- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
- 3Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 4Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2389/QĐ-TTg năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 79-KL/TW đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4007/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 29 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016-2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Bộ luật lao động năm 2012; Luật Công đoàn năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về "Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp"; Quyết định 2389/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 27/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thực hiện Kết luận 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
Xét đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh tại Tờ trình số 28/TTr-LĐLĐ ngày 27/10/2016; đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2535/LĐTBXH-LĐVL ngày 16/11/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020”, với những nội dung sau:
1. Mục tiêu của Đề án:
1.1. Mục tiêu chung:
Đến năm 2020, cơ bản xây dựng và vận hành đồng bộ, hiệu quả hệ thống quan hệ lao động của tỉnh phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, tạo nền tảng duy trì và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc chấp hành pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động, pháp luật công đoàn. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật; năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
- Đến năm 2020, tập hợp 80% lao động trong doanh nghiệp có đủ điều kiện vào tổ chức Công đoàn; có 80% doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập được tổ chức công đoàn.
- Hằng năm, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật lao động cho ít nhất 80% công nhân, lao động trong các doanh nghiệp; đảm bảo 100% đoàn viên công đoàn và người lao động có nhu cầu được tư vấn pháp luật lao động miễn phí.
- Người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp;
- Đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách về quan hệ lao động, mạng lưới cán bộ công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên cơ sở;
- Đội ngũ cán bộ làm công tác lao động việc làm, theo dõi về quan hệ lao động của các Sở, ngành, cơ quan lao động của các huyện, thị xã, thành phố. Đội ngũ hòa giải viên lao động của tỉnh.
- Đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội của tỉnh.
3. Địa bàn triển khai, thời gian và tiến độ thực hiện:
3.1. Địa bàn triển khai: Trên phạm vi toàn tỉnh.
3.2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016 - 2020
3.3. Tiến độ: Đề án chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 2016 - 2018:
+ Triển khai hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp; các đơn vị liên quan thực hiện tốt các quy định pháp luật về quan hệ lao động về: Thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đối thoại tại nơi làm việc; tuyên truyền phổ biến, tư vấn pháp luật; phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật lao động tại cơ sở; tham gia giải quyết đơn thư, tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể; Xây dựng Thư viện Thỏa ước lao động tập thể...
+ Thực hiện có hiệu quả các hoạt động thí điểm về một số nội dung trong quan hệ lao động: xây dựng hồ sơ quan hệ lao động đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động; thí điểm thương lượng tập thể dưới sự điều phối, hỗ trợ của công đoàn cấp trên theo nhóm doanh nghiệp...
- Giai đoạn 2019 - 2020:
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động. Thực hiện củng cố những nội dung, hoạt động cơ bản của hệ thống quan hệ lao động của tỉnh, làm cơ sở cho việc phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
4. Nội dung hoạt động của Đề án:
4.1. Nâng cao năng lực hướng dẫn và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan quản lý nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động:
- Củng cố, tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động từ cấp tỉnh tới cấp huyện, bảo đảm có tổ chức, có nhân sự phù hợp để triển khai nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn.
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ các chủ thể trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển quan hệ lao động.
- Xác định cơ chế hoạt động đối với các thiết chế về hòa giải, trọng tài, trong đó lấy trọng tâm hoạt động hòa giải để hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
4.2. Tăng cường năng lực của các chủ thể trong quan hệ lao động, đặc biệt là tổ chức công đoàn:
Củng cố tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, lấy trọng tâm củng cố tổ chức công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để các tổ chức này thực sự là đại diện, đủ năng lực và vị thế để đại diện cho tập thể lao động tham gia hiệu quả vào xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
4.3. Tạo lập và nâng cao hiệu quả của đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể:
Triển khai có hiệu quả các quy định của Bộ luật Lao động 2012 về đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể, lấy trọng tâm vào việc thí điểm thực hiện một số quy định mới về đối thoại, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động đối với quá trình đối thoại, thương lượng, trên cơ sở đó có căn cứ triển khai phù hợp với điều kiện thực tế.
4.4. Thực hiện giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể và đình công:
Triển khai các hoạt động hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động đối với các bên trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp ngay từ khâu đối thoại, thương lượng để thiết lập được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, hạn chế các tranh chấp phát sinh. Đối với các tranh chấp lao động tập thể, đình công tự phát, hướng tới xây dựng một quy trình giải quyết thống nhất, hiệu quả.
4.5. Phát triển các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội:
Triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước và tỉnh nhằm hỗ trợ cải thiện, từng bước nâng cao đời sống của người lao động, trong đó trọng tâm vào thực hiện các chính sách về hỗ trợ nhà ở và các chương trình phúc lợi xã hội đối với người lao động, nhất là những người lao động làm việc trong các khu công nghiệp tập trung, nơi có đông công nhân lao động.
4.6. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật cho các bên trong quan hệ lao động; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tuyên truyền giáo dục ý thức tác phong, kỷ luật lao động.
5. Kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
- Kinh phí dự kiến: 19.744.750.000 đồng (Mười chín tỷ, bảy trăm bốn mươi bốn triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng), chia ra:
+ Năm 2016: 50 triệu đồng;
+ Năm 2017: 5.548,5 triệu đồng;
+ Năm 2018: 4.549,5 triệu đồng;
+ Năm 2019: 5.017,5 triệu đồng;
+ Năm 2020: 4.579,25 triệu đồng
Trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước cấp: 17.244.750.000 đồng;
+ Nguồn kinh phí xã hội hóa: 2.500.000.000 đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh cấp theo từng năm.
Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Đề án hằng năm được thực hiện theo đúng quy định của các văn bản hướng dẫn hiện hành.
6.1- Liên đoàn Lao động tỉnh là cơ quan thường trực của Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động; tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
6.2- Sở Tài chính: Cân đối ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án nhưng tối đa không vượt quá tổng dự toán của Đề án được phê duyệt; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu báo cáo UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án được duyệt chi từ ngân sách tỉnh;
6.3- Các Sở, ban, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Tư pháp, Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh HTX và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động hằng năm gửi Liên đoàn Lao động tỉnh tổng hợp để triển khai các hoạt động của Đề án, đảm bảo đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.
6.4- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố chủ động bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai các hoạt động của Đề án tại địa phương mình đảm bảo duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể xảy ra.
Điều 2. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao, Tư pháp, Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1617/QĐ-UBND về Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”
- 2Quyết định 5261/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020
- 3Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
- 4Quyết định 2472/QĐ-UBND năm 2011 về Chiến lược phát triển thị trường lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020
- 5Kế hoạch 1307/KH-UBND triển khai Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
- 6Quyết định 4819/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025”
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
- 4Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 5Quyết định 1617/QĐ-UBND về Đề án “Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020”
- 6Quyết định 5261/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020
- 7Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2389/QĐ-TTg năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 79-KL/TW đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 2472/QĐ-UBND năm 2011 về Chiến lược phát triển thị trường lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020
- 12Kế hoạch 1307/KH-UBND triển khai Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
- 13Quyết định 4819/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 14Quyết định 395/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025”
Quyết định 4007/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 4007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực