Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4245/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các Tờ trình: Số 309/TTr-SNN ngày 11/8/2020 và số 351/TTr-SNN ngày 08/9/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- VPUB: PVP VT.Anh, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT Vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 4245/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

Công tác phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhiệm vụ quản lý, kiểm định, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, môi trường nông nghiệp. An toàn thực phẩm vấn đề quan tâm của toàn cầu, có tầm quan trọng đặc biệt đến đời sống sức khỏe nhân dân, bảo vệ giống nòi, hội nhập quốc tế, có sức ảnh hưởng tới toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tạo giá trị gia tăng tổng thu nhập quốc dân, góp phần vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Nhằm kịp thời triển khai các quy định pháp luật, các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương, Thành phố về công tác an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, chất lượng nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp,... theo lĩnh vực được phân công. Trước các yêu cầu mới, với việc các hiệp định quốc tế có hiệu lực, tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam sẽ phải từng bước hội nhập các quy định quốc tế. Đồng thời, góp nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp phục vụ cho khoảng trên 10 triệu dân đang sinh sống học tập và làm việc tại Hà Nội, cũng như mục đích xuất khẩu, công tác kiểm nghiệm và chứng nhận cần phải duy trì và nâng cao năng lực kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng cao của nhân dân Thủ đô và hội nhập các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế thị trường xuất khẩu. Do vậy, việc xây dựng Đề án “Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021-2025” là hết sức cần thiết.

Phần I

THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

I. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

1. Thông tin chung về Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm)

Được thành lập năm 2014, tại Quyết định số 2930/QĐ-UBND ngày 29/05/2014 của UBND Thành phố, trên cơ sở hợp nhất Trạm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm cây trồng thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội và Trạm Kiểm định chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội thuộc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, được bố trí tại 2 địa điểm: (1) Tại tổ 44 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội: Khu vực kiểm nghiệm hóa đặc biệt ở các tầng 4, 5, 6 tại tổ 44 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội có tổng diện tích 678m2; (2) Tại 143 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Khu vực kiểm nghiệm vi sinh và khu vực kiểm nghiệm hóa cơ bản với tổng diện tích 150m2.

Trên cơ sở tiếp nhận và đầu tư mới giai đoạn 2015-2020, Trung tâm đã từng bước triển khai hoàn thiện các căn cứ pháp lý, đồng thời triển khai chuyên môn lĩnh vực phân tích và chứng nhận phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội, đảm bảo an toàn thực phẩm và bước đầu có hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu vào một số thị trường quốc tế, như: Nhãn chín muộn Đại Thành (Quốc Oai) xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Châu Âu (2018, 2019), rau Văn Đức (Gia Lâm) xuất khẩu thị trường Hàn Quốc (2020), gạo hữu cơ Đồng Phú xuất khẩu vào thị trường Úc, Nhật, Mỹ, Đức (2019, 2020).

Đội ngũ cán bộ của Trung tâm hiện nay là 50 người, trong đó có 14 thử nghiệm viên hóa học, 07 thử nghiệm viên sinh học và 15 chuyên gia đánh giá chứng nhận cho các lĩnh vực.

2. Thực trạng máy móc thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ công tác kiểm nghiệm sinh học và hóa học

a. Về máy móc thiết bị phòng thí nghiệm

Hiện tại, Trung tâm có tổng số 18 hệ thống thiết bị kiểm nghiệm hóa và 80 thiết bị phụ trợ và 01 phòng phân tích vi sinh sử dụng kỹ thuật vi sinh truyền thống. Hệ thống thiết bị kiểm nghiệm hóa được đầu tư giai đoạn 2008-2014 tương đối là hiện đại với mục tiêu để phân tích sản phẩm cây trồng, giai đoạn 2016-2020 đã mua sắm thêm các thiết bị chính, thiết bị phụ trợ, mở rộng tính năng của hệ thống thiết bị đã có nhằm phát triển năng lực phân tích trên một số đối tượng nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp. Hiện tại, các thiết bị được bố trí khai thác, sử dụng và chia thành 7 nhóm như sau:

- Nhóm 1, chỉ tiêu chất lượng (sử dụng chung phân tích nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp): Trên 02 thiết bị UV-Vis, 02 máy Kjeldahl, 02 thiết bị chiết Soxhlet.

- Nhóm 2, chỉ tiêu chất bảo quản (sử dụng chung cho nhiều đối tượng của nông sản thực phẩm như thịt và sản phẩm thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, sản phẩm trồng trọt, bánh, bún, miến, ...): Trên 01 thiết bị UV-Vis.

- Nhóm 3, chỉ tiêu dư lượng (dư lượng hoạt chất kháng sinh, dư lượng hóc môn, dư lượng hoạt chất BVTV, độc tố nấm mốc, độc tố nội sinh, hoạt chất trị nấm,..., sử dụng chung cho nhiều đối tượng của nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp): Trên 02 hệ thống thiết bị LC-MS/MS.

- Nhóm 4, chỉ tiêu dư lượng bảo vệ thực vật: Trên hệ thống thiết bị GC-MS/MS và GC-ECD.

- Nhóm 5, chỉ tiêu hàm lượng kim loại (sử dụng chung phân tích nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp): Trên 02 hệ thống thiết bị AAS.

- Nhóm 6, chỉ tiêu phụ gia thực phẩm: Trên hệ thống thiết bị HPLC.

- Nhóm 7, kỹ thuật phân tích sáng lọc nhiều hoạt chất/nhóm chỉ tiêu, thực hiện phân tích, tầm soát an toàn thực phẩm cho nông sản phục vụ xuất khẩu (đa dư lượng hoạt chất BTV trên sản phẩm cây trồng): Sử dụng hệ thống thiết bị LC-MS/MS; Phân tích nhiều chỉ tiêu kim loại: Sử dụng hệ thống thiết bị ICP-MS.

(có Phụ lục 01: Danh mục thiết bị đang quản lý sử dụng kèm theo)

b. Về công tác duy trì và bảo đảm các điều kiện của phòng kiểm nghiệm

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Trung tâm phải thực hiện duy trì và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho phòng kiểm nghiệm, cụ thể:

- Thường xuyên phải bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn và kiểm tra các hệ thống thiết bị phân tích (463 thiết bị, hệ thống thiết bị).

- Tham gia thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng (286 chỉ tiêu).

- Kiểm tra tay nghề kiểm nghiệm viên: 455 chỉ tiêu (390 chỉ tiêu hóa, 65 chỉ tiêu sinh).

- Triển khai phân tích để phê duyệt phương pháp phân tích cho các phép thử mới: 216 chỉ tiêu (30 chỉ tiêu phân tích sinh, 180 chỉ tiêu phân tích hóa).

3. Thực trạng, kết quả hoạt động phân tích, kiểm định chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Được thành lập cuối năm 2014, hoạt động phân tích bắt đầu triển khai. Trong giai đoạn 2016-2020 chủ yếu phát triển phân tích chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu trên nền mẫu thực phẩm bằng các phương pháp phân tích định lượng, phân tích định tính với mục tiêu biết trước. Cụ thể:

a. Đáp ứng quy định của pháp luật cho hoạt động phân tích

- Được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là Phòng thử nghiệm phù hợp TCVN ISO/IEC 17025:2017 (mã số: VILAS 642); được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (mã số: LAS - NN 77), cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (mã số: 028/2019/BNN-KNTP).

- Được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh dịch vụ sự phù hợp đối với hoạt động thử nghiệm (Số đăng ký: 420/TN-TĐC).

b. Về năng lực phân tích, kiểm định

Hiện tại, cơ bản Trung tâm đã thực hiện được hầu hết các chỉ tiêu an toàn thực phẩm trên nông sản thực phẩm (sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,....). Đã thực hiện được một số chỉ tiêu vi sinh trên nước, thức ăn chăn nuôi và hầu hết các chỉ tiêu hóa học quy định phân tích trên nước, phân bón và đất, một số nhóm chỉ tiêu hàm lượng trên thức ăn chăn nuôi trên vật tư nông nghiệp; thực hiện kiểm nghiệm, giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm đối với một số loại nông sản phục vụ hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp vào các thị trường lớn trên thế giới như xuất khẩu nhãn chín muộn Đại Thành vào thị trường Hoa Kỳ và châu Âu, gạo hữu cơ Đồng Phú xuất khẩu đi Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, xuất khẩu rau vào thị trường Hàn Quốc, ...

Hàng năm, Trung tâm triển khai phân tích an toàn thực phẩm trên nông sản phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận huyện và mẫu sản phẩm, vật tư nông nghiệp cho hoạt động chứng nhận tại đơn vị. Chủ động phối hợp một số đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ...), UBND và phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản để thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu nông sản phục vụ nhiệm vụ quản lý, giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm, phục vụ hoạt động thanh, kiểm tra chuyên ngành và xử lý vi phạm, phục vụ các hội chợ, phiên chợ giới thiệu sản phẩm của ngành, phục vụ hoạt động đánh giá sản phẩm OCOP của Thành phố,... Việc phân tích được thực hiện trên các thiết bị kiểm nghiệm chuyên sâu và phân tích sàng lọc trên thiết bị, dụng cụ kiểm nghiệm nhanh. Kết quả phân tích mẫu đã được thông báo tới các cơ quan, đơn vị liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời.

Số lượng chỉ tiêu phân tích được công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 là 487 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu dư lượng/hàm lượng bảo vệ thực vật, dư lượng/hàm lượng kháng sinh, hàm lượng kim loại, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu vi sinh trên sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón, đất và nước dùng trong nông nghiệp; các loại hình chứng nhận phù hợp với nhu cầu sản xuất trong nước và quốc tế.

c. Đào tạo năng lực kiểm nghiệm viên

- Cử 73 lượt cán bộ kiểm nghiệm viên (đạt 48,67%) tham gia 19 khóa đào tạo tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức đào tạo tại phòng kiểm nghiệm của đơn vị: 477 lượt kiểm nghiệm viên (đạt 138,5%): 75 lượt với 25 chỉ tiêu kiểm nghiệm sinh; 402 lượt với 201 chỉ tiêu kiểm nghiệm hóa.

4. Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, quy chuẩn

Trung tâm đã hoàn thành năng lực và triển khai công tác chứng nhận sự phù hợp với hợp chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Cụ thể:

a. Đáp ứng quy định của pháp luật cho hoạt động chứng nhận:

- Được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là Tổ chức chứng nhận phù hợp TCVN ISO/IEC 17065:2013 (mã số: VICAS 052 - PRO); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt (mã số: VietGAP-TT-15-03); VietGAP chăn nuôi (mã số: VietGAP-CN-20-02); VietGAP thủy sản (mã số: VietGAP-TS-19-10).

- Điều kiện kinh doanh dịch vụ sự phù hợp đối với hoạt động chứng nhận: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp (Số đăng ký: CN 02-17 BNN) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp (Số đăng ký: 94/NC-TĐC).

b. Về hoạt động chứng nhận sản phẩm

Đang trong quá trình thẩm định tại Văn phòng công nhận chất lượng để được công nhận là tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP, ISO 22000.

Với nguồn kinh phí được cấp hàng năm, Trung tâm đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

* Thực hiện trên địa bàn Hà Nội:

- Chứng nhận VietGAP: VietGAP trồng trọt: 100% diện tích đầu tư theo hướng VietGAP được chứng nhận; diện tích đạt 2.527 ha/ trên cây rau, cây ăn quả, cây chè, cây lương thực; VietGAP chăn nuôi: 100% cơ sở đầu tư theo hướng VietGAP được chứng nhận, số cơ sở chứng nhận: 88 cơ sở (bò sữa, bò thịt, dê thịt, gà, lợn, ngan vịt,...); VietGAP thủy sản: 181 ha nuôi trồng thủy sản

- Chứng nhận sản phẩm: Thực hiện chứng nhận 13 cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ: Chứng nhận theo hướng sản xuất hữu cơ đạt 67,5 ha, chứng nhận nông nghiệp hữu cơ theo TCVN đạt 34,5 ha trồng trọt hữu cơ.

- Chứng nhận hệ thống quản lý cho 10 cơ sở; hướng dẫn xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho 12 cơ sở sản xuất, chế biến nông sản và vật tư nông nghiệp.

* Mở rộng hoạt động trên địa bàn các tỉnh khác: Chứng nhận VietGAP trồng trọt (725,78 ha/ 60 cơ sở), VietGAP chăn nuôi (04 cơ sở), VietGAP thủy sản (51,47 ha/ 85 cơ sở), nông nghiệp hữu cơ (3,9 ha/ 02 cơ sở).

c. Đào tạo chuyên gia đánh giá và cán bộ lấy mẫu

- Cử 66 lượt cán bộ chuyên gia (đạt 132%) tham gia 12 khóa đào tạo chuyên gia đánh giá (Chuyên gia đánh giá trưởng ISO 9001, ISO 17065, ISO 22.000/HACCP, nông nghiệp hữu cơ, VietGAP chăn nuôi, VietGAP thủy sản); 36 lượt cán bộ (đạt 72%) tham gia 03 khóa về lấy mẫu thực phẩm, lấy mẫu rau quả tươi, lấy mẫu đất, nước, phân bón, thức ăn chăn nuôi.

- Tổ chức 01 khóa đào tạo chuyên gia đánh giá tại nước ngoài để đáp ứng nhiệm vụ và nhu cầu cấp bách xuất khẩu nông sản của Hà Nội và tạo tiền đề phát triển trong giai đoạn sắp tới: 03 chuyên gia với 01 khóa đào tạo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm tại Hoa Kỳ.

- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng đánh giá theo quy định của pháp luật, tổng cộng đã có 15 cán bộ chuyên môn đã được phê duyệt và bổ nhiệm là chuyên gia đánh giá/chuyên gia đánh giá trưởng chính thức, cụ thể: Chuyên gia đánh giá VietGAP (Trồng trọt: 06 người; chăn nuôi: 10 người; thủy sản: 06 người); chuyên gia đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng (TCVN ISO 9001:2015: 04 người, ISO 22000/HACCP: 04 người); chuyên gia đánh giá nông nghiệp hữu cơ (10 người); chuyên gia kỹ thuật các lĩnh vực chuyên môn (15 người).

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Công tác điều hành chỉ đạo chung của Thành phố

Trên cơ sở các quy định chung quản lý nhà nước và định hướng phát triển hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp: Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Quyết định số 885/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/6/2020 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; Quyết định số 245/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 16/1/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,... UBND Thành phố đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến định hướng phát triển nhiệm vụ phân tích và chứng nhận, tại:

Các Quyết định: Số 2913/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt Đề án: “Đẩy mạnh xuất khẩu của Thành phố Hà Nội thời kỳ hội nhập đến năm 2020, định hướng đến 2025”; số 437/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020; số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội;...

Các Kế hoạch: Số 46/KH-UBND ngày 29/03/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; số 151/KH-UBND ngày 10/8/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 193/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản gắn với phát triển thị trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngành nông nghiệp Thành phố Hà Nội; số 261/KH-UBND ngày 20/12/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về công tác ATTP thành phố Hà Nội năm 2020; số 26/KH-UBND ngày 07/02/2020 của UBND Thành phố Hà Nội về Kế hoạch hành động đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020; số 88/KH-UBND ngày 24/4/2020 của UBND Thành phố Hà Nội về đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho thành phố Hà Nội năm 2020; số 145/KH-UBND ngày 17/7/2020 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội,...

2. Hệ thống thiết bị sử dụng tại phòng kiểm nghiệm

Cơ bản đã có đủ danh mục thiết bị tối thiểu cần có cho đơn vị phân tích sản phẩm cây trồng; khai thác vận hành, đưa vào sử dụng thành công, hiệu quả hệ thống thiết bị kiểm nghiệm được tiếp nhận bàn giao và mua sắm bổ sung giai đoạn 2016-2020 (có Phụ lục 01 kèm theo).

3. Kết quả hoạt động phân tích

Trung tâm đã thực hiện phân tích được tổng số 36.983 kết quả phân tích/6.517 mẫu (trung bình mỗi mẫu phân tích 05 chỉ tiêu), đạt 220% so với số chỉ tiêu đề ra trong Quyết định 1570/QĐ-UBND là 16.800 chỉ tiêu phân tích mẫu. Trong đó, số chỉ tiêu phân tích về chất lượng an toàn thực phẩm đã thực hiện là 23.294 kết quả phân tích/4.427 mẫu, đạt 166% so với Quyết định 1570/QĐ-UBND là 14.000 chỉ tiêu.

- Hướng dẫn, phối hợp chuyên môn tại các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn theo kế hoạch, đề án đã được phê duyệt; phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn chuyển đổi sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc đẩy áp dụng các quy trình theo hệ thống quản lý chất lượng (GAP, HACCP, ISO 2200).

(Phụ lục 02 - Kết quả hoạt động phân tích giai đoạn 2016-2020 kèm theo)

4. Kết quả hoạt động chứng nhận

Trung tâm đã hoàn thành tất cả các loại hình chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng cho tất cả các khâu của chuỗi cung ứng thực phẩm cho thành phố (chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, VietGAP trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, HACCP, TCVN ISO 22000:2018, TCVN ISO 9001:2015). Việc triển khai hoạt động chứng nhận từng bước thúc đẩy các đơn vị sản xuất nông nghiệp lớn, đẩy mạnh thực hành các biện pháp sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

(Phụ lục 03 - Kết quả hoạt động chứng nhận giai đoạn 2016-2020 kèm theo)

5. Công tác tuyên truyền, tập huấn

- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Kênh truyền hình An ninh nhân dân-VTV, Kênh Truyền hình Nông nghiệp Nông thôn Nông dân - VTC 16, báo Hà Nội mới, báo Kinh tế Đô Thị, ...) tổ chức tuyên truyền về ATTP, về hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp trên địa bàn thành phố; Thực hiện 10 phóng sự về hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp trên Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội.

- Tổ chức trên 215 lớp tập huấn với trên 9.400 lượt người tham dự về các quy trình sản xuất tiên tiến (VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi, VietGAP thủy sản), quy trình quản lý chất lượng ATTP tiên tiến (ISO 9001, HACCP).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác liên quan đến ATTP, phát triển nông nghiệp Hà Nội, trong đó có sự quan tâm đến hoạt động phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp phục vụ công tác quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo định hướng của Chính phủ và thông lệ quốc tế.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố, sự vào cuộc của các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, sau 5 năm hoạt động phân tích và chứng nhận từ nghiên cứu, triển khai phân tích nội bộ (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trên một số chỉ tiêu bảo vệ thực vật cho sản phẩm cây trồng, chỉ tiêu vi sinh trên thịt và thủy sản). Đến nay, vươn lên thành Trung tâm tầm cỡ quốc gia, đã đạt được kết quả chung như sau:

- Triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 04/4/2016 của UBND Thành phố), hoàn thành, đạt được mục tiêu đề ra.

- Cơ bản đã hoàn thiện các căn cứ pháp lý cho hoạt động phân tích và chứng nhận; năng lực chứng nhận cho quá trình sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất; chứng nhận VietGAP, bước đầu đã có nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế về chứng nhận an toàn thực phẩm, đã góp phần đưa nông nghiệp Hà Nội có hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu vào một số thị trường quốc tế; có đội ngũ cán bộ, chuyên gia phân tích, kiểm định viên chuyên nghiệp, kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng đánh giá theo quy định của pháp luật.

- Được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận là một trong số ít các đơn vị phân tích có thể và đã triển khai thành công phương pháp phân tích hiện đại như phân tích sàng lọc, xác định hàm lượng kim loại dạng vô cơ/hữu cơ, kim loại có tính độc trong thực phẩm bằng thiết bị HPLC-ICP/MS, phân tích hàm lượng 40 hoạt chất BVTV và đa dư lượng 102 hoạt chất BVTV trong thực phẩm,... đảm bảo kết quả chính xác, rút ngắn thời gian phân tích và thực hiện phân tích nhiều chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu trong cùng thời gian phân tích.

- Hoạt động phân tích và chứng nhận đã chủ động tham gia tích cực và hiệu quả các chương trình, kế hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, công tác kiểm soát an toàn thực phẩm và tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất tham gia hoạt động xuất khẩu của ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Nội. Các cơ sở sản xuất và các cấp chính quyền dần dần từng bước tiếp cận và phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp theo xu hướng phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn, phù hợp với quy định quốc tế.

2. Tồn tại

a. Điều kiện cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm

Với mục tiêu ban đầu để phân tích nghiên cứu chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu trên sản phẩm cây trồng, qua quá trình khai thác và sử dụng, hiện nay một số phòng làm việc đã được bố trí thành phòng kiểm nghiệm. Sau giai đoạn 2016 - 2020, điều kiện phòng kiểm nghiệm chưa đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ phân tích chất lượng, an toàn thực phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau của nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp, chật chội chưa thực hiện tốt an toàn lao động và an toàn môi trường thí nghiệm, nhiều phòng công năng riêng biệt cho hoạt động thí nghiệm còn phải dùng chung, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng thiết bị, có 01 hệ thống thiết bị phân tích chưa thể sử dụng do chưa bố trí được phòng phân tích riêng biệt; hệ thống xử lý nước thải, kho lạnh bảo quản lưu mẫu, hóa chất, hệ thống phát điện dự phòng xuống cấp.

b. Về máy móc thiết bị

- Thiếu thiết bị phân tích chính do phải sử dụng chung cho nhiều nền mẫu khác nhau, với nhiều loại nhóm chỉ tiêu trong các lĩnh vực khác nhau (kháng sinh, bảo vệ thực vật cùng chung một loại thiết bị.. .);.đảm bảo không bị nhiễm chéo nền, nhiễm chéo các nhóm chỉ tiêu phân tích, sẽ phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật làm kéo dài thời gian giữa các đợt phân tích, gây lãng phí thời gian và năng lực thiết bị, đồng thời không tăng được số lượng mẫu phân tích và chỉ tiêu phân tích.

- Thiếu thiết bị chuyên biệt cho chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu trên đối tượng mẫu cụ thể, do mục tiêu phát triển chuyên môn phân tích bao gồm nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp.

- Thiếu một số thiết bị phụ trợ cần thiết cho việc tăng năng suất phân tích.

c. Năng lực phân tích

- Nền mẫu thực phẩm: Chưa triển khai thực hiện đối với nhóm chỉ tiêu chất lượng đặc trưng cho từng loại sản phẩm, sàng lọc và định lượng về hàm lượng hoạt chất gây mất an toàn do phụ gia và chất bảo quản, một số chỉ tiêu dư lượng kháng sinh theo phương pháp sàng lọc, các chỉ tiêu hàm lượng kim loại theo phương pháp sàng lọc và kim loại tồn tại dạng, đặc biệt còn chưa thực hiện phân tích ADN động vật, thực vật để xác định hàng giả, hàng thật, vi phạm thương mại.

- Nền mẫu môi trường (đất, nước): Chưa triển khai thực hiện đối với các chỉ tiêu về dư lượng hoạt chất BVTV theo cả 3 phương pháp (sàng lọc, định lượng, định tính), một số chỉ tiêu hàm lượng kim loại theo phương pháp sàng lọc và định lượng.

- Nền mẫu phân bón và thức ăn chăn nuôi: Chưa triển khai thực hiện phân tích vi sinh vật có ích, hàm lượng kháng sinh, một số chỉ tiêu hàm lượng kim loại, độc tố và chỉ tiêu về chất lượng.

- Nền mẫu thuốc thú y và thuốc BVTV: Chưa triển khai phân tích về chất lượng thuốc thú y và thuốc BVTV.

- Về kỹ thuật phân tích: Hoạt động phân tích vi sinh hiện đang được thực hiện theo phương pháp truyền thống; hoạt động phân tích hóa học chưa triển khai được kỹ thuật phân tích sàng lọc được nhiều chỉ tiêu với đích không biết trước, số lượng chỉ tiêu phân tích lớn với độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian để tăng năng lực rà soát các chỉ tiêu gây mất an toàn nhằm lập thư viện dữ liệu để phân tích chứng minh nguồn gốc thực phẩm tạo cơ sở dữ liệu theo dõi theo giai đoạn nhiều năm và có khả năng tích hợp với nguồn dữ liệu của các phòng kiểm nghiệm trên thế giới.

- Chưa tham gia thực hiện kiểm tra nhà nước, chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy vật tư nông nghiệp (chứng nhận hợp quy phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, ...) do hoạt động phân tích chưa đủ năng lực pháp lý để triển khai.

d. Hoạt động chứng nhận

- Chưa được thừa nhận bởi quốc gia nhập khẩu, tổ chức chứng nhận quốc tế.

- Các sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, chứng nhận sản phẩm được cấp cho các đơn vị độc lập, thuộc từng khâu riêng lẻ của quá trình sản xuất, chủ yếu là giai đoạn sản xuất ban đầu.

- Chưa tham gia triển khai hoạt động chứng nhận các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, kinh doanh tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn.

3. Khó khăn, hạn chế

Trước các yêu cầu mới trong giai đoạn tiếp theo, hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp tại Hà Nội còn một số khó khăn như sau:

Một là, điều kiện phòng kiểm nghiệm hiện nay chưa tương xứng với chuyên môn và nhiệm vụ phân tích chất lượng, an toàn thực phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau của nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp, trong đó chưa phù hợp để hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện các phòng kiểm nghiệm trên địa bàn Thành phố, đảm bảo đầy đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu, quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các tổ chức chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến hoạt động chứng nhận, kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Hai là, thiết bị đã được đầu tư qua các thời kỳ đang có với số lượng tối thiểu để duy trì hoạt động phân tích nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp; Một số thiết bị được đầu tư giai đoạn trước năm 2016 ở trình độ công nghệ lạc hậu, hết khấu hao, thiếu về số lượng, thiếu chủng loại thiết bị đã được cải tiến công nghệ phân tích và kết nối với hệ thống phân tích trong nước và quốc tế, thiếu một số thiết bị quan trọng, hiện đại như các thiết bị phân tích sàng lọc, nhanh nhiều hoạt chất (non - target), phân tích gen, AND, ...

Ba là, năng lực phân tích chưa phát triển được hoạt động thử nghiệm sàng lọc để định hướng trong việc xác định nguyên nhân gây ra sự cố gây mất an toàn thực phẩm, xác định vi phạm thương mại (thực phẩm giả, thực phẩm biến đổi gen,...), trả kết quả định lượng nhanh đối với một số nhóm hàng trước khi xuất khẩu.

Bốn là, hoạt động chứng nhận chưa cập nhật xu hướng chứng nhận hệ thống quản lý - quá trình sản xuất, thực hiện xuyên suốt theo chuỗi liên kết giá trị để đảm bảo nâng cao thương hiệu cho sản phẩm nông sản chất lượng và sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm là, hoạt động phân tích và chứng nhận là hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được nhà nước quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, Trung tâm cần phải duy trì các hoạt động nghiên cứu và thực tiễn thường xuyên mới có đủ căn cứ pháp lý để triển khai công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Sáu là, về mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp: Trong giai đoạn 2016-2020, do mới được thành lập, Trung tâm phải tập trung vào nhiệm vụ hoàn thành các căn cứ pháp lý và bộ định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động kiểm nghiệm và hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật, nên chưa triển khai một số nội dung để thực hiện tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập: Phương án tự chủ tài chính; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng; Xác định danh mục tài sản công sử dụng hoạt động dịch vụ.

Bảy là, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố Hà Nội, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện tại các quận, huyện còn chậm tiến độ. Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chưa được tập huấn, cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin, kiến thức, quy định về ATTP, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều ước quốc tế tại các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia, do vậy chưa có ý thức áp dụng chặt chẽ, và nâng cao cho công tác quản lý tại cơ sở. Ý thức của người sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đã có nhiều thay đổi tích cực, nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận có những hành vi cố tình gây mất ATTP, sử dụng các loại hóa chất cấm, độc hại trong sản xuất, kinh doanh, cần phải được kiểm tra và xử lý nghiêm minh.

Phần II

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện phòng Kiểm nghiệm của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đảm bảo đủ năng lực để triển khai hoạt động phân tích đáp ứng các yêu cầu, quy định của tiêu chuẩn quốc tế, các tổ chức chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến hoạt động chứng nhận, kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

- Triển khai hoạt động phân tích phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển dịch vụ.

- Duy trì, phát triển năng lực chứng nhận để cơ cấu lại ngành nông nghiệp của Thành phố giai đoạn đến năm 2030 và sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Xây dựng và phát triển một số hoạt động chứng nhận có sự hợp tác quốc tế để đáp ứng nhu cầu chứng nhận trong nước và xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Duy trì và phát triển năng lực kiểm nghiệm

- Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017, là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.

- Hàng năm tổ chức đào tạo mới, nâng cao để củng cố, phát triển phương pháp phân tích.

- Bố trí mặt bằng và nâng cấp, hoàn thiện điều kiện phòng kiểm nghiệm đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường và đủ điều kiện tham gia hệ thống kiểm nghiệm, kiểm chứng quốc gia.

- Bổ sung trang thiết bị, đầu tư mới các hệ thống thiết bị phân tích công nghệ tiên tiến, thay thế thiết bị đã hết khấu hao; đầu tư bổ sung thiết bị, dụng cụ phụ trợ để mở rộng, nâng cao năng lực phân tích của Trung tâm.

2.2. Duy trì và phát triển năng lực chứng nhận

- Duy trì và phát triển năng lực chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt chuẩn ISO/IEC 17065:2012, ISO/IEC 17021-1:2015, được các Bộ, ngành liên quan chỉ định năng lực chứng nhận (VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, hợp quy phân bón, hợp quy thức ăn chăn nuôi).

- Phát triển hợp tác với một số tổ chức kiểm nghiệm, chứng nhận, đánh giá quốc tế để phát triển nguồn nhân lực đánh giá chứng nhận cho các tiêu chuẩn nông nghiệp quốc tế.

- Phấn đấu 100% số cơ sở, số diện tích đã đầu tư và áp dụng tiêu chuẩn được đánh giá và cấp chứng nhận. Phấn đấu đến năm 2025, thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt: 20% diện tích vùng chuyên canh tập trung; VietGAP thủy sản: 10% diện tích vùng chuyên canh tập trung; VietGAP chăn nuôi: 10% số cơ sở được đầu tư; nông nghiệp hữu cơ: 5% diện tích vùng chuyên canh tập trung,

2.3. Triển khai hoạt động phân tích: Phấn đấu phân tích từ 150.000 đến 300.000 lượt chỉ tiêu chất lượng và phân tích rà soát, định danh, định tính, định lượng nguyên nhân gây mất an toàn trên mẫu thực phẩm, môi trường nông nghiệp (đất, nước), phân bón, thức ăn chăn nuôi.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp

Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của đoàn thể và các tầng lớp nhân dân để đưa việc tuân thủ các hoạt động phân tích và chứng nhận trong sản xuất nông nghiệp theo các quy định của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế trở thành hoạt động thường xuyên và tất yếu để nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng Thủ đô.

Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, mô hình phát triển các tiến bộ khoa học, kỹ thuật của từng địa phương gắn với hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Trung tâm triển khai thực hiện hoạt động phân tích và chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận, chỉ định hoặc thừa nhận.

2. Công tác thông tin tuyên tuyền, tập huấn

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, môi trường sản xuất nông nghiệp, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp để tạo niềm tin, thói quen cho người tiêu dùng trong sử dụng; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và nhà quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát và chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất an toàn thực phẩm, chất lượng cao, hướng hữu cơ.

- Cung cấp thông tin về chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, môi trường sản xuất nông nghiệp theo quy định.

- Tham gia chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm nghiệm được phân công, chỉ định.

- Hỗ trợ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn.

3. Tăng cường hoạt động phân tích được công nhận, chỉ định

- Tùy theo mục đích, yêu cầu phân tích, sử dụng các kỹ thuật phân tích tương ứng; chú trọng sử dụng kết hợp phương pháp sàng lọc (screening method) đa chỉ tiêu với phân tích định tính và định lượng.

- Căn cứ vào hoạt động phân tích phục vụ công tác quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm của ngành, hoạt động chứng nhận, hoạt động dịch vụ: Sử dụng thiết bị và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp.

- Thực hiện phân tích trên các nền mẫu nông sản thực phẩm, mẫu môi trường (đất, nước), phân bón, thức ăn chăn nuôi, với số chỉ tiêu cần thực hiện từ 150.000 đến 300.000 lượt chỉ tiêu.

4. Tăng cường hoạt động chứng nhận được công nhận, chỉ định

Triển khai hoạt động chứng nhận gắn với các vùng chuyên canh tập trung được quy hoạch tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành Danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn Thành phố và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo phù hợp với quy hoạch và Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thành phố tại Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 21/01/2019, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2025, tổng số diện tích và cơ sở được Trung tâm thực hiện hoạt động chứng nhận là:

- Chứng nhận VietGAP trên 03 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, trong đó: VietGAP trồng trọt 5.000 ha; VietGAP thủy sản 1.000 ha và VietGAP chăn nuôi 200 cơ sở; chứng nhận nông nghiệp hữu cơ 500 ha;

- Chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến, chứng nhận chuỗi liên kết giá trị sản phẩm nông nghiệp: 10 cơ sở/chuỗi;

- Phối hợp tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước: 100 ha nông nghiệp hữu cơ quốc tế, GlobalGAP...

5. Đào tạo nâng cao năng lực kiểm nghiệm viên, chuyên gia đánh giá

a. Đào tạo trong nước

* Đào tạo kiểm nghiệm viên:

- Đào tạo các kỹ năng về yêu cầu chung phòng kiểm nghiệm để duy trì các điều kiện theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.

- Đào tạo kỹ thuật phân tích để triển khai phù hợp điều kiện của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 tương ứng trên hệ thống thiết bị đã được đầu tư.

* Đào tạo chuyên gia đánh giá:

- Đào tạo về kỹ năng đánh giá chứng nhận tương ứng tại cơ sở đào tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo về kỹ thuật chứng nhận sản phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

b. Đào tạo nước ngoài

Hợp tác, đào tạo, học tập tại một số tổ chức kiểm nghiệm, đánh giá, chứng nhận quốc tế để phát triển năng lực hướng dẫn, tư vấn áp dụng một số tiêu chuẩn nông nghiệp quốc tế theo đúng quy định của pháp luật.

6. Mua sắm thiết bị để tiếp tục phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025

Căn cứ định mức, thẩm quyền, quy trình, trình tự về mua sắm, đầu tư thiết bị chuyên dùng; tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản trong nước và quốc tế quy định cần có thiết bị phân tích chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu trên đối tượng mẫu cụ thể; yêu cầu của một số thị trường quan trọng về tiêu chuẩn cho các sản phẩm nông sản nhập khẩu; rà soát số lượng, chủng loại thiết bị đã có và thực trạng, hiệu quả đầu tư.

- Mua sắm Hệ thống thiết bị có năng lực rà soát (non-target) nhanh, độ chính xác cao, nhận diện, định danh nguyên nhân gây mất an toàn, minh bạch sản phẩm hữu cơ, gian dối thương mại, dữ liệu phân tích tích hợp với hệ thống kiểm nghiệm quốc tế để sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: QTOF (LC-QTOF), GC-MS/MS, Real-time PCR, ...

- Bổ sung tăng thêm số lượng các hệ thống phân tích chính đã có, thay thế thiết bị đã hết khấu hao, bố trí thiết bị chuyên dùng cho các nền mẫu, phát triển các nhóm chỉ tiêu phân tích mới nhằm đảm bảo phát triển năng lực phân tích, đồng thời đảm bảo kết quả thử nghiệm (giảm thiểu lây nhiễm chéo, bảo đảm thời gian trả kết quả, có độ chính xác đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, ...): LC-MS/MS, GC-MS/MS.

- Mua sắm mới Hệ thống thiết bị để phát triển năng lực phân tích: Nhóm chỉ tiêu phụ gia thực phẩm (Phẩm màu, chất bảo quản, đường hóa học...); hàm lượng, dư lượng kháng sinh; Nhóm chỉ tiêu chất lượng (Vitamin, axit amin...): Các hệ thống: UPLC-FLD, UPLC-PDA, UPLC-DAD, UPLC-UV, ...

- Mua sắm bổ sung các thiết bị, dụng cụ phụ trợ tăng năng lực xử lý mẫu, lưu trữ (mẫu, mẫu trắng, chủng chuẩn, chất chuẩn...), nối chuẩn, bảo đảm an toàn lao động và môi trường thử nghiệm: cân kỹ thuật, cân phân tích, cân 6 số, tủ âm, tủ âm sâu, tủ mát, tủ ấm, tủ ấm lạnh, máy vortex, buồng cấy sinh học, tủ hút khí độc, bộ lọc vi sinh 5 phễu, bộ máy đóng gói và soi mẫu vi sinh tự động, buồng soi UV, bình Gay-Lussac, máy chuẩn độ Karl Fischer, bom nhiệt lượng, dụng cụ thủy tinh, ...

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống xử lý mẫu phục vụ hệ thống phân tích sắc ký khí khối phổ cung từ phân giải cao: Đã được đầu tư năm 2010, chưa có hệ thống xử lý mẫu kèm theo, mục đích xác định dư lượng thuốc BVTV dạng vết (mức tồn dư 10-12). Hoạt động này được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc cải tạo, mặt bằng, điều kiện hoạt động cho phòng kiểm nghiệm.

7. Cải tạo mặt bằng, điều kiện hoạt động cho phòng kiểm nghiệm

Xây dựng Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng kho lạnh thành khu phân tích chất lượng sản phẩm và vật tư nông nghiệp trên diện tích dự kiến khoảng 400m2 tại nhà kho lạnh đã giao cho Trung tâm quản lý sử dụng.

8. Hoàn thành năng lực phân tích đạt chuẩn

Duy trì và phát triển hoạt động kiểm nghiệm phù hợp yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (ISO 17025:2017) với tổng số chỉ tiêu dự kiến 500-600 chỉ tiêu, gồm các nội dung:

- Kiểm tra tay nghề kiểm nghiệm viên;

- Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ;

- Tham gia thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng;

- Duy trì ngân hàng chủng chuẩn, chất chuẩn;

- Bố trí thí nghiệm để kiểm tra xác nhận giá trị sử dụng/phê duyệt phương pháp cho viên chức mới tuyển dụng, phương pháp thử mới,...

9. Hoàn thành năng lực chứng nhận đạt chuẩn

- Hàng năm, kết hợp với hoạt động hỗ trợ phát triển các cơ sở, vùng sản xuất nông nghiệp theo VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết giá trị, HACCP,... để thực hiện đánh giá, bồi dưỡng và duy trì năng lực chuyên gia theo TCVN ISO/IEC 19011:2013: Duy trì năng lực đã được công nhận, chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ theo TCVN ISO/IEC 17065:2013 và TCVN ISO/IEC 17021-1:2015.

- Phát triển nâng cao năng lực chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo .TCVN ISO 22000:2018 và hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14000:2015.

- Phát triển năng lực đánh giá, chứng nhận hợp quy phân bón và thức ăn chăn nuôi, được chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đăng ký tham gia thực hiện kiểm tra nhà nước đối với lĩnh vực phân bón và thức ăn chăn nuôi.

- Phát triển năng lực nguồn nhân lực của Trung tâm để từng bước trở thành chuyên gia đánh giá độc lập có năng lực triển khai hoạt động đánh giá, tư vấn, hướng dẫn theo một số tiêu chuẩn nông nghiệp quốc tế thông qua hợp tác đào tạo quốc tế và triển khai thực tiễn.

- Triển khai hoạt động nghiên cứu, phối hợp với các tổ chức chứng nhận quốc tế, tổ chức tư vấn quốc tế về phát triển hợp tác quốc tế.

10. Tăng cường công tác hậu kiểm sau chứng nhận

- Phải thực hiện đúng và nghiêm túc việc quản lý giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp đã được cấp chứng nhận VietGAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, HACCP, ISO 22000.

- Báo cáo các Chi cục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan kết quả chứng nhận, giám sát để tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất, kiên quyết xử lý các vi phạm trong sản xuất kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp.

11. Hỗ trợ giao thương

- Tham gia Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 20/5/2020 của UBND Thành phố Hà Nội về “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, giai đoạn 2020-2024”, trong đó có xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tích và chứng nhận sản phẩm nông sản thực phẩm Hà Nội đủ điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu để đảm bảo tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 trong hoạt động phân tích và chứng nhận với mục tiêu kết nối vào Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản và thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội, sẵn sàng kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia góp phần minh bạch thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý xuất nhập khẩu, ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

- Tiếp tục các hoạt động để phát triển trang www.chonhaminh.gov.vn và ứng dụng trên nền tảng di động (app mobile) của trang, để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm có kiểm soát qua hoạt động phân tích và chứng nhận.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025, dự kiến là 246 tỷ đồng (Hai trăm bốn mươi sáu tỷ đồng) từ nguồn ngân sách Thành phố (có Phụ số 04 - Bảng danh mục nhiệm vụ và khái toán kinh phí kèm theo).

- Căn cứ nội dung, giải pháp của Đề án và các chính sách liên quan; phù hợp với khả năng cân đối ngân sách Thành phố; phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng nhiệm vụ, dự toán thu, chi ngân sách gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp, trình UBND Thành phố theo đúng quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021-2025 theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quy trình, thủ tục, thẩm quyền, tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lặp, đúng mục tiêu, kết quả đề ra; thường xuyên theo dõi, rà soát, cập nhật cơ chế, chính sách, đề xuất UBND Thành phố sửa đổi bổ sung, ban hành tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế từng giai đoạn, đúng quy định.

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện: Xây dựng phương án tự chủ tài chính; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết chuyên dùng (cụ thể chủng loại, số lượng), diện tích chuyên dùng; xác định danh mục tài sản công sử dụng hoạt động dịch vụ; đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; bộ đơn giá dịch vụ cho hoạt động kiểm nghiệm và hoạt động chứng nhận theo quy định.

- Phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả, đúng quy định các hoạt động quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm và vật tư nông nghiệp trong lĩnh vực được phân công; thực hiện nghiêm công tác thanh kiểm tra, phân tích và chứng nhận cho sản phẩm và vật tư nông nghiệp đáp ứng các quy định hiện hành, thông báo kết quả kiểm nghiệm tới các tổ chức, đơn vị, cơ sở liên quan để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

- Tổ chức hiệu quả các hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp.

- Phối hợp Sở Công thương và các địa phương liên quan đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ, kết nối các doanh nghiệp sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận.

- Chỉ đạo Trung tâm thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn mới, công tác quản lý nhà nước, nhu cầu của xã hội, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng và mục đích xuất khẩu.

- Phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã tổ chức các hoạt động kiểm nghiệm trên các mẫu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước, đất đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, chất lượng của các đơn vị, đồng thời phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước, triển khai thực hiện chứng nhận trong lĩnh vực được phân công; thực hiện chứng nhận sản phẩm cho các đơn vị, cá nhân có yêu cầu và tham gia trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho Hà Nội.

- Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về: nội dung, tính chính xác, tính hợp pháp của các thông tin, số liệu thể hiện trong nội dung trình duyệt Đề án này.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Thành phố.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố phê duyệt một số quy định cho hoạt động tự chủ của đơn vị theo quy định pháp luật: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng, máy móc và thiết bị chuyên dùng; đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; rà soát, giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí theo quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Y tế và các đơn vị liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan để thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và Thành phố.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hoạt động phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp theo quy định.

