- 1Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 3Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đề điều
- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 6Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 3729/QĐ-BNN-TCTL năm 2019 về phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4516/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ mới trường; Luật Tài nguyên nước; Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 3554/SNN-TL ngày 23/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2020 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN NĂM 2020 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4516/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ An)
Thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý; UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2020 - 2025 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định rõ trách nhiệm, triển khai các nhiệm vụ cụ thể, nâng cao tính chủ động của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi trong việc bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi;
- Hạn chế, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh;
- Quản lý việc cấp phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:
Đến hết năm 2022: đạt tỷ lệ 100% các bệnh viện và khu công nghiệp, 50% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định tại nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.
Đến hết năm 2025: Đạt tỷ lệ 80% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định tại nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.
2. Phạm vi kế hoạch: Kế hoạch hành động được triển khai thực hiện trên phạm vi quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An giao UBND các huyện, thành phố, thị xã (trực tiếp là các xã, phường, hợp tác xã) quản lý và các Công ty Thủy lợi quản lý, khai thác.
3. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành có liên quan, tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác công …………….
- Tham mưu việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan; kiểm soát, không cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân xả nước thải không đạt quy chuẩn cho phép theo quy định.
- Tổ chức cập nhật cơ sở dữ liệu của tỉnh vào cơ sở dữ liệu chung về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi (sau khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm; tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, thay thế bằng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, an toàn để tránh các ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước.
- Chủ trì tổ chức xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi (cấp tỉnh quản lý) với các Công ty Thủy lợi, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; xử lý kiên quyết, dứt điểm các vụ vi phạm không để tồn tại kéo dài, tái vi phạm.
- Theo dõi, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung đã đề ra; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát công tác bảo vệ chất lượng nước, giải quyết tình hình ô nhiễm trong các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chợ, khu công nghiệp, bệnh viện, các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh,... xả thải trực tiếp vào công trình thủy lợi.
3. Các Sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch này.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt thực hiện các nội dung kế hoạch nhằm giúp người dân nhận thức về bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; chủ động bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi thuộc địa phương mình quản lý.
- Tăng cường công tác bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, kiểm soát việc xả nước thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý; thường xuyên tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định cũng như thực hiện các nội dung về đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào kiểm soát, giám sát ô nhiễm nguồn nước.
- Thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai nói chung và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm bảo vệ chất lượng nước nói riêng từ khi mới phát sinh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trọng công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai theo các Nghị định của Chính phủ: số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017, số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
- Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý thống kê nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi; chủ trì, tổ chức cập nhật số liệu, dữ liệu về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về xả thải gây ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi; tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Báo cáo tình hình thực hiện định kỳ 3 tháng một lần và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi được giao quản lý.
- Quan trắc, giám sát chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi được giao quản lý, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát tình hình ô nhiễm.
- Tăng cường giám sát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của các hộ dân. Khi phát hiện vi phạm về xả thải vào công trình thủy lợi, có trách nhiệm kịp thời thông báo và phối hợp với cấp có thẩm quyền để xử lý.
- Thống kê nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi thuộc trách nhiệm quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền (đối với các Công ty Thủy lợi tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT; các tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân quản lý báo cáo UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT).
- Tổ chức ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc đơn vị quản lý.
- Xây dựng và đưa vào sử dụng thí điểm hệ thống quan trắc tự động.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi có xét đến nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
- Báo cáo tình hình thực hiện định kỳ 3 tháng một lần và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng, hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp,... để tránh tác động xấu đến chất lượng môi trường nước trong các công trình thủy lợi.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch, giám đốc các Công ty Thủy lợi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
TT | Nội dung thực hiện | Cơ quan, đơn vị chủ trì | Cơ quan, đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời gian thực hiện |
I | Triển khai thực hiện pháp luật về thủy lợi và truyền thông nâng cao nhận thức |
|
|
|
|
1 | Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi | Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Công ty Thủy lợi và các đơn vị có liên quan | Hội nghị triển khai thực hiện | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
2 | Thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm | Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các đơn vị có liên quan |
| Hàng năm |
3 | Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước của công trình thủy lợi trên các phương tiện thông tin đại chúng | Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các đơn vị có liên quan |
| Năm 2020 và các năm tiếp theo |
II | Tổ chức thống kê các nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi, giám sát việc thực hiện giấy phép |
|
|
|
|
1 | Điều tra, thống kê các nguồn xả thải chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi | Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan | Báo cáo | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
2 | Giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi | Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan | Báo cáo | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
3 | Tham mưu việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan | Báo cáo | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
III | Tăng cường quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm |
|
|
|
|
1 | Quan trắc, giám sát chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi | Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi | Các đơn vị có liên quan |
| Hàng năm |
2 | Xây dựng và đưa vào sử dụng thí điểm hệ thống quan trắc tự động | Công ty Thủy lợi | Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan |
| Năm 2020 và các năm tiếp theo |
3 | Tổ chức cập nhật cơ sở dữ liệu của tỉnh vào cơ sở dữ liệu chung về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty Thủy lợi và các đơn vị có liên quan | Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành công trình | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
4 | Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền | Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố | Công an tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Thủy lợi và các đơn vị có liên quan | Xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền. | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
IV | Tổng hợp báo cáo |
|
|
|
|
1 | Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty Thủy lợi, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan | Báo cáo | Hàng năm |
- 1Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên bàn địa tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025
- 4Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt khả năng chịu tải và giải pháp bảo vệ chất lượng nước các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Luật Thủy lợi 2017
- 6Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 7Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 8Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đề điều
- 10Quyết định 3729/QĐ-BNN-TCTL năm 2019 về phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
- 11Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 12Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2020 về hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 13Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 về Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên bàn địa tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025
- 14Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt khả năng chịu tải và giải pháp bảo vệ chất lượng nước các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 4516/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2020-2025
- Số hiệu: 4516/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực