Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3786/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

Căn cứ Quyết định 60/2015/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ hành chính cho tổ chức, cá nhân tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

Căn cứ Quyết định 3438/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 về việc phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Thuận

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, gồm các nội dung sau:

1. Quy định các thủ tục hành chính đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết ban hành tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Quy trình tiếp nhận và giải quyết:

- Khi có yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính liên quan đến lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa nói trên, các Sở nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi phiếu biên nhận, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn, đề nghị đơn vị bổ sung.

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, viết Phiếu giao nhận hồ sơ, chuyển trực tiếp cho Chuyên viên phụ trách lĩnh vực theo sự phân công của Lãnh đạo Văn phòng.

- Trong quá trình thẩm tra, xác minh chưa đầy đủ điều kiện giải quyết Chuyên viên có trách nhiệm tham mưu Lãnh đạo Văn phòng, ban hành văn bản trả lại hồ sơ nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian giải quyết thực hiện theo Khoản 1, Điều 13 của Quyết định số 60/2015/QĐ-UBND ngày 05/11/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận.

- Chuyên viên tham mưu giải quyết công việc, lập Phiếu trình kèm dự thảo kết quả giải quyết trình Lãnh đạo Văn phòng thông qua.

- Lãnh đạo Văn phòng thông qua văn bản chuyển trả lại Chuyên viên để trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Sau khi Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Chuyên viên trả hồ sơ đã xử lý cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hoàn thành thủ tục phát hành và trả kết quả cho các Sở.

3. Phí, lệ phí: Không.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc về trình tự, thủ tục tại Quyết định này kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3535/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Các phòng chuyên môn-VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HCTC, NC (H b)

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai

 

Phụ lục 1

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ TƯ PHÁP THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC QUỐC TỊCH VIỆT NAM

1

Thủ tục nhập Quốc tịch Việt Nam.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

- Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (gồm một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp);

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP (biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó);

- Trường hợp con chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam cùng cha mẹ thì phải nộp Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

Lưu ý:Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn, nhưng phải nộp một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao) phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

10

0.5

5.5

2

2

2

Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ở trong nước.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

- Bản khai lý lịch;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);

- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam);

- Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam ở trong nước.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

- Bản khai lý lịch;

- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch năm 2008;

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này (Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài);

- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

5

0.5

2.5

1

1

II

LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI

1

Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

2

0.5

0.5

0.5

0.5

2

Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

- Văn bản của Sở Tư pháp;

2.1Hồ sơ của người nhận con nuôi:(Về cơ bản hồ sơ của người nước
ngoài thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi
con nuôi nhưng thẩm quyền cấp một số loại giấy tờ chưa được xác
định rõ):

- Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định (Bản chính);

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bảo sao);

- Phiếu lý lịch tư pháp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân);

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

2.2 Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

15

0.5

10.5

2

2

III

LĨNH VỰC LUẬT SƯ

1

Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ;

- Phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới.

15

0.5

10.5

2

2

2

Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Báo cáo kết quả đại hội;

- Biên bản bầu cử;

- Danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

- Nghị quyết Đại hội.

3

0.5

1

0.5

1

IV

LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG

1

Thành lập Văn phòng công chứng.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC-08 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP;

- Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.

5

0.5

2.5

1

1

2

Hợp nhất Văn phòng công chứng

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng được hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng hợp nhất; thời gian thực hiện hợp nhất; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng được hợp nhất sang Văn phòng công chứng hợp nhất; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng hợp nhất; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng được hợp nhất và các nội dung khác có liên quan;

- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;

- Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng được hợp nhất;

- Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất;

- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.

13

0.5

8.5

2

2

3

Sáp nhập Văn phòng công chứng

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Hợp đồng sáp nhập Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; thời gian thực hiện sáp nhập; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập và các nội dung khác có liên quan;

- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các Văn phòng công chứng tính đến ngày đề nghị sáp nhập;

- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng;

- Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng;

- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng.

13

0.5

8.5

2

2

4

Chuyển nhượng Văn phòng công chứng

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng, trong đó có nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan; Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diện cho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;

- Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

- Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;

- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

13

0.5

8.5

2

2

5

Chuyển đổi Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Giấy đề nghị chuyển đổi Văn phòng công chứng theo Mẫu TP-CC- 11 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP;

- Báo cáo tình hình tài chính, tổ chức, hoạt động, hồ sơ công chứng hiện đang lưu trữ tại Văn phòng công chứng đề nghị chuyển đổi;

- Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng đề nghị chuyển đổi (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).

5

0.5

2.5

1

1

6

Thành lập Hội công chứng viên.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đề án thành lập Hội công chứng viên;

- Tờ trình Đề án;

- Báo cáo thẩm định Đề án.

10

0.5

5.5

2

2

V

LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

1

Bổ nhiệm giám định viên tư pháp

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp;

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;

- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc;

- Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự;

- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.

5

0.5

2.5

1

1

2

Miễn nhiệm giám định viên tư pháp.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp;

- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp.

3

0.5

1

0.5

1

3

Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đơn xin phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

- Đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, trong đó nêu rõ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

- Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp đã được cấp.

15

0.5

10.5

2

2

4

Chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp.

- Văn bản của Sở Tư pháp;

- Đơn đề nghị chuyển đổi;

- Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động, trong đó nêu rõ lý do chuyển đổi, tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp tính đến ngày đề nghị chuyển, đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp là thành viên hợp danh của Văn phòng;

- Quyết định cho phép thành lập Văn phòng;

- Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động của Văn phòng.

10

0.5

5.5

2

2

 

Phụ lục 2

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ XÂY DỰNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC NHÀ Ở

 

1

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

-Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Hồ sơ pháp lý của đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bao gồm giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa lựa chọn chủ đầu tư thì có báo cáo về hình thức lựa chọn chủ đầu tư và dự kiến điều kiện lựa chọn chủ đầu tư;

- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 99/2015/NĐ-CP; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sự phù hợp của nội dung dự án với chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;

- Quyết định phê duyệt quy hoạch kèm theo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.

7

0.5

3.5

1

2

2

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Khoản 6 Điều 9 Nghị định số 99/2015/NĐ- CP.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Hồ sơ pháp lý của đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bao gồm giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa lựa chọn chủ đầu tư thì có báo cáo về hình thức lựa chọn chủ đầu tư và dự kiến điều kiện lựa chọn chủ đầu tư;

- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 99; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sự phù hợp của nội dung dự án với chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;

- Quyết định phê duyệt quy hoạch kèm theo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.

7

0.5

3.5

1

2

3

Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Văn bản đăng ký làm chủ đầu tư dự án của nhà đầu tư, bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ nhà đầu tư, các đề xuất của nhà đầu tư, dự kiến tiến độ thực hiện dự án;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo giấy tờ chứng minh có đủ số vốn được hoạt động kinh doanh bất động sản (vốn điều lệ) theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư áp dụng như quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai.

7

0.5

3.5

1

2

II

LĨNH VỰC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

1

Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện, liên huyện.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng;

- Bản sao (có chứng thực) Nghị quyết thông qua nhiệm vụ quy hoạch vùng của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Nhiệm vụ quy hoạch;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Bản vẽ gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

20

0.5

15.5

2

2

2

Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, liên huyện.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng.

- Bản sao (có chứng thực) Nghị quyết thông qua đồ án quy hoạch xây dựng vùng của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

-Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng.

- Bản sao (có chứng thực) Văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch (nếu có);

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 4 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.

- Thành phần bản vẽ:

+ Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị trí, ranh giới của vùng, mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường có ảnh hưởng tới vùng quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.

+ Các sơ đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh và tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.

+ Các sơ đồ về phân vùng và định hướng phát triển không gian vùng: Xác định các vùng phát triển, bảo tồn, hạn chế phát triển, vùng cấm phát triển; tổ chức hệ thống các đô thị, các khu vực dân cư nông thôn; phân bố, xác định quy mô các không gian phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; các vùng nghỉ ngơi du lịch, khai thác, bảo vệ thiên nhiên, tôn tạo, các vùng di tích lịch sử văn hóa và các chức năng khác, phân bố cơ sở kinh tế - kỹ thuật cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh và tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.

+ Các sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng: Giao thông, cao độ nền, thoát nước mặt, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh và tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.

+ Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.

+ Quy định quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng: Nội dung theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.

- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.

- Đĩa CD chứa tất cả các nội dung nêu trên.

25

0.5

20.5

2

2

3

Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch chung.

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch và ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp (thành phố, thị xã, huyện);

- Bản sao (có chứng thực) Văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch (nếu có);

-Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, các văn bản pháp lý có liên quan, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng.

-Thành phần bản vẽ: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng, bản đồ ranh giới và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh, bản vẽ;

- Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

15

0.5

10.5

2

2

4

Thẩm định đồ án quy hoạch chung đô thị.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch chung đô thị.

- Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị.

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch và ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp (thành phố, thị xã, huyện);

- Bản sao (có chứng thực) Văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức có liên quan đến đồ án quy hoạch (nếu có);

- Thuyết minh đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc Tỉnh, thị xã phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.

- Thành phần bản vẽ đồ án Quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV (thị xã) và các đô thị mới: tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000;

15

0.5

10.5

2

2

5

Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (khu vực có liên quan đến địa giới hành chính của 02 đơn vị cấp huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới, khu vực có ý nghĩa quan trọng, dự án do UBND tỉnh chấp thuận đầu tư).

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (nếu có);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản ý kiến của UBND cùng cấp (đối với các quy hoạch chi tiết phục vụ cho công tác quản lý đô thị);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản giao làm Chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản của cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất (đối với các Chủ đầu tư đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định của pháp luật (đối với các Chủ đầu tư đã có pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định);

- Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) các văn bản có liên quan (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung liên quan trong hồ sơ;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2, Điều 9 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, các bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa;

- Thành phần bản vẽ: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp và bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi tiết đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;

- Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết;

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh, bản vẽ.

15

0.5

10.5

2

2

6

Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết

(khu vực có liên quan đến địa giới hành chính của 02 đơn vị cấp huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới, khu vực có ý nghĩa quan trọng, dự án do UBND tỉnh chấp thuận đầu tư).

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị;

- Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch chi tiết;

- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch và bản sao (có chứng thực) chứng chỉ hành nghề của các Kiến trúc sư, Kỹ sư quy hoạch đô thị tham gia lập đồ án quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản ý kiến của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức có liên quan đến đồ án quy hoạch chi tiết (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung có liên quan trong hồ sơ;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản cung cấp thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực hoặc Chứng chỉ quy hoạch (nếu có) hoặc Giấy phép quy hoạch (đối với các trường hợp cần cấp Giấy phép quy hoạch);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản giao làm Chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định của pháp luật (đối với các Chủ đầu tư đã có pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định);

- Bản sao (có chứng thực) các văn bản có liên quan (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung có liên quan trong hồ sơ;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 10 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết;

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung trên.

15

0.5

10.5

2

2

7

Thủ tục thẩm định nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng:

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản ý kiến của UBND cùng cấp (đối với các quy hoạch chi tiết phục vụ cho công tác quản lý đô thị);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản giao làm Chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản của cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất (đối với các Chủ đầu tư đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định của pháp luật (đối với các Chủ đầu tư đã có pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định);

- Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) các văn bản có liên quan (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung liên quan trong hồ sơ;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch, các văn bản pháp lý có liên quan, các bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa;

-Thành phần bản vẽ:

+Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp và bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi tiết đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;

+ Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng: Thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của NĐ số 37/2010/NĐ-CP;

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung thuyết minh, bản vẽ.

15

0.5

10.5

2

2

8

Thủ tục thẩm định đồ án thiết kế đô thị riêng.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị;

- Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án thiết kế đô thị riêng;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản ý kiến của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức có liên quan đến đồ án thiết kế đô thị riêng (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung có liên quan trong hồ sơ;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản cung cấp thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực hoặc Chứng chỉ quy hoạch (nếu có) hoặc Giấy phép quy hoạch (đối với các trường hợp cần cấp Giấy phép quy hoạch);

- Bản sao (có chứng thực) văn bản giao làm Chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước);

+ Bản sao (có chứng thực) văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định của pháp luật (đối với các Chủ đầu tư đã có pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định);

- Bản sao (có chứng thực) các văn bản có liên quan (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung có liên quan trong hồ sơ;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch, các văn bản pháp lý có liên quan, các bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa;

- Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết: Thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của NĐ số 37/2010/NĐ-CP;

- Đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung trên.

15

0.5

10.5

2

2

9

Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Bản sao (có chứng thực) Nghị quyết thông qua nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 11 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng; bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

15

0.5

10.5

2

2

10

Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch chung xây dựng;

- Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng;

- Bản sao (có chứng thực) Nghị quyết thông qua quy hoạch của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Bản sao (có chứng thực) Văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch (nếu có);

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 14 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

15

0.5

10.5

2

2

11

Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản của Bộ Xây dựng có ý kiến thống nhất (đối với quy hoạch quy mô trên 200ha);

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 15 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

-Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch và bản đồ ranh giới, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

10

0.5

5.5

2

2

12

Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) Văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức có liên quan đến đồ án quy hoạch (nếu có);

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 16 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

15

0.5

10.5

2

2

13

Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung xây dựng theo tỷ lệ thích hợp và bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

10

0.5

5.5

2

2

14

Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng xây dựng khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Chủ đầu tư, cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng;

- Bản sao (có chứng thực) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng;

- Bản sao (có chứng thực) văn bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư có liên quan đến đồ án quy hoạch;

- Bản sao (có chứng thực) Văn bản của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức có liên quan đến đồ án quy hoạch (nếu có);

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 18 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

15

0.5

10.5

2

2

15

Thủ tục thẩm định điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt của Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng;

- Bản sao (có chứng thực) Nghị quyết thông qua nhiệm vụ quy hoạch vùng của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung Nhiệm vụ quy hoạch;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Bản vẽ gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp;

- Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

20

0.5

15.5

2

2

16

Thủ tục thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng:

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Thuyết minh tổng hợp gồm nội dung quy hoạch theo khoản 2 Điều 19 Thông tư số 12/2016/TT-BXD, các văn bản pháp lý có liên quan, có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Các bản vẽ thể hiện các nội dung điều chỉnh cục bộ, xác định các chỉ tiêu quy hoạch đạt được sau khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch; có sự tham chiếu, so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt;

- Dự thảo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng;

- Đĩa CD chứa các nội dung nêu trên.

25

0.5

20.5

2

2

17

Thủ tục thẩm định cấp Giấy phép quy hoạch trong đô thị, trong khu chức năng đặc thù.

- Tờ trình của Sở Xây dưng;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép quy hoạch (theo mẫu);

- Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;

- Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch;

- Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;

- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án;

15

0.5

10.5

2

2

III

LĨNH VỰC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

1

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất độngsản do UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyếtđịnh.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án của chủ đầu tư chuyểnnhượng;

- Hồ sơ dự án, phần dự án đề nghị cho chuyển nhượng baogồm:

+ Văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);

+ Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng (bản sao có chứng thực);

Báo cáo quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng đến thời điểm chuyểnnhượng;

- Hồ sơ của chủ đầu tư nhận chuyển nhượng baogồm:

+ Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 (bản sao có chứng thực), trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chưa thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầutư;

+ Văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai. Trường hợp chưa có văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán về mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm nhận chuyển nhượng hoặc năm trước liền kề năm nhận chuyển nhượng) đối với doanh nghiệp đang hoạt động; đối với doanh nghiệp mới thành lập thì nếu số vốn là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ thì phải được ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đó mở tài khoản xác nhận về số dư tiền gửi của doanh nghiệp, nếu số vốn là tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá hoặc thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá, thẩm định giá tài sản của doanhnghiệp.

7

0.5

3.5

1

2

IV

LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG

1

Bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng đối với cá nhân khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xâydựng.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Giấy đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số04/2014/TT-BXD;

- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề phù hợp với nội dung đề nghị bổnhiệm;

- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tưpháp;

- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làmviệc;

- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

5

0.5

2.5

1

1

2

Đăng ký công bố thông tin người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc đối với các cá nhân, tổ chức không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng, văn phòng giám định tư pháp xây dựng trên địa bàn được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép hoạtđộng.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Đối với cá nhân: Giấy đề nghị công bố người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT- BXD; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề phù hợp với nội dung đăng ký giám định kèm theo; các tài liệu có liên quan theo quyđịnh.

- Đối với tổ chức: Thông tin đăng ký công bố tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD; bản sao chứng thực chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tổ chức phù hợp với nội dung đăng ký giám định kèm theo; các tài liệu có liên quan theo quyđịnh.

10

0.5

5.5

2

2

3

Điều chỉnh, thay đổi thông tin cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng đối với cá nhân, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã tiếp nhận đăng ký, công bố thôngtin.

- Tờ trình của Sở Xây dựng;

- Văn bản đề nghị trong đó có thông tin điều chỉnh và các tài liệu chứng minh về thông tin điều chỉnh kèmtheo.

3

0.5

1

0.5

1

 

Phụ lục 3

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA

1

Cấp giấy phép Khai quật khẩn cấp.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Văn bản đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (Phụ lục 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008);

- Sơ đồ tỉ lệ 1:500, thể hiện rõ vị trí, diện tích địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp;

- Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).

1.5

 

0.5

0.5

0.5

2

Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hay Trung tâm quản lý di tích.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Văn bản đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);

- Hồ sơ hiện vật, gồm:

+ Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);

+ Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;

+ Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);

+ Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;

+ Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

10

0.5

5.5

2

2

3

Công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị thẩm định và làm thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia (Mẫu số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);

- Hồ sơ hiện vật, gồm:

+ Bản thuyết minh hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, trong đó phải trình bày rõ đặc điểm của hiện vật theo các tiêu chí quy định tại khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia);

+ Ảnh: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), chú thích đầy đủ, đảm bảo thể hiện các đặc trưng cơ bản của hiện vật. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;

+ Bản ghi âm, ghi hình (nếu có) phải có âm thanh, hình ảnh rõ nét thể hiện sự độc đáo của hiện vật (ghi trên băng hoặc đĩa);

+ Bản sao, bản dập (nếu có), bản dịch đối với những hiện vật là sách, tài liệu chữ cổ hoặc hiện vật có hoa văn trang trí, có chữ viết thể hiện trên hiện vật;

+ Tài liệu khác liên quan đến hiện vật (nếu có) gồm: Bài viết về hiện vật; xác nhận của nhân chứng đối với các hiện vật có giá trị lịch sử; giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.

10

0.5

5.5

2

2

 

4

Cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập (Mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012);

- Văn bản xác nhận đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

15

0.5

10.5

2

2

II

LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH

1

Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008);

- Giấy chứng nhận bản quyền phim.

7

0.5

3.5

1

2

2

Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem (do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu).

- Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVhTTDL ngày 9/7/2008);

- Giấy chứng nhận bản quyền phim

7

0.5

3.5

1

2

III

LĨNH VỰC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỄN LÃM

1

Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 2/10/2013);

- Danh sách tác giả, tác phẩm, chất liệu, kích thước tác phẩm, năm sáng tác;

- Mội tác phẩm 01 ảnh màu kích thước 10x15cm. Riêng đối với triển lãm ảnh sắp đặt phải có hình chính diện, bên phải, bên trái tác phẩm kèm theo văn bản trình bày ý tưởng nội dung tác phẩm. Trường hợp tác phẩm có chữ nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng việt. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch;

- Đối với triển lãm ngoài trời được tổ chức tại Việt Nam phải có văn bản của chủ địa điểm triển lãm cam kết đảm bảo các điều kiện về trật tự, an toàn xã hội, văn minh công cộng, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nỗ;

- Đối với trường hợp đưa tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài triển lãm, ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép và hồ sơ quy định tại thành phần hồ sơ (2) (3) nêu trên phải kèm theo giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận của đối tác nước ngoài và bản dịch tiếng việt (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

4

0.5

2

0.5

1

2

Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 7 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật);

- Quyết định chọn mẫu phác thảo bước hai của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, kèm theo ảnh, phác thảo chụp bốn mặt cỡ ảnh 18x24 cm có kèm chú thích;

- Các thành phần hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

không lấy ý kiến của Bộ

(4)

Có ý kiên của Bộ

(5)

0.5

 

 

 

 

0.5

2

 

 

 

 

2.5

0.5

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

1

3

Tổ chức trại sáng tác điêu khắc.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 9 ban hành kèm theo Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật);

- Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thể lệ.

4

0.5

2

0.5

1

4

Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.

- Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016);

- Danh sách tác phẩm bằng tiếng Việt (ghi rõ số thứ tự tác phẩm, tên tác phẩm, tên tác giả, chất liệu, kích thước, số lượng);

- Ảnh sẽ triển lãm có chú thích; ảnh in trên giấy kích thước nhỏ nhất 13x18cm;

- Đối với trường hợp tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại các địa điểm không phải là nhà triển lãm phải có văn bản đồng ý của chủ địa điểm tổ chức triển lãm;

- Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp về nội dung chụp, thời gian và phạm vi công bố tác phẩm.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

5

Cấp giấy phép đưa tác phẩm Nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm.

- Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016);

- Danh sách tác phẩm bằng tiếng Việt (ghi rõ số thứ tự tác phẩm, tên tác phẩm, tên tác giả, chất liệu, kích thước, số lượng);

- Ảnh sẽ triển lãm có chú thích; ảnh in trên giấy kích thước nhỏ nhất 13x18 cm hoặc ghi vào đĩa CD;

- Thư mời, thông báo, sách ảnh (nếu có), văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng với đối tác nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt;

- Đối với tác phẩm nhiếp ảnh khỏa thân lộ rõ danh tính phải có văn bản thỏa thuận giữa người chụp ảnh và người được chụp về nội dung, thời gian và phạm vi công bố tác phẩm.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

IV

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

1

Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 01 đơn đề nghị cấp phép ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP);

-01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh mục bộ sưu tập và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang;

- 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm công diễn lần đầu;

- 01 bản sao văn bản thoả thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);

- 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu).

3

0.5

1.5

0.5

0.5

2

Cấp giấy phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại địa phương.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

-01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP);

-01 bản sao văn bản thoả thuận với tổ chức, cá nhân nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);

- 01 bản sao hộ chiếu;

- 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu).

3

0.5

1.5

0.5

0.5

3

Cấp phép thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi(Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP);

-01 đề án tổ chức cuộc thi, trong đó nêu rõ:

+ Tên cuộc thi thể hiện bằng tiếng Việt (trường hợp tên cuộc thi có sử dụng tiếng nước ngoài thì viết tên bằng tiếng Việt trước, tên nước ngoài sau);

+ Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi phải thể hiện rõ và phù hợp với tên gọi của cuộc thi, quy mô, phạm vi tổ chức cuộc thi;

+ Thể lệ cuộc thi quy định rõ điều kiện, tiêu chí của thí sinh dự thi;

+ Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi;

+ Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng và thời gian trao giải;

+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi;

+ Quyền và nghĩa vụ của thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải;

+ Danh sách và quy chế hoạt động của Ban tổ chức, Ban giám khảo;

+ Kinh phí tổ chức cuộc thi;

+ Mẫu đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL);

- 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu).

8

0.5

4.5

1

2

4

Chấp thuận địa điểm đăng cai vòng chung kết cuộc thi người đẹp, người mẫu.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 01 đơn đề nghị (Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL);

- Đề án tổ chức cuộc thi;

- 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4

0.5

2

0.5

1

V

LĨNH VỰC VĂN HÓA CƠ SỞ

1

Cấp phép tổ chức lễ hội.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức lễ hội (ghi rõ nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với truyền thống, thời gian, địa điểm tổ chức, dự định thành lập Ban Tổ chức lễ hội, cam kết đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm và các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an ninh, trật tự trong lễ hội) (Mẫu 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011);

- Kế hoạch bảo vệ môi trường. Nội dung kế hoạch phải có cam kết bảo vệ môi trường, phương án ứng phó trong trường hợp xảy ra ra sự cố về môi trường trước, trong và sau quá trình tổ chức lễ hội;

10

0.5

5.5

2

2

2

Công nhận lại “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

-Báo cáo thành tích 05 năm xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa của Công đoàn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan;

- Công văn đề nghị của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp tỉnh.

4

0.5

2

0.5

1

3

Cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.

- Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận;

- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

- Các giấy tờ quy định tại Điểm 2 và Điểm 3 nêu trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4

0.5

2

0.5

1

4

Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài ký theo mẫu do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

- Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có chứng thực.

4

0.5

2

0.5

1

5

Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Thay đổi tên gọi hoặc nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài sang nước khác;

- Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;

- Giấy phép bị mất, rách.

4

0.5

2

0.5

1

VI

LĨNH VỰC THƯ VIỆN

1

Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có vốn sách ban đầu từ 2.000 bản trở lên.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (Mẫu 2 ban hành kèm theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009);

- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

- Nội quy thư viện.

1.5

 

0.5

0.5

0.5

VII

LĨNH VỰC GIA ĐÌNH

1

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (theo mẫu số M4b, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);

- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:

+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Trách nhiệm, quyền lợi của nạn nhân bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động đặt trên địa bàn;

- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:

+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;

+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có);

- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;

- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.

10

0.5

5.5

2

2

2

Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;

- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);

- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).

7

0.5

3.5

1

2

3

Cấp lại giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hư hỏng);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).

7

0.5

3.5

1

2

4

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (mẫu số M4a, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL);

- Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế phải có các nội dung cơ bản sau:

+ Mục tiêu, tên gọi, địa bàn và quy mô hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Trách nhiệm của người đứng đầu, nhân viên trực tiếp chăm sóc, tư vấn và những người khác làm việc tại cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Trách nhiệm, quyền lợi của người gây bạo lực gia đình khi được tiếp nhận vào cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình;

+ Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính và những quy định có tính chất hành chính phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Xác nhận bằng văn bản của Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn về địa điểm của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình có trụ sở chính hoạt động đặt trên địa bàn;

- Bản thuyết minh về nguồn lực tài chính, gồm những nội dung sau:

+ Tình hình tài chính hiện có của cơ sở (bao gồm: tiền mặt, tiền gửi có trong tài khoản tại ngân hàng, kho bạc); nguồn kinh phí nếu nhận từ nguồn tài trợ, cần nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tài trợ, số tiền, hiện vật và thời gian tài trợ;

+ Nguồn tài chính được cam kết đảm bảo cho hoạt động của cơ sở (nếu có);

- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan quản lý nhà nước quản lý người đứng đầu;

- Danh sách người làm việc tại cơ sở có xác nhận của người đứng đầu cơ sở, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có). Nếu chưa có Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì trong hồ sơ phải nêu rõ kế hoạch tham gia tập huấn cho người làm việc.

10

0.5

5.5

2

2

5

Đổi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng phòng, chống bạo lực gia đình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp cho cơ sở;

- Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (tên gọi, địa chỉ, người đứng đầu, nội dung hoạt động);

- Dự thảo Quy chế hoạt động sửa đổi, bổ sung của cơ sở (nếu có sửa đổi, bổ sung).

7

0.5

3.5

1

2

6

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ (trong trường hợp bị rách hoặc hỏng);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc quy chế hoạt động được phê duyệt (trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bị mất).

7

0.5

3.5

1

2

VIII

LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO

1

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

+ Vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.

+ Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.

4

0.5

2

0.5

1

2

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

-Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhậnđủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao);

-Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn đối vớicơ sở kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện hoặc cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm.

4

0.5

2

0.5

1

3

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thê thao trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong giấy chứng nhận.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao);

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp;

- Tài liệu chứng minh sự thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

4

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thê thao trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao);

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị hư hỏng đối với trường hợp bị trường hợp bị hư hỏng.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

5

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động billards & Snooker.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

6

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

7

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động mô tô nước trên biển.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

8

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

1.5

0.5

1

9

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

10

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động khiêu vũ thể thao.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

11

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động võ cổ truyền và vovinam.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

12

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động quần vợt.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

13

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động thẩm mỹ.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

14

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động dù lượn và diều bay có động cơ.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

15

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động tập luyện quyền anh.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

16

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

17

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắc súng thể thao.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

18

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karatedo.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

19

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân sư rồng.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

20

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

21

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

22

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

23

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

24

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao):

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4

0.5

2

0.5

1

25

Đăng cai tổ chức Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

-Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đơn xin đăng cai tổ chức, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành một số biểu mẫu thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao);

- Điều lệ giải thể thao;

- Danh sách ban tổ chức giải thể thao;

- Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;

- Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.

5

0.5

2.5

1

1

 

Phụ lục 4

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

1

Cấp giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH;

- Đề án thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, danh sách nhân sự dự kiến làm việc tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH;


- Các giấy tờ và văn bản có liên quan: Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hỗ trợ nạn nhân đặt trụ sở hoạt động, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý về việc đặt trụ sở của cơ sở hỗ trợ nạn nhân;

+ Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn của nhân sự làm việc dự kiến tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

6

0.5

3.5

1

1

2

Cấp lại giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT- BLĐTBXH.
- Tài liệu, văn bản chứng minh Giấy phép thành lập bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy.

7

0.5

3.5

1

2

3

Sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT- BLĐTBXH.


- Bản sao Giấy phép thành lập đã được cấp;

- Văn bản, tài liệu chứng minh việc thay đổi người đứng đầu; hoặc thay đổi địa điểm đặt trụ sở; hoặc thay đổi tên gọi, phạm vi hoạt động, dịch vụ hỗ trợ được cấp phép.

7

0.5

3.5

1

2

4

Gia hạn giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Đơn đề nghị gia Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Báo cáo về tình hình hỗ trợ nạn nhân của cơ sở tính đến thời điểm đề nghị gia hạn và phương hướng hoạt động tiếp theo của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

- Bản gốc Giấy phép thành lập đã được cấp.

5

0.5

3.5

1

2

5

Đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH;

- Phương án giải quyết đối với nạn nhân, người lao động, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan khác khi cơ sở nạn nhân chấm dứt hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH.

5

0.5

2.5

1

1

II

LĨNH VỰC VIỆC LÀM - AN TOÀN LAO ĐỘNG - XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1

Giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động phải bao gồm các nội dung:

+ Thông tin chung về đơn vị: tên; địa chỉ; ngày thành lập; ngành, nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người đại diện;

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị;

+ Tổng số lao động của đơn vị, số lao động có nguy cơ bị cắt giảm tại thời điểm đề nghị hỗ trợ (không bao gồm người lao động có giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng), số lao động đề nghị được hỗ trợ.

+ Nguyên nhân buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh.

+ Tổng kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động (có dự toán chi tiết kèm theo bao gồm các chi phí để thực hiện phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động).

+ Cam kết tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo đúng phương án đã được phê duyệt;

- Phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế;

- Văn bản xác nhận của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

5

0.5

2.5

1

1

III

LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG

1

Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ.

- Văn bản của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Đơn đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.Kèm theo bản tóm tắt bệnh án hoặc Giấy ra viện sau khi điều trị thương tật tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc tương đương trở lên, do Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu hợp pháp của bệnh viên.

- Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động – TB&XH do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương tái phát và ghi rõ vết thương tái phát;

- Văn bản của Bộ Lao động – TB&XH đồng ý để đối tượng được khám giám định vết thương tái phát;

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động – TB&XH ký xác nhận và đóng dấu kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh;

- Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thểdo thương tật gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động – TB&XH ký xác nhận và đóng dấu;

5

0.5

2.5

1

1

 

Phụ lục 5

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ DỰ ÁN NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản chủ trương của UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Văn bản thông báo kết luận của Tỉnh ủy (nếu có);

- Bản đồ vị trí đất;

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

7

0.5

3.5

1

2

2

Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

- Tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu Phụ lục I-1);

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (theo mẫu Phụ lục I-2);

- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có).

7

0.5

3.5

1

2

3

Cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (đối với các trường hợp điều chỉnh nội dung quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 39 Luật Đầu tư);

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có).

5

0.5

2.5

1

1

4

Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh (đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (đối với các trường hợp điều chỉnh nội dung quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 39 Luật Đầu tư);

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có).

5

0.5

2.5

1

1

5

Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện Quyết định chủ trương đầu tư.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản chủ trương của UBND tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

- Văn bản thông báo kết luận của Tỉnh ủy (nếu có);

- Bản đồ vị trí đất;

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

7

0.5

3.5

1

2

6

Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư; - Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có), cụ thể:

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5

0.5

2.5

1

1

7

Chuyển nhượng dự án đầu tư (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh)

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượNg;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);

- Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

5

0.5

2.5

1

1

8

Chuyển nhượng dự án đầu tư (thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ)

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);

- Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

5

0.5

2.5

1

1

II

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

1

Phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự án (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng đầu cơ quan chủ quản);

- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

- Văn kiện chương trình, dự án;

- Trường hợp chương trình, dự án vay lại toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, chủ dự án gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực tài chính, phương án trả nợ và các tài liệu khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng văn kiện chương trình, dự án;

- Các tài liệu có liên quan đến chương trình, dự án bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

10

0.5

5.5

2

2

2

Thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự án (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng đầu cơ quan chủ quản);

- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

- Văn kiện chương trình, dự án;

- Trường hợp chương trình, dự án vay lại toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, chủ dự án gửi kèm theo các tài liệu chứng minh năng lực tài chính, phương án trả nợ và các tài liệu khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng văn kiện chương trình, dự án;

- Các tài liệu có liên quan đến chương trình, dự án bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

- Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện phi dự án của cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự án (đối với văn kiện phi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng đầu cơ quan chủ quản);

- Quyết định chủ trương đầu tư phi dự án;

- Văn kiện phi dự án;

- Ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng văn kiện phi dự án;

- Các tài liệu có liên quan đến phi dự án bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.

10

0.5

5.5

2

2

3

Phê duyệt tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản đề nghị trình phê duyệt của:

+ Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

+ Cơ quan chủ quản (hoặc Chủ khoản viện trợ PCPNN trong trường hợp Cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý) đối với các khoản viện trợ PCPNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN;

- Văn bản của Bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó;

- Dự thảo văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này);

- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động và/hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của Bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.

7

0.5

3.5

1

2

III

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1

Cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư cho donah nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Bản đề nghị ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NÐ-CP theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014;

- Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Trường hợp dự án chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp nộp kèm theo Giải trình kinh tế - kỹ thuật về: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;

- Báo cáo tóm tắt tình hình và kết quả thực hiện dự án từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm đề nghị ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (đối với trường hợp dự án đầu tư đã triển khai).

5

0.5

2.5

1

1

IV

LĨNH VỰC ĐẤU THẦU

1

Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản kiến nghị của nhà đầu tư tham dự thầu (phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư);

- Tài liệu có liên quan khác (nếu có).

(Ghi chú: Các tài liệu trên không có mẫu hướng dẫn của Bộ KH&ĐT).

5

0.5

2.5

1

1

2

Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản kiến nghị của nhà đầu tư tham dự thầu (phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư);

- Tài liệu có liên quan khác (nếu có).

(Ghi chú: Các tài liệu trên không có mẫu hướng dẫn của Bộ KH&ĐT).

10

0.5

5.5

2

2

3

Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án của Nhà đầu tư.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Tờ trình (hoặc văn bản) đề nghị thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án của Nhà đầu tư lập đề xuất dự án: Nội dung gồm căn cứ pháp lý lập đề xuất dự án, thuyết minh nội dung chính của ĐXDA và các kiến nghị;

- Đề xuất dự án (bao gồm những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định 15/2015/NĐ-CP);

- Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của Nhà đầu tư.

- Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có);

- Ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP (nếu có);

- Báo cáo thẩm định dự án của cơ quan chủ trì thẩm định;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.

(Ghi chú: Các tài liệu trên không có mẫu hướng dẫn của Bộ KH&ĐT).

5

0.5

2.5

1

1

4

Thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, B của nhà đầu tư.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Tờ trình (hoặc văn bản) trình phê duyệt BCNCKT: Nội dung gồm căn cứ pháp lý, thuyết minh nội dung chính của BCNCKT và các kiến nghị;

- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Quyết định phê duyệt đề xuất dự án;

- Văn bản thoả thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án);

- Văn bản thẩm định đề xuất dự án của cơ quan chủ trì thẩm định (bản photo);

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

(Ghi chú: Các tài liệu trên không có mẫu hướng dẫn của Bộ KH&ĐT).

Nhóm A

(10)

 

0.5

 

 

 

5.5

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

Nhóm B

(5)

0.5

 

2.5

1

1

5

Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu nhóm A, B.

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản kiến nghị của nhà thầu tham dự thầu (phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu);

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.

(Ghi chú: Các tài liệu trên không có mẫu hướng dẫn của Bổ KH&ĐT).

5

0.5

2.5

1

1

6

Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu

- Tờ trình của Sở Kế họach và Đầu tư;

- Văn bản kiến nghị của nhà thầu tham dự thầu (phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu);

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.

(Ghi chú: Các tài liệu trên không có mẫu hướng dẫn của Bổ KH&ĐT)

5

0.5

2.5

1

1

 

Phụ lục 6

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

1

Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

- Tờ trình của Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

7

0.5

3.5

1

2

2

Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Tờ trình của Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (đối với các trường hợp điều chỉnh nội dung quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 39 Luật Đầu tư), cụ thể:

+ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng;

+ Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;

+ Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

+ Thời hạn hoạt động của dự án;

+ Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;

+ Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có);

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có), cụ thể:

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

+ Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

+ Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5

0.5

2.5

1

1

3

Cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tờ trình của Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

7

0.5

3.5

1

2

4

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

- Tờ trình của Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

- Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có), cụ thể:

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

+ Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

+ Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5

0.5

2.5

1

1

5

Chuyển nhượng dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

- Tờ trình của Ban quản lý các khu công nghiệp;

- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư;

- Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương;

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có);

- Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

5

0.5

2.5

1

1

 

Phụ lục 7

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC THỦY LỢI

1

Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn xin đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (Phụ lục 1- Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 30/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể;

- Bản đồ tỉ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Hồ sơ thiết kế, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật); báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến xả vào hệ thống công trình thủy lợi; trường hợp đang xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi phải có báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm - Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên;

- Bản sao công chứng về giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.

5

0.5

2.5

1

1

2

Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn đề nghị xin gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 2 - Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT ngày 30/5/2015của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Bản sao giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp;

- Hồ sơ thiết kế bổ sung, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép);

- Báo cáo phân tích chất lượng nước thải của phòng thí nghiệm hoặc trung tâm kiểm định chất lượng nước đạt tiêu chuẩn từ cấp Bộ trở lên (đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng giấy phép). Báo cáo phân tích chất lượng nước thải dự kiến điều chỉnh xả vào hệ thống công trình thủy lợi (đối với trường hợp xin điều chỉnh nội dung giấy phép).

5

0.5

2.5

1

1

3

Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục 2 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 27/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp xin điều chỉnh nội dung giấy phép);

- Văn bản thỏa thuận với tổ chức cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

5

0.5

2.5

1

1

II

LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1

Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);

- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ thích hợp.

5

0.5

2.5

1

1

2

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.

5

0.5

2.5

1

1

3

Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư vùng đệm, bao gồm các nội dung sau: Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về canh tác nông, lâm, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương; Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên của khu rừng đặc dụng; Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Hổ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong vùng đệm theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định. Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư; Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, lãnh đạo thôn, các hộ dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

- Văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản chính);

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

15

0.5

10.5

2

2

4

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (Bản chính);

- Báo cáo đề án bao gồm các nội dung Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch; Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch. Diện tích, vị trí khu rừng, mục đích, thời gian thuê; Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường; Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái (bản chính);

- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hệ VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng. Tùy theo quy mô, diện tích, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.

13

0.5

8.5

2

2

5

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo dự án bao gồm các nội dung sau: Hiện trạng các loại tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch; Thuyết minh chi tiết các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch; địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường; Phương thức tự tổ chức du lịch sinh thái hoặc liên doanh, liên kết; trong đó xác định chi tiết về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương gắn với văn hóa bản địa; Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái; Vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư; phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích; quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái; nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có liên quan (bản chính);

- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hệ VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng. Tùy theo quy mô, diện tích, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp;

- Các hồ sơ khác có liên quan.

13

0.5

8.5

2

2

6

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng;

- Phương án dịch vụ môi trường rừng với các nội dung cụ thể bao gồm hiện trạng rừng, đất đai, các phân khu chức năng và các đặc trưng có liên quan đến dịch vụ môi trường rừng; tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng; xác định các loại dịch vụ môi trường rừng của khu rừng đặc dụng; xác định các đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; xác định các đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và phương thức, biện pháp chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

13

0.5

8.5

2

2

7

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT (bản chính);

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;

- Dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Phương án trồng rừng mới thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được chuyển mục đích sử dụng rừng thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.

5

0.5

2.5

1

1

8

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);

- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích đều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.

15

0.5

10.5

2

2

9

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.

15

0.5

10.5

2

2

10

Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh.

- Tờ trình đề nghị thẩm định quy hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Báo cáo quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn cấp tỉnh;

- Các tài liệu khác có liên quan

15

0.5

10.5

2

2

11

Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc đề nghị phê duyệt báo cáo quy hoạch đối với những khu rừng đặc dụng chưa có ban quản lý;

- Báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng và các tài liệu liên quan;

- Các bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng tài nguyên (rừng, đất ngập nước, biển) và đất đai của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch chung xây dựng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng đặc dụng; bản đồ phạm vi, quy mô, ranh giới và quy hoạch đầu tư phát triển vùng đệm.

15

0.5

10.5

2

2

12

Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc đụng thuộc địa quản lý).

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính)

- Báo cáo đề án quy định tại Điểm c, Khoản 1 của Điều này (bản chính)

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

19

0.5

14.5

2

2

13

Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển (bản chính);

- Báo cáo xác định vùng đệm quy định tại Điều 6 Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 (bản chính);- Bản đồ vùng đệm có thể hiện các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo hệ quy chiếu VN2000.

15

0.5

10.5

2

2

14

Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư).

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT;

- Hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:

+ Thuyết minh thiết kế công trình lâm sinh được lập theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT;

+ Thiết kế công trình lâm sinh, gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thiết kế công trình lâm sinh tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000, được lập trên nền bản đồ địa hình theo hệ quy chiếu VN 2.000, có lưới tọa độ, số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô; thể hiện đường đồng mức, hiện trạng, các vật thể chuẩn (sông suối, đường giao thông, băng cản lửa, trạm bảo vệ rừng,...) và các nội dung hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT;

+ Dự toán công trình lâm sinh được lập theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT;

- Các văn bản có liên quan (quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư và các tài liệu khác có liên quan).

5

0.5

2.5

1

1

15

Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi một tỉnh).

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đối với hộ gia đình, cá nhân:

+ Văn bản xin miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong công văn phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung bị rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về thiệt hại do thiên tai bất khả kháng (01 bản chính);

+ Một trong các giấy tờ liên quan khác (nếu có) trong các trường hợp sau:

. Bản sao chụp Quyết định của tòa án trong trường hợp mất hành vi dân sự; tuyên bố của toà án là chết, mất tích;

. Bản sao chụp Giấy chứng tử trong trường hợp chết;

. Giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền trong trường hợp không còn tài sản chi trả hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó (01 bản chính).

- Đối với tổ chức, tập thể:

+ Văn bản xin miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong văn bản phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung bị rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở về thiệt hại do thiên tai bất khả kháng (01 bản chính);

+ Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật (01 bản chính);

+ Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh (01 bản chính).

5

0.5

2.5

1

1

16

Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT);

- Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT).

10

0.5

5.5

2

2

17

Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài).

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5

0.5

2.5

1

1

18

Giao rừng cho tổ chức

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đề nghị giao rừng;

- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng.

5

0.5

2.5

1

1

19

Cho thuê rừng cho tổ chức

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đề nghị thuê rừng;

- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng.

5

0.5

2.5

1

1

20

Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản của chủ dự án;

- Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng;

5

0.5

2.5

1

1

21

- Điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư).

6

0.5

3.5

1

1

 

Phụ lục 8

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ Y TẾ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ

1

Đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.

- Văn bản của Sở Y tế;

-Văn bản đề nghị bổ nhiệm Giám định viên Pháp y, Giám định viên Pháp y Tâm thần và danh sách trích ngang (theo mẫu);

- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần;

-Bản sơ yếu lý lịch tự thuật (theo mẫu), có dán ảnh màu 4cm x 6cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc (theo mẫu).

5

0.5

2.5

1

1

2

Đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

- Văn bản của Sở Y tế;

-Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần của cơ quan tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;

- Văn bản giấy tờ chứng minh giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần thuộc một trong các trường hợp:

+ Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp:

Ÿ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

Ÿ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên;

Ÿ Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

Ÿ Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp:

Ÿ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Ÿ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

Ÿ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

+ Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

+ Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp:

Ÿ Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng;

Ÿ Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật;

Ÿ Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp;

Ÿ Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi;

Ÿ Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp;

Ÿ Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp saisự thật;

Ÿ Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháplà công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.

3

0.5

1

0.5

1

 

Phụ lục 9

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG

1

Thủ tục bán tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

- Văn bản của Sở Tài chính;

-Ban hành quyết định bán tài sản nhànước:

+ Tờ trình của Sở Tài chính đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định bán tài sản nhà nước;

- Ban hành quyết định phê duyệt giá khởi điểm/giá bán chỉđịnh:

+ Tờ trình của Sở Tài chính đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt giá khới điểm bán tài sản nhà nước.

12

0.5

7.5

2

2

2

Thủ tục thanh lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

- Tờ trình của Sở Tài chính với các cơ quan liên quan đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định chủ trương và phương thức thanh lý tài sản nhà nước.

12

0.5

7.5

2

2

3

Thủ tục điều chuyển tài sản Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

- Tờ trình của Sở Tài chính đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định điều chuyển tài sản Nhà nước.

12

0.5

7.5

2

2

II

LĨNH VỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1

Thủ tục trình phê duyệt khoản kinh phí cấp bù thủy lợi phí

- Tờ trình liên sở Sở Tài chính – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh đề nghị Phê duyệt khoản kinh phí cấp bù thủy lợi phí cho đơn vị quản lý thủy nông;

- Biên bản làm việc về kết quả kiểm tra diện tích và doanh thu cấp bù thủy lợi phí của các đơn vị quản lý thủy nông.

7

0.5

3.5

1

2

III

HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1

Thủ tục Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh

- Tờ trình của Sở Tài chính báo cáo trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

5

0.5

2.5

1

1

 

Phụ lục 10

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là người sử dụng đất) quy định tại Điều 70 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (01/ĐĐ) (Trường hợp phải xử lý diện tích trước khi cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 25 và Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

- Tờ trình kèm theo dự thảo và bản đồ vị trí khu đất xin cấp Giấy chứng nhận có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Biên bản kiểm tra thực địa;

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất (nếu có);

- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ( nếu có);

- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

2

Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế (05/ĐĐ)

- Tờ trình kèm theo dự thảo có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

- Bản sao Giấy chứng nhậnđã cấp;

- Bản sao Quyết định đầu tư bổ sung hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có thể hiện thời hạn hoặc điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án phù hợp thời gian xin gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất( bản sao).

2

0.5

0.5

0.5

0.5

3

Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

- Tờ trình kèm theo dự thảo có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK( bản sao);

- Bản sao Giấy chứng nhậnđã cấp;

- Hợp đồng thuê đất đã lập bản sao.

5

0.5

2.5

1

1

4

Thủ tục gia hạn sử dụng đất đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo

- Tờ trình kèm theo dự thảo có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ( bản sao);

- Bản sao Giấy chứng nhậnđã cấp( bản sao);

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất( bản sao).

2

0.5

0.5

0.5

0.5

5

Chuyển mục đích sử dụng đất có xin phép

- Tờ trình kèm theo dự thảo và bản đồ vị trí khu đất xin chuyển mục đích sử dụng đất có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (trường hợp người xin chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trường hợp không lập dự án đầu tư xây dựng công trình thì nộp kèm bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật);

- Biên bản xác minh thực địa;

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

5

0.5

2.5

1

1

6

Giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức

- Tờ trình kèm theo dự thảo và bản đồ vị trí khu đất xin giao (hoặc thuê) có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường (Lưu ý trong Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường phải có một điểm, điều hay mục nêu rõ: Diện tích xử lý có hay không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt;

- Đơn xin giao đất (thuê đất);

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư (trường hợp người xin giao đất, cho thuê đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trường hợp không lập dự án đầu tư xây dựng công trình thì nộp kèm bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật);

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đối với những dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng thì phải kèm theo văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng của cấp có thẩm quyền theo quy định;

- Đối với những dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài đầu tư tại khu vực liền kề với những công trình quốc phòng, an ninh thì kèm theo văn bản có ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;

- Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản phải có giấy phép kèm theo bản đồ vị trí; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói làm đồ gốm và vật liệu xây dựng thông thường phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh hoặc dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;

- Đối với giao đất an ninh quốc phòng bổ sung thêm:

+ Trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

Trường hợp khu đất có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng thì phải kèm theo văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng của cấp có thẩm quyền theo quy định;

+ Văn bản đề nghị giao đất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy nhiệm.

5

0.5

2.5

1

1

II

LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1

Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn bản đề nghị của Hội đồng thẩm định;

- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án;

- Tập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định;

- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

8

0.5

3.5

2

2

2

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ cơ sở;

- Tập đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Biên bản kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở;

- Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phục vụ công tác thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Văn bản thông báo kết quả thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Văn bản giải trình về việc chỉnh sửa, bổ sung đề án bảo vệ môi trường chi tiết của chủ cơ sở.

5

0.5

2.5

1

1

3

Cấp quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định và phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- Tập phương án cải tạo phục hồi môi trường;

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường;

- Văn bản của tổ chức, cá nhân giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của Hội đồng thẩm định;

- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

7

0.5

3.5

1

2

4

Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung.

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung của tổ chức, cá nhân;

- Báo cáo hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường; phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung;

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường; phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung;

- Biên bản kiểm tra hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường; phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung.

10

0.5

5.5

2

2

III

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

 

 

 

 

 

1

Thủ tục cấp giấy phép hành nghề khoan dưới nước quy mô vừa và nhỏ

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan dưới đất;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kĩ thuật; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;

- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

2

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy vừa và nhỏ

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan dưới đất;

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Bảng tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp;

- Đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép mà có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì ngoài những tài liệu quy định ở trên, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép còn bao gồm:

+Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật; trường hợp chỉ có bản sao chụp thì phải kèm bản chính để đối chiếu;

+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;

- Đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép, ngoài những tài liệu quy định ở trên, hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép còn bao gồm giấy tờ, tài liệu chứng minh việc thay đổi địa chỉ thường trú (đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân hộ gia đình hành nghề) hoặc các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực đáp ứng quy mô hành nghề theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh quy mô hành nghề).

3

0.5

1.5

0.5

0.5

3

Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

4

Thủ tục lấy ý kiến UBND tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Văn bản lấy ý kiến;

- Quy mô, phương án chuyển nước;

- Phương án xây dựng công trình và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan.

7

0.5

3.5

1

2

5

Thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép;

- Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên;

- Thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập đề án/thiết kế giếng thăm dò.

10

0.5

5.5

2

2

6

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;

- Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép;

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.

8

0.5

4.5

1

2

7

Thủ tục cấp giấy phép, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép;

- Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;

- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên;

- Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác;

- Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập báo cáo.

10

0.5

5.5

2

2

8

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng nước dưới 3.000m3/ngày đêm

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập báo cáo.

10

0.5

5.5

2

2

9

Thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000 m3/ngày đêm

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép;

- Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác;

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước;

- Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân);

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập đề án/báo cáo.

10

0.5

5.5

2

2

10

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000 m3/ ngày đêm

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập báo cáo.

10

0.5

5.5

2

2

11

Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép;

- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải;

- Báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;

- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập đề án/báo cáo.

10

0.5

5.5

2

2

12

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;

- Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;

- Bản sao giấy phép đã được cấp;

- Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập báo cáo.

10

0.5

5.5

2

2

13

Thủ tục cấp lại giấy phép tài nguyên nước

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường (kèm Dự thảo giấy phép và báo cáo thẩm định);

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép;

- Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.

8

0.5

4.5

1

2

IV

LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

1

Phê duyện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền đã hoạt động.

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Bản KH ƯPSCTD của cửa hàng;

- Văn bản giải trình, chỉnh sửa bổ sung của cơ sở

- Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở

- Danh mục trang thiết bị và hóa đơn chứng thực đầu tư trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu;

- Hồ sơ pháp nhân: Quyết định thành lập/giấy đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao công chứng/chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Quyết định thành lập Tổ ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị kèm theo danh sách của tổ (bản chính) và chứng chỉ đã qua lớp tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu (bản sao công chứng/chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- 01 (một) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt/giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc thông báo chấp nhận cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở.

5

0.5

2.5

1

1

2

Phê duyện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền.

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Bản KH ƯPSCTD của cửa hàng;

- Văn bản giải trình, chỉnh sửa bổ sung của cơ sở;

- Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

- Danh mục trang thiết bị và hóa đơn chứng thực đầu tư trang thiết bị (nếu có) hoặc danh mục các trang thiết bị dự kiến trang bị;

- Hồ sơ pháp nhân: Quyết định thành lập/giấy đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao công chứng/chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Quyết định thành lập Tổ ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị kèm theo danh sách của tổ (bản chính) và chứng chỉ đã qua lớp tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu (nếu có).

5

0.5

2.5

1

1

3

Phê duyện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở khác không thuộc đối tượng tại điểm 1, điểm 2, khoản 1 Điều 1 Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND có hoạt động liên quan về khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Bản KHƯPSCTD của cơ sở;

- Văn bản giải trình, chỉnh sửa bổ sung của cơ sở;

- Văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở;

- Hồ sơ năng lực và danh mục trang thiết bị thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu (bản chính) hoặc hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo hồ sơ năng lực của đơn vị đó (bản sao công chứng/chứng thực). Đối với các dự án đầu tư, chủ dự án không nhất thiết phải nộp Hồ sơ năng lực và danh mục trang thiết bị thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu mà có thể nộp danh mục các trang thiết bị dự kiến trang bị;

- Hồ sơ pháp nhân: Quyết định thành lập/giấy đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao công chứng/chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Quyết định thành lập Tổ ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị kèm theo danh sách của tổ (bản chính) và chứng chỉ đã qua lớp tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu (bản sao công chứng/chứng thực). Đối với các dự án đầu tư, chủ dự án không nhất thiết phải nộp cùng với hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt mà có thể nộp danh sách dự kiến nhân sự tham gia tổ và kế hoạch đào tạo, tập huấn;

- 01 (một) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt/giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc thông báo chấp nhận cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở (đối với cơ sở đã hoạt động).

5

0.5

2.5

1

1

4

Thủ tục giao khu vực biển

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị giao khu vực biển (được lập theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển trong khu vực biển đề nghị giao của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở khu vực biển đề nghị giao được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Bản đồ khu vực biển đề nghị giao (được lập theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP).

7

0.5

3.5

1

2

5

Thủ tục gia hạn quyết định giao khu vực biển

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị gia hạn quyết định giao khu vực biển (được lập theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Quyết định giao khu vực biển đã được cấp;

- Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gia hạn;

- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.

7

0.5

3.5

1

2

6

Thủ tục sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển (được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Quyết định giao khu vực biển đã được cấp;

- Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các trường hợp sau:

+ Thay đổi tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

+ Thay đổi tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

+ Thay đổi quy mô, diện tích khai thác, sử dụng tài nguyên biển dẫn đến làm thay đổi diện tích khu vực biển được giao;

- Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới khu vực biển (được lập theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung.

7

0.5

3.5

1

2

7

Thủ tục trả lại khu vực biển

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị trả lại khu vực biển (được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Quyết định giao khu vực biển đã được cấp;

- Bản đồ khu vực biển thể hiện khu vực biển tiếp tục sử dụng trong trường hợp trả lại một phần khu vực biển (được lập theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP tính đến thời điểm trả lại.

7

0.5

3.5

1

2

8

Thủ tục thu hồi khu vực biển.

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Dự thảo Quyết định về việc giao khu vực biển (được lập theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Đơn đề nghị trả lại khu vực biển hoặc trả lại một phần khu vực biển (được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Quyết định giao khu vực biển đã được cấp (bản chính);

- Tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị trả lại toàn bộ hoặc trả lại một phần và phần khu vực biển đề nghị tiếp tục được sử dụng (được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Bản đồ khu vực biển đề nghị trả lại toàn bộ hoặc trả lại một phần và phần khu vực biển đề nghị tiếp tục được sử dụng (được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP tính đến thời điểm trả lại;

- Biển bản kiểm tra thực địa;

10

0.5

5.5

2

2

9

Thủ tục thu hồi khu vực biển.

(Đối với các trường hợp thuộc điểm a, c và d khoản 1 Điều 21 Nghị định số 51/2014/NĐ-Chính phủ)

- Tờ trình kèm theo dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Dự thảo Quyết định về việc giao khu vực biển (được lập theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Kết luận về việc tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển vi phạm một trong các quy định tại các điểm a, c và d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP;

- Tọa độ các điểm góc của khu vực biển thu hồi (được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Bản đồ khu vực biển thu hồi (được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 51/2014/NĐ-CP);

- Biển bản kiểm tra thực địa;

- Công văn ý kiến của các Sở, ngành và các văn bản liên quan khác (nếu có).

10

0.5

5.5

2

2

V

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

1

Thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Đề án thăm dò khoáng sản;

- Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;

-Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản thì phải có bản chính hoặc bản sao có công chứng văn bản xác nhận trúng đấu giá.

7

0.5

3.5

1

2

2

Thủ tục gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo;

- Bản chính Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản đã loại trừ ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp;

- Bản sao có chứng thực: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị trả lại;

- Giấy phép thăm dò khoáng sản;

-Trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò thì phải có bản chính bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản, kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo;

- Bản sao có chứng thực: Các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị trả lại.

5

0.5

2.5

1

1

4

Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

- Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định gồm: Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.

5

0.5

2.5

1

1

5

Thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Bản chính Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò;

- Bản sao có chứng thực Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

7

0.5

3.5

1

2

6

Thủ tục gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Bản chính Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ;

- Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại; diện tích tiếp tục khai thác;

- Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

5

0.5

2.5

1

1

7

Thủ tục trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

- Bản chính Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại;

- Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị trả lại (mẫu số 28);

- Đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

5

0.5

2.5

1

1

8

Thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Bản chính Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

- Bản chính Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;

- Bản chính Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;

- Bản chính Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ , ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

5

0.5

2.5

1

1

9

Thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

- Bản chính Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan và bản số hóa;

- Bản chính phụ lục luận giản các chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản;

- Bản chính biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản.

5

0.5

2.5

1

1

10

Thủ tục cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

- Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản;

- Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư;

- Bản sao có chứng thực Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5

0.5

2.5

1

1

11

Thủ tục gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

- Báo cáo kết quả khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn;

- Bản sao chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiếtkế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

12

Thủ tục trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

- Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm trả lại giấy phép (mẫu số 28);

- Đề án đóng cửa mỏ;

- Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Bồi thường thiệ thại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

3

0.5

1.5

0.5

0.5

13

Thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản

- Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Bản chính Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ;

- Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiếtkế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

7

0.5

3.5

1

2

 

Phụ lục 11

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC GIÁO DỤC THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VÀ CÁC CƠ SỞ

1

Thành lập, cho phép thành lập trường trung học phổ thông.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định.

10

0.5

5.5

2

2

2

Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Đề án thành lập trường (trên cơ sở sáp nhập, chia tách);

- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

10

0.5

5.5

2

2

3

Giải thể trường trung học phổ thông.

- Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

5

0.5

2.5

1

1

4

Công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Báo cáo tự kiểm tra của trường mầm non theo từng nội dung của tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gia mức độ 1 hoặc mức độ 2, có xác nhận của UBND cấp xã;

- Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện (theo mẫu);

- Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.

7

0.5

3.5

1

2

5

Công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;

- Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện;

- Văn bản của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.

10

0.5

5.5

2

2

6

Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;

- Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;

- Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

10

0.5

5.5

2

2

7

Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;

- Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;

- Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

10

0.5

5.5

2

2

8

Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

- Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;

- Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;

- Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

10

0.5

5.5

2

2

9

Thành lập Trường Trung học phổ thông chuyên.

- Văn bản của Sở Giáo dục và đào tạo;

- Đề án thành lập trường chuyên;

- Tờ trình về đề án thành lập trường, dự thảo quy chế hoạt động của trường;

- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên uqan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

10

0.5

5.5

2

2

 

Phụ lục 12

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, THỜI GIAN GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA SỞ NỘI VỤ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH BÌNH THUẬN

(Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số: 3786/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)

STT

Các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ

Thời gian giải quyết

(Tính theo ngày làm việc)

Tổng thời gian

Tiếp nhận & TKQ

Phòng chuyên môn

Lãnh đạo Văn phòng

Lãnh đạo UBND tỉnh

I

LĨNH VỰC CÁN BỘ CÔNG CHỨC

1

Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, tham quan, học tập nước ngoài.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Công văn của cơ quan chủ quản đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài theo mẫu tại địa chỉ motcua.snv.binhthuan.gov.vn/dvc, mục đi công tác nước ngoài, Mẫu: 09-1, 09-2, 09-3);

- Công văn của Cấp ủy chi bộ hoặc Đảng bộ nơi CBCCVC sinh hoạt Đảng;

- Thư mời hoặc Kế hoạch công tác đã được UBND tỉnh phê duyệt.

3

0.5

1.5

1

1

2

Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài việc riêng.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn xin nghỉ phép để đi nước ngoài về việc riêng, có ý kiến của Cấp ủy chi bộ hoặc Đảng bộ nơi CBCCVC sinh hoạt Đảng (nếu là Đảng viên), theo mẫu tại địa chỉ motcua.snv.binhthuan.gov.vn/dvc, mục đi nước ngoài việc riêng (Mẫu 08) ;

- Văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị Sở Nội vụ cho phép hoặc chưa cho phép xuất cảnh đối với công chức, viên chức theo mẫu tại địa chỉ motcua.snv.binhthuan.gov.vn/dvc mục đi nước ngoài việc riêng (các mẫu: 08-1, 08-2, 08-3, 08-4 tùy theo đối tượng).

4

0.5

2

0.5

1

3

Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi học và giải quyết chế độ đi học cho CBCCVC.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Công văn đề nghị cử CBCCVC đi học và xét giải quyết chế độ đi học cho CBCCVC do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương ký theo mẫu tại địa chỉ motcua.snv.binhthuan.gov.vn/dvc,mục cử CBCCVC đi học (Mẫu 10-1, 10-2);

- Thông báo trúng tuyển của Trường đã tuyển sinh;

- Có bản cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo đối với viên chức và gấp 03 lần thời gian đào tạo đối với công chức theo mẫu tại địa chỉ motcua.snv.binhthuan.gov.vn/dvc, mục cử CBCCVC đi học (Mẫu 10-3, nếu là viên chức y tế thì thực hiện mẫu 10-4) .

6

0.5

3.5

1

1

II

LĨNH VỰC TIỀN LƯƠNG

1

Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên và nâng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị nâng bậc lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương ký (trong đó nêu rõ đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định gồm: đủ thời gian giữ bậc, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật; trường hợp kéo dài thời gian do bị kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ được giao đề nghị báo cáo rõ trong công văn);

- Bản sao quyết định lương hiện hưởng;

5

0.5

2.5

1

1

2

Thủ tục chuyển xếp lại ngạch, bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị chuyển xếp ngạch, bậc lương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương ký;

- Bản sao Quyết định lương hiện hưởng;

- Bản sao Quyết định phân công công tác mới của cấp có thẩm quyền

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và địa phương ký;

- Bản sao Quyết định lương hiện hưởng;

- Bản sao Thông báo nghỉ hưu.

5

0.5

2.5

1

1

4

Thủ tục nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với cán bộ, công chức viên chức do Thủ trưởng cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã ký;

- Bản sao quyết định lương hiện hưởng;

- Bản sao văn bản công nhận thành tích xuất sắc được cấp thẩm quyền xét khen tặng (Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh....);

- Biên bản họp xét nâng bậc lương trước hạn, biên bản kiểm phiếu tại cơ quan, đơn vị;

4

0.5

2

0.5

1

III

LĨNH VỰC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1

Thủ tục thẩm định việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

- Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.

6

0.5

3.5

1

1

2

Thủ tục thẩm định việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tờ trình đề án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập.

6

0.5

3.5

1

1

3

Thủ tục thẩm định việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tờ trình đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

6

0.5

3.5

1

1

4

Thủ tục thành lập các tổ chức liên ngành.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

Tờ trình gửi UBND tỉnh của Sở, cơ quan ngang sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thành lập tổ chức liên ngành, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức liên ngành;

- Danh sách các cơ quan thành viên tham gia vào tổ chức liên ngành (Họ tên, chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhận trong tổ chức liên ngành).

5

0.5

2.5

1

1

5

Thủ tục xếp hạng đơn vị sự nghiệp.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Tờ trình gửi UBND tỉnh của Sở quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với đơn vị thuộc sở, cơ quan ngang sở) hoặc của UBND huyện, thành phố, thị xã (đối với đơn vị thuộc UBND huyện, thành phố, thị xã) về việc xếp hạng đơn vị;

- Tờ trình đề nghị xếp hạng của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Kết quả tính điểm theo hướng dẫn hiện hành.

5

0.5

2.5

1

1

6

Thủ tục phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo văn bản, theo mẫu số 4 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 của UBND tỉnh.

- Dự thảo văn bản đã được chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định;

- Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp, theo mẫu số 5 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 của UBND tỉnh;

- Bản tổng hợp ý kiến góp ý và giải trình việc tiếp thu ý kiến góp ý, theo mẫu số 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của UBND tỉnh.

30

0.5

25.5

2

2

IV

LĨNH VỰC HỘI, QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN

1

Thủ tục Thành lập Hội.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị cho phép thành lập Hội (theo Mẫu 4, Phụ lục I kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);

- Dự thảo Điều lệ Hội (theo Mẫu 9, Phụ lục I kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);

- Danh sách những người trong Ban vận động thành lập Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

- Lý lịch tư pháp người đứng đầu Ban vận động thành lập Hội;

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở Hội.

5

0.5

2.5

1

1

2

Thủ tục Phê duyệt điều lệ Hội.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo mẫu).

- Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;

- Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;

- Chương trình hoạt động của hội;

- Nghị quyết đại hội.

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục cho phép Hội đặt văn phòng đại diện.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện (theo mẫu);

- Dự kiến nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;

- Bản sao có chứng thực các Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện;

- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hội, Điều lệ hội.

10

0.5

5.5

2

2

4

Thủ tục Đổi tên Hội.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị đổi tên;

- Nghị quyết Đại hội của hội về việc đổi tên hội;

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.

- Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo hội (có danh sách kèm theo), đối với người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 03/2013/TT-BNV.

5

0.5

2.5

1

1

5

Thủ tục Hội tự giải thể.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị tự giải thể hội (theo Mẫu 14, Phụ lục I, kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/ 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);

- Nghị quyết giải thể hội;

- Bản kê tài sản, tài chính;

- Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ.

5

0.5

2.5

1

1

6

Thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất Hội.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội (theo mẫu);

- Đề án chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội;

- Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội;

- Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;

- Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách, sáp nhập; hợp nhất hội;

- Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời;

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội.

5

0.5

2.5

1

1

7

Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị thành lập quỹ (theo mẫu);

- Dự thảo Điều lệ quỹ (theo mẫu);

- Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ;

- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ, sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

5

0.5

2.5

1

1

8

Thủ tục thay đổi giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (theo mẫu);
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (theo mẫu).

22

0.5

17.5

2

2

9

Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ (theo mẫu).

10

0.5

5.5

2

2

10

Thủ tục công nhận thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ;

- Danh sách thành viên thay đổi, bổ sung, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của thành viên Hội đồng quản lý quỹ được bổ sung.

(Nếu thành viên Hội đồng quản lý quỹ thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu hội đồng quản lý quỹ).

10

0.5

5.5

2

2

11

Thủ tục công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Các tài liệu chứng minh việc hoàn tất các thủ tục công bố về việc thành lập quỹ và chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ;

- Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch;

- Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.

5

0.5

2.5

1

1

12

Thủ tục Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ (theo mẫu);

- Dự thảo điều lệ quỹ (theo mẫu);

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ;

- Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;

- Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.

5

0.5

2.5

1

1

13

Thủ tục Đổi tên Quỹ.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị đổi tên quỹ (theo mẫu);

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ;

- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.

5

0.5

2.5

1

1

14

Thủ tục cho phép Quỹ được hoạt động trở lại sau khi Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị cho quỹ hoạt động trở lại (theo mẫu);

- Báo cáo của Hội đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.

10

0.5

5.5

2

2

15

Thủ tục Quỹ tự giải thể.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Đơn đề nghị giải thể quỹ (theo mẫu);

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;

- Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;

- Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;

- Thông báo thời hạn thanh toán nợ cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 (ba) số báo viết hoặc báo điện tử ở tỉnh;

- Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.

5

0.5

2.5

1

1

16

Thủ tục Báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường của Hội.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Thành phần hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:

+ Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;

+ Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội;

+ Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);

+ Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013;

+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;

+ Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội.

- Thành phần hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:

+ Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;

+ Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội;

+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.

10

0.5

5.5

2

2

V

LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1

Thủ tục phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân kèm theo danh sách trích ngang người được đề nghị phê chuẩn (danh sách theo mẫu đính kèm);

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến về nhân sự của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

- Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định (theo mẫu 2C-2008/BNV);

- Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Thanh tra Chính phủ quy định.

5

0.5

2.5

1

1

2

Thủ tục miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Biên bản biểu quyết hoặc kiểm phiếu kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

- Đơn từ chức trong trường hợp miễn nhiệm khi có đơn xin từ chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Sở Nội vụ;

- Văn bản đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân kèm theo danh sách trích ngang người được đề nghị phê chuẩn (danh sách theo mẫu đính kèm);

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Quyết định hoặc văn bản thông báo ý kiến về nhân sự của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

- Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định (theo mẫu 2C-2008/BNV);

- Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được đề nghị phê chuẩn theo mẫu do Thanh tra Chính phủ quy định.

5

0.5

2.5

1

1

VI

LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG

1

Thủ tục tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Biên bản;

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân.

5

0.5

2.5

1

1

2

Thủ tục tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Biên bản;

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân;

- Báo cáo thuế (Cờ thi đua, Bằng khen).

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Biên bản;

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân;

- Báo cáo thuế (Cờ thi đua, Bằng khen).

5

0.5

2.5

1

1

4

Thủ tục tặng thưởng Bằng khen cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Biên bản;

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân;

5

0.5

2.5

1

1

5

Thủ tục tặng thưởng Bằng khen cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thành tích đối ngoại.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Biên bản cuộc họp;

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân.

5

0.5

2.5

1

1

6

Thủ tục tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Biên bản;

- Báo cáo thành tích tập thể, cá nhân.

5

0.5

2.5

1

1

7

Thủ tục đăng ký tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Bình Thuận.

- Tờ trình của Ban thi đua khen thưởng;

- Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh;

- Biên bản cuộc họp;

- Báo cáo thành tích.

5

0.5

2.5

1

1

VII

LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

1

Thủ tục chấp thuận việc tổ chức các lễ hội tín ngưỡng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao;

- Văn bản đề nghị về việc tổ chức lễ hội (Mẫu B3);

- Danh sách Ban tổ chức lễ.

5

0.5

2.5

1

1

2

Thủ tục chấp thuận việc mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao;

- Thành phần văn bản (Mẫu B15).

5

0.5

2.5

1

1

3

Thủ tục đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành vi phạm pháp luật về tôn giáo.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao

- Văn bản đăng ký (Mẫu B20);

- Văn bản của tổ chức tôn giáo về việc thuyên chuyển;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp của người được thuyên chuyển.

5

0.5

2.5

1

1

4

Thủ tục chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao

- Thành phần văn bản (Mẫu B22).

5

0.5

2.5

1

1

5

Thủ tục chấp thuận việc tổ chức cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao;

- Thành phần văn bản (Mẫu B27).

5

0.5

2.5

1

1

6

Thủ tục chấp thuận việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi một huyện.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn giáo;

- - Thành phần văn bản (Mẫu B30).

3

0.5

1

0.5

1

7

Thủ tục chấp thuận sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại cơ sở tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao;

- Thành phần văn bản (Mẫu B30).

5

0.5

2.5

1

1

8

Thủ tục chấp thuận tổ chức hội nghị thường niên, đại hội của tổ chức tôn giáo không thuộc quy định tại Điều 29 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao;

- Văn bản đề nghị (Mẫu B25);

- Báo cáo hoạt động của tổ chức tôn giáo;

- Dự thảo hiến chương, điều lệ hoặc hiến chương, điều lệ sửa đổi (nếu có).

4

0.5

2

0.5

1

9

Thủ tục đăng ký hiến chương, điều lệ sửa đổi của tổ chức tôn giáo quy định tại Điều 28, Điều 29 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP.

- Văn bản hoặc Tờ trình của Ban tôn gíao;

- Thành phần văn bản (Mẫu B26).

3

0.5

1.5

0.5

0.5

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3786/QĐ-UBND năm 2017 quy định về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

  • Số hiệu: 3786/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản