Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2011/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 09 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH THUẬN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 27/2003/TT-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tại Tờ trình số 355/TTr-LHH ngày 31 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 34 /2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong Quy định này được áp dụng trên phạm vi tỉnh Bình Thuận, theo đúng quy định tại Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo Quy định này là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận (viết tắt là Liên hiệp hội).
b) Cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật là các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trường hợp cần thiết, UBND tỉnh sẽ chỉ định Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án, nhiệm vụ quan trọng.
Điều 2. Đối tượng, phạm vi tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Đối tượng:
Các quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (gọi tắt là đề án) có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm, do các cơ quan xây dựng thực hiện bao gồm:
a) Quy hoạch:
Các quy hoạch mới, quy hoạch rà soát điều chỉnh phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; của các ngành; của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
b) Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
- Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở có quy mô vốn trên 1.500 tỷ đồng.
- Thủy lợi, cấp thoát nước, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, thiết bị y tế, bưu chính viễn thông có quy mô vốn trên 1.000 tỷ đồng.
- Khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm, thủy sản, chế biến nông lâm thuỷ sản, y tế, văn hóa, giáo dục và các dự án khác có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng.
- Quy mô sử dụng diện tích đất từ 50 ha trở lên.
c) Các chính sách:
Các chính sách liên quan đến giáo dục - đào tạo, y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, phát triển khoa học và công nghệ, các chính sách có liên quan đến môi trường, an sinh xã hội.
d) Đề xuất tư vấn, phản biện:
Các dự án, chính sách, quy hoạch khác (không ở trong thuộc điểm a, b, và c của Điều này) xét thấy có ảnh hưởng lớn, phức tạp liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật có thể đề xuất các cấp có thẩm quyền để tổ chức tư vấn, phản biện các đề án.
2. Phạm vi:
a) Các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, dự án, chính sách đã được UBND tỉnh quyết định triển khai trên địa bàn tỉnh.
b) Các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này phải mang tính đa ngành hoặc liên ngành, nhiều lĩnh vực
Điều 3. Mục đích, yêu cầu của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Mục đích:
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh nhằm mục đích cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội thêm cơ sở luận cứ khoa học, độc lập, khách quan trong việc đề xuất xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.
2. Yêu cầu:
a) Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội phải thể hiện được tính chuyên môn cao, cụ thể:
- Cách tiếp cận đúng, phương pháp nghiên cứu thích hợp, biện pháp tổ chức và cơ cấu đội ngũ thực hiện hợp lý, có chọn lọc.
- Các đề xuất, thảo luận, kiến nghị có nội dung xác đáng, dựa trên các dữ liệu đã được kiểm chứng.
- Các kết quả được trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận.
b) Đảm bảo khách quan, trung thực.
c) Có động cơ và thái độ xây dựng.
d) Chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Điều 4. Tính chất của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Không là một thủ tục đầu tư, không thay thế công việc tư vấn, thẩm định, giám định của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoạt động theo quy định của pháp luật. Thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức tham gia đóng góp trí tuệ vào các đề án với chuyên môn cao, trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.
Điều 5. Trình tự tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội được tiến hành:
1. Chia sẻ thông tin tham khảo về nội dung phương pháp tiếp cận, nguồn tư liệu, nguồn chuyên gia.
2. Phân tích, đánh giá đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận hoặc kiến nghị hướng nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện; bổ sung, sửa đổi từng phần hoặc toàn bộ đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đang được chuẩn bị hoặc đang được thực thi.
3. Phân tích, đánh giá, nghiên cứu toàn diện và đưa ra kiến nghị cụ thể về giải pháp hoặc phương án bổ sung, sửa đổi từng phần hoặc toàn bộ đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Hình thức thực hiện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Các tổ chức đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp hội đối với các đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội được nêu ở khoản 1 Điều 2 của Quy định này.
2. Liên hiệp hội chủ động đề xuất với các tổ chức hữu quan thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án quan trọng.
Điều 7. Nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
1. Đối với trường hợp các tổ chức chủ động đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội:
Hai bên phải ký hợp đồng bao gồm các nội dung:
- Tổng quan của đề án.
- Mục tiêu của đề án.
- Phạm vi của nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
- Các kết quả phải đạt được, các tiêu chí để đánh giá kết quả.
- Thời hạn thực hiện.
- Các thông tin sẽ được cung cấp và bảo mật (nếu có yêu cầu); các điều kiện (về quan hệ, chi phí, trang thiết bị…) do tổ chức yêu cầu đảm bảo.
2. Trường hợp Liên hiệp hội chủ động đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội thì phải xác định phạm vi và nội dung công việc xét thấy cần thiết phải tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đồng thời có ý kiến đề xuất đến các tổ chức có liên quan, khi được chấp thuận và đặt yêu cầu cụ thể, việc tổ chức thực hiện được tiến hành theo các nội dung khoản 1 của Điều này.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Chủ động đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp hội đối với các đề án thuộc diện nêu tại khoản 1 Điều 2 của quy định này.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu liên quan, bảo đảm các điều kiện thuận lợi về kinh phí theo quy định và sử dụng cơ sở vật chất (nếu có thỏa thuận) cho Liên hiệp hội thực hiện nhiệm vụ.
3. Xử lý các kiến nghị trong việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội. Văn bản tư vấn, phản biện và giám định xã hội được tập hợp trong hồ sơ của đối tượng tư vấn, phản biện gửi trình các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của Liên hiệp hội khi thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Xây dựng và phát triển kế hoạch tư vấn, phản biện và giám định xã hội hàng năm; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản pháp quy về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
2. Tổ chức triển khai tư vấn, phản biện và giám định xã hội; ban hành quyết định thành lập Hội đồng phản biện, các thành viên Hội đồng phản biện gồm các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài tỉnh.
3. Phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phục vụ hoạt động tư vấn, phản biện và giám dịnh xã hội.
4. Tổ chức hệ thống thông tin trong toàn Liên hiệp hội, xây dựng cơ sở dữ liệu về các văn bản pháp quy, các chính sách, quy hoạch của tỉnh; cung cấp thông tin có trong cơ sở dữ liệu cho các thành viên khi có yêu cầu.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia trong và ngoài Liên hiệp hội, lựa chọn và giới thiệu các chuyên gia có đủ năng lực và trình độ cho từng đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
6. Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của hệ thống Liên hiệp hội và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Liên hiệp hội để xác định, lựa chọn và đề xuất những đối tượng cần thiết phải được tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tạo điều kiện và phối hợp với Liên hiệp hội xác định các đối tượng cần tư vấn, phản biện và giám dịnh xã hội hàng năm hoặc đột xuất trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu công việc, lập kế hoạch tổ chức thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh phân bổ khoản kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội giao cho Liên hiệp hội thực hiện phản biện các đề án do UBND tỉnh giao Liên hiệp hội hàng năm, trên cơ sở thống nhất giữa chủ đầu tư và Liên hiệp hội.
4. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận có liên quan thẩm định và tổng hợp dự toán kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội do Liên hiệp hội thực hiện vào trong dự toán kinh phí lập quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
Điều 11. Kinh phí cho thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Nguyên tắc xác định kinh phí cho các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội là đảm bảo bù đắp các chi phí phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này, không vì lợi nhuận.
2. Đối với các đề án đã được duyệt, kinh phí cho các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện theo nội dung phê duyệt.
3. Đối với các đề án do các tổ chức hữu quan yêu cầu (hoặc chấp thuận) thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, kinh phí thực hiện do hai bên thoả thuận, phù hợp với quy định của Nhà nước.
4. Nội dung, mức chi cụ thể cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện theo Thông tư số 27/2003/TT-BTC ngày 01/4/2003 của Bộ Tài Chính và các quy định hiện hành khác.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Giao Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ảnh về Liên hiệp hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 15/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bến Tre với các hội thành viên, các sở, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 18/2011/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 2175/2009/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng
- 7Quyết định 75/2011/QĐ-UBND về Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 8Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Long An
- 9Quyết định 893/QĐ-UBND năm 2011 về quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái
- 10Quyết định 145/2002/QĐ-UB phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng
- 11Quyết định 49/2014/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận
- 12Quyết định 3409/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 31/10/2015
- 1Quyết định 49/2014/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 3409/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 31/10/2015
- 1Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 27/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 15/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bến Tre với các hội thành viên, các sở, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 16/2013/QĐ-UBND về Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 18/2011/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 2175/2009/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 75/2011/QĐ-UBND về Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 11Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Long An
- 12Quyết định 893/QĐ-UBND năm 2011 về quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái
- 13Quyết định 145/2002/QĐ-UB phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 34/2011/QĐ-UBND về Quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 34/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra