Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4334/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2012 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Nuôi con nuôi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 38/TTr-STP ngày 28 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRIỂN KHAI ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4334/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Quyết định số 1985/QĐ-BTP ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi; Đồng thời, để khắc phục tình trạng nuôi con nuôi thực tế (nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi và yêu cầu các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện những nội dung sau:
1. Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ cha mẹ và con, quan hệ gia đình; ngăn ngừa, hạn chế những tác động, tranh chấp phát sinh từ việc nuôi con nuôi thực tế, ổn định đời sống của người dân; đồng thời, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, góp phần tăng cường công tác quản lý về hộ tịch.
2. Thông qua việc triển khai thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi thực tế nói riêng để người dân hiểu mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi, tự nguyện đăng ký việc nuôi con nuôi. Huy động sự tham gia của các đoàn thể có liên quan vào công tác động viên, khuyến khích người dân đi đăng ký việc nuôi con nuôi theo Luật định.
3. Thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; Bảo đảm bí mật các thông tin về cá nhân; tôn trọng ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của công dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế; tuyên truyền, vận động để người dân tự nguyện đăng ký, không cưỡng ép, bắt buộc.
Kết hợp việc rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi thực tế với việc đăng ký nuôi con nuôi, bảo đảm đúng tiến độ thời gian theo Kế hoạch này, định kỳ báo cáo sơ kết, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6 năm 2015 và đầu năm 2016 tổ chức Tổng kết về công tác này.
1. Tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi thực tế.
a) Nội dung tuyên truyền: tập trung tuyên truyền, phổ biến cho người dân những quy định của pháp luật về Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi; nuôi con nuôi trong nước và vấn đề nuôi con nuôi thực tế.
Cần chú trọng mục đích, ý nghĩa cơ bản của việc đăng ký nuôi con nuôi là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, ngăn ngừa tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ gia đình.
Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế, đặc biệt là nội dung về thời hiệu chỉ được tiến hành trong thời hạn 05 năm, từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; hết thời hạn này mà không đăng ký thì việc nuôi con nuôi thực tế sẽ không được pháp luật công nhận, các tranh chấp phát sinh liên quan đến cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con nuôi với thành viên gia đình của cha mẹ nuôi (như nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế...) sẽ không được pháp luật bảo hộ.
b) Hình thức tuyên truyền: bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung phù hợp; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể địa phương vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi.
Xây dựng tài liệu tuyên truyền phát thanh trên hệ thống thông tin đại chúng cấp huyện, xã để nhân dân hiểu rõ những quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi thực tế; làm tờ gấp, viết bài phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi và nuôi con nuôi thực tế trên các bản tin cấp huyện, tổ chức tuyên truyền miệng bằng tiếng dân tộc để giúp người dân tộc hiểu rõ về nội dung những quy định của pháp luật.
Kịp thời nhân những điển hình hay, những cách làm tốt liên quan đến tình cảm gia đình, tình cảm cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con nuôi với thành viên gia đình của cha mẹ nuôi. Việc bảo vệ quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ cha mẹ và con, quan hệ gia đình; việc ngăn ngừa, hạn chế những tác động, tranh chấp phát sinh từ việc nuôi con nuôi thực tế, công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi theo Luật.
b) Đối tượng tuyên truyền:
Hệ thống chính trị tại tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm, bản, làng để phối hợp với cán bộ Tư pháp, Cảnh sát khu vực, Ban công tác Mặt trận, Hội LHPN, cán bộ dân số thực hiện việc tuyên truyền, rà soát, thống kê.
Hệ thống chính trị và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện.
Toàn thể nhân dân, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân ở khu vực ven đô, khu vực ngoại thành, vùng dân tộc thiểu số.
2. Rà soát, thống kê, đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế trên phạm vi toàn thành phố.
a) Việc rà soát, thống kê, đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế phải được tiến hành từ Ủy ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ kế hoạch này, UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo UBND cấp xã có kế hoạch, tiến độ, nội dung, phân công trách nhiệm chi tiết và triển khai thực hiện việc tuyên truyền và rà soát, thống kê tình hình con nuôi thực tế đến từng tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm, bản, làng trên địa bàn xã.
Đối tượng rà soát chủ yếu đối với việc nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau hiện đang cư trú tại địa phương.
Thông qua kết quả rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi thực tế, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã phải nắm được chính xác số liệu các trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã phát sinh trên địa bàn cấp xã qua các thời kỳ mà chưa đăng ký; nguyên nhân, lý do chưa đăng ký, từ đó chủ động đề xuất, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế cho người dân.
b) Kết quả rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa bàn xã phải được cán bộ Tư pháp - Hộ tịch giúp UBND cấp xã lập danh sách đầy đủ, chính xác lưu hồ sơ và gửi về cấp trên theo Mẫu số 01 kèm theo Kế hoạch này.
c) Sau khi thực hiện rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi thực tế trên toàn xã, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch giúp UBND cấp xã lập bản Tổng hợp tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa bàn cấp xã theo Mẫu số 02, đồng thời làm Báo cáo đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa bàn xã theo Mẫu số 05 kèm theo Kế hoạch này. Báo cáo đánh giá cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:
- Nguyên nhân, lý do phát sinh hiện tượng nuôi con nuôi thực tế tại địa phương (ví dụ: do cha mẹ nuôi không sinh đẻ được, do phong tục tập quán, do tác động của xã hội, do nhu cầu muốn có thêm con trai hoặc con gái (“có nếp có tẻ” v.v...).
- Những khó khăn, trở ngại đối với người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi (ví dụ: do nhận thức đơn giản, do đi lại khó khăn, do pháp luật đòi hỏi nhiều loại giấy tờ mà không đáp ứng được v.v...).
3. Hướng dẫn lập hồ sơ đối với trường hợp có nhu cầu và đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế
a) Trong quá trình rà soát, thống kê về tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa phương, nếu cha mẹ nuôi/con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi, thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn cha mẹ nuôi/con nuôi lập hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (theo mẫu TP/CN-2011/CN.03 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi). Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của cha mẹ nuôi;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của con nuôi;
- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ nuôi, nếu có;
- Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có.
b) Trong trường hợp cha mẹ nuôi, con nuôi chưa có/không có nguyện vọng đăng ký, thì phải tôn trọng nguyện vọng của người dân mà không được ép buộc họ đi đăng ký. Ủy ban nhân dân cấp xã cần cử cán bộ gặp gỡ, tiếp xúc, tư vấn, tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ nuôi, con nuôi nắm rõ về mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi, đồng thời vận động người dân tự nguyện đăng ký nuôi con nuôi; không được công bố hoặc công khai thông tin về nuôi con nuôi thực tế của người dân, gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống bình thường của người dân.
4. Tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
a) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau phát sinh trước ngày 01/01/2011, nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi như sau:
- Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
(Ví dụ, việc nuôi con nuôi thực tế phát sinh ở miền Bắc từ những năm 60 đến những năm 90 của thế kỷ trước, thì phải áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 hoặc 1986 để xác định điều kiện nuôi con nuôi, trong đó đặc biệt chú ý điều kiện về khoảng cách tuổi giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.)
- Đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 (ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên (cha mẹ nuôi và con nuôi) đều phải còn sống.
- Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
b) Đối với trường hợp nuôi con nuôi thực tế tuy đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, nhưng người dân chưa có/không có nguyện vọng đăng ký, thì Ủy ban nhân dân cấp xã cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi, đồng thời vận động họ đi đăng ký; không được ép buộc người dân đi đăng ký nếu họ thực sự không có nhu cầu hoặc muốn giữ bí mật về đời tư.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo
Xây dựng Kế hoạch, triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi và chỉ đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện và chỉ đạo thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch.
Chỉ đạo tổng kết Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi.
2. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
- Giao Sở Tư pháp là Cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp với Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu, giúp UBND Thành phố tổ chức thực hiện tốt việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế.
- Trong tháng 10/2012 triển khai Kế hoạch đăng ký nuôi con nuôi thực tế và chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện và chỉ đạo thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch của UBND Thành phố.
- Giúp UBND Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo định kỳ việc thực hiện nội dung Kế hoạch của UBND các quận, huyện, thị xã. Tập trung chỉ đạo và có hình thức tuyên truyền, tập huấn sâu rộng về Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật nuôi con nuôi; nuôi con nuôi trong nước, việc nuôi con nuôi thực tế.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo về tình hình nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn Thành phố theo đúng tiến độ chỉ đạo của Bộ Tư pháp; đồng thời, báo cáo đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn Thành phố và đề xuất kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của pháp luật.
- Cuối tháng 6/2013 chuẩn bị nội dung đề cương, biểu mẫu để tiến hành khảo sát, kiểm tra một số quận, huyện tổ chức rút kinh nghiệm chung trước khi tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và UBND Thành phố.
- Tổ chức Hội nghị, Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, Sở, ngành, ý kiến các chuyên gia, ý kiến cán bộ Tư pháp cơ sở về các nội dung liên quan đến thực trạng và giải pháp trong công tác đăng ký và quản lý nuôi con nuôi theo nội dung Kế hoạch này.
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo Kế hoạch này vào đầu năm 2016.
3. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
3.1. Trong tháng 11/2012 triển khai thực hiện Kế hoạch này của UBND thành phố
Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, xây dựng Kế hoạch cụ thể thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo Kế hoạch của UBND Thành phố và hướng dẫn của Sở Tư pháp. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện của Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan. Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất hướng giải quyết để Sở Tư pháp có hướng chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
(Kế hoạch gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo định kỳ UBND Thành phố trước ngày 30/11/2012)
3.2. Từ 01/12/2012 đến 30/6/2013 tập trung chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền, tập huấn, rà soát, thống kê về tình hình nuôi con nuôi thực tế
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện tập trung thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, cán bộ tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xóm, bản, làng trên địa bàn thành phố về Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật nuôi con nuôi; việc nuôi con nuôi thực tế theo nội dung tại điểm 1, mục II Kế hoạch này.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê về tình hình nuôi con nuôi thực tế và đồng thời hướng dẫn lập hồ sơ và đăng ký nuôi con nuôi thực tế, tổ chức đăng ký nuôi con nuôi thực tế cho người dân có yêu cầu và đủ điều kiện theo Luật định. Lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bản Tổng hợp kết quả rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi phát sinh trên địa bàn xã (Mẫu số 02) và Báo cáo đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa bàn xã theo Mẫu số 05.
- Trước 30/6/2013 Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo về tình hình nuôi con nuôi thực tế của Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn (Mẫu số 03) và Báo cáo đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn huyện theo Mẫu số 05A và báo cáo về công tác tuyên truyền kèm theo số liệu cụ thể gửi Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo tình hình với UBND Thành phố).
3.3. Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tập trung hướng dẫn lập hồ sơ đối với trường hợp có nhu cầu và đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điểm 3 mục II của Kế hoạch này về việc hướng dẫn lập hồ sơ đối với trường hợp có nhu cầu và đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Đồng thời, tiếp tục tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi, mục đích ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi và vận động người dân tự nguyện, đủ điều kiện đi đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế khi người dân có yêu cầu và đủ điều kiện; đăng ký xong thì lập bản Tổng hợp (Mẫu số 02) gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.4. Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 12 năm 2015 tập trung chỉ đạo thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế cho người dân theo quy định
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế cho người dân theo quy định tại điểm 4 mục II của Kế hoạch này, trong đó cần chú ý một số điểm như sau:
- Đối với địa phương phát sinh nhiều trường hợp nuôi con nuôi thực tế có nhu cầu đăng ký, thì tùy điều kiện từng nơi, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể chỉ đạo việc tăng cường cán bộ cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký; trường hợp thật cần thiết như người dân già, yếu, tàn tật,... không thể đi lại, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã có thể tổ chức đăng ký lưu động tại các bản, làng, thôn, xóm để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân.
- Thường xuyên tổng hợp tình hình đăng ký nuôi con nuôi thực tế và gửi báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tư pháp theo quy định định kỳ 6 tháng, 1 năm với nội dung như đã nêu trên.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
Triển khai thực hiện nhiệm vụ về việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo yêu cầu của UBND Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trong đó tập trung:
- Tiến hành tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi thực tế, báo cáo số liệu cụ thể.
- Xây dựng nội dung, tiến độ chi tiết thực hiện nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ cấp xã, huy động hệ thống chính trị cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá và lập hồ sơ, đăng ký đối với các trường hợp nuôi con nuôi thực tế theo quy định tại Kế hoạch này. Sau khi đăng ký xong, Ủy ban nhân dân cấp xã lập bản Tổng hợp tình hình đăng ký nuôi con nuôi thực tế (Mẫu số 02) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thu thập thông tin, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất hướng giải quyết để Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.
- Duy trì việc lập và gửi báo cáo rà soát, thống kê, đánh giá về tình hình nuôi con nuôi thực tế theo đúng tiến độ đã đề ra.
5. Giao Công an Thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp thực hiện các nội dung của kế hoạch này.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống tham gia rà soát, thống kê và tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi, vận động các trường hợp nuôi con nuôi thực tế tự nguyện đi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Các Sở: Thông tin Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan truyền thông
- Chủ động phối hợp với ngành Tư pháp, UBND các quận, huyện, thị xã và Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Nuôi con nuôi; nuôi con nuôi trong nước (chú trọng vấn đề nuôi con nuôi thực tế) góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, ngăn ngừa tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ gia đình.
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, kết quả đã đạt được trong Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung và việc thực hiện quản lý Nhà nước về nuôi con nuôi nói riêng; những kết quả, tiến độ, điển hình thực hiện của các quận huyện, thị xã theo nội dung Kế hoạch này.
8. Kinh phí:
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có kế hoạch phân bổ, bố trí đủ kinh phí từ nguồn kinh phí của cấp mình để bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho việc thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
Giao Sở Tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí, bố trí phân bổ kinh phí trong ngân sách Thành phố cho Sở Tư pháp, đảm bảo thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố.
Yêu cầu Sở Tư pháp, các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch này và kịp thời báo cáo kết quả về UBND Thành phố theo quy định (qua Sở Tư pháp để tổng hợp)./.
- 1Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Kế hoạch 5520/KH-UBND triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 2236/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 39/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 7Quyết định 424/QĐ-UBND năm 2011 về kế hoạch triển khai Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 8Chỉ thị 33/2011/CT-UBND về triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 3519/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 1Luật Hôn nhân và gia đình 1959
- 2Luật Hôn nhân và gia đình 1986
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật nuôi con nuôi 2010
- 5Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
- 6Thông tư 12/2011/TT-BTP hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 1985/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Kế hoạch 5520/KH-UBND triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 2236/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 13Quyết định 39/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 14Quyết định 424/QĐ-UBND năm 2011 về kế hoạch triển khai Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành
- 15Chỉ thị 33/2011/CT-UBND về triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 3519/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Quyết định 4334/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 4334/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/10/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Vũ Hồng Khanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra