Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 492/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 23 tháng 3 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, XỬ LÝ ÙN TẮC, BẢO ĐẢM GIAO THÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ; Thông tư số 43/2021/TT- BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ; Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 07/11/2023 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy định tổ chức lập, soát xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 846/TTr-SGTVT ngày 19 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế phối hợp trong việc thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, XỬ LÝ ÙN TẮC, BẢO ĐẢM GIAO THÔNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 492/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này Quy định các nguyên tắc, nội dung, hình thức, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Nội dung chủ trì, phối hợp phải đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ trì, phối hợp.
2. Bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm yêu cầu về chuyên môn, chất lượng và tiến độ thời gian trong quá trình phối hợp.
4. Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp.
Chương II
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 4. Khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông
1. Khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông được thực hiện ngay khi thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng, làm gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao thông, theo phương châm “bốn tại chỗ” quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai.
2. Việc khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông được áp dụng đối với mỗi đợt thiên tai xảy ra, gây hư hỏng công trình đường bộ tại một vị trí hoặc một đoạn tuyến đường cụ thể, có tổng giá trị không vượt quá hạn mức quy định vê chỉ định thầu theo quy định của pháp luật về Đấu thầu.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện khắc phục ngay hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông trên đường tỉnh và báo cáo định kỳ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai gửi Sở Tài chính để làm cơ sở tổng hợp và bố trí kinh phí thực hiện.
Điều 5. Thực hiện dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
1. Căn cứ diễn biến thiên tai (thời điểm bắt đầu, diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai) hoặc sự cố hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do ảnh hưởng của thiên tai (mức độ hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra); kết quả khắc phục sự cố, Sở Giao thông vận tải tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
2. Căn cứ Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai và kết quả, hiện trạng khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; công trình đường bộ vẫn còn tiếp tục bị gián đoạn hoặc tiếp tục bị hư hỏng và cần phải khôi phục ngay lại theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng: Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm lập hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, gửi xin ý kiến Sở Tài chính về nguồn kinh phí thực hiện trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp theo thẩm quyền.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp, cho ý kiến về nguồn kinh phí để thực hiện xây dựng công trình khẩn cấp theo đề nghị của Sở GTVT trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Văn bản xin ý kiến tham gia của Sở GTVT.
4. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm giao các đơn vị liên quan, khẩn trương triển khai thi công dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương án được phê duyệt, hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn; tổ chức nghiệm thu, thẩm định khối lượng thi công, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình theo quy định; thường xuyên, định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai về Sở Tài chính để tổng hợp kinh phí.
Điều 6. Phối hợp phân bổ kinh phí thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông đối với hệ thống đường tỉnh
1. Căn cứ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai (đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 4); Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của Chủ tịch UBND tỉnh (đối với các trường hợp quy định tại Điều 5), Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị Sở Tài chính cấp kinh phí thực hiện.
2. Sau khi công trình khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; nội dung khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ hoàn thành, Sở Giao thông vận tải hoàn thiện hồ sơ, có văn bản gửi Sở Tài chính đề nghị cấp kinh phí thực hiện.
3. Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành, Quyết định phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và các hồ sơ liên quan, Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, tham mưu với UBND tỉnh phân bổ đủ kinh phí để Sở Giao thông vận tải thanh toán kinh phí thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông đối với hệ thống đường tỉnh. Cụ thể:
a) Đối với các công trình phê duyệt hồ sơ hoàn thành trước ngày 15/11 hàng năm: Phân bổ đủ kinh phí trong năm thực hiện (nếu còn khả năng cân đối nguồn kinh phí) hoặc phân bổ ngay trong Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau.
b) Đối với các dự án phê duyệt hồ sơ hoàn thành sau ngày 15/11 hàng năm: Phân bổ đủ kinh phí trong năm thực hiện (nếu còn khả năng cân đối nguồn kinh phí) hoặc giao bổ sung đủ kinh phí trong năm sau.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai; Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp; Quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai; Quyết định phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo kịp thời, tuân thủ đúng thời gian, trình tự, thủ tục theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông đối với hệ thống đường tỉnh được giao quản lý; kiểm tra, nghiệm thu thực hiện quản lý, thanh quyết toán nguồn kinh phí được giao theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, khi chưa khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra theo quy định của pháp luật; đối với những trường hợp cần triển khai Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét xử lý, trong đó phải xác định cụ thể từng công trình bị hư hỏng do từng tình huống (đợt) thiên tai gây ra theo quy định.
Điều 8. Sở Tài chính
Hàng năm, tham mưu với UBND tỉnh cân đối, bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông đối với hệ thống đường tỉnh tại Điều 4, Điều 5 Quy chế này; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Sở Giao thông vận tải trong việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí được giao theo quy định.
Điều 9. UBND các huyện, thành phố
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kịp thời phát hiện, đề xuất khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường tỉnh qua địa bàn huyện, thành phố quản lý.
Điều 10. Điều khoản thi hành
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức, thực hiện quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế của địa phương./.
- 1Quyết định 15/2023/QĐ-UBND quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2023 về quy trình công bố và triển khai quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai; thực hiện dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 1612/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp tham mưu phân bổ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quy chế 1029/QCPH-UBND-UBMT năm 2024 phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 4646/KH-UBND năm 2023 về cải tạo, sửa chữa hệ thống đường tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 6Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 8Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 11Thông tư 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Quyết định 15/2023/QĐ-UBND quy định về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 13Quyết định 755/QĐ-UBND năm 2023 về quy trình công bố và triển khai quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai; thực hiện dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 14Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 15Quyết định 1612/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp tham mưu phân bổ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 16Quyết định 35/2023/QĐ-UBND về Quy định tổ chức lập, soát xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông; hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với hệ thống đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 17Quy chế 1029/QCPH-UBND-UBMT năm 2024 phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum
- 18Kế hoạch 4646/KH-UBND năm 2023 về cải tạo, sửa chữa hệ thống đường tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
Quyết định 492/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp trong việc thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 492/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra