Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 637/LĐTBXH-BVCSTE | Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành chức năng căn cứ vào mục tiêu, phạm vi và nội dung Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trên cơ sở tình hình trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em của địa phương, xây dựng Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch thực hiện năm 2011 trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt (xin gửi kèm theo đề cương Chương trình).
Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 và kế hoạch thực hiện năm 2011 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em) trước ngày 30/3/2011 để tổng hợp làm cơ sở cân đối ngân sách Trung ương hỗ trợ triển khai các mô hình bảo vệ trẻ em tại địa phương./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 9 tháng 3 năm 20110)
Phần một: TỔNG QUAN VỀ TRẺ EM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
I. Bối cảnh kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em của địa phương.
II. Tình hình trẻ em của địa phương
1. Tình hình trẻ em
2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
III. Thực trạng công tác bảo vệ trẻ em
1. Công tác chỉ đạo và điều hành
2. Tổ chức cán bộ và kinh phí
3. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em 2001 – 2010
4. Những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em
5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em
6. Bài học kinh nghiệm
Phần hai: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
I. Mục tiêu của Chương trình
1. Mục tiêu tổng quát
2. Các mục tiêu cụ thể: Xác định mức độ giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xác định % trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển; xác định % trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; xác định % quận, huyện xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
II. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện
III. Nội dung của Chương trình
IV. Kinh phí thực hiện chương trình: Xác định cụ thể các nguồn vốn, bao gồm: Ngân sách địa phương; ngân sách đề nghị Trung ương hỗ trợ; vốn viện trợ quốc tế; vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
V. Giải pháp thực hiện
VI. Tổ chức thực hiện Chương trình
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành chức năng chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện nội dung của Chương trình liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
Công văn 637/LĐTBXH-BVCSTE về xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 267/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 637/LĐTBXH-BVCSTE
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/03/2011
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Doãn Mậu Diệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra