Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3371/2000/QĐ-UB | Ngày 01 tháng 2 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAK LAK"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH DAK LAK
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Quyết định số 24/TTg, ngày 24-5-2000 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 16/TT-LB , ngày 13-9-1993 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tài chính; Chỉ thị số 15/2000/CT- BGD-ĐT, ngày 17-5-2000 của Bộ Giáo dục - Đào tạo;
- Theo đề nghị của Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số 737/TT, ngày 02-10-2000 và Sở Tư pháp tại Công văn số 1022/CV-STP, ngày 30- 10-2000.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này quy định việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Dak Lak.
Điều 2: Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này của Ủy ban nhân dân tỉnh Dak Lak; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kế từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH DAKLAK |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DAKLAK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3371/2000/QĐ-UB, ngày 01 tháng 12 năm 2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Dak Lak)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hoạt động "dạy thêm" nêu trong bản quy định này là hoạt động giảng dạy ngoài giờ chính khóa cho học sinh phổ thông; giảng dạy ôn luyện thi tuyển sinh các cấp bậc học; giảng dạy các môn tin học, ngoại ngữ ngoài các cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành, bao gồm dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trường phổ thông và dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền.
Điều2: Dạy thêm được tổ chức trên cơ sở đảm bảo tính khoa học sư phạm, tự nguyện của người học. Quản lý việc dạy thêm là trách nhiệm phục vụ của các trư- ờng phổ thông. Các trường phổ thông không được tổ chức việc dạy thêm tràn lan, dạy thêm với cường độ cao gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học; quản lý chặt chẽ việc giáo viên dạy thêm, nhất là đối với việc dạy thêm cho học sinh do giáo viên đó dạy chính khóa.
Điều 3: Giáo viên các trường phổ thông phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học. Ngoài số tiết giảng dạy chính khóa. giáo viên phải phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu, kế hoạch của nhà nước.
Điều 4: Giáo viên, giảng viên hiện đang giảng dạy trong các trường phổ thông trung học chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục.khác hoặc các cá nhân khác muốn mở các trung tâm luyện thi, các lớp dạy thêm phải thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong bản quy ạinh này, đồng thời chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đìêu 5: Quản lý hoạt động dạy thêm là nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo, trực tiếp là của Hiệu trưởng các trường phổ thông, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo phố hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo để đảm bảo cho việc dạy thêm đúng mục đích, ..đồng thời ngăn ngừa, xử Iý các biểu hiện tiêu cực trong việc dạy thêm.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6: Người dạy thêm phải có các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
1. Đối với người dạy thêm đang công tác trong ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak: Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà trường phân công.
- Có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy và đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường trớ lên.
2. Đối với người dạy thêm ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak: Có bằng đào tạo sư phạm tương ứng hoặc cao hơn so với cấp lớp dạy thêm. Được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản (nếu có) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi dạy thêm.
Ngoài điều kiện và tiêu chuẩn quy định cho người dạy thêm nêu trên, các trường hợp cá biệt khác phải được sự dộng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hoặc Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo.
Điều 7: Đối tượng học thêm: Đối tượng học thêm nêu trong quy định này là học sinh đang học phổ thông hoặc người có nhu cầu học thêm để mở rộng, nâng cao kiến thức các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông; ôn luyện thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp và các trường đại học. cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; ôn luyện các cấp bậc học phổ thông; học chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng.
1. Đối tượng học thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trường phổ thông:
Diện phụ đạo học sinh yếu kém.
Diện bồi dưỡng học sinh giỏi.
Diện ôn tập, luyện thi tốt nghiệp.
Đối với các đối tượng nói trên, nhà trường không được thu tiền để chi cho việc phụ đạo học sinh kém và bồi dỡng học sinh giỏi; khuyến khích học sinh khá giỏi tự ôn tập
Tất cả học sinh lớp cuối cấp được nhà trường tổ chức học thêm theo thời gian quy định cho mỗi cấp như sau: ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 5 trong một tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 2 buổi; ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 và lớp 12 trong hai tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 3 buổi. Mức thu tiền được thực hiện theo Thông tư 16/LBGD-TC, ngày 23-7- 1993 của Liên Bộ Giáo dục - Tài chính.
2. Đối tượng học thêm theo nhu cầu của người học trong và ngoài nhà trường: Các tổ chức, cá nhân được mở lớp dạy thêm theo yêu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức. Các lớp dạy thêm này được hoạt động sau khi đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận dăng ký dạy thêm".
3. Đối tượng không được tổ chức dạy thêm ở bậc tiểu học:
3.1. Học sinh tiểu học đang trong kỳ nghỉ hè.
3.2. Học sinh các trường tiếu học, học 2 buổi/ngày.
3.3. Giáo viên nhận trông coi học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình.
Điều 8: Thời gian dạy thêm:
1. Dạy thêm không quá 2 buổi/tuần, 2 tiết/buổi đối với học sinh tiểu học; 3 buổi/tuần, 4 tiết/ buổi đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phố thông.
2. Thời gian dạy thêm trong ngày:
2.1. Tiểu học:
- Sáng tử 07 giờ đến 10 giờ.
- Chiều từ 14 giờ đến 16 giờ.
2.2. Trung học cơ sở, trung học phổ thông:
- Sáng từ 7 giờ đến 10 g;ờ 30.
- Chiều từ 13 giờ 30 đến 19 giờ.
2.3. Không được dạy thêm vào ngày chủ nhật. Riêng đối với học sinh tiểu học không được dạy thêm vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.
3. Các lớp dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng được phép hoạt động thường xuyên, thời gian dạy thêm không quá 22 giờ trong ngày.
Điều 9: Tiêu chuẩn phòng học, lớp học thêm:
1. Lớp dạy thêm phải có đầy đủ bàn ghế, ánh sáng, thoáng khí, tránh được mưa nắng, đảm bảo vệ sinh môi trường.
2. Số lượng học sinh không quá 25 học sinh/1ớp. Riêng đối với các lớp học thêm do nhà trường tổ chức hoặc của trung tâm luyện thi tuyển sinh đại học, cao đẳng phải đảm bảo ít nhất 1m2/1 học sinh và không quá 60 học sinh/1ớp.
Điều 10: Trách nhiệm của người dạy thêm:
1. Chấp hành đầy đủ thủ tục đăng ký xin mở lớp dạy thêm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo. Khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm mới được phép mở lớp.
2. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương và ngành Giáo dục – Đào tạo về việc tổ chức quản lý lớp: nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến việc dạy thêm.
3. Kê khai đầy đủ số lớp, số học sinh học thêm. Thu và sử dụng học phí phải thực hiện đúng quy định tại điều 13, 14 của bản quy định này.
4. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Định kỳ 2 tháng một lần kề từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm, người dạy thêm phải báo cáo về việc dạy thêm cho Hiệu trưởng nhà trường (đối với các giáo viên đang công tác trong ngành Giáo dục - Đào tạo Dak Lak), báo cáo cho Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo cấp huyện, thành phố Buôn Ma Thuộc hoặc Giám đốc Sớ Giáo dục - Đào tạo (đối với các cá nhân ngoài ngành Giáo dục – Đào tạo Dak Lak). Nếu không tiếp tục dạy thêm, người dạy thêm phải nộp lại giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
Điều 11: Nghiêm cấm người dạy thêm:
1. Sử dụng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
2. Giảng dạy đồng loạt nhiều đối trung học sinh trong cùng một lớp.
3. Giảng dạy các khối lớp ghép.
Điều 12: Phân cấp. quản lý và thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm, quản lý các hoạt, động dạy thêm, học thêm:
1. Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trực tiếp quản lý các lớp dạy thêm do giáo viên của trờng tố chức trong và ngoài nhà trường.
Đối với các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học, Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có trách nhiệm kiểm tra, xem xét nhu cầu thực tế của việc học và các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức dạy thêm.
tố chức xét và có văn bản đề nghị Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo (đối với tiểu học, trung học cơ sở), đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (đối với trung học phổ thông) cấp giấy đăng ký dạy thêm.
2. Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột được phép cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm cho giáo viên, tổ chức và cá nhân khác dạy thêm các môn học thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở chỉ đạo Hiệu trưởng và trực tiếp kiểm tra. giám sát việc dạy thêm, học thêm; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo về tình hình dạy thêm, học thêm trong địa bàn quản lý.
3. Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm cho giáo viên, tổ chức và cá nhân khác dạy thêm các môn học thuộc chương trình trung học phổ thông, trực tiếp chỉ đạo các Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình dạy thêm, học thêm, đề ra các biện pháp tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. giám sát việc dạy thêm, học thêm trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận cho người dạy thêm có đủ các điều kiện theo quy định tại bản quy định này, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không được gây khó khăn, phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
5. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm có thẩm quyền thu hồi khi người dạy thêm vi phạm quy định dạy thêm.
Điều 13: Mức thu học phí: Mức thu học phí tối đa đối vớt mỗi buổi học thêm (2 tiết/buổi đối với tiểu học; 4 tiết/buổl đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông) theo nhu cầu của người học trong và ngoài nhà trường:
- Học sinh tiểu học: 2.000đ/học sinh.
- Học sinh trung học cơ sớ: 2.500đ/học sinh.
- Học sinh trung học phổ thông: 3.500đ/học sinh.
Điều 14. Định mức chi từ quỹ học phí dạy thêm:
1. Dạy thêm do nhà trường tố chức: 85% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, 10% chi cho quản lý, tổ chức, kiểm tra. 5% chi cho trả tiền điện, nước, hao mòn tài sán cho nhà trường.
2. Dạy thêm do giáo viên trong và ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo tổ chức: Giáo viên tự thu tiền, khai báo đầy đủ cho nhà trường và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm: 95% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. 5% chi cho nhà trường và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm để chi cho công tác quản lý, chủ yếu chi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Chuơng III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15: Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai việc quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên. học sinh, phụ huynh học sinh về nội dung bản quy định này; xây dựng kế hoạch tổ chúc, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn toàn tỉnh.
Điều 16: Ủy ban nhân dân các cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các ngành chức năng có trách nhiệm chỉ đạo và cùng các cấp quản lý giáo dục thường xuyên tố chức kiểm tra, giám sát các trường học, các cơ sở dạy thêm, giáo viên và cá nhân khác dạy thêm trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Điếu 17. Các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên. Hội liên hiệp thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh), Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền và trách nhiệm trong việc tham gia giám sát việc dạy thêm, phát hiện ngăn ngừa hoặc kiến nghị với ngành Giáo dục – Đào tạo để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những biểu hiện tiêu cực trong việc dạy thêm.
Điều 18: Các đợn vị, cá nhân chấp hành tốt quy định về việc dạy thêm được khen thưởng theo định kỳ. Các đơn vị, cá nhân vi phạm thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- 1Quyết định 02B/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 03/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Quyết định 24/2007/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 06/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Quyết định 181/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Quyết định 01/2013/QĐ.UBND.VX về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã qua rà soát do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 10Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Chỉ thị 15/2000/CT-BGD&ĐT về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư liên bộ 16-TT/LB năm 1993 hướng dẫn dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 02B/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Quyết định 03/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 6Quyết định 06/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 181/2008/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 8Quyết định 45/2012/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 29/2007/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 10Quyết định 01/2013/QĐ.UBND.VX về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 3371/2000/QĐ-UB về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 3371/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/12/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Nguyễn Van Lạng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra