Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 359/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 05 tháng 02 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/06/2005;
Căn cứ Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 08/3/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 29/TTr-SNV ngày 23 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề năm 2013 như sau:
1. Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh;
2. Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới;
3. Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua vệ sinh môi trường nông thôn.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực phong trào thi đua đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh; Sở Giao thông vận tải là cơ quan thường trực phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực phong trào thi đua vệ sinh môi trường nông thôn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Lào Cai căn cứ Quyết định thi hành.
(Được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng)
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đề án số 14 trong 27 đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIV và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào “Vệ sinh môi trường nông thôn” năm 2013, cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức trong toàn thể hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm tham gia phong trào “Vệ sinh môi trường nông thôn” trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Đề án 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV.
- Phát huy tinh thần gương mẫu, đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ thôn bản và người có uy tín ở cộng đồng dân cư; đồng thời từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ cơ sở và nhân dân trong cải tạo tập quán lạc hậu.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh, chỉ đạo phong trào thi đua; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì phối hợp với chính quyền và các đoàn thể, các ngành chức năng cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch này theo hệ thống tổ chức bằng những nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể, phong phú, thiết thực, sát thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương đồng thời bổ sung nội dung phong trào vào kế hoạch năm 2013 của cơ quan, đơn vị mình để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đạt hiệu quả cao.
- Gia đình mỗi cán bộ, đảng viên ở xã, thôn, bản phải gương mẫu đi đầu đồng thời vận động gia đình người thân và cộng đồng dân cư làm theo trong lĩnh vực này nói riêng và việc cải tạo tập quán lạc hậu nói chung.
II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
1. Mục tiêu thi đua:
1.1. Thực hiện làm và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (theo tiêu chí đính kèm)
- Hết quý II/2013: Toàn thể các hộ gia đình có người là đảng viên; cán bộ thôn được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí, phải làm xong và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Trong năm 2013: 100% số thôn bản phải tổ chức phong trào làm nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó:
+ 36 xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến 2015 là 100% số hộ;
+ 108 xã còn lại: Xã vùng I là 90%; xã vùng II là 75% trở lên; các xã vùng III là 60% số hộ trở lên làm và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
1.2. Thực hiện làm chuồng gia súc hợp vệ sinh (theo mục tiêu và tiêu chí đính kèm)
1.3. Thực hiện Nhà sạch vườn đẹp (theo tiêu chí đính kèm)
1.4. Thực hiện đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp (theo tiêu chí đính kèm)
1.5. Thực hiện thu gom rác thải (theo tiêu chí đính kèm)
2. Nội dung thi đua:
2.1. Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân làm và sử dụng nhà tiêu theo quy định của Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm vệ sinh. Thông qua phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, làm chuyển biến nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, cùng Nhà nước xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường; khắc phục những tập tục lạc hậu và thói quen trong sinh hoạt ảnh hưởng xấu đến môi trường.
2.2. Chất thải gia súc được thu gom gọn gàng, không vương vãi gần nhà ở, đường giao thông liên gia, thôn, bản; rác thải được thu gom vào đúng nơi quy định; thực hiện khẩu hiệu "Rác thải không có túi ni lon".
2.3. Quy hoạch sắp xếp nhà ở, bếp; nhà vệ sinh; vườn - ao - chuồng ngăn nắp, gọn gàng theo đúng khẩu hiệu "Nhà sạch - Vườn đẹp". Tích cực trồng cây xanh, đường làng, ngõ xóm xanh- sạch- đẹp.
2.4. Tổ chức thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định: xây dựng khu xử lý chất thải và nước sinh hoạt theo quy trình hợp vệ sinh ở 144/144 xã; các chất thải từ làng nghề và của hộ gia đình cơ bản được xử lý.
2.5. Nghĩa trang nhân dân được xây dựng theo quy hoạch; các xã có nghĩa trang đạt chuẩn phải có Ban Quản trang và Quy chế quản lý hoạt động phù hợp với phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc.
3. Tổ chức phát động thi đua:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh tổ chức lễ phát động và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Kế hoạch này theo hệ thống trong tháng 2 năm 2013.
- UBND các huyện, thành phố tổ chức lễ phát động phong trào thi đua đồng thời tổ chức cho các xã, phường, thị trấn, các thôn, bản trên địa bàn đăng ký, ký giao ước thi thực hiện hoàn thành kế hoạch “Vệ sinh môi trường nông thôn” trong tháng 2 năm 2013.
- Chính quyền các xã, phường, thị trấn tuyên truyền về phong trào, vận động người dân tích cực tham gia; tổ chức và hướng dẫn người dân cải tạo phong tục, tập tục lạc hậu, ăn, ở hợp vệ sinh.
- Các cơ quan, đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động trong cơ quan, đơn vị mình. Với tinh thần: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức; học sinh,… đều có trách nhiệm tham gia “Cải tạo vệ sinh môi trường”.
III. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC HỒ SƠ KHEN THƯỞNG:
1. Đối tượng:
- Các huyện, thành phố;
- Các xã, phường, thị trấn; các thôn, bản;
- Các doanh nghiệp;
- Các cá nhân; hộ gia đình.
2. Tiêu chuẩn khen thưởng:
2.1. Cờ thi đua:
Xét tặng cho các xã hoàn thành tất cả các mục tiêu trong phong trào “Vệ sinh môi trường nông thôn” theo mục 1 phần II bản kế hoạch này.
b) Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh:
- Xét tặng cho các xã hoàn thành 4 mục tiêu và mục tiêu còn lại chưa hoàn thành phải đạt trên 50% số tiêu chí quy định tại mục 1 phần II bản kế hoạch này.
- Xét tặng cho các tập thể, cá nhân có đóng góp, ủng hộ bằng tiền, công sức, vật chất trị giá từ 50 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và 100 triệu đồng trở lên đối với tập thể cho phong trào thi đua (những đối tượng được khen thưởng theo tiêu chuẩn này thì không xét khen thưởng tại phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh và ngược lại).
- Mỗi thôn, bản của xã được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh được lựa chọn 01 cá nhân là trưởng thôn, bản có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xét tặng Bằng khen.
3. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng:
- Thủ tục, hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng thực hiện theo Quyết định 08/2011/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Các huyện, thành phố gửi hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai trước ngày 05/12/2013.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai trình UBND tỉnh khen thưởng (qua Ban thi đua - Khen thưởng tỉnh) trước ngày 20/12/2013.
4. Khen thưởng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và UBND các cấp:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và UBND các cấp căn cứ quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ khen thưởng trong phong trào thi đua nhằm khuyến khích, động viên các tập thể, cá nhân tích cực tham gia phong trào thi đua.
1. Cấp tỉnh:
1.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Chủ trì phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh tổ chức đánh giá việc Vệ sinh môi trường nông thôn lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trực tiếp vận động nhân dân làm và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
1.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Chủ trì hướng dẫn các cấp hội tổ chức thực hiện các tiêu chí “Nhà sạch - Vườn đẹp”, tuyên truyền, vận động hội viên thực sự là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực "Vệ sinh môi trường nông thôn", lồng ghép với phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp" trên địa bàn tỉnh.
1.3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh:
Chủ trì xây dựng tiêu chí “Đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp” và tiêu chí “Thu gom rác thải”, triển khai trong các cấp bộ đoàn phong trào “Tuổi trẻ Lào Cai xung kích xây dựng nông thôn mới”; tổ chức các hoạt động tình nguyện giúp các hộ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm hố tiêu, chuồng nuôi, nhốt gia súc; di dời chuồng trại gia súc ra xa khu vực nhà ở, đào hố chôn rác thải... Xây dựng “Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp”; tổ chức “Ngày thứ 7 tình nguyện” và ngày “Chủ nhật xanh”, thông qua lực lượng đoàn viên và thanh niên, thiếu niên tại thôn, bản.
1.4. Hội Nông dân tỉnh:
- Chủ trì xây dựng tiêu chí “Chuồng gia súc hợp vệ sinh”, chỉ đạo các cấp Hội nông dân trong tỉnh tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, trong lĩnh vực “Vệ sinh môi trường nông thôn”.
- Chủ trì vận động nông dân không thả rông gia súc. Tiếp tục đề nghị với các cơ quan chức năng hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi đủ điều kiện xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải. Vận động nông dân tích cực trồng mới, bảo vệ rừng, không được chặt, đốt phá rừng bừa bãi; đảm bảo mỗi hộ trồng từ 2 - 4 cây bóng mát xung quanh khu nhà ở, đặc biệt đối với hộ nông dân ở các thôn bản vùng cao, dân tộc thiểu số.
1.5. Sở Tư pháp:
Đôn đốc UBND các huyện, thành phố phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn để cụ thể hóa nội dung “Cải tạo vệ sinh môi trường” vào thực hiện hương ước, quy ước ở các thôn, làng, bản, cụm dân cư... phát huy ý thức tự quản, tăng cường đoàn kết, phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của các cộng đồng dân cư để khắc phục những thói quen, tập tục lạc hậu
1.6. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh:
Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh được phân công theo dõi, giúp đỡ các xã (theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh) có trách nhiệm đôn đốc tổ chức thực hiện phong trào, đồng thời chịu trách nhiệm xác nhận việc đánh giá kết quả phong trào này của xã phụ trách vào dịp kết thúc năm 2013.
1.7. Các tổ chức đoàn thể và các sở, ban, ngành cấp tỉnh:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, tổ chức thực hiện theo hệ thống những nội dung đã quy định tại Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 26/11/2012 của UBND tỉnh về triển khai, thực hiện việc Vệ sinh môi trường nông thôn theo Đề án số 14 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2012 - 2015 và Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 28/11/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Cấp huyện:
- UBND các huyện, thành phố triển khai xây dựng mục tiêu, nội dung thi đua; tổ chức phát động thi đua đến từng xã, thôn, bản ngay từ đầu năm. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các xã xây dựng triển khai tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch này; thực hiện khen thưởng và trình UBND tỉnh khen thưởng theo quy định tại mục 2 và 3 phần III của kế hoạch này.
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, các ngành chức năng cùng cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, mục tiêu thi đua của tổ chức mình, tổ chức phát động thi đua sâu rộng đến từng đơn vị, xã, thôn, bản và toàn thể hội viên, nhân dân nhằm nâng cao ý thức tự giác, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua ngay từ đầu năm.
3. Cấp xã:
UBND xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức phát động và ký giao ước thi đua giữa các thôn, bản trong việc thực hiện phong trào “Vệ sinh môi trường nông thôn” và chỉ đạo các thôn, bản tổ chức họp dân để phổ biến mục tiêu, nội dung phong trào đến từng hộ gia đình và người dân.
4. Chế độ báo cáo:
Định kỳ ngày 25 hàng tháng đối với các huyện, thành phố; ngày 25 của tháng cuối quý đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công trong kế hoạch có báo cáo tổng hợp tình hình, tiến độ thực hiện phong trào gửi về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Ủy ban Mặt trận TQ tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch này và tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan trước ngày 30 hàng tháng.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào “Vệ sinh môi trường nông thôn” năm 2013 yêu cầu các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
THỰC HIỆN MÔ HÌNH NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
A. YÊU CẦU CHUNG
1. Bảo đảm cô lập được phân người.
2. Ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng.
3. Có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân.
4. Không gây ô nhiễm môi trường xunh quanh.
B. CÁC MÔ HÌNH NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH
Hiện tại, có 4 mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh thông dụng nhất được Bộ Y tế công nhận và khuyến cáo sử dụng, phù hợp với QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011. Đó là:
1. Loại không dùng nước dội:
- Nhà tiêu chìm có ống thông hơi (nhà tiêu khô chìm)
- Nhà tiêu hai ngăn sinh thái (nhà tiêu khô nổi)
2. Loại dùng nước dội:
- Nhà tiêu thấm dội
- Nhà tiêu tự hoại
I. MÔ HÌNH NHÀ TIÊU KHÔ
1. Nhà tiêu khô chìm:
a) Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
- Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm;
- Không để nước mưa tràn vào hố phân;
- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào hố phân;
- Có nắp đậy kín các lỗ tiêu;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
b) Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu khô, sạch;
- Không có mùi hôi, thối; không có mồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;
- Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;
- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Đối với nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu.
2. Nhà tiêu khô nổi
a) Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
- Không để nước mưa tràn vào bể chứa phân;
- Tường và đáy ngăn chứa phân kín, không bị rạn nứt, rò rỉ;
- Cửa lấy mùn phân luôn được trát kín;
- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước, không trơn trượt, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa, không chảy vào bể chứa phân;
- Có nắp đậy kín các lỗ tiêu;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
b) Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu khô, sạch;
- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;
- Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;
- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Đối với nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, các ngăn ủ được trát kín;
- Đối với các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu.
II. MÔ HÌNH NHÀ TIÊU DỘI NƯỚC
1. Nhà tiêu tự hoại:
a) Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Bể chứa và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ;
- Nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát kín, không bị rạn nứt;
- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và không đọng nước, trơn trượt;
- Bệ xí có nút nước kín;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm;
- Nước thải từ bể xử lý của nhà tiêu tự hoại phải được chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tràn ra mặt đất.
b) Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;
- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Nước sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu;
- Phân bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn.
2. Nhà tiêu thấm dội nước:
a) Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
- Nắp bể, hố chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt;
- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt;
- Bệ xí có nút nước kín;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 400mm;
- Nước thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất.
b) Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;
- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Phân bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kín.
THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHUỒNG TRẠI GIA SÚC HỢP VỆ SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Nguyên tắc chung:
Chuồng phải cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm kín gió về mùa đông. Chuồng trâu bò tốt nhất làm theo hướng Nam hoặc Đông nam sẽ tránh được nắng mùa hè và gió mùa Đông.
2. Yêu cầu kỹ thuật:
- Mái chuồng: Cao vừa phải để tránh gió lùa, có độ dốc 65-70% để thoát nước và chìa ra khỏi tường để bảo vệ tường vách khỏi ẩm ướt. Có thể sử dụng ngói, nứa, tấm lợp... để làm mái.
- Tường: Có đủ độ dày để chống mưa bão, rét lạnh, tốt nhất nên xây gạch hoặc tường đất sét nện chặt, có thể sử dụng phên nứa che chắn gió trong mùa đông, mùa hè mở ra cho thoáng mát, có cửa sổ hướng Đông hoặc Nam.
- Cửa ra vào: Phải rộng hơn thân trâu bò trưởng thành đủ để dễ đi lại và tránh cọ sát vào cửa.
- Nền: Cao hơn mặt đất bên ngoài 40 - 50cm để nước mưa không tràn vào chuồng, nền chuồng có độ dốc thoải hợp lý, để nước tiểu dễ thoát về 1 phía, nền chuồng cần lát gạch hoặc bằng đất sét nện hoặc lát gỗ.
- Máng ăn: Chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm, chiều sâu 40cm, thành bên trong 35-40cm, (có thể sử dụng ván để ghép, hoặc xây tùy điều kiện từng hộ).
- Máng uống: Chiều dài 50cm, chiều rộng 40cm, sâu 25 cm, có lỗ thoát nước để vệ sinh máng.
- Rãnh thoát nước phân, nước tiểu: Làm theo chiều dài của chuồng ở tiếp theo sau chỗ trâu bò đứng, chiều rộng của rãnh vừa đủ lọt xẻng: rộng 25cm, sâu 10cm.
- Hố phân: Xây chìm dưới mặt đất, lát gạch, trát xi măng, làm ở phía sau chuồng, để đảm bảo chứa được 1/2 lượng phân của 1 trâu bò/năm, hố có chiều dài khoảng 2m, rộng 1m, sâu 0,6m (tương đương 1,2m3 phân).
THỰC HIỆN MÔ HÌNH NHÀ SẠCH, VƯỜN ĐẸP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. TIÊU CHÍ NHÀ SẠCH:
1. Nhà ở theo tiêu chí của Bộ Xây dựng quy định:
- Diện tích nhà ở đạt từ 14m2/ người trở lên;
- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;
2. Sạch nhà: Nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại gia súc làm xa nhà ở.
3. Sạch bếp: Nơi đun nấu luôn sạch sẽ, hợp lý; các dụng cụ nấu ăn, đồ đựng thức ăn, bát đũa… luôn sạch sẽ, vệ sinh; sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện ăn chín, uống sôi.
4. Sạch ngõ: Xung quanh nơi ở và đường vào gia đình luôn thoáng đãng, sạch sẽ, không lầy lội; Chất thải, nước thải được thu gom, mỗi gia đình có ít nhất 1 hố đựng rác.
5. Thực hiện tốt 5 “không”: Không đói nghèo; không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học.
II. TIÊU CHÍ VƯỜN ĐẸP:
1. Mỗi gia đình có một vườn rau cung cấp đủ rau ăn hàng ngày, có nhiều loại rau trong vườn theo mùa vụ, vườn được rào cẩn thận bằng tre, nứa, xây bao...
2. Không sử dụng phân tươi, các hóa chất độc hại trong chăm sóc rau.
3. Tổ chức chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt, cá... cung cấp chất đạm, chất béo cho gia đình.
4. Không thả rông gia súc, chuồng trại sạch sẽ (có diện tích chuồng ít nhất nhốt được 2 con trâu hoặc bò).
5. Thực hiện sản xuất, kinh doanh, chế biến và cung cấp thực phẩm an toàn.
THỰC HIỆN MÔ HÌNH ĐƯỜNG LÀNG, NGÕ XÓM XANH-SẠCH-ĐẸP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. NỘI DUNG:
Tập trung cải tạo, chỉnh trang cổng, ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn bản; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước, trồng cây xanh hai bên đường, khu công cộng, thu gom và xử lý rác thải.
II. CÁC TIÊU CHÍ THỰC HIỆN
1. Thành lập các đội Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường tại các thôn bản (lực lượng nòng cốt là chi đoàn thôn, bản).
2. Mỗi đội thanh niên xung kích đảm nhận 01 tuyến đường, đoạn đường thanh niên tự quản.
3. Định kỳ vệ sinh, khơi thông cống, rãnh 1 lần/tuần gắn với chương trình ngày chủ nhật xanh; phối hợp với các đoàn thể khác như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh để cùng tham gia vệ sinh môi trường.
4. Vận động các hộ gia đình đoàn viên thanh niên sử dụng nước sạch, xây dựng hố rác gia đình (mỗi gia đình đào 02 hố rác, 1 hố để rác dễ phân hủy, 01 hố rác để rác khó phân hủy như thủy tinh, sành, sứ, các loại chai lọ...), xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, tích cực trồng cây (cây cảnh quan làm hàng rào, cây bóng mát dọc hai bên đường làng, ngõ xóm), trồng rừng và bảo vệ rừng.
5. Tổ chức ký thi đua giữa các thôn xóm, ngõ và các hộ gia đình.
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển giao thông nông thôn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh Lào Cai phát động phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2013 với các nội dung sau:
1. Mục đích:
- Nhằm động viên khuyến khích nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia chương trình phát triển đường GTNT theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của 144 xã, trong đó, giai đoạn 2011-2015 hoàn thành xây dựng đường giao thông của 36 xã và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bê tông hóa đường GTNT năm 2013.
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân về phát huy tính tự lực tự cường, khai thác tối đa nguồn lực trong nhân dân để góp phần đẩy mạnh chương trình xây dựng đường GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo mục tiêu đề ra.
2. Yêu cầu:
- Phong trào thi đua phải được quán triệt và triển khai sâu rộng, thường xuyên tới toàn thể các cấp các ngành, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và nhân dân các xã, thôn, bản trong toàn tỉnh, tạo động lực phấn đấu hoàn thành vượt mức xây dựng đường giao thông nông thôn năm 2013 đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động.
- Thông qua phong trào thi đua phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo, có hiệu quả cùng với việc tổng kết đánh giá, rút ra được bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện cho các năm tiếp theo, đồng thời là căn cứ để đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và xem xét đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các huyện, xã, đơn vị, các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân.
II. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU THI ĐUA:
1. Nội dung thi đua:
Cứng hóa và bê tông hóa các tuyến đường giao thông trên địa bàn các xã.
2. Mục tiêu đến năm 2015:
- 100% đường trục xã, liên xã được bê tông hóa, đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT;
- 50% đường trục thôn xóm được cứng hóa (rải cấp phối, bê tông hoặc rải nhựa) đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT;
- 50% đường ngõ, xóm được cứng hóa, sạch và không lầy lội vào mùa mưa;
- 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
Phấn đấu triển khai hoàn thành kế hoạch bê tông hóa đường GTNT năm 2013 với tổng số là 544,4 km, đảm bảo chất lượng và tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể như sau:
1. Thành phố Lào Cai: 30.0 km 6. Huyện Bảo Thắng: 95.0 km
2. Huyện Văn Bàn: 80.0 km 7. Huyện Bảo Yên: 80.0 km
3. Huyện Bắc Hà: 40.0 km 8. Huyện Si Ma Cai: 45.0 km
4. Huyện Bát Xát: 70.0 km 9. Huyện Sa Pa: 53.0 km
5. Huyện Mường Khương: 51,4.4 km.
II. Đối tượng, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ khen thưởng:
1. Đối tượng thi đua:
- Các huyện, thành phố;
- Các xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp;
- Các hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
2. Các hình thức khen thưởng:
2.1. Cờ thi đua của UBND tỉnh:
- Tặng cho 01 huyện, thành phố dẫn đầu toàn tỉnh;
- Tặng cho 01 xã dẫn đầu toàn tỉnh.
2.2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh:
- Tặng cho các xã, các cơ sở đoàn;
- Tặng cho hộ gia đình;
- Tặng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua hoặc có đóng góp, ủng hộ làm đường giao thông nông thôn.
3. Tiêu chuẩn khen thưởng:
3.1. Cờ thi đua của UBND tỉnh:
- Đối với huyện, thành phố: Là đơn vị tiêu biểu xuất sắc nhất hoàn thành chương trình bê tông hóa đường GTNT với số km bình quân theo số xã là cao nhất, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
- Đối với xã: Là xã hoàn thành chương trình bê tông hóa đường GTNT có số km cao nhất, đạt và vượt trên 25% chỉ tiêu kế hoạch được giao về xây dựng đường GTNT đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; hoặc xã có đủ tiêu chuẩn là tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào xây dựng đường Giao thông nông thôn: Bình quân 1 nhân khẩu trong xã mở mới được trên 2m đường có chiều rộng nền 4,0m, hoặc trên 6m đường có chiều rộng nền 2,5m trong một năm, hoặc bê tông hóa đạt 2,5m đường Giao thông nông thôn cấp A hoặc B /khẩu/năm. Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội về mùa mưa; triển khai hoàn thành cứng hóa đường ngõ, xóm trong năm kế hoạch
3.2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Tặng cho 02 huyện, thành phố hoàn thành chương trình bê tông hóa đường GTNT với số km bình quân theo số xã là cao thứ 2 và thứ 3 toàn tỉnh.
b) Tặng 01 xã dẫn đầu của mỗi huyện, thành phố có tỷ lệ vượt kế hoạch bê tông hóa đường GTNT năm 2013 cao nhất của huyện, thành phố.
c) Tặng cho cơ sở đoàn đạt tiêu chuẩn sau:
- Tặng cho 01 tổ chức xã đoàn dẫn đầu mỗi huyện, thành phố huy động được nhiều ngày công nhất của đoàn viên, thanh niên tham gia làm đường giao thông, với việc hoàn thành số km đường bê tông nhiều nhất đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.
- Tặng cho 01 tổ chức đoàn trực thuộc Tỉnh đoàn huy động được nhiều ngày công nhất của đoàn viên, thanh niên tham gia làm đường giao thông, với việc hoàn thành số km đường bê tông nhiều nhất đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.
d) Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và các tập thể, cá nhân tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng đường GTNT đã được quy định chung tại Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 14/10/2011 của UBND tỉnh về phong trào xây dựng nông thôn mới và Quyết định số 69/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy định về đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
4. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng:
a) Thủ tục, hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng thực hiện theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy định về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 14/10/2011 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành quy định về phong trào thi đua “Chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
b) Hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng gửi về Sở Giao thông vận tải tỉnh Lào Cai tổng hợp trước ngày 20/12/2013.
c) Sở Giao thông Vận tải trình UBND tỉnh khen thưởng (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) trước ngày 25/12/2013.
5. Khen thưởng của Giám đốc Sở Giao thông và Chủ tịch UBND các cấp.
Sở Giao thông vận tải và UBND các cấp căn cứ quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng cụ thể hóa quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng trong phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2013 phù hợp tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm khuyến khích, động viên các tập thể, cá nhân tích cực tham gia phong trào thi đua.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Cấp tỉnh:
a) Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giao. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chương trình xây dựng đường GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
b) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp Sở Giao thông vận tải tổng hợp kế hoạch xây dựng đường GTNT trong chương trình xây dựng nông thôn mới; đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn, khuyến khích đầu tư vào hệ thống đường GTNT; hỗ trợ công tác tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong xây dựng đường GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp Sở Giao thông vận tải tổng hợp nhu cầu bê tông hóa đường GTNT từ các huyện, xã để trình UBND tỉnh cân đối, phân bổ nguồn vốn cho xây dựng đường GTNT sớm nhất có thể, tạo điều kiện cho các xã sớm được triển khai thi công công trình.
d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể phối hợp với Sở Giao thông vận tải chỉ đạo tuyên truyền vận động các hội viên và nhân dân trên địa phương tích cực tham gia phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2013.
đ) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia và là lực lượng nòng cốt, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện phong trào thi đua này. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, thành phố xây dựng cơ chế phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc xây dựng các công trình do thanh niên đảm nhận, đạt kỹ thuật, tiến độ, chất lượng và an toàn lao động. Mỗi cơ sở đoàn (tỉnh đoàn, huyện đoàn, xã đoàn và đoàn cơ sở có số lượng đoàn viên lớn) đăng ký có một công trình đường bê tông do thanh niên đăng ký đảm nhận xây dựng. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch thực hiện và tổng hợp danh sách các tuyến đường do thanh niên đảm nhận gửi về Sở Giao thông Vận tải tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trong tháng 3/2013.
e) Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách trong xây dựng đường GTNT; Tuyên truyền, giới thiệu các điển hình tiên tiến, cách làm hay, có hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện phong trào thi đua phát triển đường giao thông nông thôn.
2. Cấp huyện, thành phố:
a) Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về chương trình xây dựng đường GTNT năm 2013, triển khai xây dựng mục tiêu, nội dung thi đua; tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng đến từng xã, thôn, bản ngay từ tuần đầu tiên sau nghỉ Tết Nguyên đán năm 2013.
b) Mỗi huyện chọn 1 xã là đơn vị điểm về phát động phong trào thi đua thực hiện bê tông hóa đường GTNT trên địa bàn huyện (có thể là một xã đã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015).
c) Việc phát động phong trào thi đua xây dựng đường GTNT năm 2013 trên địa bàn huyện, thành phố cần quy định nhiệm vụ cụ thể cho phòng Kinh tế và Hạ tầng (Quản lý Đô thị), huyện đoàn và các ban, ngành, các phòng chuyên môn có liên quan; chỉ đạo tổ chức ký giao ước thi đua giữa các xã, thôn, bản trong việc hoàn thành bê tông hóa đường GTNT năm 2013 và đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trong việc triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua.
d) Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức tốt việc hướng dẫn, tập huấn cho bà con nhân dân những nội dung cơ bản như: Thành phần cấp phối, phương pháp cân đong vật liệu, phương pháp trộn bê tông, phương pháp vận chuyển, đổ và bảo dưỡng bê tông trước khi tiến hành đổ bê tông để đảm bảo chất lượng thi công bê tông theo yêu cầu; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công tác tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng tích cực trong phong trào thi đua, huy động nguồn lực tối đa để xây dựng hệ thống đường GTNT, hoàn thành chương trình mục tiêu đề ra theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
đ) Đẩy mạnh phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn trong các xã, thôn, bản; chú trọng công tác phát hiện và nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để các địa phương khác học tập.
3. Cấp xã:
a) Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã tổ chức lễ phát động thi đua và tổ chức ký giao ước thi đua giữa các thôn, bản trong việc hiến đất, giải phóng mặt bằng, huy động nguồn lực và phối hợp với đoàn thanh niên xã thi công hoàn thành bê tông hóa đường GTNT năm 2013 đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; mỗi xã có một công trình do Đoàn thanh niên đảm nhận.
b) Sau hội nghị phát động và ký giao ước thi đua, các thôn, bản tổ chức họp dân để phổ biến mục tiêu, nội dung phong trào thi đua bê tông hóa đường GTNT đến các hộ gia đình và mọi người dân trong thôn bản để nhân dân tích cực tham gia triển khai thi công đường bê tông, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn lao động.
c) UBND các xã là chủ đầu tư huy động nguồn lực từ nhân dân, cần chủ động tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ xây dựng đường GTNT từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư từ khâu đăng ký xây dựng tuyến đường đến chuẩn bị vật liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho bước triển khai thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
d) Gắn trách nhiệm chỉ đạo triển khai phong trào thi đua của các thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng xã ở các thôn bản với việc kiểm tra, đôn đốc và phân loại cán bộ đảng viên năm 2013.
4. Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp:
Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong khả năng của mình ủng hộ bà con nhân dân các xã xây dựng hệ thống đường GTNT năm 2013 và giai đoạn 2011-2015, hoàn thành mục tiêu đề ra.
5. Chế độ báo cáo:
- Định kỳ ngày 25 hàng tháng đối với các huyện, thành phố; ngày 25 của tháng cuối quý đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công trong kế hoạch có báo cáo tổng hợp tình hình, tiến độ thực hiện phong trào gửi về Sở Giao thông Vận tải.
- Sở Giao thông Vận tải theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch này và tổng hợp báo cáo gửi UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan trước ngày 25 hàng tháng.
UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, các đoàn thể, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ TRỒNG CÂY XANH NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 359/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai, sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ che phủ rừng tăng 33,4% (năm 1991 là 18% và đến năm 2012 đạt 51,4%), đó là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và của toàn thể nhân dân trong những năm qua.
Tuy nhiên, diện tích rừng tăng mạnh về diện tích, nhưng năng suất, chất lượng rừng chưa cao, thu nhập của người trồng rừng còn thấp. Trong xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu về sản phẩm gỗ và lâm sản ngày càng gia tăng, trong khi diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp hạn chế, thì việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng tự nhiên, duy trì được vốn rừng và đẩy mạnh việc phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất là rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Để duy trì tỷ lệ che phủ rừng, phát huy vai trò của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, từng bước nâng cao chất lượng rừng trồng, huy động mọi thành phần kinh tế, xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013, như sau:
1. Mục đích
- Là hoạt động khởi đầu tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trồng và phát triển rừng năm 2013 và mục tiêu Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2011-2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (khóa XIV).
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về ý nghĩa của Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và phát động; về chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước; huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trong việc trồng rừng, từng bước nâng cao thu nhập ổn định cho người dân sản xuất lâm nghiệp.
- Làm cho mọi người dân, các thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc hưởng ứng và tham gia tích cực trong việc trồng rừng, trồng cây phân tán tạo môi trường xanh, sạch, đẹp; nhất là trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, trồng các loài cây cho năng suất cao, chất lượng tốt thành phong trào rộng khắp, tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến.
2. Yêu cầu
- Tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều hưởng ứng triển khai, thực hiện phong trào thi đua đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013 tùy theo điều kiện cụ thể của mình.
- Thi đua trồng rừng, trồng cây xanh phải tạo ra phong trào cụ thể, sâu rộng đến từng cơ sở, thôn, bản và từng cấp, ngành, tạo động lực phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh năm 2013; thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, không để xảy ra cháy rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, đảm bảo năm 2013 không có vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng lớn phải xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
- Kết quả bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh ở mỗi địa phương và toàn tỉnh phải được triển khai, chỉ đạo; tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện được những mô hình có cách làm hay, hiệu quả tốt để đề xuất khen thưởng, tài liệu hóa tuyên truyền, nhân rộng trên toàn tỉnh.
1. Thi đua thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2013 (theo Quyết định số 88/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh), trồng rừng mới diện tích 6.750 ha, trong đó:
+ Trồng rừng sản xuất: 5.560 ha.
+ Trồng rừng phòng hộ: 340 ha.
+ Trồng cây cao su: 850 ha.
+ Trồng cây phân tán: 40 ngàn cây.
+ Bảo vệ toàn bộ 334.320,18 ha rừng hiện có.
+ Và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về khoanh nuôi, chăm sóc rừng....
- Đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất gắn với phát triển vùng sản xuất tập trung cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương vào sản xuất thâm canh. Huy động nguồn vốn từ người dân và các thành phần kinh tế để đầu tư cho nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng. Tăng cường, khuyến khích liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân để trồng rừng sản xuất theo cơ chế thị trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thủy điện, các cơ quan, đơn vị có điều kiện đầu tư trồng rừng bằng các hình thức liên kết, liên doanh với người dân và các tổ chức. Mỗi doanh nghiệp thủy điện đầu tư trồng rừng ít nhất 20 ha trở lên.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trồng, chăm sóc cây xanh xung quanh trụ sở, trồng và chăm sóc cây ven đường.
2. Thi đua trồng cây vào dịp Tết Nguyên đán và trồng cây phân tán
- Mỗi hộ gia đình ở nông thôn trồng ít nhất 10 cây xanh tạo bóng mát hoặc trồng cây ăn quả lâu năm, thường xuyên chăm sóc đảm bảo 100% cây sống, sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với các xã vùng cao cần lựa chọn những loài cây đặc hữu để phát động trồng như: cây đào phai, sơn tra, trẩu, vùng thấp như: quế, cây ăn quả.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể (các vị trí xung quanh cơ quan, công sở, trụ sở các đơn vị, trường học; các vị trí đất trống quy hoạch trồng cây xanh, đất trống gần nhà, các khu đất quy hoạch làm công viên cây xanh...) mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể trồng ít nhất 50 cây xanh tạo bóng mát, bảo vệ môi trường; đồng thời rà soát lại diện tích cây xanh đã trồng, tổ chức chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, xây dựng quan khang trang, xanh, sạch, đẹp.
- Mỗi hộ gia đình, tổ dân phố ở đô thị tích cực tham gia, tổ chức trồng cây xanh và chăm sóc cây ven đường, cây xanh công viên, khuôn viên nhà văn hóa.
3. Hình thức phát động
- UBND tỉnh tổ chức phát động thi đua trong toàn tỉnh đồng thời tổ chức để các huyện đăng ký, ký giao ước thi đua thực hiện vượt mức kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013.
- UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai phát động phong trào thi đua, đồng thời chỉ đạo cho các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia trồng cây, trồng rừng; ký giao ước thi đua thực hiện vượt mức kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013 có mục tiêu, số lượng cụ thể đến từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở.
- Chính quyền các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền về chính sách về bảo vệ và phát triển rừng của Trung ương, của tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; tổ chức và hướng dẫn người dân trồng cây xanh, cây ăn quả trong dịp Tết Nguyên đán.
- Các cơ quan, đơn vị, trường học tự xây dựng kế hoạch và tổ chức Tết trồng cây của cơ quan, đơn vị mình. Với tinh thần: Mỗi cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên... đều tham gia trồng cây và có trách nhiệm chăm sóc cây sau khi trồng, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Kết thúc quý 2 năm 2013 các đơn vị phải có báo cáo kết quả trồng rừng, trồng cây. Kết quả báo cáo phải chỉ rõ chất lượng cây trồng (tỷ lệ sống) về Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để làm căn cứ xét khen thưởng khi kết thúc đợt thi đua.
III. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC HỒ SƠ KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng của UBND tỉnh
a) Đối tượng khen thưởng
- Các huyện, thành phố;
- Các xã, phường, thị trấn;
- Các hộ gia đình;
- Các công ty, doanh nghiệp;
- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
b) Tiêu chuẩn khen thưởng
* Cờ thi đua
- Xét tặng cho 01 huyện, thành phố có kết quả vượt kế hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng cao nhất; trồng rừng vượt từ 150 ha trở lên và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng, không có vụ việc xâm hại rừng phải xử lý ở cấp tỉnh.
- Xét tặng cho 01 xã có kết quả vượt kế hoạch bảo vệ và trồng rừng và bảo vệ rừng cao nhất; trồng rừng vượt từ 30 ha trở lên và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng, không có vụ việc xâm hại rừng phải xử lý ở cấp tỉnh.
* Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
- Xét tặng cho huyện hoặc thành phố có kết quả vượt kế hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng (trừ huyện đã được tặng cờ), trồng rừng vượt từ 100 ha trở lên và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng, không có vụ việc xâm hại rừng phải xử lý ở cấp tỉnh.
- Xét tặng cho xã, thị trấn có kết quả vượt kế hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng (trừ xã đã được tặng cờ); trồng rừng vượt từ 20 ha trở lên và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, không để xảy ra cháy rừng, không có vụ việc xâm hại rừng phải xử lý ở cấp tỉnh.
- Xét tặng cho công ty, doanh nghiệp (trong và ngoài quốc doanh) dẫn đầu về thực hiện trồng rừng, bảo vệ rừng của tỉnh và có diện tích trồng rừng vượt kế hoạch từ 50 ha trở lên, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
- Xét tặng cho 09 hộ gia đình/09 huyện/thành phố có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh của địa phương.
- Tặng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trồng cây xanh cảnh quan, cây ven đường đạt từ 1.500 cây trở lên, cây sinh trưởng, phát triển tốt.
c - Thủ tục, hồ sơ khen thưởng
Thủ tục, hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng gồm:
- Tờ trình của UBND huyện, thành phố hoặc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
- Biên bản họp xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng huyện, thành phố hoặc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Trích ngang tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng. Riêng các cơ quan, đơn vị đề nghị được tặng cờ thi đua phải có báo cáo thành tích kèm theo.
Các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị UBND tỉnh khen thưởng (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) trước ngày 25/12/2013. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, thẩm định và trình UBND tỉnh khen thưởng (qua Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh) trước ngày 05/01/2014.
2. Khen thưởng của Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các cấp
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các cấp căn cứ quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể hóa đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ khen thưởng trong phong trào thi đua đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013 phù hợp với tình hình thực tế ở cơ quan, đơn vị, địa phương để khuyến khích, động viên các tập thể, cá nhân tích cực thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp tỉnh
a) Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, thời vụ và loài cây trồng; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ, giám sát chất lượng rừng trồng, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu, vượt mức kế hoạch năm 2013.
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể tỉnh chỉ đạo tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư và Chương trình xây dựng nông thôn mới.
d) Hội nông dân có trách nhiệm chính trong phong trào thi đua trồng rừng ở cơ sở, tăng cường tuyên truyền, vận động các hội viên tích cực tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng.
đ) Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; các cơ chế, chính sách của tỉnh, của Trung ương về bảo vệ và phát triển rừng; tuyên truyền giới thiệu các điển hình tiên tiến, cách làm hay trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp.
2. Cấp huyện, xã
- UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để chủ động triển khai thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch của tỉnh giao.
- Các địa phương, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai xây dựng nội dung, mục tiêu thi đua của đơn vị mình, tổ chức phát động thi đua sâu rộng đến từng đơn vị, tổ chức, và toàn thể nhân dân nhằm nâng cao ý thức, tự giác, tích cực hưởng ứng, đăng ký thi đua, tạo khí thế thi đua sôi nổi ngay từ những ngày đầu năm. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tỉnh giao, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch trồng và phát triển rừng; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã rà soát đất đai, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trồng rừng, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng tại địa phương.
3. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và đầu tư thủy điện căn cứ vào kế hoạch phát triển rừng của địa phương, rà soát diện tích đất đã được giao, khẩn trương xây dựng dự án trồng rừng, bố trí nguồn vốn, nhân lực, nguồn giống cây đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện trồng rừng theo đúng quy hoạch, cơ cấu mùa vụ. Đồng thời xây dựng cơ chế liên kết với người dân để cùng nhau đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.
4. Chế độ báo cáo: Hàng tháng các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị tổng hợp kết quả triển khai, thực hiện phong trào đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh năm 2013 gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Lâm nghiệp tỉnh) để tổng hợp gửi UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan trước ngày 25 hàng tháng.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể và các đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện.
- 1Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy định Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng rừng, gây nuôi động vật rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020”
- 3Quyết định 06/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020
- 4Quyết định 1935/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự án lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 1461/2007/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện và lập dự toán các công trình thuộc chương trình phát triển đường giao thông nông thôn giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Nghị quyết 53/2011/NQ-HĐND về đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020
- 8Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 9Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ vệ sinh môi trường tại cảng, bến cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2014 về tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng phong trào thi đua Chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy định về xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Nghị quyết 50/2016/NQ-HĐND quy định về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020
- 14Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND về vay vốn để trả nợ gốc và đầu tư dự án phát triển đường giao thông nông thôn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 15Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 17Chỉ thị 03/2003/CT-UBND về quản lý và bảo vệ cây xanh trên đường phố thuộc địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 18Nghị quyết 254/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2030
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Thông tư 27/2011/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 7Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định phong trào thi đua Chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 8Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy định Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, sử dụng rừng, gây nuôi động vật rừng và quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 128/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020”
- 10Quyết định 69/2012/QĐ-UBND về Quy định đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Quyết định 06/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020
- 12Quyết định 1935/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự án lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 13Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2012 nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Vệ sinh môi trường nông thôn do tỉnh Lào Cai ban hành
- 14Quyết định 1461/2007/QĐ-UBND quy định về tổ chức thực hiện và lập dự toán các công trình thuộc chương trình phát triển đường giao thông nông thôn giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 15Nghị quyết 53/2011/NQ-HĐND về đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 16Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020
- 17Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 18Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ vệ sinh môi trường tại cảng, bến cá trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 19Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2014 về tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng phong trào thi đua Chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 20Quyết định 1171/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 21Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy định về xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 22Nghị quyết 50/2016/NQ-HĐND quy định về chính sách đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020
- 23Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND về vay vốn để trả nợ gốc và đầu tư dự án phát triển đường giao thông nông thôn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 24Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 25Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 26Chỉ thị 03/2003/CT-UBND về quản lý và bảo vệ cây xanh trên đường phố thuộc địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
- 27Nghị quyết 254/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2030
Quyết định 359/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát động phong trào thi đua chuyên đề thuộc lĩnh vực: bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh; xây dựng đường giao thông nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn do tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 359/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Văn Vịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra