Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4314/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 11 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 350/TTr-SNN ngày 18/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Lao động - Thương binh và Xã hội, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI NGHỀ CHO NGƯ DÂN CÓ HOẠT ĐỘNG CẤM KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4314/QĐ-UBND Ngày 20/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. THỰC TRẠNG NGHỀ CÁ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Toàn tỉnh Bình Định có 6.115 tàu cá đăng ký với 42.681 lao động tham gia sản xuất, bao gồm: 1.550 tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động vùng ven bờ (chiếm tỷ lệ 25,35%), 1.265 tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động vùng lộng (chiếm tỷ lệ 20,68 %), 3.300 tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên hoạt động ở vùng khơi (chiếm tỷ lệ 53,97%), tập trung khai thác bằng các nghề chủ lực như nghề Câu, nghề lưới Vây, nghề lưới Chụp, nghề lưới Kéo...Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm ước đạt trên 200 nghìn tấn.
Trong số 1550 tàu cá hoạt động từ tuyến bờ trở vào, có 413 tàu cá có nghề khai thác không được phép hoạt động ở vùng ven bờ, vùng nước nội địa theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, do vậy các tàu cá này sẽ không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
Ngoài ra có khoảng 140 hộ có thuyền sử dụng công cụ xung điện - xiết máy vẫn đang hoạt động lén lút để khai thác thủy sản trái phép trên khu vực đầm Thị Nại và đầm Đề Gi. Các đối tượng này hoạt động có tổ chức và rất tinh vi, hoạt động trái phép vào ban đêm, có bố trí người cảnh giới từ xa, khi phát hiện lực lượng chức năng liền vứt bỏ thiết bị, công cụ cấm xuống nước để phi tang, một số trường hợp chống đối lại lực lượng chức năng.
Việc các tàu cá đã đăng ký có nghề khai thác không được phép hoạt động ở vùng ven bờ, vùng nước nội địa theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và các thuyền sử dụng công cụ xung điện - xiết máy hoạt động khai thác thuỷ sản trái phép, nếu tiếp tục hoạt động sẽ gây hủy diệt nguồn lợi và môi trường, gia tăng cường lực khai thác làm vượt khả năng cho phép khai thác tại vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa, đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC).
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT liên quan đến hoạt động nghề cá trên các vùng biển, góp phần tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của ngư dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững.
- Tổ chức lại nghề cá vùng ven bờ, vùng nước nội địa trên cơ sở cấm các tàu cá hoạt động khai thác nghề cấm, nghề khai thác mang tính hủy diệt; sắp xếp, thay đổi cơ cấu nghề khai thác trên các vùng biển của tỉnh theo hướng phát triển các nghề khai thác thân thiện, có hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
2. Yêu cầu
- Chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động bị cấm khai thác phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân, đảm bảo việc làm, sinh kế cho bà con ngư dân.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương, các hội đoàn thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, không chồng chéo để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
- Trong thời gian chờ chuyển đổi nghề, tất cả các tàu cá thuộc diện không cấp được Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT- BNNPTNT không được phép hoạt động khai thác thủy sản.
- Đảm bảo việc chuyển đổi nghề khai thác đúng lộ trình theo kế hoạch này.
- Luật Thủy sản năm 2017.
- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bồ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
- Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trên biển; quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong vùng nước nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1. Công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển, bao gồm: Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
- Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh chống sử dụng chất nổ, chất độc và xung điện để khai thác thủy sản, các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt, các mô hình chuyển đổi nghề đã được thực hiện có hiệu quả.
- Đưa tin kịp thời kết quả xét xử những vụ việc liên quan đến hành vi vi phạm về tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ cấm để ngư dân biết.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/6/2020
2. Tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi nghề
2.1. Đối với nhóm tàu cá có số đăng ký, nhưng không được phép hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT (Danh sách theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
Phân ra 02 nhóm, cụ thể như sau:
a) Nhóm chuyển đổi từ nghề hoạt động khai thác bị cấm sang nghề khác như: Nuôi trồng thủy sản, nghề dịch vụ thủy sản (cung cấp hàng hóa, nước ngọt, đá lạnh và nhu yếu phẩm tại các khu nuôi trồng thủy sản, cảng cá), các nghề phi nông nghiệp. Trình tự các bước thực hiện như sau:
- Thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế trong thời gian chờ chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới.
- Thực hiện các chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn.
- Thực hiện chuyển đổi nghề bằng nguồn vốn tự có của ngư dân hoặc từ nguồn vốn vay từ các chính sách tín dụng ưu đãi.
b) Nhóm chuyển đổi từ nghề hoạt động khai thác bị cấm sang nghề khai thác không bị cấm theo vùng hoạt động:
- Đối với các tàu cá giữ nguyên nghề khai thác cũ: Đề nghị chủ tàu cải hoán lại vỏ tàu cá, tăng chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên để đủ điều kiện hoạt động khai thác vùng lộng.
- Đối với các tàu cá chấp nhận chuyển đổi nghề: Đề nghị chủ tàu chuyển sang nghề không bị cấm hoạt động khai thác trong vùng ven bờ, định hướng cụ thể như sau:
+ Nghề lưới Kéo: Chuyển sang nghề lưới Rê, Câu tay, Mành tôm …
+ Nghề kết hợp ánh sáng: Chuyển sang nghề Vây ngày, lưới Rê, Câu tay.
+ Nghề lưới lồng: Chuyển sang nghề lưới Rê, Câu tay …
+ Nghề đón, đáy: Chuyển sang nghề lưới Rê, Câu tay …
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020
2.2. Đối với nhóm tàu cá không đăng ký được, đang hoạt động nghề xung điện- xiết máy
- Nghiêm cấm các tàu cá này tiếp tục hoạt động. Tổ chức thu gom, tiêu hủy gọng xiết, lưới xiết và thiết bị tạo xung điện.
- Không cho chuyển các tàu cá này sang nghề khai thác khác, cho phép sử dụng lại các vỏ tàu cá này chuyển sang các nghề khác như: Nuôi trồng thủy sản, các nghề phi nông nghiệp
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020
3. Nguồn vốn thực hiện
3.1. Từ nguồn vốn tự có của chủ tàu
3.2. Từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi
- Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi về nông nghiệp nông thôn thuộc các Ngân hàng thương mại được quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bồ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức tín dụng xem xét cho ngư dân vay trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện vay theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chính sách tín dụng thuộc Ngân hàng chính sách xã hội nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020
4. Công tác tuần tra, xử lý vi phạm hành chính
- Xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa thuộc địa bàn tỉnh Bình Định.
- Phát huy vai trò giám sát của các Tổ cộng đồng quản lý đã được thành lập tại các địa phương nhằm hỗ trợ, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Lập danh sách các tàu cá thuộc diện cấm hoạt động khai thác để gửi về địa phương, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng, Công an đường thủy thường xuyên tổ chức tuần tra, xử lý nghiêm các tàu cá có nghề hoạt động bị cấm khai thác không được cấp Giấy phép khai thác thủy sản, nhưng chủ tàu vẫn cố tình hoạt động khai thác.
- Phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho những ngư dân có nhu cầu chuyển đổi nghề.
- Tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương báo cáo cho UBND tỉnh, đề xuất các giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Sở Lao động - thương binh và xã hội
- Phối hợp với chính quyền địa phương xem xét các chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân để giới thiệu nghề mới cho ngư dân.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách bảo trợ xã hội (nếu có) cho ngư dân trong thời gian chờ đào tạo việc làm mới và chuyển đổi nghề.
3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định
- Chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Định công khai và hướng dẫn cho ngư dân về trình tự, thủ tục hồ sơ vay vốn.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các hội đoàn thể có liên quan kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thực hiện chính sách tín dụng có hiệu quả.
4. UBND các huyện, thành phố ven biển
- Căn cứ kế hoạch này, xây dựng kế hoạch chi tiết của địa phương, với vai trò là chủ trì việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động cấm khai thác trên địa bàn quản lý.
- Chủ trì việc tuyên truyền các chính sách có liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Quy định riêng về tiêu chí đặc thù của tỉnh Bình Định để cho ngư dân hiểu rõ việc hoạt động nghề bị cấm khai thác, hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU).
- Căn cứ thực trạng phát triển kinh tế về sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề … những tiềm năng, lợi thế của địa phương để đề xuất, định hướng cho ngư dân chuyển đổi nghề cho phù hợp.
- Bố trí vị trí trong các đầm, sông, lạch … có chỗ cho các tàu cá thuộc diện cấm hoạt động neo đậu an toàn, không để tình trạng mất cắp tài sản xảy ra.
5. Các hội, đoàn thể tỉnh
Chỉ đạo các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh cấp huyện, xã ven biển tổ chức tốt công tác tuyên truyền việc chuyển đổi nghề cho ngư dân, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bình Định, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Định thực hiện công tác ủy thác vốn vay.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các Đồn, Trạm phối hợp với Chi cục Thủy sản, Cảnh sát đường thủy xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với các tàu cá có nghề hoạt động bị cấm khai thác, nhưng chủ tàu vẫn cố tình lén lút hoạt động. Kiên quyết không cho các tàu cá không có đủ các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản xuất, nhập tại các Trạm biên phòng của địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, hội đoàn thể, UBND các huyện, thành phố ven biển báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo xử lý, giải quyết./.
- 1Quyết định 3426/QĐ-UBND năm 2015 công bố bổ sung phạm vi khu vực cấm neo đậu tàu thuyền, khai thác, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 2Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2018 thực hiện cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4Quyết định 06/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng ven bờ và vùng nội địa tỉnh Quảng Bình
- 5Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2018 về chuyển đổi nghề, nâng cấp tàu cá công suất nhỏ hoạt động khu vực ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 6Kế hoạch 2708/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 4Quyết định 3426/QĐ-UBND năm 2015 công bố bổ sung phạm vi khu vực cấm neo đậu tàu thuyền, khai thác, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 5Luật Thủy sản 2017
- 6Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 7Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 8Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2018 thực hiện cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 12Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trên biển; quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong vùng nước nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 06/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng ven bờ và vùng nội địa tỉnh Quảng Bình
- 14Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2018 về chuyển đổi nghề, nâng cấp tàu cá công suất nhỏ hoạt động khu vực ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 15Kế hoạch 2708/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Quyết định 4314/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện chuyển đổi nghề cho ngư dân có hoạt động cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 4314/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra