Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3652/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ XÃ HỘI HÓA DẠY NGHỀ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa và Thể dục thể thao; Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-TBXH phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 614/2006/QĐ-UBND ngày 7/3/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI về phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh thời kỳ 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở LĐ-TBXH tại Tờ trình số 1895/SLĐTBXH-DN ngày 9/11/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm chung

Đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề phải được tăng nhanh cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong từng ngành, từng vùng kinh tế, vùng dân cư phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, cần có sự tham gia từ nhiều nguồn lực trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đầu tư ngân sách phát triển dạy nghề, ưu tiên đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn, trọng điểm kỹ thuật công nghệ cao; đầu tư cho vùng khó khăn; vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời huy động tiềm năng, trí tuệ và vật chất của mọi tổ chức, thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư cho công tác dạy nghề, tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân có cơ hội để học tập nghề nghiệp suốt đời và được thụ hưởng các thành quả dạy nghề, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích người lao động học ở các trường đào tạo chất lượng cao trong nước và ngoài nước.

Phát triển xã hội hóa hoạt động dạy nghề nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, trách nhiệm của toàn xã hội, tạo cơ hội bình đẳng để mọi thành phần kinh tế và mọi người dân tham gia hoạt động dạy nghề. Trước mắt tập trung đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề ở thành phố, thị xã, vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp tập trung, phát triển xã hội hóa đối với các nghề đào tạo ngắn hạn, nghề truyền thống, các lĩnh vực dịch vụ bảo đảm tính hệ thống trong đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 lao động qua đào tạo đạt 38% trở lên (trong đó đào tạo nghề đạt 25% trở lên) để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010.

2. Mục tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: 220.000 người gồm:

- Cao đẳng nghề: 10.000 người, bình quân mỗi năm là 2.000 người

- Trung cấp nghề: 35.000 người, bình quân mỗi năm là 7.000 người

- Sơ cấp nghề: 175.000 người, bình quân mỗi năm là: 35.000 người.

Trong chỉ tiêu đào tạo nghề tỷ lệ học sinh học nghề ở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập là cao đẳng nghề, trung cấp nghề 30%; sơ cấp nghề 60%.

Bồi dưỡng nâng cao nghề hàng năm cho khoảng  200.000 lượt người/năm.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác dạy nghề đến các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, để thực hiện có hiệu quả công tác dạy nghề và xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề.

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động-TBXH về “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

+ Nâng cấp Trường Kỹ thuật Công nghiệp thành trường Cao đẳng nghề.

+ Các Trường: Trường Kỹ thuật Ngọc Lặc, trường Dạy nghề Thương mại - Du lịch, trường Kỹ thuật Phát thanh truyền hình, trường DN kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải, trường Dạy nghề Thủ công nghiệp, trường Xây dựng, trường Dạy nghề bán công Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có sự chuẩn bị để có điều kiện nâng cấp thành trường trung cấp nghề.

+ Tích cực chuẩn bị để triển khai sớm dự án đầu tư xây dựng Trường kỹ thuật Nghi Sơn phục vụ cho khu Kinh tế Nghi Sơn bằng vốn ODA của nước ngoài.

+ Tiến hành khảo sát lập đề án, xin chủ trương thành lập 2 trường dạy nghề ở vùng kinh tế tại Thạch Quảng - Thạch Thành, Bãi Trành - Như Xuân (theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa).

- Đến nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập trung tâm dạy nghề huyện Cẩm Thủy, huyện Nga Sơn, huyện Thạch Thành, huyện Hậu Lộc, huyện Vĩnh Lộc, huyện Đông Sơn, huyện Nông Cống. Các huyện còn lại khi đủ điều kiện sẽ thành lập các trung tâm dạy nghề, đến năm 2010 một số huyện khi điều kiện cho phép sẽ thành lập trường trung cấp nghề cấp huyện trên cơ sở nâng cấp trung tâm dạy nghề.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp và cá nhân ở mọi thành phần kinh tế (trong nước và ở nước ngoài), đầu tư thành lập các trường, các trung tâm dạy nghề, khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của nước ngoài.

Năm 2007 đến năm 2010 chuyển trường Dạy nghề bán công Nông nghiệp và PTNT, trường Dạy nghề KTNV Giao thông vận tải, trường KT Phát thanh - Truyền hình, trường Dạy nghề TM-DL, trường Xây dựng, sang mô hình ngoài công lập (cổ phần hoặc tư thục) và thành lập mới các cơ sở dạy nghề ngoài công lập gồm: 1 trường cao đẳng nghề tư thục; 2 trường trung cấp nghề tư thục; 7 - 10 trung tâm dạy nghề tư thục.

Khuyến khích dạy nghề theo hướng kèm cặp truyền nghề ở các cơ sở sản xuất, các làng nghề, khôi phục phát triển nghề truyền thống (hoặc du nhập nghề mới).

3. Đổi mới cơ chế quản lý trong đào tạo nghề.

* Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Đến năm 2010 chuyển phần lớn các cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ, không bao cấp và không nhằm mục đích lợi nhuận...

* Đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho hoạt động dạy nghề.

- Ngân sách Nhà nước dành tập trung vào hỗ trợ cho phát triển ngành công nghệ kỹ thuật mới, cho khu vực nông - lâm - thủy sản và hỗ trợ nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số.

- Có chính sách miễn, giảm học phí cho những học sinh học các nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại, hoặc đối tượng thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số, hộ đói nghèo...

Các cơ sở dạy nghề công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập được Nhà nước tiếp tục giao đất, tài sản đã được đầu tư do nhà trường quản lý và sử dụng; được thụ hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư cơ sở hạ tầng, huy động vốn đầu tư, chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ và thi đua khen thưởng đối với cơ sở công lập, khi chuyển thành cơ sở ngoài công lập theo Quyết định số 2343/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

* Chính sách huy động vốn, tín dụng.

Cùng với việc ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước đầu tư cho dạy nghề, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp từ phía người sử dụng lao động thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ học nghề do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng góp.

- Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển khi có dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ dạy nghề và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động dạy nghề theo Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ.

- Tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành TW, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đầu tư cho công tác dạy nghề.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề hợp tác, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất phòng học, xưởng trường và nâng cấp trang thiết bị dạy nghề.

* Chính sách đất đai, thuế và lệ phí.

Căn cứ vào khả năng quỹ đất ở địa phương để cho các cơ sở dạy nghề thuê đất phù hợp với quy hoạch được duyệt và được thụ hưởng chính sách ưu đãi tiền thuế đất, đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước. Mọi trường hợp sử dụng đất cho hoạt động dạy nghề không đúng mục đích (hoặc không có hiệu quả) phải được thu hồi theo quy định của pháp luật.

4. Chính sách nhân lực.

Đối với các cơ sở dạy nghề công lập Nhà nước chỉ giao định mức biên chế và quỹ tiền lương cho cán bộ, giáo viên cơ hữu theo quy mô, ngành nghề đào tạo, còn lại thực hiện theo cơ chế hợp đồng giảng dạy. Đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, 10% giáo viên trong các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.

Thực hiện chính sách bình đẳng về thi đua khen thưởng, về công nhận và phong tặng các danh hiệu Nhà nước. Có cơ chế chính sách thu hút người có học vị cao, chuyên gia am hiểu kinh nghiệm dạy nghề, nghệ nhân, thợ giỏi về làm giáo viên ở các cơ sở dạy nghề; chính sách chọn cử giáo viên chuyên ngành kỹ thuật cao gửi đào tạo ở nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài có trình độ và kinh nghiệm đến làm việc ở các cơ sở dạy nghề.

5. Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính.

Tập trung đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề trọng điểm cấp tỉnh về cơ sở vật chất, nhà xưởng, phòng học, máy móc thiết bị đảm bảo cho yêu cầu dạy nghề chất lượng cao, tích cực hội nhập vào khối dạy nghề các nước trong khu vực.

Các huyện, thị xã, thành phố chủ động huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần vốn xây dựng phòng học, xưởng thực hành nghề cho trung tâm dạy nghề huyện được thành lập theo Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các công trình cấp huyện quản lý.

Nguồn kinh phí CTMT thuộc dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề của ngân sách TW phân bổ hàng năm, tỉnh sẽ hỗ trợ cho một số trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trọng điểm nhưng có khó khăn để nâng cấp trang thiết bị dạy nghề theo yêu cầu của ngành nghề đào tạo.

6. Tăng cường quản lý Nhà nước về đào tạo nghề.

Cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình hoạt động đào tạo nghề thông qua việc thực hiện các chính sách, chế độ, điều lệ, quy chế hoạt động, nội dung chương trình, chất lượng đào tạo.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí cán bộ ở phòng Nội vụ-LĐTBXH kiêm nhiệm làm công tác quản lý dạy nghề để theo dõi các hoạt động dạy nghề trên địa bàn.

- Tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề giữa các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề tuyến tỉnh, huyện và các địa phương trong và ngoài tỉnh và các trường của Bộ, ngành TW, mở hướng hợp tác quốc tế về dạy nghề với các nước trong khu vực, châu Á và các nước trên thế giới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010 được tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàng năm, Sở Lao động-TBXH phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành của tỉnh và tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành TW, đặc biệt là Bộ Lao động - TBXH, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Dạy nghề,... cụ thể như sau:

1. Sở Lao động - TBXH chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010 từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội hóa dạy nghề hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và cơ chế hỗ trợ đối với các trung tâm dạy nghề huyện miền núi; cơ chế hỗ trợ đối với các trường dạy nghề; trung tâm dạy nghề công lập còn khó khăn về cơ sở vật chất.

3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế quản lý tài chính; các khoản thu; mức thu và sử dụng nguồn tài chính đối với các cơ sở dạy nghề công lập và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ chế hỗ trợ ngân sách và tín dụng đầu tư; chính sách miễn, giảm các loại thuế theo quy định của Nhà nước.

4. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các đơn vị có liên quan lập quy hoạch sắp xếp bộ máy hoạt động phù hợp với quy mô ngành nghề đào tạo của các loại hình trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. Xây dựng cơ chế chính sách đối với cán bộ, giáo viên chuyển từ các cơ sở dạy nghề công lập sang loại hình ngoài công lập; chính sách thu hút người có trình độ năng lực, nghệ nhân, thợ giỏi về làm giáo viên ở các cơ sở dạy nghề.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào khả năng quỹ đất để quy hoạch giao đất ổn định lâu dài cho các cơ sở dạy nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động dạy nghề đúng quy định của Pháp luật hiện hành.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các địa phương chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa dạy nghề thuộc địa phương quản lý và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ về Sở Lao động - TBXH.

7. Các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập lập kế hoạch cụ thể nguồn lực phát triển theo hướng xã hội hóa đúng chủ trương, chính sách, pháp luật và các quy định của Nhà nước về hoạt động dạy nghề.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề phải đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đoàn thể, quần chúng nhân dân để góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đạt hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.

Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - TBXH, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

PHỤ LỤC 1a

DÂN SỐ - LAO ĐỘNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Đơn vị tính: Người

Số TT

Chỉ tiêu

Thực trạng

TH năm 2005

KH năm 2010

Ghi chú

Năm 2001

Năm 2003

Năm 2004

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Dân số

3.565.279

3.620.354

3.646.593

3.674.838

3.802.626

 

II

Lao động

 

 

 

 

 

 

1

Lao động trong độ tuổi lao động

1.984.413

2.132.989

2.197.775

2.270.104

2.575.683

 

2

Lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân

1.751.001

1.873.727

1.927.330

1.987.132

2.240.006

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Nông - lâm - ngư nghiệp

1.333.387

1.392.367

1.406.950

1.427.357

1.736.006

 

 

Tỷ lệ %

76,15

74,31

73,0

71,83

55,0

 

 

+ Công nghiệp - xây dựng - Giao thông

192.260

213.230

222.992

240.244

560.000

 

 

Tỷ lệ %

10,98

11,38

11,57

12,09

25,0

 

 

+ Dịch vụ

225.354

268.130

297.388

319.531

448.000

 

 

Tỷ lệ %

12,87

14,21

15,43

16,08

20,0

 

III

Lao động qua đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

- Trên đại học, đại học, cao đẳng, THCN

159.547

187.703

206.591

227.010

334.839

 

 

Tỷ lệ %

8,04

8,8

9,4

10

13

 

 

- Công nhân kỹ thuật (dài hạn, ngắn hạn)

229.398

305.017

342.853

385.918

643.921

 

 

Tỷ lệ %

11,56

14,3

15,6

17

25

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Dài hạn

9.520

14.031

16.663

20.068

48.294

 

 

Tỷ lệ %

4,15

4,6

4,86

5,2

7,5

 

 

+ Ngắn hạn

219.878

290.986

326.190

365.850

595.627

 

 

Tỷ lệ %

7,41

9,7

10,74

11,8

17,5

 

 

PHỤ LỤC 1b

LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ 2001 - 2005
DỰ BÁO THỜI KỲ 2006 - 2010

TT

Chỉ tiêu

Đ.vị tính

2001 - 2005

2006 - 2010

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng số lao động đang làm việc trong nền KT

Người

1.751.001

1.812.541

1.873.727

1.927.330

1.987.132

2.048.508

2.104.356

2.154.218

2.200.999

2.240.006

1

Chia theo ngành kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Người

1.333.387

1.349.074

1.392.367

1.406.950

1.427.357

1.413.470

1.388.875

1.357.157

1.298.589

1.232.006

 

Tỷ lệ % so tổng số

%

76,15

74,42

74,31

73,0

71,83

69,0

66,0

63,0

59,0

55,0

 

- Công nghiệp - Xây dựng

Người

192.260

206.086

213.230

222.992

240.244

297.034

357.740

420.073

506.230

560.000

 

Tỷ lệ % so tổng số

%

10,98

11,37

11,38

11,57

12,09

14,5

17,0

19,5

23,0

25,0

 

- Dịch vụ

Người

225.354

257.381

268.130

297.388

319.531

338.004

357.741

376.988

396.180

448.000

 

Tỷ lệ % so tổng số

%

12,87

14,21

14,31

15,43

16,08

16,5

17,0

17,5

18,0

20,0

2

Chia theo thành phần kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động làm việc ở khu vực quốc doanh

Người

103.430

102.700

124.017

126.857

1.30.135

134.234

137.835

140.024

143.064

145.600

 

Tỷ lệ % so tổng số

%

5,91

5,67

6,62

6,58

6,55

6,55

6,55

6,50

6,50

6,50

 

- Lao động làm việc ở k/vực ngoài quốc doanh

Người

1.646.143

1.708.334

1.748.124

1.798.825

1.855.294

1.912.259

1.964.271

2.011.074

2.054.485

2.090.208

 

Tỷ lệ % so tổng số

%

94,01

94,25

93,30

93,33

93,37

93,35

93,34

93,36

93,34

93,31

 

- Lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Người

1.428

1.507

1.586

1.648

1.703

2.015

2.250

3.120

3.450

4.198

 

Tỷ lệ % so tổng số

%

0,08

0,08

0,08

0,09

0,09

0,10

0,11

0,14

0,16

0,19

Nguồn: - Cục Thống kê Thanh Hóa.

- Kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm do Sở Lao động - TBXH, Cục Thống kê Thanh Hóa và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

- Báo cáo hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố.

 

PHỤ LỤC 1c

LAO ĐỘNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2001 - 2005

2001

2002

2003

2004

2005

1

Tổng số người được giải quyết việc làm mới

Người

190.200

36.000

36.500

37.500

38.500

41.700

a

Chia theo ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp - Xây dựng

Người

37.640

6.500

6.600

10.200

6.320

8.020

 

- Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Người

93.744

18.900

16.900

16.441

20.653

20.850

 

- Dịch vụ - Du lịch

Người

58.816

10.600

13.000

10.859

11.527

12.830

b

Chia theo chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Người

131.216

28.079

26.115

24.441

24.611

27.970

 

- XKLĐ

Người

14.984

421

1.995

4.059

4.589

3.920

 

- Quỹ giải quyết việc làm

Người

44.000

7.500

8.390

9.000

9.300

9.810

2

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị

%

-

6,12

6,01

5,7

5,27

4,98

3

Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn

%

-

75,15

75,26

75,7

76,5

77,52

Nguồn: - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Báo cáo hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố.

 

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY NGHỀ 2001 - 2005 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH 2006 - 2010

Đơn vị tính: Học sinh

Số TT

Lĩnh vực đào tạo

THỰC HIỆN 2004

THỰC HIỆN 2005

THỰC HIỆN 2001-2005

ƯỚC THỰC HIỆN 2006

KH 2006- 2010

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Dài hạn

Ngắn hạn

Dài hạn

Ngắn hạn

Dài hạn

Ngắn hạn

Dài hạn

Ngắn hạn

Dài hạn

Ngắn hạn

1

Nghệ thuật, VH-TT

1.056

420

636

1.695

415

1.280

5.092

1.681

3.411

1.770

420

1.350

8.000

2.550

5.450

2

K.doanh và quản lý

1.370

460

910

1.764

658

1.106

5.627

2.062

3.565

2.010

660

1.350

9.200

3.100

6.100

3

Máy tính, C.nghệ Ttin

4.500

250

4.250

4.482

354

4.128

17.460

800

16.660

4.780

380

4.400

25.800

1.350

24.450

4

Kỹ thuật

8.720

1.920

6.800

8.661

1.644

7.017

39.986

8.973

31.013

9.460

1.910

7.550

55.000

14.200

40.800

5

Mỏ và khai thác

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Sản xuất và chế biến

4.638

715

3.923

5.360

707

4.653

20.439

2.996

17.443

5.750

850

4.900

32.700

5.300

27.400

7

Xây dựng

1.050

350

700

1.757

932

825

4.182

1.580

2.602

1.870

920

950

7.000

2.350

4.650

8

Nông lâm nghiệp-thủy sản

6.900

710

6.190

7.078

624

6.454

31.649

2.892

28.757

7.490

740

6.750

47.500

5.050

42.450

9

Thú y

100

100

 

510

150

360

330

330

 

600

200

400

3.200

850

2.350

10

Sức khỏe

300

300

 

300

300

 

1.650

1.650

 

300

300

 

2.500

2.500

0

11

Khách sạn, nhà hàng

1.000

350

650

1.318

423

895

4.864

1.436

3.428

1.370

420

950

10.600

2.700

7.900

12

Vận tải

2.200

711

1.489

2.245

635

1.610

12.390

3.351

9.039

2.550

650

1.900

18.500

5.050

13.450

13

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

An ninh-quốc phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s

31.834

6.286

25.548

35.170

6.842

28.328

143.669

27.751

115.918

37.950

7.450

30.500

220.000

45.000

175.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3652/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề và xã hội hóa dạy nghề tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010

  • Số hiệu: 3652/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/12/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Vương Văn Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản