 | - | - | 4 | - | 44 | 21 | - | 23 | 40 |
17 | Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh văn phòng phẩm, dạy nghề của người khuyết tật Thanh Hóa | 13 | 13 | 28 | 23 | 28 | 732 | 569 | 12 | 151 | 594 |
18 | Hợp tác xã thủ công nghiệp Phú Thắng | 3 | 2 | 5 | 5 | 5 | 302 | 113 | 25 | 164 | 250 |
19 | Công ty TNHH Mỹ Hương | 19 | 13 | 22 | 27 | 22 | 901 | 794 | 16 | 91 | 755 |
20 | Công ty Đức Thiên Phú | 3 | 6 | 6 | 9 | 6 | 105 | 9 | 6 | 90 | 99 |
21 | Công ty Việt Mỹ | 5 | 7 | 14 | 8 | 14 | 443 | 99 | - | 344 | 364 |
22 | Công ty TNHH Quốc Đại | 3 | 2 | 2 | 5 | 2 | 80 | - | - | 80 | 80 |
23 | HTX Tân Thọ | 5 | 3 | - | 8 | - | 105 | 34 | 20 | 51 | 99 |
24 | HTX thủ công mỹ nghệ và dạy nghề Hải Oanh | 4 | 5 | 6 | 9 | 6 | 220 | 30 | 20 | 170 | 196 |
25 | Công ty CP Tiến Nông | 6 | 2 | - | 8 | - | 135 | - | - | 135 | 103 |
26 | DN Tư nhân Minh Kiên | 3 | 0 | 1 | 3 | 1 | 50 | 13 | 19 | 18 | 41 |
27 | Công ty May Tiên Sơn | 6 | 0 | 0 | 6 | 0 | 117 | 55 | 22 | 40 | 117 |
DANH SÁCH CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
ĐVT: nghìn đồng
TT | Tên CSDN được đầu tư | Giai đoạn (2010 - 2014) | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | ||||||||||||||||||
Tổng số | KPTW | KPĐP | Khác | Tổng số | KPTW | KPĐP | Khác | Tổng số | KPTW | KPĐP | Khác | Tổng số | KPTW | KPĐP | Khác | Tổng số | KPTW | KPĐP | Khác | Tổng số | KPTW | KPĐP | Khác | ||
Tổng số | 78.300 | 78.300 | 0 | 0 | 30.000 | 30.000 | 0 | 0 | 10.500 | 10.500 | 0 | 0 | 13.000 | 13.800 | 0 | 0 | 21.500 | 21.500 | 0 | 0 | 2.500 | 2.500 | 0 | 0 | |
1 | Trường TCN Miền núi | 5.800 | 5.800 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 3.000 | 3.000 |
|
| 1.800 | 1.000 |
|
| 0 | 0 |
|
|
2 | Trường TCN Nga Sơn | 5.000 | 5.000 |
|
| 5.000 | 5.000 |
|
| 0 |
|
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
|
3 | Trường TCN Nghi Sơn | 5.000 | 5.000 |
|
| 3.000 | 3.000 |
|
| 0 |
|
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
| 2.000 | 2.000 |
|
|
4 | Trường TCN Bỉm Sơn | 2 000 | 2.000 |
|
| 2.000 | 2.000 |
|
| 0 |
|
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
|
5 | Trường TCN Nông nghiệp&PTNT- (Trường CĐN NN&PTNT) | 1.000 | 1.000 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
|
6 | Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội | 1.300 | 1.300 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 |
|
|
| 800 | 800 |
|
| 0 | 0 |
|
| 500 | 500 |
|
|
7 | Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân | 6.000 | 6.000 |
|
| 5.000 | 5.000 |
|
| 0 |
|
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
8 | Trung tâm dạy nghề Cẩm Thủy | 4.000 | 4.000 |
|
| 1.500 | 1.500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
9 | Trung tâm dạy nghề Thạch Thành | 4.000 | 4.000 |
|
| 2.500 | 2.500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
10 | Trung tâm dạy nghề Vĩnh Lộc | 4.000 | 4.000 |
|
| 1.500 | 1.500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
11 | Trung tâm dạy nghề Hậu Lộc | 3.000 | 3.000 |
|
| 0 | 0 |
|
| 500 | 500 |
|
| 1.500 | 1.500 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
12 | Trung tâm dạy nghề Nông Cống | 3.000 | 3.000 |
|
| 0 | 0 |
|
| 500 | 500 |
|
| 2.000 | 2.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 |
|
|
|
13 | Trung tâm dạy nghề Triệu Sơn | 4.000 | 4.000 |
|
| 2.500 | 2.500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
14 | Trung tâm dạy nghề Thiệu Hóa | 3.000 | 3.000 |
|
| 3.000 | 3.000 |
|
| 0 |
|
|
| 0 | 0 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 |
|
|
|
15 | Trung tâm dạy nghề Đông Sơn | 3.500 | 3.500 |
|
| 1.500 | 1.500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 |
|
|
|
16 | Trung tâm dạy nghề Yên Định | 7.000 | 7.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 2.000 | 2.000 |
|
| 2.500 | 2.500 |
|
| 2.000 | 2.000 |
|
| 0 |
|
|
|
17 | Trung tâm GDTX-DN Như Thanh | 2.000 | 2.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
18 | Trung tâm GDTX-DN Hoằng Hóa | 2.000 | 2.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.000 | 1.000 |
|
| 0 |
|
|
|
19 | Trường TCN Quảng Xương (Trung tâm GDTX-DN Quảng Xương) | 3.000 | 3.000 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 2.000 | 2.000 |
|
| 0 |
|
|
|
20 | Trung tâm GDTX-DN Hà Trung | 2.500 | 2.500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 1.500 | 1.500 |
|
| 0 |
|
|
|
21 | Trường TCN số 1 TP Thanh Hóa (Trung tâm GDTX-DN TP Thanh Hóa) | 5.000 | 5.000 |
|
| 0 | 0 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 4.000 | 4.000 |
|
| 0 |
|
|
|
22 | Trung tâm GDTX-DN TX Sầm Sơn | 1.000 | 1.000 |
|
| 0 | 0 |
|
| 500 | 500 |
|
| 500 | 500 |
|
| 0 | 0 |
|
| 0 |
|
|
|
23 | Trung tâm GDTX và DN Quan Sơn | 1.200 | 1.200 |
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 |
|
|
| 1.200 | 1.200 |
|
| 0 |
|
|
|
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)
TT | Nội dung | Thực hiện giai đoạn 2010 - 2014 | Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 | ||||||||||||||
Năm 2014 | Năm 2010 - 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 - 2020 | ||||||||||||||
Kinh phí (nghìn đồng) | Kinh phí (nghìn đồng) | Kinh phí (nghìn đồng) | Kinh phí (nghìn đồng) | ||||||||||||||
Tổng số | TW | ĐP | Khác | Tổng số | TW | ĐP | Khác | Tổng số | TW | ĐP | Khác | Tổng số | TW | ĐP | Khác | ||
I | Dạy nghề cho LĐNT | 18.917,0 | 13.636,0 | 4.450,0 | 831,0 | 148.244,4 | 129.456,0 | 7.835,0 | 10.953,4 | 14.490,0 | 12.490,0 | 2.000,0 | 0,0 | 285.500,0 | 285.500,0 | 0,0 | 0,0 |
1 | Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT | 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
|
2 | Điều tra khảo sát sự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT | 0,0 |
|
|
| 820,0 | 820,0 |
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
|
3 | Thí điểm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn | 0,0 |
|
|
| 12.000,0 | 12.000,0 |
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
|
4 | Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề | 2.500,0 | 2.500,0 |
|
| 78.300,0 | 78.300,0 |
|
| 500,0 | 500,0 |
|
| 191.000,0 | 191.000,0 |
|
|
5 | Phát triển chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng danh mục nghề | 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
|
6 | Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý | 500,0 | 500,0 |
|
| 2.000,0 | 2.000,0 |
|
| 0,0 | 0,0 |
|
| 2.000,0 | 2.000,0 |
|
|
7 | Hỗ trợ LĐNT học nghề | 15.857,0 | 10.636,0 | 4.390,0 | 831,0 | 54.384,4 | 35.776,0 | 7.655,0 | 10.953,403 | 13.990,0 | 11.990,0 | 2.000,0 |
| 90.000,0 | 90.000,0 |
|
|
8 | Giám sát đánh giá tình hình thực hiện Đề án | 60,0 |
| 60,0 |
| 740,0 | 560,0 | 180,0 |
| 0,0 |
|
|
| 2.500,0 | 2.500,0 |
|
|
II | Cán bộ công chức xã | 1.000,0 | 1.000,0 | 0,0 | 0,0 | 13.020,0 | 13.020,0 | 0,0 | 0,0 | 1.000,0 | 1.000,0 | 0,0 | 0,0 | 25.000,0 | 25.000,0 | 0,0 | 0,0 |
1 | Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng | 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
| 0,0 |
|
|
|
2 | Đáo tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã | 1.000,0 | 1.000,0 |
|
| 13.020,0 | 13.020,0 |
|
| 1.000,0 | 1.000,0 |
|
| 25.000,0 | 25.000,0 |
|
|
III | Kinh phí thực hiện Đề án (I II) | 19.917,0 | 14.636,0 | 4.450,0 | 831,0 | 161.264,403 | 142.476,0 | 7.835,0 | 10.953,403 | 15.490,0 | 13.490,0 | 2.000,0 | 0,0 | 310.500,0 | 310.500,0 | 0,0 | 0,0 |
- 1Quyết định 3178/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 3576/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
- 3Quyết định 52/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Dương năm 2016
- 4Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn
- 1Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 31/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1582/QĐ-LĐTBXH năm 2011 về chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Chỉ thị 19-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 8Quyết định 3906/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 9Quyết định 3178/QĐ-UBND năm 2015 sửa đổi Quyết định 3576/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 10Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
- 11Quyết định 52/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Dương năm 2016
- 12Quyết định 1742/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 13Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn
Báo cáo 70/BC-BCĐ năm 2015 sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 70/BC-BCĐ
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/08/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định