Ủy ban nhân dân Thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ban, ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện theo quy định; trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ
(ban hành kèm theo Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025)

STT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

Năm sử dụng

I

Hệ thống thiết bị chính

 

18

 

1

Hệ thống cất đạm Kjeldahl

Bộ

2

2004, 2012

2

Hệ thống phân tích Lipit

Bộ

2

2004

3

Hệ thống phân tích Xơ

Bộ

1

2015

4

Hệ thống quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis)

Bộ

3

2013, 2011, 2011

5

Hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

Bộ

2

2011, 2014

6

Hệ thống phá mẫu bằng vi sóng

Bộ

2

2011, 2013

7

Hệ thống sắc ký lỏng cao áp đầu dò PDA/UV/FLD (HPLC/PDA/UV/FLD)

Bộ

1

2011

8

Hệ thống sắc ký khí đầu dò 2 lần khối phổ (GC-MS/MS)

Bộ

1

2011

9

Hệ thống sắc ký khí đầu dò ECD/FID (GC/ECD/FID)

Bộ

1

2011

10

Hệ thống sắc ký lỏng đầu dò 2 lần khối phổ (LC-MS/MS)

Bộ

2

2011, 2017

11

Hệ thống sắc ký lỏng cao áp ghép nối khối phổ nguyên tử (HPLC-ICP/MS)

Bộ

1

2019

II

Thiết bị phụ trợ

 

80

 

1

Tủ ấm

Cái

5

2009, 2011

2

Tủ ấm lạnh

Cái

1

2013

3

Tủ sấy

Cái

7

1998, 2004, 2006, 2011

4

Nồi hấp

Cái

2

2006, 2009

5

Máy dập mẫu

Cái

1

2013

6

Bồn ủ nhiệt

Cái

1

2009

7

Máy lắc

Cái

4

2004, 2006, 2009, 2011

8

Tủ an toàn sinh học cấp 2

Cái

1

2011

9

Hệ thống ELISA

Bộ

1

2010

10

Hệ thống huỳnh quang

Bộ

1

2004

11

Hệ thống hồng ngoại

Bộ

1

2014

12

Cân phân tích

Cái

17

2004, 2009, 2011

13

Máy ly tâm

Cái

8

2006, 2008, 2011

14

Máy ly tâm hút chân không

Cái

1

2016

15

Lò nung

Cái

3

2011, 2012

16

Tủ mát

Cái

6

2011, 2012, 2013, 2016

17

Máy cất nước

Cái

2

2011

18

Tủ hút mùi

Cái

8

2011

19

Máy nghiền mẫu

Cái

4

2011, 2019

20

Tủ lạnh

Cái

1

2016

21

Tủ âm sâu

Cái

4

2011, 2012, 2017

22

Máy sinh khí nitơ

Cái

1

2017

 

PHỤ LỤC 02

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(ban hành kèm theo Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025)

TT

Nội dung triển khai

Kết quả thực hiện

Tổng công

Chi tiết

 

Tổng số mẫu đã thực hiện phân tích:

36.983 kết quả/6.517 mẫu (trung bình mỗi mẫu phân tích 05 chỉ tiêu)

 

1

Kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm trên sản phẩm nông nghiệp và thủy sản

 

 

a

Phân tích định tính, định lượng bằng thiết bị kiểm nghiệm chuyên sâu (xác định chỉ tiêu kim loại; xác định BVTV bay hơi và không bay hơi; xác định dư lượng kháng sinh, chất trị nấm, hormone tăng trưởng; xác định độc tố nấm; xác định chất phụ gia; xác định phospho, nhóm anion; xác định chất đạm, chất béo, độ ấm, tro, ...; phát hiện BVTV không bay hơi; phát hiện H2S, hàn the, vi sinh vật: TSVSVHK, E.coli, Coliforms, Salmonella, Clostridium perfringens, Bacilus cereus, Vibrio parahaemolyticus, TSNMNM....)

23.294 kết quả/ 4.427 mẫu

- 12.050 kết quả/2.410 mẫu sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè, gạo,...);

- 5.950 kết quả/1.182 mẫu sản phẩm chăn nuôi (thịt lợn, thịt gà, thị bò, giò, chả,...);

- 3.250 kết quả/646 sản phẩm thủy sản (cá, tôm, cua, nước mắm, chả cá,...);

- 2.044 kết quả/189 mẫu khác (mộc nhĩ, nấm hương, gia vị, nước chấm,...)

b

Kiểm nghiệm sàng lọc trên thiết bị, dụng cụ kiểm nghiệm nhanh

8.300 kết quả/ 1.400 mẫu

- 2.450 kết quả/450 mẫu sản phẩm trồng trọt,

- 3.650 kết quả/690 mẫu sản phẩm chăn nuôi,

- 2.200 kết quả/260 mẫu thủy sản.

2

Kết quả kiểm nghiệm nước:

 

 

 

Phân tích định tính, định lượng bằng thiết bị kiểm nghiệm chuyên sâu (Xác định kim loại; xác định phospho, nhóm anion; xác định độ đục, pH, vi sinh vật: E.coli, Coliforms, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella,....)

1515 kết quả/ 303 mẫu

- 1.250 kết quả/250 mẫu nước sử dụng cho nông nghiệp (nước tưới, nước chăn nuôi, nước sơ chế, ...);

- 265 kết quả/53 mẫu nước thải nông nghiệp

3

Kết quả kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản:

 

 

 

Phân tích định tính, định lượng bằng thiết bị kiểm nghiệm chuyên sâu (Xác định kim loại; xác định dư lượng kháng sinh; xác định phospho, nhóm anion; xác định độ đạm, độ béo, độ ẩm, tro, vi sinh vật: TSVSVHK, E.coli, Coliforms, Salmonella, Clostridium perfringens, ....)

2352 kết quả/ 192 mẫu.

- 1.516 kết quả/123 mẫu thức ăn chăn nuôi;

- 836 kết quả/69 mẫu thức ăn thủy sản.

4

Kết quả kiểm nghiệm đất trồng trọt:

 

 

 

Phân tích định tính, định lượng bằng thiết bị kiểm nghiệm chuyên sâu (Xác định kim loại; xác định phospho, nhóm anion)

970 kết quả/ 145 mẫu

 

5

Kết quả kiểm nghiệm phân bón:

 

 

 

Phân tích định tính, định lượng bằng thiết bị kiểm nghiệm chuyên sâu (Xác định kim loại; xác định phospho, nhóm anion vi sinh vật)

552 kết quả/ 50 mẫu.

 

 

PHỤ LỤC 03

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(ban hành kèm theo Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025)

TT

Danh mục hoạt động

Kết quả thực hiện 2016 - 2020

A

Chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn

I

Chứng nhận VietGAP

Cơ bản hoàn thành

1.1

Chứng nhận VietGAP trồng trọt

- Tổng diện tích chứng nhận: 2.527 ha cho 223 cơ sở sản xuất rau, quả, chè, lúa ... tại 20 quận, huyện và thị xã; Trong đó: 1.599 ha cấp mới lần đầu cho 139 cơ sở; 928 ha cấp lại lần 2 và lần 3 cho 84 cơ sở;

1.2

Chứng nhận VietGAP chăn nuôi

- Tổng số cơ sở chứng nhận: 88 cơ sở tại 12 huyện ngoại thành; trong đó 41 cơ sở chăn nuôi gia súc, 38 cơ sở chăn nuôi gia cầm, 9 cơ sở chăn nuôi các đối tượng khác (dê, bò, ngan, vịt);

1.3

Chứng nhận VietGAP thủy sản

- Tổng diện tích chứng nhận: 181 ha cho 19 cơ sở tại 8 huyện ngoại thành; bao gồm các loại cá rô phi, chép, thủy đặc sản.

II

Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ

Tổng diện tích chứng nhận: 102 ha cho 10 cơ sở tại 06 huyện ngoại thành

III

Chứng nhận sản phẩm theo các TCVN hiện hành

Chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN cho 13 cơ sở, cho TCCS chonhaminh.gov.vn cho 70 cơ sở;

IV

Chứng nhận hệ thống quản lý

 

4.1

Chứng nhận ISO 9001

Tư vấn, phối hợp chứng nhận cho 02 cơ sở

4.2

Chứng nhận HACCP

Tư vấn, phối hợp chứng nhận cho 20 cơ sở

4.3

Chứng nhận ISO 22000

- Đã đào tạo 07 chuyên gia đánh giá/chuyên gia đánh giá trưởng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025;

4.4

Chứng nhận ISO 14000

Chưa thực hiện;

B

Chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn

 

I

Chứng nhận hợp quy phân bón

- Đã đào tạo 04 chuyên gia lấy mẫu phân bón; Tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025;

II

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

Chưa thực hiện;

III

Kiểm tra nhà nước

 

-

Phân bón

- Đã đào tạo 04 chuyên gia lấy mẫu phân bón; Tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025;

-

Thức ăn chăn nuôi

- Đã đào tạo 04 chuyên gia lấy mẫu thức ăn chăn nuôi; Tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025;

IV

Chứng nhận hợp quy thuốc thú y

Chưa thực hiện;

V

Chứng nhận hợp quy thuốc BVTV

Chưa thực hiện;

C

Một số loại hình chứng nhận khác

- Đã đầy đủ năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn độc lập của từng công đoạn tham gia chuỗi liên kết; Triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025;

I

Chứng nhận liên kết chuỗi

II

Chứng nhận chuỗi xuất khẩu

III

Chứng nhận truy xuất nguồn gốc

 

PHỤ LỤC 04

BẢNG DANH MỤC NHIỆM VỤ VÀ KHÁI TOÁN DỰ KIẾN KINH PHÍ

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(ban hành kèm theo Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Khái toán dự kiến kinh phí

Phân kỳ hàng năm

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng

Khái toán

Số lượng

Khái toán

Số lượng

Khái toán

Số lương

Khái toán

Số lượng

Khái toán

1

Triển khai hoạt động phân tích tại phòng kiểm nghiệm được công nhận, chỉ định

 

 

45,000

 

9,000

 

9,000

 

9,000

 

9,000

 

9,000

Mục đích:

- Công tác quản lý, kiểm soát ATTP của ngành;

- Công tác chứng nhận và hậu kiểm sau chứng nhận;

- Hỗ trợ giao thương, kiểm soát ATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

- Duy trì năng lực phân tích đạt chuẩn ISO 17025:2017

-

Số mẫu phân tích (trong đó: số lượt phân tích từ 150.000 đến 300.000 chỉ tiêu)

Mẫu

15,000

45,000

2,200

9,000

2,500

9,000

3,200

9,000

3,500

9,000

3,600

9,000

 

2

Triển khai hoạt động chứng nhận trong lĩnh vực được công nhận, chỉ định

cơ sở

605

34,000

 

6,800

 

6,800

 

6,800

 

6,800

 

6,800

Mục đích:

- Thực hiện chứng nhận và hậu kiểm sau chứng nhận phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Hỗ trợ giao thương, tạo sản phẩm ATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;

-

Hỗ trợ tổ chức sản xuất, phát triển các cơ sở, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chuỗi liên kết giá trị, HACCP ...

cơ sở

100

10,000

20

2,000

20

2,000

20

2,000

20

2,000

20

2,000

 

-

Hỗ trợ thực hiện chứng nhận (VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, chuỗi liên kết giá trị, HACCP,.,.)

cơ sở

505

24,000

90

4,800

90

4,800

90

4,800

110

4,800

125

4,800

 

3

Công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn tiêu chuẩn, quy chuẩn

 

 

10,000

 

2,000

 

2,000

 

2,000

 

2,000

 

2,000

 

-

Hoạt động tập huấn

lớp

250

6,000

50

1,200

50

1,200

50

1,200

50

1,200

50

1,200

 

-

Phóng sự, clip,....

 

 

4,000

 

800

 

800

 

800

 

800

 

800

 

4

Đào tạo, nâng cao năng lực kiểm nghiệm viên, chuyên gia đánh giá

khóa

 

3,600

 

1,200

 

1,200

 

1,200

 

 

 

 

 

4.1

Đào tạo trong nước

 

 

1,800

 

600

 

600

 

600

 

 

 

 

 

-

Đào tạo kiểm nghiệm viên tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 17025; tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành

khóa, đợt

15

900

5

300

5

300

5

300

 

 

 

 

 

-

Đào tạo chuyên gia chứng nhận

khóa, đợt

15

900

5

300

5

300

5

300

 

 

 

 

 

4.2

Đào tạo nước ngoài

khóa/đợt

3

1,800

1

600

1

600

1

600

 

 

 

 

 

5

Mua sắm thiết bị để tiếp tục phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025

 

 

96,000

 

11,000

 

26,000

 

35,000

 

10,000

 

14,000

 

-

Hệ thống thiết bị chính

Hệ thống thiết bị

10

89,000

1

10,000

2

23,000

4

34,000

2

9,000

1

13,000

 

-

Thiết bị, dụng cụ phụ trợ

 

 

2,500

 

500

 

500

 

500

 

500

 

500

 

-

Hiệu chuẩn, bào dưỡng

Thiết bị, dụng cụ

 

2,000

 

400

 

400

 

400

 

400

 

400

 

-

Sửa chữa

Thiết bị, dụng cụ

 

500

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

-

Bổ sung hệ thống xử lý mẫu phục vụ hệ thống phân tích sắc ký khí khối phổ cung từ phân giải cao

Hệ thống

 

2,000

 

 

 

2,000

 

 

 

 

 

 

 

6

Cải tạo mặt bằng, điều kiện hoạt động cho phòng kiểm nghiệm

 

 

15,000

 

15,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cải tạo khu vực kho lạnh trở thành khu vực phân tích thực phẩm và vật tư nông nghiệp

công trình

1

15,000

1

15,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Duy trì và phát triển năng lực phân tích đạt chuẩn

 

 

38,000

 

7,000

 

8,000

 

9,000

 

7,000

 

7,000

 

-

Duy trì và phát triển hoạt động kiểm nghiệm phù hợp Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

Chỉ tiêu

Từ 500 đến 600 chỉ tiêu, kỹ thuật phân tích

38,000

500

7,000

520

8,000

540

9,000

560

7,000

580

7,000

 

8

Duy trì và phát triển năng lực chứng nhận đạt chuẩn

 

 

10,340

 

3,180

 

3,180

 

3,180

 

400

 

400

 

-

Tích lũy ngày công đánh giá để đáp ứng điều kiện thực hiện dịch vụ chứng nhận (chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống, chứng nhận hợp quy, chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế,...)

 

 

6,000

 

2,000

 

2,000

 

2,000

 

 

 

 

 

-

Thuê khoán chuyên gia đánh giá theo chuẩn mực quốc tế

đạt

3

2,400

1

800

1

800

1

800

 

 

 

 

 

-

Duy trì và phát triển hoạt động chứng nhận phù hợp Yêu cầu đối với Tổ chức chứng nhận sản phẩm quá trình và dịch vụ

Quy trình

 

220

79

40

82

40

85

40

88

50

90

50

 

-

Duy trì và phát triển hoạt động chứng nhận phù hợp Yêu cầu đối với Tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý

Quy trình

 

220

2

40

2

40

3

40

4

50

4

50

 

-

Hợp tác quốc tế

 

 

1,500

 

300

 

300

 

300

 

300

 

300

 

9

Kinh phí dự phòng

 

 

4,060

 

820

 

820

 

820

 

800

 

800

 

 

Tổng cộng

 

 

246,000

 

54,000

 

55,000

 

65,000

 

34,000

 

38,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4245/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án Phát triển năng lực phân tích và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 4245/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/09/2020
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Văn Sửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản