Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 337/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 02 tháng 02 năm 2012 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004; Quyết định số 267/QĐ - TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tại Tờ trình số 91/TTr-LĐTBXH-BVCSTE về việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 337/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ vào thực trạng trẻ em và công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung như sau:
TỔNG QUAN VỀ TRẺ EM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 5.894,8 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra dân số năm 2009 là 2.483.211 người, đến đầu năm 2011 có khoảng 2,7 triệu người; có trên 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hộ nghèo tính đến đầu năm 2010: có 31.396 hộ chiếm tỷ lệ 6,29%, trong đó có: 4.475 hộ nghèo thành thị (chiếm 14,25% ), 26.921 hộ nghèo nông thôn (chiếm 85,75%). Đồng Nai có hơn 30 Khu công nghiệp với khoảng 500 ngàn công nhân, đa số gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đời sống...
Trẻ em dưới 16 tuổi toàn tỉnh là 749.191 chiếm tỷ lệ 30,17% dân số, trẻ em nam là 389.579 em chiếm tỷ lệ 52%, trẻ em nữ là 359.612 em chiếm tỷ lệ 48%, tỷ lệ trẻ em trong các gia đình nghèo chiếm 12%.
2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Đồng Nai có trên 5.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn thương trong đó có trên 3.400 trẻ em khuyết tật. Năm 2010, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) cơ bản đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Cụ thể: 100% số trẻ em bị tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp thường xuyên; Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được phục hồi chức năng vượt kế hoạch trên 20%;
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn trên 4.000 trẻ em bị tai nạn thương tích trong đó làm tử vong 36 em; 45 trường hợp trẻ em bị xâm hại trong đó 30 em bị xâm hại tình dục; nguồn kinh phí và cán bộ làm công tác BVCSTE nhìn chung còn nhiều biến động nên công tác tham mưu và báo cáo chưa được kịp thời và chặt chẽ.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM
1. Công tác chỉ đạo và điều hành: Giai đoạn 2001 - 2010 Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều văn bản thể hiện những chủ trương chính sách liên quan đến công tác BVCSTE như:
- Văn bản số 1165-CV/TU ngày 10/7/2000 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo tinh thần Chỉ thị số 55-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28/6/2000;
- Quyết định số 3888/QĐ-UBT ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh về Chương trình xây dựng tụ điểm văn hóa cơ sở phục vụ thanh, thiếu nhi giai đoạn 2001-2010.
- Văn bản số 1024/UBT ngày 23/3/2001 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động Vì trẻ em Đồng Nai giai đoạn 2001-2010.
- Nghị quyết số 40/2002/NQ-HĐND ngày 11/7/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 6 về việc thông qua Đề án đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2005 - 2010.
- Quyết định số 4299/QĐ-UBND ngày 06/12/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015 thực hiện theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết số 67/2004/NQ-HĐND ngày 14/01/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VII về Đề án vận động đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2010.
- Công tác tổ chức cán bộ:
+ Cấp tỉnh: Có Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trực thuộc Chi cục Bảo trợ Xã hội - Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với tổng số 10 cán bộ (trong đó có 06 cán bộ phòng BVTE và 04 cán bộ thuộc Quỹ BTTE).
+ Cấp huyện, thị xã, thành phố: Phòng LĐTBXH các huyện (TX,TP) có bố trí 01 cán bộ công tác BVCSTE (11 cán bộ/11 huyện, thị xã, thành phố).
+ Cấp xã, phường, thị trấn: 171/171 xã, phường, thị trấn có công chức phụ trách văn hóa - xã hội và cán bộ không chuyên trách phụ trách xã hội, GĐ&TE.
- Kinh phí thực hiện chương trình BVCS&GDTE trong giai đoạn 2001 - 2010:
+ Tổng số: Trên 51 tỷ đồng, trong đó:
Ngân sách trung ương: Trên 2 tỷ đồng;
Ngân sách địa phương: Trên 6 tỷ đồng;
Nguồn vận động xã hội và các tổ chức Phi Chính phủ: Trên 43 tỷ đồng.
3. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em giai đoạn 2001 - 2010
UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện Quyết định số 134/1999/QĐ-TTg ngày 31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” giai đoạn 1999 - 2002 của tỉnh Đồng Nai. Qua đó, hơn 5.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn thương đã được Nhà nước và xã hội dành ưu tiên bảo vệ, chăm sóc ổn định cuộc sống. Từ năm 2001 đến nay ngân sách tỉnh đã góp phần trợ cấp thường xuyên cho trên 10.922 lượt em mồ côi, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học với số tiền trên 09 tỷ đồng, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 13.099 em.
Hầu hết các em có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo đều được hưởng chính sách miễn giảm học phí; trên 4.000 lượt em học sinh thuộc diện mồ côi, khuyết tật, dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, trợ giúp sách giáo khoa và gần 10 ngàn lượt em được trợ cấp học bổng trị giá hơn 4,5 tỷ đồng.
- Đã vận động xây tặng gần 100 căn nhà tình thương cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trị giá hơn 700 triệu đồng; hỗ trợ cho 20 em vay vốn học nghề; hỗ trợ vốn cho gia đình phát triển kinh tế với kinh phí khoảng 60 triệu đồng.
- Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương, tỉnh đã vận động quyên góp được số tiền trên 43 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim cho 469 em; phẫu thuật hở hàm ếch cho 674 em; đục thủy tinh thể cho 1.153 em; phẫu thuật chi, niệu, sẹo bỏng cho trên 1.000 em; trợ cấp học bổng 5.949 lượt em và các hỗ trợ đột xuất khác.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tư vấn cộng đồng 1.344 buổi; qua thư, điện thoại, tư vấn trực tiếp trên 10.647 lượt; phát trên Đài PT-TH, báo, bản tin “Trẻ em như búp trên cành” mỗi quý phát hành 1 lần.
- Từ năm 2004 đến nay có trên 3.000 trẻ em tham gia Diễn đàn trẻ em.
- 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước chăm sóc, nuôi dưỡng; trẻ em khuyết tật được chăm sóc phục hồi chức năng tại các Trung tâm BTXH trong và ngoài công lập hoặc tại các gia đình chăm sóc thay thế, trẻ đến tuổi đi học đều được tạo điều kiện đi học chữ, học nghề và tạo việc làm khi đủ tuổi.
- Trẻ em vi phạm pháp luật: Từ năm 2001 đến nay có 4.409 đối tượng gây ra 3307 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến trẻ em đã điều tra làm rõ 3.307 vụ, xử lý 4.384 đối tượng.
- Trẻ em lang thang: Từ năm 2003 đến nay, tiếp nhận trong tỉnh và ngoài tỉnh 834 hộ 1.921 lượt người. Ban chỉ đạo Đề án đã phối hợp tổ chức hồi gia cho số đối tượng trên.
- Trẻ em bị xâm hại tình dục: Qua báo cáo của Công an tỉnh từ năm 2001 đến tháng 6/2010 đã phát hiện có 367 trẻ em bị xâm hại tình dục. Sở LĐTBXH đã trợ giúp cho 100% số trẻ em bị xâm hại tình dục với số tiền trên 80 triệu đồng để các em khám chữa bệnh, trong đó có 21 em mang thai được Sở LĐTBXH phối hợp với Tổ chức Holt trợ giúp trong chương trình bà mẹ độc thân với số tiền 53.490.000đ.
Sở LĐTBXH cấp trên 12.000 tờ rơi cho các huyện để tuyên truyền vận động trong nhân dân nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục.
4. Những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em
- Đội ngũ những người làm công tác BVCSTE chưa ổn định;
- Năng lực của đội ngũ những người làm công tác BVCSTE còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm;
- Công tác thông tin tuyên truyền chưa sâu rộng đến từng người dân.
5. Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em
- Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác BVCSTE không ổn định là do giải thể, sát nhập, luân chuyển và thay đổi cán bộ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác BVCSTE nhất là ở cơ sở.
- Đội ngũ cán bộ, CTV làm công tác BVCSTE chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn về BVCSTE, nhiều cán bộ còn kiêm nhiều công việc.
- Mạng lưới truyền thông chưa đồng bộ đến tận vùng sâu, vùng xa, còn thiếu tài liệu cung cấp cho xã, phường và gia đình; công tác BVCSTE ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
- Quan điểm “ưu tiên” cho Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và “toàn xã hội BVCSTE” cần được quán triệt một cách sâu sắc từ trong Đảng, chính quyền đến quần chúng nhân dân.
- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước hết phải từ gia đình. Cộng đồng xã hội có vai trò như tác nhân cổ vũ động viên tạo nên môi trường tốt cho trẻ em.
- Phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống cộng đồng là yếu tố quan trọng nhằm hạn chế tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em phải bỏ học, trẻ em vi phạm pháp luật…
- Sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương sẽ tạo nên kết quả tốt trong công tác BVCS&GDTE.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo có nội dung liên quan đến gia đình và trẻ em.
- Cán bộ làm công tác BVCSTE cần có trình độ, năng lực, đạo đức, thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật thông tin và đội ngũ này cần có sự ổn định.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Mục tiêu tổng quát: Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.
- Ít nhất 02 huyện (thị xã) xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Trong đó, dự tính đến năm 2013 có 02 đơn vị hoàn thành tương đối hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em.
- Cuối năm 2012, đạt trên 30% và năm 2015 ít nhất 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và tổn thương được phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ.
- Đến năm 2015, bảo đảm 100% trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và bị tổn thương được can thiệp, trợ giúp, phục hồi và hòa nhập cộng đồng.
- Cuối năm 2015, giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em, trong đó giảm ít nhất 30% trẻ em bị bạo lực và bị xâm hại tình dục.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
Tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
Chương trình được thực hiện trong toàn tỉnh, ưu tiên xã (phường, thị trấn) có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015.
III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội (Dự án 1)
a) Mục tiêu: 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, các cơ quan Nhà nước và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.
b) Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, có ưu tiên các huyện nghèo. Tập trung vào các xã triển khai mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và các xã thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
c) Các hoạt động:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, in ấn các sản phẩm truyền thông) tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em (truyền thanh, nói chuyện chuyên đề, Băng rôn, pano, khẩu hiệu);
- Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tháng hành động Vì trẻ em nhằm tạo mối quan tâm của toàn xã hội đối với hoạt động BVCSTE; thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em.
d) Kinh phí dự án 1: (Kèm theo Phụ lục 1).
e) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH, Báo Đồng Nai và UBND các huyện (thị xã, thành phố).
2. Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Dự án 2)
a) Mục tiêu: 100% cán bộ làm công tác BVCSTE từ cấp tỉnh đến cấp huyện được nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động về BVCSTE. Trên 70% cán bộ làm công tác BVCSTE ở cấp xã/phường/thị trấn và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE ở khu phố, ấp, cụm dân cư được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em.
b) Các hoạt động:
- Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE ở các cấp;
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác BVCSTE và đội ngũ cộng tác viên (cấp tỉnh khoảng 30 người, cấp huyện khoảng 33 người, cấp xã khoảng 513 người (mỗi xã 3 người)).
+ Bồi dưỡng về kỹ năng khảo sát, đánh giá; kỹ năng tổng hợp báo cáo;
+ Tổ chức các khóa tập huấn cán bộ về tin học, sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để có đủ năng lực thu thập thông tin, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
c) Kinh phí dự án 2: (Kèm theo Phụ lục 1).
d) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì và phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện (thị xã, thành phố).
3. Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Dự án 3)
a) Mục tiêu: 02 huyện xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh; Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện (Nhơn Trạch, Trảng Bom); Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học, Mạng lưới cộng tác viên, tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở khu phố, ấp, cụm dân cư.
b) Phạm vi: Lựa chọn 02 đơn vị (huyện Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch) và tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc 02 đơn vị nêu trên.
c) Các hoạt động:
- Cấp tỉnh: Tăng cường hoạt động của Trung tâm công tác xã hội trực thuộc Chi cục BTXH-BVCSTE tỉnh.
- Cấp huyện: Thành lập Văn phòng tư vấn cấp huyện.
- Cấp xã: Thành lập điểm công tác xã hội cấp xã (ở cộng đồng, trường học, bệnh viện); Mạng lưới cộng tác viên khu phố, ấp;
- Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ;
- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (vãng gia, tư vấn, tham vấn, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB)), trẻ em bị tổn thương và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em với các cơ quan tổ chức, có liên quan; trợ giúp các em tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em;
- Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để thành lập Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện (Nhơn Trạch, Trảng Bom); Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học, Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở khu phố, ấp, cụm dân cư;
- Trợ giúp các em tìm gia đình chăm sóc thay thế, tiếp cận với giáo dục, y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng khi có nhu cầu; trợ giúp các em và gia đình các em cũng như cộng đồng loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ dẫn đến sự ngược đãi, xâm hại, bóc lột, bạo lực, sao nhãng và trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;
- Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, về kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của chính trẻ em.
d) Kinh phí dự án 3: (Kèm theo Phụ lục 1).
e) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Công an tỉnh và UBND huyện Trảng Bom, huyện Nhơn Trạch.
4. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng (Dự án 4)
a) Mục tiêu : 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 100% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không cha mẹ được chăm sóc; giảm hàng năm 10% số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; đến năm 2015 giải quyết triệt để tình trạng trẻ em lang thang (năm 2010 có 30 trẻ em lang thang); giảm tỷ lệ trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 7,6% năm 2010 xuống còn 4% năm 2015; giảm tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật từ 0,5% năm 2010 xuống còn 0,3% năm 2015.
b) Phạm vi: Thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh (từng mô hình sẽ lựa chọn số địa bàn phù hợp).
c) Các mô hình hoạt động:
* Mô hình thứ nhất: Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
- Phạm vi hoạt động: Chọn 2 huyện, mỗi huyện 2 xã; huyện Long Thành gồm 2 xã: Cẩm Đường, thị trấn Long Thành; huyện Thống Nhất gồm 2 xã: Xuân Thạnh, Bàu Hàm 2; tổng cộng 4 xã.
- Các hoạt động của mô hình:
+ Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn về các kiến thức, kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật;
+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương;
+ Hỗ trợ trẻ em trong diện đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động;
+ Phối hợp và triển khai các hoạt động phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về vận động. Hỗ trợ trẻ em khuyết tật (TEKT) phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng;
+ Phối hợp cùng ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc chăm sóc, hỗ trợ học tập cho TEKT tại các lớp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt;
+ Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi (TEMC), TEKT (nhận con nuôi, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu);
+ Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ em mồ côi, khuyết tật về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em;
+ Tổ chức tập huấn cho cha hoặc mẹ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế những kiến thức cần thiết trước khi nhận nuôi trẻ em mồ côi, khuyết tật;
+ Phối hợp Nhà thiếu nhi/TT Văn hóa, các TT nuôi dưỡng TEKT (của tỉnh) và các tổ chức Đoàn, Đội của 2 huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng;
+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm;
+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của từng huyện, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.
- Kinh phí mô hình 1: (Kèm theo Phụ lục 1).
* Mô hình thứ hai: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.
- Phạm vi hoạt động: Chọn 2 huyện, mỗi huyện 2 xã; huyện Định Quán gồm 2 xã: Phú Cường, Phú Ngọc; huyện Vĩnh Cửu gồm 2 xã: Mã Đà, Phú Lý; ; tổng cộng 4 xã.
- Các hoạt động của mô hình:
+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình và các bạn khỏi bị ngược đãi, xâm hại và bóc lột, kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm và nhóm có nguy cơ cao;
+ Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia hoặc loại bỏ các yếu tố dẫn đến trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp trẻ em hồi gia, trợ giúp tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trợ giúp tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết;
+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề (phối hợp với các TT dạy nghề trong tỉnh) và trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em thuộc mô hình 2;
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động;
+ Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em lang thang, lao động trẻ em;
+ Tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình, người chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm về kiến thức, kỹ năng, tay nghề, ổn định sinh kế, tăng thu nhập với điều kiện cam kết không để trẻ em đi lang thang, lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tạo điều kiện cho các em đến trường;
+ Phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội LHPN, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân linh hoạt dựa vào thực tế trong việc hỗ trợ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh;
+ Phối hợp với ngành Công an quản lý nhóm trẻ em lang thang, lao động trẻ em ở địa bàn nơi trẻ em đến, giảm tối đa tình trạng ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em;
+ Phối hợp TT Văn hóa thông tin và các tổ chức Đoàn, Đội của 2 huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng;
+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho các huyện;
+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của tỉnh, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.
- Kinh phí mô hình 2: (Kèm theo Phụ lục 1).
* Mô hình thứ ba: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng.
- Phạm vi hoạt động: Chọn 2 huyện, mỗi huyện 2 xã; huyện Cẩm Mỹ gồm 2 xã: Xuân Mỹ, Xuân Quế; huyện Tân Phú gồm 2 xã: Phú Thanh, Phú Xuân; tổng cộng 4 xã.
- Các hoạt động của mô hình:
+ Phối hợp với Công an tỉnh và Sở Y tế tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; trợ giúp các em trong quá trình trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ;
+ Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực;
+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho trẻ em và hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình, giúp các em tiêu thụ sản phẩm để có sinh kế ổn định;
+ Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động, giúp các em có việc làm và thu nhập ổn định;
+ Tổ chức các hoạt động phục hồi sức khoẻ, phục hồi tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục và kết nối với các dịch vụ bảo vệ trẻ em khi cần thiết;
+ Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ em trong mô hình 3 về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em;
+ Trợ giúp gia đình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em thông qua các hoạt động tập huấn hoặc hội họp tại địa phương; trợ giúp các gia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp phải tách trẻ em bị xâm hại tình dục (TEBXHTD) khỏi gia đình cha mẹ đẻ;
+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình 3 cho các huyện khác;
+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Kinh phí mô hình 3: (Kèm theo Phụ lục 1).
* Mô hình thứ tư: Mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng (Ngành Công an phối hợp thực hiện)
- Phạm vi hoạt động: Chọn 3 đơn vị, mỗi đơn vị 2 xã; huyện Xuân Lộc gồm 2 xã: Xuân Hưng, thị trấn Gia Ray; thị xã Long Khánh gồm 2 xã: Xuân Tân, Bình Lộc; thành phố Biên Hòa gồm 2 phường: Trảng Dài, Long Bình; tổng cộng 6 xã.
- Các hoạt động của mô hình
+ Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bao gồm cả người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật; trợ giúp các em trong quá trình trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ;
+ Xây dựng các câu lạc bộ trợ giúp NCTN vi phạm pháp luật, các điểm trợ giúp NCTN vi phạm pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên đã được đào tạo, nhiệt tình làm nòng cốt cho việc trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật ở 2 huyện và thành phố, thông qua đó giáo dục, vận động các em tái hòa nhập cộng đồng;
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho NCTN vi phạm pháp luật;
+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho NCTN vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung và được giáo dục tại cộng đồng;
+ Hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình các em, giúp các em tiêu thụ sản phẩm để các em có sinh kế ổn định;
+ Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động, giúp các em có việc làm và thu nhập ổn định;
+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, Long Khánh và thành phố Biên Hòa, 6 xã làm thí điểm; bao gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền, Công an, Tư pháp, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ; Cha mẹ, người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ; Thầy cô giáo; Các tình nguyện viên, cộng tác viên; Trẻ em đã có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình 4;
+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Kinh phí mô hình 4: (Kèm theo Phụ lục 1).
d) Kinh phí dự án 4: (Kèm theo Phụ lục 1).
e) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì và phối hợp với Công An tỉnh, UBND huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2015
Kinh phí dự tính của Chương trình : 14.000 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 4.667 triệu đồng; Ngân sách địa phương và vận động : 9.333 triệu đồng
Bảng 1: Kinh phí dự tính của chương trình phân theo dự án và nguồn (Kèm theo Phụ lục 1 - Bảng kinh phí chia theo nguồn) ĐVT: Triệu đồng
STT | Dự án | Tổng KP | NSTW | NSĐP và vận động |
1 | Dự án 1 | 1.800 | 600 | 1.200 |
2 | Dự án 2 | 2.000 | 667 | 1.333 |
3 | Dự án 3 | 3.300 | 1,100 | 2.200 |
4 | Dự án 4 | 6.900 | 2.300 | 4.600 |
| Mô hình 1 | 2.470 | 823 | 1.647 |
| Mô hình 2 | 1.160 | 387 | 773 |
| Mô hình 3 | 1.780 | 593 | 1.187 |
| Mô hình 4 | 1.490 | 497 | 993 |
TỔNG CỘNG: | 14.000 | 4.667 | 9.333 |
Bảng 2: Nhu cầu kinh phí của chương trình phân theo năm và nguồn
(Kèm theo Phụ lục 2 - Bảng kinh phí chi tiết chia theo năm) ĐVT: Triệu đồng
| Tổng KP | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
Dự án 1 | 1.800 | 257 | 514 | 514 | 514 |
Dự án 2 | 2.000 | 286 | 571 | 571 | 571 |
Dự án 3 | 3.300 | 471 | 943 | 943 | 943 |
Dự án 4 | 6.900 | 986 | 1.971 | 1.971 | 1.971 |
Mô hình 1 | 2.470 | 353 | 706 | 706 | 706 |
Mô hình 2 | 1.160 | 166 | 331 | 331 | 331 |
Mô hình 3 | 1.780 | 254 | 509 | 509 | 509 |
Mô hình 4 | 1.490 | 213 | 426 | 426 | 426 |
TỔNG | 14.000 | 2.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 |
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác BVCSTE.
a) Ban hành các Chỉ thị, chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa mục tiêu BVCSTE vào kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm và từng thời kỳ.
b) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ BVCSTE hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành, của các cấp ủy Đảng và chính quyền.
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác BVCSTE.
a) Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và quốc tế cho việc thực hiện chương trình
- Đề nghị trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình trong vòng 5 năm và hàng năm (Kèm theo bảng kinh phí);
- Ngân sách của tỉnh hàng năm bố trí kinh phí cho việc thực hiện chương trình ;
- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động BVCSTE hoặc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em để bảo đảm các hoạt động hiệu quả.
b) Sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
a) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo thường xuyên theo định kỳ về công tác bảo vệ trẻ em theo bộ chỉ tiêu về BVCSTE phù hợp; xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về BVCSTE.
b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về các trường hợp xâm hại trẻ em; về thực hiện các dịch vụ bảo vệ trẻ em do Nhà nước và cộng đồng cung cấp.
c) Tăng cường công tác thanh tra về hoạt động BVCSTE; tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra, thanh tra về hoạt động BVCSTE từ tỉnh đến địa phương.
d) Thành lập Ban điều hành Chương trình bảo vệ trẻ em cấp tỉnh.
1. Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với các Ban ngành, Hội, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện (thị xã, thành phố) xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về công tác bảo vệ trẻ em cho phù hợp với Chương trình này và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành; nghiên cứu hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE ở cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; tham mưu UBND tỉnh hàng năm tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình vào cuối năm 2015.
2. Sở Tư pháp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục pháp luật thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác nuôi con nuôi; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.
3. Công an tỉnh lồng ghép triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em với những chương trình phòng, chống tội phạm của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về BVCSTE cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình.
6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan hướng dẫn các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện (thị xã, thành phố) lập kế hoạch hàng năm về biên chế công chức làm công tác BVCSTE; giao biên chế công chức làm công tác BVCSTE sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn các địa phương bố trí người làm công tác BVCSTE ở xã (phường, thị trấn).
7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVCSTE; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi sản xuất, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các khóa tập huấn về tin học, sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để cán bộ làm công tác BVCSTE có đủ năng lực thu thập thông tin, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu về BVCS&GDTE.
8. Sở Y tế chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; thực hiện thí điểm một số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA - là hình thức đầu tư nước ngoài) cho các chương trình, dự án về BVCSTE; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về BVCS&GDTE vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; hướng dẫn việc đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về BVCSTE vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
10. Sở Tài chính phối hợp với các ngành, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương bố trí dự toán kinh phí thực hiện Chương trình theo Luật Ngân sách nhà nước; Chủ trì, hướng dẫn, thanh kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình;
11. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Nai và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về BVCS&GDTE.
12. Ủy ban nhân dân các huyện (thị xã, thành phố) tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm về BVCSTE phù hợp với Chương trình này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ BVCSTE; tiếp tục xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định hiện hành.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCSHCM tỉnh và các tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về BVCSTE trong tổ chức mình; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVCS&GDTE./.
ĐVT: Triệu đồng
TT | Dự án | Tổng KP | NSTW | NSĐP và vận động | Chia ra | |
NS Tỉnh | NS vận động | |||||
Dự án 1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội (CB, CTV cả tỉnh) | 1,800 | 600 | 1,200 | 800 | 400 | |
1 | Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về BVTE (truyền thanh, nói chuyện chuyên đề, Băng rôn, pano, khẩu hiệu) | 570 | 190 | 380 | 253 | 127 |
| - Truyền thanh: Hỗ trợ biên tập và phát thanh | 90 | 30 | 60 | 40 | 20 |
| - Nói chuyện chuyên đề: Hỗ trợ viết chuyên đề, bồi dưỡng người Nói chuyện chuyên đề và nước uống cho đối tượng tham dự | 150 | 50 | 100 | 67 | 33 |
| - Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại 11 huyện (thị xã, thành phố) và nước uống cho đối tượng tham dự | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
| - Băng rôn, pano, khẩu hiệu | 130 | 43 | 87 | 58 | 29 |
2 | Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, in ấn các sản phẩm truyền thông) về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em. | 600 | 200 | 400 | 267 | 133 |
| - Xây dựng chương trình truyền thông | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Xây dựng, sản xuất nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông | 500 | 167 | 333 | 222 | 111 |
3 | Tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em (Theo Thông tư số 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH) | 130 | 43 | 87 | 58 | 29 |
| - Biên soạn đề thi và đáp án các cuộc thi tìm hiểu (gồm cả biểu điểm); quy chế cuộc thi vẽ tranh, viết bài: Mức tối đa 1.000.000 đồng/bộ đề thi và đáp án hoặc quy chế cuộc thi | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
| - Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả cuộc thi: Mức tối đa 300.000 đồng/người/ngày | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
| - Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức: Mức tối đa 200.000 đồng/người/ngày | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
| - Cơ cấu giải thưởng (tùy theo quy mô tổ chức cuộc thi): + Giải tập thể: 500.000đ đến 4.000.000đ/giải thưởng; + Giải cá nhân: 200.000đ đến 2.000.000đ/giải thưởng; | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
| - Xây dựng báo cáo kết quả cuộc thi: Mức chi tối đa đối với cấp TƯ: 1.000.000đ/báo cáo, cấp tỉnh: 700.000đ/báo cáo | 10 | 3 | 7 | 4 | 2 |
| - Các khoản chi khác phục vụ cuộc thi: Thuê hội trường, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, trang trí, bồi dưỡng cho MC, người phục vụ, văn phòng phẩm… | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
4 | Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tháng hành đồng Vì trẻ em nhằm tạo mối quan tâm của toàn xã hội đối với Chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em | 500 | 167 | 333 | 222 | 111 |
| - Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
| - Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành đồng Vì trẻ em; | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
| - Mỗi năm thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em; | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
Dự án 2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ (CB, CTV cả tỉnh) | 2,000 | 667 | 1,333 | 889 | 444 | |
1 | Đánh giá nhu cầu, nghiên cứu xây dựng chương trình tập huấn dài ngày cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE ở cấp cơ sở | 34 | 11 | 23 | 15 | 8 |
| - Nghiên cứu, xây dựng chương trình tập huấn, phiếu đánh giá trình độ và nhu cầu của cán bộ cộng tác viên cấp cơ sở; | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
| - Photo tài liệu, phiếu đánh giá và bồi dưỡng các cán bộ thu thập, tổng kết phiếu đánh giá | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
2 | Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác BVCSTE của tỉnh trong 2 ngày | 16 | 5 | 11 | 7 | 4 |
| - Tiền nước uống (30.000đ/người/ngày): 30 người x 2 ngày | 3 | 1 | 2 | 1 | 1 |
| - Tiền báo cáo viên: 2 người x 2 ngày x 1.000.000đ | 4 | 1 | 3 | 2 | 1 |
| - Tiền in ấn, photo tài liệu: 30 bộ x 25.000đ/bộ | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
| - Tiền thuê hội trường, trang trí hội trường (hoa, khẩu hiệu, băng rôn, âm thanh, ánh sáng) | 5 | 2 | 3 | 2 | 1 |
| - Văn phòng phẩm cho lớp tập huấn và học viên; bồi dưỡng người phục vụ, trợ giảng | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
3 | Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác BVCSTE của huyện 5 ngày (chi phí như tập huấn của tỉnh) | 80 | 27 | 53 | 36 | 18 |
4 | Tổ chức các khoá đào tạo cho đội ngũ cộng tác viên (mỗi xã, phường 3 người = 513, chia ra 17 lớp tập huấn, mỗi lớp trên 30 người): 48.000.000đ/1 khóa TH x 17 khóa TH | 850 | 283 | 567 | 378 | 189 |
| - Tiền ăn (100.000đ/người/ngày), nước uống (30.000đ/người/ngày): 30 người x 5 ngày x 130.000đ | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
| - Tiền báo cáo viên: 2 người x 5 ngày x 1.000.000đ | 10 | 3 | 7 | 4 | 2 |
| - Tiền in ấn, photo tài liệu: 30 bộ x 25.000đ/bộ | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 |
| - Tiền thuê hội trường, trang trí hội trường (hoa, khẩu hiệu, băng rôn, âm thanh, ánh sáng) | 10 | 3 | 7 | 4 | 2 |
| - Tiền văn phòng phẩm, học viên, người phục vụ, trợ giảng | 6 | 2 | 4 | 3 | 1 |
5 | Hỗ trợ cán bộ đi học các khóa tập huấn (nếu có) về sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để có đủ năng lực thu thập thông tin, quản lý, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu hiện có về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. | 300 | 100 | 200 | 133 | 67 |
6 | Hỗ trợ về trang thiết bị cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác BVCSTE ở các cấp cơ sở | 500 | 167 | 333 | 222 | 111 |
7 | In ấn tài liệu, các loại sách liên quan đến BVCSTE cho các cán bộ, cộng tác viên | 220 | 73 | 147 | 98 | 49 |
Dự án 3. Xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Trảng Bom, Nhơn Trạch) | 3,300 | 1,100 | 2,200 | 1,467 | 733 | |
1 | Tổ chức các hoạt động đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ (lồng ghép với Dự án 2) | Lồng ghép | Lồng ghép | Lồng ghép | Lồng ghép | Lồng ghép |
2 | Kinh phí chung cho 1 điểm tư vấn, điểm công tác xã hội cấp huyện, xã dựa vào cộng đồng: | 3,300 | 1,100 | 2,200 | 1467 | 733 |
| - Hỗ trợ trang thiết bị thành lập Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện tại Trảng Bom, Nhơn Trạch: 2 điểm cấp huyện và mỗi huyện 5 điểm tư vấn/điểm công tác xã hội tại các cụm xã/phường. Các thiết bị được hỗ trợ: Bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, quạt, điện thoại, văn phòng phẩm, vật dụng khác:10 triệu/điểm x 12 điểm | 120 | 40 | 80 | 53 | 27 |
| - Thù lao cho cán bộ, CTV tư vấn và trực ở 12 điểm tư vấn: 4 điểm năm 2012 (5.000.000đ/điểm/tháng x 4 điểm x 48 tháng) + 8 điểm còn lại (5.000.000đ/điểm/tháng x 8 điểm x 36 tháng) | 2,400 | 800 | 1,600 | 1067 | 533 |
| - Chi phí hành chính, sinh hoạt phí hoạt động hàng tháng (điện, điện thoại, văn phòng phẩm…) ở 12 điểm TV: (4 điểm x 1,5 triệu/điểm/tháng x 48 tháng) + (8 điểm x 1,5 triệu/điểm/tháng x 36 tháng) | 720 | 240 | 480 | 320 | 160 |
| - Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong những trường hợp đột xuất | 60 | 20 | 40 | 27 | 13 |
3 | Trợ giúp các em tìm gia đình chăm sóc thay thế, tiếp cận với giáo dục, y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng khi có nhu cầu (phối hợp với Chương trình Hold, các bệnh viện và Sở Y tế) | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
4 | Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, về kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của chính trẻ em… (lồng ghép với Dự án 1) | Lồng ghép | Lồng ghép | Lồng ghép | Lồng ghép | Lồng ghép |
Dự án 4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng | 6,900 | 2,300 | 4,600 | 3,067 | 1,533 | |
1 | Mô hình 1. Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng (Long Thành, Thống Nhất : 4 xã) | 2,470 | 823 | 1,647 | 1,098 | 549 |
1 | Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho cán bộ, trẻ em khuyết tật tại 2 huyện Long Thành và Thống Nhất (mỗi huyện chọn 3 xã): 2 lớp tập huấn/4 huyện (2 huyện 1 cụm): 2 lần x 15 triệu | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
2 | Tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề | 590 | 197 | 393 | 262 | 131 |
| - Lập hồ sơ và rà soát trẻ em khuyết tật, mồ côi, bị bỏ rơi. | 300 | 100 | 200 | 133 | 67 |
| - Tổ chức cán bộ kiểm tra, giám sát việc rà soát trẻ em ở ấp/khu phố, xã và huyện. | 20 |
|
|
|
|
| - Tổ chức 2 lớp hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ em khuyết tật (tổ chức 2 lớp nghề chủ yếu mà số đông các em theo, số còn lại có thể phối hợp với các Trung tâm dạy nghề) | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
| - Hỗ trợ về phương tiện và kỹ thuật cho các em theo học nghề | 70 | 23 | 47 | 31 | 16 |
3 | Hỗ trợ các trẻ em đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động (có thể hỗ trợ vốn để các em tự làm sau khi học nghề xong) | 300 | 100 | 200 | 133 | 67 |
4 | Phối hợp với các Trung tâm (TT) trong tỉnh triển khai và hỗ trợ các hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật | 150 | 50 | 100 | 67 | 33 |
| - Triển khai các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về vận động - hỗ trợ thêm các hoạt động tại các TT trong tỉnh (TT Mồ côi khuyết tật, TT Cô nhi…) | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Hỗ trợ trẻ em khuyết tật (TEKT) phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng - Hỗ trợ hậu phẫu, chủ yếu là phối hợp | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
5 | Phối hợp cùng ngành giáo dục trong việc chăm sóc, hỗ trợ học tập cho trẻ em khuyết tật tại các lớp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt; | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
6 | Phối hợp với Dự án Hold xây dựng, triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế TEMC, TEKT: Chi phí đầu 400.000đ/em + tiền công 600.000đ/em/tháng + tiền ăn 1 triệu đ/em/tháng x 48 tháng | 1,000 | 333 | 667 | 444 | 222 |
| - Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi, TEMC: 4 điểm/4huyện x 2.000.000đ/trẻ x 48 tháng | 400 | 133 | 267 | 178 | 89 |
| - Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế TEKT: 4 điểm/4huyện x 2.000.000đ/trẻ x 48 tháng | 400 | 133 | 267 | 178 | 89 |
| - Các hoạt động khác: Quà các ngày Lễ, tết, trung thu… | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
7 | Tổ chức hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn và trợ giúp khác | 150 | 50 | 100 | 67 | 33 |
| - Hoạt động vãng gia, mỗi năm vãng gia 10 - 15 đối tượng | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Hoạt động tư vấn và tham vấn: tổ chức mỗi huyện 2 ngày x 4 huyện x 10 triệu/ngày (ngoài ra còn có các hình thức tư vấn khác như: qua thư, điện thoại, trực tiếp…) | 80 | 27 | 53 | 36 | 18 |
| - Các hoạt động trợ giúp khác | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
8 | Tổ chức tập huấn cho người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế những kiến thức cần thiết trước khi nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật. Tổ chức mỗi nhóm đối tượng 1 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cả 4 huyện : 3 nhóm trẻ x 15 triệu/ lớp | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
9 | Phối hợp Nhà thiếu nhi/TT Văn hóa thông tin , các TT nuôi dưỡng TEKT (của tỉnh) và các tổ chức Đoàn, Đội của 4 huyện (thành phố) tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng | 120 | 40 | 80 | 53 | 27 |
10 | Tổ chức hoạt động nghiên cứu, tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm. | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
| - Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 4 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
11 | Tổ chức hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| Mô hình 2. Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng (Định Quán, Vĩnh Cửu: 4 xã) phối hợp với Dự án ILO | 1,160 | 387 | 773 | 516 | 258 |
1 | Tổ chức các lớp tập huấn về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng và các kỹ năng cần thiết. Tổ chức 2 lớp tập huấn/2 huyện: 2 lớp x 15.000.000đ/lớp | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
2 | Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia hoặc loại bỏ các yếu tố dẫn đến trẻ em phải lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm | 110 | 37 | 73 | 49 | 24 |
| - Hoạt động vãng gia, mỗi năm vãng gia 10 - 15 đối tượng | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Hoạt động tư vấn và tham vấn: Tổ chức mỗi huyện 2 ngày x 2 huyện x 10 triệu/ngày (ngoài ra còn có các hình thức tư vấn khác như: Qua thư, điện thoại, trực tiếp…) | 40 | 13 | 27 | 18 | 9 |
| - Các hoạt động trợ giúp khác | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
3 | Trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trợ giúp trẻ em hồi gia và tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết | 120 | 40 | 80 | 53 | 27 |
| - Trợ giúp đột xuất cho trẻ trong các trường hợp khó khăn về trẻ em lang thang, trẻ em lao động. | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Trợ giúp trẻ đến trường (nếu chưa được đi học), trợ giúp trẻ tiếp tục đến trường nếu đã bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Trợ giúp trẻ em lang thang hồi gia và tiếp cận với dịch vụ y tế | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
4 | Tổ chức các lớp hướng nghiệp và phối hợp với các cơ sở, TT dạy nghề trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động. | 440 | 147 | 293 | 196 | 98 |
| - Lập hồ sơ và rà soát danh sách trẻ em lang thang, trẻ em lao động trên địa bàn 2 huyện, đồng thời tổ chức cán bộ đi kiểm tra giám sát tại ấp, xã, huyện. | 300 | 100 | 200 | 133 | 67 |
| - Tổ chức 4 lớp hướng nghiệp cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động ở 4 xã của 2 huyện: 4 lần x 10 triệu/ lần | 40 | 13 | 27 | 18 | 9 |
| - Hỗ trợ phương tiện và trang thiết bị cho các em theo học nghề hoặc các thiết bị giáo dục khác cho những em theo học văn hóa | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
5 | Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em lang thang, lao động trẻ em | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Phối hợp và triển khai các hoạt động phục hồi chức năng (nếu cần thiết), tâm lý tại các trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm tư vấn và dựa vào cộng đồng cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động - Hỗ trợ thêm các hoạt động tại các TT trong tỉnh | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em lao động tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe khi cần thiết (phối hợp với sở Y tế và các dịch vụ Y tế, bệnh viện) | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
6 | Tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình, người chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em lao động về kiến thức, kỹ năng, tay nghề, ổn định sinh kế, tăng thu nhập với điều kiện cam kết | 120 | 40 | 80 | 53 | 27 |
| - Tổ chức 4 lớp về triển khai các mô hình và kiến thức, kỹ năng, tay ngề cho gia đình, người chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em lao động phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế của địa phương và nguồn lực của từng gia đình: 2 lớp x 10 triệu/lớp | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
| - Trợ giúp vốn và trang thiết bị cho gia đình có trẻ em lang thang, trẻ em lao động để sản xuất, làm ăn thuộc 4 xã của 2 huyện | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
7 | Phối hợp TT Văn hóa thông tin và các tổ chức Đoàn, Đội của 2 huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
8 | Phối hợp giữa Sở LĐTB&XH, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các tổ khác trong việc hỗ trợ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
9 | Phối hợp với ngành công an quản lý nhóm trẻ em lang thang, trẻ em lao động ở địa bàn nơi trẻ em đến | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
10 | Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, toạ đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho các huyện. | 130 | 43 | 87 | 58 | 29 |
| - Tổ chức các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các huyện với nhau; tham quan học hỏi ở tỉnh khác | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
11 | Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương | 60 | 20 | 40 | 27 | 13 |
| Mô hình 3. Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng (Cẩm Mỹ, Tân Phú: 4 xã) | 1,780 | 593 | 1,187 | 791 | 396 |
1 | Tổ chức hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho TE bị bạo lực, bị xâm hại tình dục và trợ giúp khác | 580 | 193 | 387 | 258 | 129 |
| - Lập danh sách, hồ sơ rà soát 2 nhóm trẻ em | 330 | 110 | 220 | 147 | 73 |
| - Phối hợp với các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh, Sở Y tế can thiệp và trợ giúp kịp thời để phục hồi sức khỏe cho trẻ | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
| - Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn nhỏ lẻ: Qua điện thoại, trực tiếp, qua thư để phục hồi tâm lý cho trẻ | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Hỗ trợ các em trong quá trình trị liệu, phục hồi và sau phục hồi | 150 | 50 | 100 | 67 | 33 |
2 | Tổ chức các câu lạc bộ dành cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục sinh hoạt, vui chơi, giúp các em hòa nhập cộng đồng | 350 | 117 | 233 | 156 | 78 |
| - Phối hợp với Trung tâm Văn hóa (TTVH) và tổ chức Đoàn, Đội của huyện Định Quán tổ chức câu lạc bộ cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục sinh hoạt thường xuyên | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Phối hợp với TT VH và các tổ chức Đoàn, Đội huyện Tân Phú tổ chức câu lạc bộ cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục sinh hoạt | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Mỗi năm 2 lần tổ chức các phong trào, hoạt động để các trẻ 2 huyện Định Quán và Tân Phú giao lưu. | 150 | 50 | 100 | 67 | 33 |
3 | Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực (2 lớp/2 huyện x 15 triệu) | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
4 | Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề và hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình | 400 | 133 | 267 | 178 | 89 |
| - Tổ chức 2 lớp hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ em bị xâm hại tình dục và bị bạo lực (tổ chức 2 lớp nghề chủ yếu mà số đông các em theo, số còn lại có thể p/h với các TT dạy nghề) | 120 | 40 | 80 | 53 | 27 |
| - Hỗ trợ về phương tiện và trang thiết bị cho các em theo học nghề hoặc các thiết bị giáo dục cho những em theo học văn hóa | 120 | 40 | 80 | 53 | 27 |
| - Hỗ trợ vốn cho gia đình các em trong diện đang gặp khó khăn | 160 | 53 | 107 | 71 | 36 |
5 | Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn | 80 | 27 | 53 | 36 | 18 |
| - Hoạt động vãng gia, mỗi năm vãng gia 10 - 15 đối tượng | 50 |
|
|
|
|
| - Hoạt động tư vấn và tham vấn: Tổ chức mỗi huyện 1 lớp tập huấn x 2 huyện x 15 triệu/ngày (ngoài ra còn có các hình thức tư vấn khác như: Qua thư, điện thoại, trực tiếp…) | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
6 | Trợ giúp gia đình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em thông hoạt động tập huấn, hội họp tại địa phương | 110 | 37 | 73 | 49 | 24 |
| - Tổ chức mỗi xã 1 ngày tập huấn cho phụ huynh các em: 4 ngày/4 xã x 15 triệu/ngày | 60 | 20 | 40 | 27 | 13 |
| - Lồng ghép với các hoạt của Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội khuyến học của xã, huyện để sinh hoạt định kỳ | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
7 | Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho huyện và xã | 130 | 43 | 87 | 58 | 29 |
| - Tổ chức các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các huyện với nhau; tham quan học hỏi ở tỉnh khác | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
8 | Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| Mô hình 4. Mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng (Xuân Lộc, Long Khánh, Biên Hòa: 6 xã), phối hợp với Dự án PLAN | 1,490 | 497 | 993 | 662 | 331 |
1 | Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bao gồm cả người chưa thành niên vi phạm pháp luật | 400 | 133 | 267 | 178 | 89 |
| - Lập danh sách, hồ sơ rà soát nhóm trẻ em vi phạm pháp luật | 300 | 100 | 200 | 133 | 67 |
| - Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và Tổ chức PLAN can thiệp và trợ giúp kịp thời để phục hồi sức khỏe cho trẻ | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp | Phối hợp |
| - Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn nhỏ lẻ: Qua điện thoại, trực tiếp, qua thư… và trực tiếp tại trường Giáo dưỡng số 4 tại Long Thành để phục hồi tâm lý cho trẻ | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
| - Hỗ trợ các em trong quá trình trị liệu, phục hồi và sau phục hồi | 50 | 17 | 33 | 22 | 11 |
2 | Xây dựng các câu lạc bộ và các điểm trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật | 220 | 73 | 147 | 98 | 49 |
| - Phối hợp với trường Giáo dưỡng số 4 tổ chức 1 câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt, giao lưu thông qua đó giáo dục, vận động các em tái hòa nhập cộng đồng | 110 | 37 | 73 | 49 | 24 |
| - Phối hợp với Thành đoàn Biên Hòa và Nhà Thiếu nhi tỉnh xây dựng câu lạc bộ tại TP Biên Hòa sinh hoạt theo định kỳ để phục hồi tâm lý, ngăn ngừa các em vi phạm và tái vi phạm pháp luật | 110 | 37 | 73 | 49 | 24 |
3 | Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật. : 2 lớp/2 huyện x 15 triệu | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
4 | Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho NCTN vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
| - Tổ chức lớp 2 buổi hướng nghiệp để các em tự định hướng nghề nghiệp | 20 | 7 | 13 | 9 | 4 |
| - Hỗ trợ về phương tiện và trang thiết bị cho các em theo học nghề hoặc các thiết bị giáo dục khác cho những em học văn hóa | 200 | 67 | 133 | 89 | 44 |
5 | Hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho những em sau khi hoàn thành học nghề mà muốn tự làm như: Mở tiệm hớt tóc, mở tiệm may tại nhà, tiệm sửa chữa xe gắn máy… | 380 | 127 | 253 | 169 | 84 |
6 | Xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc địa bàn 2 huyện, 4 xã làm thí điểm bao gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền, Công an, Tư pháp, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ; Cha mẹ, người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ; Thầy cô giáo; Các tình nguyện viên, cộng tác viên; Trẻ em đã có hành vi vi phạm pháp luật về các kỹ năng tái hòa nhập và ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật (VPPL) và tái VPPL: 2 lớp x 15 triệu/lớp | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
7 | Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho các cấp | 130 | 43 | 87 | 58 | 29 |
| - Tổ chức các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các huyện với nhau; tham quan học hỏi ở tỉnh khác | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
| - Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại | 30 | 10 | 20 | 13 | 7 |
8 | Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương | 100 | 33 | 67 | 44 | 22 |
TỔNG CỘNG: | 14,000 | 4,667 | 9,333 | 6,222 | 3,111 |
KINH PHÍ CHI TIẾT PHÂN THEO TỪNG NĂM VÀ NGUỒN
(Kèm theo Quyết định số: 337 /QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
| Tổng Kinh phí | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
Dự án 1 | 1,800 | 257 | 514 | 514 | 514 |
ĐP | 1,200 | 171 | 343 | 343 | 343 |
TW | 600 | 86 | 171 | 171 | 171 |
Dự án 2 | 2,000 | 286 | 571 | 571 | 571 |
ĐP | 1,333 | 190 | 381 | 381 | 381 |
TW | 667 | 95 | 191 | 191 | 191 |
Dự án 3 | 3,300 | 471 | 943 | 943 | 943 |
ĐP | 2,200 | 314 | 629 | 629 | 629 |
TW | 1,100 | 157 | 314 | 314 | 314 |
Dự án 4 | 6,900 | 986 | 1,971 | 1,971 | 1,971 |
ĐP | 4,600 | 657 | 1,314 | 1,314 | 1,314 |
TW | 2,300 | 329 | 657 | 657 | 657 |
Mô hình 1 | 2,470 | 353 | 706 | 706 | 706 |
ĐP | 1,647 | 235 | 471 | 471 | 471 |
TW | 823 | 118 | 235 | 235 | 235 |
Mô hình 2 | 1,160 | 166 | 331 | 331 | 331 |
ĐP | 773 | 110 | 221 | 221 | 221 |
TW | 387 | 55 | 111 | 111 | 111 |
Mô hình 3 | 1,780 | 254 | 509 | 509 | 509 |
ĐP | 1,187 | 170 | 339 | 339 | 339 |
TW | 593 | 85 | 169 | 169 | 169 |
Mô hình 4 | 1,490 | 213 | 426 | 426 | 426 |
ĐP | 993 | 142 | 284 | 284 | 284 |
TW | 497 | 71 | 142 | 142 | 142 |
TỔNG | 14,000 | 2,000 | 4,000 | 4,000 | 4,000 |
- 1Quyết định 1032/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 2Quyết định 645/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 923/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Quyết định 842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5Quyết định 465/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình Bảo vệ trẻ em đến năm 2015 tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 tỉnh Điện Biên
- 1Quyết định 134/1999/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 5Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 637/LĐTBXH-BVCSTE về xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 267/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư liên tịch 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 1032/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 9Quyết định 645/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- 10Quyết định 923/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 11Quyết định 842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 12Quyết định 4299/QĐ-UBND năm 2007 kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 149/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 13Quyết định 465/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình Bảo vệ trẻ em đến năm 2015 tỉnh Quảng Ngãi
- 14Quyết định 528/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 tỉnh Điện Biên
Quyết định 337/QĐ-UBND năm 2012 về chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015
- Số hiệu: 337/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/02/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Thành Trí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra