Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3507/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 08 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 4002/QĐ-BGTVT ngày 06/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2015, định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Văn bản số 11079/BGTVT-KHĐT ngày 20/8/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc tham gia ý kiến điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Căn cứ Văn bản số 101/HĐND ngày 16/9/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2157/TTr-SGTVT ngày 24/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp định hướng phát triển giao thông vận tải cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của vùng, hội nhập mạnh hơn với cả nước, với khu vực và quốc tế trên cơ sở lựa chọn những công trình trọng điểm, mang tính động lực và sắp xếp thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực.
- Coi trọng phát triển hệ thống giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phát triển bền vững, nâng cấp các công trình hiện có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và coi trọng công tác bảo trì.
- Phát triển vận tải chất lượng cao với chi phí hợp lý, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường; sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường trong vận tải hành khách công cộng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức ODA, FDI, BOT, BT, PPP; đồng thời huy động mọi nguồn lực từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn để phát triển giao thông vận tải.
- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
2. Mục tiêu phát triển
a. Về vận tải
Đến năm 2020, khối lượng vận chuyển hành khách bình quân đạt 40,3 triệu lượt hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,6%/năm. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bình quân đạt 33,2 triệu tấn/ năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm.
Đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hành khách bình quân đạt 69,5 triệu lượt hành khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,14%/năm. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bình quân đạt 72,8 triệu tấn/ năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,2%/năm.
b. Về kết cấu hạ tầng giao thông
Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bình Định đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Đường bộ: Từng bước đầu tư nâng cấp đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống Quốc lộ, Tỉnh lộ và mở mới một số tuyến cần thiết; xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; hệ thống cầu, cống trên mạng lưới đường đồng bộ với cấp đường; hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam; chú trọng công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường nguồn vốn bảo trì hệ thống đường GTNT.
- Đường biển: tiến hành mở rộng Cảng biển Quy Nhơn (khu bến Quy Nhơn - Thị Nại, khu bến Nhơn Hội, các bến địa phương, chuyên dùng vệ tinh..) thành cảng biển hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Đường sắt: nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam theo hướng hiện đại hóa. Xây dựng một số ga đường sắt theo hướng là các trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa chất lượng cao, khối lượng lớn.
- Đường thủy nội địa: nâng cấp một số tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới một số cảng bến thuyền du lịch ven đầm Thị Nại, phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế.
- Hàng không: nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Phù Cát đạt tiêu chuẩn sân bay Quốc tế cấp 2.
- Giao thông đô thị: từng bước phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị phù hợp với quy hoạch đô thị, đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, của quốc gia và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định.
- Giao thông nông thôn: phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn phù hợp Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam.
II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Quy hoạch phát triển vận tải và phương tiện vận tải
a. Quy hoạch phát triển vận tải
Quy hoạch đến năm 2020, hình thành 06 tuyến vận tải phục vụ đối ngoại và xuất nhập khẩu; Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh thực hiện theo Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ; hình thành 06 tuyến chính vận tải hành khách và hàng hóa nội tỉnh.
Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020 theo các tiêu chí:
- Đảm bảo kết nối từ thành phố Quy Nhơn đi đến tất cả trung tâm các huyện, thị xã, có thể kéo dài tới các cụm xã, xã có nhu cầu vận tải lớn.
- Phát triển thêm các tuyến xe buýt có phạm vi nội thành phố Quy Nhơn, kết nối các khu công nghiệp, đặc biệt là quy hoạch tuyến kết nối từ trung tâm thành phố sang Khu kinh tế Nhơn Hội.
- Bổ sung tuyến xe buýt chuyên tuyến kết nối Cảng hàng không Phù Cát với trung tâm thành phố Quy Nhơn.
- Phát triển thêm các tuyến xe buýt kết nối đến những khu vực đông dân cư và có nhu cầu ở các tuyến đường như: QL19B; ĐT633; ĐT 636B; ĐT636.
Vận tải hành khách công cộng bằng taxi đến năm 2020: khối lượng VCHK đạt trên 1,6 triệu lượt HK và trên 400 phương tiện.
(Chi tiết theo Phụ lục số 1)
b. Quy hoạch phát triển phương tiện vận tải
- Đường bộ: phát triển phương tiện vận tải cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách. Đến năm 2020 có khoảng 31.000 xe ô tô; trong đó ô tô con 9.100 chiếc, ô tô khách 2.300 chiếc, ô tô tải 18.300 chiếc, ô tô khác 1.300 chiếc.
- Đường thủy nội địa (không bao gồm tàu cá): phát triển đội tàu theo hướng trẻ hóa (tuổi tàu bình quân 5¸7 năm).
- Đường biển: khuyến khích phát triển đội tàu viễn dương, đối với các tuyến viễn dương sử dụng tàu hàng tổng hợp cỡ 30.000 ¸ 50.000 DWT, tàu dầu 30.000 ¸ 50.000 DWT, tàu container 1.500 ¸ 3.000 TEU. Đối với tuyến nội địa đội tàu hàng rời, hàng bách hóa sử dụng cỡ tàu từ 1.000 ¸ 10.000 DWT, tàu container 200 ¸ 1.000 TEU.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
a. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Tuyến Quốc lộ: gồm 05 tuyến với tổng chiều dài 308,5km và tuyến đường bộ ven biển dài 130,87km
Tuân thủ theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
+ Quốc lộ 1: đoạn qua địa phận Bình Định dài 118 km. Quy hoạch đến năm 2020 hoàn thành nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe dự kiến đến cuối năm 2015 hoàn thành; xây dựng tuyến tránh An Nhơn, 2-4 làn xe. Thay thế toàn bộ cầu yếu trên tuyến, xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.
+ Quốc lộ 1D: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 21,6 km. Quy hoạch đến năm 2020 duy tu giữ cấp III, 2 làn xe. Đoạn đi trong thành phố từ bến xe Trung tâm Quy Nhơn đến ngã 3 Phú Tài nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch đường đô thị, 4 làn xe (lộ giới 40m).
+ Quốc lộ 19: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 69,5 km. Quy hoạch đến năm 2020, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp II. Đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1 được xây dựng hướng tuyến mới đạt tiêu chuẩn đường cấp I, II, 4¸6 làn xe (lộ giới 30-40 m), đoạn từ giao QL 1 đến thị trấn Phú Phong theo tiêu chuẩn đường đô thị, 4 làn xe (lộ giới 30m).
+ Quốc lộ 19B: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 60km, quy hoạch đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đồng bằng. Định hướng đến 2030 nâng cấp đoạn từ giao QL 1 đến thị trấn Phú Phong theo tiêu chuẩn đường đô thị, 4 làn xe. Kéo dài tuyến lên đến huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.
+ Quốc lộ 19C: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 39,38km. Quy hoạch đến năm 2020 nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Đoạn qua trung tâm huyện Vân Canh và đoạn qua thị trấn Diêu Trì theo tiêu chuẩn đường đô thị.
+ Đường bộ ven biển: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 130,87 km, quy hoạch đến năm 2020 theo Quy hoạch chi tiết tuyến Đường bộ ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010, hướng tuyến chi tiết được chia làm 3 đoạn tuyến chính như sau: đoạn Tam Quan - Nhơn Hội dài 103,77 km, quy mô cấp III; đoạn Nhơn Hội - Kho xăng dầu Phú Hòa (hướng tuyến như sau từ Nhơn Hội - cầu Thị Nại - QL19 - Đường Vành đai TP. Quy Nhơn - ngã ba Ông Thọ - kho xăng dầu Phú Hòa) dài 12,1 km theo tiêu chuẩn đường đô thị; đoạn kho xăng dầu Phú Hòa - ranh giới Bình Định, Phú Yên dài khoảng 15,0 km, quy mô đường cấp III.
- Các tuyến đường tỉnh
Quy hoạch phát triển hệ thống đường tỉnh đến năm 2020 gồm có 14 tuyến, với tổng chiều dài 628,1km (duy tu, giữ cấp 03 tuyến; nâng cấp, cải tạo 09 tuyến; xây dựng mới 02 tuyến), trong đó: nâng cấp 380,1km; xây dựng mới 183,9km; giữ cấp 64,1km.
Định hướng đến năm 2030 tổng số đường tỉnh gồm 16 tuyến, tổng chiều dài 864,6km (duy tu, giữ cấp 5 tuyến; nâng cấp 9 tuyến; xây dựng mới 2 tuyến), trong đó: nâng cấp 407km; xây dựng mới 231,5km; giữ cấp 226,1km.
(Chi tiết theo Phụ lục số 02)
- Đường kết nối nội tỉnh và đường chuyên dùng
Để tăng cường kết nối giữa ba trục dọc là Quốc lộ 1, đường tỉnh 639B và tuyến đường bộ ven biển nhằm phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được nhu cầu vận tải, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh.
(Chi tiết theo Phụ lục số 02)
- Giao thông đô thị
+ Xây dựng mạng lưới giao thông đô thị phù hợp với quy hoạch đô thị.
+ Xây dựng và cải tạo các nút giao thông, trong đó, các nút giao thông chính được lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
+ Dành quỹ đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình ngầm và trồng cây xanh,...
+ Định hướng đến năm 2030 xây dựng tuyến đường vành đai thành phố Quy Nhơn có hướng tuyến từ giao cắt QL 19B với cầu Thị Nại, qua cầu Thị Nại đi theo hướng tuyến QL 19 mới đến giao cắt với đường Điện Biên Phủ kéo dài, đi theo hướng tuyến của đường Điện Biên Phủ qua núi Vũng Chua, đấu nối vào QL1. Toàn tuyến dài khoảng 16,5 km. Nâng cấp và xây dựng mới toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường trục chính đô thị với quy mô mặt cắt ngang từ 24-28m, một số đoạn có địa hình khó khăn quy mô mặt cắt ngang từ 15-20m.
- Giao thông nông thôn
Đến năm 2020 đạt 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa, tối thiểu 80% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện tối thiểu đạt cấp V, đường xã tối thiểu đạt cấp VI; tối thiểu 70% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên; tối thiểu 70% đường trục chính nội đồng được cứng hóa.
Định hướng đến năm 2030, 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên và tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng giao thông nội đồng. Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.
- Cầu lớn
+ Xây dựng mới cầu Thị Nại 2, rộng 15m tương tự với cầu Thị Nại 1 đã xây dựng.
+ Xây dựng cầu Thị Nại 3, quy mô 4 làn xe kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với trung tâm xã Phước Sơn ra Quốc lộ 1.
+ Xây dựng cầu Thị Nại 4, quy mô 4 làn xe từ Khu kinh tế Nhơn Hội kết nối với xã Phước Hòa và thị xã An Nhơn.
+ Cầu Tam Quan: thuộc tuyến đường bộ ven biển (ĐT 639).
+ Cầu Đề Gi: thuộc tuyến đường bộ ven biển (ĐT 639).
- Hệ thống nút giao thông
Đầu tư xây dựng các nút giao thông trong hệ thống đường giao thông của tỉnh nhằm giảm thiểu các điểm xung đột, va chạm, đảm bảo an toàn giao thông tại vị trí nút. Việc quy hoạch và thiết kế các nút giao phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật: 22TCN 273-01 tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, TCVN 4054-05 đường ô tô - tiêu chuẩn thiết kế, TCXDVN đường đô thị - yêu cầu thiết kế, QCVN 41:2012/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
b. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cảng bến thuyền du lịch ven đầm Thị Nại, phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế. Bố trí hệ thống phao tiêu báo hiệu, đảm bảo an toàn vận tải tuyến vận tải thủy nội địa Quy Nhơn - Nhơn Châu.
Xây dựng hoàn chỉnh bến tàu khách cho tuyến Quy Nhơn - Nhơn Châu và một số bến phục vụ nhu cầu dân sinh, du lịch như tại khu lịch Hầm Hô, Hồ Núi Một…
Hình thành một số bến vật liệu xây dựng trên sông Côn, sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Hà Thanh, sông An Lão nhằm phục vụ nhu cầu của người dân.
c. Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tĩnh
- Các trạm dừng nghỉ, các điểm đón trả khách tuyến vận tải cố định trên các tuyến quốc lộ
+ Trạm dừng nghỉ: thực hiện theo Quyết định số 2753/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quyết định 2617/QĐ-BGTVT ngày 09/7/2014 và Quyết định số 3010/QĐ-BGTVT ngày 7/8/2014 về việc bổ sung 02 trạm dừng nghỉ tại Km1146 và Km 1210+630, Quốc lộ 1, tỉnh Bình Định. Ngoài ra xây dựng thêm 2 trạm dừng nghỉ trên QL 1; từ 1-2 trạm dừng nghỉ trên QL 19; 1 trạm dừng nghỉ trên QL 19C; 1 trạm dừng nghỉ trên QL 1D.
+ Các điểm đón trả khách tuyến vận tải cố định: thực hiện theo Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 6/8/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt vị trí các điểm đón trả khách tuyến vận tải cố định trên các tuyến quốc lộ.
- Hệ thống bến xe, bãi đỗ xe
Quy hoạch hệ thống bến xe khách đến năm 2020 tuân thủ theo Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 16/07/2007 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bến xe khách tỉnh Bình Định đến năm 2020. Tổng số 20 bến xe (trong đó gồm: 1 bến xe loại 1; 05 bến xe loại 2; 07 bến xe loại 3; 04 bến xe loại 4; 03 bến xe loại 6).
Định hướng đến năm 2030 điều chỉnh quy mô và bổ sung một số bến xe. Tổng số 20 bến xe (trong đó gồm: 01 bến xe loại 1, 06 bến xe loại 2, 02 bến xe loại 3, 07 bến xe loại 4, 04 bến xe loại 6).
Quy hoạch đến năm 2020, xây dựng 5 bến xe hàng quy mô từ 3-5 ha.
(Chi tiết theo Phụ lục số 03)
III. DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU QUỸ ĐẤT
1. Dự kiến nhu cầu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ ngân sách địa phương giai đoạn 2015 - 2020 là 8.341 tỷ đồng, trong đó: đường tỉnh 5.115 tỷ đồng; đường khác 2.416 tỷ đồng; bến bãi đỗ xe 110 tỷ đồng; đường đô thị 700 tỷ đồng.
Giai đoạn 2021 - 2030 là 10.316 tỷ đồng, trong đó: đường tỉnh 8.264 tỷ đồng; đường khác 891 tỷ đồng; bến bãi đỗ xe là 211 tỷ đồng; đường đô thị 950 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục số 4)
2. Dự kiến nhu cầu quỹ đất đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Tổng diện tích đất dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020 là 3.303 ha; đến năm 2030 là 3.737 ha (đã bao gồm hành lang an toàn đường bộ theo Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010).
(Chi tiết theo Phụ lục số 5)
IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Cơ chế chính sách và giải pháp quản lý Nhà nước
a. Phát triển GTVT theo quy hoạch, kế hoạch
Tăng cường công tác quản lý và dành phần vốn thích đáng cho bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Tổ chức thẩm định ATGT đối với tất cả các công trình nâng cấp và xây dựng mới theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.
Mọi dự án xây dựng, nâng cấp phải thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt, tránh phá đi làm lại gây tốn kém cho Nhà nước và nhân dân.
b. Quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
Các quyết định đầu tư của các công trình giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh phải căn cứ vào quy hoạch phát triển hệ thống GTVT được Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình.
Trong đấu thầu: bình đẳng không phân biệt loại hình sở hữu, cần áp dụng giá sàn, ngăn chặn việc bỏ thầu thấp ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình.
2. Cơ chế chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển GTVT
Đa dạng hóa việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như: BOT, BT, PPP; ưu tiên đầu tư một số công trình giao thông quan trọng cấp bách.
Tăng cường huy động nguồn lực đất đai để phát triển.
Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững chống sạt lở.
3. Cơ chế chính sách và giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông.
Nâng cao chất lượng công tác tổ chức giao thông, công tác phân luồng, phân làn, đặc biệt chú trọng đến bố trí các nút đèn tín hiệu giao thông hợp lý, đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
Tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm.
Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.
4. Cơ chế chính sách và giải pháp về phát triển KHCN, ứng dụng kỹ thuật liên quan đến tổ chức và quản lý giao thông
Tăng cường ứng dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ trong quản lý, xây dựng công trình giao thông nhằm theo kịp xu thế phát triển của thời đại, khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng công trình.
5. Cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực GTVT
Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khai thác GTVT. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo dõi đầu tư xây dựng công trình giao thông.
Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận tải các cấp trên địa bàn Tỉnh.
Nâng cao việc đào tạo ngành nghề trong giao thông vận tải đường bộ.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghề hiện đang gặp khó khăn trong tuyển dụng.
6. Cơ chế chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường
Hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình. Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường mới được phép lưu hành. Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này điều chỉnh; bổ sung Quyết định số 705/QĐ- UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Chi tiết |
1 | Các tuyến vận tải phục vụ xuất nhập khẩu (gồm 6 tuyến) | 1. Tuyến vận tải biển qua khu bến Quy Nhơn - Thị Nại, khu bến Nhơn Hội. 2. Tuyến vận tải đường bộ kết nối khu bến Quy Nhơn - Thị Nại với đường bộ trục dọc quốc gia đi phía Bắc tỉnh: đường Quy Nhơn - Nhơn Hội và QL 19 (mới). 3. Tuyến vận tải đường bộ kết nối khu bến Quy Nhơn - Thị Nại với các tỉnh Tây Nguyên và biên giới Việt Nam - Lào: hướng QL 19. 4. Tuyến vận tải đường bộ kết nối khu bến Nhơn Hội với đường bộ trục dọc quốc gia: gồm 2 nhánh là nhánh cầu Thị Nại - QL 19 (mới) và QL 19B. 5. Tuyến vận tải đường bộ nối 2 khu bến Quy Nhơn - Thị Nại và khu bến Nhơn Hội với đường bộ trục dọc quốc gia đi phía Nam tỉnh. 6. Tuyến vận tải đường sắt hình thành trên cơ sở tuyến đường sắt Bắc-Nam. |
2 | Các tuyến vận tải hàng hóa liên tỉnh (gồm 3 hướng tuyến chính) | 1. Tuyến vận tải hàng hóa Bắc - Nam: là tuyến xuyên quốc gia, xuyên Á. Tuyến vận tải hàng hóa Bắc - Nam sẽ tiếp tục được phát triển hai phương thức chính là đường bộ, đường sắt; 2 phương thức đường biển (ven bờ) và hàng không được khuyến khích và phù hợp với đặc điểm hàng hóa, đặc điểm vận chuyển. 2. Tuyến vận tải hàng hóa Đông - Tây: là tuyến có chức năng cửa ngõ ra cảng biển của các tỉnh Tây nguyên và nước bạn Lào. Tuyến vận tải hàng hóa Đông - Tây sẽ tiếp tục duy trì 1 phương thức là đường bộ, định hướng sau năm 2020 sẽ nghiên cứu bổ sung phương thức đường sắt. 3. Tuyến vận tải hàng hóa Quy Nhơn - Sông Cầu: là tuyến kết nối liên tỉnh giữa đầu mối là cảng Quy Nhơn với Sông Cầu (tỉnh Phú Yên). Tuyến vận tải hàng hóa Quy Nhơn - Sông Cầu được xác định chỉ duy trì 1 phương thức là đường bộ. |
3 | Các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh (gồm 3 hướng tuyến chính, đường bộ gồm 21 tuyến theo QĐ 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015) | 1. Tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo hướng Bắc - Nam: sử dụng đường bộ, đường sắt, hàng không là chủ yếu, đường biển có thể cho mục đích du lịch. Đường bộ sử dụng cho tất cả các cự ly, đường sắt sử dụng cho cự ly dài từ 100 km, hàng không đảm nhận cự ly dài từ 300 km. 2. Tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ Tây Nguyên ra trục Bắc Nam: theo QL 19 3. Tuyến liên tỉnh từ Quy Nhơn đi phía Nam: theo QL 1D. |
4 | Các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nội tỉnh chính (gồm 6 tuyến chính) | 1. Tuyến đường bộ kết nối trục dọc các huyện, thành phố ở phía Đông tỉnh từ Quy Nhơn đi các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn: theo quốc lộ 19, quốc lộ 1 (trùng với tuyến liên tỉnh) và đường bộ ven biển. 2. Tuyến đường bộ kết nối trục dọc các huyện phía Tây từ An Nhơn qua Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân đến Hoài Nhơn: theo ĐT 639B. 3. Tuyến đường bộ kết nối trục ngang tỉnh từ trung tâm tỉnh đi qua các huyện Tuy Phước, TX An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh ở phía Tây tỉnh: theo QL 19 (trùng tuyến liên tỉnh) và đường tỉnh ĐT 637, ĐT 636B, QL 19B. 4. Tuyến đường bộ kết nối từ trung tâm tỉnh đi huyện Vân Canh: theo QL 1D và QL 19C (trùng tuyến liên tỉnh). 5. Tuyến đường bộ kết nối từ trung tâm tỉnh với huyện An Lão: theo QL 1 và đường tỉnh ĐT 629. 6. Tuyến đường thủy nội địa từ bờ ra đảo Nhơn Châu. |
DANH MỤC QUY HOẠCH CÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT
STT | Tên Tuyến | Điểm đầu | Điểm cuối | Ghi chú |
1 | T1 | Ngã ba Trần Quý Cáp | Trạm kiểm soát giao thông số 10 |
|
2 | T2 | Trung tâm thương mại Quy Nhơn | Khu công nghiệp Long Mỹ |
|
3 | T3 | Quy Nhơn | Tuy Phước |
|
4 | T4 | Quy Nhơn | Sân bay Phù Cát |
|
5 | T5 | Cụm TTCN Quang Trung | Cảng Thị Nại |
|
6 | T6 | Quy Nhơn | Vĩnh Thạnh |
|
7 | T7 | Quy Nhơn | Cát Tiến |
|
8 | T8 | Quy Nhơn | Vân Canh |
|
9 | T9 | Quy Nhơn | Tam Quan | QL1 |
10 | T10 | Quy Nhơn | Tam Quan | Ven biển (ĐT639) |
11 | T11 | Quy Nhơn | Sông Cầu |
|
12 | T12 | Quy Nhơn | Hoài Nhơn | ĐT639B |
13 | T13 | An Lão | Bồng Sơn |
|
14 | T14 | Hoài Ân | Bồng Sơn |
|
15 | T15 | Phú Phong | Khu kinh tế Nhơn Hội |
|
16 | T16 | Quy Nhơn | Cát Tiến |
|
17 | T17 | Thị Trấn Phù Mỹ | Mỹ An |
|
18 | T18 | Phù Mỹ | An Lương |
|
19 | T19 | Chợ Gồm | Ngãi An (Cầu Trắng) |
|
20 | T20 | Đập Đá | Phước Thắng |
|
VỊ TRÍ, QUY MÔ CÁC TUYẾN CAO TỐC, QUỐC LỘ, ĐƯỜNG TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC, QUỐC LỘ
TT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | QH đến 2020 | Định hướng đến 2030 |
1 | Quốc lộ 1 | Đèo Bình Đê | Đèo Cù Mông | 118 | II, 4 làn xe |
|
2 | Quốc lộ 1D | QL 1 (ngã ba Phú Tài) | Ranh giới với tỉnh Phú Yên | 21,6 | III, 2-4 làn xe |
|
3 | Quốc lộ 19 | Cảng Quy Nhơn | Đèo An Khê | 69,5 | II, 4-6 làn xe |
|
4 | Quốc lộ 19B | Cảng Nhơn Hội | Giao QL19 tại thị trấn Phú Phong | 60 | III, 2-4 làn xe | Kéo dài tuyến đến đường Đông Trường Sơn thị trấn K’Bang huyện K’Bang |
5 | Quốc lộ 19C | QL 1 (Diêu trì - Tuy Phước) | Xã Canh Hòa -Vân Canh | 39,38 | III |
|
6 | Đường bộ ven biển | 130,87 | III |
|
TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH
TT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | Cấp kỹ thuật | |||
Đến 2020 | Ghi chú | Sau 2020 | Ghi chú | |||||
1 | ĐT.629 | Bồng Sơn | An Lão | 31,2 | V | Nâng cấp | IV | Nâng cấp |
| Đường từ Xuân Phong (An Lão) - Ranh giới Quảng Ngãi | 18,8 | VMN | Nâng cấp, XD mới | VMN | Giữ cấp | ||
2 | ĐT. 630 | Cầu Dợi | Kim Sơn | 23,1 | V, VI | Nâng cấp | V, III | Nâng cấp |
| Đường từ Bok Tới - Vĩnh Kim | 9,8 | IVMN | XD mới | IVMN | Giữ cấp | ||
3 | ĐT. 631 | Diêm Tiêu | Tân Thạnh | 18,6 | VI | Giữ cấp | IV | Nâng cấp |
4 | ĐT. 632 | Phù Mỹ | Bình Dương | 34,6 | IV | Nâng cấp | IV | Giữ cấp |
5 | ĐT. 633 | Chợ Gồm | Đề Gi | 20,6 | IV | Nâng cấp | IV, III | Nâng cấp |
6 | ĐT. 634 | Hòa Hội | Long Định | 17,9 | VI | Giữ cấp | IV | Nâng cấp |
7 | ĐT. 636 | Đập Đá | Phước Thắng | 15,2 | IV | Nâng cấp | IV | Giữ cấp |
8 | ĐT. 636B | Gò Bồi | Lai Nghi | 27,6 | VI | Giữ cấp | Dài 32,6km, cấp III | Nâng cấp, kéo dài tuyến |
9 | ĐT. 637 | Vườn Xoài | Vĩnh Sơn | 62,5 | IV, VMN, VIMN | Nâng cấp | IV, VMN, VIMN | Giữ cấp |
10 | ĐT. 639 | Xây dựng theo Quy hoạch chi tiết tuyến Đường bộ ven biển | ||||||
11 | ĐT. 639B | Chương Hòa | Quy Nhơn | 145 | IV, đường phố chính đô thị thứ yếu | nâng cấp | IV, đường phố chính đô thị thứ yếu | Giữ cấp |
12 | ĐT. 640 | Ông Đô | Cát Tiến | 19,3 | II, III | Nâng cấp | II, III | Giữ cấp |
13 | Đường nối từ QL24 đến Đông Trường Sơn | Km30 QL24 (Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) | Đường Đông Trường Sơn (huyện K'bang, tỉnh Gia Lai) | 152,4 | VIMN | Duy tu, giữ cấp, XD mới một số đoạn | VIMN | Nâng cấp |
14 | Đường Phú Phong - Vĩnh Thạnh (đề xuất dự kiến đặt tên ĐT. 637B. | 31,5 | IV | Nâng cấp | IV | Giữ cấp |
TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH
TT | Tên đường | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | Cấp kỹ thuật | |||
Đến 2020 | Ghi chú | Sau 2020 | Ghi chú | |||||
1 | ĐT.629 | Bồng Sơn | An Lão | 31,2 | V | Nâng cấp | IV | Nâng cấp |
| Đường từ Xuân Phong (An Lão) - Ranh giới Quảng Ngãi | 18,8 | VMN | Nâng cấp, XD mới | VMN | Giữ cấp | ||
2 | ĐT. 630 | Cầu Dợi | Kim Sơn | 23,1 | V, VI | Nâng cấp | V, III | Nâng cấp |
| Đường từ Bok Tới - Vĩnh Kim | 9,8 | IVMN | XD mới | IVMN | Giữ cấp | ||
3 | ĐT. 631 | Diêm Tiêu | Tân Thạnh | 18,6 | VI | Giữ cấp | IV | Nâng cấp |
4 | ĐT. 632 | Phù Mỹ | Bình Dương | 34,6 | IV | Nâng cấp | IV | Giữ cấp |
5 | ĐT. 633 | Chợ Gồm | Đề Gi | 20,6 | IV | Nâng cấp | IV, III | Nâng cấp |
6 | ĐT. 634 | Hòa Hội | Long Định | 17,9 | VI | Giữ cấp | IV | Nâng cấp |
7 | ĐT. 636 | Đập Đá | Phước Thắng | 15,2 | IV | Nâng cấp | IV | Giữ cấp |
8 | ĐT. 636B | Gò Bồi | Lai Nghi | 27,6 | VI | Giữ cấp | Dài 32,6km, cấp III | Nâng cấp, kéo dài tuyến |
9 | ĐT. 637 | Vườn Xoài | Vĩnh Sơn | 62,5 | IV, VMN, VIMN | Nâng cấp | IV, VMN, VIMN | Giữ cấp |
10 | ĐT. 639 | Xây dựng theo Quy hoạch chi tiết tuyến Đường bộ ven biển | ||||||
11 | ĐT. 639B | Chương Hòa | Quy Nhơn | 145 | IV, đường phố chính đô thị thứ yếu | nâng cấp | IV, đường phố chính đô thị thứ yếu | Giữ cấp |
12 | ĐT. 640 | Ông Đô | Cát Tiến | 19,3 | II, III | Nâng cấp | II, III | Giữ cấp |
13 | Đường nối từ QL24 đến Đông Trường Sơn | Km30 QL24 (Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) | Đường Đông Trường Sơn (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) | 152,4 | VIMN | Duy tu, giữ cấp, XD mới một số đoạn | IVMN | Nâng cấp |
14 | Đường Phú Phong - Vĩnh Thạnh (đề xuất dự kiến đặt tên ĐT. 637B) | 31,5 | IV | Nâng cấp | IV | Giữ cấp | ||
15 | Đường An Lão - Bồng Sơn | 31 |
|
| IVMN | Xây dựng mới | ||
16 | Đường Tây tỉnh | 200,5 |
|
| IVMN | Xây dựng mới |
ĐƯỜNG KẾT NỐI NỘI TỈNH VÀ ĐƯỜNG CHUYÊN DÙNG
TT | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | QH đến 2020 | Định hướng đến 2030 |
1 | Gia An Đông | Tân Thạnh | 3 | VI | V |
2 | Lại Khánh | Phú Xuân | 12 | V | V |
3 | Thạch Khê | Phú Hà | 16 | V, VI | V |
4 | Lạc Sơn | Tân Phụng | 16,5 | V, VI | V |
5 | Đường trục KKT Nhơn Hội kéo dài | 20 | III | Đường Đô thị thứ yếu |
VỊ TRÍ, QUY MÔ CÁC BẾN XE KHÁCH, BẾN XE HÀNG
(Kèm theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
TT | Tên bến xe | Cấp hạng, loại bến | Diện tích quy hoạch (m2) | |
BẾN XE KHÁCH | ||||
I | Thành phố Quy Nhơn | |||
1 | BX Trung tâm Quy Nhơn | 1 | 42.173 | |
2 | BX tại KKT Nhơn Hội (BX Nam Nhơn Hội) | 2 | 30.000-50.000 | |
3 | BX Phú Tài | 2 | 30.000 | |
II | Thị xã An Nhơn |
|
| |
4 | BX thị trấn Bình Định (BX An Nhơn) | 2 | 16.658 | |
5 | BX thị trấn Đập Đá | 6 | 5.108 | |
III | Huyện An Lão |
|
| |
6 | Bến xe huyện An Lão | 4 | 4.642 | |
IV | Huyện Hoài Ân |
|
| |
7 | BX huyện Hoài Ân | 4 | 4.000 | |
V | Huyện Hoài Nhơn |
|
| |
8 | BX Bồng Sơn | 2 | 29.600 | |
9 | BX Tam Quan | 4 | 10.000 | |
VI | Huyện Phù Mỹ |
|
| |
10 | BX Bình Dương Phù Mỹ | 4 | 8.610 | |
11 | BX Phù Mỹ | 3 | 6.000 | |
12 | BX An Lương | 6 | 1.000 | |
VII | Huyện Phù Cát |
|
| |
13 | BX Phù Cát | 4 | 13.630 | |
14 | BX Chợ Gồm | 6 | 1.000 | |
15 | BX Cát Khánh | 6 | 1.000 | |
16 | BX Cát Tiến (BX Bắc Nhơn Hội) | 2 | 30.000 | |
VIII | Huyện Vĩnh Thạnh |
|
| |
17 | BX huyện Vĩnh Thạnh | 5 | 4.199 | |
IX | Huyện Tây Sơn |
|
| |
18 | BX Phú Phong | 2 | 10.080 | |
19 | BX Tây Bình | 3 | 6.070 | |
X | Huyện Vân Canh |
|
| |
20 | BX huyện Vân Canh | 4 | 3.000 | |
BẾN XE HÀNG | ||||
1 | Bến xe hàng Canh Vinh | 3-5 ha | ||
2 | Bến xe hàng khu công nghiệp Phú Tài | 3-5 ha | ||
3 | Bến xe hàng ga Diêu Trì cũ | 3-5 ha | ||
4 | Bến xe hàng điểm Logistic Phước Lộc - Bà Gành | 3-5 ha | ||
5 | Bến xe hàng Nam Nhơn Hội | 3-5 ha | ||
6 | Bến xe hàng Nhơn Hòa (An Nhơn) | 3-5 ha | ||
7 | Bến xe hàng Nhơn thành (An Nhơn) | 3-5 ha | ||
|
|
|
|
|
DANH MỤC NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông
TT | Hạng mục | Tổng vốn | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Nguồn vốn đầu tư | |
2015-2020 | 2021-2030 | ||||
I | Cảng biển + luồng | 10.605 | 5.605 | 5.000 | NSTW, PPP |
II | Cảng hàng không | 750 | 600 | 150 | NSTW |
III | Đường sắt quốc gia | 2.700 | 300 | 2.400 | NSTW |
IV | Đường bộ | 79.026 | 43.208 | 35.818 |
|
1 | Đường bộ cao tốc, quốc lộ | 60.370 | 34.867 | 25.502 | NSTW, BOT, PPP |
2 | Đường tỉnh | 13.379 | 5.115 | 8.264 | NS địa phương, TPCP |
3 | Đường khác | 3.307 | 2.416 | 891 | NS địa phương, TPCP |
4 | Bến bãi đỗ | 321 | 110 | 211 | XHH |
5 | Đường đô thị | 1.650 | 700 | 950 | NS địa phương |
| Tổng cộng | 93.081 | 49.713 | 43.368 |
|
Tổng hợp chi tiết nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
TT | Số hiệu đường bộ | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | Tổng vốn | Tổng mức đầu tư giai đoạn 2015- 2020 (tỷ đồng) | Tổng mức đầu tư Giai đoạn 2021-2030 (tỷ đồng) | |
Đến 2020 | Sau 2020 | |||||||
I | Cao tốc | 188 |
| 31.929 | 9.076 | 22.853 | ||
1 | Cao tốc B-N phía đông | Hoài Nhơn | Vân Canh | 138 | 138 | 26.176 | 9.076 | 17.100 |
2 | Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: đoạn Bình Định | An Nhơn, Bình Định | Ranh giới với tỉnh Gia Lai | 50 | 50 | 5.753 |
| 5.753 |
II | Quốc lộ | 431,55 | 431,55 | 28.441 | 25.791 | 2.649 | ||
1 | Quốc lộ 1 | Đèo Bình Đê | Đèo Cù Mông | 110,2 | 110,2 | 8.371 | 7.810 | 561 |
2 | Hầm đường bộ đèo Cù Mông (Vốn dư hầm đèo cả) |
|
| 4.900 | 4.900 |
| ||
3 | Hầm đường bộ đèo Quy Hòa |
|
| 800 | 800 |
| ||
4 | Quốc lộ 1D | QL 1 (ngã ba Phú Tài) | Ranh giới với tỉnh Phú Yên | 21,6 | 21,6 | 1.152 | 1.042 | 110 |
5 | Quốc lộ 19 | Cảng Quy Nhơn | Đèo An Khê | 69,5 | 69,5 | 1.039 | 685 | 354 |
6 | Quốc lộ 19B | Cảng Nhơn Hội | Ranh giới với tỉnh Gia Lai | 60 | 60 | 1.340 | 1.035 | 305 |
7 | Quốc lộ 19C | QL 1 (Diêu trì - Tuy Phước) | Xã Canh Hòa -Vân Canh | 39,38 | 39,38 | 1.299 | 520 | 779 |
8 | Đường bộ ven biển | 130,87 | 130,87 | 9.540 | 9.000 | 540 | ||
III | Đường Tỉnh | 628,1 | 864,6 | 13.379 | 5.115 | 8.264 | ||
1 | Đường tỉnh 629 | Bồng Sơn | An Lão | 31,2 | 31,2 | 310 | 117 | 194 |
| Đường từ An Lão - ranh giới Quảng Ngãi | 18,8 | 18,8 | 220 | 103 | 117 | ||
2 | Đường tỉnh 630 | Cầu Dợi | Kim Sơn | 23,1 | 23,1 | 193 | 56 | 137 |
| Đường từ Bok Tới - Vĩnh Kim | 9,8 | 9,8 | 192 | 82 | 109 | ||
3 | Đường tỉnh 631 | Diêm Tiêu | Tân Thạnh | 18,6 | 18,6 | 212 | 4 | 207 |
4 | Đường tỉnh 632 | Phù Mỹ | Bình Dương | 34,6 | 34,6 | 484 | 386 | 98 |
5 | Đường tỉnh 633 | Chợ Gồm | Đề Gi | 20,6 | 20,6 | 439 | 200 | 239 |
6 | Đường tỉnh 634 | Hòa Hội | Long Định | 17,9 | 17,9 | 198 | 4 | 194 |
7 | Đường tỉnh 636 | Đập Đá | Phước Thắng | 15,2 | 15,2 | 35 | 30 | 5 |
8 | Đường tỉnh 636B | Gò Bồi | Lai Nghi | 27,6 | 32,6 | 747 | 4 | 742 |
9 | Đường tỉnh 637 | Vườn Xoài | Vĩnh Sơn | 62,5 | 62,5 | 246 | 69 | 178 |
10 | Đường tỉnh 639B | Chương Hòa | Quy Nhơn | 145 | 145 | 3.130 | 2.980 | 150 |
11 | Đường tỉnh 640 | Ông Đô | Cát Tiến | 19,3 | 19,3 | 394 | 308 | 86 |
12 | Đường từ QL24 đến đường ĐTS | Km30 - QL24 tại Ba Tơ - Quảng Ngãi | Đường ĐTS tại K'Bang- Gia Lai | 152,4 | 152,4 | 2.959 | 201 | 2.758 |
13 | Đường Phú Phong - Vĩnh Thạnh (đề xuất dự kiến đặt tên ĐT.637B) | 31,5 | 31,5 | 660 | 570 | 90 | ||
14 | Đường An Lão - Bồng Sơn |
| 31 | 561 | 0 | 561 | ||
| Đường Tây tỉnh |
| 200,5 | 0 | 0 | 0 | ||
| Đoạn Tam Quan - An Lão |
| 20 | 362 | 0 | 362 | ||
15 | Đoạn An Lão - Vĩnh Kim |
| 51 | Đi trùng đường QL24 - đường ĐTS | ||||
| Đoạn Vĩnh Kim - TT. Vĩnh Thạnh |
| 33 | 597 | 0 | 597 | ||
| Đoạn TT. Vĩnh Thạnh - Vĩnh An |
| 32,5 | 281 | 0 | 281 | ||
| Đoạn Vĩnh An - Phước Mỹ - Quốc lộ 1 |
| 64 | 1.158 | 0 | 1.158 | ||
| TỔNG CỘNG | 73.749 | 39.982 | 33.766 |
Tổng hợp chi tiết nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đường kết nối nội tỉnh và đường chuyên dùng
TT | Điểm đầu | Điểm cuối | Chiều dài (km) | QH đến 2020 | Tổng mức đầu tư giai đoạn 2015-2020 (tỷ đồng) | Định hướng đến 2030 | Tổng mức đầu tư Giai đoạn 2021-2030 (tỷ đồng) |
1 | Gia An Đông | Tân Thạnh | 3 | VI | 25,2 | V | 12,9 |
2 | Lại Khánh | Phú Xuân | 12 | V | 129,5 | V | 23,9 |
3 | Thạch Khê | Phú Hà | 16 | V, VI | 97,5 | V | 48,0 |
4 | Lạc Sơn | Tân Phụng | 16,5 | V, VI | 89,4 | V | 43,3 |
5 | Đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội kéo dài | 20 | III | 2.074 | Đường phố chính đô thị thứ yếu | 763 | |
Tổng | 68,5 |
| 2.415,6 |
| 891,1 |
DỰ KIẾN NHU CẦU QUỸ ĐẤT PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
TT | Lĩnh vực | Quỹ đất 2015-2020 (ha) | Quỹ đất 2021-2030 (ha) |
1 | Cảng biển (Nhơn Hội) | 90 | 75 |
2 | Cảng Quy Nhơn | 65 | 95 |
3 | Đường bộ cao tốc, quốc lộ | 2550 | 2800 |
4 | Đường tỉnh | 245 | 286 |
5 | Bến xe, bãi đỗ xe | 45 | 61 |
6 | Giao thông đô thị | 308 | 420 |
Tổng | 3.303 | 3.737 |
Ghi chú: Quỹ đất đã bao gồm hành lang an toàn đường bộ theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày / /2010.
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Kèm theo Quyết định số 3507/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung |
A | Dự án ưu tiên (trung ương quản lý, đầu tư): giai đoạn 2015-2020 |
1 | Dự án nâng cấp CHK Phù Cát |
2 | Dự án nâng cấp luồng vào cảng Quy Nhơn |
3 | Dự án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam |
4 | Dự án hầm đường bộ qua đèo Cù Mông trên QL 1 (vốn dư hầm Đèo Cả) |
5 | Dự án nâng cấp Quốc lộ 1D đoạn qua đô thị |
6 | Dự án nâng cấp, xây dựng tuyến Quốc lộ 19 |
7 | Dự án nâng cấp Quốc lộ 19B |
8 | Dự án nâng cấp Quốc lộ 19C |
9 | Dự án nâng cấp tuyến Đường bộ ven biển |
B | Dự án ưu tiên (cấp tỉnh và huyện quản lý): giai đoạn 2015 - 2020 |
1 | Dự án nâng cấp ĐT.629 |
2 | Dự án xây dựng đường An Lão - Ranh giới Quảng Ngãi (đoạn ĐT.629 kéo dài) |
3 | Dự án xây dựng mới ĐT.629B (An Hòa - Bồng Sơn) |
4 | Dự án nâng cấp ĐT.630 |
5 | Dự án xây dựng đường Bok Tới - Vĩnh Kim (đoạn ĐT.630 kéo dài) |
6 | Dự án nâng cấp ĐT.633 |
7 | Dự án nâng cấp ĐT.637 |
8 | Dự án nâng cấp ĐT 640 |
9 | Dự án xây dựng đường trục khu kinh tế Nhơn Hội kéo dài |
10 | Dự án xây dựng cầu Thị Nại 2, 3, 4 |
11 | Dự án nâng cấp ĐT.639B |
12 | Dự án nâng cấp ĐT.636 |
13 | Dự án nâng cấp ĐT.636B |
14 | Dự án hầm đường bộ qua đèo Quy Hòa |
- 1Quyết định 95/QĐ-UBND năm 2014 điều tiết nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 3004/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch triển khai xây dựng Bê tông hóa đường giao thông nông thôn năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Định (lần 2)
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông do xe mô tô, xe gắn máy gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020 về Phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại, hợp lý và giảm ùn tắc giao thông
- 5Quyết định 771/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 54/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 129/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Thông tư 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 6Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án quy hoạch hệ thống bến xe ô tô khách tỉnh Bình Định giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020
- 8Quyết định 2753/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 4002/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 95/QĐ-UBND năm 2014 điều tiết nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông do tỉnh Bình Định ban hành
- 11Luật Xây dựng 2014
- 12Quyết định 2539/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt vị trí các điểm đón trả khách tuyến vận tải cố định trên các tuyến Quốc lộ, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 3004/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch triển khai xây dựng Bê tông hóa đường giao thông nông thôn năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bình Định (lần 2)
- 14Quyết định 2617/QĐ-BGTVT năm 2014 bổ sung Trạm dừng nghỉ tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vào Quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông do xe mô tô, xe gắn máy gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 2288/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 18Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020 về Phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ theo hướng hiện đại, hợp lý và giảm ùn tắc giao thông
- 19Quyết định 771/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Quyết định 3507/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 3507/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Hồ Quốc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra