Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4324/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 01 tháng 7 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị Quyết số 43-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13 ngày 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 531/QĐ- TTg ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 4215/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 11 năm 2017 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 4972/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành danh mục Đề án, dự án, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng tại Tờ trình số 637/TTr-VKTXH ngày 30 tháng 12 năm 2021 về việc đề nghị phê duyệt Đề án Phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gồm một số nội dung chủ yếu như sau:
- Phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Vùng KTTĐ miền Trung) phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với các quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; với định hướng phát triển Vùng KTTĐ miền Trung và của các địa phương trong Vùng, thống nhất với các quy hoạch ngành khác có liên quan trên địa bàn; phù hợp tình hình thực tế và thế mạnh của các địa phương trong Vùng.
- Phát triển du lịch nhanh và bền vững, vận hành theo cơ chế thị trường, là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
- Phát triển đồng thời du lịch biển, đảo; du lịch di sản văn hóa, du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch biển, đảo làm mũi nhọn và du lịch di sản văn hóa làm trọng tâm để phát triển các loại hình du lịch đặc thù cho Vùng và cho từng địa phương trong Vùng. Đặt việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch địa phương, vùng trong tầm nhìn quốc tế, trong khuôn khổ quốc gia, trong sự liên kết vùng và liên vùng.
- Phát triển du lịch chuyển từ “điểm du lịch” sang “vùng du lịch”; từ “số lượng” sang “chất lượng”, có trọng tâm, trọng điểm; lấy nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch; ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh, xây dựng môi trường du lịch an toàn, lành mạnh và văn minh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch chung cho toàn Vùng.
- Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành trong chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm du lịch, từng bước hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch theo vùng đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch. Đầu tư tập trung, tránh dàn trải, trọng điểm, tạo được cú huých, sức lan tỏa cho phát triển du lịch các địa phương trong Vùng.
- Phấn đấu đến năm 2025, du lịch Vùng KTTĐ miền Trung trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành khác, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển Vùng KTTĐ miền Trung trở thành điểm đến hàng đầu của Việt Nam về du lịch biển, đảo. Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm du lịch gắn với đô thị hiện đại tầm cỡ khu vực; các tổ hợp và khu du lịch quốc gia đẳng cấp quốc tế. Góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo Việt Nam. Trong đó, du lịch Đà Nẵng không chỉ là trung tâm lan tỏa, hội tụ mà còn là trung tâm vào - ra của toàn Vùng KTTĐ miền Trung và cả nước. Đà Nẵng trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm thành phố phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có sức cạnh tranh cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Phục hồi và duy trì các thị trường du lịch truyền thống của Vùng, đặc biệt là các thị trường khách có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và tránh hiện tượng quá tải ở một số điểm đến. Đồng thời, tiếp cận, mở rộng thêm các thị trường khách cao cấp mới như Trung Đông, Bắc Âu, Ấn Độ...
- Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường và xu thế phát triển du lịch. Khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của điểm đến. Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo mang tính đặc trưng của Vùng. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Kết nối các sản phẩm du lịch của các địa phương tạo thành một chuỗi sản phẩm du lịch chung của Vùng, trong đó mỗi địa phương lại có một sản phẩm đặc thù riêng.
Trong giai đoạn đầu, tiếp tục đẩy mạnh liên kết giữa ba địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam để đảm bảo liên kết phát triển sản phẩm du lịch “Con đường di sản miền Trung” đi vào thực chất; đồng thời kết nối 03 di sản văn hóa thế giới với các giá trị văn hóa tiêu biểu của Vùng là văn hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa các dân tộc Đông Trường Sơn và văn hóa dân cư vùng biển. Mở rộng kết nối “Con đường di sản miền Trung” với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ đó, phát huy lợi thế tuyệt đối của toạ độ kết nối quốc tế của Đà Nẵng, hình thành ba tuyến du lịch thuộc loại đặc sắc và đẳng cấp cao lấy Đà Nẵng làm tọa độ xuất phát:
Dọc biển, theo đường bộ Bắc - Nam, tạo thành chuỗi du lịch cánh gà phía Bắc Hải Vân, nối Đà Nẵng, với Huế (di sản văn hóa) - Quảng Trị (di sản lịch sử - chiến tranh) - Sơn Đoòng, Quảng Bình (di sản thiên nhiên).
Dọc duyên hải phía Nam, tạo thành chuỗi du lịch cánh gà phía Nam Hải Vân, nối Đà Nẵng với Hội An - Mỹ Sơn (di sản văn hóa), Lý Sơn (di sản lịch sử - tự nhiên).
Xác lập tuyến liên kết phát triển Đà Nẵng - Măng Đen (Kon Tum), kết nối thành phố du lịch biển với du lịch núi.
Giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng liên kết giữa Vùng KTTĐ miền Trung với Tây Nguyên để kết nối “Con đường di sản văn hóa miền Trung” với “Con đường xanh Tây Nguyên” và liên kết giữa Vùng với Lào và Campuchia để kết nối “Con đường di sản miền Trung” của Việt Nam với Di sản văn hóa thế giới Cố đô Luang Prabang (Lào) và Quần thể Angkor Wat (Campuchia) để tạo thành sản phẩm du lịch “Con đường di sản Đông Dương” trong khuôn khổ hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia “Ba quốc gia - Một điểm đến”.
- Phát triển Vùng KTTĐ miền Trung trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với các sản phẩm du lịch đặc thù và có sức cạnh tranh cao. Tập trung phát triển 06 khu du lịch quốc gia là: Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế), Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Phương Mai (Bình Định); 05 điểm du lịch quốc gia là: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Mỹ Sơn (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Lũy (Quảng Ngãi, Bình Định); 03 đô thị du lịch là: Huế, Đà Nẵng, Hội An.
- Xúc tiến quảng bá du lịch Vùng tại các hội chợ, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế với vai trò là điểm đến thống nhất thay vì riêng lẻ của từng địa phương, từng điểm đến. Xây dựng thương hiệu du lịch Vùng thể hiện rõ được lợi thế du lịch biển, đảo, du lịch di sản văn hóa. Đẩy mạnh E-marketing du lịch trên nền tảng ứng dụng internet, điện thoại thông minh với các công nghệ thực tế ảo.
- Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, đảm bảo sự kết nối thuận lợi giữa các địa phương trong Vùng, đặc biệt giữa các trung tâm du lịch Vùng; kết nối giữa Vùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và với vùng Tây Nguyên; kết nối với khu vực và quốc tế.
- Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho đội ngũ lao động gián tiếp để đáp ứng được những yêu cầu dịch vụ du lịch tối thiểu cung cấp cho khách du lịch.
4. Giải pháp phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- Xây dựng định hướng phát triển du lịch Vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 để tích hợp vào quy hoạch quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng. Việc sớm thực hiện quy hoạch sẽ bảo đảm khoảng thời gian thực hiện đủ dài để làm “khung” định hướng cho các cơ quan Trung ương và chính quyền các địa phương nội vùng xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch theo từng giai đoạn phù hợp và bảo đảm tuân thủ đúng quy hoạch tổng thể Vùng.
- Hoàn thiện thể chế liên kết trong phát triển Vùng. Kiến nghị Chính phủ tái cơ cấu tổ chức điều phối phát triển các vùng gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ, Hội đồng vùng KTTĐ, Tổ điều phối của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ.
- Hoàn thiện môi trường đầu tư du lịch nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư du lịch hấp dẫn, thông thoáng và minh bạch. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh du lịch nội vùng. Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn FDI có công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực du lịch.
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Trung ương và các địa phương trong Vùng cần định hướng lại phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Phát triển nguồn nhân lực bậc cao nói chung và du lịch nói riêng nên được thực hiện ở cấp vùng hơn là cấp địa phương. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tham gia tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ lao động du lịch. Chính quyền các địa phương trong Vùng cần tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư đào tạo nghề cho người lao động trong doanh nghiệp, có cơ chế khuyến khích người lao động phát huy trí tuệ, tham gia nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Có chính sách ưu đãi đối với đội ngũ các nhà khoa học, nhất là ưu đãi đặc biệt đối với đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực du lịch đến công tác dài hạn tại các địa phương trong Vùng.
- Phát triển thị trường khách du lịch Vùng KTTĐ miền Trung gắn với vai trò trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Trong đó, đối với thị trường khách quốc tế cần tập trung ưu tiên phục hồi và duy trì các thị trường du lịch truyền thống của vùng, đặc biệt là thị trường khách du lịch Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ.
- Phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch Vùng KTTĐ miền Trung. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương trong Vùng, phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch, bảo đảm kết nối với hệ thống sản phẩm du lịch của Vùng và quốc gia. Đặc biệt, ưu tiên khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa đặc trưng, nổi trội của mỗi địa phương, ưu tiên công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững; chú trọng khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của từng địa phương, từng vùng để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của từng địa phương.
- Xúc tiến quảng bá, thu hút khách du lịch Vùng KTTĐ miền Trung gắn với vai trò trung tâm kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo phương thức truyền thống với sự hiện diện các địa phương trong Vùng, cần tập trung phát triển mạnh hệ thống quảng bá trực tuyến, chú trọng quảng bá qua mạng xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ để phân tích số liệu về hoạt động du lịch kịp thời, chính xác, giúp dự báo về thị trường khách; từ đó có các chính sách quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp. Hoàn thiện gian hàng quảng bá ảo của các địa phương, chia sẻ không gian với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch... kết nối gian hàng với các hội chợ triển lãm, quảng bá thực tế ảo của thế giới.
- Đẩy mạnh hợp tác, kết nối các hãng lữ hành lớn ở các thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới, khách du lịch tàu biển, khách du lịch thuê nguyên chuyến (charter) tàu bay và tàu hỏa... để thu hút khách du lịch. Liên kết, hợp tác với các đối tác truyền thông, doanh nghiệp du lịch, các đơn vị vận chuyển... về quảng bá thương hiệu và xúc tiến quảng bá du lịch Vùng KTTĐ miền Trung đến với khách du lịch trong và ngoài nước
- Nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch các địa phương trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch. Nghiên cứu có cơ chế các địa phương luân phiên làm nhóm trưởng của Vùng, thống nhất tham gia nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá hằng năm.
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch Vùng KTTĐ miền Trung gắn với vai trò trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Hình thành cơ sở dữ liệu tổng quát về nguồn nhân lực Vùng trên cơ sở tổ chức tổng điều tra hằng năm về nguồn nhân lực du lịch trong các cơ quan quản lý, các khu điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch của các địa phương trong Vùng để có phương án cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực du lịch toàn Vùng đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Với vai trò trung tâm đào tạo du lịch của Vùng, thành phố Đà Nẵng có thể đưa vào Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng các nội dung rà soát về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo của thành phố, đáp ứng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho cả Vùng.
Lập kế hoạch tăng cường phát triển đội ngũ lao động nghề du lịch cả về số lượng và chất lượng theo chuẩn nghề du lịch ASEAN và chuẩn 13 nghề châu Âu (VTOS). Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thực chất đối với việc đảm bảo các tiêu chuẩn mềm về đội ngũ lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, thành lập cơ chế quản lý điểm đến liên tỉnh. Thành lập Tổ công tác phát triển du lịch ở các địa phương trong Vùng do lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương làm Tổ trưởng, Giám đốc Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Tổ phó thường trực để thống nhất đầu mối chỉ đạo các vấn đề liên quan đến sự phát triển du lịch.
Trên nền tảng hành chính công điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công, nghệ thông tin phục vụ quản lý, thống kê khách du lịch, đảm bảo quản lý an toàn, an ninh trật tự. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần dành sự quan tâm nhất định trong việc xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu số ngành du lịch, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu toàn diện và hiện đại của ngành du lịch. Số hóa dữ liệu, tăng cường khai thác kho dữ liệu lớn - Big Data. Xây dựng nền tảng công nghệ hỗ trợ Sở Du lịch và các sở ngành có liên quan trong việc nắm bắt, đánh giá thực tế và đưa ra các dự báo kịp thời về sự biến động nguồn khách, nhu cầu thị trường.
Kiến nghị Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung xây dựng chương trình, huy động đóng góp ngân sách của các địa phương thành viên và nguồn vốn xã hội hoá từ các Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp công nghệ thông tin thành lập cơ sở dữ liệu du lịch chung cho toàn Vùng KTTĐ miền Trung trên cơ sở ứng dụng công nghệ “Điện toán đám mây” và “Dữ liệu lớn” phục vụ việc nắm bắt, đánh giá thực tế và đưa ra các dự báo kịp thời về sự biến động nguồn khách nhu cầu thị trường.
(Đính kèm Báo cáo tổng hợp Đề án).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng)
TT | Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
|
|
|
| ||
1. | Phục hồi và duy trì các thị trường du lịch truyền thống của Vùng, các thị trường trọng điểm và tiềm năng như Châu Âu, Úc, Mỹ, Nga. | UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng | Hiệp hội du lịch, lữ hành các tỉnh thành phố trong Vùng | 2021 -2030 | Thực hiện truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch toàn vùng tạo hình ảnh trực quan về không gian du lịch rộng lớn, giàu văn hóa đặc sắc. |
2. | Tiếp cận phân khúc khách cao cấp như Trung Đông | UBND thành phố Đà Nẵng | Hiệp hội du lịch, Sở Ngoại vụ, các sở ngành, đơn vị liên quan | 2026 - 2030 | |
3. | Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng | Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng | UBND thành phố Đà Nẵng | 2021 - 2025 | Các thị trường Ấn Độ, Nga, Úc, Trung Đông |
|
|
|
| ||
4. | Nghiên cứu, đề xuất chính sách tạo thuận lợi thu hút các doanh nghiệp du lịch tham gia hình thành tuyến tham quan liên tỉnh, gắn kết các điểm du lịch thành các cụm du lịch | Hiệp hội du lịch, lữ hành các tỉnh thành phố trong Vùng | UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng | 2021 -2025 | Đề xuất ý tưởng, điều kiện hình thành, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước |
5. | - Xây dựng các gói sản phẩm liên kết dịch vụ vận chuyển đề xuất tại các Hội nghị phát triển du lịch thường niên. - Phối hợp tổ chức các hội nghị liên sở Giao thông vận tải tiếp xúc với các doanh nghiệp vận tải. | Hiệp hội lữ hành, du lịch, vận tải trong Vùng | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung, UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng | Theo kế hoạch/ chương trình | Trao đổi, tạo điều kiện phối hợp triển khai hiệu quả trong nội bộ từng địa phương hoặc giữa các tỉnh với nhau. |
6. | Xây dựng 03 Chương trình phát triển du lịch, kiến nghị cơ chế phối hợp liên ngành đồng bộ | Hội đồng điều phối Vùng | UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng | 2021 - 2025 | Xây dựng các Đề án cụ thể và Hội nghị quán triệt |
7. | Phát huy các thành quả đạt được của Diễn đàn liên kết phát triển du lịch, thiết lập kênh đối thoại giữa lãnh đạo các tỉnh liên kết và các Hiệp hội du lịch, lữ hành và một số doanh nghiệp du lịch lớn để thống nhất tầm nhìn về lợi ích trước mắt và lâu dài, năng lực cung cầu hiện có, những điều kiện cần để tổ chức hình thành tuyến du lịch hấp dẫn. | UBND thành phố Đà Nẵng | Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội du lịch, lữ hành, UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng | Định kỳ 2 năm/lần | Ưu tiên kết hợp trong quá trình tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khác của Vùng. |
8. | Xây dựng và triển khai Đề án dựng trung tâm Hội chợ - Triển lãm quốc tế ở Việt Nam Tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa đặc sắc hàng năm để thu hút khách du lịch, thiết lập chuỗi sự kiện với các sự kiện ban đêm xuyên suốt trong năm. | UBND thành phố Đà Nẵng | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung, UBND các tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp du lịch lớn của Vùng | 2021 - 2025 | Đề xuất kiến nghị và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
|
|
| ||
9. | Xây dựng Đề án xúc tiến chung cho mỗi thị trường/nhóm thị trường mục tiêu dựa trên “cầu” về sản phẩm du lịch và đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng loại thị trường/nhóm thị trường phù hợp với lợi thế của toàn Vùng. Chương trình/ Kế hoạch xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ quốc tế và đẩy mạnh liên kết với các kênh truyền thông uy tín trong nước và quốc tế để quảng bá về du lịch vùng KTTĐ miền Trung nói chung và các địa phương trong vùng. | Hội đồng điều phối Vùng | Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội du lịch, lữ hành, UBND các tỉnh trong Vùng | Theo kế hoạch/ Chương trình/Đề án |
|
10. | Lồng ghép nội dung quảng bá và xúc tiến du lịch Vùng và địa phương trong các buổi tiếp và làm việc với các đoàn công tác, gắn với xúc tiến đầu tư và thương mại của các tỉnh, thành phố | UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng |
| Theo kế hoạch/ Chương trình |
|
|
|
|
| ||
11. | Nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch Vùng, thí điểm tại thành phố Đà Nẵng | UBND thành phố Đà Nẵng | Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong Vùng, Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | 2021 - 2025 |
|
12. | Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big-data) về nguồn nhân lực du lịch vùng KTTĐ bao gồm hệ thống dữ liệu, thông tin chia sẻ về nhu cầu lao động việc làm và nguồn cung cấp | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | Các Hiệp hội du lịch, lữ hành UBND các tỉnh, thành phố trong Vùng | 2026 - 2030 | Thiết lập khung công nghệ và trao quyền cho các Hiệp hội, UBND các tỉnh, thành phố cập nhập thông tin dữ liệu chi tiết theo từng nhóm nhu cầu |
13. | Áp dụng “Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF)” trong xây dựng chương trình đào tạo du lịch trên địa bàn các trọng điểm du lịch của Vùng Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thực chất đối với việc bảo đảm các tiêu chuẩn “mềm” về đội ngũ lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch; kiên quyết không cho “nợ” tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động được quy định. | UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Đà Nẵng | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | Theo kế hoạch/ Chương trình | Nghiên cứu tiêu chuẩn và lồng ghép yêu cầu trong Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực du lịch hoặc Kế hoạch phát triển chuyên ngành. |
|
|
|
| ||
14. | Tổ chức Hội thảo khoa học tiếp thu các ý tưởng, sáng kiến thực hiện liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố thuộc Vùng KTTĐMT | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | Định kỳ 2 năm/lần | Ưu tiên kết hợp các Hội nghị, Hội thảo của Vùng khác |
15. | Tham gia xây dựng và phản biện đề án tích hợp phát triển ngành du lịch trong Đề án Quy hoạch Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | 2022 - 2023 |
|
16. | Nghiên cứu cơ chế hình thành Hội đồng quản lý điểm đến của Vùng KTTĐ miền Trung | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | 2026 - 2030 | Ưu tiên việc củng cố cơ cấu, chức năng của Hội đồng điều phối Vùng |
17. | Xây dựng Kiến trúc ứng dụng Công nghệ thông tin ngành du lịch; triển khai các phần mềm báo cáo thống kê, quản lý hoạt động du lịch... thành lập cơ sở dữ liệu du lịch chung cho toàn Vùng KTTĐ miền Trung. Tích hợp phần mềm cơ sở dữ liệu ngành du lịch, bổ sung các chức năng quản lý thông tin về nguồn nhân lực du lịch để có thể quản lý thông tin một cách tập trung, thống nhất | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung, đóng góp của các thành viên Vùng, xã hội hóa từ các Hiệp hội du lịch | 2026 - 2030, Cập nhật hằng năm. |
|
18. | Tọa đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý du lịch, ứng dụng công nghệ và phát triển du lịch thông minh. Tổ chức gặp mặt, trao đổi để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh bình đẳng và công bằng. | Thành phố Đà Nẵng | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung; đóng góp của các thành viên Vùng (kinh phí sự nghiệp hằng năm) | 2 năm/lần |
|
|
|
|
| ||
19. | Phát triển du lịch “Du lịch xanh” với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương tại Vùng KTTĐ miền Trung. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và tham gia vào sự phát triển du lịch địa phương. | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | 2021 -2030 |
|
20. | Rà soát, điều chỉnh lại các chính sách, chiến lược và các quy hoạch từ tổng thể tới chi tiết phù hợp với thực tế tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ở vùng KTTĐ miền Trung nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | Theo kế hoạch/ Chương trình |
|
21. | Xây dựng và triển khai kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch sau dịch COVID-19, định hướng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch trong tình hình mới | UBND các tỉnh/ thành phố trong Vùng | Hiệp hội du lịch, lữ hành các tỉnh/ thành phố trong Vùng | 2021 -2025 | Trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu phương án thích ứng linh hoạt. |
|
|
|
| ||
22. | Tập trung hoàn thành công tác rà soát bổ sung quy hoạch chi tiết vị trí cảng, bến, cầu tàu phục vụ phát triển du lịch thủy nội địa, làm cơ sở để quản lý quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển tuyến du lịch đường thủy liên tỉnh. | UBND thành phố Đà Nẵng | UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi | 2021 - 2025 |
|
23. | Nâng cấp cơ sở vật chất tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Cảng biển Tiên Sa, bảo đảm phục vụ khách du lịch chu đáo, chuyên nghiệp, hiện đại | UBND thành phố Đà Nẵng | Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung | 2021 - 2025 | Tập hợp kiến nghị đối với Bộ ngành |
24. | Nghiên cứu đề xuất hình thành và kết nối với tuyến xe buýt du lịch liên kết 03 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. | UBND thành phố Đà Nẵng | UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam | 2021 - 2030 |
|
25. | Kêu gọi đầu tư hệ thống giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn như dự án hệ thống xe điện bánh sắt Tramway; dự án tàu điện kết nối giữa thành phố Đà Nẵng và Hội An; dự án tàu du lịch đầu máy hơi nước giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. | UBND thành phố Đà Nẵng | UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam | 2026 - 2030 |
|
- 1Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2022 về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022-2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 31/KH-UBND phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tuyên truyền về thành tựu 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình, thu hút đầu tư, phát triển du lịch năm 2022
- 3Kế hoạch 19/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2022
- 4Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 5Nghị quyết 66/NQ-HĐND năm 2022 về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Quyết định 1874/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 4215/QĐ-BVHTTDL năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP, 08-NQ/TW phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị quyết 43-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 393/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 359/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2022 về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022-2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Kế hoạch 31/KH-UBND phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tuyên truyền về thành tựu 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình, thu hút đầu tư, phát triển du lịch năm 2022
- 14Kế hoạch 19/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2022
- 15Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- 16Nghị quyết 66/NQ-HĐND năm 2022 về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Quyết định 4324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 4324/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Hồ Kỳ Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra