Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4183/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN “ĐẦU TƯ PHÒNG TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY LÂM NGHIỆP, CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 14/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 4507/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án “Đầu tư phòng trừ sinh vật gây hại tổng hợp trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015";

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2795/SKHĐT-KTNN ngày 20/10/2014 về việc đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án “Đầu tư phòng trừ sinh vật gây hại tổng hợp trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Phương án "Đầu tư phòng trừ sinh vật gây hại tổng hợp trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015", với nội dung chính sau đây:

1. Khái quát về phương án

Phương án đầu tư phòng trừ sinh vật gây hại tổng hợp trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4507/QĐ-UBND ngày 16/12/2010, trong đó tổng kinh phí thực hiện là 7.480 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh với các nội dung chính như sau:

- Điều tra đánh giá thành phần sinh vật gây hại chủ yếu trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh.

- Điều tra thống kê phân vùng dịch hại, phi dịch hại trên diện tích rừng trồng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu hại chính (loài sâu gây hại nguy hiểm mới phát sinh).

- Tập huấn, huấn luyện và tuyên truyền.

- Hội thảo, tham quan học tập.

- Mua sắm trang thiết bị.

+ Mua sắm trang thiết bị tại trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị, thành phố.

+ Mua sắm trang thiết bị tại Trung tâm ứng cứu và kiểm soát dịch hại trực thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Hội nghị sơ kết, tổng kết và quản lý giám sát.

2. Lý do điều chỉnh

Trong quá trình triển khai thực hiện Phương án, do Chi cục Bảo vệ thực vật không bố trí được nhân lực để thành lập Trung tâm ứng cứu và kiểm soát dịch hại nên không thực hiện được nội dung đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác dự tính, dự báo, phòng trừ dịch hại tại Trung tâm. Để đảm bảo trang thiết bị phục vụ công tác dự tính, dự báo, phòng trừ dịch hại tại các trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị, thành phố, do đó việc điều chỉnh Phương án là cần thiết.

3. Nội dung điều chỉnh:

3.1. Nội dung điều chỉnh giảm:

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dự tính, dự báo, phòng trừ dịch hại tại Trung tâm ứng cứu và kiểm soát dịch hại trực thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật: 1.869 triệu đồng.

- Tổ chức hội thảo, tham quan học tập: 281 triệu đồng.

Kinh phí điều chỉnh giảm: 2.150 triệu đồng.

3.2. Nội dung điều chỉnh tăng:

- Mua sắm trang thiết bị tại các trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị, thành phố: 2.150 triệu đồng.

Kinh phí điều chỉnh tăng: 2.150 triệu đồng.

3.3. Tổng kinh phí sau khi điều chỉnh: 7.480 triệu đồng (Giữ nguyên tổng kinh phí đầu tư theo Quyết định số 4507/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh).

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

4. Các nội dung khác: Giữ nguyên theo Quyết định số 4507/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao Chi cục Bảo vệ thực vật (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên phạm vi toàn tỉnh. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công tác phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả; hàng năm xây dựng kế hoạch nội dung công việc cụ thể, lập dự toán gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành liên quan.

- Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp quản lý chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc Chi cục Bảo vệ thực vật trong việc thực hiện "Phương án đầu tư phòng trừ sinh vật gây hại tổng hợp trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015"; phối hợp với UBND các huyện, các ngành có liên quan thống nhất ban hành quy chế quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công tác phòng trừ sinh vật hại cây trồng theo phương án được duyệt.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ rừng, các công ty, các doanh nghiệp, các chủ trang trại trên cơ sở phương án được duyệt có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật xây dựng kế hoạch, phương án phòng trừ, chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị, vật tư tổ chức phòng trừ sớm khi ổ dịch mới phát sinh, diện hẹp theo phương châm 4 tại chỗ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật; Thủ trưởng các ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị, tổ chức có liên quan, các chủ rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/cáo);
- Lưu: VT, NN.
(L166)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ BIỂU

kèm theo Quyết định số 4183/QĐ-UBND ngày 28/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Tổng kinh phí theo Quyết định số: 4507/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh

Điều chỉnh tăng

Điều chỉnh giảm

Tổng kinh phí sau khi điều chỉnh

Ghi chú

 

Tổng cộng

7.480

2.150

2.150

7.480

 

1

Điều tra đánh giá thành phần sinh vật gây hại chủ yếu trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh.

522

 

 

522

 

2

Điều tra, thống kê phân vùng (khu vực) dịch hại, phi dịch hại trên diện tích rừng trồng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh.

527

 

 

527

 

3

Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu hại chính (loài sâu gây hại nguy hiểm mới phát sinh).

2.800

 

 

2.800

 

4

Tập huấn, huấn luyện và tuyên truyền.

41

 

 

41

 

5

Hội thảo, tham quan học tập.

481

 

281

200

Từ năm 2011 - 2014, chưa tổ chức hội thảo, tham quan học tập, dự kiến kế hoạch năm 2015 là 200 triệu đồng. Vì vậy, điều chỉnh giảm 281 triệu đồng.

6

Mua sắm trang thiết bị.

2.909

2.150

1.869

3.190

 

6.1

Mua sắm trang thiết bị tại trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị, thành phố.

1.040

2.150

 

3.190

Chuyển kinh phí mua sắm trang thiết bị tại Trung tâm và kinh phí tổ chức hội thảo, tham quan học tập sang mua sắm trang thiết bị tại Trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị, thành phố.

6.2

Mua sắm trang thiết bị tại Trung tâm ứng cứu và kiểm soát dịch hại trực thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật.

1.869

 

1.869

 

Không thành lập Trung tâm ứng cứu và kiểm soát dịch hại.

7

Hội nghị sơ kết, tổng kết và quản lý giám sát

200

 

 

200

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4183/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Phương án "Đầu tư phòng trừ sinh vật gây hại tổng hợp trên cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

  • Số hiệu: 4183/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/11/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/11/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản