ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/2007/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 10 tháng 12 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25/5/2002;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-TƯ ngày 15/8/2007 của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
1.1. Bưu chính
- Phổ cập đa dịch vụ đảm bảo chất lượng cao đến các bưu cục, điểm bưu điện -văn hoá xã, kết hợp dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Phát triển nhiều dịch vụ mới và chuyển đổi Bưu chính trở thành ngành kinh tế hoạt động độc lập có hiệu quả;
- Phát triển dịch vụ Bưu chính đi đôi với việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin quốc gia và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững.
1.2. Viễn thông
- Quy hoạch phát triển Viễn thông tỉnh Bắc Ninh phù hợp với chiến lược: “Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010”, gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020;
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông có công nghệ hiện đại, đón đầu, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ sóng rộng đến mọi vùng của tỉnh, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các lĩnh vực khác;
- Tạo cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư, phát triển hạ tầng Viễn thông trên địa bàn tỉnh;
- Phát triển đi đôi với đảm bảo An ninh - Quốc phòng, an toàn thông tin và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Mục tiêu và định hướng phát triển
2.1. Phát triển bưu chính
- Đảm bảo duy trì cung cấp dịch vụ công ích đến tất cả các điểm phục vụ trên toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người dân và thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ thông tin của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Đáp ứng các quy định cụ thể về việc cung cấp dịch vụ Bưu chính công ích của Nhà nước. Điểm Bưu điện - văn hóa xã và Bưu điện - Nhà văn hóa cơ sở, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.
Mục tiêu đến năm 2015
- Phát triển các dịch vụ tài chính mới;
- Tham gia cung cấp các dịch vụ làm đại lý cho Viễn thông;
- Giảm bán kính và chỉ tiêu số dân phục vụ bình quân/điểm, tiếp cận tới gần người dân hơn và chất lượng phục vụ được nâng cao hơn;
- Đến năm 2015 hoàn thành triển khai ứng dụng công nghiệp tự động hóa trong khai thác;
- Duy trì tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ 18-22%.
Định hướng phát triển đến năm 2020
- Phát triển mạng lưới giai đoạn 2010 – 2020 cần bám sát các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của tỉnh;
- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử;
- Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới. Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống chiếm dưới 20% tổng doanh thu bưu chính.
- Thị trường chuyển phát thư hoàn toàn mở cửa bình đẳng, thư thường dưới 20g là dịch vụ dành riêng cho bưu chính Việt Nam và được hỗ trợ.
2.2. Phát triển viễn thông
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trong toàn tỉnh với dung lượng lớn, đa dịch vụ, chất lượng cao, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ;
- Xây dựng mạng viễn thông đáp ứng điều kiện cần thiết để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin rộng khắp toàn tỉnh, là công cụ thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử ở địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội;
- Phát huy mọi nguồn lực để mở rộng, phát triển hiện đại hóa hạ tầng mạng viễn thông đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh; đồng thời đẩy nhanh việc phổ cập viễn thông và Internet trên phạm vi toàn tỉnh, rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ giữa các vùng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng;
- Tạo lập thị trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ viễn thông và Internet;
- Các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng, khuyến khích dùng chung hạ tầng đem lại lợi ích cho người sử dụng;
- Các sở, ban, ngành, chính quyền cấp tỉnh, huyện và xã được kết nối vào mạng diện rộng của tỉnh và được kết nối Internet; Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan…
Mục tiêu đến năm 2015
- Đến 2010, các chỉ tiêu viễn thông đạt mức cao của cả nước, mật độ điện thoại toàn tỉnh ở mức 55,03 máy/100 dân, trong đó: điện thoại cố định đạt mật độ 17,66 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt 37,37 máy/100 dân, số thuê bao Internet khoảng 28.448 thuê bao, đạt mật độ 2,72 thuê bao/100 dân trong đó hoàn toàn là thuê bao băng rộng (quy đổi theo VNNIC đạt 13,6 thuê bao/100 dân), tỷ lệ số dân sử dụng Internet băng thông rộng đạt 32,3%;
- Đến 2015, mật độ điện thoại 71,32 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại cố định đạt 24,41 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động đạt 46,91 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 10,05 thuê bao/100 dân (quy đổi theo VNNIC đạt 50,3 thuê bao/100 dân); tỷ lệ % số dân sử dụng Internet đạt 49,8%;
- Sau năm 2012, đảm bảo chuyển toàn bộ tổng đài công nghệ TDM sang công nghệ mới NGN;
- Phát triển mạng truyền dẫn quang, thực hiện quang hóa, phấn đấu đến 2008 toàn bộ 100% số xã có cáp quang và kết nối thành nhiều vòng RING đảm bảo an toàn, an ninh thông tin;
- Giai đoạn 2007 – 2010: Hoàn thiện ngầm hoá tại thành phố Bắc Ninh, huyện Từ Sơn và các Khu Công nghiệp đã ổn định;
- Giai đoạn 2010 – 2015: 100% ngầm hóa trục chính tới các xã;
- Đến năm 2015: Ngầm hóa tới 60% các thôn trong tỉnh;
- Khu vực Thành phố, thị trấn, các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chung cư đang xây dựng mới phải tiến hành ngầm hóa đến thuê bao ngay từ bây giờ;
- Xây dựng mạng cống bể trong phạm vi toàn tỉnh. Dung lượng tuyến ống của các dự án phải đảm bảo phát triển trong thời gian tối thiểu là 10 năm; các dự án kéo cáp đảm bảo phát triển trong thời gian trên 2 năm;
- Xây dựng mới trạm thu, phát sóng, nâng cấp cấu hình trạm cũ đảm bảo năm 2009 sóng di động phủ kín trên toàn tỉnh;
- Đến 2010, tăng thêm 138 trạm, tổng số trạm trên toàn tỉnh là 223 trạm;
- Giai đoạn 2011 - 2015 nâng tổng số trạm trên toàn tỉnh lên 312 trạm BTS.
Định hướng đến năm 2020
- Đảm bảo 100% nhu cầu về dịch vụ Viễn thông được đáp ứng tốt;
- Dự báo đến năm 2020 phát triển loại dịch vụ đa truy nhập tích hợp nhiều loại dịch vụ khác nhau như: điện thoại, Internet, truyền hình;
- Truyền hình cáp: cung cấp trong phạm vi toàn tỉnh đến cấp thôn;
- Các tổ chức, doanh nghiệp phát thanh, truyền hình số, cáp được phép mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực viễn thông.
1. Phát triển Bưu chính
1.1. Mạng Bưu chính
- Đến năm 2010, toàn tỉnh cần tăng thêm 96 điểm phục vụ với tổng diện tích là 27.200m2, nâng tổng số điểm phục vụ lên 420 điểm, trung bình một điểm phục vụ cho 2.492 người, giảm bán kính phục vụ xuống còn 0,79km/điểm;
- Đến 2015, tổng số điểm phục vụ là 495 điểm, bán kính phục vụ một điểm phục vụ trên toàn tỉnh Bắc Ninh là 0,72km. Số dân phục vụ bình quân 2.165 người/điểm phục vụ;
- Chú trọng nâng cao chất lượng tại các điểm phục vụ, kết hợp cung cấp các loại hình dịch vụ khác, phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nhân dân;
- Nâng cao năng lực mạng vận chuyển, tăng cường thêm 4 xe ô tô chuyên ngành, nâng tần suất các chuyến xe chuyên ngành lên 3 chuyến/ ngày cho các tuyến có sản lượng lớn, nhằm nâng cao tính chủ động trên các tuyến đường thư cấp 2 và 3, rút ngắn thời gian chuyển phát thư trong tỉnh;
- Nâng cao chất lượng việc chuyển phát thư trong nội huyện bằng cách kết hợp với trung tâm chia chọn tự động chia chọn đến cấp xã trong từng huyện.
1.2. Dịch vụ Bưu chính
- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp tại các điểm phục vụ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân;
- Tham gia cung cấp các dịch vụ Viễn thông thông qua các hình thức bán lại dịch vụ, đại lý cho Viễn thông như: Phát hóa đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ, cung cấp các dịch vụ Viễn thông giá trị gia tăng, dịch vụ Internet;
- Mở rộng hơn nữa loại hình tem chơi, tạo ra sự sinh động, phong phú tại các điểm phục vụ;
- Dịch vụ Bưu chính công ích trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, đảm bảo cung cấp đến tất cả các điểm phục vụ trên toàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân;
- Xây dựng, mở rộng và kiện toàn tủ sách tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã và Bưu điện - Nhà văn hóa cơ sở để tăng khả năng phục vụ;
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu cho các doanh nghiệp (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước…);
- Áp dụng công nghệ thông tin từng bước xây dựng mạng bưu cục điện tử đến tận các bưu cục giúp cho việc thanh toán, chấp nhận yêu cầu trở lên đơn giản, đồng thời thúc đẩy phát triển thương mại điện tử của đất nước trong tương lai;
Hoàn thiện hệ thống tra cứu để khách hàng có thể tự tra cứu trên mạng về thông tin tiền hàng của mình, giải quyết khiếu nại, thắc mắc, đề nghị từ phía khách hàng về việc sử dụng dịch vụ. Tạo ra môi trường bình đẳng giữa khách hàng và nhà cung cấp.
1.3. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh
- Các doanh nghiệp kinh doanh Bưu Chính cần đổi mới trong lĩnh vực tổ chức khai thác, vận chuyển, trong tổ chức lao động và xây dựng các Bưu cục theo hướng hiện đại.
1.4. Phát triển thị trường chuyển phát thư
- Xã hội hoá lĩnh vực chuyển phát thư theo hướng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chuyển phát thư, trang thiết bị, công nghệ hiện đại và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tin học và tự động hóa làm tăng thị phần khai thác các dịch vụ chuyển phát thư trong tương lai. Ưu đãi các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cung cấp nhiều dịch vụ phong phú đa dạng.
1.5. Phát triển nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực là yếu tố thiết yếu trong quá trình đổi mới Bưu chính do đó cần chú trọng tới: Trình độ nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nguồn nhân lực trong tương lai.
1.6. Tự động hóa mạng Bưu chính
- Bưu cục tự động hoạt động 24/24, các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng hoặc tiền mặt, mục đích chính phục vụ cho du lịch. Giai đoạn đầu đặt thí điểm tại bưu cục trung tâm thành phố Bắc Ninh, sau đó nếu thành công sẽ nhân rộng ra các bưu cục khác tại trung tâm các huyện, các khu du lịch, ngoài ra trong một số khách sạn lớn có thể đặt các máy bán hàng tự động.
2. Phát triển Viễn thông
2.1. Hạ tầng nhà trạm viễn thông
- Giai đoạn 2007-2010, diện tích đất phục vụ cho phát triển hạ tầng viễn thông cần được tăng thêm 75.120m2.
2.2. Mạng chuyển mạch
- Năm 2007, không xây dựng mới, chỉ mở rộng, tăng dung lượng các tổng đài hiện có thế hệ TDM;
- Giai đoạn 2008-2010, Triển khai lắp đặt tổng đài NGN ưu tiên cho một số trung tâm các huyện, thành phố, các Khu công nghiệp;
- Các tổng đài TDM cũ được điều chuyển cho các vị trí khác có nhu cầu thấp hơn;
- Đối với các tổng đài NGN lắp mới sẽ được ưu tiên lắp đặt tại các khu vực sau: Suối Hoa, Các thị trấn: Phố Mới, Lim, Hồ, Gia Bình, Thứa và các Bưu điện: tỉnh, Phong Khê, Đáp Cầu, Ba Huyện, KCN Tiên Sơn, Từ Sơn, Vạn An, Đông Phong, Yên Phong, Đình Bảng, KCN Quế Võ, Đồng Nguyên, Tam Sơn, Phù Chẩn;
- Giai đoạn 2011-2015, Nâng cấp dung lượng cho một số tổng đài vệ tinh, ngoài ra điều chuyển lắp đặt và điều chuyển dung lượng một số trạm truy nhập trên mạng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của từng khu vực. Đầu tư xây dựng mới 8 tổng đài vệ tinh, tổng dung lượng 19.968 lines;
- Đến hết năm 2015 toàn mạng có 78 trạm chuyển mạch (NGN). Tổng dung lượng lắp đặt toàn mạng là 344.756 lines, hiệu suất sử dụng dự kiến 77%; (Chỉ tiêu phát triển dịch vụ Viễn thông và Internet của tỉnh đến năm 2015 tại phụ lục 1).
2.3. Mạng truyền dẫn
- Nâng cao năng lực, chất lượng và mở rộng mạng truyền dẫn quang nội tỉnh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu truyền dẫn giai đoạn 2007 - 2015 và các năm tiếp theo;
- Xây dựng các vòng Ring tăng độ an toàn cho mạng, thay thế các tuyến truyền dẫn viba bằng truyền dẫn quang;
- Giai đoạn 2008 - 2010, nâng cấp mạng mạch vòng cáp quang chính lên tốc độ trên 2,5Gb/s (STM-16) thay thế cho tốc độ cũ STM-4 do không đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho tương lai;
- Mạng cáp quang của tỉnh đã đến hầu hết các trạm viễn thông đã có. Trong giai đoạn 2008 - 2010, một số mạng chuyển mạch được xây dựng mới do vậy cần xây dựng một số tuyến cáp quang mới. Đồng thời để tăng độ an toàn mạng, xây dựng toàn bộ mạng truyền dẫn quang thành mạch vòng Ring;
- Giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục đầu tư xây dựng mới các tuyến cáp quang. Nâng cấp toàn bộ tuyến cáp quang nội tỉnh lên trên 2,5Gbps, đảm bảo phục vụ truyền khối lượng dữ liệu lớn giữa các đơn vị, phục vụ cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông rộng như hội nghị từ xa, truyền số liệu tốc độ cao;
- Xây dựng mạng cáp quang đến Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành để kết nối mạng diện rộng Intranet phục vụ chính quyền toàn tỉnh. Trong quá trình xây dựng vòng Ring cáp quang nội thị của các doanh nghiệp cần tổ chức các điểm rẽ tại hầu hết các cơ quan cấp tỉnh, đồng thời cũng dành riêng phần lưu lượng cáp cho mục đích này.
2.4. Mạng ngoại vi
- Phát triển mạng ngoại vi tại các thành phố, trung tâm huyện, thị trấn; khu, cụm công nghiệp, làng nghề phải đồng bộ với quy hoạch chung của khu vực và địa phương. Khuyến khích một doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng trên cơ sở quy định của nhà nước, của tỉnh và thoả thuận của các doanh nghiệp;
- Thực hiện ngầm hóa đến khu vực thành phố, thị trấn, cụm dân cư, khu công nghiệp. Sau khi đưa ra lộ trình ngầm hóa, Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết, cụ thể khu vực, tuyến đường cần thực hiện ngầm hóa. Đồng thời chủ trì, phối hợp các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Viễn thông để các doanh nghiệp cùng xây dựng chung hệ thống cơ sở hạ tầng Viễn thông.
2.5. Mạng Internet và VoIP
- Triển khai thiết bị truy nhập DSLAM đến trung tâm các huyện, các xã có kinh tế phát triển trong tỉnh đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu phát triển thuê bao;
- Lắp đặt tại nội thành Bắc Ninh, khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần Phật Tích, khu di tích Chùa Dâu, Bút Tháp, tại các trung tâm thương mại, khu du lịch, khu vực có các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động các điểm phát sóng WIFI;
- Giai đoạn 2007 - 2010 tiếp tục triển khai mạng WIFI và mạng truy nhập Internet băng thông rộng WiMAX, đồng thời triển khai tổng đài NGN để phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng Internet trong tỉnh.
2.6. Mạng di động
- Giai đoạn 2006 – 2010 mạng thông tin di động phát triển theo hướng mở rộng vùng phủ sóng bằng các biện pháp lắp thêm các trạm BTS đồng thời nâng cấp cấu hình các trạm, mặt khác chuyển đổi công nghệ theo định hướng 3G (các mạng này được Roaming với nhau) đáp ứng được các dịch vụ di động truyền thông cá nhân đa phương tiện, hướng đến cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trên mạng di động đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng;
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cấp hệ thống, triển khai các công nghệ và dịch vụ mới (GPRS, W-CDMA, HSDPA);
- Khuyến khích các doanh nghiệp dùng chung hạ tầng đó là các cột thu phát và nhà trạm, một mặt vừa làm giảm giá thành một mặt giải quyết mỹ quan trên địa bàn tỉnh.
2.7. Truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện
- Phát triển mạng thông tin vô tuyến điện theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;
- Quy hoạch phân bố kênh tần số phát thanh FM băng tần 87-108 MHz đến năm 2015. Đài phát thanh tỉnh Bắc Ninh: tần số 92,1MHz với công suất phát 2kW;
- Quy hoạch phân bổ kênh tần số cho truyền hình tương tự mặt đất băng tần VHF/UHF đến năm 2010. Địa điểm phát của đài PTTH tỉnh Bắc Ninh: Đặt tại Đồng Sép - Hoàn Sơn - Tiên Du, kinh độ 106E0440, vĩ độ 21N1130, độ cao địa hình 21m, chiều cao anten 100m, sử dụng kênh tần số 37 dành cho truyền hình mặt đất (tần số hình 599,25MHz và tần số tiếng 605,75MHz), công suất phát 5KW;
- Trong giai đoạn 2007 đến 2010 cần phải mở thêm kênh truyền hình địa phương nhằm thực hiện mục tiêu phát sóng truyền hình 24 giờ/ngày trước năm 2010.
1. Giải pháp Bưu chính
Phát triển thị trường
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí;
- Mở rộng mạng lưới phục vụ thông qua hình thức đại lý Bưu điện;
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề có mời các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực cải cách Bưu chính nhằm giúp Bắc Ninh có hướng đi đúng về phát triển thị trường Bưu chính.
Công nghệ bưu chính
- Hiện đại hóa bưu cục, sử dụng các thiết bị Bưu chính hiện đại như: thiết bị bán hàng tự động, hệ thống phần mềm quản lý các dịch vụ Bưu chính.
Huy động và sử dụng nguồn đầu tư cho Bưu chính
- Vốn đầu tư từ ngân sách: Là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước;
- Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng thư viện kỹ thuật nông nghiệp, ngư nghiệp tại các điểm Bưu điện - văn hoá xã hoặc tại thư viện. Xây dựng đề án “Trung tâm thông tin cơ sở” tại các điểm bưu điện văn hoá xã;
- Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh;
- Vốn đầu tư nước ngoài.
Nâng cao nhận thức
- Nâng cao nhận thức của chính quyền về Bưu chính đặc biệt nhiệm vụ Bưu chính công ích;
- Nâng cao ý thức bảo vệ công trình Bưu chính tại địa phương;
- Nâng cao nhận thức người dân về dịch vụ Bưu chính, giúp người dân lựa chọn dịch vụ Bưu chính phù hợp;
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc sử dụng và lựa chọn loại hình dịch vụ Bưu chính.
Cung cấp dịch vụ Bưu chính cho các cơ quan Đảng, Chính quyền, bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Đảm bảo thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính, chú trọng dịch vụ công cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn.
Bảo vệ quyền lợi người sử dụng
- Đảm bảo việc người dân được cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về dịch vụ tại các nơi giao dịch và trên ấn phẩm. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ Bưu chính công ích, được huởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Giải pháp Viễn thông
Phát triển thị trường
- Tăng cường thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ Viễn thông và Internet;
- Khuyến khích các hình thức khuyến mại cho người sử dụng dịch vụ Viễn thông trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật;
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề có mời các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực Viễn thông nhằm giúp Bắc Ninh có hướng đi đúng về phát triển thị trường và công nghệ.
Cung cấp dịch vụ viễn thông cho cơ quan Đảng và Nhà nước
- Đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông và các dịch vụ viễn thông công ích cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn;
- Các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư, đóng góp và chia sẻ đường truyền cung cấp dịch vụ công cho các cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương.
Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng
- Các doanh nghiệp cần sử dụng chung cơ sở hạ tầng như cống bể, angten để hạn chế việc đào đường và xây dựng nhiều cột angten di động.
Quản lý kết nối
- Sở Bưu chính - Viễn thông thực hiện việc quản lý kết nối đối với các doanh nghiệp theo các nguyên tắc đã được quy định.
Phát triển hạ tầng phục vụ phát triển viễn thông
- Có chính sách ưu đãi, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng Viễn thông đến những khu vực có số người sử dụng dịch vụ thấp;
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng tuyến cáp quang đến các khu công nghiệp, xây dựng mạng và các điểm phục vụ tại các khu du lịch.
Huy động vốn đầu tư
- Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh;
- Vốn đầu tư nước ngoài.
Triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành khác.
Giải pháp ngầm hóa
- Sở Bưu chính Viễn thông công khai sơ đồ cấu trúc mạng ngoại vi, công khai quy hoạch về mạng ngoại vi. Việc xây dựng mạng ngoại vi trong năm phải được thực hiện theo quy hoạch sau khi có ý kiến của Sở Bưu chính Viễn thông.
Giải pháp về môi trường
- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, các quy định về an toàn đối với sức khỏe con người.
Nâng cao nhận thức
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình viễn thông;
- Nâng cao nhận thức của chính quyền tỉnh về viễn thông là cơ sở quan trọng cho các ngành kinh tế xã hội khác phát triển.
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực, coi ứng dụng CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cả hệ thống chính trị, tạo động lực phát triển và thúc đẩy hội nhập khu vực, quốc tế;
- Khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông hiện có. Chú trọng nâng cấp và đầu tư mới cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông theo hướng tiên tiến, hiện đại hóa, đón đầu công nghệ;
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin;
- Ngành công nghiệp công nghệ thông tin cùng với một số ngành công nghiệp công nghệ cao khác được chú trọng và ưu tiên phát triển. Việc đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thực hiện theo hướng xã hội hóa.
2. Mục tiêu
- Phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh là một trong những tỉnh tiên tiến về ứng dụng và phát triển CNTT với các nội dung sau:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải đi trước một bước, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh;
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, trong sản xuất và đời sống, nhằm mang lại hiệu quả cao; + Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh;
+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin một cách có hiệu quả.
3. Định hướng phát triển CNTT đến năm 2020
- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của tỉnh: bao gồm mạng viễn thông công cộng và mạng chuyên dụng mở rộng đến 100% xã, phường;
- 100% xã, phường được triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm đồng bộ với các cơ quan đơn vị các cấp;
- Hoàn thành xây dựng Bắc Ninh thành tỉnh điện tử. Cổng thông tin điện tử của tỉnh kết nối với tất cả cơ quan đơn vị trong tỉnh, liên kết được các cơ sở dữ liệu của tất cả các sở, ban, ngành, đảm bảo cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản;
- 100% doanh nghiệp sử dụng Internet, 50% doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử (TMĐT) và ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Công nghiệp CNTT của Bắc Ninh phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bắc Ninh có những Trung tâm mạnh đào tạo nguồn nhân lực CNTT của khu vực, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh và cung cấp thêm nhu cầu của khu vực đồng bằng Sông Hồng.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2015
1. Phát triển hạ tầng CNTT
Phát triển hạ tầng CNTT tại các đơn vị trong tỉnh
- Tất cả các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị cấp huyện, thành phố, thị xã; xã, phường đều kết nối mạng LAN 100Mbps và kết nối với nhau bởi mạng chuyên dụng của tỉnh (WAN), kết nối với mạng chính phủ (CPNet) và mạng Internet băng thông rộng (ADSL);
- 100% các sở, ban, ngành có hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, xây dựng và khai thác ứng dụng có hiệu quả trên 30 hệ thống CSDL trọng điểm;
- 100% các trường từ tiểu học trở lên và các cơ sở y tế đều có máy tính, mạng LAN và kết nối Internet;
- Mạng chuyên dụng được xây dựng bằng hệ thống cáp quang đến cấp xã; Nâng cấp và phát triển Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Trang bị hệ thống máy tính tại các đơn vị trong tỉnh
- Trang bị máy tính tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, phấn đấu đến năm 2015, 1 đến 2 cán bộ, công chức có 1 máy tính;
- Trang bị máy tính tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh. Đến cuối năm 2010, bình quân mỗi trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên được trang bị 02 phòng máy tính, các trường trung học cơ sở và trường tiểu học được trang bị 01 phòng máy tính đạt tiêu chuẩn;
- Giai đoạn 2008 - 2015: Hầu hết các bệnh viện cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện, thành phố có đủ các điều kiện về hạ tầng và máy tính phục vụ quản lý điều hành và tác nghiệp.
Kết nối Internet băng rộng đến các đơn vị trong tỉnh
- Giai đoạn 2007 - 2008: Kết nối Internet băng rộng đến tất cả các cơ quan cấp tỉnh, huyện;
- Giai đoạn 2008 - 2015: Kết nối Internet băng rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn, các bệnh viện cấp tỉnh, 80% bệnh viện cấp huyện, trung tâm y tế và một số cơ sở giáo dục, đào tạo trọng điểm.
Nâng cấp và phát triển Trung tâm THDL, Cổng thông tin điện tử tỉnh
- Nâng cấp và phát triển Trung tâm THDL, Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang bị các hệ thống máy chủ đủ mạnh nhằm đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng, Chính quyền, liên ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và nhân dân;
- Thông qua Cổng thông tin điện tử, phát triển hệ thống dịch vụ công và giao dịch thương mại điện tử.
2. Phát triển các ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và Chính quyền
- 100% cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện, thành phố, thị trấn trở lên được ứng dụng đồng bộ các chương trình hỗ trợ quản lý, điều hành và tác nghiệp;
- 100% các sở, ban, ngành có trang thông tin điện tử;
- Phát triển hệ thống các dịch vụ công phục vụ cho nhân dân và doanh nghiệp. Đến năm 2010 cung cấp được 6 dịch vụ Công qua mạng, và xây dựng được 11 CSDL trọng điểm. Đến năm 2015 phải cung cấp được trên 30 dịch vụ Công qua mạng.
- 100% các chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin, gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng và chính quyền trong tỉnh được thực hiện thông suốt qua mạng máy tính, trên 80% các văn bản được luu chuyển trên mạng;
- 70% việc xử lý, giải quyết các công việc trong nội bộ và giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước được thực hiện theo các quá trình thông tin hoạt động trên mạng.
Ứng dụng CNTT trong giáo dục và y tế
- 100% các trường THPT, trường Trung học nghề, Cao đẳng, Đại học được trang bị 2 phòng học máy tính và kết nối Internet băng thông rộng, các trường THCS và trường tiểu học đều được trang bị 1 phòng học máy tính;
- 100% trường THCS trở lên được trang bị thiết bị hỗ trợ giảng dạy và sử dụng phần mềm quản lý dạy và học;
- 100% các trường THPT và 60% các trường THCS có thư viện điện tử;
- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố có ứng dụng mạng máy tính và kết nối Internet, sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh, quản lý cán bộ nhân viên và quản lý công việc của bệnh viện;
- Thực hiện 6 chương trình khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn truyền hình. Tổ chức các hội nghị truyền hình (video conferencing).
Ứng dụng CNTT trong khối doanh nghiệp
- 100% các doanh nghiệp vừa và lớn có website riêng và hộp thư điện tử;
- 80% các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, điều khiển sản xuất, quản lý bán hàng, quản lý khách hàng;
- 70% số doanh nghiệp có thể cho phép tra cứu thông tin sản phẩm trực tiếp qua mạng;
- 40% số doanh nghiệp có thể trực tiếp giao dịch, mua bán hàng hoá dịch vụ qua mạng.
Ứng dụng CNTT trong các tầng lớp nhân dân
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CNTT đến mọi tầng lớp nhân dân; khuyến khích và hỗ trợ các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên ứng dụng CNTT, khai thác Internet;
- Đẩy mạnh việc đưa các ứng dụng CNTT phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết nối Internet đến các điểm văn hoá cộng đồng thôn, xã, hướng dẫn và hỗ trợ khai thác thông tin tri thức, từng bước đưa CNTT thâm nhập vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị.
3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
Đối với các cơ quan Đảng và Chính quyền
- 100% cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện biết sử dụng CNTT trong công tác nghiệp vụ, 100% các sở, ngành, các cơ quan cấp huyện đến tỉnh đều có cán bộ chuyên trách CNTT, 60% đơn vị có cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO);
- Giai đoạn 2011 - 2015: Các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh, thành phố, thị xã và thị trấn cần có 1050 cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các sở, ngành. Đến 2015, Bắc Ninh có khoảng trên 3.000 cán bộ CNTT, trong đó khoảng 1.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học;
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia CNTT làm nòng cốt cho việc ứng dụng và phát triển các ứng dụng CNTT của tỉnh. Chú trọng đào tạo chuyên gia cao cấp và tăng cường cán bộ chuyên trách về CNTT cho các đơn vị.
Đối với lĩnh vực y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp
- Đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở y tế và các đơn vị sự nghiệp quan trọng khác đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nhằm khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các chương trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với các doanh nghiệp
- Hỗ trợ cho công tác đào tạo kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT đối với lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT, triển khai các giao dịch điện tử, thương mại điện tử... Khuyến khích các mô hình đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp công nghiệp CNTT.
Đối với các tầng lớp nhân dân
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên học tập, nâng cao trình độ về CNTT;
- Phổ biến kiến thức, hướng dẫn việc ứng dụng CNTT và khai thác thông tin trên mạng Internet để học tập kinh nghiệm sản xuất, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống;
- Triển khai dự án “Đào tạo từ xa” tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu, đặc biệt là thanh niên được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT và khai thác Internet nhằm nâng cao hiểu biết về CNTT, nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng CNTT.
4. Phát triển công nghiệp CNTT
- Chú trọng phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT và công nghiệp nội dung số. Giai đoạn 2007 - 2010 là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn 2011 - 2015 sẽ xây dựng công nghiệp phần mềm. Mục tiêu đến năm 2015 trong tỉnh sẽ có từ 3 - 5 đơn vị có nhân lực CNTT từ 100 người trở lên và Công nghiệp CNTT sẽ được phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh;
- Ngoài ra chú ý đến phát triển thị trường CNTT và dịch vụ CNTT, các dự án phát triển thương mại điện tử, như dự án: Triển khai hệ thống Website và phát triển thương mại điện tử, dự án Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử, dự án Đầu tư phát triển công nghiệp nội dung, dự án Đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm... Có sản phẩm, có chợ CNTT là các sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ phát triển thị trường CNTT của tỉnh.
1. Các giải pháp chủ yếu
Về nhận thức
- Tăng cường phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng. Lãnh đạo công chức, viên chức, phải gương mẫu và đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn, cần phải có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin;
- Từng bước bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định trong đó coi việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để bình xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tổ chức.
Về tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin theo phương châm “Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển”. Chú trọng việc quản lý Internet trên địa bàn tỉnh. Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin. Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông. Cấp huyện có cán bộ chuyên về công nghệ thông tin trình độ từ cao đẳng trở lên. Kiện toàn Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin các cấp, các ngành, thống nhất một đầu mối quản lý chỉ đạo chương trình công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh.
Về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư
- Có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; tạo hành lang pháp lý, thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng, phát triển công nghiệp và thị trường công nghệ thông tin. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin;
- Thúc đẩy giao dịch điện tử, thương mại điện tử, các sàn giao dịch nhằm giúp các doanh nghiệp, doanh nhân và các tổ chức kinh tế khác giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua mạng;
- Có chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao; huy động các nguồn vốn nước ngoài và trong nước;
- Huy động các nguồn vốn để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, trước hết cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hóa thông tin, chuẩn hóa các chỉ số báo cáo. Ưu tiên tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm có tính chất đột phá và tạo nền móng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Vốn ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị và xây dựng hệ thống mạng thông tin (Danh mục các chương trình, dự án trọng điểm tại phụ lục 2);
- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách đầu tư cho chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh;
- Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp. Phát triển thị trường lao động công nghệ thông tin, thu hút lao động trình độ cao, đặc biệt là các sinh viên xuất sắc tại các trường đại học và cao đẳng về CNTT, chuyên gia công nghệ thông tin từ các tỉnh, thành phố khác về làm việc tại Bắc Ninh.
Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực CNTT cho cán bộ, công chức. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo kiến thức về CNTT;
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo nhân lực CNTT với các trường, trung tâm trong và ngoài nước để đào tạo các chuyên gia, lập trình viên về CNTT. Xây dựng trung tâm CNTT của tỉnh với các chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT của tỉnh, hướng tới cung cấp nhân lực CNTT cho các tỉnh khác và xuất khẩu lao động.
Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế
- Tích cực tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước để thiết lập quan hệ, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp dỡ về mọi mặt cho các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong tỉnh xây dựng các dự án thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hỗ trợ thành lập và phát huy sức mạnh tổng hợp của các Hiệp hội nghề nghiệp về điện tử, viễn thông, CNTT cùng góp phần thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Bưu chính - Viễn thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, tổ chức và triển khai thực hiện Quy hoạch này. Chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin đồng bộ theo quy hoạch. Xây dựng các kế hoạch cụ thể từng năm và 5 năm cho phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và định kỳ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình phối hợp với sở Bưu chính, Viễn thông xây dựng các chương trình, dự án cụ thể và tạo mọi điều kiện cho các đơn vị và doanh nghiệp về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin thực hiện quy hoạch này.
3. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin căn cứ vào quy hoạch này để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình, đảm bảo tiến độ và đúng quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2015 CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ INTERNET CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo quyết định số: 87/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Năm | Mật độ điện thoại cố định /100 dân | Mật độ điện thoại di động /100 dân | Mật độ điện thoại /100 dân | Mật độ Internet /100 dân | Mật độ Internet /100 dân đã quy đổi | Tỷ lệ % số dân sử dụng Internet |
2007 | 12,90 | 27,66 | 40,56 | 0,69 | 3,01 | 22,12% |
2008 | 14,65 | 31,85 | 46,50 | 1,23 | 6,14 | 25,01% |
2009 | 16,22 | 34,97 | 51,19 | 1,91 | 9,54 | 29,45% |
2010 | 17,66 | 37,37 | 55,03 | 2,72 | 13,59 | 32,34% |
2011 | 19,09 | 39,51 | 58,60 | 3,69 | 18,47 | 35,13% |
2012 | 20,48 | 41,61 | 62,09 | 4,90 | 24,51 | 40,04% |
2013 | 21,82 | 43,55 | 65,37 | 6,37 | 31,86 | 43,03% |
2014 | 23,13 | 45,40 | 68,53 | 8,14 | 40,71 | 46,18% |
2015 | 24,41 | 46,91 | 71,32 | 10,05 | 50,27 | 49,83% |
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VỀ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT-TT TỈNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
(Kèm theo Quyết định số: 87 /2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
TT | CÁC DỰ ÁN | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí | |
I | Các dự án cơ sở tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT | |||
1 | Nghiên cứu kiện toàn tổ chức và xây dựng chính sách về CNTT | |||
Chủ trì: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở KHCN. | ||||
2 | Chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, các CSDL, thông tin... đảm bảo tối ưu và hợp chuẩn quốc gia. | |||
Chủ trì: Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Văn phòng UBND tỉnh, Sở KHĐT, Cục Thống kê, Sở Nội vụ. | ||||
II | Các dự án ứng dụng CNTT | |||
3 | Dự án tin học hoá cơ quan Đảng (tiếp tục) | |||
Củng cố, nâng cấp HTTT quản lý các văn kiện của Đảng | ||||
Củng cố, nâng cấp HTTT phục vụ quản lý điều hành | ||||
Chủ trì: Văn phòng Tỉnh uỷ | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp:Văn phòng các Huyện uỷ, Thành uỷ, Thị uỷ | ||||
4 | Ứng dụng CNTT-TT trong quản lý, điều hành và nghiệp vụ của ngành kế hoạch và đầu tư | |||
Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp:Văn phòng UBND tỉnh, Sở BCVT | ||||
5 | Xây dựng hệ thống tài chính; ứng dụng CNTT-TT trong các hoạt động quản lý và nghiệp vụ tài chính | |||
Chủ trì: Sở Tài chính. | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp:Văn phòng UBND tỉnh, Sở BCVT. | ||||
6 | Ứng dụng CNTT-TT trong quản lý, điều hành và nghiệp vụ của ngành nội vụ | |||
Chủ trì: Sở Nội vụ | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở BCVT | ||||
7 | Xây dựng HTTT, đào tạo, huấn luyện, thực hành thương mại điện tử | |||
Chủ trì: Sở Thương mại và Du lịch | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp:Văn phòng UBND tỉnh, Sở BCVT, các doanh nghiệp. | ||||
8 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT trong cán bộ công chức | |||
Chủ trì: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp:Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở VHTT, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các Trung tâm đào tạo CNTT, các đơn vị sự nghiệp. | ||||
9 | Nâng cấp và phát triển Cổng điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal (BacNinh Portal), phát triển Trung tâm THDL của tỉnh | |||
Chủ trì: VP UBND tỉnh. | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở KHCN các sở, ban, ngành liên quan. | ||||
10 | Xây dựng hệ thống thư điện tử trên cơ sở hệ thống văn phòng điện tử, làm việc nhóm trên mạng (group ware e-office) cho các cơ quan trọng điểm | |||
Chủ trì: VP UBND tỉnh. | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở KHCN các sở, ban, ngành liên quan. | ||||
III | 6 dịch vụ công trọng điểm | |||
11 | Dịch vụ công Giải quyết hồ sơ khiếu nại và tố cáo qua mạng | |||
Chủ trì: Thanh tra tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Viện Kiểm sát, Sở Tư pháp, Công an tỉnh | ||||
12 | Dịch vụ công Giải đáp, tra cứu thông tin pháp luật qua mạng | |||
Chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh | 2007-2008 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở BCVT, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát, Công an tỉnh. | ||||
13 | Dịch vụ công Giải đáp, tra cứu thông tin kinh tế xã hội qua mạng | |||
Chủ trì: Cục Thống kê tỉnh | 2007-2008 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Các cơ quan thống kê huyện, thị xã, thành phố | ||||
14 | Dịch vụ công Cấp đăng ký kinh doanh qua mạng | |||
Chủ trì: Sở KHĐT. | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở Thương mai, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố. | ||||
15 | Dịch vụ công Khai báo Thuế qua mạng |
| ||
Chủ trì: Cục Thuế tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở KHĐT, Sở TMDL, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan | ||||
16 | Dịch vụ công Cấp phép xây dựng qua mạng | |||
Chủ trì: Sở Xây dựng | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở KHĐT, Sở BCVT, Sở Tài chính, các Phòng Tài chính huyện, thành phố | ||||
IV | 11 cơ sở dữ liệu trọng điểm | |||
17 | CSDL Luật và văn bản quy phạm pháp luật | |||
Chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở BCVT, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát, Công an tỉnh | ||||
18 | CSDL Văn hoá xã hội | |||
Chủ trì: Sở Văn hoá Thông tin | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, các phòng VHTT huyện, thị xã, thành phố | ||||
19 | CSDL Thông tin kinh tế xã hội | |||
Chủ trì: Cục Thống kê tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, các phòng thống kê huyện, thị xã, thành phố | ||||
20 | CSDL Hệ thống đơn, thư khiếu nại tố cáo và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo | |||
Chủ trì: Thanh tra tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Các phòng thanh tra huyện, thị xã, thành phố | ||||
21 | CSDL GIS cơ sở, xây dựng CSDL ứng dụng công nghệ GIS phát triển kinh tế xã hội | |||
Chủ trì: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở KHCN, các sở ngành liên quan, UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố. | ||||
22 | CSDL GIS chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường | |||
Chủ trì: Sở TNMT | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố. | ||||
23 | CSDL GIS chuyên ngành Đất nước, con người, lịch sử và du lịch | |||
Chủ trì: Sở Thương mại và Du lịch | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở VHTT, UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố. | ||||
24 | CSDL GIS chuyên ngành Địa lý hành chính | |||
Chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở TNMT, UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố. | ||||
25 | CSDL Doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh | |||
Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Ban Quản lý các khu CN, các doanh nghiệp. | ||||
26 | CSDL Lao động và chính sách xã hội |
|
| |
Chủ trì: Sở Lao động TBXH | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: VP UBND tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố. | ||||
27 | CSDL GIS chuyên ngành quy hoạch xây dựng | |||
Chủ trì: Sở Xây dựng | 2007-2010 | Kinh phí TW | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Phòng Xây dựng các huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố. | ||||
V | Các dự án phát triển nguồn nhân lực | |||
28 | Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm CNTT thuộc Sở BCVT phục vụ công tác đào tạo | |||
Chủ trì: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí tỉnh | ||
Phối hợp: Sở KHCN, VP UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố. | ||||
29 | Đào tạo CNTT cho cán bộ các cấp tỉnh, huyện, xã, phường, các đơn vị sự nghiệp. Đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ về CNTT trong nước và kể cả gửi đi nước ngoài | |||
Chủ trì: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Các Trung tâm Tin học, các cơ sở đào tạo. | ||||
30 | Đào tạo phổ cập CNTT cho người dân sử dụng máy tính và Internet | |||
Chủ trì: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Các Trung tâm Tin học, các cơ sở đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các Phòng LĐTBXH huyện, thị xã, thành phố. | ||||
VI | Các dự án phát triển CSHT | |||
31 | Xây dựng mạng cáp quang kết nối các cơ quan Đảng, Chính quyền cấp tỉnh và các sở, ban, ngành, các vùng kinh tế trọng điểm thành mạng thông tin chuyên dụng của tỉnh. | |||
Chủ trí: Sở BCVT. | 2007-2010 | Kinh phí TPKT khác | ||
Phối hợp: Văn phòng Tỉnh uỷ, VP UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở KHCN, Sở KHĐT, Bưu điện tỉnh. | ||||
VII | Các dự án ứng dụng CNTT trong phát triển cộng đồng | |||
32 | Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý y tế | |||
Chủ trí: Sở Y tế | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở KHCN, các cơ sở y tế | ||||
33 | Xây dựng mạng thông tin y tế với trang tin điện tử y tế chăm sóc sức khoẻ người dân | |||
Chủ trí: Sở Y tế | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở KHCN, các cơ sở y tế | ||||
34 | Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý giáo dục | |||
Chủ trí: Sở Giáo dục và Đào tạo | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở KHCN, các cơ sở giáo dục đào tạo | ||||
35 | Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng khai thác CNTT cho giáo viên phổ thông | |||
Chủ trí: Sở Giáo dục và Đào tạo | 2007-2010 | Kinh phí TW, tỉnh | ||
Phối hợp: Sở BCVT, Sở KHCN, các cơ sở giáo dục đào tạo. | ||||
|
|
|
|
|
CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU CẦN XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020
TT | Tên CSDL |
1 | CSDL Văn kiện Đảng |
2 | CSDL Đảng viên |
3 | CSDL các số liệu điều tra cơ bản |
4 | CSDL Thông tin kinh tế xã hội |
5 | CSDL Dân cư |
6 | CSDL Ngoại vụ |
7 | CSDL Cấp phát ngân sách Nhà nước |
8 | CSDL Luật và Văn bản quy phạm pháp luật |
9 | CSDL Cán bộ, công chức tỉnh |
10 | CSDL Lao động và chính sách xã hội |
11 | CSDL GIS cơ sở. Xây dựng CSDL ứng dụng công nghệ GIS phát triển KTXH |
12 | CSDL GIS chuyên ngành Địa lý hành chính tỉnh |
13 | CSDL GIS chuyên ngành Đất đai và nhà ở |
14 | CSDL GIS chuyên ngành Tài nguyên và môi trường |
15 | CSDL GIS chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông của tỉnh |
16 | CSDL GIS chuyên ngành Quy hoạch xây dựng |
17 | CSDL GIS chuyên ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh |
18 | CSDL GIS chuyên ngành Đất nước, con người, lịch sử và du lịch (Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng, các hoạt động Văn hoá, lễ hội) |
19 | CSDL GIS chuyên ngành Đê điều và phòng chống lụt bão |
20 | CSDL Hệ thống TAND các cấp và cơ quan thi hành án dân sự |
21 | CSDL Hệ thống đơn, thư khiếu nại tố cáo và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo |
22 | CSDL Công chứng, chứng thực, giám định Tư pháp, hộ tịch, lý lịch Tư pháp, luật sư, quốc tịch |
23 | CSDL Tổng hợp về xét xử các vụ việc vi phạm pháp luật |
24 | CSDL Vụ việc an ninh trật tự và an toàn xã hội |
25 | CSDL Doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh |
26 | CSDL Thẩm định các công trình, các dự án đầu tư |
27 | CSDL Hệ thống giáo dục các cấp, các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh |
28 | CSDL Cán bộ, giáo viên ngành giáo dục |
29 | CSDL Hệ thống các bệnh viện, các trung tâm y tế, các phòng khám, phòng thuốc trên địa bàn tỉnh |
30 | CSDL Dịch bệnh, phương pháp phòng chống dịch bệnh |
31 | CSDL Dược liệu (Đông, Tây) và phương pháp sử dụng |
32 | CSDL Các đề tài khoa học, sáng kiến giảng dạy, các công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học |
33 | CSDL khoa học và công nghệ, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
34 | CSDL Phương tiện xe cơ giới |
35 | CSDL Thông tin kinh tế kỹ thuật ngành GTVT |
36 | CSDL Ngành công nghiệp; các thiết bị, sản phẩm công nghiệp… |
37 | CSDL Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thông tin KHKT phục vụ khuyến nông, khuyến lâm, cây trồng và vật nuôi, dịc bệnh… |
38 | CSDL Thuỷ sản; tài nguyên nước, giống thuỷ cầm, dịch bệnh, KHKT… |
39 | CSDL về các cơ sở, trung tâm thể thao, các bộ môn thể thao của tỉnh cùng với hệ thống vận động viên, trọng tài, các giải thi đấu TDTT, kỷ lục TDTT, phong cấp vận động viên và trọng tài trong ngành TDTT |
40 | CSDL Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng |
41 | CSDL Vũ khí, khí tài, trang thiết bị an ninh quốc phòng |
42 | CSDL Văn hoá xã hội |
- 1Quyết định 2486/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 2665/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 3Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 4Nghị quyết 63/2006/NQ-HĐND Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 2486/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 2665/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 7Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 8Nghị quyết 63/2006/NQ-HĐND Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 87/2007/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- Số hiệu: 87/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Bùi Vĩnh Kiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực