ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1448/KH-UBND | Hà Nam, ngày 05 tháng 07 năm 2016 |
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Liên Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ;
Căn cứ Quyết định 584/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020”; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Gắn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh và các chương trình kinh tế - xã hội khác. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt 55%.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách của Đề án cho khoảng 17.000 lao động; Bao gồm: học nghề nông nghiệp: 5.500 lao động; học nghề phi nông nghiệp 11.500 lao động; có khoảng 1.500 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo.
- Sau đào tạo, có từ 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dạy nghề, tạo việc làm; các mô hình, cá nhân điển hình trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm truyền thông. Tổ chức lồng ghép các hội nghị cấp tỉnh, huyện, xã tuyên truyền, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn.
- Xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục riêng trên Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh về công tác đào tạo nghề.
- Thực hiện tốt công tác định hướng, tư vấn nghề để người lao động lựa chọn nghề học phù hợp.
2. Thực hiện điều tra, khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề
Hằng năm, rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng, tư vấn học nghề cho người lao động.
3. Thực hiện các mô hình đào tạo có hiệu quả
Nhân rộng những mô hình dạy nghề có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện các mô hình có sự phối hợp 3 bên: cơ sở đào tạo, người học và doanh nghiệp; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; vừa đảm bảo chất lượng đào tạo vừa đảm bảo việc làm cho người lao động sau đào tạo.
4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập
Thực hiện rà soát cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập, đặc biệt các trung tâm dạy nghề cấp huyện.
Đầu tư, sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.
5. Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề
Tổ chức xây dựng, chỉnh sửa, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định, sát với thực tiễn.
6. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề
Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là tại các trung tâm dạy nghề cấp huyện, trung tâm dạy nghề của các tổ chức xã hội, hội đoàn thể.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, đảm bảo 100% giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đạt chuẩn theo quy định hiện hành.
7. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
Rà soát, lựa chọn các cơ sở đào tạo đủ điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo nghề.
Nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm nghèo bền vững.
Trung bình hằng năm hỗ trợ đào tạo nghề cho 3.400 lao động nông thôn, trong đó: 300 người khuyết tật.
8. Hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Đột xuất và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án đến năm 2020: 79.900 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 73.900 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 5.500 triệu đồng
- Khác: 500 triệu đồng
Kinh phí cho nội dung hoạt động cụ thể như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Nội dung hoạt động | Kinh phí |
1 | Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm | 300 |
2 | Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề | 1.000 |
3 | Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề | 40.000 |
4 | Phát triển chương trình, giáo trình | 100 |
5 | Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề | 200 |
6 | Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề | 38.000 |
7 | Giám sát, đánh giá đề án | 300 |
| Tổng cộng | 79.900 |
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở địa phương; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, từ cấp xã, huyện, tỉnh; phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan và có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện.
Tập trung chỉ đạo, định hướng cho các địa phương tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với yêu cầu của thị trường sử dụng lao động và với chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và lao động nông thôn nói riêng về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm mới, việc làm thêm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn.
Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT để học sinh chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức hội đoàn thể chủ động tuyên truyền, tư vấn về học nghề, việc làm cho người lao động tại địa phương.
3. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo nghề
Tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo nghề, bao gồm :
- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, cơ cấu ngành nghề và đảm bảo đạt chuẩn quy định; Huy động người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông ... tham gia dạy nghề lao động nông thôn).
- Các cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo các nghề đảm bảo được mục tiêu đào tạo theo quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại các cơ sở đào tạo đảm bảo hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được chương trình đào tạo các nghề.
4. Hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề
Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề các cấp (Phòng Quản lý đào tạo nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố).
Công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các khâu và ở tất cả các cấp, nhằm kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để có những biện pháp chỉ đạo phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
5. Giải pháp về xã hội hóa
Có các chính sách, cơ chế và hình thức tổ chức thích hợp để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia phát triển đào tạo nghề cho lao động.
Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển đào tạo nghề: ngân sách nhà nước, nguồn vốn nước ngoài, các doanh nghiệp, cá nhân và nguồn tài trợ khác.
6. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Có sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành có liên quan trong thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là trong công tác tuyển sinh học nghề.
Thực hiện đa dạng hóa hình thức, phương pháp và cách thức đào tạo nghề phù hợp cho lao động nông thôn. Tổ chức đào tạo theo các mô hình: Đào tạo nghề theo địa chỉ; đào tạo nghề để tạo việc làm tại chỗ; đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Các cơ sở dạy nghề nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề để có kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề về quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ cho các cơ sở dạy nghề; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tham gia vào quá trình phát triển chương trình dạy nghề, quá trình đào tạo .. và tạo điều kiện cho người học thực tập thực tế, đồng thời tiếp nhận lao động có tay nghề vào làm việc tại doanh nghiệp
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hằng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn các sở, ban, ngành có liên quan; cơ quan chuyên môn cấp huyện hằng năm xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định hiện hành;
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định danh mục nghề phi nông nghiệp, tổng hợp danh mục nghề đào tạo trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Tổ chức kiểm tra năng lực của các cơ sở dạy nghề về điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp vào đào tạo dưới 03 tháng theo quy định;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề phi nông nghiệp, tổng hợp mức chi phí đào tạo cho từng nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ sở được đầu tư theo chính sách của Đề án xây dựng dự án đầu tư, kế hoạch mua sắm thiết bị dạy nghề, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, lựa chọn các cơ sở có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định;
Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện dạy nghề nông nghiệp hàng năm, 05 năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định danh mục các nghề đào tạo, nhu cầu học nghề và kinh phí dạy nghề nông nghiệp của lao động nông thôn; xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề nông nghiệp trong danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn; Đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về định hướng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp làm cơ sở xây dựng kế hoạch hằng năm; hướng dẫn các cơ sở xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp, và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định; xây dựng phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án;
3. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khảo sát, xác định nhu cầu lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; Đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp
Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án;
4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp nghề công lập phù hợp điều kiện của tỉnh;
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hằng năm, 5 năm; thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp để thực hiện Đề án hằng năm; thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo chính sách của Đề án; thẩm định chi phí đào tạo của từng nghề, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Phối hợp Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hằng năm, 5 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí và thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí đầu tư phát triển thuộc ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án hằng năm;
Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án;
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng thông tin thông cho các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền; Tuyên truyền các chính sách và tình hình thực hiện các hoạt động của Đề án, các nội dung liên quan công tác đào tạo nghề trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện bố trí thời lượng tuyên truyền các chính sách và các hoạt động của Đề án; Đài Truyền thanh cấp xã tiếp âm đầy đủ chương trình tuyên truyền về nội dung trên của Đài Phát tranh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho cộng tác viên, cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án;
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông.
9. Ngân hàng chính sách xã hội
Thực hiện cho vay đối với lao động nông thôn học nghề có nhu cầu vay vốn từ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành;
Thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nông thôn sau đào tạo nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp từ Quỹ quốc gia về việc làm theo cơ chế cho vay giải quyết việc làm hiện hành.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã, triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn;
Đề xuất danh mục nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp; nhu cầu học nghề và các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định; thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn;
Đảm bảo các điều kiện về biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc để thực hiện dạy nghề theo kế hoạch;
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ, 6 tháng, hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
- 2Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 822/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2016 đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 5Quyết định 2783/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định năm 2016
- 6Kế hoạch 2310/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do tỉnh Hà Nam ban hành
- 7Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2016 đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 209/QĐ-UBND
- 9Nghị quyết 43/2016/NQ-HĐND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016-2020
- 10Quyết định 3879/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” giai đoạn 2017-2020
- 11Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2017 về kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Bãi bỏ Quyết định 01/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 1Quyết định 584/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016
- 3Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2016 đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 822/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2016 đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 6Quyết định 2783/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn tỉnh Bình Định năm 2016
- 7Kế hoạch 2310/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do tỉnh Hà Nam ban hành
- 8Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2016 đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 209/QĐ-UBND
- 10Nghị quyết 43/2016/NQ-HĐND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2016-2020
- 11Quyết định 3879/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” giai đoạn 2017-2020
- 12Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2017 về kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017-2020
- 13Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Bãi bỏ Quyết định 01/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Kế hoạch 1448/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1448/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/07/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Bùi Quang Cẩm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định