THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2389/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Cán cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Kết luận số 79-KL/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 79-KL/TW NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2389/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
Xây dựng các chương trình, đề án cụ thể để triển khai những nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Kết luận số 79-KL/TW ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết).
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt tinh thần và nội dung của Nghị quyết, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, đặc biệt trong các cấp ủy đảng, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân; nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Tổ chức tuyên truyền về vị trí, vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; có giải pháp tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của công nhân, giúp người sử dụng lao động và công nhân lao động hiểu rõ hơn về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức trách nhiệm của mình trong lao động sản xuất, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Tiếp tục cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng về giai cấp công nhân, nhanh chóng thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đặc biệt là những quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó tập trung vào một số nội dung như:
- Chính sách về phát triển dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho người lao động;
- Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để người lao động chủ động học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ;
- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những người ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là người trực tiếp sản xuất.
- Khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện về nhà ở và công trình phúc lợi cho công nhân.
- Có kế hoạch cụ thể nhằm rà soát tình hình thu nhập của người lao động, nhất là ở những khu vực, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và phối hợp với các ngành chức năng giúp đỡ người lao động gặp khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình, cải thiện nâng cao đời sống.
- Phối hợp thực hiện mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức và người lao động; quy hoạch tổng thể xây dựng; nâng cấp các nhà văn hóa lao động phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, viên chức và người lao động; nghiên cứu, ban hành tiêu chí xây dựng văn hóa doanh nghiệp; đề xuất cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm vận động, thu hút tập hợp và bồi dưỡng, giáo dục, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Cấp ủy, chính quyền các cấp tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, nòng cốt là tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống giai cấp công nhân và truyền thống cách mạng của đất nước, nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, giáo dục pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động, nhất là người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội về luật pháp, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài để phát triển tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đẩy mạnh tổ chức các phong trào thi đua “Lao động giỏi”; “Lao động sáng tạo”; “Thi đua sáng kiến, sáng tạo”; “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”; “Đơn vị văn hóa”, gắn với thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”... với những nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, qua đó xây dựng người lao động văn minh, năng động, trí tuệ.
Thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; nâng cao chất lượng hoạt động các cụm văn hóa thể thao; mở rộng các điểm sinh hoạt văn hóa cho công nhân, phấn đấu các khu công nghiệp và chế xuất, các cụm công nghiệp tập trung đông lao động thành lập được điểm sinh hoạt văn hóa công nhân. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Tháng Công nhân” hàng năm thực sự là ngày hội, thiết thực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người lao động. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền về giai cấp công nhân, tư vấn, giới thiệu việc làm; giải đáp pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động.
Tập trung đầu tư hợp lý cả về vật chất, tinh thần, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội trước mắt cũng như lâu dài để tạo điều kiện thuận lợi phát triển đội ngũ giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng.
Hàng năm, cấp ủy, chính quyền có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những công nhân ưu tú để giới thiệu, xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản. Vận động đoàn viên, hội viên và người lao động góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
4. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người lao động.
Việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong lao động như bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông lao động làm việc.
Tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống ma túy, tội phạm, mại dâm, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường lao động cho người lao động; hoàn thiện mô hình tổ công nhân tự quản các khu nhà trọ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, sức khỏe và triển khai có hiệu quả phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Định kỳ hàng năm, chính quyền các cấp có chương trình gặp gỡ, đối thoại, với người lao động để giải đáp những thắc mắc, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động, dự báo tình hình và định hướng tư tưởng dư luận xã hội trong công nhân; tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đối với người lao động cho phù hợp.
Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên và các nhiệm vụ liên quan được giao tại Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, các Bộ, ngành thực hiện các chương trình, đề án cụ thể được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Chương trình hành động này của Chính phủ.
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình.
- Kiểm tra, rà soát các nhiệm vụ và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ phát sinh (nếu có), đặc biệt là các nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020; tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành và cơ quan liên quan thẩm định các chương trình, đề án trong Chương trình theo quy định; bố trí kinh phí; hướng dẫn cơ chế tài chính, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình.
3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các nội dung được giao trong Chương trình, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và thời gian tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công. Căn cứ thời gian và tiến độ để xây dựng từng nhiệm vụ cụ thể, các Bộ, ngành được giao chủ động đăng ký nhiệm vụ vào chương trình công tác hàng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành mình để phê duyệt và triển khai kịp thời, bảo đảm hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Lồng ghép các chương trình, đề án của Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, đề án thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, chương trình, chính sách, đề án, nhiệm vụ phù hợp với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
4. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
- Phối hợp cùng Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
- Xây dựng chương trình, đề án theo chức năng, nhiệm vụ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Trên cơ sở các nhiệm vụ trong Chương trình, căn cứ vào điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình này, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện chính sách, quy hoạch, đề án của địa phương trên cơ sở các nhiệm vụ được nêu trong Chương trình.
- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các nhiệm vụ được phân công, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
- Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn với các nhiệm vụ của Chương trình này để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.
Hàng năm, trước ngày 15 tháng 12, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình và gửi về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 79-KL/TW NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA X) VỀ “TIẾP TỤC XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC”
(Ban hành kèm theo Chương trình hành động tại Quyết định số 2389/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên chương trình, Đề án | Cấp trình | Cơ quan chủ trì | Cơ quan | Thời gian trình | Ghi chú |
I | Xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật | |||||
1 | Triển khai Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn. | Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Thường xuyên |
|
2 | Triển khai Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn. | Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Thường xuyên |
|
3 | Triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp | Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Thường xuyên |
|
4 | Xây dựng và triển khai Dự án Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn. | Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Trình Quốc hội năm 2015 |
|
5 | Triển khai Luật Việc làm và các văn bản liên quan. | Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Thường xuyên |
|
6 | Xây dựng và triển khai Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn. | Quốc hội, Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành, có liên quan | Năm 2015 |
|
7 | Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật tiền lương tối thiểu. | Quốc hội, Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Trình Quốc hội khóa XIV |
|
II | Xây dựng các chương trình, nghị quyết | |||||
1 | Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2015 |
|
2 | Chương trình xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất giai đoạn 2016-2020. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2015 |
|
3 | Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp và nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu tối thiểu của công nhân lao động không còn bao cấp về nhà ở, trong khi tiền lương chỉ đủ ở trọ trong những nhà không đủ tiêu chuẩn sinh hoạt tối thiểu. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Xây dựng | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2015 |
|
4 | Nghiên cứu và hoàn thiện các hướng dẫn về chính sách liên quan đến ưu đãi khi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các công trình xây dựng; chính sách thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở và các công trình xã hội cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Xây dựng | Các Bộ, ngành liên quan | Năm 2015 |
|
III | Xây dựng các đề án, dự án | |||||
1 | Đề án “Tăng cường cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực”. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ GDĐT | Bộ KHĐT, Bộ TC | Năm 2015 |
|
2 | Đề án “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để xây dựng; khu vui chơi, giải trí, nhà văn hóa và hạ tầng cơ sở cho công nhân khu công nghiệp”. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ Xây dựng | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2015 |
|
3 | Đề án tăng cường bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là con cán bộ, công nhân, viên chức lao động. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Năm 2015 |
|
4 | Triển khai Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ LĐTB&XH | Các Bộ, ngành có liên quan | Thường xuyên |
|
5 | Đề án “Hỗ trợ sáng tác và biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu về đề tài công nhân”. | Thủ tướng Chính phủ | Bộ VHTT&DL | Tổng LĐLĐ Việt Nam | Năm 2015 |
|
6 | Đề án “Liên kết doanh nghiệp, người sử dụng lao động để xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. | Thủ tướng Chính phủ | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan | Năm 2015 |
|
- 1Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Hướng dẫn 691/HD-TLĐ sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Chương trình 1383/CTPH-TLĐ-BTTTT năm 2017 phối hợp công tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2017-2022
- 4Chương trình 1433/CTPH-TLĐ-PTM&CNVN năm 2019 phối hợp công tác trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2019-2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Hướng dẫn 691/HD-TLĐ sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW (khoá X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4Luật Công đoàn 2012
- 5Bộ Luật lao động 2012
- 6Kết luận 79-KL/TW năm 2013 đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 7Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 8Chương trình 1383/CTPH-TLĐ-BTTTT năm 2017 phối hợp công tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2017-2022
- 9Chương trình 1433/CTPH-TLĐ-PTM&CNVN năm 2019 phối hợp công tác trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2019-2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành
Quyết định 2389/QĐ-TTg năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 79-KL/TW đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2389/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2014
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 13/01/2015
- Số công báo: Từ số 51 đến số 52
- Ngày hiệu lực: 30/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết