- 1Quyết định 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 87/2007/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 3Luật Công nghệ thông tin 2006
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 14/2011/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2011/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 07 tháng 04 năm 2011 |
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29.11.2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29.06.2006;
Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09.06.2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12.07.2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 30.01.2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề án ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 145/TT-SCT ngày 04 tháng 03 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 (kèm theo bản kế hoạch).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công Thương; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin - Truyền thông; Kho bạc Nhà nước và các sở, ngành liên quan, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UBND TỈNH |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2007-2010 .
Thương mại điện tử (TMĐT) là kết quả tất yếu của việc phát triển công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời là động lực kích thích CNTT phát triển. TMĐT được hiểu là các hình thái hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử.
Thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Quyết định số 77/2007/QĐ-UB ngày 20/11/2007 phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2010; Quyết định số 507 ngày 22/4/2009 phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2010.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Công Thương đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan triển khai nhiều nội dung ứng dụng phát triển TMĐT của tỉnh. Thường xuyên phối hợp với cơ quan Báo, Đài truyền hình địa phương thông tin tuyên truyền về lợi ích và kỹ năng ứng dụng TMĐT. Biên tập và phát hành 4000 tập gấp giới thiệu về TMĐT phát miễn phí cho DN. Xây dựng nâng cấp website xúc tiến thương mại cung cấp thông tin thị trường theo 8 ngành hàng phù hợp với các ngành hàng SXKD của doanh nghiệp địa phương. Quảng bá giới thiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp địa phương trên Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, đối tác trực tuyến. Phối hợp với Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương) tổ chức 4 lớp tập huấn phố biến kiến thức về TMĐT cho trên 500 học viên đại diện các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong tỉnh. Đến hết năm 2010, hỗ trợ xây dựng được 118 website cho các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, cơ sở làng nghề trong tỉnh . Đã tổ chức 02 cuộc khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị được hỗ trợ xây dựng Website vào Tháng 5/2008 và Tháng 6/2009, kết quả chung, 82% số Website của doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng hoạt động tốt, phục vụ có hiệu quả hoạt động SXKD, tổng giá trị hợp đồng, đơn hàng được ký kết thông qua việc truy cập Website đạt trên 10 tỷ đồng, nhiều đơn vị được hỗ trợ xây dựng Website đã khai thác có hiệu quả hoạt động của Website như Công ty cổ phần May Đông Bình (dobico.vn), Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh (baniphar.com.vn), Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Bắc Ninh (tuvanxdbncp.com.vn), Công ty sản xuất và Thương mại Hoa Phượng (ducdongdaibaihp.com.vn), HTX Gốm Phù Lãng (gomphulang.com.vn); Cơ sở mây tre xuất khẩu Nguyễn Kỷ (trenguyenky.com.vn)....Sở Công Thương cũng đã tổ chức 4 cuộc khảo sát, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác ứng dụng phát triển TMĐT tại các tỉnh, TP Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn.
Đánh giá chung qua 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2007-2010 cùng với nhiều chính sách phát triển CNTT-TT của địa phương, kết quả ứng dụng phát triển CNTT nói chung và phát triển TMĐT nói riêng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hạ tầng CNTT trong tỉnh phát triển nhanh, hệ thống mạng truyền dẫn phủ kín các địa bàn trong tỉnh, tổng số thuê bao Internet đạt 35.281 thuê bao (98% thuê bao băng rộng ADSL, trong đó: Thuê bao Internet của khối cơ quan nhà nước là 6.233; khối doanh nghiệp 8.285; khối hộ gia đình 18.433 và 2330 thuê bao Internet khác), đây là điều kiện quan trọng để phát triển TMĐT và cung cấp dịch vụ công tới doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn tới. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và truyền thông cũng tăng lên đáng kể, trong đó: số doanh nghiệp chuyên SXKD phần mềm là 28, số DN chuyên SXKD phần cứng là 92 và số doanh nghiệp trên địa bàn cung cấp dịch vụ CNTT- TT là 125 đơn vị . Nhận thức của đa số doanh nghiệp về lợi ích ứng dụng TMĐT được nâng lên, 100% doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị, máy tính và kết nối Internet, trên 90% doanh nghiệp thường xuyên giao dịch kinh doanh, đặt hàng qua thư điện tử, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phần mềm chuyên ngành phục vụ quản lý SXKD, khoảng 30% doanh nghiệp có Website riêng (năm 2007 chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp có Website). Một số doanh nghiệp địa phương tiên phong ứng dụng TMĐT bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến theo hình thức B2C, C2C khá hiệu quả như: Siêu thị máy tính (Công ty Thương mại và Dịch vụ BNC, bacninh.com.vn; Công ty Phú Minh, phuminhbn.com.vn); Cổng làng nghề (Công ty Thương mại và Công nghệ Tec, craftb2c.com); Dịch vụ mua bán ôtô cũ (Công ty Thương mại và dịch vụ Kim Ngân, otocuvn.com.vn); Sàn giao dịch bất động sản (Công ty Xây dựng Đồng Nguyên và Trung tâm KĐCL & KTXD, sanbatdongsanbacninh.vn)... Hiện phần lớn các ngân hàng trên địa bàn đều cung cấp dịch vụ thẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán điện tử.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng CNTT phát triển TMĐT của tỉnh còn một số tồn tại hạn chế như: Ứng dụng TMĐT cụ thể của doanh nghiệp như mua bán, giao nhận, thanh toán qua mạng còn hạn chế, giao dịch nhỏ lẻ, hoạt động xuất khẩu thông qua các sàn giao dịch TMĐT trong nước cũng như nước ngoài hầu như chưa được triển khai, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay nối mạng chủ yếu để gửi nhận thư điện tử và xem tin tức; Ứng dụng CNTT trên môi trường mạng của khối cơ quan nhà nước như xây dựng website cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống điều hành tác nghiệp văn phòng điện tử còn khiêm tốn, chậm cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến đến doanh nghiệp và người dân, chưa có bất cứ hoạt động TMĐT nào như mua bán, đấu giá, đấu thầu của khối cơ quan nhà nước được thực hiện thông qua môi trường mạng. Nguyên nhân chủ yếu do việc ứng dụng phát triển TMĐT chưa được sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp, ngành và doanh nghiệp, trình độ hiểu biết ứng dụng CNTT, tin học của mộ bộ phận cán bộ quản lý và kinh doanh còn hạn chế, chậm đầu tư trang thiết bị ứng dụng CNTT một cách đồng bộ, phần lớn cán bộ quản lý cũng như doanh nghiệp thiếu kỹ năng khai thác thông tin thị trường, khách hàng trực tuyến, đặc biệt lề lối làm việc nói chung và cách mua bán nói riêng còn theo tập quán cũ, giao dịch trên giấy tờ, kinh doanh mua bán hàng hóa phải trông thấy, trả tiền mặt, đây là những thói quen không thể nhanh chóng thay đổi và là một trong những nguyên nhân cơ bản làm chậm quá trình phát triển TMĐT.
Trên cơ sở Quyết định số 87/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” và Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015. Theo đó, đến năm 2020 Bắc Ninh sẽ trở thành “tỉnh điện tử”, công nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là những cơ sở quan trọng và là căn cứ, yêu cầu cấp thiết cho phát triển TMĐT của tỉnh.
Vì vậy, để giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hiểu rõ lợi ích và tham gia phát triển TMĐT, cần phải đẩy nhanh việc triển khai các hoạt động ứng dụng TMĐT với các mục tiêu đề ra theo Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.
1. Căn cứ pháp lý xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015:
- Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006;
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử;
- Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;
- Công văn số 7798/BCT-TMĐT ngày 04/08/2010 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tại địa phương giai đoạn 2011-2015 và năm 2011;
- Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh V/v phê duyệt đề án ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015.
2. Mục tiêu phát triển TMĐT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015:
Căn cứ mục tiêu phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào thực trạng và nhu cầu ứng dụng phát triển TMĐT của địa phương, mục tiêu phát triển TMĐT của Bắc Ninh đến 2015 gồm 5 nhóm mục tiêu sau :
a) 100% cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT.
b) 100% doanh nghiệp tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), trong đó:
- 100% doanh nghiệp kết nối Internet và sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin;
- 60% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 50% doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh .
c) 50% hệ thống các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
d) 50% cơ sở cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử.
e) 100% dịch vụ hành chính công của các Sở, ngành liên quan tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp và người dân được cung cấp trực tuyến mức độ 3 hoặc 4.
3. Các hoạt động triển khai ứng dụng phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015:
3.1.Tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về TMĐT:
a)Xây dựng chuyên mục “Thương mại điện tử” phát sóng thường kỳ trên Đài PTTH tỉnh:
- Nội dung: Xây dựng và phát sóng các chương trình (chuyên đề, tạp chí, phóng sự, toạ đàm…) về ứng dụng CNTT, TMĐT của doanh nghiệp. Tuyên truyền về pháp luật, kiến thức, kỹ năng ứng dụng TMĐT. Giới thiệu các mô hình, giải pháp ứng dụng TMĐT hiệu quả.
- Số lượng: 10 chương trình/01 năm
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Đài PTTH Bắc Ninh
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
-Dự kiến kinh phí 01 năm: 10.000.000đ/01chương trình x 10chương trình = 100.000.000 đồng.
-Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015 : 100.000.000đ/năm x 5 năm = 500.000.000đ
b) Tập huấn phổ biến kiến thức về TMĐT cho cán bộ QLNN các cấp:
- Số cuộc: 01cuộc/ năm
- Đối tượng: Cán bộ QLNN các cấp.
- Nội dung: Giới thiệu, phổ biến kiến thức TMĐT; Hướng dẫn kỹ năng ứng dụng, khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương)
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
- Dự kiến kinh phí 01 năm: 20.000.000đ/cuộc/năm
- Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015: 20.000.000đ/năm x 5 năm = 100.000.000đ
c) Tập huấn phổ biến kiến thức về TMĐT cho doanh nghiệp.
- Số cuộc: 02 cuộc/năm
- Đối tượng: Chủ doanh nghiệp và cán bộ phụ trách CNTT của các DN, cơ sở SXKD trên địa bàn.
- Nội dung: Giới thiệu các mô hình thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam; Lập kế hoạch ứng dụng và triển khai thương mại điện tử cho doanh nghiệp; Các kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến; Các kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet; Xây dựng và quản trị website thương mại điện tử; Ứng dụng marketing trực tuyến; Tham gia sàn giao dịch TMĐT; Xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương)
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
- Dự kiến kinh phí 01 năm: 20.000.000đ/cuộc x 2cuộc = 40.000.000đ
- Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015 : 40.000.000đ/năm x 5 năm = 200.000.000đ
3.2.Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng phát triển TMĐT.
a) Cung cấp thông tin xuất khẩu và danh bạ doanh nghiệp xuất khẩu của Bắc Ninh trên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam(vnex.com.vn).
- Cổng thông tin Xuất khẩu Việt Nam -VNEX (vnex.com.vn) là Cổng thông tin chính thức của Bộ Công Thương, cập nhật bằng tiếng Anh để giới thiệu tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Sở Công Thương bố trí nguồn lực để thu thập, biên tập thông tin về tiềm năng xuất khẩu của địa phương và danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu cập nhật lên VNEX .
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương)
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
- Dự kiến kinh phí 01 năm: 1.500.000đ/tháng x 12 tháng = 18.000.000đ.
- Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015: 18.000.000đ/năm x 5 năm = 90.000.000đ
B) Khai thác thông tin trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài (ttnn.com.vn) và các nguồn thông tin khác để biên tập bản tin điện tử cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Bắc Ninh.
- Cổng thông tin Thị trường nước ngoài (ttnn.com.vn) là Cổng thông tin đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường nước ngoài về hầu hết các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Thông tin trên cổng thông tin được cung cấp bởi các đơn vị của Bộ Công Thương và hệ thống trên 60 Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Hằng tháng, trên cơ sở nguồn tin khai thác từ cổng thông tin Thị trường nước ngoài và các nguồn tin khác, Sở Công Thương chủ trì xây dựng bản tin điện tử cập nhật về tình hình thị trường để cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương)
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
- Dự kiến kinh phí 01 năm: 1.000.000 đ/tháng x 12 tháng = 12.000.000đ.
- Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015: 12.000.000đ/năm x 5 năm = 60.000.000đ
c)Xây dựng website hỗ trợ các DN, cơ sở SXKD, cơ sở làng nghề ứng dụng kinh doanh TMĐT.
- Trang Website riêng là một kênh thông tin cũng như phương tiện quan trọng phục vụ giao dịch kinh doanh, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tiếp cận với kinh doanh TMĐT. Thực tế 4 năm triển khai hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website đã mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp trong việc quảng bá tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh giao dịch hợp tác kinh doanh, nhiều đơn vị đã tăng cường đầu tư thiết bị CNTT, phần mềm ứng dụng và nhân lực CNTT phục vụ SXKD.
- Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 có khoảng 60% doanh nghiệp trên địa bàn có trang thông tin điện tử, cần tiếp tục hỗ trợ xây dựng trang website cho doanh nghiệp.
- Kế hoạch hỗ trợ: Hàng năm hỗ trợ xây dựng khoảng 30 trang website cho doanh nghiệp, cơ sở SXKD, cơ sở làng nghề trong tỉnh. Kinh phí hỗ trợ tương đương 5 Trđ/01 đơn vị (Gồm chi phí thiết kế Website, chi phí đăng ký tên miền và hỗ trợ lưu trữ Web, lưu trữ tên miền 01 năm đầu tiên).
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
- Dự kiến kinh phí 01 năm: 5.000.000đ/1website x 30 website = 150.000.000đ/năm
- Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015: 150.000.000đ/năm x 5 năm = 750.000.000đ
d) Quảng bá website của DN, cơ sở SXKD trong tỉnh trên các sàn giao dịch TMĐT của Việt Nam:
- Lợi ích hoạt động của website là vô cùng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả cần thiết phải quảng bá website rộng rãi trên môi trường mạng.
- Do phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở SXKD của của tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc xây dựng một chiến lược quảng bá cho website của đơn vị ít được quan tâm. Vì vậy cần thiết hỗ trợ quảng bá website cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các đơn vị kết nối nhiều kênh thông tin, tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng thông qua Internet.
- Nội dung: Hỗ trợ quảng bá các website, thương hiệu của doanh nghiệp tỉnh trên các sàn giao dịch TMĐT hàng đầu của Việt Nam (muaban.net, vatgia.com, enbac.com, chodientu.vn, gophatdat.com, ecvn.com….)
- Thời gian thực hiện: Từ 2011-2015
- Dự kiến kinh phí 01 năm : 30.000.000đ
- Dự kiến kinh phí 05 năm từ 2011-2015: 30.000.000đ/năm x 5 năm 150.000.000đ.
e)Tổ chức “Hội chợ Công nghệ thông tin & Điện tử” hàng năm tại Bắc Ninh:
- Với mục tiêu trở thành trở thành “tỉnh điện tử”, công nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc tổ chức Hội chợ chuyên ngành CNTT & Điện tử thường niên tại địa phương là cần thiết nhằm tạo cơ hội giới thiệu, quảng bá các sản phẩm CNTT, sản phẩm điện tử của tỉnh, thu hút các tập đoàn, các công ty chuyên ngành CNTT, Điện tử trong và ngoài nước đến đầu tư hợp tác kinh doanh tại Bắc Ninh, mặt khác giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân địa phương có nhiều cơ hội tiếp xúc với các sản phẩm công nghệ cao, lựa chọn nhiều giải pháp cụ thể ứng dụng phát triển TMĐT.
- Quy mô Hội chợ: Dự kiến khoảng 80 gian hàng tiêu chuẩn của các DN trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
- Địa điểm tổ chức: Thành phố Bắc Ninh.
- Sản phẩm trưng bày: Máy tính, máy văn phòng, linh kiện điện-điện tử, thiết bị tự động hoá, sản phẩm kỹ thuật số, thiết bị nghe nhìn, dịch vụ CNTT-TT, các giải pháp kinh doanh TMĐT, ứng dụng Internet/Web, phần mềm..v.v..
- Cơ quan chỉ đạo: UBND tỉnh Bắc Ninh
- Đơn vị đồng chủ trì tổ chức: Sở Công Thương, Sở Thông Tin Truyền Thông.
- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học Công nghệ, Ban Quản lý các KCN và các cơ quan hữu quan Trung ương và địa phương.
- Thời gian thực hiện: Tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2012
- Dự kiến kinh phí 01kỳ/01 năm : 800.000.000đ
Trong đó:
+ Kinh phí NS tỉnh : 300.000.000đ
+ Kinh phí vận động tài trợ, xã hội hoá : 500.000.000đ
- Dự kiến kinh phí NS hỗ trợ tổ chức Hội chợ trong 04 năm từ 2012-2015: 300.000.000đ/năm x 4 năm = 1.200.000.000 đồng
f)Ứng dụng CNTT của Sở Công Thương phục vụ công tác quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng phát triển TMĐT:
Năm 2011:
-Nội dung: Xây dựng Website cung cấp thông tin của Sở Công Thương; Thiết kế nâng cấp website xúc tiến thương mại của Trung tâm XTTM; Xây dựng, cải tạo hệ thống mạng nội bộ (LAN); Mua sắm bổ xung thiết bị để đáp ứng nhu cầu vận hành hệ thống.
- Dự kiến kinh phí: 210.000.000 đ
Trong đó :
+ Xây dựng trang thông tin điện tử của Sở Công Thương: 30.000.000đ
+ Thiết kế nâng cấp website xúc tiến thương mại (bacninhtrade.com.vn): 10.000.000đ
+ Xây dựng, cải tạo hệ thống mạng nội bộ (LAN): 20.000.000đ
+ Mua sắm bổ sung thiết bị đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống (01 Máy chủ, 08 máy tính trạm, 01 máy Scan hai mặt và một số thiết bị liên quan): 150.000.000đ
Năm 2012:
- Nội dung: Ứng dụng phần mềm quản lý văn phòng điện tử (e.office)
- Dự kiến kinh phí: 220.000.000đ
Các năm 2013, 2014, 2015: Tiếp tục phát huy hạ tầng công nghệ đã đầu tư và thực hiện các chương trình chung như đã nêu ở phần trên; đồng thời cải tạo và nâng cấp nếu thấy cần thiết - kinh phí phát sinh sẽ báo cáo sau.
- 1Quyết định 2749/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011 - 2015
- 2Kế hoạch 3264/KH-UBND phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 316/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2009 - 2010
- 4Quyết định 1796/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015
- 5Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2009 về chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 6Quyết định 1321/QĐ-UBND năm 2007 về kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2007 - 2010 do do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Quyết định 1396/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 8Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015
- 9Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Quyết định 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Giao dịch điện tử 2005
- 3Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 4Luật Công nghệ thông tin 2006
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 87/2007/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 8Quyết định 14/2011/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 9Quyết định 2749/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011 - 2015
- 10Kế hoạch 3264/KH-UBND phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 11Quyết định 316/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2009 - 2010
- 12Quyết định 1796/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015
- 13Quyết định 3595/QĐ-UBND năm 2009 về chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 14Quyết định 1321/QĐ-UBND năm 2007 về kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2007 - 2010 do do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 15Quyết định 1396/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 16Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015
- 17Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 49/2011/QĐ-UBND về phê duyệt và ban hành Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- Số hiệu: 49/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/04/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Lương Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực