- 1Luật Công ty 1990
- 2Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 3Nghị định 361-HĐBT năm 1992 sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành kèm theo Nghị định 221-HĐBT và 222-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Luật Công ty sửa đổi 1994
- 5Luật Doanh nghiệp tư nhân sửa đổi 1994
- 6Nghị quyết số 38-CP về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/QĐ-UB-KT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 1995 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty đã được kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII thông qua ngày 21/12/1990 ;
Căn cứ Luật sửa đổi một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật sửa đổi một số điều của Luật Công ty đã được kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 22/6/1994 ;
Căn cứ Nghị định 361/HĐBT ngày 01/10/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm trong các quy định ban hành kèm theo Nghị định số 221/HĐBT và 222/HĐBT ngày 23/7/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ;
Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức ;
Căn cứ Thông tư số 472/PLDSKT ngày 20/5/1993 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục và thời gian cấp giấp phép thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty ;
Xét đề nghị của các Giám đốc Sở Công nghiệp, Sở Thương mại, Sở Tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành quy định về thủ tục cấp giấp phép thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty.
Điều 2.- Quy định kèm theo quyết định này thay thế các điều 7, 10, 11, 12, 13, 15 bản quy định kèm theo Quyết định số 617/QĐ-UB ngày 04/11/1991 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/QĐ-UB-KT ngày 07 tháng 01 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 1.- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân, tổ chức xã hội muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh phải nộp hồ sơ tại Ủy ban Kế hoạch thành phố.
Riêng việc kinh doanh vàng, đá quý thì nộp hồ sơ tại Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh.
a. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm :
1. Đơn xin thành lập doanh nghiệp tư nhân.
2. Phương án kinh doanh ban đầu.
3. Tờ khai lý lịch.
4. Giấy chứng thực trụ sở của DNTN.
+ Nếu là nhà riêng thì phải có giấy chứng nhận sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Nếu là nhà thuê của tư nhân thì phải có hợp đồng thuê nhà do chủ doanh nghiệp ký và có xác nhận của Công chứng (đối với các quận), hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (đối với các huyện).
+ Nếu là nhà thuê của Nhà nước (người sử dụng cho thuê lại) phải có xác nhận của ngành nhà đất.
+ Nếu là nhà thuộc tài sản Nhà nước giao (cơ quan cho thuê lại) phải có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
b- Đối với công dân không có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh muốn thành lập doanh nghiệp tại thành phố :
Ngoài các loại giấy tờ nói ở điểm a, phải có thêm :
- Công văn giới thiệu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi thường trú.
c- Đối với doanh nghiệp tư nhân xin kinh doanh những ngành, nghề theo quy định phải có chứng chỉ ngành nghề :
Ngoài các loại giấy tờ nói ở điểm a, phải có thêm :
- Bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp chuyên môn.
- Giấy tờ chứng nhận theo quy định riêng của ngành đó.
a- Hồ sơ thành lập Công ty gồm :
1- Đơn xin thành lập Công ty.
2- Phương án kinh doanh ban đầu.
3- Dự thảo điều lệ.
4- Tờ khai lý lịch của từng thành viên (cá nhân tham gia thành lập công ty).
5- Giấy chứng thực trụ sở của Công ty :
+ Nếu là nhà riêng của thành viên góp vốn vào công ty thì phải có giấy chứng nhận sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng hợp pháp được Phòng Công chứng thành phố chứng nhận.
+ Nếu là nhà thuê của tư nhân thì phải có hợp đồng thuê nhà có xác nhận của công chứng (đối với các quận) hoặc UBND xã, thị trấn (đối với các huyện).
+ Nếu là nhà thuê của Nhà nước (người sử dụng cho thuê lại) phải có xác nhận của ngành nhà đất.
+ Nếu là nhà thuộc tài sản Nhà nước giao (cơ quan cho thuê lại) phải có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
b- Đối với sáng lập viên là doanh nghiệp Nhà nước :
Ngoài các loại giấy tờ nói ở điểm a, phải có thêm :
- Bản sao quyết định thành lập.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cho phép tham gia thành lập Công ty, mức vốn góp và người đại diện cho tổ chức kinh tế đó tham gia thành lập công ty.
- Văn bản của Bộ Tài chánh về vốn góp.
c- Đối với sáng lập viên là tổ chức :
(Kể cả tổ chức thuộc Trung ương, Tỉnh, Thành phố khác đóng tại thành phố Hồ Chí Minh).
1- Nếu sáng lập viên là tổ chức xã hội, phải có thêm :
- Bản sao quyết định hoặc giấp phép thành lập tổ chức.
- Quyết định của tổ chức đó cho phép góp vốn và cử người đại diện tham gia thành lập công ty.
- Văn bản của cơ quan tài chánh (Sở, quận, huyện) về vốn góp (nếu tổ chức thuộc ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động).
2- Nếu sáng lập viên là tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân, phải có thêm :
- Bản sao giấp phép thành lập.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Văn bản của tổ chức đó về vốn góp và cử người đại diện tham gia thành lập công ty.
d- Đối với các sáng lập viên là Hợp tác xã :
Phải có thêm :
- Giấp phép thành lập Hợp tác xã.
- Nghị quyết của đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên về việc tham gia, mức vốn góp và người đại diện HTX tham gia thành lập Công ty.
đ- Đối với sáng lập viên không có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh muốn thành lập doanh nghiệp tại thành phố :
Phải có thêm :
- Công văn giới thiệu của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố nơi thường trú.
e- Đối với Công ty xin kinh doanh những ngành, nghề theo quy định phải có chứng chỉ ngành, nghề :
Phải có thêm :
- Bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp chuyên môn.
- Giấy tờ chứng nhận theo quy định riêng của ngành đó.
Điều 4.- Trình tự và thời gian giải quyết hồ sơ :
1- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của người xin thành lập doanh nghiệp, Ủy ban Kế hoạch thành phố có trách nhiệm gởi công văn hỏi ý kiến UBND quận, huyện và các sở quản lý ngành có liên quan.
Kể từ ngày nhận được công văn hỏi ý kiến, UBND quận, huyện và các sở có trách nhiệm trả lời bằng công văn trong kỳ hạn không quá 7 ngày đối với DNTN, 14 ngày đối với công ty.
Đối với các ngành, nghề cần có ý kiến của Bộ trước khi cấp giấp phép thành lập thì sở quản lý ngành đó chịu trách nhiệm hỏi Bộ. Trong trường hợp này thì thời hạn trả lời được tính cả thời gian chờ Bộ có ý kiến (theo hạn định).
Nếu quá thời hạn quy định, các cơ quan được hỏi ý kiến không trả lời, Ủy ban Kế hoạch thành phố được phép trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
2- Các trường hợp cần hỏi ý kiến sở quản lý ngành là trường hợp mà người lập doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề theo quy định sau đây :
- Các ngành, nghề phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép (theo điều 5 Luật Doanh nghiệp tư nhân và điều 11 Luật Công ty).
- Các ngành, nghề được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét (theo điều 3 Nghị định 221/HĐBT và điều 4 Nghị định 222/HĐBT).
- Các ngành, nghề do Bộ quản lý ngành quy định điều kiện cụ thể.
- Ngành, nghề kinh doanh đặc biệt (theo Nghị định 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ).
3- Các cơ quan được hỏi ý kiến trả lời về các nội dung sau đây :
- Ủy ban nhân dân quận, huyện trả lời về nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, địa điểm kinh doanh (đối với các ngành, nghề kinh doanh đặc biệt và ngành, nghề có quy chế riêng).
- Các cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và cơ quan quản lý Nhà nước trả lời về điều kiện kinh doanh theo quy chế ngành và quy định của Nhà nước.
4- Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của người xin thành lập doanh nghiệp, Ủy ban Kế hoạch thành phố phải lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố trong thời hạn không quá 20 ngày đối với DNTN, 40 ngày đối với công ty.
5- Thời hạn từ lúc Ủy ban Kế hoạch thành phố nhận hồ sơ hợp lệ cho đến khi Ủy ban nhân dân thành phố cấp hoặc từ chối cấp giấp phép không quá 30 ngày đối với DNTN, 60 ngày đối với công ty.
6- Hồ sơ hoàn chỉnh của doanh nghiệp được lưu tại 3 nơi sau đây :
- Ủy ban nhân dân thành phố.
- Ủy ban Kế hoạch thành phố.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện (Số bản lưu tại trụ sở doanh nghiệp, do doanh nghiệp quy định).
Toàn bộ hồ sơ phải là bản chính, nếu là bản sao thì phải được thị thực của UBND phường, xã hoặc thị trấn nơi cư trú hoặc nơi đóng trụ sở doanh nghiệp.
Điều 5.- Chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp :
1- Đối với các doanh nghiệp ở thành phố muốn đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở tỉnh, thành phố khác phải nộp hồ sơ tại Ủy ban Kế hoạch thành phố. Sau khi hỏi ý kiến các cơ quan hữu quan, Ủy ban Kế hoạch thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố để giới thiệu đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó. Hồ sơ gồm :
- Đơn xin phép đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (mẫu 03-CN/VP).
- Bản sao giấp phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Báo cáo hoạt động (theo Pháp lệnh Kế toán thống kê) được Chi cục Thuế quận, huyện xác nhận.
Thời hạn từ lúc Ủy ban Kế hoạch thành phố nhận hồ sơ hợp lệ đến khi Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận hoặc từ chối giới thiệu doanh nghiệp đến các Tỉnh, Thành phố xin đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện không quá 30 ngày.
Sau 15 ngày, kể từ ngày chi nhánh hoặc văn phòng đại diện được cấp giấy đăng ký, doanh nghiệp phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Kế hoạch thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện.
2- Đối với doanh nghiệp ở các Tỉnh, Thành phố khác muốn đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh phải hộp hồ sơ tại Ủy ban Kế hoạch thành phố. Sau khi hỏi ý kiến các cơ quan hữu quan, Ủy ban Kế hoạch thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp hoặc từ chối cấp giấp phép theo luật định.
Hồ sơ gồm :
- Đơn xin phép đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (mẫu 03-CN/VP).
- Bản sao giấp phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Phương án hoạt động kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh (nếu là chi nhánh).
- Tờ khai lý lịch của người đại diện (theo mẫu của thành phố).
- Giấy tờ chứng thực về trụ sở đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
- Công văn của UBND Tỉnh, Thành phố, nơi cấp giấp phép thành lập doanh nghiệp có ý kiến về việc doanh nghiệp lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thời hạn từ lúc Ủy ban Kế hoạch thành phố nhận hồ sơ hợp lệ đến khi Ủy ban nhân dân thành phố cấp hay từ chối cấp giấp phép đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện doanh nghiệp không quá 30 ngày.
Chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký tại Ủy ban Kế hoạch thành phố.
1- Giấy phép thành lập doanh nghiệp, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành :
- Doanh nghiệp tư nhân theo mẫu GP/TLDN-01.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn theo mẫu GP/TLDN-02.
- Công ty cổ phần theo mẫu GP/TLDN-03.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu GP/TLDN-04.
Kể từ ngày ban hành quy định này các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đặt văn phòng đại diện, chi nhánh được cấp giấp phép theo mẫu mới.
2- Các doanh nghiệp hoặc văn phòng đại diện, chi nhánh đang hoạt động nếu có yêu cầu thì nộp hồ sơ tại Ủy ban Kế hoạch thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố đổi giấp phép mới theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại công văn số 1042/PLD-KT ngày 7/10/1993.
Hồ sơ xin đổi giấp phép gồm :
- Đơn xin đổi giấp phép (theo mẫu 04-GPTL-DN).
- Bản chính giấp phép thành lập doanh nghiệp.
3- Người xin thành lập doanh nghiệp, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nhận giấp phép (do Ủy ban nhân dân thành phố cấp) tại Ủy ban Kế hoạch thành phố.
Điều 7.- Giấy phép hành nghề (còn được gọi là chứng chỉ hành nghề, giấp phép kinh doanh, chứng nhận hành nghề) :
Các ngành, nghề kinh doanh cần phải có giấp phép hành nghề là những ngành, nghề quy định ở điểm 2 điều 4.
Việc cấp giấp phép hành nghề phải được thực hiện trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp đã hội đủ điều kiện về thủ tục cấp giấp phép hành nghề thì khi các sở xem xét hồ sơ thành lập doanh nghiệp (do Ủy ban Kế hoạch thành phố hỏi ý kiến) sở được cấp giấp phép hành nghề trước khi cấp giấp phép thành lập.
Các sở xem xét cấp giấp phép hành nghề trong thời hạn không quá 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1- Kể từ ngày được cấp giấp phép thành lập, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại Ủy ban Kế hoạch thành phố trong thời hạn theo Luật định :
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, không quá 60 ngày.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, không quá 180 ngày.
- Đối với công ty cổ phần, không quá 1 năm.
Quá thời hạn nói trên mà chưa đăng ký, nếu muốn tiếp tục thành lập doanh nghiệp phải làm lại thủ tục xin phép thành lập. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Ủy ban nhân dân thành phố có thể gia hạn giấp phép thành lập không quá 30 ngày (nếu là doanh nghiệp tư nhân) hoặc 90 ngày (nếu là công ty).
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo trong thời gian theo Luật định.
2- Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm :
a- Đối với doanh nghiệp tư nhân :
- Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân (bản chính và bản sao).
- Giấy chứng nhận của Ngân hàng trong nước nơi công ty mở tài khoản về số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng của DNTN có trong tài khoản ở Ngân hàng.
- Giấy chứng nhận của Phòng Công chứng thành phố về trị giá tài sản bằng hiện vật thuộc sở hữu của chủ DNTN.
- Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu thường trú của chủ doanh nghiệp tư nhân.
b- Đối với công ty :
- Giấp phép thành lập công ty (bản chính và bản sao), kèm danh sách sáng lập viên.
- Điều lệ công ty đã được hội nghị toàn thể thành viên hoặc đại hội đồng thành lập thông qua, được công chứng tại Phòng Công chứng thành phố, kèm theo biên bản cuộc họp.
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc, kiểm soát viên hoặc biên bản phân công đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát (trường hợp đối với công ty TNHH có số thành viên không quá 11 người).
- Giấy chứng nhận của Ngân hàng trong nước nơi công ty mở tài khoản về số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng của các thành viên công ty có trong tài khoản phong tỏa ở Ngân hàng.
- Giấy chứng nhận của Phòng Công chứng thành phố về trị giá tài sản bằng hiện vật thuộc sở hữu của công ty.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu thường trú của các sáng lập viên.
- Giấy chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành, nghề kinh doanh đặc biệt hoặc ngành, nghề có quy định riêng).
3- Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Kế hoạch thành phố phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp chậm nhất là 15 ngày.
4- Ủy ban Kế hoạch thành phố được sử dụng một khoản thuộc lệ phí cấp giấp phép thành lập và lệ phí đăng ký kinh doanh cho phép để chi phí cho công việc hành chánh về cấp giấp phép thành lập doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo trong thời gian theo Luật định.
Điều 9.- Thay đổi mục tiêu, ngành, nghề, vốn đầu tư ban đầu và các nội dung khác :
1- Khi muốn thay đổi mục tiêu, ngành, nghề, vốn đầu tư ban đầu và các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp lập hồ sơ nộp Ủy ban Kế hoạch thành phố. Sau khi hỏi ý kiến các cơ quan hữu quan, Ủy ban Kế hoạch thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Hồ sơ gồm :
- Đơn xin thay đổi, bổ sung nội dung kinh doanh.
- Bản sao giấp phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Báo cáo hoạt động được Chi cục Thuế quận, huyện xác nhận.
- Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc hội nghị thành viên (nếu là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH).
2- Những trường hợp thay đổi các nội dung sau đây phải được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép:
- Thay đổi tên doanh nghiệp.
- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh (đối với các ngành, nghề theo quy định tại điểm 2 điều 4).
- Thay đổi vốn điều lệ của công ty, vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân.
- Thay đổi thành viên công ty hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
3- Ủy ban Kế hoạch thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền giải quyết các trường hợp thay đổi ngoài phạm vi nội dung đã ghi ở điểm 2 nêu trên, sau khi hỏi ý kiến các cơ quan hữu quan tại thời điểm xin thay đổi (nếu thay đổi các nội dung có liên quan đến vốn).
4- Điều kiện để được thay đổi nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là :
- Doanh nghiệp đang hoạt động.
- Doanh nghiệp phải chứng minh vốn đầu tư của mình tại thời điểm xin thay đổi (nếu thay đổi các nội dung có liên quan đến vốn).
- Đối với Công ty, việc thay đổi nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải được thông qua hội nghị thành viên hoặc đại hội đồng bất thường sửa đổi điều lệ và phải được Phòng Công chứng Nhà nước thành phố chứng nhận.
- Trường hợp bổ sung các ngành, nghề mà Luật quy định phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và các ngành, nghề Thủ tướng ủy quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố thì phải thực hiện theo điều 1 và điều 2 Nghị định 361/HĐBT ngày 01/10/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ).
5- Các trường hợp thay đổi nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đều phải được đăng ký tại Ủy ban Kế hoạch thành phố và đăng báo theo Luật định.
Điều 10.- Ban hành kèm theo bản quy định này phụ lục các loại mẫu dùng để lập hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 552/XNK-CN năm 2013 giấp phép kinh doanh rượu do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 3Quyết định 13/QĐ.UB.TC năm 1992 Ban hành quy định về thủ tục, trình tự xét cấp giấy phép thành lập, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Chi nhánh Văn phòng đại diện hoạt động tại địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 88/QĐ.UB năm 1994 quy định về cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, công ty; cấp giấy phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện tỉnh An Giang
- 1Luật Công ty 1990
- 2Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990
- 3Nghị định 221-HĐBT năm 1991 Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật doanh nghiệp tư nhân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 361-HĐBT năm 1992 sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành kèm theo Nghị định 221-HĐBT và 222-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 17-CP năm 1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt
- 6Luật Công ty sửa đổi 1994
- 7Luật Doanh nghiệp tư nhân sửa đổi 1994
- 8Nghị quyết số 38-CP về việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Chính phủ ban hành
- 9Công văn 552/XNK-CN năm 2013 giấp phép kinh doanh rượu do Cục Xuất nhập khẩu ban hành
- 10Quyết định 13/QĐ.UB.TC năm 1992 Ban hành quy định về thủ tục, trình tự xét cấp giấy phép thành lập, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Chi nhánh Văn phòng đại diện hoạt động tại địa bàn tỉnh An Giang
- 11Quyết định 88/QĐ.UB năm 1994 quy định về cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, công ty; cấp giấy phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện tỉnh An Giang
Quyết định 46/QĐ-UB-KT năm 1995 quy định về thủ tục cấp giấp phép thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 46/QĐ-UB-KT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/01/1995
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trương Tấn Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/02/1995
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực